Sunday, November 19, 2023



 LORRAINE, CUỘC HÀNH QUÂN LỚN NHỨT TRONG CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHỨT, 1945-1954.






- Ôn cái cũ để biết cái mới.
- Tưởng cũng nên nhắc lại: Ngay từ cuối năm 1951, đã có nhiều đv, tuy do người Pháp chỉ huy nhưng hạ sĩ quan và binh sĩ đều là người Việt. Từ từ các sĩ quan Pháp sẽ được thay bởi các sĩ quan Việt được đào tạo từ các trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức, Nam Định hay trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Chẳng hạn ông Phạm văn Phú, nhập ngũ ngày 1/7/52, thuộc khóa 8 trường Võ bị liên quân Đà Lạt, sau một năm, ông mãn khóa ngày 28/6/1953 với cấp thiếu úy, và phục vụ tại một đv Dù của quân đội Pháp. Ngày 14/3/54, ông là đại đội trưởng của TĐ 5 Nhảy dù Quốc gia Việt Nam nhảy xuống Điện Biên Phủ. Trước đó, ngày 15 tháng 7/1951, Quốc trưởng Bảo Đại đã ban hành lịnh tổng động viên quy định thanh niên từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Những ai có bằng Cao đẳng Tiểu học (certificat d'études primaires supérieures (CEPS), tương đương với chứng chỉ tốt nghiệp trung học bây giờ)  trở lên sẽ được huấn luyện ở hai trường: trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức trong nam và trường Nam Định ở ngoài bắc. Hai trường khai giảng cùng ngày 1/10/1951. Qua năm 1952, trường Nam Định giải tán và sát nhập với trường Thủ Đức.
Từ đó, thí sinh trên toàn quốc đều nhập học ở Thủ Đức. Khóa 1 có Trần văn Minh, sau này là TL không quân. Khóa 2 có Nguyễn khoa Nam, sau này là TL của QK-4, khóa 4 có Ngô Quang Trưởng, Bùi Thế Lân, Lê Quang Lưỡng, khóa 5 có Lê văn Hưng, v.v...
Theo một thông tin khác, ngày từ năm 1950 đã có 30 ngàn lính chính quy và 35 ngàn phụ lực quân người Việt; năm 1952 gia tăng thành 54 ngàn lính chính quy và 58 ngàn phụ lực quân và 15 ngàn đang huấn luyện. 
- Đây là cuộc HQ lớn nhứt, vì tại mặt trận Điên Biên Phủ 1954, liên quân Pháp-Việt vào ngày 13/3 chỉ có: 10.800 người gồm 9.000 lính tác chiến và 1.800 lính yểm trợ và tiếp vận, và lúc cao nhứt, ngày 7/5 chỉ có 14.000 người gồm 12.000 tác chiến và 2.000 lính yểm trợ và tiếp vận; trong khi đó HQ Lorraine (Lo-ren-nờ), được mô tả sau đây, khai diễn ngày 29/10 đến 14/11/1952 đã có trên 30.000 quân tham dự gồm 4 chiến đoàn bộ binh, một chiến đoàn dù, hai TĐ bộ binh, 5 đại đội biệt kích, hai TĐ pháo, hai đv lớn của thiết giáp, hai đại đội xe tăng và thám thính xa, hai giang đoàn xung phong và các đv công binh chiến đấu -- chưa kể máy bay chở quân và ném bom của không quân. Người Pháp đã đầu tư công sức rất nhiều trong HQ này và phối hợp chặt chẽ giữa những đv hải lục không quân, cũng như với nhiều tham vọng nhằm mục đích thu hút các đại đv của CSVM tham chiến. Nhưng họ đã né tránh vì thời cơ ko thuận lợi và chỉ tạo một cuộc phục kích ở thung lũng Chấn Mường, khiến 56 lính Pháp-Việt chết, 125 bị thương và 133 mất tích --nhiều người mất tích đã bị VM giết tại chỗ.
Sau đây là phần chuyển ngữ.
=========
"Sự hy sinh của TĐ 6 Dù thuộc địa, (mà tôi đã viết trong một bài gần đây -- người dịch), đã đơn thuần trì hoãn, nhưng ko cách nào thay đổi, số phận vùng rừng núi tây bắc của VN. Hai đầu cầu hay cứ điểm đã được nhanh chóng thiết lập, đó là Lai Châu và Nà Sản; nhưng chẳng bao lâu hai cứ điểm này đã trở thành những hòn đảo nhỏ của liên quân Pháp-Việt trong một biển cả của CS, mà giờ đây (biển cả này) đã bắt đầu che phủ một phần vùng bắc Lào. Vào đầu tháng 11, 1952, VMCS đã tới Sông Đà dọc theo gần hết chiều dài của sông và chưa tới 2 tuần sau họ đã tới phòng tuyến gồm nhiều núi non giữa Sông Đà và Sông Mã nơi mà Pháp đã tổ chức cứ điểm Nà Sản rất hùng mạnh, đã được nhanh chóng củng cố bởi bốn TĐ bộ binh, một pháo đội, và lực lượng công binh được không vận ngày đêm trong chưa tới 4 ngày. Lần nữa, ở nơi đây, khi một loạt các tấn công thăm dò của VM đã cho thấy Nà Sản ko phải là một mục tiêu ngon ăn, BTL của VM đã đơn giản bỏ qua căn cứ kiên cố này, chỉ để một lực lượng nhỏ để cầm chân quân Pháp tại đây, và đã tiếp tục cuộc tiến công thắng lợi và gần như ko gặp chống đối xuyên qua vùng đất bao la nhưng vắng người của vùng núi phía bắc này. Một đồn nhỏ và sân bay nằm kế, có tên Điện Biên Phủ, canh giữ bởi một đv yếu ớt của Lào, đã mất vào ngày 30/11 năm 1952. Trước tình hình suy sụp nhanh chóng này, BTL tối cao của Pháp đã quyết định thử thời vận một lần nữa bằng cách mở một cuộc hành quân (HQ) tấn công sâu vào hệ thống đường xá và tiếp liệu của VM dọc Sông Hồng, với hy vọng rằng điều này sẽ khiến VM sẽ rút phần lớn các sđ bộ binh của họ ở vùng tây bắc này để bảo vệ hậu phương của họ, ý nói hệ thống đường xá và tiếp liệu kể trên. Với giả định chiến lược này, Pháp đã tổ chức HQ Lorraine (Lo-ren-nờ). 
HQ này chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1, kéo dài từ 29/10 đến 8/11/1952, lực lượng tấn công sẽ mở một đầu cầu vượt sông Hồng hướng về Phú Thọ. Trong giai đoạn 2, đầu cầu Phú Thọ sẽ được mở rộng để có thể bắt tay với một lực lượng đặc nhiệm đang từ Việt Trì theo đường số 2 tiến về phía bắc. Hai lực lượng này sẽ cùng tiến về phía bắc, theo đường số 2, hướng về Phủ Doãn nơi chiến đoàn Dù 1 sẽ được thả xuống đúng lúc để bắt tay với đoàn quân bộ chiến này. Hai đoàn quân này sẽ được tiếp tay bởi một giang đoàn xung phong có nhiệm vụ tiêu diệt địch quân định trốn thoát. Trong giai đoạn 3, quân Pháp sẽ phá hủy những kho quân trang được biết đã được VM đặt tại khu vực Phủ Doãn. BTL Pháp nghĩ rằng, một khi hay tin các kho quân trang đạn dược trên đây sẽ bị phá hủy bởi quân Pháp, VM sẽ rút quân chủ lực ở vùng núi tây bắc kéo về vùng này để bảo vệ. Tiếp tục khai thác thắng lợi này, hoặc quân Pháp chiếm đóng lâu dài phần đất này của châu thổ Sông Hồng hay mở thêm các mủi tấn công sâu hơn trong lãnh thổ bị CS kiểm soát này, sẽ tùy thuộc vào tình hình quân sự tổng quát trong vùng châu thổ Sông Hồng và tùy thuộc giá trị của những mục tiêu đạt được trong ba giai đoạn trước. Những lực lượng được BTL Pháp dành cho HQ này có lẽ là tập hợp lớn nhứt chỉ cho một HQ với 4 chiến đoàn đầy đủ, một chiến đoàn Dù với ba TĐ, hai TĐ bộ binh và năm đại đội biệt kích; hai đơn vị lớn của thiết giáp (armored sub-groups) và hai chi đoàn xe tăng và thám thính xa; hai giang đoàn xung phong, hai TĐ pháo và các lực lượng công binh, tổng cộng trên 30 ngàn quân
Ở phía CS, vấn đề này khá (fairly) đơn giản. Vì đã biết khá rõ sức mạnh gần đúng của cuộc HQ này của Pháp cũng như hướng tiến quân, BTL của VM đã phải chấp nhận một nguy cơ có tính toán khi ước lượng cuộc tấn công này của Pháp sẽ suy yếu (run out of steam) trước khi họ có thể tới những trung tâm tiếp liệu thực sự quan trọng của VM tại Yên Báy và Thái Nguyên. Do đó, tướng Giáp đã quyết định, để tiến hành cuộc tấn công vào xứ Thái, mỗi sđ trong 2 sđ của ông phải cắt ra một trung đoàn để bảo vệ những đường tiếp tế trong Thung lũng Sông Hồng, nơi mà Pháp đang HQ. Đó là trung đoàn 36 của sđ 308 và trung đoàn 176 của sđ 316, đang đóng ở "vùng Lưỡng Hà của VN", đây là một vùng đồng bằng khá thấp, ngập nước giữa Sông Hồng và Sông Lô (Clear River). Hai trung đoàn trưởng này được nghiêm lịnh rằng phải ngăn chận bằng mọi giá cuộc tấn công của Pháp trước khi họ tới Yên Báy và Thái Nguyên. 
Cái lịnh khá tàn nhẫn này khi để cấp dưới chịu hoàn toàn trách nhiệm tới mức tối đa (utmost) là một dấu ấn của cấp chỉ huy VM và luôn luôn hiệu quả toàn diện đối với họ. Trong hai trường hợp khác khi BTL tối cao của Pháp tấn công mạnh mẻ một đv VM với hy vọng các đv khác của VM sẽ bỏ các mục tiêu ban đầu để cứu đv này, nhưng người Pháp đã thất vọng khi biết người chỉ huy của VM không bao giờ dùng quân trừ bị còn sung sức để bảo vệ việc rút quân của những đv đã bị tiêu hao quá nhiều. Người CS có câu nói "thà chặt một ngón tay còn hơn để hư hỏng cả bàn tay." -- người dịch.
Về phía Pháp, quy mô lớn lao của những đv tham dự cuộc HQ này đã khiến việc phục hồi cầu đường là một công tác cực kỳ cực nhọc và khiến cuộc HQ chậm đi rất nhiều. Ba TĐ công binh chiến đấu, với cơ giới đầy đủ, đã hối hả làm việc ngày đêm để phóng cầu qua các kinh rạch chằng chịt và lấp các mương đào ngang lộ. Được biết cả chiến trường Đông Dương đã ko có được một xe ủi đất quân sự mà tài xế được che chắn đầy đủ bởi thép dầy, mà phải dùng xe ủi đất dân sự mà tài xế dễ chết vì bắn sẻ. 
