Tuesday, January 15, 2019

https://www.facebook.com/Lichsuhiendai/posts/1003386209849242?__tn__=K-R
CẤP BẬC CỦA SĨ QUAN VÀ HSQ CỦA LỤC QUÂN , HẢI QUÂN , TQLC , VÀ TUẦN DUYÊN (COAST GUARD) MỸ .

A/ Sĩ quan 
Thiếu úy , trung úy , và đại úy 
Thiếu tá , trung tá , và đại tá 
Chuẩn tướng (brigadier general) , thiếu tướng (major general) , trung tướng (lieutenant general) , đại tướng (general) , và thống tướng (general of the army) .

II/ Hạ sĩ quan (non-commissioned officer) gồm binh nhì đến thượng sĩ . 

Binh nhì , binh nhứt , và hạ sĩ

Trung sĩ , trung sĩ nhứt , thượng sĩ


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2263490840331396&set=pcb.2263492370331243&type=3&__tn__=HH-RHH-R&eid=ARD2GWouQHVvyoISU8C3B45UyS15e9u5fQtl3Z2eqv8JCWraw_7WYlMa0Uj_ICi2veHK-zZinbVaWB3v
Mai Bá Kiếm: Thiếu tá Lạc, chỉ huy trưởng Yếu điểm Nhà Bè: Danh dự và trách nhiệm!
10 giờ 30/4/1975, TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, giống những nơi khác, Chi khu Nhà Bè rả ngũ, binh sĩ tháo quân phục, võ trang vứt đầy đường. Dân chúng đem xe hơi, xe máy đến phá Kho 18 (Cảng Bến Nghé hiện nay) khiêng hàng tấn hàng hoá nhập cảng có giá chở về nhà.
Lúc 11 giờ, có 5 anh bộ đội mặc quân phục chính quy bồng súng AK ngơ ngác, không biết xử trí ra sao khi bị hàng ngàn dân xô lấn vây quanh. Cách đó 200 m, tại Cuộc cảnh sát Tân Thuận, ông Hai Cứng* – VC nằm vùng, mặc bà ba đen, tay cầm rouleau P.38 bắn chỉ thiên dằn mặt đám du côn đang vây Cuộc CS để “hôi” súng (năm 1970, băng du côn Kho 18 từng nhảy lên xe container của US Army – lúc quẹo cua chạy chậm, chôm một thùng – tưởng đồ hộp ném xuống, ai dè là thùng súng Colt 45). Một thanh niên mình trần mang băng đỏ ở bắp tay, cầm súng M.16 bắn minh họa theo ông Hai Cứng.
Tôi chạy xe Suzuki M.12, mặc civil ra Cảng tìm tàu đi, thấy mấy anh cách mạng 30/4 dùng súng ớn quá, đường vô cảng lại nghẹt cứng, bèn quay về nhà. 12 giờ về đến cầu Phú Xuân, bộ đội chính quy chưa về tới. Toàn dân cách mạng 30/4 đeo băng đỏ tiếp thu đồn bót, UB hành chính quận và xã. Ông Ba Sang nghề chạy xe lam, đạo Cao Đài, mặc bộ bà ba trắng, tay cầm Colt 45, kêu gọi đồng bào trật tự (sau đó làm trưởng ban ấp 5). Ông Tư Kiệt thợ sửa xe đạp, vừa già vừa lùn, bận pyjama, mang cây garant dài gần quệt mặt đường trông rất dị hợm (sau đó làm tổ trưởng rồi sửa xe đạp). Ông 3 Xuân* thợ giặt ủi, tự xưng làm đề lô chỉ điểm họa tiễn 122 ly rót vào 3 hãng dầu Nhà Bè (nhưng có trái bay lố 1 km rớt vào nhà ông Tư Tẩu làm banh thây 4 người), lái chiếc xe jeep cảnh sát, chở đám “nhân dân tự vệ trở cờ” mang băng vải đỏ, vừa chạy vừa bắn súng thị uy (3 Xuân làm trưởng CA xã 3 tháng, lên phó chủ tịch xã được vài năm).
Trong lúc đám võ trang ô hợp, không quân phong, chẳng quân kỷ, chạy đầy đường, mà thiếu tá Lạc (Chỉ huy trưởng Yếu điểm Nhà Bè) nai nịt quân phục gọn gàng, mang cầu vai một gạch dưới bông mai bạc, tự lái xe Jeep, chạy chầm chậm dọc liên tỉnh lộ 15 (Huỳnh Tấn Phát bây giờ) đi tuần tra 3 hãng dầu (Esso, Shell, Caltex), đón chờ bộ đội đến tiếp quản. Tổng giám đốc 3 hãng là người châu Âu đã bỏ về nước, thiếu tá Lạc cho tiểu đoàn địa phương thuộc quyền tan hàng, kể cả tài xế và âm thoại viên (mang máy truyền tin). Ông ở lại một mình giữ 3 hãng dầu, mà không có một kẻ nào dám vào múc xăng, như ở Kho 18.
Các anh cách mạng 30/4 súng ống hùng hổ vậy, nhưng không dám làm gì với viên thiếu tá đơn thương độc mã. Thiếu tá Lạc dừng ở ngã ba Esso mua gói thuốc lá, dân chúng nhìn thiếu tá đầy vẻ lo ngại. Tôi dừng xe lại đưa tay lên trán chào ông và hỏi: Ba tôi là ông Mai Bá Kỳ – tổ trưởng tổ nhà đèn, đang trực trong hãng Shell, sao thiếu tá không mở cổng cho nhân viên về nhà. Thiếu tá nói: Hôm nay, các xe ca (45 chỗ) không đưa nhân viên từ Sài gòn xuống làm, chỉ có nhân viên tại chỗ Nhà Bè vô làm, nên tôi phải đóng cổng để giữ người bảo quản hãng dầu an toàn”. Nói xong, ông lái xe vào hãng Esso.
Chiều tối hôm đó ba tôi về nhà kể: “Thằng Phước (nhỏ hơn ba 10 tuổi – phụ thợ cho ông) không dè nó là VC, nó mang cờ mặt trận vào treo ở cổng hãng, rồi không cho ba và nhân viên về nhà ăn cơm trưa. 4 giờ chiều, quân quản vào tiếp thu, thiếu tá Lạc bàn giao, rồi bị bắt dẫn đi mất”. (Sau này, ô. Phước làm chủ tịch công đoàn kho dầu B, và vẫn làm lính ba tôi). Không rõ số phận thiếu tá ra sao, nhưng tôi kính phục tác phong biết giữ danh dự và trách nhiệm dù tổ quốc không giữ được.
Trước đó, năm 1974, tiểu đoàn gác 3 hãng dầu của thiếu tá Khách bị đặc công đột nhập vào hãng Shell đốt cháy mấy bồn xăng (160 tấn/bồn), nên cả tiểu đoàn bị đày lên biên giới Bình Long giữ tiền đồn, và tiểu đoàn ở tiền đồn đó của thiếu tá Lạc được đổi về bảo vệ 3 hãng xăng.
____
Ghi chú: Hai Cứng sau đó làm trưỏng CA xã Tân Thuận, hét ra lửa, đưa nhiều quân nhân VNCH đi cải tạo, không phải vì có cấp bậc trốn cải tạo, mà vì bị ông thù vặt. Khoảng năm 1980, Hai Cứng hoang dâm vô độ (hiếp dâm nhiều phụ nữ), vợ 2 Cứng làm thịt bò xào, dụ 2 Cứng ở nhà nhậu (mỗi chiều 2 Cứng đi nhậu tới khuya). Khi 2 Cứng say mèm, vợ lột quần, kéo thằng nhỏ ra cắt cái bụp, rồi chở đi cấp cứu. BS bảo đem khúc cắt đứt đến để nối lại, bả đáp: tui liệng xuống ao cá rồi”. Hai Cứng thành mềm từ đó.
– Ông 3 Xuân cho thằng con trai 18 tuổi đi du kích xã, ai cũng sợ vì tính lất khất của nó. Một hôm, nó kéo lưới cá dưới ao lên, gặp trái lựu đạn trong lưới. Ỷ ba mình đề lô rocket, nó tưởng mình hệ “tạc đạn gia truyền”, lấy lựu đạn ra táy máy, nổ một phát chết tại chỗ, thằng kéo lưới chung bị văng miễng. Sau đó, 3 Xuân xin cho nó bằng liệt sĩ.

