Saturday, October 7, 2023

Căn cứ hỏa lực Mary Ann bị đánh đặc công.

Chuyển ngữ từ bài: Battle of FSB Mary Ann trên Wikipedia.                            


========

"Trận đánh tại căn cứ hỏa lực (CCHL) Mary Ann đã xảy ra khi đặc công VC đã tấn công một CCHL Mỹ tại tỉnh Quảng Tín vào sáng sớm ngày 28/3/1971

CCHL này đã được lập để ngăn chặn sự di chuyển người và võ khí của quân csbv và VC dọc theo Hành Lang K-7 và Đường Mòn Dak Rose (hai nhánh của đường mòn HCM chạy từ Lào tới bờ biển Nam VN). Lúc đầu nó chỉ là một căn cứ tạm bợ, dùng trong một thời gian ngắn rồi dẹp bỏ, nhưng cuối cùng đã trở thành một căn cứ cố định, bảo vệ bởi ít nhứt là một đại đội lục quân Mỹ. Căn cứ được đồn trú bởi 231 lính Mỹ lúc xảy ra trận tấn công.

CCHL này lúc đó được dự trù giao lại cho QLVNCH khi TĐ 1/46 Mỹ dời đến Đà Nẳng. 21 quân nhân của pháo đội B, thuộc pháo binh 22 dã chiến VNCH, với hai đại bác 105 ly, cũng đóng tại đây để yểm trợ các hành quân của VNCH ở phía nam của căn cứ.

BỐI CẢNH VÀ VIỆC XÂY DỰNG CĂN CỨ 

"Căn cứ hỏa lực này được lập vào ngày 19/2/1970 bởi một số thành phần của TĐ 1/46 thuộc lữ đoàn 196 bộ binh nhẹ (Light Infantry Brigade). Lúc đó, do ko có ý định dùng trong lâu dài, nên CCHL này đã bị TĐ này đóng cửa khoảng 2 tháng sau đó. Nay do nhu cầu hành quân (HQ), TĐ 1/46 đã mở lại CCHL ngày 27/6. Ghi chú của người dịch: Trong bài này, các từ như căn cứ, viết tắt là CC hay Mary Ann đều ám chỉ CCHL Mary Ann

Chạy theo hướng tây bắc đông nam, căn cứ (CC) này dài khoảng 500 m, nằm trên một đường đỉnh cao 200 mét, nối liền hai triền đồi (hillside). Ở nơi hẹp nhứt, CC chỉ rộng 75 m, ở hai đầu mút rộng 125 m. Một giao thông hào, sâu tới đầu gối ở một số chỗ và sâu tới thắt lưng ở các chỗ khác, cũng là chu vi phòng thủ của CC; trên đó có 22 bunker hay hầm trú ẩn. Cũng như bất cứ CCHL, phần lớn các hầm trú ẩn được làm từ các container, còn gọi là conex. Ngoài các hầm làm từ conex, CC còn có hơn 30 cấu trúc khác như lều tranh (thatched hut hay hooch), hầm trú ẩn làm từ bao cát hay những mái vòm bằng thép, xem hình). Đầu phía đông nam của CC có BCH của TĐ và BCH của đại đội, cả hai nằm kế một sân bay trực thăng nhỏ. Các phòng ăn tập thể của CC, một trung tâm truyền tin, trạm y tế của TĐ, hầm chứa đạn dược, kho tiếp liệu, và hai vị trí pháo binh cũng nằm ở đầu đông nam của CC. Đầu phía tây bắc của CC có một pháo đội thứ hai với hai khẩu 155 ly, một trung tâm điều khiển pháo binh và BCH của pháo đội. Yên ngựa giữa hai đầu của CC được dùng làm bãi đáp để trực thăng tiếp tế. Những con đường đất chia cắt hai đầu của CC, cũng chạy bên ngoài dây kẽm gai ở hai điểm: điểm ở tây nam chạy ngang sân bắn tới một dòng suối nơi dùng làm điểm nước và điểm ở tây bắc dẫn tới bãi rác. 