Do địch quân đã phá đập để làm ngập lụt khu vực và phá đường ở kế phía bắc của Việt Trì, BTL Pháp đã quyết định một biện pháp bất ngờ khi tiến về phía chính tây vượt qua Sông Đáy về hướng Hưng Hóa nơi mà địa thế cao hơn "vùng Lưỡng Hà của VN", rất thuận tiện cho xe tăng và xe tải di chuyển. Từ Hưng Hóa, Pháp sẽ tiến về phía bắc vào bán đảo tạo bởi khúc cong của Sông Hồng và đánh vào cạnh sườn của CS khi vượt qua Sông Hồng một lần nữa và tạo những đầu cầu trên bờ sông bên kia. 
Vào giờ cuối của ngày 29/10/1952, những chiếc tàu của giang đoàn xung phong, máy chạy với tốc độ chậm để giảm tiếng ồn, rời bờ phải của Sông Hồng đối diện với Trung Hà và đã chiếm một đầu cầu mà ko gặp chống cự. Lặng lẻ, lính tráng rời tàu và bắt đầu leo lên đỉnh đê trong khi một toán liên lạc của công binh bận sửa chữa một bến phà cũ. Do vùng châu thổ sông Hồng thường xuyên bị lụt nên các đê của sông Hồng rất cao để bảo vệ ruộng đồng bên trong -- người dịch. Vài phút sau đó, cầu phao đầu tiên với một xe tăng nhẹ trên đó rời Trung Hà và chẳng bao lâu rầm rộ chạy lên đầu cầu mới. Hai ngày kế quân Pháp đã làm chủ vùng này tới phía nam của Đèo Kéo. Dù bị bắn sẻ, nhưng tới nay cuộc HQ theo đúng dự trù và ko gặp bất cứ chống cự nào. 
Vào ngày 4/11, ba đầu cầu đã lập trên bờ đông của sông Hồng và hai chiến đoàn gồm CĐ 1 của trung tá Bastiani (Bát-ti-a-ni) và chiến đoàn 4 của ĐT Kergaravat (Két-ga-ra-vát), đã bắt đầu vượt qua đầm lầy và ruộng lúa để tiến về đường số 2. Một ngày sau, với những sửa chữa gấp rút dọc đường, lực lượng còn lại của Pháp, dưới quyền của ĐT Bonichon (Bo-ni-xông) vượt khỏi đầu cầu Việt Trì để tới Ngọc Tháp. Đối diện với sức mạnh vượt trội của Pháp, hai TĐ của trung đoàn 176 của VM, bị mắc kẹt giữa 2 đạo quân Pháp, đã nhanh chóng tan biến và rút về căn cứ của họ. Vào ngày 7/11, quân Pháp đã chiếm gần 500 dặm vuông hay 1.300 km2 của lãnh thổ địch mà ko gặp bất cứ đv đối phương. 
Vào tối ngày 7/11, hai đạo quân này đã gặp nhau tại Ngọc Tháp; ĐT Đodelier (Đô-đờ-li-ê), giờ là chỉ huy của hai đạo quân này để tiến về bắc. Tinh thần của binh sĩ các đv đều rất cao, một chút tự hào về sức mạnh của họ và cũng một chút lo âu do địch ko xuất hiện. Phần lớn mọi người đều nhớ rằng phần lớn HQ đều bắt đầu với địch chống trả yếu ớt, nhưng sau đó sẽ tập trung quân để phản công. 
Giai đoạn kế tiếp của HQ giờ đây tế nhị nhứt vì nó đòi hỏi sự chính xác trong từng giây phút giữa ba đv khác nhau có ba nhiệm vụ khác nhau:
1. Một lực lượng đặc nhiệm dưới chỉ huy của ĐT Đô-đờ-li-ê và gồm có CĐ 1 và 4, tăng cường bởi các thành phần của đv thiết giáp 1 và 2 của trung tá Boisredon (Boa-re-đân) và thiếu tá Spangenberger, phải vượt đoạn đường 40 km giữa Ngọc Tháp và Phủ Doãn trong dưới 7 giờ bất chấp những đụng độ dọc đường. 
2. Họ tới Phủ Doãn để kịp thời với việc thả dù của CĐ Dù số 1 của trung tá Ducourneau (Đua-co-nồ) tại một bãi nhảy gần Đông Trại trên sông Lô đối diện với Phủ Doãn. 
3. Giang đoàn xung phong số 3 phải tới bãi nhảy một lát sau đó để bốc toàn bộ lính dù, đưa họ qua sông tới Phủ Doãn, bốc kẻ bị thương và trấn áp hỏa lực địch từ bờ sông bên kia. 
Một cuộc HQ phối hợp loại này ko phải là một dễ dàng cho cấp chỉ huy. Vì gồm nhiều đv với quốc tịch và trình độ tác chiến khác nhau và họ chưa bao giờ có thời gian để tổng dượt. Tuy vậy, các đv bộ binh của Đô-đờ-li-ê, lính Dù và giang đoàn xung phong đã hoàn thành tốt đẹp và đúng giờ qui định. 
Lần nữa tại đây, lúc đầu CS đã chống cự qua loa (perfunctory). Đã cuốn lều trại từ sáng sớm của ngày 9 tại Ngọc Tháp, thiết giáp của Đô-đờ-li-ê đã gặp một chướng ngại giữa đường của CS gần làng Thái Bình ở cửa ngõ đến một thung lũng -- giống như hẻm vực -- dài 4 km, có tên thung lũng Chấn Mường. Nhưng lần nữa, trung đoàn 36 CS đã có vẻ ko ở tâm trạng cho một trận đánh sống còn (drag-out fight) với kẻ thù. Chỉ trong thời gian ngắn, trong khi các súng xe tăng phá vỡ chướng ngại này, bộ binh đi trên xe tăng đã tạm thời chiếm các cao điểm 2 bên đường. Con đường đã dọn sạch cho một tấn công ko bị cản trở vào Phủ Doãn. 
Quân Dù của Đua-co-nồ, trong lúc đó, đã lên các máy bay C-47 ở châu thổ Sông Hồng. Vì ko bao giờ đủ máy bay vận tải tại Đông Dương, tất cả các máy bay hàng không và phi công dân sự đã được yêu cầu từ nhiều ngày trước để chở quân Pháp. Nhiều ngày trước HQ, người ta thấy các máy bay dân sự bay vòng trên vùng châu thổ theo đội hình ba chiếc, một điều lạ lẩm đối với các phi công này. Thói quen này từ từ sẽ giúp các phi công dân sự có thể thả đồ tiếp tế cho biệt kích sau phòng tuyến địch hay thả hỏa châu suốt đêm trên căn cứ Điện Biên Phủ bị bao vây. Tuy nhiên việc này đã khiến ko thể nào giữ gìn bí mật quân sự khi các hãng hàng không dân sự được BTL Pháp cho biết giờ chính xác và số máy bay mà BTL đang cần. Họ cũng được biết thời gian mà máy bay trưng dụng. 
Vào buổi sáng này của ngày 9/11, máy bay đã chậm chạp cất cánh từ nhiều sân bay quanh Hải Phòng và Hà Nội, đã tập hợp ở bắc của Hà Nội theo đội hình 5 chiếc, kế đó hướng về tây bắc theo đội hình chữ V ngược. Trên đường bay, họ đã thấy các dãy dài xe tăng và xe tải đang hướng về phía bắc theo đường số 2. Liên lạc không lục đã duy trì liên tục, và các sĩ quan dù đã biết kháng cự của VM tới giờ này rất yếu. 
Tinh thần mọi người trong máy bay rất cao.Khoảng 1030 g, mục tiêu trước mắt -- một cánh đồng màu xanh mở rộng, che phủ bởi những cánh ruộng khô; gần như là một bãi nhảy dù lý tưởng ở Đông Dương. Như thường lệ, người nhảy đầu tiên khỏi máy bay là một hình nộm, làm giống như lính dù, với sức nặng như họ. Hình nộm này, với dù trên lưng, giúp người ta đo lường tốc độ gió và cũng, nếu may mắn, khiến địch nổ súng, giúp họ phát hiện súng địch gần bãi nhẩy. Có vẻ ko có địch ở bất cứ nơi nào gần bãi nhảy. Lúc 1500, ba TĐ Dù của Đua-co-nồ đã tập hợp, giang đoàn xung phong đã cập bờ gần bãi nhẩy để thu nhặt dù và vài lính dù bị thương do tai nạn lúc chạm đất, và đã bắt đầu chở quân dù vượt sông tới Phủ Doãn. Tại Phủ Doãn, dĩ nhiên đối phương đã đánh giá thấp tốc độ tiến quân của Pháp. 
Dân chúng, hầu như khi cơ hội cho phép, đều chạy lên núi và thành phố trống rỗng. Nhưng khi lính bộ binh Pháp bung rộng để lục soát nhà cửa và lều tranh trong và ngoài TP này, quả đúng như các tình báo đã cho biết, Phủ Doãn là một kho tiếp tế quan trọng của VM. Nhà nào nhà nấy đều chứa đạn, súng, súng bazooka và súng cối. Nhưng chưa hết. 
Sau khi chiến đoàn 1 và 4 làm chủ TP, một đại đội tăng của CĐ 1 đẩy mạnh xa hơn về phía bắc hướng Phủ Hiền, để lập một tiền đồn. Trong chiếc tăng đầu, trung úy Marion, ngồi cạnh pháo tháp, nhìn cẩn thận đồng quê xung quanh. Với da mặt trắng nõn nà và tóc cắt ngắn, y có vẻ giống một sĩ quan mới ra trường của West Point hơn là của Saint-Cyr (trường đào tạo sĩ quan của Pháp), và y có thể đã như vậy, vì y là hậu duệ trực tiếp của trung tá Francis Marion, người anh hùng của Chiến tranh Cách mạng từ bang South Carolina mà các chiến thuật du kích của ông đã thành công khi chống người Anh năm 1780.
Trong khi y nhìn ra cánh đồng, mắt y đột nhiên bắt gặp một chi tiết nhỏ dọc theo một con đường phụ: vết bánh xe còn mới. Trong trường hợp thông thường, một phát hiện như vậy ko có gì quan trọng, nhưng trong cuộc chiến chống VM vào năm 1952, đây là điều đáng quan tâm. Không nghi ngờ gì, người CS đã thừa hưởng từ Pháp và Nhật một sưu tập kỳ cục (odd) những xe cũ mà họ đã cần cù biến đổi để chạy bằng than hay rượu đế; nhưng những xe này thường thường là xe tải nhẹ (light panel truck) và bánh xe của nó, xử lý cao su bằng lưu huỳnh ở nhiệt độ cao để chắc và đàn hồi hơn, mà phần lớn thời gian mau hư hơn động cơ của xe. Vết xe mới ở đây phải thuộc vào xe tải nặng có bánh xe rộng (broad-wheeled). Giờ đây, Marion đã nghĩ rằng, điều đó là ko bình thường, vì dù cho VM đã chiếm hàng trăm xe tải của Pháp do Mỹ sản xuất, và đã sửa một số xe này, nhưng đã ko dùng gần châu thổ Sông Hồng. Sau khi gọi máy hỏi đại đội trưởng, Marion dẫn trung đội lục soát. 
Khoảng 500 m cách đường số 2, được che phủ vội vả bởi lá tre (bamboo frond), là câu trả lời của Marion: hai xe tải quân đội sơn màu xanh lá cây đậm, thân xe được đậy bởi một tấm kim loại sóng*. (* corrugated sheet metal).
Xe Molotova (GAZ-51) dùng trong trận ĐBP, với bộ đội đi kèm.

