Thursday, April 4, 2024

 Định Quán và cầu La Ngà thất thủ.

Ngày 6/3, sđ 7 CSBV đã xuất phát từ Phước Long để hành quân xa tới QL-20. Tuy nhiên, sông Đồng Nai, nằm giữa Phước Long và QL này lại ko có chỗ nào cạn (ford) hay cầu có thể dùng để vượt sông. TĐ công binh của sđ đã làm việc ngày đêm (diligently) để dựng một cầu cho phép bộ binh và cơ giới nặng có thể vượt qua. Đây là một công việc khó khăn. “Nhiều vấn đề và khó khăn ko thể kể hết mà chúng tôi đã gặp khi di chuyển. . . qua sông này, nhưng. . . chỉ trong ba đêm, toàn sđ và những đv tăng phái đã vượt thành công sông Đồng Nai trong hoàn toàn bí mật.”
Tuy nhiên, sự chậm trể này khi vượt sông, đã làm thay đổi kế hoạch của tướng Trà là tấn công Trị Tâm và QL-20 cùng lúc. Ngày 12/3, tư lịnh quân đoàn 4 CSBV, thiếu tướng Hoàng Cầm đã gửi mật điện ra lịnh cho Bùi Cát Vũ, tư lịnh phó người lãnh đạo cuộc tấn công QL-20, hãy tấn công càng sớm càng tốt. Mặt dù yếu tố bất ngờ ko còn, sau khi nhận lịnh này, Vũ đã ra lịnh cho sđ 7 tấn công lập tức. Vào sáng sớm của ngày 17/3, trung đoàn 141 đã tấn công Định Quán. Những trận đánh ác liệt đã nổ trên đỉnh đồi (ridgeline) mà TĐ 2/43 chiếm giữ. Sau hơn 24 giờ, cuối cùng bắc quân đã làm chủ cao điểm khống chế thành phố này. TĐ 2/43 rút về phía nam đến Núi Tran gần đó và lập công sự trên một cao điểm gần cầu La Ngà. Trung đoàn 141 đã nhanh chóng tấn công Định quán và TP này đã mất vào ngày 18/3.
Mục tiêu tới là cầu La Ngà. Do sông chảy theo chiều đông tây nên TĐ 1 và 2 của 43 đóng ở bờ bắc và nam của sông. Cây cầu được bảo vệ bởi một đại đội ĐPQ. Nhưng theo kế hoạch ban đầu, chẳng bao lâu bắc quân đã tiến quân theo QL-20. Trong buổi sáng 20/3, các chỉ huy của họ đã tung ra hai TĐ mới tinh từ trung đoàn 209 chống lại TĐ này trên núi Tran. Trung đoàn 141 vẫn ở Định Quán để dưỡng quân. Bắc quân đã tấn công các vị trí của TĐ này vài lần, nhưng bị đẩy lui. Ở đợt xung phong thứ ba, chỉ huy của TĐ 2 này, thiếu tá Nguyễn hữu Chế, đã ra lịnh hai khẫu 105-ly nạp đạn chống biển người và bắn thẳng vào địch quân. Những phát đạn này đã khiến bắc quân ngừng tấn công.