Bunker làm từ vòm thép

Bunker làm từ conex

Chẳng bao lâu sau khi mở cửa lại, CCHL Mary Ann đã bị thăm dò nhiều lần (có 4 lần được ghi nhận giữa tháng 7 và 8/1970) và một tác giả đã nhận định rằng CC này dễ bị quan sát từ các cao điểm quanh CC. Cuộc chạm súng lớn nhứt xảy ra trong khu vực này là trận đánh ngày 13/8, khi đại đội A của TĐ 1/46 đã đụng độ và tràn ngập "có thể là BCH của địch trong khu vực." Sau trận này, ko có hoạt động đáng kể của địch trong khu vực. Sự yên tỉnh này, kết hợp với chu kỳ thay quân ở mọi cấp trong các đv Mỹ (từ người lính trơn đến TĐ trưởng), đã khiến viên TĐ trưởng sắp mãn nhiệm kỳ đã gọi đó là tư duy "hết sức tự mãn". 

TÌNH HÌNH TRƯỚC CUỘC TẤN CÔNG.

Lúc xảy ra trận đánh, CCHL Mary Ann được trấn giữ bởi đại đội C của TĐ 1/46, quân số 75 người chỉ huy bởi đại úy Richard Knight. Ngoài ra còn có 18 người thuộc trung đội trinh sát của đại đội E có mặt ở CC để hành quân vào ngày kế; chưa kể 34 người lính như y tá, nhân viên truyền tin, v.v.. thuộc BCH và đại đội chỉ huy của TĐ 1/46. Thông thường, một TĐ có 3 hay 4 đại đội tác chiến, một đại đội chỉ huy và BCH TĐ -- người dịch. Trừ một đv pháo binh VNCH cũng ở trong CC, trong CC còn có lính thuộc các đại đội A, B, và D của TĐ 1/46, chờ ra đại đội hay về hậu cứ của TĐ (22 người); và một số lính pháo binh, bao gồm xạ thủ của một khẩu đội đại liên 12.7 ly 4 nòng thuộc pháo đội G, thuộc trung đoàn 55 pháo binh phòng không. Theo một nguồn tin, những máy radar mặt đất và kính nhìn đêm (StarLight) đã "được gửi về hậu cứ của TĐ để bảo trì". Tuy nhiên trong CC vẫn còn những đầu dò hay máy cảm biến (sensor) để phát hiện chuyển động "trong tầm từ 1.500 m đến 4.800 m từ chu vi phòng thủ". Sau khi CC được mở lại, trong giai đoạn đầu, các máy cảm biến đã ghi nhận chuyển động, nhưng sau đó đã ko ghi nhận bất cứ chuyển động.  

Đại đội C là đại đội duy nhứt khá đủ quân số tại CC này sẽ hành quân ở đông và nam của căn cứ gần một địa điểm có tên Bãi Đáp Mildred. Các đại đội A và B của TĐ 1/46 đã có mặt tại khu vực hành quân này, và một số đại bác hay súng cối trước đây ở CC đã được di chuyển đến Bãi Đáp Mildred để hỗ trợ các cuộc hành quân ở đó (bao gồm những súng cối 81 ly đi với hai đại đội này và khẩu cối 4.2-in hay 106.68 ly thuộc đại đội E). Trước cuộc tấn công, TĐ trưởng của 1/46, trung tá Doyle, đã chú ý nhiều hơn vào các cuộc hành quân gần Bãi Đáp Mildred. Nói rõ hơn, BCH của TĐ sẽ dự trù chuyển về đây ngày 28/3. Các dự tính này đã khiến ngừng lại mọi xây dựng mới ở CCHL Mary Ann, bao gồm việc dựng rào để khóa lại mọi con đường đi ra khỏi CC. 

