Monday, February 17, 2020

Trận chiến Lão sơn
Tác giả: Nghiên cứu viên Nakamura Masanori
Hà Minh Thành dịch

Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội-Đại học Phòng vệ- Cục phòng vệ Nhật Bản.

Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là "MB84, thu hồi lãnh thổ" đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội ?
Trận chiến Lão Sơn, (phía Việt Nam gọi là Cao điểm 1509), được xem là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra tại một căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1509 và điểm cao 1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.
Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng năm 1984 khởi màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam.
Cuộc giao tranh quân sự giữa quân đội 2 nước Việt Nam và Trung Quốc chia thành 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 : Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 năm 1984
Giai đoạn 2 : Từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 1984
Giai đoạn 3 : Từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984
Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử xáp lá cà (bạch binh chiến) của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này, với số thương vong quá lớn, quân đội VN đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó.
Sau hiệp định hoạch định biên giới Việt Trung thì 2 vùng núi này chính thức trở thành lãnh thổ của Trung Quốc.
1/Tương quan lực lượng tham chiến :
Phía Trung Quốc :
Tướng chỉ huy : Dương Đắc Chí
Chiến lực: Quân đoàn 14, Quân đoàn 11,Quân đoàn 1, Tập đoàn quân 67, Tập đoàn quân 27, Tập đoàn quân 13.
Số binh sĩ thương vong : Bất minh (có nguồn thông tin cho biết khoảng 939 binh sử tử trận)
Phía Việt Nam :
Tướng Chỉ huy: Tướng Văn Tiến Dũng
Lực lượng tham chiến : Sư đoàn 313, Sư đàn 316, Sư đoàn 356 chính quy. Địa phương quân và dân binh.
Số binh sĩ thương vong : Bất minh (theo nguồn tin Trung Quốc thì có 3700 binh sĩ Việt Nam tử trận còn lại trên chiến trường. Dự đoán binh sĩ tử trận khoảng 4000 binh sĩ.
Theo nguồn tin của phóng viên chiến trường của NHK được biết chính xác là: trung đoàn 174 thuộc sư đòan 316 VN sau 10h giao tranh với sư đoàn 119 của Trung Quốc tại điểm cao 142, 149 thuộc khu vực Na Lập vào ngày 12 tháng 7 năm 1984, phía VN bị tử thương 300 binh sĩ tại mặt trận.
2/Quá trình đưa đến sự giao tranh
Lính Trung Quốc bị bắn gục trên đỉnh 1509
Trong suốt thời gian trước hoạch định biên giới Việt Trung thì Lão Sơn và Giả Âm Sơn được công nhận là lãnh thổ của Việt Nam. Lão Sơn với cao độ 1422.2 m so với mặt biển là một vị trí chiến lược quan trọng trong phối trí quân lực trong suốt lịch sử vệ quốc của người Việt Nam. Từ đây có thể giám sát con đường huyết mạch nối từ Hà Giang của Việt Nam sang Trung Quốc.
Năm 1979 trên đường tiến quân sang đánh Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí tư lệnh quân khu Côn Minh đã chiếm vùng này. Sự tiến quân quá nhanh của Trung Quốc vào Việt Nam đã khiến tướng Dương Đắc Chí khinh địch và đánh giá thấp tướng Võ Nguyên Giáp một thiên tài quân sự của Việt Nam.
Trong một công điện báo công với Đặng Tiểu Bình, sau khi xâm nhập vào Việt Nam mà không bị tổn thất nhiều, tướng Dương Đắc Chí đã xin phép cho thêm một tuần nữa để tiến quân đến Hà Nội, bắt sống toàn bộ ban lãnh đạo Việt Nam. Phía Việt Nam, Tướng Võ Nguyên Giáp đã áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật: Dụ địch vào sâu nội địa; Cắt đứt quân viện hậu cần; Tổng phản công… một chiến thuật trong kinh nghiệm vệ quốc hàng ngàn năm qua của người Việt Nam đối với Trung Quốc.
