Thursday, August 31, 2023

TÂN CẢNH THẤT THỦ - Theo lời kể của các cố vấn Mỹ của sư đoàn 22 bộ binh

                       

                             Căn cứ Tân Cảnh 

Căn cứ Tân Cảnh chụp bởi một ng lính thuộc đại đội C thuộc TĐ 2/35 của sđ 4 bộ binh Mỹ.

                
                      

- "Thượng Đế ở về phía nào có pháo binh tốt. Trong chiến tranh, tinh thần của người lính bằng ba lần sức mạnh của đơn vị." -- Hoàng đế Napoléon. Tạm dịch từ: God is on the side with the best artillery. In war, the moral is to the physical as three to one. 

LỜI NÓI ĐẦU:  Nhờ lang thang trên mạng, tôi đã biết trong trận Dak To - Tân Cảnh 1972, John Paul Vann, cố vấn trưởng của QĐ 2 đã dùng trực thăng riêng để nhiều lần đáp xuống Tân Cảnh cứu hết cố vấn. Thông tin này đã dẫn tôi đến bài sau đây nói về những giờ phút cuối cùng tại bộ tư lịnh (BTL) của sđ 22 bộ binh VNCH năm 1972. Bài viết này có nhiều thông tin chưa từng đăng trên báo chí Việt ngữ ở hải ngoại. Dù được kể rất chi tiết bởi các cựu cố vấn của sđ 22 nhưng bài viết này ko thể nào giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ vì phần lớn họ chỉ viết về các hoạt động của cố vấn Mỹ. Trong khi đó, sau 1975, nhiều sĩ quan VNCH từng dự trận này, nhưng do nhiều lý do khác nhau đã ko viết lại những gì mình biết hay thấy trong trận này. Chỉ có vài người như các ông Tôn Thất Hùng, Trịnh Tiếu, Bùi Đức Lạc, Hà Quế Linh, Nguyễn văn Thịnh,  đã viết về trận Tân Cảnh 1972, nhưng ko đầy đủ như bài viết trên đây của cố vấn Mỹ. Vì sau khi rút quân về nước sau năm 1973, họ mang theo gần như toàn bộ các báo cáo sau khi hành quân (after action report) trong thời gian làm cố vấn cho các đv VNCH, kèm theo là bản đồ hay phóng đồ hành quân, v.v... Trong khi đó, các cựu chiến binh VNCH, khi viết hồi ký phần lớn chỉ dựa vào trí nhớ, nên dễ thiếu sót -- trừ một số ít có trí nhớ phi thường như cựu thiếu tá Vương Mộng Long.

Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 38 đến 42 của chuyên khảo (monograph) này. 

. . . 

BÀI I - TRẬN TẤN CÔNG VÀO CĂN CỨ TÂN CẢNH

"Ngày 18/4 căn cứ hỏa lực (CCHLCharlie ở đầu phía bắc của Rặng Hỏa Tiển (Rocket Ridge) đã bị pháo hơn 300 đạn đại bác 105 ly và 75 ly ko giật, theo sau là cuộc tấn công của bộ binh thuộc trung đoàn 48 csbv. Rặng núi này được gọi là Rặng Hỏa Tiển vì địch quân thường bắn hỏa tiển từ núi này -- người dịch. Dù được trực thăng Cobra và chiến đấu cơ hỗ trợ hết mức, lúc 22:30 giờ TĐ 11 Dù buộc phải rút lui. Thiếu tá John Duffy, cố vấn của TĐ, là người cuối cùng rời vị trí. Ông cho biết 5 trong số 9 súng phòng không bao quanh CCHL đã bị phá hủy và có cả ngàn xác địch quân phơi thây trên hàng rào phòng thủ. 

Trung đoàn 42 và 47 VNCH đã tiếp tục cố gắng kiểm soát các đồi núi quanh các căn cứ Tân Cảnh và Dak To II, cách đó 5 km về phía tây, nhưng từ từ rút về căn cứ chánh. Vào ngày 19/4, TĐ 1/42 đã bị vây bởi khoảng hai TĐ CSBV, khiến ko thể tiếp tế. Đại tá Đạt đã ko thể tiếp cứu lực lượng này. Sau khi hết đạn, 63 trên quân số 360 người của TĐ này đã về được căn cứ của trung đoàn. 

Ngày 20/4 bộ tổng tham mưu đã yêu cầu QĐ II trả lại lữ đoàn dù để đưa ra vùng 1. Thay thế họ sẽ là liên đoàn (6 BĐQ bốc từ Huế, và trung đoàn 53 của sđ 23 bộ binh.

Lúc 19:30 giờ ngày 21/4, sau khi bị tấn công dữ dội nhiều ngày bằng pháo, CCHL Delta bị tràn ngập. Quân phòng thủ gồm một đại đội Dù và một đại đội của LĐ 2 BĐQ đã cầm cự cho tới khi quân tấn công được ba xe tăng hỗ trợ. Để bù đắp những thất bại trên Rặng Hoả Tiển và phòng thủ chiều sâu, tướng Ngô Dzu đã di chuyển một số đại bác về Diên Bình trong quận Dak To.Trước đó mấy tuần, Vann (cố vấn QĐ 2) đã đề nghị như vậy nhưng tướng Dzu ko nghe. 

Vào ngày 23/4 việc phòng thủ ở Tân Cảnh có vẻ thỏa đáng. Một số CCHL của Dù hay BĐQ trên Rặng Hoả Tiển vẫn nhận được tiếp tế. Các cố vấn cho biết tinh thần của các đơn vị này rất cao. Trung đoàn 47 ở Dak To II có một đại đội (company) chiến xa và một TĐ dù yểm trợ. Họ cũng có hai đại bác 106 ly không giật và nhiều súng chống tăng M-72 (LAW). Sư đoàn 22 ở Tân Cảnh có trung đoàn 42 và một TĐ của trung đoàn 41 nằm gần căn cứ. Quân phòng thủ ở đây gồm 1.200 người, bao gồm 900 người làm về hành chánh tiếp vận, ko có kinh nghiệm chiến đấu. Để chống tăng, căn cứ có hai súng 106 ly không giật, hơn 100 khẩu M-72, và một đại đội tăng M-41. Ngoài ra còn có 50 đại bác 105 và 155 ly. Khu vực này có vẻ đã chuẩn bị kỹ cho một cuộc tấn công của nhiều sđ đang đe dọa nó. Nói thêm: tuy căn cứ Tân Cảnh có quân số 1.200 người như trên nhưng có đến 900 người lo về hành chánh tiếp vận, ko được tổ chức hay biên chế để phòng thủ căn cứ. Trong căn cứ, ngoài đại đội xe tăng, các pháo đội, hậu cứ của sđ 22 và trung đoàn 42; còn có đại đội 22 và 42 trinh sát để bảo vệ bộ tư lịnh, và thương binh hay lính hết phép chờ ra hành quân -- người dịch. 

Vào ngày 23/4, dù những dấu hiệu rõ ràng của một tấn công của địch đã có từ đầu tháng Giêng, chiến dịch mà người ta chờ đợi đã lâu vẫn chưa bắt đầu. Những cuộc chạm súng với những đơn vị của CSBV đã gia tăng đáng kể trong 2 tuần trước đó vì khu vực Tân Cảnh- Dak To II đã bị bao vây. Pháo binh địch đã gia tăng từ 20 tới 50 viên mỗi ngày vào cuối tháng Ba và đầu tháng Tư trở thành khoảng 1.000 viên mỗi ngày trong 2 tuần trước. Cộng quân đã kiểm soát những khu vực phía bắc và đông của căn cứ Tân Cảnh và có thể bắn chính xác vào căn cứ. 