Bất chấp thiệt hại này, vào xế chiều đã tấn công lần nữa. Để đối phó với đe doạ mới mày, thiếu tá Chế gọi không quân. Bất hạnh thay, một máy bay F-5 đã thả bom lầm các vị trí của TĐ này, gây nhiều thương vong. Sau vụ bom lầm, tình trạng của TĐ này ngày càng mong manh (tenuous). Trong vòng BỐN NGÀY chiến đấu chống HAI TRUNG ĐOÀN CSBV này, TĐ 2/43 của thiếu tá đã thương vong trên 80 người. Do các cuộc tấn công khác của CSBV trong tỉnh Long Khánh, chuẩn tướng Đảo ko thể tiếp viện TĐ này. Không còn chọn lựa nào khác là rút lui hay bị tràn ngập, vào giữa đêm Đảo đã ra lịnh cho TĐ rút về Xuân Lộc. Vào lúc hừng đông, trung đoàn này đã tiến về cầu La Ngà. Vì ko thể giữ được trước bước tiến của địch, vị đại đội trưởng ĐPQ đã gọi pháo binh bắn trực tiếp lên vị trí của ông ở kế đầu cầu (abutment). Trong một cố gắng để ngăn bắc quân chiếm cầu, ông đã anh dũng hy sinh—dù vô ích:
mặc dù đã giết hàng chục bắc quân, cầu vẫn lọt vào tay bắc quân. Giờ đây cạnh sườn bị hở (unhinged), TĐ 1/43 cũng rút lui. Sư đoàn 7 đã thành công trong nhiệm vụ đầu tiên.
Trong khi đó, cuối tháng hai, sđ 341 CSBV từ Bắc VN đã bí mật xâm nhập vào Mặt trận B-2 và đã chính thức đặt dưới quyền của quân đoàn 4 CSBV. Ngày 2/3, sau khi tăng phái trung đoàn 273 cho sđ 9, trung ương cục miền nam đã ra lịnh cho tư lịnh cho sđ 341 “Nghiên cứu khu vực QL-20 từ cầu La Ngà tới Dầu Giây—giao điểm của QL-20 và QL-1. Hãy thực hiện mọi chuẩn bị cần thiết để tiến hành một trận đánh qui mô lớn khi có lệnh.” Tư lịnh của sđ và bộ tham mưu đã đích thân thám sát khu vực này. Vào cuối tháng ba, quân đoàn 4 CSBV đã ra lịnh cho hai trung đoàn mới tới, 266 và 270, của sđ 341 nhận trách nhiệm cho khu vực Định Quán từ sđ 7 CSBV. Trung đoàn 270 sẽ bảo vệ khu vực mới chiếm, trong khi trung đoàn 266 sẽ tấn công theo QL-20 về phía tây nam để chiếm quận lỵ kế, Kiệm Tân.
Đảo đã biết rõ nhu cầu ngăn ko cho bắc quân tiến thêm trên QL-20. Ngày 28/3, ông gửi TĐ 2/53 tái chiếm lãnh thổ đã mất. Trong khi TĐ này chậm chạp tiến về phía bắc, họ đã tiến vào phòng tuyến của trung đoàn 207. Đây là trận đánh đầu tiên của trung đoàn này vì mới xâm nhập từ bắc. Trận chiến đã ác liệt từ sáng sớm 29/3 tới cuối ngày kế, và bất phân thắng bại (stalemate).
Ở mặt trận thứ hai của Đảo, sđ 6 CSBV đã chọn thời điểm (timed) cho cuộc hành quân quét sạch mọi tiền đồn của VNCH để trùng hợp với tấn công của sđ 7 CSBV. Giữa 15 và 18/3, bắc quân tấn công về phía bắc dọc tỉnh lộ 2 (có lẽ là đường từ Xuân Lộc đi Bà Rịa, mà sau này cũng là đường lui quân của sđ 18 ra khỏi Xuân Lộc—người dịch). Kế đó sđ 6 này sẽ đánh phía đông của Xuân Lộc, chiếm núi Chứa Chan, cao điểm quan trọng khống chế phía đông của TP này.
Còn tiếp