Có nhiều chỉ dấu cho thấy việc cảnh giác ở Mary Ann ko được tốt như yêu cầu. Một thành viên của đại đội chỉ huy của 1/46 sau này kể lại "Tôi ko nghĩ đại úy Knight đã ý thức rằng an ninh lỏng lẻo (lax) như thế nào ... vì ông đã ko sốt sắng. Ông đã giao việc kiểm tra phòng tuyến cho các trung úy và trung sĩ của ông. Trong nhiều trường hợp, những người này cũng ko làm việc đó, và sai lầm này còn gia tăng khi đại đội C thiếu quân số nên ko đủ người có mặt tại các bunker trên phòng tuyến. Đây chưa phải là lỗi lầm duy nhứt. Các mìn chiếu sáng (tripflare) gắn trên hàng rào kẻm gai thả rối (concertina wire) bao quanh CC đã luôn luôn ko  được điều chỉnh lại hay thay thế, việc này thường xảy ra sau khi nó bị kích hoạt -- tạo ra bởi gió mạnh của cánh quạt trực thăng của CH-47 khi những chiếc này mang đồ tiếp tế hay đưa đi các cơ giới vì TĐ 1/46 sắp giao CC này cho QLVNCH. Thái độ chểnh mản này, cộng với khéo léo của các đặc công cs, đã dẫn đến hậu quả làm chết nhiều người của đại đội C. Dù ko "núp mình trong các bunker của họ", những lính phòng thủ đã ko chuẩn bị cho một tấn công của bộ binh. Sự thiếu chuẩn bị này đã ko được ghi nhận bởi đại tá William Hathaway, tư lịnh của lữ đoàn 196, khi ông thăm CC vào ngày 27/3, một ngày trước thảm họa này. Sau này ông đã nói rằng điều mà ông đã thấy ở Mary Ann ngày đó "là một cải tiến nhiều hơn so với lúc trước...lính tráng đều cảnh giác."

TRẬN ĐÁNH 

Trong những giờ trước bình minh của ngày 28/3 những người lính của TĐ 409 đặc công VC đã áp sát hàng rào kẽm gai của CC và vào vị trí để chuẩn bị tấn công. Người ta ko rõ con số chính xác của số đặc công tham dự, nhưng phần lớn các nguồn tin đồng ý rằng ít nhứt là 50 người. Theo thông lệ của những đv này, họ đã mặc quần cụt bằng vải kaki và bôi nhọ nồi (soot) lên mặt và mang theo AK-47 hay B-40 và túi chất nổ và lựu đạn để tấn công các bunker của lính Mỹ. Do tính chất của nhiệm vụ, họ ít khi mang vũ khí hay trang bị nặng. Ban tình báo của lữ đoàn 196 bộ binh đã biết về TĐ 409 này, nhưng trước giờ họ chỉ hoạt động chống lại các căn cứ VNCH tại bắc tỉnh Quảng Tín. Ban tình báo đã cho rằng hai TĐ 402 và 409 đặc công đang ở phía đông của CCHL Mary Ann, để chuẩn bị tấn công các mục tiêu VNCH trong vùng. Không ai đoán trước một tấn công vào CC này. Nói thêm: Theo một tác giả, các đặc công của TĐ 509 rất thành thạo trong công việc. Với AK-47 đeo sau lưng, lựu đạn ở thắt lưng và các túi chất nổ buộc ở ngực, họ ko mặc gì hết ngoài quần cụt và mặt bôi đen bằng nhọ nồi. Họ đã bò trong im lặng, chậm chạp và đều đều xuyên qua rừng, dùng đầu móng tay để thăm dò. Khi họ phát hiện lựu đạn chiếu sáng, họ dùng một đoạn (length) lạt tre, ngậm sẵn trong miệng, để cột chặt chốt (striker) của lựu đạn. Nếu họ cảm thấy dây dẫn đến mìn Claymore, họ dùng kéo cắt dây này. Họ cẩn thận chỉ cắt 2/3 của sợi dây xuyên qua các cuộn của kẽm gai thả rối, rồi dùng ngón tay để bẻ phần còn lại của sợi dây một cách yên lặng và ko làm rung cuộn dây kẻm gai thả rối -- người dịch.

Bọn đặc công đã tiến quân vào cạnh phía nam của CC vì thế đất ở đó ko dốc lắm. Cạnh phía đông bắc rất dốc và đổ xuống một con sông, ko thuận lợi cho một tấn công bằng đặc công. Họ đã di chuyển theo toán nhỏ từ 3 đến 6 người, mở được 4 lối đi xuyên hai lớp kẽm gai thả rối ngoài cùng của CC. Nói thêm: kẽm gai thả rối còn được gọi là kẽm gai concertina vì được sản xuất thành cuộn lớn và có thể kéo giãn ra như đờn concertina (phong cầm) -- người dịch. Họ đã tốn nhiều thì giờ hơn để đi qua lớp thứ ba, cách tuyến phòng thủ khoảng 20 m, rồi sau đó tản ra dọc theo cạnh tây nam của phòng tuyến. Theo nguyên tắc chiến đấu của đặc công, họ chỉ bắt đầu tấn công khi súng cối mở màn trận đánh. Viên cối đầu tiên rơi xuống lúc 0230 g.  