Vào ngày 23/4, nằm trên nóc một hầm trú ẩn ở phía đông bắc của chu vi phòng thủ của căn cứ Tân Cảnh, đại úy Raymond Dobbins, quyền cố vấn trưởng của trung đoàn 42 VNCH, ko để ý nhiều đến những loạt đại bác và hỏa tiền, thường xuyên rơi như mưa vào tiền cứ này của sư đoàn 22. Hậu cứ của sđ vẫn còn ở tỉnh Bình Định — người dịch. Dù hoàn toàn phơi mình trước hỏa lực chính xác và chết người nầy, ông vẫn bình tỉnh gọi máy bay Mỹ tấn công các mục tiêu do các cấp chỉ huy Việt Nam cung cấp. Ông đã biết rằng một TĐ của 42, ý nói trung đoàn 42, yểm trợ bởi bốn chiếc M-41, trong một cuộc hành quân (HQ) gần đó, đã bị pháo dữ dội bởi hỏa tiển 122 ly, pháo 130 ly, và cối 82 ly và rất cần không lực Mỹ mà ông đang điều chỉnh — trong khi họ lại được lịnh tiến vào một khu vực rất nguy hiểm kế cận tuyến phòng thủ của họ. Ông vừa thoáng nhìn khu vực cổng chánh nơi một chiếc M-41 vừa đi qua để tải thương một người lính. Vào lúc đó một ánh sáng lóa lên và sau đó là một tiếng nổ chứng tỏ xe tăng này bị trúng đạn chống tăng và hủy diệt. Vì nghĩ rằng đó là đạn B-40 nên một sĩ quan VN đã gọi cho đại úy Dobbins. Ông liền báo cáo vị trí chiếc M-41 này cho trung tâm hành quân của sư đoàn, viết tắt là DTOC, mà người nhận là thiếu tá Jon Wise, cố vấn của phòng 3 sư đoàn 22. Ông này báo ngay cho đại tá Philip Kaplan, cố vấn trưởng của sđ và trung tá Terrence McCain, cố vấn phó của sđ. Sau khi thảo luận, cả ba nhận định rằng ko thể là hỏa tiễn B-40 vì tầm hoạt động của nó chỉ 200 m và địch ở cách chiếc tăng này trên 500 m. Đại tá (ĐT) Kaplan, trung tá McCain và thiếu tá George Carter, cố vấn trưởng của thiết đoàn 14 đi đến chiếc xe tăng này. Vào lúc đó một phi đạn điều khiển bằng dây lướt nhanh (whisk) qua đầu họ và trúng một xe tăng khác khoảng 150 m ở phía bắc vị trí của họ ở cổng chánh. McCain chạy nhanh tới xe này và thấy một lổ nhỏ cỡ một đồng đô-la (silver dollar) ở phần giáp sắt phía trước. Đồng silver dollar hình tròn, đường kính 38.1 mm, dầy 2.4 mm -- người dịch. Ở bên dưới xe tăng là phần đuôi của hỏa tiển. Quan sát kỹ lưỡng, họ thấy hỏa tiển này có đường kính khoảng ba inch hay 7.62 tấc với hai cuộn dây (bobbin) và hai lổ thoát hơi (nozzle) ở trên thân của nó. Ba cố vấn nhanh chóng trở về trung tâm hành quân (TTHQ) của sđ trong khi Dobbins tiếp tục điều chỉnh không kích. Trước khi ba vị này tới TTHQ của sđ, thêm hai hỏa tiển loại này được bắn đi từ một cao điểm ở phía đông bắc kế cận một chùa Phật giáo. Cả ba người đồng ý rằng việc sử dụng vũ khí tối tân này có thể là hiệu lệnh bắt đầu của một tấn công lớn mà mọi người chờ đợi từ lâu. Vào lúc đó một tiếng nổ lớn làm rung chuyển mạnh (rock) TTHQ của sđ khiến mọi người và đồ vật văng tung tóe (crash about); kế đó mọi thứ đều yên tỉnh ngoại trừ tiếng đại bác của địch tiếp tục rơi trên mặt đất.



TTHQ của sđ là một hầm chống pháo kích rất chắc chắn có diện tích 45 x 30 feet hay 13.7 mét x 9.1 mét, làm từ xà gỗ và vỉ PSP, một loại vỉ sắt dùng để lót các sân bay dã chiến — người dịch. Hầm ở cách mặt đất khoảng 8 feet hay 2.4 mét và trên nấp hầm có hai lớp bao cát. Tác động của vụ nổ đã thổi bay vài bức tường. Phòng truyền tin và máy móc và phòng ngủ của các sĩ quan của TTHQ bị hư hại nặng. Trong khi trung tá McCain được đỡ dậy (pull to his feet), ông vẫn tiếp tục ù tai do tiếng nổ. Sau đó ông cũng biết đại tá Kaplan và thiếu tá Wise bị thương nặng ở đầu. Không có người Mỹ nào khác bị thương, nhưng có khoảng 20 quân nhân VNCH chết và bị thương nặng nằm trên sàn nhà đầy mảnh vụn của TTHQ sđ. Trung úy John Jones, một sĩ quan thuộc phòng 3, và đại uý David Stewart, cố vấn về truyền tin của sđ, đã bắt đầu băng bó cho Wise và Kaplan, trong khi McCain điều trị các thương binh VNCH. Trong khi người bị thương được săn sóc, đại tá Kaplan đã nhận thấy khói bắt đầu phủ đầy TTHQ của sđ. Những thanh gỗ tẩm dầu (creosoted timber) dùng để gia cố ở khu vực truyền tin của TTHQ đã bắt lửa (ignite) do vụ nổ và bắt đầu cháy dữ dội. Nói thêm: Để chống mối mọt cho gỗ, người ta thường ngâm gỗ trong chất creosote — người dịch. Không có bình chữa cháy, và sau vài lần dập tắt lửa vô vọng bằng nước, cuối cùng mọi người đều phải rời bỏ TTHQ.

Trong khi đó, Stewart và thiếu tá Julius Warmath đã bắt đầu lập một TTHQ mới của sđ trong TTHQ của trung đoàn 42, cũng nằm trong căn cứ Tân Cảnh, bằng cách dùng máy móc truyền tin của Mỹ. Sư đoàn 22 từ từ đã lấy lại phần nào sự điềm tỉnh (composure) của nó, nhưng một hạt giống nghi ngờ đã bắt đầu nảy mầm (plant) trong đầu của vị tư lịnh, tức đại tá Đạt. Phi đạn điều khiển bằng dây này, ko những chỉ tàn phá TTHQ của sđ, mà còn tàn phá sự tin tưởng của quân nhân của sđ 22 vào chính họ. Một cảm tưởng rằng quân CSBV là những chiến binh giỏi và sẽ chiến thắng có vẻ đã xuất hiện gần như trong đầu mọi người. Vào buổi trưa, địch quân đã gây tổn thất lớn lao (take a heavy toll) cho các lực lượng VNCH qua việc dùng phi đạn điều khiển bằng dây này. Nói thêm: Người ta phân biệt hỏa tiển (rocket) với phi đạn (missile) vì phi đạn có thể điều khiển, ví dụ như phi đạn Sagger trong trường hợp này, còn hỏa tiển ko thể điều khiển như hỏa tiển 122 ly — người dịch. Năm chiếc M-41 trong căn cứ hoàn toàn bị hủy diệt bởi các phi đạn này. Ngoài TTHQ của sđ còn một số bunker cũng bị phá hủy bởi nó. Nhưng sự tàn phá quan trọng nhứt là tâm lý. Lúc 11 g trưa, John Paul Van, cố vấn của QĐ 2, dù hỏa lực nặng nề của pháo binh địch, đã đáp xuống Tân Cảnh để hỏi thăm tình hình suy sụp (decay) này. Ông đã nhận thấy rằng quân VNCH KHÔNG PHẢN PHÁO (counterbattery fire) và rằng việc tải thương các thương binh VN hoàn toàn do phía Mỹ đảm trách. Sau khi thảo luận tình hình này với các cố vấn, Vann ra lịnh cho họ thực hiện kế hoạch thoát thân và lẩn trốn. Kế đó ông bay đi, mang theo vài nhân viên dân sự từng làm việc với các cố vấn Mỹ.

