Monday, September 14, 2015


TRẬN ĐÁNH ĐỒN NGÃ SÁU, TRÊN RANH GIỚI GIỮA TỈNH KIẾN PHONG VÀ ĐỊNH TƯỜNG

Viết về một trận đánh lớn ngày 11.3.75 và ba ngày sau đó, nhưng chưa từng đăng trên báo chí hải ngoại. Để tưởng nhớ các đồng đội thuộc TĐ 2/10 sư đoàn 7 bộ binh VNCH đã hy sinh hay mất một phần thân thể trong trận đánh này. 



Đường màu vàng cam là hương lộ 20 chạy từ quốc lộ 4 vô quận lỵ Hậu Mỹ. Đường màu xanh lục là quốc lộ 4. Trị Pháp và Đồng Tháp Mười kế đó là căn cứ địa (base area) của quân CSBV và MTGPMN. Căn cứ địa 20/7 ở phía nam QL-4, thuộc quận Sầm Giang. 

Đường màu xanh lá là Kinh Bằng Lăng, đường màu tím là Kinh số 7. Hương lộ 20 chạy từ QL-4 đến quận lỵ Hậu Mỹ - thành lập từ thời ông Diệm, nằm ở ngã tư Kinh số 7 và Kinh Tổng đốc Lộc, và tôi từng đóng quân ở quận lỵ này, với chợ quận chỉ còn khung sắt, vì bị CS phá hủy sau một trận đánh. Bản đồ in năm 1971 bởi Nha Địa dư VNCH tại Đà Lạt.
Kinh Tổng đốc Lộc, chạy qua đồn Kinh Ngã Sáu, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Kiến Phong và Định Tường. Kinh Rạch Ruộng nối kinh Tổng đốc Lộc với sông Cửu Long.