Bá Kiếm Mai

SỞ HỮU TOÀN DÂN
THUA VẠN LẦN DÂN THUỘC ĐỊA!


Sáng nay đọc status trên Face Mạnh Kim: “Sinh hoạt Sài Gòn tiếp tục bị xáo trộn. Một sự xáo trộn nữa lại bắt đầu từ ...một con hẻm nhỏ, rất nhỏ, và rất Sài Gòn - hẻm 71 Mạc Thị Bưởi, quận 1, khi một công văn lạnh lùng phán vội chiều nay dí vào từng mặt người dân, yêu cầu toàn bộ con hẻm phải bị giải tỏa trong… ba ngày nữa!”. Đây là ví dụ “điển hình tiên tiến” của nước XHCN tước đoạt quyền an cư lạc nghiệp của dân trên mãnh đất thuộc sở hữu toàn dân.

 Tôi xin kể quyền sở hữu đất của dân cách đây 104 năm, tại Nhà Bè, dưới thời thuộc địa, để thấy thực dân Pháp có lòng “nhân bản” gấp vạn lần XHCN. Trước hết, nói về bối cảnh cho dễ hiểu. Sau khi chiếm trọn Nam kỳ, Pháp đặt chế độ thuộc Pháp, nên ban hành Dân luật Giản Yếu vào năm 1883, với các nguyên tắc học lý giống Dân luật Pháp quốc. (Sau đó, chiếm Bắc kỳ đặt chế độ bảo hộ, Pháp ban hành Dân luật Bắc kỳ năm 1931. Rồi, ký hòa ước với triều đình Huế để Trung kỳ tự trị, Pháp ban hành Dân luật Trung kỳ năm 1936). Nghĩa là, Dân luật Giản yếu công nhận xã hội dân sự và các quyền dân sự của người dân An Nam bị đô hộ, trong đó có quyền sở hữu đất.