Tướng Võ Nguyên Giáp với các lực lượng khinh binh và địa phương quân đã phá hủy toàn bộ các tuyến quân viện hậu cần của Tướng Dương Đắc Chí; hành động quân sự này khiến trên 500 chiến xe của Giải phóng quân Trung Quốc dưới quyền của tướng Dương Đắc Chí trở thành những cục sắt chết không hoạt động được trên chiến trường vì thiếu nhiên liệu và trở thành các điểm tác xạ của Địa phương quân VN.
Trước tình thế tan rã toàn bộ các quân đoàn tiến chiếm Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí buộc phải cấp tốc xin lệnh rút binh về nước. Trên đường rút binh của tướng Dương Đắc Chí , quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề bởi sự truy kích bằng pháo binh của quân đội Việt Nam từ điểm cao 1509 này.
Có một kỳ tích về hành quân mà đến thời điểm này, các nhà phân tích về chiến lược quân sự cũng không hiểu bằng cách nào, chỉ trong vòng một thời gian ngắn chưa đầy 1 ngày, tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam có thể phối trí một lực lượng pháo binh mạnh tại Cao điểm 1509, một căn cứ có địa hình hiểm trở để có thể truy kích tận diệt các binh đoàn của Trung Quốc trên đường rút chạy khỏi VN. Mặc dầu Đặng Tiểu Bình tuyên bố đã dạy xong cho VN một bài học, nhưng trên thực tế thì có thể nói rằng gần như toàn bộ các quân đoàn của quân khu Côn Minh dưới quyền tướng Dương Đắc Chí đã hoàn toàn bị xóa sổ.
Từ sau bài học về sự đại bại chiến dịch quân sự đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã phải đi đến quyết định cải cách lại quân đội theo hướng hiện đại hóa. Tướng Dương Đắc Chí được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình đã nắm chức Tổng tham mưu trưởng kiêm Ủy viên Quân ủy Trung ương. Để phục hận về trận đại bại 5 năm về trước, để có thể kiểm soát không phận và uy hiếp tỉnh Hà Giang, cũng như làm bàn đạp để tấn công bình định Việt Nam trong tương lai, đồng thời nhằm khôi phục lại uy tín của quân đội đã xuống đến tận đáy, tướng Dương Đắc Chí đã lên kế hoạch chiếm lĩnh 2 điểm cao của vùng núi Lưỡng Sơn này.
3) Quá trình giao tranh
Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân độI Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô vào điểm cao 1059 của Việt nam mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1984
Ngày 28 tháng 4 qua thông tin tình báo biết được phía VN đang chuẩn bị thay quân tại điểm cao này. Vào lúc quân số của phía VN đồn trú ít nhất ở căn cứ 1059, tướng Dương Đắc Chí đã ra lệnh cho sư đoàn 40 và sư đoàn 49 thuộc Quân đoàn 14 quân khu Côn Minh bắt đầu tấn công căn cứ hiểm yếu này. Mặc dầu với số quân áp đảo là 2 sư đoàn, nhưng trước sự thiện chiến và quả cảm của lực lượng nhỏ quân đội Việt Nam đóng tại đó, phía Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Phải sau 18 ngày chiến đấu, quân đội Trung Quốc mới chiếm lĩnh được một phần của Lão Sơn và Giả Âm Sơn vào ngày 15 tháng 5 năm 1984.
Ngày 12 tháng 6 đến ngày 7 tháng 10 năm 1984 được xem là giai đoạn giao tranh thứ 2, quân đội VN đã cố gắng tổ chức tái chiếm lại Lão Sơn, trong giai đoạn giao tranh này, thương vong phía Việt Nam không xác định được, nhưng phía Trung Quốc thì 2 đại đội có nhiệm vụ tử thủ căn cứ này đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Phía Việt Nam tạm thời chiếm lại Lão Sơn.