LỜI NÓI ĐẦU: Mới đây tôi đã đăng bài Chiến dịch Trị Pháp diễn ra từ ngày 12 - 19 tháng 2 năm 1974 tại liên ranh ba tỉnh Kiến Phong, Kiến  Tường, và Định Tường. Tham dự có trung đoàn 10 và 12 của sđ 7 bộ  binh, trung đoàn 14 và 1 tiểu đoàn của trung đoàn 16 thuộc sđ 9 bộ binh QLVNCH; và ba chi đoàn thiết vận xa M-113. 
Hôm này tôi đăng bài trận đánh đồn Ngã Sáu xảy ra ngày 11.3.75, nghĩa là xảy ra cách đây 49 năm và bảy ngày, có sự tham dự của một số đơn vị của sư đoàn 7 bộ binh VNCH (trong đó có TĐ 2/10 mà tôi phục vụ) chống lại ba trung đoàn quân chính quy CSBV. Đây là một trận đánh đầu tiên cấp sư đoàn của csbv tại quân khu 4, nhằm cầm chân sư đoàn 7 bộ binh VNCH sau khi Bắc quân tấn công Ban Mê Thuột ngày 10.3.75. Sau đó là một trận đánh lớn khác trên quốc lộ 4 vào tháng 4.1975 tại khu vực thuộc quận Bến Tranh tỉnh Định Tường và tỉnh Long An, trong đó có trung đoàn 12 của sđ 7 bộ binh tham dự. Tuần báo Pháp Paris-Match đã phỏng vấn đại tá Đặng Phương Thành, trung đoàn trưởng. Cũng vì chiến thắng vẻ vang của trung đoàn này, mà đại tá Đặng Phương Thành, sau khi bị bắt do trốn trại ở miền Bắc, đã bị đánh đập dã man tới chết. Sau đây là bài về trận Kinh Ngã Sáu.
======
TĐ 2/10 sư đoàn 7 BB QLVNCH, mà tôi phục vụ, đã gần như bị xóa sổ vào ngày 11/3/1975 khi đi tiếp cứu cho đồn Ngã Sáu (đồn này do tiểu đoàn 450 ĐPQ trú đóng với 2 khẩu 105 ly), có tên như trên vì là nơi 3 con kinh giao nhau gồm các Kinh Tổng đốc Lộc, Kinh số 5Kinh Hai Mươi Tám, xem bản đồ, bị quân CSBV tấn công cùng ngày.
Ngày hôm đó, sau khi nhận tiếp tế tại một địa điểm trên hương lộ 20, một con lộ chạy cặp theo Kinh số 7, đi từ QL-4 vào quận lỵ Hậu Mỹ -- quận lỵ này nằm ở giao điểm của Kinh số 7 và Kinh Tổng đốc Lộc, xem bản đồ. TĐ tôi đã đi bộ một khoảng trên TL này. Tôi còn nhớ đại úy Hồ Bé, TĐ trưởng, một người rất vui vẻ cởi mở, mới coi TĐ được vài tháng, nguyên trước đây là đại đội trưởng hay trưởng ban 3 của TĐ 11 BĐQ của thiếu tá Vương Mộng Long, đã nói với tôi: Hôm nay tụi mình đi picnic.
Sau khi vượt Kinh số 7, TĐ tiến về hướng tây để đến đồn Ngã Sáu. (Sau này, tôi được biết một số đv khác của sđ 7 cũng tham gia cuộc tiếp cứu này bằng đường bộ hay trực thăng vận theo các hướng khác nhau). Có lẽ đại úy Bé, do tin tức tình báo về lực lượng địch không đầy đủ hay do lịnh của trung đoàn bảo ông phải gấp rút tái chiếm đồn Ngã Sáu trước khi địch quân có thể dùng đại bác 105 ly của đồn để bắn phá các vị trí quân sự của VNCH trong khu vực, nên ông đã chủ quan khinh địch khi cho TĐ di chuyển theo ba mũi vào ban ngày trên một địa thế trống trải, với ruộng lúa đã gặt xong, nước lấp sấp với nhiều mương nước ngang dọc. Mủi ở giữa gồm ba đại đội trong đó có đại đội chỉ huy (CH), hai đại đội còn lại bảo vệ cánh phải và cánh trái của TĐ. Khi tiến gần đám vườn tược rậm rạp ở bờ Kinh Bằng Lăng, đại đội đi đầu bị chận đứng bằng cối 81 ly và sau đó địch đã dùng đại liên 12.8 ly. (Theo bản đồ do Nha Địa dư Quốc gia VNCH tỉ lệ 1/150.000 in năm 1971, mà tôi đặt mua gần đây từ VN, Kinh Bằng Lăng cũng là ranh giới giữa hai quận Giáo Đức và Cái Bè, và nơi chúng tôi bị chận đánh thuộc Xã Mỹ Thiện của Cái Bè -- một cái tên rất đẹp nhưng nay là chiến trường đẫm máu của đôi bên. Trận đánh diễn ra chỉ cách quận lỵ Hậu Mỹ khoảng 7.5 km về phía tây nam, nghĩa là trong tầm đại bác 105 ly của quận lỵ này. Nếu chúng tôi vượt qua kinh Bằng Lăng thì sẽ đi ngang xã Mỹ Đức Tây trước khi gặp Kinh Tổng đốc Lộc). 
Khi thấy địch dùng súng này, tôi biết địch chuẩn bị xung phong. Là sq ban 5, tuy ko chỉ huy lính, tôi ko nằm mẹp xuống đất để tránh đạn mà chồm đầu lên quan sát. Nhờ vậy tôi mới thấy địch quân xuất hiện dầy đặc, hàng hàng lớp lớp ở hông phải của TĐ: đại đội giữ mặt này, do địa thế trống trải (ruộng cạn nước, chỉ có một ít mương dẫn nước), đã từ từ bỏ vị trí và rút về phía trái, nghĩa là nhập vào đại đội chỉ huy. Đại đội này trở nên tuyến đầu với phần lớn là lính chuyên môn, nên buộc phải rút chạy về phía trái. Do địa thế trống trải, TĐ chỉ có thể dựa vào các mương nước và vườn tược có sẵn để chống trả. Không quân từ Cần Thơ đã gửi máy bay A-37 và F-5 và pháo binh đã yểm trợ đắc lực cũng như sự chống trả dũng cảm của mọi người trong TĐ, nên đã gây thương vong cho đối phương rất nhiều. Tôi còn nhớ, một số cán binh csbv, đi chân không để chạy nhanh, do bị thương nặng đã lết theo chúng tôi và lạy lục "xin các ông cứu chữa và cho chúng con con đi theo". Tôi chửi chúng "chúng tao lo lính chúng tao ko nổi, huống hồ lo cho bọn bây". TĐ đã cố gắng cầm cự, chờ đến khi trời tối mịt, chỉ để lại một trung đội tử thủ, bắn cầm chừng, còn bao nhiêu rút về quận lỵ Hậu Mỹ gần đó, sau khi vượt Kinh số 7. Ngày hôm sau, từ quận lỵ Hậu Mỹ, TĐ được trực thăng bốc về căn cứ Đồng Tâm
