Sunday, July 12, 2020

https://www.stellarinfo.com/blog/top-9-ways-to-fix-unable-to-open-jpeg-file-error/#:~:text=If%20you%20are%20unable%20to%20open%20JPEG%20photos,to%20update%20your%20Photos%20app%20on%20Windows%2010%3A

Đành bỏ anh em

Lôi Vân 71.

http://vnafmamn.com/decals/patch21.jpg
Phù hiệu PĐ 231 Lôi Vân.

Mỗi khi nói đến Trần Kim Quan, bạn bè thường gọi anh bằng cái biệt danh không lấy gì làm êm tai cho lắm "Quan Mập". Nói đến Quan mập thì cả Không Đoàn không ai là không biết đến. Thế rồi theo thời gian, mọi người hầu như khhông cón ai nhớ tới họ và tên lót của anh nữa ngoại trừ người hạ sĩ quan văn thư phi đoàn. Đặc biệt hơn nữa là trong phi đoàn có hai Quan, người thứ nhất là Quan Mập, người thứ hai hơi cao, hơi gầy, họ Huỳnh thì lại được gọi một cách rất đàng hoàng là "Quan Huỳnh" để phân biệt với Quan Mập.
Trong suốt thời gian ở chung đơn vị, tôi chỉ được vài lần thấy anh mặc đồ bay đúng kiểu KQ, còn ngoài ra hầu như lúc nào anh cũng mặc quân phục của phi công trực thăng Bộ Binh Hoa Kỳ, tức là áo quần riêng biệt và không bao giờ bỏ áo vô trong quần. Đã thế, anh lại còn không bao giờ mang cấp bậc, trên đầu lúc nào cũng có cái mũ lưỡi trai đen bạc màu cố hữu. Thành ra nhìn anh cứ y hệt như một người lính lang thang vô kỷ luật nào đó (họa hoằn lắm mới thấy anh đeo khẩu P.38 bên hông, hoặc trong những phi vụ vô cùng nguy hiểm, anh mới mang theo mảnh áo giáp để che trước ngực). Tôi nghĩ khi anh ra đường lỡ gặp Quân Cảnh thì họ sẽ "hốt" ngay về Quân Vụ Thị Trấn với tội danh lè phè là cái chắc.
Thế nhưng mội người sẽ bị lầm lẫn ngay nếu đem tính tình và khả năng bay bổng của Quan ra để so sánh. Con người của anh không một chút gì giống với dáng dẻ bề ngoài: tính tình vui vẻ, luôn miệng nói cười, tôi chưa hề thấy anh nổi giận hoặc lớn tiếng với ai bao giờ, kể cả với những thuộc cấp không thi hành đúng lệnh của anh. Riêng về sự bình tĩnh, gan dạ, tình huynh đệ chi binh, lòng thành với các chiến hữu có thể nói khó mà tìm được một người thứ hai như anh.
Hình như Quan không hề biết sợ lưỡi hái của tử thần. Tôi còn nhớ, một lần trong lúc hành quân vào mật khu địch ở bên kia biên giới Campuchia. Trước đó hai ngày, một phi cơ trực thăng của phi đoàn do "Ngọc già" điều khiển đã bị bắn rơi bởi đạn phòng không, những phi cơ bạn bay trong vùng cùng hợp đoàn với Ngọc đã nhiều lần cố gắng đáp xuống để tìm cứu phi hành đoàn nhưng đều bị thất bại vì hỏa lực phòng không quá mạnh của địch. Cuối cùng, phi đoàn trưởng của chúng tôi đành phải quyết định cho hợp đoàn quay mũi trở về: ông không muốn hy sinh thêm thuộc cấp của mình.
Sau đó, không còn ai dám mạo hiểm bay vào hỏa lực phòng không dày như đan lưới dù rất nóng lòng muốn tìm cứu những đồng đội kém may mắn. Thế nhưng hôm ấy, sau khi hợp đoàn trở về Trảng Lớn ăn trưa (căn cứ Trảng Lớn, nơi đặt bộ chỉ huy tiền phương của SĐ25BB), Quan đã cùng phi hành đoàn âm thầm đi tìm chiếc phi cơ của Ngọc bị rớt. Một số người thấy Quan cất cánh đều cho rằng anh đi lấy thêm xăng và gắn thêm rocket để chuẩn bị cho phi vụ buổi chiều. Không một ai biết rằng anh và phi hành đoàn đã làm gì mà chỉ biết khoảng độ chừng hơn nửa giờ sau đó anh bay trở lại với thi thể của Ngọc trên tàu.

