Saturday, November 12, 2016

Muốn tách khỏi Mỹ vì Trump, California có những gì trong tay?


Theo Trí thức trẻ/Business Insider

Muốn tách khỏi Mỹ vì Trump, California có những gì trong tay?

Bang California là nơi có thung lũng Silicon của Mỹ, “cái nôi” của hàng loạt tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Apple, Facebook, Intel…

"Calexit” – chiến dịch đấu tranh cho bang California tách khỏi Mỹ và trở thành quốc gia độc lập đang ngày càng lan rộng sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng hôm thứ Tư vừa qua.
Bang California là nơi có thung lũng Silicon của Mỹ, “cái nôi” của hàng loạt tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Apple, Facebook, Intel… Donald Trump từng tuyên bố quan điểm rằng ông muốn Apple và các công ty Mỹ khác đưa các nhà máy sản xuất của họ từ Trung Quốc về Mỹ để tạo công ăn việc làm cho người dân thay vì để người nước ngoài ở những nước như Trung Quốc, Mexico hay Việt Nam "cướp mất việc làm".
Đồng thời, California cũng là bang ủng hộ đảng Dân chủ. Vào ngày bầu cử 8/11, bà Hillary Clinton đã chiến thắng ở bang này. Tuy nhiên, kết quả chiến thắng cuối cùng lại “xướng tên” tỷ phú Donald Trump khiến nhiều người dân nơi đây bất mãn.
Trên các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook, một nhóm đã mở chiến dịch đòi độc lập tách bang California ra thành 1 nước gọi là Calexit hay Califrexit, phỏng theo cách gọi Brexit - chiến dịch người Anh áp dụng để tách khỏi Liên minh Châu Âu (EU).
Nhóm khởi xướng chiến dịch vận động California được độc lập có tên Yes California Independence Campaign với sự kiện biểu tình khai màn được tổ chức ở thủ phủ bang này - thành phố Sacramento vào hôm 8/11, ngay trong ngày có kết quả Donald Trump đắc cử. Nhóm này đặt mục tiêu giúp California ly khai Hoa Kỳ vào năm 2018 và từng bước trở thành một quốc gia độc lập.
“Là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, California có quy mô kinh tế lớn hơn Pháp và dân số lớn hơn Ba Lan. Xét trên từng khía cạnh, California có lợi thế so sánh và cạnh tranh so với các quốc gia khác, chứ không chỉ với từng bang trong nước Mỹ” - Yes California viết trong một thông cáo chính thức.
Theo một số nguồn tin tiết lộ, người đứng sau tài trợ cho chiến dịch này là Shervin Pishevar – nhà đầu tư đứng sau Uber. Trong khi đó, Louis Marinelli – thủ lĩnh chiến dịch cho rằng theo quan điểm của nhóm, nước Mỹ hiện nay đang có nhiều điều mâu thuẫn với các giá trị mà California theo đuổi.
Vào đầu năm nay, Yes California đã phát hành một cuốn sách màu xanh dài 33 trang tuyên bố về sứ mệnh của mình và con đường đưa California tách khỏi nước Mỹ, cũng như kế hoạch phát triển California sau khi “chia tay”.
Tất nhiên, nếu California thực sự tách ra khỏi Mỹ sau cuộc bầu cử tiểu bang vào năm 2018, tiến trình này sẽ đòi hỏi mất nhiều năm.
“Chúng tôi không cố gắng tạo ra một cuộc ly khai như năm 1986. Cái chúng tôi muốn là một quốc gia độc lập trong một Liên bang Hoa Kỳ, giống như Scotland vẫn là một quốc gia thuộc Vương quốc Anh. Chúng tôi cho rằng California không phải là một bang nữa” – Marinelli nói.
Bên cạnh đó, tuyên bố chung của Yes California cũng cho biết “Chúng tôi chưa biết loại hình Chính phủ mới là gì, có thể là Quốc hội hoặc Tổng thống đứng đầu. Người dân California sẽ chọn loại hình Chính phủ mà mình muốn thông qua các cuộc bầu cử”.
Thay vì đóng thuế cho liên bang, người dân California sẽ giữ lại tiền đó đóng cho nhà nước mới, như vậy khoản thuế bằng đồng đô la này sẽ giúp tăng ngân sách của California lên hàng trăm tỷ USD. Kể từ năm 1995 đến nay, số tiền người dân California đã đóng thuế cho liên bang lớn hơn rất nhiều so với các khoản chi họ nhận lại từ liên bang.
Nhóm chiến dịch này hy vọng rằng, một California độc lập sẽ tiếp tục sử dụng đồng tiền tệ của Mỹ. Đồng đô la Mỹ - USD là một loại tiền tệ thanh toán quốc tế hoàn toàn có thể sử dụng như đồng tiền chính thức ở bất cứ quốc gia nào mà không cần sự cho phéo của Chính phủ Mỹ. Chẳng hạn, Ecuador, El Salvador hay quần đảo Virgin thuộc Anh... đều đang sử dụng đồng đô la.
Về mặt lý thuyết, nông nghiệp vẫn sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của California. Nơi đây tập trung những cánh đồng và trang trại lớn nhất của Golden State với doanh thu khoảng 47 tỷ USD trong năm 2015. Những cánh đồng và trang trại này cung cấp 1/3 sản lượng rau cho toàn nước Mỹ, 2/3 hoa quả và các loại hạt, đồng thời đưa ngành nông nghiệp trở thành ngành phát triển nhất ở quốc gia này.
Trước đó, ảnh hưởng từ kết quả trưng cầu dân ý về việc Anh rời EU Brexit, những người ủng hộ ly khai ở bang Texas cũng quyết liệt vận động cho cuộc lấy ý kiến tương tự diễn ra tiếp theo để bang này tách khỏi nước Mỹ. Cuộc vận động này cũng có tên tương tự Brexit hay Calexit - Texit.
Hà My
Theo Trí thức trẻ/Business Insider