Lúc đó vì binh sĩ của TĐ đã mất tinh thần nên khi máy bay đến, họ tranh nhau lên trực thăng, và tôi là kẻ lên sau cùng, ngồi bỏ chân ra ngoài. Trực thăng liền bốc nhanh lên cao để tránh đại liên 12.8 ly và hỏa tiển SA-7: gió mạnh đã bắt đầu hút tôi ra bên ngoài, nhưng may mắn thay, có kẻ nào đó ngồi sau tôi nắm dây ba chạc của tôi để giữ tôi lại; tôi nghĩ, lúc đó, chỉ cần một loạt 12.8 ly hay hỏa tiển SA-7 bắn lên là tôi rơi xuống ở độ cao mấy trăm mét vì các binh sĩ lúc đó sợ hãi và ko giữ giây ba chạc để cứu tôi -- và tôi sẽ ko còn trên cõi đời để viết bài này.
Mấy ngày sau, tại căn cứ Đồng Tâm, tôi nghe kể lại khi đại đội trinh sát 7 vào tìm xác thì thấy các sq đều bị bắn bể đầu; do trời nóng, lại có nước lấp xấp, nên các thương tích đều hóa giòi. Kết quả của trận đánh: nhiều sq đại đội trưởng và trung đội trưởng, mà nhiều người là bạn tôi, đã tử trận và bị thương; một số lớn hsq, bs tử trận, bị thương, hoặc mất tích. Trung sĩ Hùng, HSQ quân số của TĐ, bị thương nhẹ và bị CS nhốt dưới hầm, nên đã được đại đội trinh sát 7 cứu. Tại căn cứ Đồng Tâm, sau khi được tái trang bị và bổ sung quân số, TĐ đã tổ chức một số cuộc hành quân nhỏ cho tới ngày 30.4.75.
Theo hồi ký của các cựu chiến binh cũng như quân sử của sđ 8 csbv, đây là lần đầu tiên tại quân khu 4, họ đã mở một trận đánh cấp sư đoàn để tấn công đồn kinh Ngã Sáu để vừa công đồn vừa đả viện. Cũng qua lời khai của tù binh, họ đã bố trí ba trung đoàn thuộc sđ 8 bộ binh tân lập CSBV, chung quanh đồn Ngã Sáu để chặn đánh viện quân vì biết rằng QLVNCH sẽ phải cứu viện để lấy lại 2 khẩu 105 ly của đồn này. Họ cũng nhằm mục đích cầm chân và tiêu hao lực lượng của QK 4 để không thể tiếp cứu các QK khác sau khi Ban Mê Thuột bị tấn công và thất thủ. Nếu tôi ko lầm, trận đồn Ngã Sáu là trận lớn nhứt tại QK 4 ngay sau khi quân csbv nổ súng vào Ban mê Thuột. Trận đánh lớn kế tiếp là trận trung đoàn 12 của sđ 7 giải tỏa QL 4 ở Bến Tranh và Long An trong tháng 4.1975. Có nhiều báo chí quốc tế đặc biệt là Paris-Match đã làm phóng sự về trận đánh và phỏng vấn trung đoàn trưởng là đại tá Đặng phương Thành. Ông đã bị đánh chết trong tù vì CS cay cú bởi chiến công này của trung đoàn 12. Tôi là người đầu tiên ở hải ngoại dịch bài phóng sự của Paris-Match và đưa lên báo chí hải ngoại. 
Tôi viết bài nầy, để tưởng nhớ rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh trong trận đánh. Hơn nữa, để giúp cho thế hệ mai sau* biết được có một trận đánh lớn như vậy tại QK 4 mà báo chí Việt Nam ở hải ngoại chưa thấy ai thấy nhắc tới. Tôi biết nhà báo Vương Hồng Anh đã viết nhiều bài về sđ 7 nhưng chưa thấy ông đề cập đến trận đánh này. Tôi mong sẽ được nhiều ý kiến phản hồi hay đóng góp cho bài này.
* Một số quân nhân của TĐ 2/10 sống sót sau trận này, sau khi đi tù hay vượt biên, hiện ở Mỹ hay các nước khác, vì quá buồn hay mặc cảm nên đã ko viết về trận đánh này./.
CẬP NHỰT: Theo hồi ký của các cựu binh CSBV cũng như quân sử của các trung đoàn csbv tham chiến, trung đoàn 24 đã tấn công và chiếm đồn Ngã Sáu, do TĐ 450 ĐPQ trấn đóng lúc 18 g ngày 11.3.75. Cùng ngày, trung đoàn 320 cũng đụng độ mạnh với TĐ 2/10 tại xã Mỹ Thiện, mà tôi phục vụ. Ngày 13/3, TĐ 3/11 cũng của sđ 7 từ hướng đông bắc đã tái chiếm đồn Ngã Sáu nhưng bị trung đoàn 207 csbv đánh bật. 
Chiến sự ác liệt đã kéo dài trong các ngày 11, 12, 13, và 14/3/75, đã "gây thiệt hại nặng cho TĐ 450 bảo an (ĐPQ) tại đồn Ngã Sáu và TĐ 2 trung đoàn 10 sđ 7 bộ binh, gây tiêu hao cho TĐ 453 bảo an (ĐPQ) và TĐ 3 trung đoàn 11 sđ 7 bộ binh, tiêu diệt 285 địch, làm bị thương 313 tên, bắt sống 55 tên. Chúng ta có 128 đồng chí tử trận và bị thương..." Nguồn: Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng - Trang thông tin của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang (vannghetiengiang.vn)
NHẬN XÉT CỦA TÔI: Dù chỉ có hai TĐ ĐPQ và hai TĐ bộ binh của sđ 7 VNCH tham chiến, họ chiến đấu ác liệt chống lại ba trung đoàn của sđ 8 CSBV, đã chuẩn bị hầm hố kỹ lưỡng, chưa kể các đơn vị du kích địa phương, tổn thất trên đây của QLVNCH do quân CSBV đưa ra không phải là quá phóng đại, sai sự thực. 