Rút kinh nghiệm từ lần giao tranh này, tướng Dương Đắc Chí đã cho sử dụng hỏa tiễn liên trang để đối kháng và sau đó dùng bộ binh tái chiếm căn cứ. Đối lại quân đội VN dùng súng cối và vũ khí hạng nhẹ, lưỡi lê với cách đánh cận chiến cảm tử bám sát vào quân đội Trung Quốc để đánh nhằm giảm nguy cơ thương vong vì hỏa tiễn đã gây thương vong khủng khiếp cho cả lực lượng hai bên. Tuy nhiên trước sự áp đảo về lực lượng và vũ khí của Trung Quốc, phía Việt Nam đã chịu thất bại trong nỗ lực phòng thủ căn cứ. Sau trận giao tranh này Trung Quốc chiếm được cao điểm 1509.
4/Giai đoạn 3 của cuộc giao tranh…
Bắt đầu từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7. Được thông tin tình báo chính xác từ một sĩ quan cao cấp trong Cục quân báo Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí đã nắm rõ toàn bộ kế hoạch hành quân tái chiếm căn cứ của VN. Bằng cách bố trí pháo binh mạnh và hỏa tiễn đa liên tranh tập trung vào các điểm quân đội Việt sẽ tập kết bên mạn sườn núi ở cao độ 500 và 800, quân đội Trung Quốc chỉ còn chờ đợi quân đội Việt Nam bước vào cửa tử bằng trận địa bao vây bằng hỏa tiễn và pháo.
Phía Việt Nam lần này với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự Liên Xô và trực tiếp tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy, lực lượng tấn công đã tổ chức nghi binh nhằm đánh lạc hướng theo dõi của tình báo Trung Quốc bằng cách: chọn ra 6 trung đoàn từ các sư đoàn 313, sư đoàn 316, sư đòan 356.
Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là " MB84, thu hồi lãnh thổ" đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội ?
Ngày 12 tháng 7 năm 1984, 6 trung đoàn quân Việt Nam lần lượt tập kết vào các địa điểm đã được tướng Dương Đắc Chí đợi sẵn ở cao độ 500 và 800 bên dưới cao điểm 1059.
5 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 12 tháng 7 quân đội VN bắt đầu men theo triền núi để tổng công kích và trận pháo kích bao vây tận diệt của tướng Dương Đắc Chí cũng bắt đầu. Sau 17 tiếng đồng hồ pháo kích tập trung vào các điểm đã biết trước dựa theo kế hoạch hành quân mang tên MB84 của Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí hoàn toàn đại thắng. Quân đội VN buộc phãi rút lui với số liệu thương vong do phía Trung Quốc công bố: khoảng 3700 thi thể binh sĩ Việt Nam đã bị bỏ lại trên đỉnh Lão Sơn…
5/Ảnh hưởng về mặt quân sự
Trận chiến Lão Sơn là một trận chiến kinh điển trong các trận chiến hạn định phi quy ước. Chiến thắng của phía Trung Quốc có thể kể công đầu là chiến thắng của mạng lưới tình báo Hoa Nam; Lực lượng tình báo Hoa Nam đã cài cắm được điệp viên vào hàng ngũ sĩ quan cao cấp của Việt nam. Nếu không có thông tin tình báo từ Việt Nam, cục diện trận chiến Lão Sơn có khả năng sẽ đi theo một hướng khác. Chắc chắn số thương vong khủng khiếp sẽ đến với các sư đoàn 40 và 49 của quân đội Trung Quốc bởi lối đánh cảm tử và thiện chiến của binh sĩ Việt Nam.
Trận chiến Lão Sơn đã làm thay đổi toàn bộ chiến thuật tấn công của quân đội Trung Quốc theo hướng hiện đại hóa. Trong giai đoạn 3 của cuộc giao tranh có thể nói đây là một sự tái diễn lại cách đánh giữa quân đội bắc Việt Nam với chiến thuật biển người, cận chiến với quân đội Mỹ; kết hợp với chiến thuật tập trung pháo binh nhằm giảm thương vong cho binh sĩ xung kích trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Từ chỗ tấn công theo chiến thuật biển người là chiến thuật quân sự cổ điển của Trung Quốc với Việt Nam; tướng Dương Đắc Chí đã thành công trong việc mạo hiểm ứng dụng chiến thuật tấn công và phòng vệ tập trung bằng pháo binh, kết hợp với thông tin tình báo theo phong cách tác chiến hiện đại của Mỹ.