Một lần, tôi được dịp bay chung với Quan trong một phi vụ "cover" cho Chinook (trực thăng vận tải) tiếp tế cho căn cứ Tống Lê Chân của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân Biên Phòng đang bị địch bao vây. Vừa cùng hợp đoàn Chinook cất cánh từ Lai Khê, khi phi cơ lên tới cao độ chừng 500 bộ (khoảng 150mét), đang lơ đãng nhìn những hàng cao cu trùng điệp lướt nhanh dưới chân, đầu óc nghĩ tới những giây phút sắp đến, bỗng dưng tôi cảm thấy mũi phi cơ chúi xuống và lệnh hẳn hướng bay. Với phản ứng tự nhiên của một hoa tiêu, tôi chụp lấy cần lái điều chỉnh thăng bằng và lấy lại hướng bay. Nhìn sang ghế bên phải, tôi thấy tay chân Quan buông thõng, đầu rũ xuống, nghẹo sang một bên. Tôi bấm intercom thất thanh gọi lớn: "Quan, Quan anh làm sao vậy?" thì bỗng anh bật dậy cười ha hả: "Tao thử xem mày phản ứng ra sao một khi lỡ tao bị bắn trên tàu". Tôi cự nự: "Giỡn cái gì mà ác vậy cha? lỡ chẳng may thật thì vợ con để cho ai!". Quan đáp: "Thì để cho thằng khác lo, sợ gì".
Sau đó tất cả chúng tôi trở lại với tâm trạng lo âu nhưng có phần đỡ căng thẳng hơn lúc trước, vừa bay, vừa trao đổi với nhau những câu chuyện vu vơ trên đường bay vào đơn vị bạn đang bị áp lực của địch đè nặng. Khi chúng tôi bắt đầu tới vùng trách nhiệm, hai chiếc Chinook cho biết họ sắp sửa vào đáp xuống căn cứ thì mọi "thủ tục chào đón" của địch dành cho chúng tôi cũng bắt đầu, không thiếu một thứ gì - từ đốt pháo bông (súng phòng không) tới bắn đại bác chào mừng (pháo kích vào bãi đáp). Quan cùng chiếc số 2 cũng bắt đầu "đáp lễ" một cách vô cùng ngoạn mục, từng loạt rocket, từng tràng minigun của chúng tôi nhả xuống liên tục như mưa trên đầu đoàn quân "sanh Bắc tử Nam".
Những họng phòng không, những nòng đại bác câm tiếng, hợp đoàn hoàn thành nhiệm vụ một cách mỹ mãn trước sự bất lực và lòng căm tức của đám "bộ đội cụ Hồ".
Một lần khác, sau khi hoàn thành phi vụ từ An Lộc trở về, tôi bay chiếc gun số 2 (trực thăng võ trang) bay bám theo sát chiếc số 1 do Quan lái. Vừa bay ngang suối Tàu Ô, Quan bấm máy liên lạc gọi tôi:
- "Ê gun 2, cover cho tao leo xuống kiếm thằng Quan Huỳnh".
Nghe Quan nói thế, tôi thầm lo trong lòng, vì nơi Quan Huỳnh bị rớt mất tích trước đó mấy tuần chỉ cách suối Tàu Ô có vài cây số, là nơi đã từng xảy ra những trận quần thảo kinh hồn giữa ta và địch, nay chắc địch vẫn còn đóng chốt đâu đây. Thế mà Quan bất chấp những gì đang chờ đợi mìinh dưới đất. Anh "rà" xuống thật thấp và bay chậm với hy vọng may ra sẽ tìm ra được dấu vết nào đó của Quan Huỳnh ở phía dưới. Tôi từ trên cao độ 2000, rồi 1500 bộ, nhìn thấy Quan bay là là chung quanh chiếc phi cơ của Quan Huỳnh bị rớt, tim tôi như muốn nhảy khỏi lồng ngực. Tôi bấm máy gọi Quan:
- "Lên đi, không thấy gì nữa đâu, nửa tháng nay rồi còn gì mà tìm".
Quan đáp:
- "Ráng thêm chút nữa đi 2, may ra..."
Thấy Quan không chịu lên, tôi đành phải xuống thấp hơn nữa để cover cho gần hơn. Bỗng nhiên tôi nghe giọng Quan vang vang trong máy:
- "Mẹ, nó bắn, nó bắn lên!"
http://img694.imageshack.us/img694/6738/uh1hvnaf02.jpg