Trung tá McCain và thiếu tá Warmath đã làm việc liên tục trong buổi chiều để bảo đảm mọi người bị thương được di tản. Ngoài việc liên lạc với trực thăng dưới làn pháo địch, các cố vấn cũng khiêng thương binh ra trực thăng. Các cố vấn còn lại thì liên lạc với không quân để tấn công các mục tiêu gần căn cứ. Ngoài đạn pháo binh địch càng lúc gia tăng và những cuộc chạm súng nhỏ có tính thăm dò, phần còn lại của buổi chiều và lúc trời sụp tối đã qua đi mà ko có biến cố nào đáng kể. Tuy nhiên khoảng 19 g tối, lợi dụng lính VNCH mãi núp trong hầm để tránh pháo, từ một cao điểm gần sân bay L-19, mười lính CSBV đã dàn hàng ngang và bắn B-40 và B-41 vào kho đạn. Một trong những quả B-40 này đã gây cháy lớn khiến đạn nổ liên tục và tiêu hủy mọi đạn dược. Lúc 21 g, đại úy Richard Cassidy, cố vấn của Quận Dak To, đã nghe ông quận trưởng nói rằng xe tăng địch di chuyển ngang ấp Dak Brung để tới BCH chi khu Dak To. Cassidy đã chuyển tin này tới TTHQ của sđ 22 và yêu cầu một máy bay gunship C-130, có danh hiệu truyền tin là Spectre (Bóng Ma), lên vùng để đối phó đe dọa này.

Lúc 23 g chiếc Spectre đã tới khu vực Tân Cảnh và lập tức bắt đầu rà quét khu vực ấp Dak Brung bằng thiết bị theo dỏi bằng tia hồng ngoại và vô tuyến truyền hình. Sau 15 phút, chiếc C-130 gunship này đã xác định vị trí (locate) của một đoàn 18 xe tăng chạy từ tây sang đông tiến tới chi khu Dak To. Chiếc Spectre báo cáo phát hiện này cho các cố vấn của sđ 22 và đã bắt đầu bắn xe tăng với đại bác 105 ly. Sự phát hiện này đã khiến hoạt động ở Tân Cảnh nhộn nhịp lên (flurry). Trung tá Nguyễn hữu Thông, chỉ huy trung đoàn 42, bảo vị trung đoàn phó tới tháp nước ở tây bắc của chu vi phòng thủ để liên lạc với không quân đánh vào địch quân đang tới gần. Đại úy Ken Yonan, cố vấn của vị trung đoàn phó này, đã đi theo ông này tới tháp nước và chuẩn bị liên lạc với Spectre khi đoàn xe tăng hướng về Tân Cảnh. Vì nghĩ rằng một cuộc tấn công lớn lao có vẻ đang tới gần và quân VNCH KHÔNG CÓ BIỆN PHÁP GÌ ĐỂ PHẢN CÔNG, đại tá Kaplan họp các cố vấn và nói rõ cho họ về kế hoạch đào thoát và lẫn trốn. Kế đó ông yêu cầu họ ở trong các hầm trú ẩn để chờ đợi hậu quả của những đụng độ sắp xảy ra. 

Trong khi đó chiếc C-130 gunship báo cáo đã bắn trúng ba xe tăng gần ấp Dak Brung. Lính ĐPQ tới gần một trong ba xe này nhưng thấy xe ko hư hại đáng kể, có lẽ bộ đội trên xe đã bỏ xe mà chạy khi bị Spectre tấn công — người dịch. Khi một toán đặc công CSBV xuất hiện trên đường, lính ĐPQ bỏ chạy, và địch quân lái xe đi mất. Rõ ràng, đại bác 105 ly của Spectre đã ít thành công khi diệt tăng. Vì đối với xe tăng T-54 của Liên Xô (LX) hay T-59 của Trung Cộng, khi bị bắn từ trên cao với đạn nổ mạnh, điểm yếu của chúng là bình xăng ở sau xe hay ngăn chứa động cơ ở sau xe. Bắn trúng nơi khác trên xe chỉ gây thiệt hại cho người nhưng ko thể làm xe bị phá hủy.

Khoảng giữa đêm, đoàn xe tăng này đã quay về hướng nam để tiến về Tân Cảnh và sđ 22. Đại tá Kaplan đã yêu cầu chỉ huy pháo binh VN cho cấp dưới bắn xe tăng địch trước khi họ bị tràn ngập. Lời yêu cầu đã được đáp ứng khi bốn tràng đại bác được bắn đi và Spectre cho biết đạn đại bác đã trúng một xe bồn chỡ xăng và rơi năm feet hay 1.5 mét cách một T-54 khác. Kaplan đã khen ngợi cố gắng này, nhưng một đợt phản pháo dồn dập của địch đã khiến lính pháo binh VNCH chạy nhốn nháo (scurry) về hầm trú ẩn của họ và đã chấm dứt mọi cố gắng chống cự địch bằng pháo binh của mình.

Để tới căn cứ của sđ 22, đoàn xe tăng này phải qua hai cầu. Cả hai cầu được bảo vệ bởi một trung đội ĐPQ. Vì ko có súng chống tăng, họ đã rút chạy khỏi vị trí. Sự kiện này đã chứng tỏ thiếu phối hợp giữa quân chính quy và ĐPQ. Hai cầu nằm trên đường tiến sát tới căn cứ Tân Cảnh và bắc qua những suối mà xe tăng ko thể vượt qua (unfordable). BTL SĐ 22 BB đã nghĩ rằng tiểu khu (TK) đã có kế hoạch phá cầu bằng chất nổ khi có lịnh, nhưng thực tế TK đã ko làm gì hết. Đúng là chết được — người dịch. Đoàn xe tăng tiếp tục tới ngoại ô của thị trấn Tân Cảnh. Một số xe ngừng ở đây nhưng những chiếc khác chạy về Dak To. Spectre xin được bắn những chiếc đã vào Tân Cảnh, nhưng bị từ chối vì có thân nhân của lính VNCH trong thị trấn. Nói thêm: thị trấn hay làng Tân Cảnh nguyên trước đây là làng Kon Hơ-jao, nằm ngay ngã ba QL-14 với tỉnh lộ 512 (chạy tới trại LLĐB Ben Het). Trước 1972, thị trấn rất sầm uất, có chợ búa, rạp hát, v.v...Căn cứ Tân Cảnh ở tây nam của thị trấn này, và bên trái của TL 512, trước đây là hậu cứ của trung đoàn 42 thuộc sđ 22 bộ binh, trong căn cứ có tháp nước; nay do nhu cầu chiến trường nên BTL sđ đã dời về đây. Riêng chi khu (CK) Dak To, nằm ở chính bắc và cách thị trấn Tân Cảnh khoảng 5km. Vì nghĩ rằng T-54 sẽ tiến về căn cứ Tân Cảnh từ Ben Het, nên phần lớn M-41 đã lên bảo vệ trại LLĐB này. Theo bài này, T-54 đã tiến về Tân Cảnh bằng cách chạy ngang CK Dak To -- người dịch. 



Dobbins thuyết phục trung tá Thông lập các toán tìm và diệt tăng bằng cách lấy người từ một đại đội của trung đoàn 42. Cố gắng này đã có kết quả khi hai chiếc T-54 bị bắn cháy ở phía tây của làng. Lúc 0326 giờ ngày 24/4, Spectre báo cáo có 10 xe tăng rời làng Tân Cảnh tiến về một cao điểm ở Bắc của căn cứ, gần sân bay L-19. Những chiếc còn lại tiến về phía nam của Làng Tân Cảnh và chuyển về hướng tây tới căn cứ. Chiếc Spectre này bay về Pleiku để tiếp xăng và đạn dược và được thay thế bởi một Spectre khác trang bị 2 đại bác 20 ly và hai khẩu 40 ly ko thể hủy diệt T-54. Tuy nhiên, từ trên tháp nước cao, đại úy Yonan vẫn có thể chỉ điểm cho Spectre tác xạ vào những đơn vị bộ binh địch đang tiến gần căn cứ.