"Anh biết ko," hạ sĩ Chauvin, một trong các tài xế xe tăng nói, "Đây là GMC của Mỹ và tình trạng cũng tốt."
Các xe tải này, mới thoáng nhìn, giống như GMC Mỹ, với ca-bin hay buồng lái trònkiến xe mở ra, dù chúng có vẻ hơi ngắn hơn, cũng như cao hơn trên bánh xe. Khi các tài xế xe tăng nhìn kỹ lưới tản nhiệt (grill) và chắn bùn (fender) phía trước, thì rõ ràng là 2 xe tải này ko phải là xe Mỹ nào mà họ từng thấy: lưới tản nhiệt cao hơn và chắn bùn, ko vuông như xe Mỹ, mà gần như tròn và dính trực tiếp vào cản trước. Các bánh xe cũng có chữ V rất sâu như thường thấy ở máy kéo nông nghiệp. Với khoảng cách giữa 2 trục ngắn (short wheelbase), kết cấu cao, cửa kiếng mở ra và bánh xe của máy kéo, xe này được sản xuất cho chiến tranh nhiệt đới và chạy băng đồng. Bất cứ kẻ nào thiết kế xe này và đem cho VM dĩ nhiên là biết công việc của nó. 
Trong vài phút, sau khi đi vòng quanh để xem có mìn bẫy ko, lính Pháp đã trèo lên 2 xe này.
"Chắc chắn là nó ko giống xe Mỹ," một thợ máy xe tăng nói."Hãy nhìn, bảng tốc độ đo bằng km."
"Hãy nhìn nhãn hiệu!" Chauvin nói; "giống như 'Monotoba' hay cái gì đó."
Marion nhảy khỏi xe tăng để nhìn kỹ: "Đây ko phải là mẩu tự La-tin! Đây là tiếng Nga và tên là MOJITOBA. Đây là 'Molotovas' nổi tiếng mà chúng ta đã nghe về trang bị mới của Nga mà VM đang có." 
Cuối cùng đây là bằng chứng chắc chắn rằng Liên Xô đã hết mình tham gia cuộc chiến, được bổ sung gần như ngay lập tức bằng việc tìm thấy vũ khí tự động của Nga ở Phủ Doãn. Và đây chỉ là bắt đầu; vào cuối cuộc chiến Đông Dương, gần 800 xe Molotova đã được giao cho VM và đã trở nên một mắt xích quan trọng (vital link) trong hệ thống tiếp tế cho chiến trường vùng Tây bắc. Thích ứng tốt hơn với địa thế và chiến tranh đã được chiến đấu ở đây hơn những xe mà Mỹ cho Pháp, chúng còn giảm cách biệt về kỹ thuật giữa Pháp và VM. Khi những súng phòng không và cối nặng, vừa mới vừa vượt trội của LX đã giao cho VM năm 1953 cùng với nhân viên điều chỉnh tác xạ, và pháo thủ TC; VM đã bắt đầu có lợi thế đáng kể về hỏa lực cho bộ binh, bất kể viện trợ của Mỹ cho Pháp.  
Trong khi Pháp giờ đây đã bắt đầu lục soát kỹ lưỡng Phủ Doãn và vùng phụ cận, người ta mới tổng kết số vũ khí tịch thu. Ngoài 2 xe Molotova, một xe jeep Mỹ đã tìm thấy, cũng như 150 tấn đạn dược, 500 súng trường, 100 súng tiểu liên, 22 súng máy, 30 trung liên BAR (được dùng rộng rải trong QLVNCH, trước khi thay thế bởi M-60), 40 súng cối nhẹ, 14 súng cối trung và hai súng cối nặng 120 ly của LX, 23 bazooka và 3 súng ko giựt. 
"Xem xét những gì mà VM đã biết về chúng ta đang tiến đến đây và chúng đã phải dùng rất đông dân chúng để chuyển đi những gì chúng có thể di chuyển," ĐT Đô-đờ-li-ê sau này đã viết trong báo cáo về HQ này, "người ta có thể dễ dàng hình dung quy mô của kho chứa thứ hai, cũng như các kho chứa của họ ở Thái Nguyên và Yên Báy. Điều này đã cho chúng ta thấy phần nào các ý định tấn công trong tương lai của VM."
============
Sau khi chiếm thị xã Phủ Doãn, BTL tối cao của Pháp đã quyết định tấn công xa hơn với hy vọng sẽ lôi kéo chủ lực của VMCS vào vùng rừng núi của người Thái, cũng là mục tiêu chánh của HQ này. Lần lượt nối đuôi nhau, các trung đội xe tăng, với bộ binh ngồi sát nhau sau pháo tháp để chống lại cái lạnh buốt da của sáng sớm ở vùng cao, đã rầm rộ tiến về phía bắc, hướng tới Phủ Hiền. Các đồi núi bao quanh che phủ bởi sương bay rất thấp -- mà người ta gọi là "nước dãi" (spittle) của mùa khô -- và vùng quê thì hoang vắng, ko người; những làng nhỏ nằm xa đường cũng ko một bóng người, giống như những làng ma. Thời đó VMCS đã áp dụng chính sách tiêu thổ kháng chiến, nghĩa là đốt bỏ nhà cửa ruộng vườn để quân Pháp ko thể xử dụng -- người dịch. Đó đây một tiếng súng bắn ra và một người lính ngồi trên xe tải hay phía sau của xe tăng đã gục xuống và y đã được chuyển về một trong các xe xe tải chạy rất nhanh vì ko còn chở xăng hay lương thực.
Nhưng các xe tăng Pháp tiếp tục về phía bắc, qua khỏi Phủ Hiền, đã hoang vắng như các tp khác, họ cũng đi qua một nơi, mà cách đó khoảng 16 km phía tây của hướng tiến quân là Yên Báy, và cuối cùng tới Phủ Yên Bình, 64 km tây bắc của Phủ Doãn và gần 160 km bắc của Phòng tuyến Đờ Lát-trờ, vào chiều ngày 14/11. Kể từ đó, điều dĩ nhiên là mục tiêu chiến lược của cuộc HQ này ko còn giá trị vì VM đã tới Sông Đà và sắp bắt đầu nuốt gọn phần còn lại của vùng tây bắc của Bắc Kỳ, trong khi Pháp lại chôn chân một lực lượng lớn tổng trừ bị (gồm các chiến đoàn bộ binh, Dù, thiết giáp, v.v...) tại một khu vực cách xa những trung tâm chánh của trận đánh này, đó là châu thổ Sông Hồng và vùng Tây Bắc. Hơn nữa, việc tiếp tế cho hơn 30 ngàn quân cách Phòng tuyến Đờ Lát-trờ khoảng 160 km đã là một gánh nặng cho không quân Pháp với khoảng 100 C-47 do Mỹ viện trợ . Chiến trường ở vùng đồi núi Xứ Thái cũng cần máy bay này. Vào chiều ngày 14/11, tướng Salan (Sa-lăng) ra lịnh bắt đầu giai đoạn rút quân của HQ Lorraine. Cuộc tấn công sâu nhứt và cuối cùng vào lãnh thổ của CS đã được chấm dứt. 
====
Việc lui quân này thậm chí là một cuộc HQ khó khăn hơn lúc tiến quân, vì địch quân giờ đây đã biết điều đó. Quân Pháp chỉ có thể dựa vào tốc độ để chuyển quân mà ko bị sập bẫy bởi VM trong lúc binh sĩ cuốn lều. Vào ngày 15/11, chiến đoàn 1 và 4, tăng cường bởi chi đoàn 1 và 2 thiết giáp, đã trở về Phủ Doãn, mà quân Dù đã rút ngày trước. Giai đoạn kế là từ Phủ Doãn đến Ngọc Tháp, khoảng 18 dặm về phía nam dọc theo Đường số 2, đi qua hẻm vực (canyon) Chấn Mường. Nói thêm: Mỗi chi đoàn (sous-groupements blindés) gồm có một trung đội chỉ huy, đại đội xe tank (17 chiếc), ba đại đội bộ binh cơ giới với xe tải và một đại đội với xe halftrack (tuy nhiên, thực tế đv này chỉ có đại đội xe tăng và hai đại đội bộ binh) -- người dịch.
Lúc bình minh của 17/11, đoàn công-voa đã bắt đầu di chuyển khỏi Phủ Doãn, với chiến đoàn 4 của ĐT de Kergaravat (đờ Kéc-ga-ra-vát) dẫn đầu và chiến đoàn 1 của trung tá Bastiani (bát-ti-a-ni) bọc hậu. Hai chiến đoàn này còn có pháo binh cơ hữu, cộng pháo binh của chiến đoàn 3 và một pháo đội 155 ly. Ngoài ra, chiến đoàn 4 còn có một trung đội xe tăng của trung đoàn bộ binh thuộc địa Ma-rốc (RICM), và chiến đoàn 1 đã giữ lại chi đoàn 1 thiết giáp. Ba TĐ bộ binh đi chung với các chiến đoàn này là những đv thiện chiến nhứt tại Đông Dương: dẫn đầu là TĐ khinh chiến Đông Dương (BMI), một đv bao gồm lính Âu châu, Cam-bốt, và lính Thượng của VN; theo sau là TĐ 2 của trung đoàn 2 Lê-dươngTĐ 4 của trung đoàn 7 khinh chiến An-dê-ri đi cuối đoàn quân. Nói thêm: các đv Lê-dương của Pháp, ngoài lính bộ binh, còn có riêng các đv thiết giáp, nhảy dù, giang đoàn xung phong (amphibious) -- cũng như TQLC Mỹ có máy bay và thiết giáp của binh chủng -- người dịch.