Kẽm gai thả rối

Kẽm gai kiểu cũ

Một khi xuyên qua hàng rào kẽm gai, đặc công chia nhau tới các mục tiêu quan trọng: pháo binh, hầm trú ẩn dùng làm trung tâm hành quân hay BTOC của TĐ, BCH của đại đội, và nhiều bunker nằm trên phòng tuyến hay chu vi phòng thủ. Trong trận đánh này, họ đã dùng lựu đạn cay mắt hay đạn cối  thông thường có trộn hóa chất cay mắt. 

Cuộc tấn công vào bunker (dùng làm trung tâm hành quân TĐ) đã rất dễ dàng do trung tá tiểu đoàn trưởng Doyle ko cắt cử người đứng gác trước các cửa (đây là một vi phạm vào chính sách của lữ đoàn). Đặc công đã dùng hơi cay và túi chất nổ để tấn công bunker này khoảng 0244 g vì lúc đó một hiệu thính viên ở đó đã báo với trung tâm điều khiển hỏa lực/FDC rằng CC bị pháo bằng cối và ghi vào sổ; và điều này đã làm gián đoạn hệ thống chỉ huy của CC. Cùng khoảng thời gian đó, người hiệu thính viên này đã yêu cầu đạn chiếu sáng từ các pháo đội gần đó, nhưng lại ko nói rõ rằng CC đang bị tấn công. Cửa phía nam của trung tâm hành quân đã bị cháy vào lúc đó, do một túi chất nổ đã làm cháy một thùng lựu đạn lân tinh để gần cửa này. (Điều này chứng tỏ trung tâm hành quân của TĐ có nhiều cửa để dễ dàng thoát hiểm -- người dịch). 

                              


Đặc công đã di chuyển khắp CC từ nam đến bắc, trong khi tấn công các bunker và vị trí súng với lựu đạn và túi chất nổ. Cuộc tấn công bằng bộ binh này kéo dài khoảng nửa giờ, theo một nguồn tin. Sau khi được xác nhận vào lúc 0250g, trung tá Doyle đã yêu cầu pháo binh bắn quanh CC, một máy bay thả hỏa châu, và các gunship. Ông cũng gọi trực thăng tải thương. Pháo binh ở các CCHL gần đó như Đồi Hawk, bãi đáp Mildred và Pleasantville đã nhanh chóng bắt đầu bắn đạn chiếu sáng và phản pháo, nhưng đã có "trì hoãn đáng kể" khi bắn yểm trợ dự phòng chung quanh CC. Vì một pháo đội đã ko thể bắn yểm trợ dự phòng chung quanh Mary Ann, do TĐ dự định di chuyển về bãi đáp Mildred, trong khi đó sĩ quan pháo binh ở CCHL Pleasantville trì hoản tác xạ do tình hình ở Mary Ann ko rõ ràng. Lối đánh của đặc công đã khiến pháo binh ở Mary Ann ko thể tác xạ dự phòng mà chỉ lo bảo vệ vị trí pháo của họ. 

 Nói thêm về phản pháo:

Radar AN/MPQ-4 là một radar chống pháo kích của lục quân Mỹ lúc đầu được dùng để tìm vị trí của súng cối và đại bác. Được xử dụng từ 1958, có thể xác định vị trí của súng cối trong chưa tới 20 giây sau khi quan sát một đường đạn, trong khi loại MPQ-10 cũ hơn phải chờ địch bắn thêm vài phát và phải cần 4-5 phút để phản xạ. MPQ-4 được dùng tới cuối thập niên 1970 cho tới khi được thay thế bởi AN/TPQ-36 -- người dịch.


Không như nhiều hầm trú làm từ conex, trung tâm hành quân của TĐ là một kết cấu bằng gỗ và chống dột bằng nhựa đường (tar), do vậy nó đã cháy rất nhanh. Sau khi gọi pháo yểm, khoảng 0251 g trung tá Doyle, đã quyết định rời bỏ chỗ này và dời về trạm y tế. Trước khi di chuyển các máy truyền tin, đại úy Paul Spilberg đã gọi pháo binh "tác xạ cách xa vị trí chúng tôi 50 mét, ba trăm sáu chục độ." Một khi các máy truyền tin được thiết lập ở trạm y tế, ông và Doyle đã biết rằng BCH của đại đội C, trước đây được dự phòng làm BCH TĐ, đã bị trúng đạn cối và phá hủy một phần.                           