Dobbins đã ở phía đông của chu vi gần cổng chánh với trung tá Thông từ khi nhận tin về thiết giáp địch. Lúc gần 6g sáng, chiến xa đã tấn công xuyên qua lớp sương mù của sáng sớm. Chúng dùng đại liên 12.8 ly bắn vào các bunker trên chu vi phòng thủ gần cổng chánh. Cùng lúc đó, những xe tăng vừa chuyển lên cao điểm gần sân bay L19, nay từ đó yểm trợ cho bộ binh tấn công vào chu vi phía bắc, trong khi một lực lượng bộ binh tấn công vào chu vi phía nam, bảo vệ bởi đại đội trinh sát của trung đoàn 42. Dobbins báo cáo cho TTHQ về tình hình chiến xa địch và lính VNCH ồ ạt vượt qua hàng rào kẽm gai để rút lui. Lần đầu tiên thấy và nghe chiến xa địch đã khiến 900 lính vô kỷ luật và ko ai chỉ huy này đã bỏ chạy trong sợ hãi — Đây là lính trước giờ chỉ ở hậu cứ của sđ ở Bình Định, chuyên lo về hành chánh tiếp vận, chưa có kinh nghiệm chiến đấu như lính ở các đv tác chiến — người dịch.

Những xe tăng này vượt qua cầu và chạy hàng một về cổng chánh. Dobbins và trung tá Thông vẫn ở gần cổng chánh để cố gắng giữ vững tinh thần binh sĩ tác chiến dưới quyền trước cảnh lính của hậu cứ sđ chạy tán loạn trong kinh hoàng.

Sau khi nhận tin lính của hậu cứ sđ bỏ chạy, Kaplan ra lịnh cho cố vấn sđ chuẩn bị để trực thăng bốc đi nếu quân VNCH ko giữ được Tân Cảnh. Năm phút sau, Dobbins báo cáo xe tăng địch đã ở cổng chánh và quân VNCH ko thể cản chúng. Liên lạc truyền tin bị cắt do ba quả 105 ly rơi trúng TTHQ và làm ngả an-ten. Lúc này các cố vấn nghĩ rằng họ ko thể làm gì trước tình hình này. Họ rời TTHQ, mang theo súng, máy truyền tin, và hai M72 và tìm đường về tháp nước. Yonan vẫn ở tháp nước với hy vọng phá vỡ cuộc tấn công nếu máy bay tới. Xui xẻo thay, sương mù buổi sáng khiến máy bay ko còn hoạt động hiệu quả và trực thăng gunship thì 30 phút nữa mới tới. Đại úy Stewart, đang mang một PRC-25, gọi Yonan rời khỏi tháp nước và di chuyển với họ về hướng tây nơi mà trực thăng sẽ bốc. Yonan trả lời ko thể đi vào lúc này, nhưng sẽ gặp họ sau đó. Cuộc nói chuyện bị gián đoạn vì hai đạn đại bác T-54 nổ trên tháp nước. Stewart lại gọi cho Yonan khuyên nên rời tháp nước gấp nhưng Yonan trả lời tuy ko bị thương nhưng ko thể rời vào lúc này.

Bất chấp đạn pháo của đối phương, các cố vấn chạy về hàng rào phòng thủ phía tây. Ở đó họ thấy một T-54 đang cháy chạy rất nhanh (barrel down) trên đường từ hướng bắc ngay bên ngoài hàng rào kẽm gai. Xe tăng đã chạy qua vị trí của họ trước khi họ bắn xe này bằng M72. Tuy nhiên, khi chiếc thứ hai trong tầm nhắm, trung tá McCain và trung úy Jones đã thất vọng vì súng M72 bị trục trặc khiến chiếc này cũng chạy qua luôn. May mắn cho họ ko có bộ binh tùng thiết theo hai xe này. Lợi dụng cơ hội quý giá này, các cố vấn băng nhanh qua đường. Trước mặt họ là bãi mìn dài 200 m của phe ta. Một lính VNCH bị thương nằm gần đó. Trong khi được sơ cứu, người lính nói với cố vấn rằng y biết đường đi qua bãi mìn. Y đã dẫn họ đi qua bãi mìn tới phía bên kia của khu rừng thưa (clearing). Tới đây họ nghỉ ngơi chốc lát và suy nghĩ về bước kế tiếp. 

Ông Vann đã thức suốt đêm trước đó khi tin tức liên tục gửi đến Pleiku. Khi trời mới hừng sáng, ông và phi công của ông, đại úy Richard Todd, trên đường bay tới Tân Cảnh. Ông đã ko thể liên lạc với các cố vấn từ khi thiết giáp địch tấn công BTL của sđ 22 bộ binh. Khi ở trên bầu trời Tân Cảnh, ông đã liên lạc với Steward đang ở dưới đất. Vann đã xem xét tình hình và hỏi cách nào tốt nhứt để cứu các cố vấn. Đại tá Kaplan, cố vấn trưởng của sđ 22 đã trả lời rằng họ sẽ di chuyển thêm 200 m về phía tây để tránh đạn súng nhỏ. Khi sáu cố vấn di chuyển, ba người cố vấn còn lại bắn che chỡ cho họ, sau đó họ đã gặp nhau. Cuối cùng họ quyết định rằng Vann có thể đáp xuống bằng chiếc OH-58 của ông để bốc toán cố vấn đầu tiên. 


Đó là thiếu tá Carter, thiếu tá Warmath, đại úy Keller, thiếu úy Jones, trung sĩ Ward và hạ sĩ Zollenkopher. Trong khi Vann cất cánh với nhóm cố vấn này, vài lính VNCH quá sợ hãi đã bám vào càng trực thăng. Sợ rằng các người lính này sẽ rớt trước khi máy bay tới trại Ben Het, ông đáp xuống căn cứ Dak To II, nơi trung tá Robert Brownlee và đại úy Charles Carden, cố vấn của trung đoàn 47 bộ binh, đang chờ họ. Sau đó Vann trở lại Tân Cảnh để cứu các cố vấn còn lại. Khi máy bay vừa đáp xuống, khoảng 15-20 binh sĩ VNCH quá sợ hãi tràn lên máy bay. Khi cố gắng cất cánh, máy bay đã rơi, nhưng Vann và đại úy Todd thoát được. Sau đó, một máy bay khác đã cứu họ và sau đó tìm (locate) được ba cố vấn còn lại gồm Kaplan, McCain và Stewart. Các người lính VNCH hoảng loạn, lần nữa đã cố gắng trèo lên máy bay nhưng ko thành công, và máy bay đã cất cánh mà ko có họ. 30 phút sau, máy bay đã đáp xuống Pleiku". 

. . . 

Chuyển ngữ từ trang 38-42 của: Wayback Machine (archive.org)

Bài thứ hai sẽ là trận đánh ở căn cứ Dak To II, sẽ dịch sau. 

=================

PHẦN ĐỌC THÊM: Sau đây là đặc điểm của máy bay AC-130.

1/ Phiên bản AC-130 H (Spectre), đã dùng trong trận Dak To -Tân Cảnh. Trang bị:

2 đại bác 20 ly M61 Vulcan.

1 đại bác 40 ly L/60 Bofors bắn 120 viên/phút.

1 đại bác 105 ly bắn 6-10 viên/phút.

2/ Phiên bản AC-130 U (Spooky II) trang bị:

1 đại bác 25 ly GAU-12/U Gatlin 5 nòng bắn 1.800 viên/phút.

1 đại bác 40 ly L60 Bofors 120 viên phút.

Ở phiên bản này, có hệ thống áp lực khoang tàu (cabin pressure system) khiến phi hành đoàn có thể bay cao và bay xa hơn. Hiện nay các máy bay dân sự đều có hệ thống này.

San Jose ngày 3 tháng 9 2023.

Tài Trần

=======


 















Monday, August 28, 2023

CHIẾN XA M-48 CÓ MẶT HAY KHÔNG TẠI DAK TO-TÂN CẢNH NĂM 1972?