Viết xong tại San Jose ngày 20.12.10 lúc 10:49pm, và sửa lại chút đỉnh ngày 18 tháng 3 năm 2024, để kỷ niệm 49 năm ngày diễn ra trận đánh này. 


TRẬN KINH NGÃ SÁU NGÀY 11.3.1975 , THEO LỜI KỂ CỦA MỘT SQ CỘNG SẢN THAM DỰ TRẬN ĐÁNH .

(ngày đăng October 5, 2011)

Thưa các bạn ,

        Trong 1 vài viết cách đây khá lâu với tựa đề "  để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong trận đánh gần kinh Ngã Sáu tháng 3/1975" (xin vào link :
wwwtrananhtu19.blogspot.com/.../ban-o-tinh-inh-t... ) , tôi đã kể về việc ngày 10 hay 11.3.1975 ,  tiểu đoàn 2 trung đoàn 10 sđ 7 bộ binh QLVNCH đã bị phục kích (giửa ban ngày)  khi đi tiếp viện cho đồn kinh Ngã Sáu - bị đối phương đánh chiếm trước đó . Trong trận này , tđ đã bị thiệt hại nặng nề vì di chuyển ban ngày giửa đồng trống . Lẻ ra tôi đã hy sinh trong trận này như nhiều sq đại đội trưởng và trung đội trưởng khác  , hình như gần 20 người  ; đã lâu quá nên ko còn nhớ .
       Đã lâu , tôi tìm kiếm thông tin về trận đánh này nhưng ko thấy . Như đã nói trong bài viết của tôi , trận này là trận lớn nhứt tại quân khu 4 - ngay sau khi Ban mê Thuột bị tấn công ; các cấp chỉ huy cs đã phát động trận đánh này nhằm cầm chân các đơn vị chủ lực của qk 4 , ko cho tiếp viện lẫn nhau . Sau trận này , tđ tôi về căn cứ Đồng Tâm để bổ sung quân số ; sau đó tham dự 1 số các cuộc hq nhỏ cho tới ngày miền nam sụp đổ .
       May mắn thay , cách đây  hai ba ngày , trong khi tìm kiếm thông tin về trận đánh này , tôi đả vào được vài link , do các cựu bộ đội - trước đây thuộc trung đoàn 24  sư đoàn 8 quân CSBV - thực hiện . Hóa ra , trung đoàn này đã có nhiệm vụ đánh đồn kinh Ngã Sáu , hai trung đoàn 207 và 320 của sđ này thì phục kích hai tiểu đoàn của trung đoàn 10 , sđ 7 bộ binh VNCH đi tiếp viện , trong đó có tđ tôi .
       Sau đây , là nguyên văn bài viết về trận tấn công đồn Ngã Sáu . Mặc dầu , với văn phong của một sĩ quan cộng sản , tác giả đã khá trung thực khi kể lại sự chiến đấu quyết liệt của cả hai phía củng như thiệt hại của cả hai phía . Nếu có bạn nào khó chịu vì một vài lời lẽ trong bài viết dưới đây , xin thông cảm : với quan niệm của 1 người viết sử , tôi cố gắng vô tư và trình bày cái nhìn từ cả hai phía . Bây giờ thì ai củng già , ai cũng sắp chết hết rồi : tôi đã 64 và tác giả bài viết cũng cở tuổi như tôi . Chúng ta nên cùng nhau đốt nén hương lòng cho những người lính đã nắm xuống ở cả hai phía  . Dù cho là lính của bên nào củng vậy ,  họ đều có tình cảm như nhau , họ ko muốn phải xa gia đình và vợ con thân yêu để đi chiến đấu  ở một chiến trường xa xôi ; họ phải tuân lịnh thượng cấp và khi đụng trận họ phải giết đối phương nếu ko muốn bị giết !

 v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v 


Ngày 11/3/1975, phối hợp cùng toàn quân đồng loạt mở Chiến Dịch Hồ Chí Minh; trong trận then chốt mở màn,Trung Đoàn 24, Quân khu 8 đã "Anh dũng tiến công - Vượt sông quyết thắng", san bằng căn cứ Ngã Sáu (Nay thuộc xã Mỹ Thiện - Cái Bè- Tiền Giang), góp phần cùng quân và dân ta dựng nên "TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG NGÃ SÁU BẰNG LĂNG" hôm nay...