Lúc 0700 g, hai đại đội của TĐ lính An-dê-ri kể trên, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của TĐ trưởng, đã bắt đầu lục soát có phương pháp phía trước của đoàn xe khi đi ngang làng Chấn Mường, trước khi đi vào thung lũng cùng tên. Thung lũng này dài khoảng 4 km và bao quanh bởi các đồi phủ đầy rừng rậm (matted jungle), trong khi đó nền của thung lũng mọc đầy các bụi khoai mì, đã cung cấp một vị trí lý tưởng cho một phục kích. Khoảng giữa đường xuyên ngang thung lũng, mặt đất chỉ rộng chưa tới 140 mét giữa hai vách đá dốc trước khi lại mở rộng khi đến làng Thái Bình. Ở góc đông nam của cụm đồi bao quanh thung lũng Chấn Mường có Đồi 222, có lẽ do cao 222 mét, với một đồn cũ của người Tàu, khống chế toàn khu vực. 
Cuộc lục soát đầu tiên đã đưa lính An-dê-ri gần như tới lối vào của thung lũng, nằm ở phía nam của làng Chấn Mường mà ko gặp trở ngại nào. Nhưng khoảng 0800 g, lính An-dê-ri đã bắt đầu tìm thấy những hố mới đào trên đường, có lẽ do bộ đội CS định đặt mìn con đường nhưng đã bỏ chạy vì gặp lính An-dê-ri. Nhưng từ bây giờ điều hiển nhiên là một phục kích của địch sắp xảy ra và những lính An-dê-ri này đã gia tăng cảnh giác. Khi trung đội 2 dẫn đầu đi vòng quanh con đường uốn lượn về phía nam của Chấn Mường, người khinh binh đi đầu của trung đội, binh nhì Abderrahman (Áp-đơ-ra-man) đã dừng lại trên đường, chỉ thẳng về phía trước: Con đường đã bị chận ngang bởi các tảng đá và khúc cây lớn. Địch đã chuẩn bị cuộc phục kích suốt đêm; quân Pháp ko thể làm gì ngoài việc chiến đấu để đi qua đó.
Rất thận trọng, lính An-dê-ri giờ đây đã bung rộng ra hai bên đường và tiến về chướng ngại này. Lúc 0820 g, hỏa lực súng nhỏ của địch đã bắn từ các vách đá xuống hai đại đội bộ binh này trong lúc họ lập tức bắn trả. Vài phút sau đó, lính An-dê-ri đã gọi trung đội thiết giáp của chiến đoàn 4 tiếp viện, sau đó lúc 0830 g cả TĐ 2 của trung đoàn 2 Lê-dương cũng tới. Lúc 0900 g, bộ binh và trung đội thiết giáp đã dọn sạch chướng ngại này và những đường tiếp cận đến thung lũng Chấn Mường, và tái tập liên lạc với quân Pháp đang đóng ở Thái Bình ở đầu cuối của hẻm vực, và đoàn xe dài hơn 3.2 km, bắt đầu đi vào thung lũng. 
Trong ánh sáng ảm đạm xuyên qua những lớp mây dầy, với những đồi đá vôi gồ ghề (ragged), hoàn toàn bao phủ bởi một lớp thực vật màu xanh thẩm, Chấn Mường đã hết còn hấp dẫn. Dù không khí nóng và ẩm, nhưng một cơn gió nhẹ thổi qua thung lũng hẹp làm lạnh xương sống của những người lính ngồi trên xe tải. Các xe tăng chạy rải rác với các đv khác nhau của đoàn xe đã mở nắp pháo tháp và quay súng vào vị trí sẵn sàng tác xạ. Phần lớn lính bộ binh, do các ruộng mọc đầy khoai mì nên ko thể bung rộng, đã đi hàng một ở hai bên các xe tải. Lúc 0930 g những thành phần đi đầu của chiến đoàn 4 đã tới tiền đồn Pháp ở Thái Bình vô sự. Thành phần đi giữa của đoàn xe gồm các xe của BCH, xe chở đạn dự phòng của các pháo đội, và các cơ giới cồng kềnh của công binh, đã tới trung tâm của thung lũng; và đv bọc hậu của chiến đoàn 1 đã bắt đầu vượt qua cây cầu ở lối vào phía bắc của hẻm vực, khoảng 1.400 m phía nam của làng Chấn Mường. Nói thêm: hẻm vực và thung lũng gần như đồng nghĩa, chỉ khác ở chỗ hẻm vực thì sâu và hẹp hơn và sườn núi dốc hơn. Ở Mỹ có Grand Canyon bang Arizona rất nổi tiếng -- người dịch. 
Chính vào giờ phút đó, chiến sự đã bùng nổ ác liệt trong thung lũng. Pháo và cối của CS từ 2 bên đường đã bắn vào các thành phần của đoàn xe, và âm thanh của các loại súng đã vang dội nhiều lần trong thung lũng hẹp này. Một số súng của địch chỉ cách mục tiêu khoảng 46 mét; và ở khoảng cách đó thì súng ko thể bắn trật. Chỉ trong vài phút, một trong những xe tăng của trung đoàn bộ binh thuộc địa Ma-rốc (RICM) đã nổ tung trong một ánh sáng chói mắt, do đạn dược và xăng phát nổ, đã làm xe này ngừng lại khiến gần như các xe của chiến đoàn 1 sau nó ko thể vượt lên. Cũng nên nhắc lại rằng người Pháp tại Đông Dương ko có được một xe ủi đất bọc thép, còn gọi là tank-dozer mà chỉ có vài xe tăng cứu hộ (armored tank retriever), do vậy bất cứ xe tăng nào bị hỏng, chỉ có thể được dời đi bởi một xe ủi đất và xe cứu hộ -- mà tài xế ko được che chắn gì hết -- người dịch. Sau khi loại trừ tại chỗ phần mạnh nhứt (hardest hitting part) của đoàn xe và cầm chân lính bộ binh của chiến đoàn 4 ở đầu phía nam của thung lũng, địch quân giờ đây đã bắt đầu (set about) hủy diệt những phần mềm của đoàn xe, ý nói các xe chở đạn đại bác hay cơ giới cồng kềnh của công binh, mắc kẹt ở giữa. 
Lính bộ binh của CS, mà tiếng hô xung phong của họ gần như bị dập tắt trong tiếng đạn pháo, thậm chí đã đứng trên các các xe trước khi đạn ngừng rơi. Đây ko phải là các du kích nửa mùa, mà là hai TĐ chánh quy của trung đoàn 36 với nón cối ngụy trang và áo chăn bông cụt tay màu xanh ô-liu, còn gọi là áo trấn thủ mặc mùa lạnh. Trong cuộc hỗn chiến (melée) sau đó, hai bên đã chém giết ko nương tay (no quarter was given on either side); trong khi bộ đội CS giết tài xế và lính của bộ tham mưu bằng súng ợ (burp gun), thủ pháo, và dao găm, các đặc công đã phá nổ từng chiếc xe. Nói thêm: Do tốc độ 1.250 viên phút, súng tiểu liên PPSh-41 còn có tên là "súng ợ", do LX sản xuất năm 1941, bắn đạn 7.62 ly, tầm 150 - 200 m, băng đạn 35 hay 71 viên. Với đạn 7.62×25mm Tokarev, súng ợ đạt tầm bắn chính xác tới 200m với nòng dài 269mm. Trong khi đó, MP-40 của Đức Quốc Xã dùng đạn 9×19mm Parabellum có nòng dài tương đương (251mm) chỉ dừng lại ở mức 100 - 150 mét. Khẩu Thompson của Mỹ dùng đạn .45 ACP với nòng dài 270mm thậm chí còn kém hơn nữa, chỉ đạt 50 - 100 mét. -- người dịch.                
Chỉ trong vài phút, đoàn công-voa Pháp đã bốc cháy suốt mặt trận dài hơn 700 mét, với đầu phía bắc và đầu phía nam của đoàn xe vẫn còn chống trả quyết liệt. 