Từ trận đánh này cũng lộ rõ một điểm yếu của quân đội Trung Quốc, đó là công tác hậu cần, vận tải của quân đội, không có khả năng không vận để phục vụ cho việc tác chiến. Ví dụ để phục vụ cho cuộc chiến họ phải huy động cả xe của dân sư để tải đạn dược và thương binh.
Về phía quân đội Việt Nam, mặc dầu địa hình bất lợi nhưng với quyết tâm thu hồi lãnh thổ đã chọn chiến thuật tấn công bằng biển người. Với sĩ khí của quân đội Việt Nam lúc đó, khả năng thu hồi lại lãnh thổ trong trận chiến này rất cao nhưng đồng nghĩa với việc chấp nhận hàng ngàn binh sĩ phải hy sinh.
Có thể coi đây là một chiến thuật hạ sách khi mà tướng Văn Tiến Dũng không còn con đường để chọn lựa. Tuy nhiên thất bại về phản gián của Việt Nam trong cuộc chiến này đã khiến Việt Nam phải chấp nhận thất bại với gần 4000 binh sĩ thương vong ( theo số liệu phía Trung Quốc đưa ra ). Đây là một bài học quan trọng trong công tác bảo mật mà các sĩ quan trẻ trong tương lai phải luôn tâm niệm trong quá trình cầm binh tác chiến. Một sơ sót của người chỉ huy sẽ phải đổi bằng máu xương của hàng ngàn binh sĩ trên mặt trận và mất đi lãnh thổ.
Về mặt ảnh hưởng quân sự thì, chiến thắng Lão Sơn đã nâng cao sĩ khí cho quân đội Trung Quốc, tạo cơ hội cho quân đội Trung Quốc chuyển mình từ một quân đội lạc hậu sang một đội quân hiện đại với kỹ thuật tác chiến hiện đại đãi thay cho chiến thuật biển người cố hữu. Đây là đà tiến để giới quân sự Trung quốc tạo ảnh hưởng lên giới chính trị để hiện đại hóa quân đội. Với việc chiếm lãnh Lão Sơn và Giả Âm Sơn, việc đặt 2 căn cứ tại đó, Trung Quốc đã có khả năng kiểm soát và khống chế về mặt quân sự trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.
Trong một số lần hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự Vệ Đội Nhật bản dọc theo quần đảo Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này. Chưa kể đến lợi thế về mặt tác chiến pháo binh cũng như hỏa tiển tầm xa, với vị trí Lão Sơn có khả năng khống chế quân đội Việt Nam trên một phần vùng miền bắc Việt Nam trong một cuộc chiến hạn định từ căn cứ quân sự lớn này.
Về phía Việt Nam, sau trận chiến này đã khiến cho uy tín một số tướng lãnh quân đội với nhiều công trạng trong cuộc chiến Việt nam bị suy sụp, thất sủng. Nhiều tướng lãnh kinh nghiệm dày dạn chiến trường bị thay thế bởi thế hệ tướng lĩnh trẻ chưa có kinh nghiệm tác chiến trên những mặt trận lớn.
Một mất mác lớn khác đối với quân đội VN trong thời kỳ này đó là: sự thất sủng của tướng Võ Nguyên Giáp trước ban lãnh đạo chính phủ Việt Nam khi ông đưa ra yêu cầu giải quyết “Bài toán nước lớn”. Tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương mở một nền ngoại giao đa phương với phương Tây kể cả cựu thù là Mỹ và các nước xung quanh, cùng với việc dùng lực lượng quân chính quy Việt Nam tại Lào đánh quy hồi sang từ Lào sang Cam puchia, giải phóng Campuchia xong thì rút hết quân về nước giao lại Campuchia cho Liên hợp quốc để giảm bớt sự hy sinh của binh sĩ và ngân sách quốc gia. Tìm cách phá mở thế bao vây từ kinh tế cho đến quân sự bởi các nước xung quanh.