 Năm 1911, hãng Shell (tập đoàn Anh – Hà Lan) đến Nhà Bè đầu tư Cảng và kho chứa xăng dầu. Thực dân Pháp “ngu” hơn XHCN, vì không đứng ra đền bù đất, rồi giao cho Shell xây dựng, để kiếm tiền chênh lệch, mà Pháp tôn trọng quyền dân sự, để cho Shell thương lượng trực tiếp với 3 chủ đất tại đây, để thuê 100 mẫu, trong thời hạn 99 năm (Đến 30/4/1975, 3 HĐ này chưa đáo hạn, nhưng chủ hãng Shell bỏ của chạy lấy người, đất và cơ ngơi thành của Nhà nước).

 Lúc bấy giờ, 3 chủ đất đang cho cả trăm tá điền thuê tại địa điểm sẽ làm hãng (đong lúa 10 giạ/1.000m2/năm) nay Shell đàm phán giá thuê cao gấp 5 lần giá tá điền thuê, lại được lãnh tiền hàng tháng qua Cheque. Chủ đất sướng rên, nhưng Dân luật Giản yếu bảo vệ tá điền hiện hữu cho họ có quyền tiên mãi (được ưu tiên mua cùng giá, mà chủ đất định bán cho người khác hoặc được ưu tiên thuê cùng giá mà chủ đất định cho người khác thuê với giá cao hơn).

 Tuy tá điền không thuê nổi theo giá Shell thuê cao gấp 5 lần, nhưng họ có quyền không ký giấy khước từ thuê đất. Mà không có đủ giấy khước từ của tá điền, thì chủ đất không thể ký hợp đồng với Shell được. Do đó, chủ đất phải thương lượng cho tá điền được hưởng tiền thuê đất mấy năm đầu mà hãng Shell trả, để tá điền chịu ký tờ khước từ thuê đất.

Bỗng nhiên, tá điền có một cục tiền, có nhiều tá điền đi vô vùng sâu mua ruộng để làm chủ. Có nhiều tá điền - như ông nội tôi (Mai Bá Điền sinh 1885 chết 1979) quyết bỏ nghề chân lấm tay bùn, xin vào hãng Shell làm cu – li (sai gì làm nấy), đổi đời, lãnh lương tháng, thay vì đến Tết mới gặt lúa, nộp chủ ruộng, còn bao nhiêu trả nợ. Ông nội bỗng dư tiền nuôi ba tôi học hết cấp sơ học (lớp ba), tiếng Tây nói bập bẹ, còn trẻ nên hãng Shell nhận vào đào tạo nghề xăng dầu. Đến năm 1975, tổng lương xồi (lương chính + phụ cấp thâm niên + phụ cấp đắt đỏ + phụ cấp vợ con) của ba tôi là 94.000 đ/tháng, đóng thuế lợi tức 40.000 đồng (dã man hôn?), thực lĩnh: 54.000 đ vẫn gấp 2 lần lương giáo sư đệ nhị cấp. 

 Nhờ ông, cha làm làm hãng FDI xịn, tôi được học miễn phí ở Vườn trẻ Shell (ăn bánh Tây, uống sữa, múa hát). Con em công nhân học cấp 2 trở lên được Hãng Shell, Esso cho xe đưa rước đến các trường ở Sai Gòn (đến năm 1965, Nhà Bè mới có trường trung học). Nhờ là thợ cả, ba tôi được Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè lưu dụng để truyền nghề cho công nhân mới XHCN từ miền Bắc vào. Đến năm 1983, ba tôi về hưu không lãnh một cắc lương hưu. Nhưng, đến năm 2001, Hãng Shell gửi về cho ba tôi (và các nhân viên chưa tới tuổi hưu lúc giải phóng) 6.000 USD gọi là đền bù do hãng chưa kịp trả lương hưu. Vì, Hãng đã vi phạm HĐLĐ, do ngày 30/4/1975 đã từ bỏ không điều hành Hãng nữa, mà không thông báo cho công nhân biết trước một tháng!

 Sau Shell, ESSO và CALTEX đến tiếp tục thuê đất của địa chủ làm hãng dầu, mà bây giờ thành Tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Nhờ thực dân Pháp, địa chủ cho thuê đất giá cao, nên nộp thuế hoa lợi cho Pháp cao hơn. Khoảng 400 tá điền đổi đời thành công nhân FDI, có tiền cho con ăn học làm BS, KS, giáo viên lứa đầu tiên ở Nhà Bè. 

 Bây giờ, nhớ lại năm 1991, UBND huyện Nhà Bè đứng ra làm “cò” giải tỏa 300 ha đất nông nghiệp để giao Đài Loan làm KCX Tân thuận. Với giá đền bù 11.000 đ/m2, nông dân bị giải tỏa trắng tay (đến ông Sáu Món – phó chủ tịch Hội nông dân huyện, cũng phản đối đếch nhận tiền đền bù), không đủ tiền vào vùng sâu mua ruộng canh tác, mà cũng không có tay nghề để được vào làm KCX, càng không có có tiền cho con học làm KS, BS để đổi đời.

 Cách nhau 80 năm, cũng lần đầu có các hãng nước ngoài vào Nhà Bè đầu tư, tại sao nông dân Nhà Bè năm 1911 thì lên đời, mà nông dân Nhà Bè năm 1991 lại xuống đời? Khốn nạn quá!