California vừa vượt Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới

California vừa vượt Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới

Với GDP đạt 2.500 tỷ USD, bang đông dân nhất của nước Mỹ cũng đã vượt qua nền kinh tế đang chìm trong suy thoái là Brazil.

Theo số liệu vừa được bang California (Mỹ) công bố, bang này đã vượt qua Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới nhờ đà tăng trưởng mạnh mẽ và đồng USD tăng giá.
Với GDP đạt 2.500 tỷ USD, bang đông dân nhất của nước Mỹ cũng đã vượt qua nền kinh tế đang chìm trong suy thoái là Brazil.
“Đây là kết quả của sự kết hợp giữa tăng trưởng tốt và đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền khác”, Irena Asmundson, chuyên gia kinh tế trưởng tại Sở Tài chính California nói.

California trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới
California trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới
Năm nay 78 tuổi, Thống đốc bang California Jerry Brown đã điều hành một nền kinh tế có cỗ máy tăng trưởng chính là các công ty công nghệ nổi tiếng thế giới (như Facebook và Apple). Hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của California cũng dẫn đầu nước Mỹ. Kể từ khi lên nhậm chức năm 2011, ông Brown đã giúp California thoát khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách liên miên và thậm chí đến nay đã đạt trạng thái thặng dư.
Nền kinh tế California tăng trưởng 4,1% trong năm 2015, gấp đôi so với mức 2,4% trung bình cả nước. Cùng kỳ, kinh tế Pháp chỉ tăng trưởng 1,1%.
Năm ngoái, California là nơi tạo ra nhiều việc làm hơn so với bất kỳ bang nào khác và nhiều hơn cả 2 bang tiếp theo là Florida và Texas cộng lại. 4 trên tổng số 10 công ty lớn nhất nước Mỹ có trụ sở ở California, trong đó có Alphabet và Facebook.
Tú Anh
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg


Những nghiên cứu về luân hồi từ những bệnh lý của trẻ nhỏ

 “Tôi không sợ chết nữa vì tôi có thể tiếp tục yêu thương; nếu tôi yêu thương, sau khi luân hồi tôi lại có thể gặp lại họ”. Đó là lời chia sẻ của Carol Bowman, tác giả của cuốn sách “Các kiếp sống trước của trẻ em”.