Rất may cho quân Pháp, hai ông chiến đoàn trưởng ko mắc kẹt trong bẫy mà đi với thành phần đi đầu và đoạn hậu. Lúc 1015 g, ĐT Kéc-ga-ra-vát, đã ở Thái Bình với thành phần chủ lực của chiến đoàn 4, đã ra lịnh cho các thành phần ở bắc của thung lũng đặt dưới quyền của trung tá Bát-ti-a-ni của chiến đoàn 1. Lịnh này có hiệu lực lúc 1025 g. Cùng lúc, ĐT đã bắt đầu gọi không trợ và ra lịnh cho pháo binh đi với ông khai hỏa vào những mục tiêu chỉ định vội vả dọc theo tuyến xuất phát đoán chừng của bộ binh CS.
Giờ đây trong thung lũng, trận chiến quanh các xe đã biến thành một cuộc tàn sát thật sự, với Việt Minh giết ko chừa ai các người lính Pháp bị thương nằm trên mặt đất chung quanh đoàn xe. May mắn thay, không quân Pháp đã xuất hiện lúc 1200 g tấn công hậu quân của VM, đặc biệt là BCH của trung đoàn và các vị trí pháo gần đồn bót của Tàu nằm kế Đồi 222, phần nào đã làm giảm áp lực chung quanh đoàn xe. 
Giờ đây, vấn đề cho trung tá Bát-ti-a-ni, chỉ huy đoàn đoạn hậu của đoàn xe, ko phải chỉ là mở lại đường, mà là lục soát những khu đồi chung quanh dưới hỏa lực chết người của cối và pháo địch trước khi có thể tiếp tục rút lui với thiệt hại có thể chấp nhận được. Điều đáng chú ý là liên lạc giữa các TĐ ko bị gián đoạn và Bát-ti-a-ni chẳng những có thể liên lạc với ĐT Kéc-ga-ra-vát mà còn với các chỉ huy bộ binh mà đv của họ đang chiến đấu cho bản thân họ quanh các xe đang cháy dữ dội giữa cái bẫy này của VM. Lúc 1500 g, cố gắng của họ có kết quả; trong lúc phần còn lại của TĐ khinh chiến An-dê-ri  đã bảo vệ đoàn xe, TĐ khinh chiến Đông Dương (BMI) đã tấn công và khống chế các vị trí súng của địch dọc theo sườn phía đông của đường, trong khi một đại đội rưởi của TĐ Lê-dương đang kẹt trong bẫy đã tấn công ba vị trí của đối phương trên đồi ở hướng của đồn Tàu. Cùng lúc, bộ binh của Kéc-ga-ra-vát từ Thái Bình đã tiến ngược về phía bắc để tiếp viện cho đoàn xe, trong khi đại đội thứ ba của TĐ khinh chiến Đông dương tấn công trực tiếp về hướng nam dọc con đường, dọn sạch mọi chướng ngại cho tới khi bắt tay với chiến đoàn 4 của Kéc-ga-ra-vát. 
Với gần như một phép lạ (near-miracle) của kỷ luật thép, các đại đội trưởng của TĐ khinh chiến Đông Dương và TĐ Lê-dương, đã ra lịnh cho binh sĩ, thay vì tiếp tục cận chiến với địch quân quanh các xe, nay phải xung phong lên đồi. Vào khoảng 1530 g, dưới hỏa lực yểm trợ của súng từ xe tăng và đại liên của bộ binh, lính bộ binh Pháp -- chưa tới 500 người -- đã bắt đầu bò lên đồi. Ngay khi VM đã biết ý định của Pháp, họ đã gọi bộ binh của họ rời đường để bảo vệ các vị trí đại liên và cối đặt trong các công sự ngụy trang rất kỹ trên đồi. (Theo báo cáo sau này của Pháp, gần như ko có súng của địch bị phá hủy bởi máy bay hay phản pháo, nhưng đều do lính bộ binh Pháp tấn công lên đồi triệt hạ.)
Lại lần nữa, hỏa lực chết người của VM trên đồi đã bắt đầu chống lại các đợt xung phong của bộ binh Pháp. Trong khi lính Lê-dương, chỉ phải vượt qua một đoạn ngắn từ con đường đến phòng tuyến của địch ở chân đồi, chẳng bao lâu họ đã tiến nhanh lên sườn của thung lũng và làm chủ các vị trí quan trọng trên đồi chỉ trong một giờ, thì người lính của TĐ khinh chiến Đông Dương đã bị cầm chân ba lần bởi hỏa lực đối phương. Kế đó lúc 1630 g, cả thung lũng đã vang lên những nốt nhạc chói tai (strident) của một kèn thúc quân (bugle) của Pháp kêu gọi một điều gì đã biến mất từ lâu trong ngữ vựng quân sự Tây phương -- xung phong bằng lưỡi lê. 
Với chút đỉnh sức lực còn lại, những kẻ sống sót của TĐ khinh chiến tung người khỏi bụi cây và xông lên phía trước. Lần này, VM đã thấy tình hình bất lợi (had had enough); và bất thình lình, súng địch ngưng bặt và trung đoàn 36 lại tan biến vào rừng thẩm. Thung lũng Chấn Mường đã trở lại yên ắn bình thường. Ngoài những gì còn lại của xe cộ đang cháy âm ỉ và những đống kinh khiếp của người chết và bị thương quanh các xe, gần như ko có bằng chứng nào về một cuộc tấn công của địch vừa xảy ra ở đây. Từ từ, với súng quay về sau, hai xe tăng đã đẩy xác của xe bị phá hủy xuống mương. Những người còn khỏe mạnh cũng tìm cách đẩy các xe hư qua một để dọn trống đường và lúc 1715 g, phần còn lại của đoàn xe, với chi đoàn 1 thiết giáp đoạn hậu, đi xuyên qua thung lũng để tới Thái Bình. Lính bộ binh mệt lả, vì chiến đấu liên tục trong 10 giờ từ 0700 g, ngả vật xuống đường và sau đó đi tiếp dưới yểm trợ của các xe tăng đoạn hậu. 
Nhưng đó ko phải là cuộc tấn công cuối cùng của địch trong ngày. Lúc 1830 g, trung đoàn 36 đã tấn công đv thiết giáp đoạn hậu với "Molotov cocktail" và bazooka, phá hủy vài xe nhưng đã bị đẩy lui bởi hỏa lực tập trung của pháo binh của đoàn xe, giờ đây bố trí tại một vị trí "con nhím" tại Thái Bình. Nhưng Thái Bình cũng ko là một vị trí tốt để đóng quân và đại tá Kéc-ga-ra-vát đã ra lịnh đoàn quân tiếp tục di chuyển dù trời tối, vì nghĩ rằng thà di chuyển trong ban đêm với một số nguy cơ có thể chấp nhận được còn hơn sập vào một cái bẫy khác mà những người lính mệt lả của ông chắc chắn rằng ko thể nào phá được vòng vây. Đoàn xe cuối cùng đã tới Ngọc Tháp lúc 2230 g, sau khi đã đi bộ và chiến đấu liên tục trong khoảng 18 giờ. Trận phục kích ở Chấn Mường đã khiến quân Pháp thiệt hại 12 xe, bao gồm một xe tăng và sáu half-track, cũng như 56 chết, 125 bị thương và 133 mất tích. Nhiều người trong số mất tích đã bị VM giết tại chỗ. Nói thêm: Molotov cocktail được làm từ một chai thủy tinh chứa chất dễ cháy như xăng; chai được đậy bởi một ngòi nổ làm bằng dây hay giấy. Sau khi đốt ngòi nổ, người ta sẽ ném chai này vào mục tiêu. Năm 1939, một tuyên truyền do bộ trưởng ngoại giao LX Molotov tạo ra trong Chiến tranh Mùa đông, đã phát thanh trên đài nhà nước LX rằng những vụ ném bom cháy trên Phần Lan thực tế chỉ là "lương thực được thả dù để cứu đói người dân nước láng giềng". Do đó, dân Phần Lan đã mỉa mai đặt tên những bom chùm gây cháy là "những rổ bánh mì của Molotov". Khi họ sản xuất những bom cháy từ chai lọ như trên để tấn công xe tăng LX, họ đã gọi đó là "Molotov cocktail", như là "một thức uống đi chung với những thùng lương thực của y". Half-track là một loại xe với phía trước chạy bánh để dễ lái và phía sau chạy xích để có thể vượt được nhiều địa hình khác nhau, do Mỹ sản xuất-- người dịch.