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019 | 15.1.19


Hồi tháng 10 vừa qua, có một bức ảnh chụp một cuộc biểu tình ở Nhật Bản với một tấm băng-rôn: “Trung Quốc và Việt Nam cút khỏi Campuchia”. Nhiều người Việt Nam chia sẻ bức ảnh này trên mạng và cho rằng những bạn trẻ người Campuchia này đã “quên ơn” Việt Nam. Có lẽ, những người Việt Nam này đã quá chủ quan.
Gỗ được tìm thấy tại một cơ sở của Hoàng Anh Gia Lai ở Campuchia. Ảnh: Global Witness.

Giờ đây, nhân dịp 40 năm ngày Việt Nam chiến thắng quân Khmer Đỏ ở Campuchia, truyền thông Việt Nam cũng phát đi một thông điệp chủ quan không kém: “thế giới nợ Việt Nam một lời xin lỗi”.

Đúng sai thế nào thì hạ hồi phân giải. Nhưng thực tế là, Việt Nam chúng ta đang nợ Campuchia một lời xin lỗi.

Khoảng những năm 2007, chính phủ Việt Nam vận động các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào và Campuchia đầu tư, với trọng tâm là các dự án trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê. Những dự án này luôn đòi hỏi một diện tích đất rộng lớn.

Việc đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam sang đó làm là… chặt rừng, trong đó có cả rừng ở những khu bảo tồn. Đất đai và những khu rừng đó là nguồn sống của rất nhiều cộng đồng sắc tộc thiểu số tại Campuchia và Lào. Chính quyền hai nước này im lặng, không xử lý, để mặc cho các doanh nghiệp Việt Nam phá rừng, chiếm đất.

Mọi chuyện có vẻ êm xuôi ở Lào. Dường như những người dân Lào hiền lành đã chấp nhận. Nhưng người Campuchia thì không. Họ biểu tình và phản ứng dữ dội.
Người Campuchia biểu tình chống Việt Nam tại Phnompenh, ngày 8/10/2014.. Ảnh: AFP.

Cũng cần nói thêm một chút về chính trị Campuchia. Thủ tướng Hunsen và đảng của ông ta lãnh đạo Campuchia đã lâu, nhưng họ không phải là lực lượng chính trị duy nhất. Ở Campuchia có đảng đối lập và có rất nhiều các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.

Phản ứng của người dân Campuchia được các đảng đối lập và các tổ chức xã hội ủng hộ nhiệt liệt. Những nỗ lực của họ sau cùng đến tai một tổ chức quốc tế đầy quyền lực: Global Witness.

Global Witness nổi tiếng với những báo cáo về vi phạm nhân quyền, tham nhũng và ô nhiễm môi trường của các dự án phát triển kinh tế. Họ từng điều tra về tình trạng khai thác kim cương ở một số nước Châu Phi gây nên những vấn đề nghiêm trọng về nhân quyền dẫn đến việc Liên Hợp Quốc ra nghị quyết cấm vận kim cương Liberia.

Global Witness cử điều tra viên của mình đến Lào và Campuchia. Tháng 5/2013, họ xuất bản báo cáo Rubber Barons (Những ông trùm cao su), tố cáo Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) và Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) phá rừng, chiếm đất trên quy mô rộng lớn ở Lào và Campuchia, đẩy hàng triệu người dân lún sâu vào đói nghèo. Đáng chú ý, theo luật Campuchia, diện tích tối đa mà một công ty được thuê là 10.000 hecta thì vào thời điểm đó, VGR và HAGL đang chiếm hữu lần lượt là hơn 161.000 và hơn 47.000 hecta.

VRG và HAGL lúc đầu phủ nhận báo cáo Rubber Barons và cho rằng Global Witness vu khống.
Global Witness kêu gọi chính phủ các nước và các định chế tài chính quốc tế trừng phạt VRG và HAGL. Gần một năm sau, vào tháng 3/2014, quỹ Vietnam Property Fund (VPF) rút toàn bộ vốnkhỏi Hoàng Anh Gia Lai. VPF là một quỹ trực thuộc Dragon Capital, đến lượt mình, Dragon Capital lại nhận vốn từ International Finance Corporation (IFC), và IFC lại là một định chế tài chính quốc tế trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank). Việc có mối liên quan nào giữa báo cáo của Globa Witness và việc rút vốn này hay không vẫn còn chưa rõ ràng.

Điều có thể thấy rõ ràng là vì bị Global Witness tố cáo, Tập đoàn Cao su Việt Nam đã bị tước chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đồng nghĩa với việc hàng hoá của họ không được phép xuất khẩu vào các nước phát triển mà chỉ có thể bán cho Trung Quốc.

Sau đó, HAGL và VRG đã bắt đầu xuống nướcchấp nhận đối thoại với người dân địa phương, với các tổ chức phi chính phủ và đã có những biện pháp bồi thường cho người dân. HAGL và VRG đều mong muốn khắc phục hậu quả để được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, nhưng rừng đã chặt thì bây giờ làm thế nào để khắc phục?