trẻ nhỏ, thoi mien, phương pháp, luân hồi, Kiếp trước, bệnh lý,
Nỗi sợ hãi của trẻ nhỏ có liên quan đến kiếp trước của chúng. (Ảnh: Internet)
Nhiều bậc cha mẹ đã từng nuôi con đều trải nghiệm rằng hầu hết trẻ nhỏ đều sợ những tiếng nổ lớn, lửa hoặc nước. Carol Bowman, tác giả của một số quyển sách về luân hồi, là một trong những người mẹ đã từng có trải nghiệm như thế. Không giống như hầu hết các bà mẹ khác, cô đã không làm ngơ trước nỗi sợ hãi của con. Thay vào đó, cô đã đưa con đi chữa bệnh bằng thôi miên để cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của những hiện tượng này. Những phát hiện bất ngờ của cô không chỉ làm thay đổi cách cô sống mà còn đưa cô đến với lĩnh vực nghiên cứu khoa học hiện đại – luân hồi.
Gia đình Carol sinh sống ở một khu dân cư yên tĩnh gần Media, một vùng ngoại ô của Philadelphia, Pennsylvania. Vào ngày 29 tháng 03, một buổi sáng mùa xuân mưa rả rích âm u, Carol đang được phóng viên báo Chánh Kiến phỏng vấn trong phòng thu của cô. Tác giả của cuốn sách bán chạy nhất, “Các kiếp sống trước của trẻ em”, đã kể lại quá trình cô tìm ra căn nguyên nỗi sợ hãi của con mình từ trong một kiếp sống trước của nó.
trẻ nhỏ, thoi mien, phương pháp, luân hồi, Kiếp trước, bệnh lý, Bà Carol Bowman
Vào ngày quốc khánh của Hoa Kỳ, con trai 5 tuổi Chase của cô ngắm pháo hoa bay vút lên bầu trời với những tiếng nổ xé tai, nhưng bé lại không phấn khởi như những năm trước mà lại bắt đầu khóc nức nở. Bé không chịu nín cho đến khi Carol đưa bé về nhà, cách rất xa những tiếng nổ inh tai đó. Biểu hiện bất thường của Chase làm cho Carol rất bối rối vì bình thường bé rất mạo hiểm và táo bạo.
Sau này, nỗi sợ hãi của Chase lại tiếp diễn. Đó là khi bé nghe thấy những tiếng động lớn từ những người nhảy lặn xuống nước tại một bể bơi. Nhớ tới lời khuyên của một người bạn, Carol thử tìm đến phương pháp thôi miên để giúp Chase gạt bỏ nỗi sợ hãi của bé. Những gì mà Chase mô tả trong khi được thôi miên quả là vượt quá sức tưởng tượng của Carol.
Chase, ngay từ lúc bắt đầu, đã nói rằng bé là một người lính trưởng thành, đang trốn đằng sau một tảng đá và bắn nhau với quân địch. Khói lửa và tiếng súng nổ khắp nơi. Một viên đạn đã bắn trúng cổ tay phải của bé. Vết thương đang chảy máu. Bé mô tả các tâm trạng và nỗi đau đớn của mình khi đang trong cuộc chiến. Những lời kể của Chase rất sống động, như thể bé đang thực sự ở trong tình cảnh ấy. Đúng là không thể nào một đứa trẻ 5 tuổi lại có thể trải qua một kinh nghiệm như thế.
trẻ nhỏ, thoi mien, phương pháp, luân hồi, Kiếp trước, bệnh lý,
Chase, ngay từ lúc bắt đầu, đã nói rằng bé là một người lính trưởng thành. (Ảnh minh họa từ Internet)
Carol vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra rằng vết thương mà Chase mô tả trên cổ tay phải nằm đúng chỗ vết ngứa mẩn đỏ ngoan cố mà bé đã phải chịu đựng từ khi còn nhỏ. Bé luôn gãi cổ tay cho đến khi bật máu. Carol thường phải băng cổ tay của bé lại để không cho bé gãi và tránh bị chảy máu thêm nữa. Thật đáng ngạc nhiên, chỉ trong vài ngày sau khi được thôi miên hồi quy về một kiếp sống trước của một người lính, vết chàm trên cổ tay phải của Chase đã biến mất hoàn toàn, và đã không còn bị lại nữa. Nỗi sợ tiếng động lớn cũng được chữa lành.