Half-track M-3

Cocktail Molotov, do dân Phần lan sản xuất 
với que diêm dính vào thân chai. 

Mệt mỏi, lính Pháp tiếp tục tiến dọc theo đường số 2, tới đầu cầu Việt Trì. Vùng đất này trên bờ phải của sông Hồng đã được di tản ngày 17 và 18/11 và vào ngày 23/11, HQ Lorraine đã thu nhỏ chỉ là một đầu cầu hẹp với chiều sâu năm dặm hay 8 km chung quanh Việt Trì, với hai tiền đồn là Phú Đức và Cổ Tích. Lần nữa tại đây, địch đã có thì giờ để bắt kịp đoàn quân rút lui của Pháp và ngày 24/11 lúc 0200, một TĐ của trung đoàn 36, có thể tăng cường bởi các thành phần của trung đoàn 176, mở một tấn công với 2 mủi. Với pháo cối cầm chân quân Pháp tại Cổ Tích, nỗ lực chính của bộ binh VM đã tấn công TĐ 1 Mường gần Phú Đức. 
Với phán đoán chiến thuật vượt bực, chẳng bao lâu VM đã tìm thấy một cứ điểm cấp đại đội, ko được hỗ trợ đầy đủ bởi pháo binh bạn, sẽ là một mục tiêu ngon xơi. Không ngừng nả cối vào Cổ Tích và áp lực bộ binh vào Phú Đức, VM đã làm chủ cứ điểm này trên đường số 2 trong vòng 2 giờ với đánh xáp-lá-cà ác liệt. Một phản công của thiết giáp Pháp lúc 0500 đã đến kịp thời để cứu thương binh ko chết cháy vì kho đạn của cứ điểm phát nổ. Cuộc tấn công vào cứ điểm này đã làm chết 12 lính Pháp (có một sĩ quan), 40 bị thương (có hai sĩ quan), và 41 mất tích (có hai sĩ quan). 
Vào ngày 1/12/1952, Pháp đã phá hủy tất cả các căn cứ ở bắc của đầu cầu Việt Trì, và dời đi tất cả các cầu phao và thiết bị nặng vẫn còn ở bắc của sông Hồng, và trở về Phòng tuyến Đờ Lát-trờ vẫn còn an ninh tương đối. HQ Lorraine đã gây thương vong cho gần hết một TĐ; đã cột chân một phần đáng kể các lực lượng lưu động, ở chiến trường phía bắc, ý nói Bắc VN; cũng như tạo một căng thẳng đáng kể cho ngành không vận, đã vốn ít ỏi của Pháp, vào lúc mà lực lượng này rất quan trọng trong việc phòng thủ vùng núi tây bắc./."