Tôi không kịp trả lời Quan. Hai khẩu minigun 6 nòng của tôi nhả từng tràng đạn liên hồi với nhịp bắn tối đa (4000 viên/phút). Từ phía dưới, Quan vụt phóng lên cao và cao giọng:
- "Tao thấy chúng nó rồi, cover cho tao trả đũa!"
Rồi không cần biết tàu mình lúc nãy có bị trúng đạn hay không, Quan quay mũi về hướng mục tiêu và cắm xuống, từng cặp rocket xé gió phóng xuống, nổ tung. Xong đợt thứ nhất, Quan quẹo ra và nói với tôi:
- " Hai, mày vô đi, làm ăn chung quanh chỗ tao vừa làm, tụi nó đông lắm".
Tôi đã chuẩn bị sẵn, chỉ chờ có thế. Quan vừa ra là tôi bắt đầu cắm xuống. Và cứ như thế chúng tôi thay phiên nhau cho tới khi xả hết rocket mới chịu lấy hướng bay về. May mắn, hôm ấy không chiếc nào bị ăn đạn địch.
Nói về Quan, về thành tích trong chiến đấu cũng như trong tình chiến hữu, có lẽ phải viết một quyển sách dày máy ra mới trình bày đủ những gì anh đã thể hiện trong đời binh nghiệp của mình. Tiếc thay, tôi không có đủ khả năng để làm công việc đó. Tôi chỉ có thể tóm tắt như sau: Quan không bao giờ tìm cách từ chối bất cứ phi vụ nào dù nguy hiểm tới đâu; Quan không hề quay lưng khi bạn bè lâm nạn, chưa từng lùi bước khi đơn vị bạn dưới đất bị lâm nguy, không bao giờ chùn tay lái trước hỏa lực của quân thù.
Thế rồi vào một ngày gần cuối năm 1974. Hôm ấy thời tiết xấu, sương mù giăng phủ khắp vùng rừng núi chiến khu D, đồn điền Minh Thạnh. Ngay từ sáng sớm chúng tôi đã có mặt bên sân đáp của Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chờ đợi thi hành những phi vụ "đứng tim", đổ các toán biệt kích vào lòng chiến khu địch!.
Sau cả ba lần cất cánh, chiếc trực thăng chỉ huy chở theo những sĩ quan trách nhiệm của Liên Đoàn đều trở về trong chán nản. Thời tiết quá xấu, sương mù vẫn còn dày đặc khắp vùng hành quân. Mãi đến gần 3 giờ chiều, chiếc trực thăng cất cánh thêm một lần nữa và lần này các cấp chỉ huy đã quyết định sẽ thả quân vào theo đúng như kế hoạch dự trù.
Sau khi hợp đoàn đang làm vòng chờ ở phía quân lỵ Chơn Thành, hai chiếc võ trang của chúng tôi cùng chiếc Charlie (trực thăng chỉ huy) bay sâu vào vị trí để xác định bãi đáp một lần cuối cùng trước khi hợp đoàn vào hạ cánh. Quan sát xong, chúng tôi bay trở ra để hướng dẫn hợp đoàn vào, Thiếu Tá Tiên, vị sĩ quan chỉ huy hợp đoàn là người từng nổi tiếng với nhữung phi vụ gay go, căng thẳng đã đem lại những chiến công rực rỡ cho đơn vị mình cũng như các đơn vị bạn.
Với một giọng rõ ràng, bình tĩnh, ông hướng dẫn hợp đoàn đến địa điểm đổ quân. Quan bay bên trái, tôi bên phải. Trước khi tới bãi đáp, Quan dặn dò tôi:
- "Ráng coi chừng cho kỹ nghe gun hai. Có dấu hiệu tụi nó đông lắm đó!".
Tôi không trả lời, chỉ bấm máy hai lần ra hiệu nhận rõ. Rồi giờ phút nghiêm trọng bắt đầu khi tiếng của Charlie vang lên trong máy:
- "Số 1, số 2 lần lượt hạ cánh".