Dưới đây là trích đoạn trong cuốn


"TRUNG ĐOÀN 24 -1966-1979"


NXB.QĐND phát hành năm 2000. (Từ trang 310 đến 319)



                     CHIẾN THẮNG NGÃ SÁU - BẰNG LĂNG

  ...Cuối tháng 2 năm 1975, ở Khu 8, Khu ủy, Quân khu ủy và Bộ tư lệnh quân khu đã kiểm điểm đánh giá kết quả đợt 1, đã phân tích những nguyên nhân hạn chế và đề ra quyết tâm nhiệm vụ đợt 2 một cách sát hợp hơn, được Quân ủy và Bộ tư lệnh Miền nhất trí thông qua.

   Đồng chí Thiếu tướng Lê Quốc Sản sau thời gian trị bệnh ở miền Bắc đã trở lại quân khu làm Tư lệnh thay đồng chí Đồng Văn Cống về làm Phó tư lệnh Miền. Đồng chí Trần Văn Nghiêm - Phó tư lệnh - tham mưu trưởng quân khu về làm Tham mưu trưởng Miền. Đồng chí Lê Minh Đào làm Tham mưu trưởng Quân khu 8.

   Phương án tiến công đợt  cũng đã được quân khu thông qua. Ngày "N" của đợt 2 thống nhất với ngày "tết" của chiến dịch Tây Nguyên. Ngày 1 tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 8 triệu tập các trung đoàn trưởng, chính ủy lên Sở chỉ huy quân khu nhận nhiệm vụ.  Sau khi nghe Bộ tư lệnh quân khu thông báo tình hình chung, nói rõ nhiệm vụ của quân khu trong đợt 2, đã nhấn mạnh nhiệm vụ Trung đoàn 24 trong trận then chốt mở màn. Đây là một trận đánh khó khăn và phức tạp nhất, mục tiêu lớn, công sự kiên cố, sông ngòi bao bọc, Sư đoàn 7 đang đứng trong khu vực. Dứt điểm được Ngã Sáu lại tiêu diệt được 1 - 2 tiểu đoàn chủ lực địch thì ý nghĩa thắng lợi sẽ vô cùng to lớn. Trung đoàn 24 là trung đoàn đánh công sự vững chắc, quân khu rất tin tưởng nên giao cho các đồng chí trọng trách này.

   Các trung đoàn của Sư đoàn 320 phải diệt được quân viện không cho chúng vào giải tỏa bảo đảm cho Trung đoàn 24 yên tâm hoàn thành nhiệm vụ Đây là trận đánh cấp Sư đoàn của Quân khu diệt cả địch trong công sự và ngoài công sự ở một địa hình sông nước, yêu cầu phát huy hết khả năng để hoàn thành tốt trận then chốt.

   Sư đoàn cho biết: Trung đoàn 24 được tăng cường 1 khẩu cối 120 ly, 3 dàn tên lửa H12, 2 bệ phóng bom tự tạo . . . cộng với hỏa lực của trung đoàn.  Tối 1 tháng 3 năm 1975, đội hình trung đoàn đã di chuyển về tuyến kênh 28 đóng ách căn cứ Ngã Sáu khoảng 2km về phía đông nam. Đây là vùng mới giải phóng chỉ còn lại số ít dân trông nom vườn tược, đại đa số đã tạm cư trú ở ven thị trấn . . .

   Thường vụ Đảng ủy trung đoàn đã nghiên cứu quán triệt nhiệm vụ trên giao, xác đỉnh Sư bộ phương án tác chiến để cán bộ đi chuẩn bị chiến trường và chuẩn bị tư tưởng, vật chất kỹ thuật cho bộ đội. Đồng chí trung đoàn trưởng cùng các tiểu đoàn trưởng, tham mưu trưởng và cấp phó đêm 2 tháng 3 đã vào điều nghiên căn cứ Ngã Sáu, nắm được vị trí của địch nằm ở góc hẹp phía đông Ngã Sáu, phía tây bắc giáp kênh Cái, phía đông nam giáp kênh 28 theo hình chữ nhật lệnh giống hình thang, diện tích khoảng 2.000 mét vuông.

   Địch xây dựng căn cứ ở vị trí này là rất hiểm hóc, ba mặt là sông nước, kênh rạch, còn phía đông là đầm lầy bỏ hoang, quân cơ động có thể từ hướng này phản kích lại. Lực lượng địch khoảng 300 tên do tiểu đoàn bảo an 453 và 1 trung đội pháo 105 ly 2 khẩu đóng giữ từ khi Mỹ vào miền Nam. Đây là căn cứ do công binh Mỹ xây dựng (theo địa phương cho biết).  Điểm mạnh của địch là quân đông, hỏa lực mạnh, công sự vật cản kiên cố, địa hình xung quanh bất lợi cho đối phương tiến công. Ngoài ra địch còn được 6 trận địa pháo, cùng không quân và lực lượng Sư đoàn 7 đứng cách vài ki-lô-mét về phía bắc chi viện. Từ đó địch có phần chủ quan cho đây là căn cứ bất khả xâm phạm vì từ trước đến nay chưa bị tấn công lần nào.  Hàng ngày địch tung lực lượng ra phục kích, trinh sát thăm dò, cấm dân buôn bán, gia đình binh sĩ đến gần đồn, đặc biệt không ai được vào trong đồn, do đó lực lượng ta (địa phương) tổ chức vào không được. 
Sau khi điều nghiên, tìm hướng đột phá chủ yếu, thứ yếu, xác định cách đánh, trung đoàn giao nhiệm vụ cho các tiểu đoàn, bộ phận hỏa lực. Mọi kế hoạch hiệp đồng bảo đảm được thảo luận kỹ trên sa bàn. Công binh bắc 3 dây cáp cho bộ đội tập, kỹ thuật cắt rào, giá bộc phá, động tác xung phong đánh chiếm đầu cầu, . . . đã được bộ đội chuẩn bị tốt, tư tưởng quyết tâm của cán bộ chiến sĩ rất cao, xác định quán triệt sâu sắc ý nghĩa trận đánh - trận then chốt mở màn đối với toàn quân khu.