Ngoài HAGL và VRG, có một số các doanh nghiệp Việt Nam khác nhỏ hơn cũng đã sang Lào và Campuchia. Sau khi chặt rừng, nhiều doanh nghiệp đó đã bỏ đất đấy. Một số dự án nằm sâu trong đất Campuchia đã được sang nhượng, bán lại cho nhà đầu tư đến từ nước khác. Một số dự án sát biên giới thì được các doanh nghiệp quân đội Việt Nam sang tiếp quản, như Binh đoàn 15, qua Tổng công ty 15, công ty Hữu Nghị Nam Lào… Theo một phóng sự điều tra của tờ Cambodia Daily, Binh đoàn 15 của quân đội Việt Nam đang được thuê bốn khu đất rộng tới 40 nghìn hectacủa Campuchia gần biên giới Việt Nam với thời hạn lên tới 99 năm.
Một cánh rừng ở Campuchia bị Hoàng Anh Gia Lai san phẳng, tháng 3/2013. Ảnh: AFP/RFA.

Nói qua về đất đai tại Campuchia: họ không có chế độ sở hữu toàn dân về đất đai như Việt Nam. Đất đai của họ có ba loại gồm sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước và sở hữu công cộng. Loại 2 thì nhà nước có quyền chuyển nhượng cho tư nhân, còn loại 3 thì nhà nước chỉ có quyền quản lý, nhưng không được chuyển nhượng. Một doanh nghiệp dù được Campuchia cấp đất ở một khu vực sẽ phải tự thực hiện giải phóng mặt bằng, tự lo đàm phán, đền bù cho người dân.

Tính đến hết năm 2015, Campuchia đã cấp hơn hai triệu hecta đất cho các dự án trồng rừng với 270 dự án. Trong số này, người Việt Nam và người Trung Quốc nắm những khu vực rộng lớn. Điều này có thể lý giải một phần lý do vì sao các doanh nghiệp quân đội của Việt Nam phải sang Campuchia để tiếp quản các dự án trồng rừng sát biên giới, mà không thể để những khu vực này rơi vào tay người Trung Quốc.

Cho đến nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa có động thái gì để xử lý các doanh nghiệp như VRG và HAGL. Với một sự việc tương tự, chính phủ Thái Lan có cách ứng xử khác hẳn. Dự án mía đường của công ty Khon Kaen của Thái Lan tại tỉnh Koh Kong của Campuchia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khi dùng vũ lực cưỡng chế đất của người dân địa phương, đẩy họ vào bước đường cùng.

Trước tình hình đó, Uỷ ban Nhân quyền Thái Lan, một cơ quan được thành lập theo Hiến pháp nước này, đã tiến hành điều tra và xuất bản báo cáo thừa nhận sự việc và kết luận doanh nghiệp Thái phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những hậu quả gây ra với người dân Campuchia.

Gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Oxfam và Pan Nature phối hợp xây dựng hướng dẫn giảm thiểu rủi ro môi trường, xã hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Các tổ chức phi chính phủ này còn giúp kết nối đối thoại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức tại Lào và Campuchia, và với người dân địa phương. Những hành động như vậy sẽ giúp điều hoà những bất đồng, xung đột, đôi khi là hiểu nhầm giữa doanh nghiệp Việt Nam và người dân Campuchia.

Dù sao thì Hunsen vẫn là một người có chính sách thân thiện với người Việt. Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia từng tuyên bố, “nếu tôi thắng cử, tôi sẽ đuổi người youn [chỉ người Việt Nam ở Campuchia] về nước”. Hiện đang có khoảng 750 nghìn người Việt đang sinh sống ở khu vực Biển Hồ, chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, không giấy tờ và ít học.

Chiếm đất là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở Campuchia. Các nhóm hoạt động ở Campuchia lẫn nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đã nộp đơn ra Toà án Hình sự Quốc tế, yêu cầu xem xét coi việc chiếm đất một cách tràn lan và có hệ thống ở nước này là tội ác chống lại loài người. Nếu toà án chấp thuận yêu cầu này thì các công ty và thậm chí chính phủ Việt Nam sẽ trở thành một trong những thủ phạm chính của tội ác này.


Với chừng ấy vi phạm cả về môi trường lẫn nhân quyền ở Campuchia, cùng với những đe doạ về chủ quyền mà Việt Nam gây ra cho người dân nước này, Việt Nam rõ là đang nợ Campuchia một lời xin lỗi.