Hai chiếc slick cắt ga cho phi cơ từ trên cao rơi nhanh xuống. Quan kè theo chiếc số 1, tôi cặp theo chiếc số 2. Cùng lúc đó, từng loạt đạn của nhiều loại vũ khí khác nhau bắn xối xả lên hợp đoàn chúng tôi - mục tiêu tốt nhất của địch. Lập tức, bốn khấu minigun của những xạ thủ kinh nghiệm trả đũa, nhả đạn tới tấp. Bất chấp đạn địch bắn lên như đan lưới, hợp đoàn vẫn giữ hướng bay đi vào bãi đáp theo lệnh của Charlie. Bỗng nhiên phi cơ của Quan quay đầu trở ra. Chưa hết ngạc nhiên thì tôi đã nghe tiếng Th/tá Tiên gọi lớn:
- "Gun 1 đi dâu vậy? Quan đi đâu vậy? Sao không theo hợp đoàn?".
Không nghe trả lời, ông gọi tiếp:
- "Quan, Quan, mày đi đâu vậy?"
Vẫn kông có tiếng trả lời, ông gọi cho tôi:
- " Gun 2 tiếp tục theo hợp đoàn"
Tôi bấm máy:
- "Nghe rõ Charlie"
Vừa bay, vừa nhả đạn, tôi không còn thời giờ để nghĩ tới Quan nữa vì hiện tại 2 chiếc "slick" chỉ còn một chiếc gun của tôi yểm trợ, tôi phải đặt hết tâm trí vào việc đối phó với quân thù.
Cuối cùng hợp đoàn đã thi hành xong nhiệm vụ. Khi cả ba chiếc lên đủ cao độ để bay về, tôi thở một hơi dài nhẹ nhõm. Bây giờ mọi người mới nhớ tới Quan, chiếc gun số 1, Gịong Th/tá Tiên vang lên trong máy:
- " Gun 1, gun 1, đây Charlie!"
Vẫn yên lặng, ông hét lớn hơn:
- "Gun 1 - Charlie, Gun 1 - Charlie"
Hoàn toàn không có tiếng nào đáp trả. Ông gọi cho tôi:
- "Gun 2 dùng tần số nội bộ gọi gun 1 xem sao"
Tôi đáp"
- " Đã gọi rồi Charlie, không nghe gì cả"
Sau một lúc im lặng, tôi đang suy nghĩ xem có cách gì để tìm được tàu của Quan hay không thì bỗng nghe tiếng Th/tá Tiên la lên trong máy:
- " Có một chiếc trực thăng đang đậu dưới Chơn Thành, để tao xuống xem sao?"

Cả hợp đoàn hạ cao độ thì thấy rõ ràng chiếc Gun 1 của Quan đang đậu dưới đó. Mọi người chưa hết ngạc nhiên và đang đặt một câu hỏi chuyện gì đã xảy ra cho Quan thì được Charlie từ phía dưới báo lên một tin như sét đánh ngang tai:
"Quan mập" đã đền nợ nước!
Nghe tin này, tất cả chúng tôi như người đang nằm trong mộng, sững sờ không nói với nhau được một lời. Phải cả phút sau đó, chúng tôi mới hoàn hồn và bày tỏ ý định muốn đáp xuống nhìn xác Quan và chia sẻ mất mát với anh em phi hành đoàn gun 1, nhưng Th/tá Tiên không cho phép và ra lệnh cho chúng tôi bay về trước. Ông e rằng một khi chúng tôi đáp xuống, địch sẽ rót đại bác vào quận lỵ, gây thêm mất mát, tang tóc cho mình một cách vô lý.
Vậy là sau bao lần thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc, cuối cùng Quan mập cũng đã vĩnh viễn ra đi. Sau đó chúng tôi được biết anh đã tử thương ngay từ những loạt đạn đầu tiên của địch. Một viên phòng không 12 ly 8 của quân thù đã xuyên qua đầu anh và đâm thẳng lên trần cockpit phà hỏng hệ thống truyền tin của phi cơ, vì thế mà Th/tá Tiên , tôi và tất cả anh em khác đều không ai liên lạc được với phi hành đoàn của gun 1 nữa. Sau khi Quan trúng đạn, Lâm Văn Có - hoa tiêu phụ của Quan hôm đó - vội vàng vừa điều khiển phi cơ, vừa cố liên lạc với các phi cơ khác nhưng vô hiệu. Không còn cách nào khác, Có đành quay mũi phi cơ bay thoát ra ngoài và đáp xuống Chơn Thành...
Quan ra di mà không một lời trối trăn từ biệt. Đành bỏ anh em bạn bè. Cánh chim nào lìa đàn mà không làm cả bầy xao xác, nhưng riêng với Cố Đại Uý Trần Kim Quan, một chiến hữu mà tôi từng mến phục, từng nhiều lân vào sanh ra tử, sự ra đi của nh đã để lại trong lòng tôi muôn vàn xót xa, thương tiếc.
Hơn 19 năm đã trôi qua nhưng hình ảnh quan tài của Quan với lá cờ vàng ba sọc đỏ của Tổ Quốc phủ kín, với tấm Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu lấp lánh bên hàng nến lung linh vẫn chưa phai nhạt trong tôi. Và tôi cũng tin rằng ở một nơi chốn bình yên nào đó, chắc chắn hồn anh cũng mãi nhớ đến những cánh chim cùng bầy ngày nào, giờ đang tan tác khắp bốn phương trời cách biệt.