                                    




                     


I/ Lời nói đầu: 

Thời gian gần đây, có một cựu chiến binh BĐQ đã viết như sau về trận Dak To -Tân Cảnh 1972:

"Ngoài ra, tiểu đoàn còn được tăng cường 5 chiếc chiến xa hạng nặng M.48, có đại bác 175 ly nòng dài, đại bác 90 ly và đại liên 50 ly… Nhiệm vụ là để bảo vệ, và phòng thủ căn cứ chiến lươc Lam-Sơn Tân-Cảnh". (Hết trích).

https://hung-viet.org/a10642/nguoi-ve-tu-tan-canh

Nếu tôi ko lầm, lúc đó ở khu vực Dak To và Tân Cảnh không có M-48 mà chỉ có M-41, xem hình. Dù thời điểm đó, ở QK-1, đã có M-48, do QLVNCH nghĩ rằng quân CSBV thừa khả năng để dùng chiến xa T54 hay PT76 do gần hậu phương vững chắc của họ, nằm bên kia vĩ tuyến 17. Nên nhớ muốn cho chiến xa hoạt động phải có kho bãi chứa xăng dầu cũng như đạn dược để sẵn tại kế cận khu vực mà nó sẽ hoạt động; nó ko thể ngừng chiến đấu vì thiếu xăng hay hết đạn. Tăng T-54 mang theo 43 đạn đại bác 100ly. Bình xăng chứa 580 lít, có thể mang thêm những thùng nhỏ chứa tới 400 lít. Chạy xa 325 km, nếu có bình xăng phụ chạy xa 610 km, trên đường ko tráng nhựa.

Nếu căn cứ Tân Cảnh hay Dak To II được bảo vệ bởi M-48 thì hai căn cứ này ko dễ dàng thất thủ như vậy vì M-48 có nhiều điểm vượt trội hơn T-54. 



Vì nghĩ như vậy, tôi đã tìm tòi trên mạng để kiểm chứng ý kiến của mình. Sau đây là một bài về Cuộc Chiến của Thiết Giáp Binh tại Việt Nam do bộ quốc phòng Mỹ in. 

===========

. . . 

"Tại quân khu (QK) 2, các hoạt động của địch về bản chất cũng giống ở QK 1. Vào giữa tháng 12/1971, máy bay thám sát của không kỵ Mỹ đã xác nhận những báo cáo trước đó về các cuộc chuyển quân lớn trong khu vực biên giới tiếp giáp Cambodia và Lào. Máy bay của chi đoàn 7/17 Không kỵ Mỹ đã tấn công 2 xe tăng và thấy 4 chiếc khác phía tây của Kontum ngày 25/1/1972, nhưng các cố vấn Mỹ ở QK-2 đã không nhận ra tầm quan trọng của các báo cáo này. Các báo cáo cho biết các đv địch đang tập trung quân cho một chiến dịch nhắm vào TP Kontum và Pleiku, và có sự hỗ trợ của các cuộc tấn công của các đv VC địa phương ở bình nguyên ven biển nhằm nghi binh và đánh lạc hướng (diversion).

Để đối phó với đe dọa có vẻ ngày càng tăng cho Kontum, trung tướng Ngô Du, TL của QK 2, đã chuyển chủ lực của sđ 22 bộ binh đến Tân Cảnh và Dak To 2, bao gồm thiết đoàn 14 cơ hữu cũng như chi đoàn xe tăng 1/19 tăng phái. Phần lớn chiến xa M-41 của hai đv này đang đóng tại trại LLĐB Ben Het theo lịnh TL của sđ 22 -- trái ngược với ý kiến của TL của lữ đoàn 2 thiết giáp rằng thiết kỵ nên dùng như lực lượng lưu động. Ở giữa tháng 3, những đụng độ với các đv lớn của địch gần Ben Het và dọc theo Rocket Ridge hay Rặng Hỏa Tiển -- được gọi như vậy vì địch phóng hỏa tiển từ rặng núi này -- người dịch; và tin tình báo và lời khai của tù binh đã chỉ ra rằng một tổng tấn công toàn diện có xe tăng hỗ trợ được dự định cho giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9. 

Ngày 23/4, Tân Cảnh và Dak To II thực tế đã bị bao vây bởi các lực lượng CSBV, vào buổi chiều ngày đó một xe tăng M41 của chi đoàn 1/14 thiết kỵ, lúc đi ngang cổng của căn cứ Tân Cảnh, đã bị trung và hủy diệt bởi một phi đạn Sagger hay AT-3, xem hình. Chỉ trong chốc lát sau đó, những phi đạn này đã bắn trúng hầm trú ẩn kiên cố của trung tâm hành quân của sđ 22 bộ binh, giết và làm bị thương vài sĩ quan tham mưu. Một lát sau đó, các chiến xa M41 còn lại ở căn cứ Tân Cảnh đều bị hủy diệt bởi phi đạn này. Căn cứ Dak To II, ở 5 km tây Tân Cảnh là hậu cứ của trung đoàn 47 bộ binh -- người dịch.



Lúc 21 g, có tin một đoàn 18 chiếc T-54 tiến về phía nam tới Dak To. Sau rạng đông ngày 24/4 một lúc, chiến xa và bộ binh địch đã tấn công vào hai cạnh sườn của chu vi phòng thủ của Tân Cảnh, gây hoảng loạn cho quân phòng thủ, phần lớn lo về hành chánh và tiếp vận. Những người lính này đã rút chạy, sau đó ko lâu là những người lính tác chiến cũng rút chạy, vì họ đã ngạc nhiên và mất tinh thần do cuộc tấn công (onslaught) đột ngột và dữ dội này của chiến xa T-54. 

Tại căn cứ Dak To II, 5 km tây của Tân Cảnh, bộ binh và T54 của Bắc quân đã xuyên thủng vài chỗ trên chu vi phòng thủ. Vào giữa buổi chiều, cả hai căn cứ đã bị tràn ngập, và tàn quân ko-còn-ai-chỉ- huy, của sđ 22 bộ binh chạy thoát vào rừng. 

Bắc quân đã trải qua vài ngày để cũng cố các vị trí của họ và tổng kết các chiến lợi phẩm khổng lồ mà Nam quân bỏ lại và còn tốt: 23 đại bác 105-ly, 7 đại bác 105-ly, một số chiến xa M41, và khoảng 15 ngàn đạn đại bác. 

Ngày 25/4, Nam quân đã rút bỏ khỏi các căn cứ hỏa lực (CCHL) ko-còn-tác-dụng-gì dọc theo Rặng Núi Hỏa Tiển, do vậy đã cho phép địch ko gặp trở ngại khi tiến xuống QL-14 để đi về TP Kontum. Trong khi đó, TP này đã được vội vả cũng cố bởi các thành phần của sđ 23 bộ binh Nam quân, chỉ huy mọi lực lượng trong tỉnh Kontum. Giữa ngày 25/4 và 9/5, Bắc quân đã tấn công các trại LLĐB Ben Het và Polei Kleng -- từng gây khó khăn cho các đường tiếp tế gần đó của CSBV. Trong khi Polei Kleng thất thủ ngày 9/5, Ben Het vẫn đứng vững trước các đợt tấn công liên tục của pháo và bộ binh trong suốt chiến dịch của CS. Các đv này thuộc sđ 2 và 320 CSBV, yểm trợ bởi trung đoàn xe tăng 203. 

TL của sđ 23 bộ binh Nam quân, đại tá Lý Tòng bá, từng chỉ huy đại đội cơ giới M113 năm 1963 lúc còn là đại úy, giờ đây hăng say làm việc để chuẩn bị binh sĩ về thể chất và tâm lý hầu đối phó một cuộc tấn công của địch, dẫn đầu bởi xe tăng. Ông đã khẩn trương tiến hành việc huấn luyện binh sĩ dùng M72, xem hình, một vũ khí nhẹ của Mỹ để chống tăng, và đã cố gắng tạo niềm tin rằng họ có thể diệt tăng với súng này. 