Phép lạ trong y học

Chống lại một trùng a-míp ăn não gây chết người .
- Chiến đấu như một cô gái. Đó là điều mà cha mẹ bé Kali Hardig nói với cháu ngày thứ sáu 19/7/2013.
"Không còn gì để nói. Thật ko thể tin rằng ngay trước ngày chứng nhức đầu như búa bổ và ói mửa dữ dội (relentless) của cháu bắt đầu, Kali và 2 bạn đã chơi đùa vui vẻ tại 1 công viên nước gần Benton, bang Arkansas. Tại đó, các bs nói với cha mẹ đã quá thất vọng (devastated) này, rằng Kali đã bị 1 loại a-míp ăn não theo nước vào mũi. Sinh vật này đi theo dây thần kinh khứu giác (olfactory) đến não, nơi nó bắt đầu ăn mô não - một bịnh được gọi là viêm màng não sơ cấp do a-míp (primary amoebic meningoencephalitis). BS nói tử vong là 99/100 - chỉ có 2 ng tại Bắc Mỹ sống sót. "Chúng tôi phải nói với cha mẹ cháu rằng cháu ko thể sống trong 48 giờ," bs Matt Linam nói, ông là chuyên gia về bịnh nhiễm trùng này cũng là ng đang trị cháu.
Tuy nhiên, các bs tại bv trẻ em Arkansas hết lòng cứu chữa, bằng cách: - bơm vào người Kali thuốc chống nấm (antifungal) và trụ sinh cũng như 1 loại thuốc hiếm của Đức, chưa đc chuẩn y (unapproved) từ CDC (trung tâm quản lý bịnh tật Mỹ); - hạ thân nhiệt của cháu xuống 93 độ F và gây hôn mê cho cháu để não giảm phồng to (swelling); - gắn một máy thở nhân tạo (ventilator); - và một máy lọc thận cho thận hư của cháu. Trong 2 tuần, toán y khoa của cháu làm việc 24/24 để giúp cháu sống - một công việc phức tạp khi vừa ngăn ngừa áp huyết thấp và vừa chận đứng những lúc áp huyết cao dẫn đến não phình to.
"Chúng tôi có những giờ, chứ ko phải là ngày, tốt và xấu," BS Linam nói. Từ từ, não của Kali ko còn phồng nữa. Các bs giảm thuốc mê và tăng thân nhiệt của cháu, nhưng ko chắc chắn cháu cũng là cô gái đó khi - hay nếu - cháu thức dậy. "Chúng tôi ko biết điều gì," bs Linam nói, " nhưng 2 ngày sau, cháu đã giơ ngón tay (thumbs-up), và ba má cháu biết rằng cháu còn sống."
Kali đã nằm viện trong 8 tuần, học lại những động tác căn bản, như nuốt. Nhưng cuối cùng, cháu chính thức là ng thứ ba sống sót. Kali, nay là 1 cô gái 13 t, khỏe mạnh, bình thường.
Các bs ko biết chính xác tại sao cháu sống sót. (1 bé trai 12 t bang Florida, bị bịnh sau Kali, cũng trị bằng thuốc của Đức nhưng ko sống)".
Dịch từ Reader's Digest tháng 4/2015 trang 102-3.
===
Đã "chết" trong 45 phút
Ruby Graupera Cassimiro, 42 t, vừa sinh đẻ qua rạch thành bụng (C-section), để ra đời 1 bé gái đẹp đẽ vào ngày 23 tháng chín. Nhưng khi toán y khoa chuyển cho cô đến phòng hồi sức, cô đã bất tỉnh. Ruby, nay là mẹ của 2 bé, đột nhiên bị đứng tim (cardiac arrest).
Jordan Knurr, bs gây mê tại bv khu vực Boca Raton ở Florida, lập tức gắn ống thở (intubate) cho Ruby để máy giúp cô thở được. Ông bấm số và khoảng trên 10 bs và y tá đến lập tức. "Trong hơn 2 g cô đã có nhịp tim rất nguy kịch," bs Knurr nói. Điều lo sợ nhất khi tim vẫn đập nhưng ko đẩy máu đi khắp cơ thể - và các bs phải làm hô hấp nhân tạo (CPR) bằng cách liên tục ép mạnh lên ngực cô trong 45 phút liền để cố gắng giúp tim cô trở lại bình thường.
Sau khoảng 2 g, các bs biết rằng ko hy vọng. Họ gọi gia đình (gđ) cô đến để nói lời từ biệt. Sau khi gđ cô Ruby đến, gđ và vài y tá, quì gối cầu nguyện cho một kết quả khác, thì các bs ngừng ép ngực cô. Họ sẵn sàng để nói 'cô đã chết'.
"Tôi sắp tắt máy thở thì 1 y tá la lên 'Ngừng'" bs Knurr nói. "Không cần thuốc hay hô hấp nhân tạo (CPR), tim của Ruby bắt đầu tự đập lần đầu trong 2 g. Thật ko thể tin được."
Sau này mới biết, chút đỉnh dịch nước ối (amniotic fluid) đã thấm qua tử cung và chảy theo mạch máu đến tim. Được gọi là nghẽn mạch (embolism) do dịch nước ối, chúng ngăn máu chảy trong tim. "Chứng nghẽn mạch này rất hiếm và chúng tôi ko biết nhiều về nó," bs Knurr nói. " Thường BN qua đời hay tổn thương não đáng kể". (Các bs ko biết điều gì đã xảy ra với mảnh vụn (debris) của dịch này, họ nghĩ rằng nó tự tan trong mạch máu).
Chẳng những Ruby sống, "nhưng cô ta còn có sức khỏe tốt. Hầu như điều đó chưa bao giờ xảy ra", bs Knurr nói.
Ngày kế, ống thở của Ruby được tháo. 4 ngày sau, cô ta xuất viện với đứa con mới sinh - cô ko bị gãy 1 xương sườn nào sau khi bị đè ép ngực liên tục.
" Tôi ko biết tại sao Chúa lại chọn tôi, nhưng tôi biết Chúa cho tôi sống lại vì một lý do." Ruby nói.
Dịch từ Reader's Digest tháng 4/2015 trang 104-105.
Hình 1-2 về a-míp ăn não: xuất huyết và hoại tử diện rộng trong não, phần lớn ở vỏ não phía trước.