Bunker của BCH đại đội C đã là một trong những mục tiêu đầu tiên của đặc công và đã bị bắn trúng bởi 2 hay 3 quả cối đầu tiên của địch. Làm phần lớn từ thùng đạn pháo binh bằng gỗ và bao cát, nó đã dễ dàng bắt lửa như trung tâm hành quân của TĐ. Sau khi bị bắn bồi bởi AK-47 và RPG, bunker đã nhanh chóng sụp đổ. Đại úy Knight đã chết trong vài phút đầu của trận đánh, cũng như phần lớn BCH của đại đội. 

Dọc theo chu vi phòng thủ, phần lớn lính tráng đã núp trong các bunker làm bằng conex khi cối bắt đầu rơi. Điều này đã giúp đặc công nhanh chóng đến gần mà ko bị bắn trả, và trong nhiều trường hợp chúng đã đi xuyên qua phòng tuyến trước khi lính Mỹ từ hầm của họ chạy ra phòng tuyến. Người đầu tiên báo cáo đã thấy đặc công khi ấy y đang ngủ trên nóc của bunker, nhưng chỉ nhận thấy khi chúng đã "ở 2/3 của con đường ra phòng tuyến." Nhiều thương vong của TĐ 1/46 đã xảy ra trong lúc này và tập trung vào những đv ở dọc sườn đồi thoai thải của CC. Trung đội 1 của đại đội C, chiếm giữ các bunker số 15-19 ở sườn đồi dốc của CC, đã gần như ko chạm súng gì hết trong giai đoạn đầu của cuộc tấn công. Ngược lại, trung đội 2 ở khu vực phía nam có 10 người chết và 11 bị thương trước khi Doyle và Spilberg chuyển tới bunker CH của đại đội C.

Trung đội 3 của đại đội C, giữ phòng tuyến từ bunker 9-13, cũng bị thiệt hại nặng. Trung đội trưởng, thiếu úy Barry McGee, đã chết khi cận chiến với đặc công, và những toán đặc công đi xuyên qua khu vực này để tấn công vị trí đại bác 155 ly nằm trên cao điểm ở phía tây bắc và đv tiếp vận nằm gần sân bay trực thăng chánh dùng để tiếp tế. Đặc công đã phá hủy nhiều cấu trúc gần sân bay trực thăng này, giết và làm bị thương một số lính thuộc BCH của TĐ.

Sau cơn sốc đầu tiên do bị tấn công, một số lính đã bắt đầu phản công. Chẳng bao lâu sau khi Doyle và Spilberg tới bunker, đã hư hỏng một phần của BCH đại đội C, khẩu 12.7 bốn nòng của CC đã bắt đầu bắn xuống đồi và thung lũng - và bắn thẳng vào sườn đối diện. Các xạ thủ của khẩu này đã tiếp tục bắn tới rạng đông, khi 4 nòng đã cháy đỏ (burn out). Spilberg cũng đã bắt đầu gom góp những kẻ sống sót gần BCH và trạm y tế, di chuyển người chết và bị thương và lập phòng tuyến tạm thời.

Dù pháo binh đã bắn để bảo vệ Mary Ann từ khi tin tức CC bị tấn công tới BCH của lữ đoàn, mãi tới 0325 g, máy bay mới xuất hiện bên trên CC. Một trực thăng loại Night Hawk của chi đoàn 1/1 Thiết kỵ, theo sau là một trực thăng thả hỏa châu và cấp cứu nếu chiếc Night Hawk lâm nạn, đã có mặt phía trên CC để tác xạ sườn đồi phía đông nam. Do sắp hết xăng, đại úy phi công Norman Hayes, buộc phải về Chu Lai và được biết chiếc gunship và trực thăng tải thương mà ông đã yêu cầu lúc đang yểm trợ cho CC, vẫn chưa rời Chu Lai. 