Mlebourne cuối Đông '93
Lôi Vân 71.
( Biên Hùng chuyển )

Bù Na (Bunard) ? Căn cứ bị bỏ quên ? - Trần Lý


                       
By   September 08, 2019  1124
Hình TH-72GHình TH-72G
Chiến tranh Việt Nam có rất nhiều địa danh không “quen với người dân thị thành" ,những địa danh xa lạ chỉ được biết đến vì là nơi đã diễn ra những trận đánh khốc liệt giữa QLVNCH , quân đội Đồng Minh và CSBV..Bù Na là một trong những địa danh rất ít người biết kể cả các chiến sĩ VNCH (ngoại trừ các chiến sĩ LLĐB và SĐ5BB VNCH)

● Vị trí địa lý :

- BS Nguyễn Duy Cung viết trong “Đời Y sĩ trong Cuộc chiến tương tàn” : Ấp Thượng Bunard (trang 114) : “ Quốc lộ 14 từ Phước Long đi Đồng Xoài..đoạn đường này rất xấu,đầy hang ổ do đắp mô, có nơi cỏ tranh, lồ ồ mọc de ra đường um tùm che khuất tầm nhìn phía
trước..phải mất gần hai tiếng mới đến ấp Thượng Bunard, nghèo nhất Tỉnh..”... “Sau khi thăm ấp Bunard trên đường về tôi ghé qua đơn vị LLĐB đóng quân ở gần đó, hầm chiến đấu được xây dựng kiên cố dưới mặt đất, có nhiều lớp kẽm gai và mìn bao bọc chung quanh ..”

- Tác giả Đỗ văn Phúc trong “Nhớ lại Chiến trường xưa : Đồng Xoài- Bù Na" ghi lại một số chi tiết liên quan đến Bunard như sau :
“Quốc lộ 13 từ sài Gòn qua Bình Dương, An Lộc, đến Lộc Ninh. Đến căn cứ Alpha là tiền đồn cuối cùng của SĐ 5 BB thì vượt biên giới Việt-Miên đến thị xã Snoul thuộc tỉnh Kratie. Qua khỏi thị xã Bình Dương chừng 1 cây số, đường 13 tách một nhánh tại Ngã Tư Sở Sao để thành Liên tỉnh lộ 13.. Từ đây đi qua các quận Phú Giáo, Đồng Xoài đến ngã ba Bù Noi thì rẽ làm hai..Qua Tây thì đến Phước Bình (tỉnh lỵ của Phước Long), sang Đông thì chạy lên Ban Mê Thuột..”
Tác giả ghi : “ Chúng tôi đóng quân trên ngọn đồi 289 gần một sóc thượng ở Bunard, nơi đã có trại A-344 LLĐB..dân Thượng ở đây thuộc sắc tộc Stieng (người Việt gọi là Cà răng, căng tai).. Cạnh bên sóc thượng là một Điểm Dinh điền lập ra từ thời TT Ngô Đình Diệm quy tụ trên 100 dân gốc miền Trung..”