1
Share
All reactions:
Si Tran and 1 other
1
Share

 BÂY GIỜ SÀI GÒN THẬT SỰ SẮP CHẾT (MAINTENANT SAIGON VA VRAIMENT MOURIR)

Tài Trần: Bài dưới đây thể hiện quan điểm của một phóng viên Pháp của tờ Paris-Match—một tờ báo đã thường xuyên ko thiện cảm với VNCH trong cuộc chiến VN.
Dịch từ tuần báo Pháp Paris Match số 1358 ngày 7 tháng 6 1975.
=====
". . .
Những ngày sau đó, Sài Gòn đối diện với những kẻ chiến thắng; đây là những nông dân Bắc kỳ (tonkinois) hãnh diện về chiến thắng thần tốc của họ và đã ko thù hận tiến vào một thành phố mà họ ko biết một ai, như cha mẹ hay bạn bè; họ là những người nước ngoài choáng ngợp (ebouis) bởi mặt tiền (devanture) của các cửa hàng vàng bạc hay đồ cổ, các sạp trong chợ đầy thực phẩm. Họ đã nghĩ rằng sẽ giải phóng một thành phố đói khát (affamée) và nhưng nay họ lại khám phá một thủ đô lớn (grande métropole), giàu có, hạnh phúc, hầu như ko bị ảnh hưởng bởi chiến tranh (à pein effleurée par la guerre). Đây là lần đầu tiên những người lính của thế giới thứ ba (tiers monde) tiếp quản (s'emparent) một thành phố lớn có tất cả các phồn hoa giả tạo (artifice), các cám dỗ của phương Tây. Kinh ngạc (abasourdis) bởi xe cộ lưu thông, các bộ đội trẻ đi dạo tay trong tay theo phong tục Việt Nam và dán mắt vào kiếng (lèchent les vitrines) với những ngạc nhiên của DÂN NHÀ QUÊ (campagnards) . . .
Khoảng 50 bộ đội đã bị ám sát từ ngày 30.4 và thi thể của họ được kéo về những nơi vắng vẻ hay ngay cả nghĩa địa. Chế độ cũ đã phân phát hàng ngàn vũ khí cho các nhân dân tự vệ trẻ bảo vệ những đêm cuối cùng của Sài Gòn, cho các cận vệ của các ông lớn, cho các người nào có nhu cầu . . . Các âm mưu này chỉ là hành động cá nhân, hành động nổi loạn (accès de révolte) . . . "
Ảnh 1: Dinh Độc Lập thất thủ, lúc trưa ngày 30/4/75, sáu chiến xa CSBV xô ngã hàng rào và cán trên thảm cỏ.
Ảnh 2: Các lính bộ đội đóng quanh chung quanh dinh. Các sĩ quan của họ đã dựng rào thép chung quanh họ để dân Sài Gòn ko đến gần.
Ảnh 3a: Một nữ Việt Cộng võ trang AK-47 của Nga.
Ảnh 3b: Một chiến xa CSBV bốc cháy gần phi trường TSN ,nơi những lính dù chống cự.
Ảnh 4: Một lính bộ đội đứng chụp ảnh kỷ niệm để gửi về gia đình ở Hà Nội.
Ảnh 5: trên khán đài hai đại úy này của miền Bắc đã tham gia tất cả những trận đánh để XÂM LĂNG miền Nam (ces deux capitaines du Nord ont participé à toutes les batailles pour le CONQU^ETE du Sud).
All reactions:
PhươngAnh Trần, Lê Thượng Khanh and 8 others
2
1
Share