   Về chỉ huy: đồng chí Trung đoàn phó Út Thu đi trực tiếp với Tiểu đoàn 5, đồng chí Phó chính ủy Bùi Văn thương đi trực tiếp với Tiểu đoàn 4, Sở chỉ huy trung đoàn đóng gần Tiểu đoàn 4.

   Quyết tâm chiến đấu của trung đoàn được Quân khu hoàn toàn nhất trí.  Đồng chí Tám Vỵ - Sư đoàn phó cùng cơ quan luôn xuống trung đoàn kiểm tra xem xét có gì cần thì giải quyết liền. Đồng chí Ba Trọng - Chính trị viên Huyện đội Cái Bè, thương binh phải chăng nạng cũng đến thăm và động viên trung đoàn, đồng chí nói: "Các anh mà dứt điểm Ngã Sáu này thì huyện Cái Bè coi như được giải phóng 80 - 90% - Ngã Sáu mà đi đứt thì số đồn bốt kìm kẹp còn lại vắt chân lên cổ mà chạy".

   Đồng chí Ba Bá - Tỉnh đội phó Mỹ Tho cũng đến động viên trung đoàn và nói rõ kế hoạch hợp đồng tiến công gỡ đồn của tỉnh với đánh căn cứ Ngã Sáu của Trung đoàn 24.

   Tối 10 tháng 3 năm 1975, toàn trung đoàn chia thành nhiều hướng mũi tiến về căn cứ Ngã Sáu, trời sáng sao lờ mờ, không gian hoàn toàn yên tĩnh. Tất cả mọi người ai cũng chờ đợi và hy vọng. Suốt đêm 10 tháng 3 địch không bắn một phát súng, một quả pháo sáng nào. Liên lạc giữa trung đoàn với các tiểu đoàn 4, 5, 6, trận địa hỏa lực đều thông suốt, bộ đội bí mật thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật một cách thận trọng chính xác . . . Trung đoàn trưởng yêu cầu kiểm tra lại giá đặt bộc phá, hỏa lực kiểm tra lại các phần tử bắn chờ 4 giờ (sáng 11 tháng 3) sẽ có lệnh.  Đồng chí Phan Lương Trực - Tham mưu phó Quân khu đi với Sở chỉ huy trung đoàn đã báo cáo tình hình trên với Bộ tư lệnh quân khu ở Sở chỉ huy tiền phương (có đồng chí Ba Thắng - Chính ủy, Trần Văn Nghiêm - Phó tư lệnh, Huỳnh Văn Mến - Phó tư lệnh, Mười Thi - Chính ủy Sư đoàn 8 cùng đồng chí Tám Vy - Phó tư lệnh Sư đoàn 8 trực chiếm theo dõi chặt trung đoàn) .

   Đúng 4 giờ 11 tháng 3 năm 1975, trung đoàn ra lệnh phát hỏa, lập tức 2 qua bộc phá nổ tung rung chuyển cả khu vực, các loại hỏa lực dồn dập nã vào căn cứ Ngã Sáu.

   Sau 3 phút Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 đều báo cáo đã chiếm được đầu cầu rồi đang nhanh chóng phát triển, 2 lô cốt bị phá hủy tan tành, mỗi nơi chết gần chục tên.

   Tiểu đoàn 4 báo cáo đã vượt sông an toàn tuyệt đội. Cối 120, 81 ly, 12,8 ly đại liên, ĐKZ tiếp tục bắn phá những mục tiêu cản trở bộ binh ở trung tâm. Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 đều báo cáo trong đồn, địch bố trí dây kẽm ngăn cách từng khu nhỏ một, địch toàn ở nhà nửa chìm nửa nổi, nối với các giao thông hào ra tường hộp và lô cốt không thể đánh phát triển nhanh như Tam Bình, Sa Mát được. . .