- “Where We Were in Viet Nam (Michael Kelley), trang 5-72 :
- Bunard (YT 24-88) : khoảng 23 km Đông-Bắc Đồng Xoài, 24 km Đông-Nam Sông Bé; 4 km Đông-Nam QL-14 và 100 km Đông-Bắc Saigon
- Sân bay Bunard (YT 273-887) : khoảng 22 km Tây-Nam Trại Đức Phong 25 km Đông-Bắc Trại Đồng Xoài. Phi đạo dài 2600 feet.
- Trại LLĐB Bunard : khoảng 22 km Tây-Nam Trại Đức Phong; 25 km Đông Bắc Trại Sông Bé.

● LLĐB Hoa Kỳ và Bunard :

Trong kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ dọc biên giới Lào, Miên LLĐB Hoa Kỳ tại Vùng 3, nhất là tại các tỉnh Tây Ninh , Bình Long và Phước Long.. Các căn cứ đươc xem là “nguy hiểm" nhất gồm các Trại Prek Klok và Tống Lê Chơn trong vùng Chiến Khu C, Bunard tại Chiến Khu D và thêm vào đó là Sông Bé...

Tỉnh Phước Long nằm sát biên giới Việt Miên, ngay từ ngày được thành lập đã là khu vực hoạt động của CSBV, họ dùng các vùng đất xa các thị trấn do quân VNCH kiểm soát để lập các căn cứ tiếp vận, khu vực dưỡng quân trước khi di chuyển vào Chiến Khu D..Khu dinh điền Bunard là một trong những vùng được CQ tạo ra một căn cứ trên đường xâm nhập.
Từ đầu năm 1967, LLĐB Mỹ (5 th SF) đã quyết định lập một Trại SF loại A gần làng “Địa Điểm Bunard". Trại A này sẽ là nơi xuất phát các cuộc hành quân chống CQ trong vùng, Trại sẽ do lực lượng CIDG trấn đóng và hoạt động bình định trợ giúp lực lượng hành chánh địa phương của VNCH, đồng thời giúp ngăn chặn các hoạt động của CQ.. Bunard cũng là một “mắt xích" trong một chuỗi trại thám sát của SF dọc QL 14 từ Chơn Thành đến Ban Mê Thuột..

Vào giữa tháng 3-1967, một toán nghiên cứu thám sát của ĐĐ A , 5th SF cùng một trung đội bảo an Tỉnh đã được trực thăng vận vào một vùng xa, vắng vẻ gần Bunard, với nhiệm vụ tìm chỗ lập Trại.. Vào ngày thứ ba của cuộc thám sát, Toán này bị một ĐĐ quân địa phương VC tấn công khi họ di chuyển về làng Dinh điền. Toán không bị tổn thất và được trực thăng bốc trở về với các dữ kiện đã thu thập được để làm căn bản cho kế hoạch lập trại sắp tới.
5th SF đã tổ chức cuộc Hành quân HARVEST MOON để “xây" một Trại loại A tại Bunard. Kế hoạch chia thành 3 giai đoạn : Giai đoạn thứ nhất dủng lực lượng Mike Force (CIDG xung kích hay DSCĐ tiếp ứng ) Trung ương tại Nha Trang nhảy dù xuống Khu Bunard, làm đầu cầu, một lực lượng tăng viện sẽ đến sau bằng trực thăng ; Giai đoạn 2 là đổ quân CIDG cùng một toán A SF.. sẽ lo an ninh khu xây trại ..Giai đoạn 3 là xây dựng Trại đề lập một Căn cứ hành quân..

Ngày 2 tháng 4, 1967, 370 quân Mike đã được thả dù bằng 8 chiếc C-123 của Air Commando (Shelby Stanton trong Green Berets at War, trang 163, ghi là bằng các C-130) xuống địa điểm được chọn. Toán quân này do Đ úy Wilson, toán trưởng A-530 chỉ huy.
Đây là cuộc hành quân nhảy dù đầu tiên của CIDG trong 3 chuyến nhảy dù chiến đấu trong suốt cuộc chiến VN ! (cuộc hành quân thứ nhì là nhảy xuống Núi Giài, ngày 15-3-1967,và cuộc nhảy dù thứ ba là trong cuộc hành quân bình định vùng Cô Tô tháng 11 năm 1968)
(Cuộc hành quân nhảy xuống Bunard được thiết kế rất chi tiết, hoàn toàn do SF Mỹ lập kế hoạch, huấn luyện quân MIKE về nhảy dù không qua VNCH; việc xếp đặt máy bay, thời gian, phi trình đều do SF tính toán..)
370 quân nhảy xuống gồm 3 ĐĐ quân xung kích củng toán Chỉ huy, đáp an toàn chỉ 6 bị thương nhẹ (2SF+ 4 Mike), sau khi tập trung, đã bung ra tạo khu vực đổ quân và liền sau đó thêm 700 CIDG bằng trực thăng. LL này do Đại úy Ambrose W Brennan A-344 chỉ huy và lực lượng này sẽ chịu trách nhiệm thiết lập các vị trí phòng thủ tạm thời và củng cố Trại Bunard trong thời gian xây cất.