Hoàng Anh
Luật Khoa
Khi thành phần chóp bu CS tranh giành quyền lực .
"Trước Đại hội một tháng, ứng cử viên Đào Duy Tùng bắt đầu ở trong tình trạng hôn mê sâu. Còn về ứng cử viên Đặng Xuân Kỳ, ông An nói: “Ông Mười không có ý tiến cử mà chỉ là điệu hổ ly sơn. Ông Mười muốn đưa Kỳ ra khỏi trung tâm lý luận của Đảng. Ở chỗ rộng, ông Mười nói ông giới thiệu nhưng ông Kỳ xin rút, thực ra ông Kỳ không hềxin rút. Ở chỗ hẹp, ông đánh giá Kỳ rất nặng nề về quan điểm”. Danh sách bốn chỉ còn lại hai, theo ông Nguyễn Văn An: “Ông Lê Xuân Tùng thì sức khỏe kém chỉ còn lại ông Lê Khả Phiêu”.
Nhiều phương án thì phân tán phiếu. Qua thăm dò, không có ứng cử viên nào hội đủ số phiếu tín nhiệm để thay thế Tổng Bí thư Đỗ Mười. Ông Mười, tám mươi tuổi, như ông Trần Lâm viết, cũng không tiện ngồi lại một mình. Kết quả: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đoàn Khuê, Nguyễn Đức Bình tiếp tục tại vị; chỉ một số ủy viên Bộ Chính trị trên bảy mươi tuổi như Lê Phước Thọ, Vũ Oanh, Bùi Thiện Ngộ là nghỉ như đề nghị của ba ông cố vấn.
SỨC KHỎE TRUNG ƯƠNG
Trước Đại hội VIII, ứng cử viên sáng giá cho chức Bộ trưởng Ngoại giao, ông Lê Mai, BỊ MẤT ĐỘT NGỘT; ngay sau bầu cử, một tân ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Đình Tứ, cũng ĐỘT TỬ trước khi nhận chức .
Cái chết của ông Tứ đã làm thay đổi chút ítphương thức tiến hành đại hội. Cho dù quy trình nhân sự vẫn được làm kỹ trong thời gian trù bị, nhưng từ
Đại hội IX, chỉ khi đại hội chính thức khai mạc việc bỏ phiếu mới được tiến hành. Ngoài hai trường hợp chết bất ngờ này, chuyện sức khỏe Trung ương trước và sau Đại hội VIII cũng diễn ra đầy kịch tính.
Chỉ mấy tháng sau Đại hội, Tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ. Ông bị xuất huyết não khá nặng. Thông tin về bệnh tình của Tướng Anh được giữ kín tuyệt đối. Hơn ba tháng sau, khi bắt đầu hồi phục, bằng một ý chí tại vị sắt đá, Tướng Lê Đức Anh quyết định vẫn xuất hiện trên truyền hình và đài phát thanh đọc lời chúc mừng năm mới.
Giám đốc Quân y viện 108, Bác sỹ Vũ Bằng Đình, nói: “Chúng tôi phải hộ tống ông từ bệnh viện ra phòng thu. Ống kính chỉ quay nửa người nên dân chúng không biết ông vẫn ngồi trên giường bệnh. Các bác sỹ nấp phía sau sẵn sàng cấp cứu”. Theo Bác sỹ Vũ Bằng Đình, sau khi đọc xong lời chúc năm mới, ông Lê Đức Anh về nhà, từ đây, ông được một ê-kip bác sỹ người Trung Quốc trực tiếp chăm sóc trong giai đoạn hồi phục. Các bác sỹ Việt Nam hoàn toàn không biết phác đồ điều trị mà các bác sỹ Trung Quốc dùng cho Tướng Lê Đức Anh.
Người Trung Quốc còn nắm giữ không ít bí mật về sức khỏe của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Giữa thập niên 1990, thỉnh thoảng, bị cánh nhà báo chặn lại khi vừa bước từ toilet ra, Tổng Bí thư Đỗ Mười, với quần quên kéo khóa, leo lên chiếc bàn nước nhỏ đặt phía sau Hội trường Ba Đình, ngồi xếp bằng vui vẻ chuyện trò với dân báo chí. Nhiều khi cao hứng, ông nói: “Tôi đã từng bị thần kinh đấy”. Không phải ông nói đùa, theo ông Nguyễn Văn Trân, Bí thư Trung ương Đảng khóa III, người từng hoạt động với ông, có thời gian ông Đỗ Mười bị bệnh thần kinh, gần như không thể làm việc,
có lúc lên cơn, ông phải dùng một cây gậy múa cho hạ nhiệt, có lúc người ta thấy ông Đỗ Mười một mình leo lên cây...
Năm 1963, ông đã phải đi Trung Quốc chữa bệnh tới mấy năm mới về Việt Nam làm việc
474
.
Từ trước Đại hội VIII, khi công việc cơ cấu nhân sự bắt đầu, theo ông Nguyễn Văn An, người có trách nhiệm nắm hồ sơ các nhà lãnh đạo, kể cả các hồ sơ về sức khỏe, trong Bộ Chính trị xuất hiện một số “ông giấu bệnh”. Ông Lê Xuân Tùng,
sau khi bị tai biến, một chân gần như bị liệt vẫn khẳng định là đang rất khỏe. Ông Lê Minh Hương giấu bệnh tiểu đường nặng. Ông Đoàn Khuê giấu bị ung thư hạch. Ông Đào Duy Tùng bị ung thư nhưng vẫn bám giữ chức Trưởng Ban Văn kiện
của Đại hội cho đến khi bị tế bào ung thư lan lên não.
Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện Hà Đăng kể: “Trong nhiều cuộc họp, cả trong một vài cuộc tiếp xúc, thấy anh (Đào Duy Tùng) có những lúc lim dim, chừng như lơ đãng… Sau Hội nghị Trung ương 10, Tổ Biên tập Văn kiện chúng tôi họp lại trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của Trung ương, sửa chữa lần cuối bản Dự thảo Báo cáo chính trị. Tôi thay mặt Tổ trình bày nội dung và cách sửa. Anh vẫn lim dim. Và khi tôi trình bày xong, anh đặt một vài câu hỏi, lại chính là những điều tôi vừanói”
475
. Tháng 5-1996, “ứng cử viên tổng bí thư” Đào Duy Tùng xuống Hải Phòng dự đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố,đang phát biểu thì bị đột quỵ rồi từ đó, như đã nói, ở trong tình trạng hôn mê sâu cho đến khi qua đời
476
.Tuy vẫn giữ nguyên chức vụ, nhưng ở Đại hội VIII, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt đều mất phiếu rất nhiều vì lớn tuổi. Cả ba ông chỉ đắc cử với số phiếu đứng áp chót trong Ban Chấp hành Trung ương. Theo ông Nguyễn Đình Hương:
“Cả ba đều thấy xu thế của Đại hội nên đẩy nhanh quy trình chuyển giao”. Tháng 4-1997, khi chuẩn bị nhân sự cho Quốc hội khóa X, Bộ Chính trị quyết định cả ba ông sẽ không tiếp tục ra ứng cử
477
. Công tác nhân sự vẫn diễn ra với nhiều kịch
tính trong giai đoạn tìm người kế vị này.
Ông Nguyễn Văn An nói: “Ông Đỗ Mười muốn ông Lê Khả Phiêu thay thế mình. Ông Mười muốn có ảnh hưởng với quân đội. Về già ông ấy vẫn muốn tiếng nói của mình có trọng lượng. Nhưng uy tín của ông Lê Khả Phiêu trong quân đội rất thấp”. Ông Lê Khả Phiêu giải thích: “Khi sang chủ trì họp Quân ủy Trung ương, anh Đỗ Mười mấy lần nhấn mạnh sự ủng hộ tôi. Đối với anh Mười, có bathành phần cán bộ mà anh nhiệt tình ủng hộ và cất nhắc: một là con cái gia đình cán bộ, hai là xuất thân từ giai cấp công nhân, ba là đã kinh qua chiến đấu. Lúc ấy, trong Quân ủy, ai cũng biết tôi là người ở lâu nhất trong các chiến trường chống Pháp, chống Mỹ, chống Khmer Đỏ. Mãi tới năm 1991, tôi mới thực sự rời khỏi chiến trường Campuchia”.
Theo ông Lê Khả Phiêu thì việc ông trở thành ủy viên thường vụ Thường trực Bộ Chính trị diễn ra khá thuận lợi. Ông Phiêu nói: “Khi anh Đào Duy Tùng còn, anh Đỗ Mười đã nói tôi qua cùng trực Bộ Chính trị. Làm thường trực thì anh Lê Đức
Anh đồng ý nhưng làm tổng bí thư thì lúc đầu anh ấy hơi ngại. Trong thâm tâm, anh Lê Đức Anh vẫn muốn làm tổng bí thư. Có lần anh nói tôi sang làm thủ tướng”. Nhưng mối quan hệ Lê Khả Phiêu - Lê Đức Anh phức tạp hơn những gì ông Lê Khả Phiêu nói
478
. Theo ông Nguyễn Văn An, ông Đỗ Mười cử ông sang làm việc với quân đội hai lần để đưa ông Phiêu sang Thường trực, cả hai lần đều bị ông Lê Đức Anh và Đoàn Khuê trả lời “không đi được” vì “quân đội đang rất cần đồng chí Lê Khả Phiêu
nắm Tổng cục Chính trị”. Ông Nguyễn Văn An nói: “Có vấn đề đằng sau. Ông Lê Đức Anh đang muốn đưa Đoàn Khuê lên giữ chức chủ tịch nước. Nhưng nếu ông Đoàn Khuê đã chủ tịch nước thì làm sao ông Lê Khả Phiêu có thể làm tổng bí thư.
Tôi nói với ông Đỗ Mười, nếu anh thực sự muốn xây dựng anh Lê Khả Phiêu thì nên sớm có quyết định. Ông Mười quyết định và cử tôi sang gặp lần thứ ba. Ông Lê Đức Anh đồng ý để ông Lê Khả Phiêu đi nhưng vẫn giữ ý kiến sẽ đưa Đoàn Khuê lên làm chủ tịch nước. Tôi nghĩ, thời bình mà chính quyền để hai ông tướng nắm thì coi sao được”.
Theo ông Nguyễn Văn Nam, thư ký của ông Đỗ Mười: “Khi Lê Đức Anh giới thiệu Đoàn Khuê, Bộ Chính trị họp mấy ngày. Ông Mười về hỏi chúng tôi: Đoàn Khuê làm chủ tịch được không? Tôi nói: anh định đưa ông tướng thứ hai lên nữa à? Ông Kiệt bằng tuổi Đoàn Khuê, các anh ép ông ấy nghỉ. Người giỏi thì không để, lại để một ông tướng ham chức ham quyền”.
Ông Nguyễn Văn An kể: “Khi chuẩn bị nhân sự chủ chốt, ông Lê Đức Anh vẫn giới thiệu Đoàn Khuê làm chủ tịch nước và Thường vụ không có ai phản đối. Tôi gặp anh Đỗ Mười nói Đoàn Khuê bị ung thư đấy, anh Mười nói: Đoàn Khuê nói với
tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo: thưa anh, theo chuyên môn thì đấy là khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ”.