Chủ trương này của Tướng Võ Nguyên Giáp đã không được ban lãnh đạo chính phủ Việt Nam đương thời đồng ý. Sự thất sủng của một nhà chiến lược quân sự vĩ đại đã khiến giới quân đội của Việt Nam dần dần bị xem nhẹ, đồng thời thế lực thân Trung Quốc trong giới chính trị gia Việt Nam có cơ hội quật khởi trở lại.
Sau cái chết của Phạm Hùng người được cho là kiên trì đường lối chống Trung Quốc bị chết một cách mờ ám tại thành phố Hồ Chí Minh, có ý kiến nghi vấn có bàn tay của lực lượng tình báo Hoa Nam, chính sách của lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu thay đổi…
Các chính sách về công tác tuyên truyền chống Trung Quốc cũng dần dần bị loại bỏ từ dân chúng cho đến quân đội. Cùng với chính sách đổi mới quân đội Việt Nam đã thiên về làm kinh tế hơn đặt nặng trọng tâm quốc phòng. Sau thất bại ở cuộc hải chiến Nam sa (Trường Sa) vào tháng 3 năm 1989 thì có thể nói là quân đội Việt Nam đã đánh mất vị thế của mình ở Á Châu, Việt Nam đã bị các chuyên gia quân sự đánh giá không còn là một đội quân mạnh và thiện chiến nhất trong vùng Đông Nam Á nữa.
6) Ảnh hưởng về mặt chính trị
Đối với Trung Quốc: Chiến thắng của trận chiến Lão Sơn trùng khớp với thời kỳ sĩ khí đang hồi phục lại ở Trung Quốc nhờ vào hiệu quả của chính sách cải cách, khai phóng. Kết quả trận chiến đã chấp cánh , tăng thêm uy tín cho Đặng Tiểu Bình trong việc chỉ đạo thể chế cầm quyền của Trung Quốc.
Hệ thống thông tin của Trung Quốc có thể nói đã tuyên truyền hết công suất về tin thắng lợi của quân đội Trung Quốc trong trận chiến Lưỡng Sơn này. Báo chí Trung Quốc đã lợi dụng trận thắng này để phát dương quốc uy và ca ngợi công đức chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình. Việc tuyên truyền này khiến cho dân chúng Trung Quốc phần nhiều đều chỉ biết đến chiến tranh biên giới Việt Trung, qua chiến thắng Lão Sơn năm 1984 chứ không phải trận đại bại năm 1979.
Đối với Việt Nam: trận chiến Lưỡng Sơn đã khiến phía Việt Nam tái nhận thức về kẻ thù truyền kiếp của họ chính là Trung Quốc, tâm lý phục thù của người Việt đã trỗi dậy.
Cùng với sự sa lầy của quân đội Việt Nam tại chiến trường Campuchia đã gây tổn thất lớn về nhân mạng binh sĩ, sự gia tăng của thương phế binh, sự bao vây cấm vận kinh tế của thế giới, sự kiệt quệ về kinh tế đã khiến sĩ khí của quân đội Việt Nam suy giảm.
7.Mối bang giao cải thiện quan hệ Trung Việt
Tháng 3 năm 1988 Thủ tướng Phạm Hùng của Việt Nam đột tử. Ông được xem là người cuối cùng trong ban lãnh đạo của Việt Nam theo đường lối cứng rắn chống Trung Quốc. Ông là một trong những người đã đồng ý đưa quân sang tiến chiếm Campuchia bất chấp sự phản đối của nhà chiến lược quân sự, tướng Võ Nguyên Giáp. Đồng năm đó quân đội Liên Xô cũng đại bại phải rút lui khỏi chiến trường Apganixtan.