* Lực lượng CQ trong khu vực :
Theo các tin tình báo ghi nhâṇ được thì khu vực quanh Bunard là vùng hoạt đôṇ g chính của Trung đoàn 272 CSBV , Tr đoàn này được trang bị nhiều vũ khí khá tối tân của khối Côṇ g (lúc đó) như súng trường Trung công SKS, súng phóng rocket, đại liên 12.7 và cối 82.. Tr đoàn này có nhiêm vụ bảo vê ̣ các kho tiếp liêụ của CQ trong khu vực biên giói Miên-Viêt, và thường tấn công quấy phá Quâṇ Đồng Xoài chỉ cách Bunard khoảng 20 km.. Dân dinh điền được xem là dân theo CS có lẽ do sự vắng măṭ của quân QG trong vùng này.. các khu trồng trọt cách đó chỉ 10 km cho thấy CQ đã tổ chức được môt hê thống hâu cần cung cấp thực phẩm cho họ.
Tuy địa điểm đóng quân chính thức của 272 chưa dược xác định nhưng các dấu hiêụ đã cho thấy có ít nhất môṭ Tiểu đoàn chính quy CQ hoạt đông trong vùng quanh Dinh điền Bunard gần suối Da Panton; môṭ Tiểu đoàn khác có măt tại vùng Tây Bắc làng dinh điền cạnh QL 14..

Báo cáo trinh sát tháng 3-1967 ghi thêm sự di chuyển vào Phước Long của Trung đoàn 101 CSBV. CQ có khả năng mờ các cuôc̣ tấn công tâp̣ trung vào các quâṇ xa của Phước Long..!
Trại Bunard là một trại nhỏ, không có bãi đáp trực thăng trong phạm vi phòng thủ, và được sử dụng như một Căn cứ hỏa lực, nớ phát xuất của nhiều kế hoạch thám sát của SF như các Kế hoạch Omega, Gamma..
Sau khi trại được thiết lập, dân quanh vùng quy tụ lại và một ấp tân sinh đã thành hình, có một trạm y tế và một trường tiểu học do SF xây dựng trong chương trình dân sự vụ.
Chương trình CIDG chính thức chấm dứt ngày 31 tháng 12 năm 1970. Trại Bunard được chuyển giao cho QLVNCH và trở thành một căn cứ của TĐ 363 ĐPQ thuộc Tỉnh Phước Long Từ tháng 11-1974, CQ thường xuyên phá quấy, cắt đứt đường lộ ngăn chặn việc tiếp tế thực phẩm cho Tiểu khu Phước Long (Tỉnh cần 500 tấn gạo mỗi tháng nhưng chỉ tự sản xuất được 250 tấn). Đại tá Tỉnh trưởng Nguyễn Thống Thành đã phải tổ chức hành quân mở đường bằng các lực lượng địa phương :
Quân đoàn 3 không còn quân nên chỉ tăng phái cho Phước Long 3 Đại đội Trinh sát của 3 SĐ 5,18 và 25, các đại đội này lo phòng thủ Phước Bình và Sông Bé để các TĐ ĐPQ có thể mở đường. Tại Đức Phong LL VNCH gồm TĐ 362 ĐPQ, 4 Tr đội Nghĩa quân, một chi đội pháo binh 105 tăng cường thêm 2 ĐĐ của 304 ĐPQ .. bố trí dọc QL 14.. Đ tá Thành còn có các TĐ 341 ĐPQ tại Đôn Luân (ngoài 363 đóng tại Bunard) ..
Lực lượng địa phương của Phước Long không thể kháng cự cuộc tổng tấn công của CQ và Tỉnh đã mất hoàn toàn vào tay CQ ngày 6 tháng Giêng 1975.


Trần Lý (7-2019)