Do trục trặc về truyền tin nên lữ đoàn và sđ vẫn nghĩ rằng CCHL Mary Ann chỉ bị pháo kích mà thôi, nên nhu cầu không yểm ko quan trọng. Trong khi Hayes đang tiếp xăng, chỉ có một chiếc UH-1 thuộc đại đội A của TĐ 123 không vận ở phía trên căn cứ. Chiếc này đã yễm trợ bằng đại liên 60 và lựu đạn, và trước khi rời vùng để tiếp xăng, đã đáp xuống một sân bay nhỏ và bốc 6 hay 7 người bị thương nặng và đưa họ về Chu Lai.

Các đặc công đã bắt đầu rút lui khi lữ đoàn trưởng, đại tá Hathaway, đáp trực thăng xuống Mary Ann. Người bị thương được di tản liên tục từ lúc này, các trực thăng võ trang bắn xuống bên ngoài phòng tuyến. Hathaway chỉ là người đầu tiên trong số các sĩ quan cao cấp đến Mary Ann vì khoảng 0700, thiếu tướng James Baldwin, tư lịnh sđ, đã tới để đánh giá thiệt hại. Lúc 0900g, TĐ phó đã đến để thế Doyle, và lúc 1100g, đại đội D đã đến để thế đại đội C để canh giữ CCHL. Lúc 1600 g, quân csbv đã bắn đại liên 12.7 ly làm bị thương một lính Mỹ, nhắc nhở quân Mỹ rằng họ đang bị theo dỏi. 


Trận Mary Ann đã gây thiệt hại nặng nề cho quân phòng thủ với 33 chết và 83 bị thương. Thiệt hại tổng cộng của VC ko rõ ràng nhưng họ để lại 15 xác. Những vết máu và dấu vết kéo xác đã cho thấy VC đã có thể chịu nhiều thương vong, nhưng ko thể kiểm chứng mức độ. 
Nhưng những xác VC để lại trận địa đã gây nhiều tranh cãi. Dựa trên điều lệnh quân sự, Hathaway đã ra lịnh phải chôn các xác này trước khi có thể gây nguy hại cho sức khỏe cho đv của ông. Thiếu tá Donald Potter, TĐ phó của 1/46, đã chỉ dẫn cho binh sĩ chôn xác tại một khu vực gần bãi tiếp tế của trực thăng. Vì một lý do nào đó mà tới giờ ko biết nguyên nhân, năm xác này lại được chuyển bãi rác của CC. Khi vụ này tới tai ông thì đã 1200 g trưa và các xác đang bắt đầu phồng lên (bloat) dưới sức nóng mặt trời. Thay vì chuyển xác đi chôn, Potter đã ra lịnh cho đại đội trưởng đại đội D "hãy đốt chúng ở bãi rác". Đốt xác của chiến binh thù nghịch được xem là tội ác chiến tranh, nhưng Potter đã dường như ko ý thức điều đó. Một nhân chứng cho biết các xác này đã được đốt nhiều lần trong mấy ngày kế. 
Trước ngày Mary Ann bị tấn công, có nhiều báo cáo nói rằng VC đã xâm nhập vào hàng ngũ quân VNCH có mặt tại CC. Có một trường hợp, một người mang cấp bậc trung úy VNCH hỏi lính Mỹ con đường dễ nhứt ra khỏi CC vì y muốn dẫn lính đi câu cá. Y đã được chỉ rằng con đường đó ở đầu phía nam của CC. Trong trận đánh, có một số tiếng súng có vẻ xuất phát từ khu vực của quân VCNH. Tuy nhiên một lính Mỹ bị thương và có mặt tại khu vực này suốt trận đánh sau này xác nhận y ko bao giờ thấy súng ở đây bắn vào lính Mỹ. Pháo binh của VNCH đặt ở bắc của CC, và khu này ko bị đặc công tấn công, khiến họ đã ko phản ứng gì hết. Toán của Tổng thanh tra của sđ 23 Mỹ đã ghi nhận rằng cạnh đông bắc của CC nói chung ko bị tấn công, bao gồm kho đạn của TĐ. Hành động của lính VNCH cũng ko khác gì nhiều lính Mỹ đã núp trong hầm cho tới khi trận đánh chấm dứt. Quân đội VNCH đã quyết định ko trấn giữ CCHL này sau trận đánh và đóng cửa ngày 24 tháng 4."

San Jose ngày 15/10/2023. 
Tài Trần