 
Chuyển ngữ từ trang 71 - 99 của sách Street Without Joy của Bernard Fall.
San Jose ngày 29/11/2023.
Tài Trần


 

 GIÁI PHÁP BẢO ĐẠI

 BẢO ĐẠI SOLUTION

The so-called Bao Dai Solution of the late 1940s first began in the wake of World War I, when the former governor general of Indochina, Albert Sarraut, then minister of the Colonies, joined hands with the resident of Annam, Pierre Pasquier, to use the crown prince Bao Dai as the incarnation of Franco-Vietnamese collaboration and as a politico-cultural weapon to win over Vietnamese support and combat communists and nationalists contesting colonial rule. After receiving in Paris a French education fit for aristocrats and nobles, Bao Dai returned to Vietnam in 1932 and was dispatched on imperial tours to help calm tensions in areas recently wracked by communist-backed peasant revolts. Under Pasquier’s direction, Bao Dai also tried to revive the monarchy and administer a Vietnamese government in accordance with Annam’s status as a protectorate. However, the French inability to accord a modicum of autonomy, symbolized by the resignation of Ngo Dinh Diem from the government, undermined this first attempt to use Bao Dai and the monarchy for any progressive or counter-revolutionary purposes. Bao Dai withdrew thereafter, uninterested in French efforts to mobilize royalty via his person and disappointed by the French incapacity to provide any real autonomy to the monarchy. Even Vichy’s Jean Decoux privately lamented that Bao Dai was no solution.


However, a host of conservative minded colonial officials, both republicans coming out of the French resistance and those who had continued to serve Vichy faithfully in Indochina during the war, joined hands after 1945 to resurrect the Bao Dai project for a third time (Decoux failed during World War II), this time to counter the national threat posed by the emergence of the Democratic Republic of Vietnam (DRV). This was particularly true after Charles de Gaulle’s would-be Vietnamese king, Duy Tan, died in a plane crash in 1945. While Gaullists regretted that Bao Dai had publicly abdicated in August 1945 and become a supreme advisor to the new republic, colonial administrators such as Charles Bonfils, Albert Torel, Jean Cousseau, and Léon Pignon had no such qualms. These men all knew each other and the emperor from before the war and were intimately familiar with Sarraut, Pasquier, and Decoux’s royalist projects.


Starting in July 1946, as the DRV and French military officers began eliminating the anti-French anti-communist parties, the French began working behind the scenes to woo Bao Dai back home (Bao Dai had left the DRV in April 1946 and chosen exile in Hong Kong). Pignon and Cousseau took the lead. The High Commissioner for Indochina Georges Thierry d’Argenlieu supported the idea of finding a Vietnamese “Solution” in order to counter the nationalist one proposed by Ho Chi Minh. Bao Dai did not, however, dutifully return to Vietnam as he had done for the French in 1932. He was well aware of how he had been used since World War I and spoke in derisive terms of the so-called Bao Dai Solution. He remained in Hong Kong hoping to pressure the French to accord him what they had refused Ho Chi Minh: national unity and real independence.


In December 1947, following the French decision to exclude the possibility of new talks with Ho Chi Minh’s government, Bao Dai met the High Commissioner Émile Bollaert in the Bay of Ha Long. A joint declaration was written up and a secret protocol was initialed. Bao Dai agreed to join the “Solution”, although the creation of the Associated State of Vietnam was never referred to as such. A future unified Vietnam would remain within the French Union as an associated state, the former emperor agreed, and the French would administer much of its military and foreign affairs. However, in exchange, the French had to recognize Vietnamese independence and unification, meaning the transfer of Cochinchina. Nationalist leaders, notably Ngo Dinh Diem, refused to accept the secret protocol and moved to the sidelines to wait things out. Bao Dai, under pressure to reach an agreement at a time when the international situation was hostile to the DRV, tried to renegotiate the terms but finally accepted the creation on 26 March 1948 of “a provisional central government” (un gouvernement central provisoire) under the leadership of General Nguyen Van Xuan. On 25 May 1948, the French agreed to allow this government to represent the former colonial regions of Tonkin, Annam and Cochinchina. On 5 June 1948, in the Bay of Ha Long, Bollaert initialed another protocol, in the presence of the emperor, setting the foundation of Franco-Vietnamese relations and agreeing that France would recognize Vietnamese independence. Bao Dai insisted however that the French go all the way and legally transfer Cochinchina to Vietnam and sign a new accord to that effect. Gone was the Provisional Government of the Republic of Cochinchina (also known briefly as the gouvernement provisoire du Sud-Vietnam). In short, the deteriorating situation in China, increased pressure from the United States, the inability of the French army to defeat the DRV, and the accession of Léon Pignon to the position of high commissioner for Indochina combined to force the French to reach the famous accord of 8 March 1949 between Vincent Auriol and Bao Dai. France formally recognized Vietnam’s independence, even though it was limited in the diplomatic, economic, and military domains. On 23 April 1949, the Cochinchinese Assembly voted to allow the former French colony of Cochinchina to be attached to the rest of Vietnam.


Bao Dai finally returned to Vietnam after more than four years abroad. However, the French refused to allow the imperial head of state to take up residence in the palace of the high commissioner in Saigon. Instead Bao Dai had to set up shop in Dalat. On 2 July 1949, Bao Dai formally oversaw the creation of the Associated State of Vietnam. He became head of state and allowed his prime minister to run a government that was no longer “provisional”. On 7 August 1949, the DRV’s representative in France, Tran Ngoc Danh, unilaterally closed the government’s delegation in Paris. (The French could not recognize, even indirectly, two Vietnams.) While the French bowed to British and American pressure to grant increased independence to the Vietnamese in order to take on the wider and more important communist threat triggered by the Chinese communist victory on 1 October 1949, the French, led by Léon Pignon, also recast the colonial Bao Dai Solution as an integral part of the American-led war against global communism. In February 1950, following the Chinese and Soviet diplomatic recognition of Ho Chi Minh’s government, the United Kingdom and the United States recognized the Associated State of Vietnam and thus endorsed the Bao Dai Solution dating back to Sarraut’s post-World War I strategy.

UQAM | Guerre d'Indochine | BẢO ĐẠI SOLUTION

dating back to Sarraut’s post-World War I strategy.

 

BẢO ĐẠI SOLUTION

The so-called Bao Dai Solution of the late 1940s first began in the wake of World War I, when the former governor general of Indochina, Albert Sarraut, then minister of the Colonies, joined hands with the resident of Annam, Pierre Pasquier, to use the crown prince Bao Dai as the incarnation of Franco-Vietnamese collaboration and as a politico-cultural weapon to win over Vietnamese support and combat communists and nationalists contesting colonial rule. After receiving in Paris a French education fit for aristocrats and nobles, Bao Dai returned to Vietnam in 1932 and was dispatched on imperial tours to help calm tensions in areas recently wracked by communist-backed peasant revolts. Under Pasquier’s direction, Bao Dai also tried to revive the monarchy and administer a Vietnamese government in accordance with Annam’s status as a protectorate. However, the French inability to accord a modicum of autonomy, symbolized by the resignation of Ngo Dinh Diem from the government, undermined this first attempt to use Bao Dai and the monarchy for any progressive or counter-revolutionary purposes. Bao Dai withdrew thereafter, uninterested in French efforts to mobilize royalty via his person and disappointed by the French incapacity to provide any real autonomy to the monarchy. Even Vichy’s Jean Decoux privately lamented that Bao Dai was no solution.