Từ kinh nghiệm cá nhân này, Carol trở nên quan tâm đến việc nghiên cứu về luân hồi của trẻ nhỏ. Kể từ lúc đó, cô đã dành toàn bộ thời gian sưu tầm và lập hồ sơ các ca luân hồi của trẻ em trong suốt 10 năm. Cô đã viết hai cuốn sách, “Các kiếp sống trước của trẻ em” và “Trở về từ Thiên đường” dựa trên những nghiên cứu của mình.
Trong cuốn “Các kiếp sống trước của trẻ em”, những ca của Chase và các trẻ em khác đã từng nhớ về các kiếp trước được mô tả chi tiết. Chương một, “Hướng dẫn nhận biết ký ức của trẻ em về các kiếp trước” giúp cha mẹ phân biệt giữa trải nghiệm về các kiếp trước của con mình với những thứ chúng tưởng tượng ta, và cách xử lý tình huống khi con bạn trải qua ký ức về các kiếp trước. Cuốn sách này cũng được xuất bản bằng tiếng Trung.
trẻ nhỏ, thoi mien, phương pháp, luân hồi, Kiếp trước, bệnh lý,
Carol Bowman đã viết hai cuốn sách ‘Các kiếp sống trước của trẻ em’ và ‘Trở về từ Thiên đường’ dựa trên những nghiên cứu của mình. (Ảnh: Internet)
Trong suốt hơn 10 năm thu thập những ca nghiên cứu, Carol nói rằng điều làm cô xúc động nhất là có rất nhiều trẻ em ở Mỹ có thể nhớ lại và mô tả những trải nghiệm về các kiếp trước của chúng. Hầu hết, bố mẹ chúng chỉ coi đó như là trí tưởng tượng trẻ con và làm ngơ đi. Một số vấn đề tâm lý trẻ em, chẳng hạn như nỗi sợ hãi, mà liên quan đến trải nghiệm trong các kiếp trước có thể được chữa lành bằng phương pháp thôi miên.
Mục đích của cô khi viết sách này là để giúp các bậc phụ huynh giao tiếp tốt hơn với con mình. Việc giao tiếp với con bạn khi chúng nói về các trải nghiệm kiếp trước của chúng rất hữu ích. Nếu làm ngơ và gạt đi những ký ức về luân hồi của trẻ thì sẽ mất cơ hội chữa lành các bệnh lý của con bạn.
Carol nói rằng trải nghiệm cá nhân và nghiên cứu của cô về luân hồi trong hơn 10 năm qua đã cho cô những hiểu biết về sinh tử, rằng mỗi người không chỉ có một cuộc đời, rằng nguyên thần của người ta sẽ vẫn tồn tại sau khi chết.
Con người ta có thể được luân hồi trở lại làm người. Cuộc đời con người giống như một sân khấu. Mỗi một kiếp sống giống như một vai diễn trên sân khấu đó. Sống tốt với người khác chính là cách để được người khác đối đãi tử tế với mình.
Cô nói:
Tôi không sợ chết nữa vì tôi có thể tiếp tục yêu thương; nếu tôi yêu thương, sau khi luân hồi tôi lại có thể gặp lại họ. Khi chúng ta học được cách yêu thương, cách sống trong yêu thương, và đề cao bản thân bằng hành động và suy nghĩ tử tế, chúng ta sẽ trở nên thư thái hơn, càng ngày càng thanh tỉnh hơn, và cuối cùng hoà mình về với vị Thần sáng tạo sinh mệnh.
Điều này nói lên rằng, thông qua liên tục đề cao tư tưởng và hành động, người ta sẽ càng ngày tiến gần tới cảnh giới của Thần, trở nên càng ngày càng từ bi hơn, và sẽ biết được quan hệ nhân duyên giữa các sinh mệnh”.
Theo Chanhkien.org