   Các tiểu đoàn yêu cầu tăng cường bộc phá và đạn hỏa lực vào, ĐKZ 75 của Tiểu đoàn 5 đã được điều vào trong đồn. Đồng chí Út Thu và đồng chí Thương - Phó chính ủy và các tiểu đoàn trưởng đều đang ở trong đồn. Địch phản kích từ hướng tây bắc đã bị B41 và ĐKZ 75 tiêu diệt, chúng co lại. . . Tiểu đoàn 4 và 5 đều trông thấy nhau trong giao thông hào, bộ đội đã dùng xẻng đào đất vòng qua rào kẽm nhét lựu đạn thủ pháo vào hầm địch . . . địch đã ném lựu đạn ra, ta ném trả làm chúng sợ không dám ném nữa.

   Đến 8 giờ 30 ta chiếm được trận địa pháo 2 khẩu nguyên vẹn, pháo thủ địch bỏ chạy hết nên không hạ nòng bắn được. Khu trung tâm ta làm chủ, địch dồn hết về khu chỉ huy phản kích lại. Tiểu đoàn 4 đánh chiếm được bờ tường thành phía nam, Tiểu đoàn 5 chiếm được bờ tường thành phía bắc đang hướng về sở chỉ huy địch ở hướng nam - tây nam.  Số thương vong của chúng đã lên tới trên 100 tên, nhiều hầm, hào đầy xác chết. Tiểu đoàn 453 yêu cầu chi viện gấp ngay từ lúc 6 giờ sáng.

   Đến 12 giờ trưa ta làm chủ một phần hai đồn, địch dựa vào các hầm hào được lệnh tử thủ. Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 phải chấn chỉnh lại đội hình, điều động hỏa lực, tổ chức hiệp đồng từng tiểu đoàn để chuẩn bị đánh dứt điểm.

   Lúc 6 giờ sáng, hướng Tiểu đoàn 6, đồng chí Hoàn - Tiểu đoàn trưởng báo cáo cách 700 mét ở hướng đông bắc có khoảng 1 đại đội địch đang bò vào.Các loại súng đại liên, cối 82 ly đang sẵn sàng nhả đạn. Đây là đại đội do trực thăng địch đổ xuống lúc 5 giờ 30 phút sáng.  Tiểu đoàn 6 đã nổ súng diệt nhiều tên buộc chúng phải lùi lại hàng trăm mét, khẩu cối 82 ly của đồng chí Phan Khắc Long bắn rất trúng, làm đại đội địch vừa chạy lùi vừa kêu pháo chi viện.

   Phi pháo đã giội bom bắn - phá dữ dội từ lúc 5 giờ sáng quanh căn cứ Ngã Sáu. Khẩu cối 82 của đồng chí Long đã bị bom nổ gần, làm đồng chí Long - Trung đội phó bị thương, khẩu đội đã  di chuyển sang chỗ khác.

   Đến 8 giờ, Trung đoàn 320 đã chạm súng ở cánh đồng Bằng Lăng với 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 7.  ở Ngã Sáu, địch dựa vào công sự, dây kẽm, hầm hào phản kích rất quyết liệt chúng tập trung hết hỏa lực để đối phó cố chịu đựng đến để rút. Ta phải diệt từng ổ đề kháng cho từng tổ đánh chiếm, không thể xung phong vào được vì vật cản nên tốc độ chậm.

   Đến 15 giờ ta đánh chiếm được gần hết tường thành phía tây. Hỏa lực 2 tiểu đoàn dập vào khu cố thủ ở góc phía tây nam. Đến 16 giờ 30 phút ta làm chủ hoàn toàn căn cứ Ngã Sáu.  Địch đã chạy thoát một số bằng xuồng khoảng vài chục tên (xuồng này chúng đã ém sẵn ở bờ tây sông để hàng ngày đi lại), ta dùng đại liên bắn chặn, ĐKZ chế áp không kết quả.

   Hàng loạt đạn pháo chụp bắn vào đồn nhưng bộ đội đều vô sự nhờ có công sự của địch khá vững chắc. Trận này bộ đội ta chiến đấu rất dũng cảm, nhiều đồng chí diệt nhiều địch như đồng chí Phương, Tấn, Hòa, Dũng, Bình, Vinh . . .

   Kết quả trong 1 ngày chiến đấu ta đã diệt và bắt 280 tên, chạy thoát khoảng 20 - 30 tên, diệt gọn tiểu đoàn bảo an 453, 1 trung đội pháo binh, 1 trung đội thám báo, diệt 30 tên của Sư đoàn 7 phản kích. Thu 250 súng các loại có 2 pháo 105 ly, 2 cối 81, 4 đại liên, 2 khẩu 12,7 ly, 6 khẩu ĐKZ 57, 10 khẩu M79 còn lại M16, 1 kho đạn pháo, cối ĐKZ. . . (số vũ khí trên bị phá hở hủy một phần hai, cùng các kho lương thực quân trang quân dụng hư hại gần hết).