Nguy hiểm tạo ra bởi sức phụt hậu của M72

Việc dùng đại bác bắn tập trung được Nam quân dự trù và phối hợp chặc chẻ với các đợt oanh kích của B52, và các đv học tập cách phản công nếu nơi nào mà tuyến phòng thủ bị chọc thủng. Nam quân đã rất may khi Bắc quân dừng tấn công gần hai tuần lễ (từ 25/4 đến 14/5), sau khi chiếm Dak To - Tân Cảnh; và họ đã tranh thủ thời gian này để chuẩn bị chiến trường. Vào lúc đó, một vũ khí mới để chống tăng, đã xuất hiện trên chiến trường QK2 và có mặt tại Sài Gòn từ ngày 24/4. Để thử nghiệm vũ khí này, ngoài các đại diện kỹ thuật của các hãng Bell Helicopter, Hughes Aircraft, và BTL về phi đạn của Lục quân Mỹ, còn có ba phi hành đoànhai trực thăng UH-1B trang bị XM26 -- đây là một loại phi đạn phóng bằng ống, theo dỏi bằng quang học, điều khiển bằng dây (a tube-launched, optical tracked, wire-guide missile), viết tắt là TOW. Trước đó, trong lúc chuẩn bị thử nghiệm vũ khí này tại căn cứ Fort Ord ở Califonia, họ nhận lịnh vào ngày 15/4 để gấp rút tới Việt Nam. Sau khi tới SG, họ đi ngay đến Pleiku để thí nghiệm vũ khí mới này trong điều kiện chiến đấu. Sau ngày 2/5, họ bay hàng ngày để kiếm xe tăng địch. Ngày 9/5, trong lúc Bắc quân tấn công trại Ben Het, toán TOW này đã phá hủy ba PT76 và đẩy lui cuộc tấn công. (Theo một số thông tin, ngoài trực thăng, phi đạn TOW còn được gắn trên xe Jeep, xem hình -- người dịch). 

Trực thăng trang bị TOW đã tham chiến ở Kontum 1972
Xe Jeep trang bị TOW

Ngày 13/5, dựa vào việc nghe lén các điện đàm của đối phương, rất trùng hợp những báo cáo trước đó của các toán thám sát của không kỵ Mỹ về một tập trung lớn lao của thiết giáp và bộ binh csbv gần Võ Định, một chỉ dấu rõ ràng về một tấn công toàn diện vào Kontum. Rạng đông ngày 14/5, cuộc tấn công bắt đầu. Quân CSBV đã không dùng pháo binh để dọn đường mà chỉ dùng 2 trung đoàn có tăng hổ trợ tiến theo QL-14. Một trung đoàn thứ ba từ đông bắc, và trung đoàn thứ tư thăm dò mặt nam của tp. 

Các toán diệt tăng của Nam quân trang bị hỏa tiển M72, xem hình, đã gặt hái thành công vào ngày 14/5 khi nhanh chóng hủy diệt phần lớn các xe tăng -- số tăng còn lại được thanh toán bởi các chiến đấu cơ và toán TOW, trong lúc chúng rút chạy theo QL14. Toán TOW đã hạ hai T54. Lúc 9g sáng, cuộc tấn công bị đẩy lui, dù các chạm súng lẻ tẻ và đấu pháo kéo dài suốt ngày và đêm. 

         

Các ngày kế, Kontum bị pháo và đôi khi tấn công bởi các toán nhỏ. Ngày 21/5, một chiến đoàn gồm hai liên đoàn BĐQ và thiết đoàn 3 đã hành quân để giải tỏa QL14 từ Pleiku tới Kontum. Họ đã phá các chốt ở đèo Chu Pao, khoảng 15 km nam Kontum, nơi mà địch đã cố thủ một thời gian. 

Lúc 1 g sáng 26/5, quân csbv đã tấn công đợt hai vào Kontum. Sau khi pháo binh bắn ồ ạt dọn đường, tăng và bộ binh địch đã tấn công từ phía bắc, và chẳng bao lâu đã chọc thủng vài chỗ trên tuyến phòng thủ. Trực thăng trang bị TOW từ Pleiku đã có mặt từ sớm ở Kontum để tìm tăng địch, lúc đó di chuyển rất nhiều ở khu vực phía bắc của tp. Các chiến đấu cơ và trực thăng gunship ko thể dùng mà ko gây nguy hiểm cho quân bạn nhưng TOW đã chứng tỏ rất hữu dụng trong việc diệt tăng.

Một toán TOW gồm chuẩn úy (CWO) Edmont C. Smith và Danny Rowe, đã bay ba phi xuất, diệt năm T54 và một PT76, và gây hư hại một PT76. Trong phi xuất thứ hai, toán này đã chứng tỏ sự chính xác của phi đạn TOW khi bắn trúng một đại liên địch đặt trên nóc một tháp nước (bằng bê-tông cốt thép). Toán TOW thứ hai gồm chuẩn úy Douglas Hixson và Lester Whiteis, trong hai phi xuất, đã bắn cháy ba PT76, một xe tải, và một đại liên mới xuất hiện trên nóc tháp nước kể trên. 

Sau khi bắn phá Kontum suốt đêm, Bắc quân đã tấn công lần nữa vào sáng ngày 27/2 với xe tăng và bộ binh. Quân phòng thủ được trợ giúp hữu hiệu bởi các trực thăng trang bị TOW, các toán của không kỵ Mỹ, máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ và Nam Việt Nam, và các phi xuất dự trù trước đó của B-52. Trên mặt đất, bộ binh Nam VN, yểm trợ bởi chiến xa của thiết đoàn 8 đã chiến đấu để đuổi địch quân khỏi phần phía bắc của tp, và cuộc chiến ác liệt giành giựt từng nhà ở phần phía nam. Trận chiến đã kéo dài tới ngày 31/5, mà ko bên nào có thành công đáng kể. Vào giữa ngày 31/5, quân csbv, rất cần tái tiếp tế và bị tấn công nặng nề trong vài ngày qua bởi các lực lượng bộ binh và không quân Việt-Mỹ, đã phải rút lui, để lại gần 4.000 xác chết. 

Con đường huyết mạch từ Pleiku đi Kontum cuối cũng đã được giải tỏa vào ngày 19/6 khi đoàn xe thiết đoàn 3 đã tiến vào TP Kontum. Sau vài tuần chiến đấu đẫm máu dọc QL-14 ở đèo Chu Pao, thiết đoàn 3 đã vượt các hệ thống công sự ở đây bằng cách tiến về phía tây. (Theo một vài thông tin, QK-2 đã mở một đường mới đi vòng qua đèo này -- người dịch). Không còn nghi ngờ gì nữa, đối phương đã bị một thất bại nặng nề (resounding) tại QK-2."

. . .

Chuyển ngữ từ trang 211-217 của quyển MOUNTED COMBAT IN VIETNAM của tướng Donn A. Starry.


II/ John Paul Vann, cố vấn trưởng của QD-2 dùng trực thăng riêng cứu các cố vấn của sđ 22 bộ binh: 

. . . 

"Ông Vann đã thức suốt đêm trước đó khi tin tức liên tục gửi đến Pleiku. Khi trời mới hừng sáng, ông và phi công của ông, đại úy Richard Todd, trên đường bay tới Tân Cảnh. Ông đã ko thể liên lạc với các cố vấn từ khi thiết giáp địch tấn công BTL của sđ 22 bộ binh. Khi ở trên bầu trời Tân Cảnh, ông đã liên lạc với Steward đang ở dưới đất. Vann đã xem xét tình hình và hỏi cách nào tốt nhứt để cứu các cố vấn. Đại tá Kaplan, cố vấn trưởng của sđ 22 đã trả lời rằng họ sẽ di chuyển thêm 200 m về phía tây để tránh đạn súng nhỏ. Khi sáu cố vấn di chuyển, ba người cố vấn còn lại bắn che chỡ cho họ, sau đó họ đã gặp nhau. Cuối cùng họ quyết định rằng Vann có thể đáp xuống bằng chiếc OH-58 của ông để bốc toán cố vấn đầu tiên. 