Theo Giáo sư Vũ Bằng Đình, viện trưởng Quân y 108 kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương: “Chúng tôi phát hiện Đoàn Khuê bị ung thư hạch rất sớm. Sau khi bí mật hội chẩn trên cơ sở các mẫu xét nghiệm mà không cho biết là của ai, tất cả các chuyên gia trong nước đều khẳng định đấy là ung thư hạch. Tôi đích thân trên dưới mười lần đến năn nỉ ông vào bệnh viện. Biết khi ấy ông Lê Đức Anh đang giới thiệu Đoàn Khuê kế vị, tôi trấn an ông: nếu anh đồng ý để chúng tôi chữa trị kịp thời thì anh không những có thể sống thêm một thời gian dài mà còn có sức khỏe để đảm đương những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng ông Đoàn Khuê vẫn phủ nhận kết quả hội chẩn và chỉ thị cho tôi phải báo cáo Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương là ông chỉ bị viêm hạch”.
Trước khi Quốc hội khóa IX nhóm họp để chuẩn bị nhân sự cao cấp, theo Đại tá Vũ Bằng Đình, Tướng Lê Khả Phiêu, với tư cách là ủy viên thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, cùng với Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn An yêu cầu Viện 108 báo cáo sức khỏe của cả hai vị tướng Lê Đức Anh và Đoàn Khuê. Ông Đình nói: “Tôi và bác sỹ Nguyễn Thế Khánh cùng ký vào bệnh án, bí mật báo cáo lên Bộ Chính trị”.
Theo ông Nguyễn Văn An: “Sau khi anh em đưa cho tôi bệnh án của Đoàn Khuê: ung thư gan giai đoạn ba, chỉ có thể kéo dài cuộc sống không quá một năm, họp Thường vụ Bộ Chính trị, tôi đưa vấn đề sức khỏe ra, ông Đoàn Khuê vẫn cãi.
Tôi phải công bố bệnh án”. Đoàn Khuê đập bàn tuyên bố: “Tôi là người khỏe mạnh, chúng nó phá. Tôi sẽ cho hai thằng đó nghỉ”. Đại tá Vũ Bằng Đình nhớ lại: “Cả tôi và anh Lê Thi, bí thư Đảng ủy Viện 108, nhận được quyết định nghỉ ngay lập tức”. Không chỉ “lỡ cơ hội” trở thành nguyên thủ quốc gia, bệnh tình Đoàn Khuê tiến triển xấu từng ngày. Cuộc sống của ông chỉ còn sáu tháng thay vì một năm như dự đoán. Ngày 16-1-1998, Tướng Đoàn Khuê chết.
Tháng 7-1997, Quốc hội khóa X khai mạc, chức chủ tịch nước được trao ông Trần Đức Lương, một người cùng quê Quảng Ngãi với ông Phạm Văn Đồng; chức thủ tướng thuộc về ông Phan Văn Khải. Từ nhiệm kỳ VII, lãnh đạo cấp cao có
khuynh hướng được phân đều cho ba vùng: tổng bí thư miền Bắc, chủ tịch nước người miền Trung, thủ tướng người miền Nam.
“Tam nhân” khi ấy vẫn ở trong Thường vụ Bộ Chính trị, và ông Đỗ Mười thì vẫn còn là tổng bí thư. Tại cuộc họp Bộ Chính trị vào trung tuần tháng 12-1997, vấn đề đưa Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt ra khỏi Bộ Chính trị mới được đặt
ra. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn An báo cáo kết quả lấy phiếu thăm dò trong cán bộ chủ chốt từ cấp bộ trưởng trở lên, cho thấy có tới 80% đồng ý để cả ba ông nghỉ. Theo ông Nguyễn Văn Nam, thư ký ông Đỗ Mười: “Họp Bộ Chính trị, ông Lê Đức Anh sợ chết không nhắm được mắt nếu ra khỏi Bộ Chính trị. Ông Anh nói không ứng cử đại biểu Quốc hội đã là một sai lầm rồi giờ ra khỏi Bộ Chính trị là một sai lầm nữa”.
Trước ngày khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ Tư, khóa VIII, cố vấn Võ Chí Công đề nghị ba người nên rút ra khỏi Bộ Chính trị nhưng trong ba ông không ai có một quyết định dứt khoát. Trong tình thế đó, ông Phạm Văn Đồng đã vận động ông Nguyễn Văn Linh và ông Võ Chí Công, cùng đưa ra sáng kiến cả ba từ chức cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi có thư của ba đồng chí xin Trung ương cho thôi vai trò cố vấn để giao cho các đồng chí trẻ làm, anh Đỗ Mười gọi tôi sang nói: như vậy là các cụ muốn mở đường để chúng tôi lui về”.
Chức vụ tổng bí thư lúc này coi như thuộc về ông Lê Khả Phiêu nhưng ông Đỗ Mười vẫn “dân chủ” đưa “bốn phương án” ra lấy phiếu thăm dò. Kết quả, ông Phiêu cao phiếu nhất, ông Nguyễn Văn An, người không có trong bốn phương án nay,
đứng thứ hai, người thứ ba là ông Nông Đức Mạnh. Theo ông Nguyễn Văn Nam: “Nhiều người chất vấn ông Đỗ Mười, sao thời bình lại chọn tổng bí thư là một ông tướng? Ông Mười phân bua: các anh xem, tôi chọn bốn, năm người mà đều hỏng
cả, chỉ còn anh Phiêu uy tín nhất”.
Ngày 31-12-1997, trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 4, ông Đỗ Mười chính thức bàn giao chức tổng bí thư cho Tướng Lê Khả Phiêu. Ba ông ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, chấp nhận giữ vai trò cố vấn.