   Thương vong của ta 35 đồng chí (hy sinh 32, có đồng chí Hào - Chính trị viên phó Tiểu đoàn, 4 cán bộ đại đội bị thương).  Theo lệnh quân khu: Trung đoàn 24 để lại 1 đại đội chốt giữ, lực lượng Trung đoàn 207 vào thay thế trung đoàn rút ra vị trí quy định.
 
   Về đánh viện: Trung đoàn 320 đã diệt 1 tiểu đoàn của trung đoàn 10 Sư 7 lúc 15 giờ ngày 11 tháng 3. Sư đoàn 7 đưa 1 tiểu đoàn thứ nhất của trung đoàn 10 đi tăng viện tiếp lại đúng vào hướng Trung đoàn 207 đã bố trí, tiểu đoàn này bị đánh thiệt hại nặng phải quay trở lại. 

   Ngày 11 tháng 3 ở hướng chủ yếu của đợt 2, Sư đoàn 8 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diệt được căn cứ Ngã Sáu, 1 tiểu đoàn chủ lực và đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn khác của Sư đoàn 7. Nhưng rạng sáng ngày 12 tháng 3 lực lượng Sư đoàn 7 vào định chiếm lại căn cứ Ngã Sáu kết hợp giải quyết hậu quả đã bị Trung đoàn 207 đánh bật.

   Ta làm chủ khu vực Ngã Sáu làm cho nhiều đồn bốt còn lại ở khu vực Cái Bè chưa đánh đã chạy. Lực lượng địa phương giải phóng hàng loạt ấp xã.  Mục tiêu của quân khu lúc này cụ thể là Sư đoàn 8 bao vây tiến công thẳng vào các chi khu, căn cứ cấp Sư đoàn, trung đoàn địch nhằm tiêu diệt quân chủ lực ngụy, còn các tỉnh đẩy mạnh tiến công với huyện. Hàng loạt đồn bốt khắp nơi bị ta đánh chiếm.
Sư đoàn 7 vào giải tỏa Cai Lậy nhưng chúng hành quân ngoài phương án tác chiến của Trung đoàn 24 nên không bị diệt. Chủ lực và bảo an có về phòng thủ các mục tiêu quan trọng không dám giải tỏa. Lực lượng các tỉnh đã tiến công và nổi dậy khá mạnh. Địch đã bị đánh bật khỏi vùng 4 Kiến Tường, tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường cơ bản đã không còn địch trừ thị xã và một số thị trấn của Các huyện của tỉnh Mỹ Tho ta cũng kiểm soát tới 85%, trong đó có huyện Chợ Gạo là chủ yếu của Mỹ Tho, địch chỉ còn ở chi khu và mấy đồn ven lộ.
... ./.


                                                                            

TRẦN ANH TÚ ,
SAN JOSE , CALIFORNIA , NGÀY 5.10.2011 LÚC 0903 AM .
BẢN ĐỒ TỈNH ĐỊNH TƯỜNG TRƯỚC 1975 .

Đây là một tỉnh - mà tiểu đoàn 2/10 sư đoàn 7 bộ binh VNCH , mà tôi phục vụ  - đã hành quân nhiều nơi trong tỉnh này . Và ngày 10/03/1975 , tiểu đoàn cũa tôi , đã tan hàng khi lọt vào ổ phục kích , giửa ban ngày , trên đường tiếp cứu cho đồn Ngã Sáu , đã thất thủ đêm trước .



Trên bản đồ , bạn thấy tỉnh lộ đi từ quốc lộ 4 , ngang qua làng Cái Nứa và dẩn tới quận lỵ Hậu Mỹ . Trước đây , nơi này là khu trù mật (agroville) Hậu M, thành lập từ thời cố TT Ngô đình Diệm để định cư những ng công giáo di cư 1954 . Người CS đã nhiều lần tấn công khu này và sau này , lúc chúng tôi đi qua chỉ còn  trơ trọi khung sườn thép (có lẽ là phần còn lại cũa nhà lồng chợ hay ngôi giáo đường ?) . Chúng tôi đã đi lại trên tỉnh lộ này nhiều lần và lần chót là để giải cứu cho đồn Ngã Sáu . Ngày hôm đó , chúng tôi được đoàn xe quân vận đổ xuống gần làng Cái Nứa ; chúng tôi đi bộ một quảng và sau đó vượt qua con kinh , nằm bên trái cũa TL này . TĐ chia làm ba mũi , tiến về hướng tây ; địa thế rất trống trải , lúa đã được gặt , ruộng chỉ xâm xấp nước . Và TĐ tôi đã lọt vào ổ phục kích của mấy trung đoàn CS và gần như bị tan hàng . Sau đó , TĐ vĐồng tâm "hấp lại" và hành quân lai rai cho tới ngày 30/4/75 . Tôi đã có vài bài nói về trận này trên blog này  , trong đó có bài của một SQ cũa CS tham gia trận đánh đồn Ngã Sáu .