However, a host of conservative minded colonial officials, both republicans coming out of the French resistance and those who had continued to serve Vichy faithfully in Indochina during the war, joined hands after 1945 to resurrect the Bao Dai project for a third time (Decoux failed during World War II), this time to counter the national threat posed by the emergence of the Democratic Republic of Vietnam (DRV). This was particularly true after Charles de Gaulle’s would-be Vietnamese king, Duy Tan, died in a plane crash in 1945. While Gaullists regretted that Bao Dai had publicly abdicated in August 1945 and become a supreme advisor to the new republic, colonial administrators such as Charles BonfilsAlbert TorelJean Cousseau, and Léon Pignon had no such qualms. These men all knew each other and the emperor from before the war and were intimately familiar with Sarraut, Pasquier, and Decoux’s royalist projects.

Starting in July 1946, as the DRV and French military officers began eliminating the anti-French anti-communist parties, the French began working behind the scenes to woo Bao Dai back home (Bao Dai had left the DRV in April 1946 and chosen exile in Hong Kong). Pignon and Cousseau took the lead. The High Commissioner for Indochina Georges Thierry d’Argenlieu supported the idea of finding a Vietnamese “Solution” in order to counter the nationalist one proposed by Ho Chi Minh. Bao Dai did not, however, dutifully return to Vietnam as he had done for the French in 1932. He was well aware of how he had been used since World War I and spoke in derisive terms of the so-called Bao Dai Solution. He remained in Hong Kong hoping to pressure the French to accord him what they had refused Ho Chi Minh: national unity and real independence.

In December 1947, following the French decision to exclude the possibility of new talks with Ho Chi Minh’s government, Bao Dai met the High Commissioner Émile Bollaert in the Bay of Ha Long. A joint declaration was written up and a secret protocol was initialed. Bao Dai agreed to join the “Solution”, although the creation of the Associated State of Vietnam was never referred to as such. A future unified Vietnam would remain within the French Union as an associated state, the former emperor agreed, and the French would administer much of its military and foreign affairs. However, in exchange, the French had to recognize Vietnamese independence and unification, meaning the transfer of Cochinchina. Nationalist leaders, notably Ngo Dinh Diem, refused to accept the secret protocol and moved to the sidelines to wait things out. Bao Dai, under pressure to reach an agreement at a time when the international situation was hostile to the DRV, tried to renegotiate the terms but finally accepted the creation on 26 March 1948 of “a provisional central government” (un gouvernement central provisoire) under the leadership of General Nguyen Van Xuan. On 25 May 1948, the French agreed to allow this government to represent the former colonial regions of Tonkin, Annam and Cochinchina. On 5 June 1948, in the Bay of Ha Long, Bollaert initialed another protocol, in the presence of the emperor, setting the foundation of Franco-Vietnamese relations and agreeing that France would recognize Vietnamese independence. Bao Dai insisted however that the French go all the way and legally transfer Cochinchina to Vietnam and sign a new accord to that effect. Gone was the Provisional Government of the Republic of Cochinchina (also known briefly as the gouvernement provisoire du Sud-Vietnam). In short, the deteriorating situation in China, increased pressure from the United States, the inability of the French army to defeat the DRV, and the accession of Léon Pignon to the position of high commissioner for Indochina combined to force the French to reach the famous accord of 8 March 1949 between Vincent Auriol and Bao Dai. France formally recognized Vietnam’s independence, even though it was limited in the diplomatic, economic, and military domains. On 23 April 1949, the Cochinchinese Assembly voted to allow the former French colony of Cochinchina to be attached to the rest of Vietnam.

Bao Dai finally returned to Vietnam after more than four years abroad. However, the French refused to allow the imperial head of state to take up residence in the palace of the high commissioner in Saigon. Instead Bao Dai had to set up shop in Dalat. On 2 July 1949, Bao Dai formally oversaw the creation of the Associated State of Vietnam. He became head of state and allowed his prime minister to run a government that was no longer “provisional”. On 7 August 1949, the DRV’s representative in France, Tran Ngoc Danh, unilaterally closed the government’s delegation in Paris. (The French could not recognize, even indirectly, two Vietnams.) While the French bowed to British and American pressure to grant increased independence to the Vietnamese in order to take on the wider and more important communist threat triggered by the Chinese communist victory on 1 October 1949, the French, led by Léon Pignon, also recast the colonial Bao Dai Solution as an integral part of the American-led war against global communism. In February 1950, following the Chinese and Soviet diplomatic recognition of Ho Chi Minh’s government, the United Kingdom and the United States recognized the Associated State of Vietnam and thus endorsed the Bao Dai Solution dating back to Sarraut’s post-World War I strategy.

 

1. Viết hoa vì phép đặt câu  

1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng.

2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng. Ví dụ:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

.Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:   1900.6162

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

2. Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người 

1. Tên người Việt Nam

a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ:

- Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng…

b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Bác Hồ, Cụ Hồ….

2. Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

a) Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam.

Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn…

b) Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố.

Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-rô…

 

3. Viết hoa tên địa lý 

1. Tên địa lý Việt Nam

a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.

Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk…; quận Hải Châu, huyện Gia Lâm, huyện Ea H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát…; phường Nguyễn Trãi, xã Ia Yeng…

b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.

Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ…

c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội.

d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.

Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy….

Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.

Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long…

đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.

Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…

2. Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam.

Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha…

b) Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 2, Mục II.

Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin…

 

4. Viết hoa tên cơ quan, tổ chức 

1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Ví dụ:

- Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Ban Quản lý dự án Đê điều…

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài;

- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định…

- Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông…

- Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục…

- Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam…

- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;…

- Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Ủy ban nhân dân quận Ba Đình; Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản;…

- Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo;…

- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội; Trường Đại học dân lập Văn Lang; Trường Trung học phổ thông Chu Văn An; Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; Trường Tiểu học Thành Công;…

- Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Ứng dụng công nghệ;…

- Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc; Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư, lưu trữ; Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Trung tâm Tư vấn Giám sát chất lượng công trình;…

- Báo Thanh niên; Báo Diễn đàn doanh nghiệp; Tạp chí Tổ chức nhà nước; Tạp chí Phát triển giáo dục; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật;…

- Nhà Văn hóa huyện Gia Lâm; Nhà Xuất bản Hà Nội; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;…

- Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm; Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy; Xí nghiệp Chế biến thủy sản đông lạnh; Xí nghiệp Đảm bảo an toàn giao thông đường sông Hà Nội; Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305;…

- Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng; Công ty Nhựa Tiền Phong; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Vận tải Đông Nam Á; Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình;…

- Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…

- Vụ Hợp tác quốc tế; Phòng Nghiên cứu khoa học; Phòng Chính sách xã hội; Hội đồng Thi tuyển viên chức; Hội đồng Sáng kiến và Cải tiến kỹ thuật;…

- Trường hợp viết hoa đặc biệt:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn phòng Trung ương Đảng.

2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.

Ví dụ: Liên hợp quốc (UN); Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)….

b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La – tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.

Ví dụ: WTO; UNDP; UNESCO; SARBICA; SNG….

 

5. Viết hoa các trường hợp khác  

1. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự

Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng.

Ví dụ: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Sao vàng; Huân chương Lê-nin; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Chiến công; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huy chương Chiến sĩ vẻ vang; Bằng Tổ quốc ghi công; Giải thưởng Nhà nước; Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Thầy thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;…

2. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu

Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.

Ví dụ:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống V.V. Pu-tin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,…

- Phó Thủ tướng, Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Tổng thư ký…

- Giáo sư Viện sĩ Nguyên Văn H., Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M….

3. Danh từ chung đã riêng hóa

Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.

Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),…

4. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.

Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9; ngày Quốc tế Lao động 1-5; ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10; ngày Lưu trữ Việt Nam lần thứ Nhất,...

5. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại

Tên các sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó.

Ví dụ: Phong trào Cần vương; Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh; Cách mạng tháng Tám; Phong trào Phụ nữ Ba đảm đang;…

Tên các triều đại: Triều Lý, Triều Trần,…

6. Tên các loại văn bản

Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể.

Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Bộ luật Dân sự; Luật Giao dịch điện tử;…

Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm

Ví dụ:

- Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động…

- Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật Giao dịch điện tử…

7. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo

Ví dụ: tác phẩm Đường kách mệnh; từ điển Bách khoa toàn thư; tạp chí Cộng sản;…

8. Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm

a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi.

Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hội, Mậu Tuất, Mậu Thân….

b) Tên các ngày tiết và ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn; tết Đoan ngọ; tết Trung thu; tết Nguyên đán;…

Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như Tết thay cho tết Nguyên đán).

c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số:

Ví dụ: thứ Hai; thứ Tư; tháng Năm; tháng Tám;…

9. Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi.

Ví dụ: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; đạo Cao Đài… hoặc chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi như: Nho giáo; Thiên Chúa giáo; Hồi giáo;…

- Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: lễ Phục sinh; lễ Phật đản;….

CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ (biên tập)