Đó là thiếu tá Carter, thiếu tá Warmath, đại úy Keller, thiếu úy Jones, trung sĩ Ward và hạ sĩ Zollenkopher. Trong khi Vann cất cánh với nhóm cố vấn này, vài lính VNCH quá sợ hãi đã bám vào càng trực thăng. Sợ rằng các người lính này sẽ rớt trước khi máy bay tới trại Ben Het, ông đáp xuống căn cứ Dak To II, nơi trung tá Robert Brownlee và đại úy Charles Carden, cố vấn của trung đoàn 47 bộ binh, đang chờ họ. Sau đó Vann trở lại Tân Cảnh để cứu các cố vấn còn lại. Khi máy bay vừa đáp xuống, khoảng 15-20 binh sĩ VNCH quá sợ hãi tràn lên máy bay. Khi cố gắng cất cánh, máy bay đã rơi, nhưng Vann và đại úy Todd thoát được. Sau đó, một máy bay khác đã cứu họ và sau đó tìm (locate) được ba cố vấn còn lại -- Kaplan, McCain và Stewart. Các người lính VNCH hoảng loạn, lần nữa đã cố gắng trèo lên máy bay nhưng ko thành công, và máy bay đã cất cánh mà ko có họ. 30 phút sau, máy bay đã đáp xuống Pleiku. 

Wayback Machine (archive.org)

San Jose ngày 30/8/23.

Tài Trần 

 

====================================

ĐỌC THÊM: 

      





 


             


VÕ ĐẮT - VÕ XU ĐÃ NHIỀU LẦN LÀ NƠI ÁC CHIẾN GIỮA HAI BÊN.

Lời nói đầu: 

Trước đây, tôi đã đăng lại một bài viết về Trận Võ Xu 1966 của một tác giả CS. Và tôi đã rất mong có thêm thông tin về trận này từ một quân nhân nào đó của QLVNCH, và may mắn thay, mới đây trong lúc lang thang trên mạng tôi có thêm thông tin về trận này do TĐ 145 không vận chiến đấu của Mỹ (145th CAB) viết. Hóa ra sau khi chiến sự xảy ra, quân đội Mỹ đã dùng trực thăng bốc BA TIỂU ĐOÀN BĐQ VNCH từ ba địa điểm khác nhau trên quân khu 3 để tiếp viện cho quân bạn.

Tưởng cũng nên nói thêm: 

Khi mới thành lập vào tháng 9/1955, tỉnh Bình Tuy vẫn còn hoang sơ, rừng núi bao la, thú rừng rất nhiều, dân cư thưa thớt, phần lớn là người Thượng Rag-lai và người Chăm. Sau kinh lý tỉnh này vài lần, vì thấy đất đai phì nhiêu, thích hợp với trồng lúa, vì nằm trong Thung Lũng Sông La Ngà, cố TT Diệm đã quyết định đưa dân ở các tỉnh đông dân ở miền Trung đến đây khẩn hoang lập nghiệp. Để bảo vệ họ, chính quyền địa phương lập các ấp chiến lược (ACL) như Gia Huynh, Võ Đắt, Võ Xu, Duy Cần, Lạc Tánh, v.v... các khu dinh điền như Dak Ménou, Khắc Cần, v.v... Từ QL-1, muốn vào Võ Đắt của quận Hoài Đức, có tỉnh lộ (TL) 333 chạy từ Ngã Ba Ông Đồn. Sau khi vượt qua cầu Gia Huynh thì gặp ACL Gia Huynh, chạy thêm 9 km thì tới xã Võ Đắt: ở đây TL 333 chia làm 2 nhánh, chạy thẳng sẽ gặp Núi Võ Đắt, xem hình, quẹo phải là TL-334, sẽ gặp ACL Võ Xu. 

Từ đây TL 334 chia làm 2 nhánh, chạy thẳng sẽ gặp Mépu Đa Sroi hay Suối Đa Sroi, nếu quẹo phải sẽ vào TL-335; sau khi đi ngang cầu Lăng Quăng, các ACL Duy Cần và ACL Lạc Hóa và cuối cùng sẽ tới ACL Lạc Tánh, cũng là quận lỵ của quận Tánh Linh. Từ đây có TL-336, chạy về đông bắc sẽ gặp Bon Ké Trang hay Làng Ké Trang trên QL-20.

Sau đây là phần chuyển ngữ.

"Sáng sớm ngày 28/2/1966, một lực lượng chính quy VC, ước khoảng một trung đoàn, đã tấn công và tràn ngập xã Võ Xu, được bảo vệ bởi một đv VNCH, mà theo bài viết của một tác giả CS thì đó là TĐ 1/43 sđ 18 bộ binh -- người dịch; nằm phía đông của xã Võ Đắt, xem bản đồ, trong khu vực có tên Vựa Lúa (Rice Bowl). Nói thêm: quận Hoài Đức và Tánh Linh tỉnh Bình Tuy, do phần lớn nằm trong Thung Lũng Sông La Ngà, nên dù ở cao độ trên dưới 100 mét vẫn có thể trồng được lúa. Có thời được xếp hạng THỨ NĂM về sản lượng lúa trong cả nước -- người dịch. 


Lúc 04:55 giờ, TĐ 145 không vận chiến đấu Mỹ đã được báo động để chuyển vận một lực lượng phản ứng nhanh để tăng viện cho lực lượng bạn ở Võ Xu. Lúc 06:30 giờ, 40 trực thăng UH-1D chỡ quân và 17 trực thăng võ trang UH-1B đặt trong tình trạng báo động tại các sân bay Biên Hòa, Vũng Tàu và Tân Sơn Nhứt. Mọi máy bay và phi hành đoàn đã được tập hợp, thuyết trình và sẵn sàng chiến đấu lúc 0730 giờ. Một TĐ BĐQ sẽ được bốc từ Đức Hòa thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và đổ xuống Võ Đắt. Một TĐ BĐQ khác được bốc từ Bàu Trai, cũng là tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Nghĩa, và đỗ xuống Võ Đắt. Một TĐ BĐQ khác được bốc từ An Lộc của tỉnh Bình Long và đổ xuống phía nam của Võ Xu. Một TĐ BĐQ sau khi đổ xuống Võ Đắt sẽ tiến về khu vực đổ quân ở phía nam Võ Xu. 

Những cuộc đổ quân này đã được thiết kế để bao vây (entrap) và tấn công lực lượng VC trước đó đã tấn công Võ Xu. Ba máy bay đã trúng đạn từ dưới đất bắn lên. Một chiếc chỡ quân phải hạ cánh khẩn cấp. Một trực thăng CH-47 đã nhanh chóng tới và đưa chiếc này khỏi bãi đổ quân. 

Việc bốc đi chiếc máy bay bị nạn này đã diễn ra với một tốc độ nhanh đến độ ko gây trở ngại đến kế hoạch hành quân của quân dưới đất. Cuộc hành quân ngày hôm đó đã chứng tỏ lực lượng Không Vận Chiến Đấu của Lục Quân Mỹ đã thích ứng tốt đẹp với phản ứng nhanh hơn cả những lực lượng dưới đất -- khi việc điều quân đã được thực hiện trong phòng lái với các cấp chỉ huy và bộ tham mưu trên đường bay tới địa điểm đổ quân. Những cuộc thuyết trình ngắn gọn và lịnh lạc rõ ràng là yếu tố thành công trong phản ứng nhanh. 

                                


Nguồn: www.145thcab.com/History/NL24HIST.htm

======

BÀI II - Trận đánh ngày 21/3/1966 tại Võ Xu.

"Trong khi bảo vệ Ấp Tân Sinh (New Life Hamlet) Võ Xu thuộc quận Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy, ngày 21/3/1966, nghĩa là chưa đến một tháng sau trận đánh kể trên, TĐ 1/52 sđ 18 bộ binh VNCH đã bị tấn công bởi một trung đoàn cộng của VC (gọi như vậy vì quân số của đv này đông hơn một trung đoàn bình thường, khoảng 1.500 người --nguời dịch). Nói thêm: Khi ấp chiến lược bị dẹp bỏ sau khi TT Diệm bị lật đổ, ấp tân sinh được thành lập để thay thế với an ninh lỏng lẻo hơn -- người dịch). 

Ngay từ phút đầu, dù quân số ko cân sức khi một phải chống bốn, TĐ 1/52 này, đã anh dũng đẩy lui cuộc tấn công ồ ạt của đối phương với sức mạnh, dũng cảm và quyết tâm đến độ kẻ thù đã buộc phải rút lui, tập hợp lại, nhận viện binh, và tái tục tấn công từ một hướng khác. Trong trận cận chiến ác liệt xảy ra sau đó (ensue), dù ko có đơn vị nào tiếp viện ngoài pháo và không yễm, TĐ 1/52 vẫn tiếp tục chống cự sự xâm nhập của đối phương võ trang mạnh mẻ bằng súng tự động, đại liên 50, cối và súng không giựt. Quân VC, trong vòng ba giờ, sau khi bị đẩy lui hai lần trong các cuộc xung phong cấp TĐ và đại đội cộng, cuối cùng đã tràn ngập (overwhelm) một đoạn của chu vi phòng thủ và tiến cách BCH tiểu đoàn chừng vài mét, nhưng đã bị đẩy lui. TĐ 1/43 đã tiếp tục chiến đấu anh dũng suốt đêm chống lực lượng áp đảo của địch. Lúc 06:25, VC đã buộc phải rút lui về hướng nam". 

Dịch từ bản tuyên dương TĐ 1/52 sđ 18 bộ binh của VNCH, do Bộ Quốc Phòng Mỹ lập trong năm 1967. Trong giấy khen có hàng chữ, tạm dịch: 

... "Thông qua những hành động này của TĐ 1/52, một trang mới đã được viết trong lịch sử của những nỗ lực quân sự nổi bật (outstanding military endeavor) và những hành động này đã giữ đúng truyền thống cao nhứt của quân đội"...

Kèm theo tuyên dương này là huy chương Valorous Unit Award, xem hình. Thời đó mỗi TĐ bộ binh hay Dù hay TQLC hay BĐQ đều có một toán cố vấn khoảng 3 người gồm một sĩ quan, một hạ sĩ quan và một người mang máy truyền tin. Ngoài việc kêu máy bay hay pháo binh Mỹ để yểm trợ hay tải thương cho đv mà họ làm cố vấn; sau mỗi cuộc hành quân, họ báo cáo thành tích của TĐ mà họ làm cố vấn lên Ban Cố Vấn của trung đoàn bộ binh hay lữ đoàn Dù hay TQLC hay liên đoàn BĐQ. Do vậy chiến công anh dũng của TĐ 1/52 của sđ 18 VNCH đã được bộ quốc phòng Mỹ biết nên họ đã tuyên dương đv này.

Nguồn: https://armypubs.army.mil/epubs/DR_pubs/DR_a/NOCASE-AGO_1968-10-000-WEB-0.pdf

====

BÀI III - Quân Mỹ tham dự hành quân New Life 65 tại xã Võ Đắt, thuộc tỉnh Bình Tuy.

Từ ngày được triển khai tới thung lũng sản xuất lúa gạo, phì nhiêu này, lữ đoàn (LĐ) 173 Nhảy Dù Mỹ và các đv tăng phái đã gây thiệt hại nặng nề cho các đv địa phương của vc, và đã bắt đầu một chương trình dân sự vụ qui mô lớn lao với tốc độ chưa từng thấy. Cuộc hành quân (HQ) có tên bằng tiếng Việt là Đời Mới 65 đã bắt đầu với việc trực thăng Mỹ đổ TĐ 2/503, thuộc LĐ 173 dù, xuống sân bay Võ Đắt. Các người lính nhảy dù này đã nhanh chóng giữ gìn an ninh cho sân bay để sau đó vài phút là các đv khác đến sân bay này bằng máy bay vận tải C-130 của Không quân và trực thăng của Lục quân Mỹ. Lúc xế chiều, khu vực Võ Đắt ầm ỉ với pháo binh Mỹ bắn đi trong khi bộ binh tiến vào vị trí đóng quân đêm. Ngày hôm sau, lực lượng này, đã lục soát kỹ lưỡng con đường từ Võ Đắt đi về phía nam khoảng 15 km, có lẽ đi tới Gia Huynh, một ấp chiến lược (ACL) nằm trên TL-333 -- người dịch. Việc làm này là tín hiệu sẽ có một đoàn công-voa với nhiều TĐ di chuyển từ Biên Hòa đến Võ Đắt. Dù vài cầu bị hư hỏng hay phá hủy bởi VC giữa Gia Rai và Võ Đắt, lính Công binh Mỹ đã nhanh chóng sửa chữa các cầu này và đoàn công-voa đã đến khu vực chỉ định mà ko bị tấn công. Trong khi đó, sân bay Võ Đắt, hoạt động hết công suất, đã đón nhận các máy bay tái tiếp tế hay chỡ quân hay tải thương với nhịp độ cứ 6 phút một chiếc hạ hay cất cánh. Máy bay vận tải CV-7 Caribou, do Canada sản xuất, xem hình, lần đầu tiên được dùng tại VN để yểm trợ cho cuộc HQ này. Nhiệm vụ bảo vệ cho dân thu hoạch lúa được giao cho LĐ 173 nhảy dù trong HQ Đời Mới 65. Các kế hoạch dân sự vụ có sự hợp tác của 4 nước; Úc, Phi Luật Tân, Đại Hàn, và Mỹ trong việc phân phối thực phẩm và trợ giúp y tế. Các chiến sĩ đã sửa chữa rất nhiều cầu cống và nhà cửa. 

Nguồn: https://www.vhpa.org/KIA/panel/battle/65121102.HTM                           


Sunday, August 27, 2023

. . .  


Although the helicopter was not specifically designed for counterinsurgency warfare, it proved to be one of the most useful machines the U.S. Army brought to Vietnam. As early as 1954 the Army had studied the use of helicopters in cavalry units, and later experiments with armed helicopters had been conducted at the

[50]

U.S. Army Aviation School at Fort Rucker, Alabama. By early 1959 the U.S. Armor School at Fort Knox, Kentucky, and the U.S. Army Aviation School had developed an experimental Aerial Reconnaissance and Security Troop-the first air cavalry unit. This aerial combined arms team, composed of scouts, weapons, and infantry, was tested in 1960 and recommended for inclusion as an organic troop in divisional cavalry squadrons. In early 1962 the Army's first air cavalry troop, Troop D, 4th Squadron, 12th Cavalry, was organized at Fort Carson, Colorado, with Captain Ralph Powell as its commander. The troop mission was to extend the capabilities of the squadron in reconnaissance, security, and surveillance by means of aircraft. Over the next three years all divisional cavalry squadrons in the Army were provided with air cavalry troops.

 

In mid-1962 Lieutenant General Hamilton H. Howze headed a study group to examine the possibilities of the helicopter in land warfare. The group concluded that helicopters organic to the ground forces were an inevitable step in land warfare. The Howze Board foresaw air assaults, air cavalry operations, aerial artillery support, and aerial supply lines, and recommended the creation of an air assault division. The outcome of the study was the formation of the 11th Air Assault Division, later to become the 1st Cavalry Division (Airmobile) . The division organization included one unique unit, an air cavalry squadron made up of one ground troop and three air cavalry troops.

 

By 1965 when the U.S. Army began to send units to Vietnam, divisional armored cavalry squadrons had three ground cavalry troops and an air cavalry troop, tank battalions had three identical tank companies, and mechanized infantry battalions had three mechanized companies mounted in APC's. (Chart 1) Armored units were equipped with a mixture of M48 and M60 tanks, M 113 armored personnel carriers, and M109 self-propelled 155-mm. howitzers.

 

On the eve of the Army's major involvement in Vietnam, however, most armor soldiers considered the Vietnam War an infantry and Special Forces fight; they saw no place for armored units. The Armor Officer Advanced Course of 1964-1965 never formally discussed Vietnam, even when American troops were being sent there. Armor officers were preoccupied with traditional concepts of employment of armor on the fields of Europe; a few attempted to focus attention on the use of armor in Vietnam, but in the main they were ignored. Many senior armor officers who had spent years in Europe dismissed the Vietnam conflict as a short, uninteresting interlude best fought with dismounted infantry.



http://webdoc.sub.gwdg.de/ebook/p/2005/CMH_2/www.army.mil/cmh-pg/books/vietnam/mounted/chapter3.htm