Cùng với chính sách cải cách khai phóng thành công của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã tạo mối bang giao thân mật với Mỹ và Nhật Bản; chính sách này đã khiến cho quốc lực của Trung Quốc nhanh chóng hồi phục. Ngược lại mối quan hệ đồng minh của Việt Nam và Liên Xô bởi phái thân Liên Xô là Lê Duẫn ngày càng suy giảm khiến cho chính phủ Việt Nam chuyển đổi chính sách sang cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Sau 10 năm xảy ra giao tranh, vào ngày tết âm lịch năm 1989 Việt Nam và Trung Quốc đột ngột mở cửa lại giao dịch ở vùng biên giới. Quan hệ Trung –Việt cấp tốc hồi phục. Sau đó Trung Quốc lần lượt triệt thoái các lực lượng quân sự lớn đóng ở Lão Sơn và Giả Âm Sơn.
Tháng 5 năm 1989 thì toàn bộ quân chính quy của Trung Quốc hoàn tất việc rút ra khỏi vùng Lưỡng Sơn này chỉ để lại một bộ phận nhỏ các tiểu đoàn công binh và địa phương quân, dân binh để xây dựng căn cứ.
Xung đột võ trang biên giới Việt –Trung xảy ra lần cuối cùng vào năm 1989 khi Trung Quốc cho xây dựng các đài ra đa dọc theo các điểm cao mà họ đã chiếm được sau các lần xung đột. Một số lượng lớn công nhân xây dựng người Trung Quốc đã xâm nhập xây dựng nhà cửa, lán trại bất hợp pháp trên phía lãnh thổ Việt Nam. Xung đột đã nổ ra khi lực lượng cảnh sát đương cục của Việt Nam đã tìm cách bài trừ, đuổi họ ra khỏi Việt Nam. Trong lần này quân đội hai nước không có nổ súng và sự kiện kết thúc khi phía Trung Quốc chịu đưa toàn bộ số công nhân đó về nước. Có thể coi sự kiện cuối cùng đó là bài thuốc thử của Trung Quốc đối sự chân thành cải thiện bang giao của phía Việt Nam…
(Hết)
1/ Tác giả bài viết từng là Tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Nhật ở VN dưới quyền của Đại sứ Tsutsumi Koichi, đại sứ Matano Kachigeaka, Đại sứ Asomura Kuniaki. Ông đã đến Hà Giang và Lạng Sơn để thị sát, nghiên cứu tình hình chiến sự, một người rất am tường về Việt Nam.

Về trận đánh đầu tiên trên đỉnh 1509 - Lão Sơn
Về trận đánh đầu tiên trên đỉnh 1509 - Lão Sơn. Phần lớn thông tin lấy từ china-defense.com. Núi Lão Sơn, cao 1.422m so với mực nước biển nằm trong lãnh thổ VN, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), có cao độ lớn nhất trong toàn chiến trường Thanh Thủy. Đỉnh 1509 của nó nằm ngay trên đường biên giới, sống núi nằm dọc theo hướng tây bắc. Sau cuộc chiến năm 1979, 1509-Lão Sơn được quân đội VN xây dựng thành một vị trí phòng ngự quan trọng, từ đó họ có thể mở các cuộc đột kích vào lãnh thổ TQ (tất nhiên điều này do TQ nói). Ở 1509, lực lượng phòng ngự của VN theo phía TQ là ở cấp tiểu đoàn. Tuy nhiên, điều này có thể là phóng đại, lí do là địa hình khu vực khá hiểm trở không thể cho phép bố trí một số quân lớn như vậy chỉ trên một đỉnh (thực tế các trận địa phòng ngự khác của VN đều ở cấp đại đội trở xuống). Năm 1984, quân đội TQ tiến công đánh chiếm 1509. Sự kiện này được coi là chính thức mở màn cuộc chiến biên giới Việt-Trung lần thứ hai. 05h50 ngày 28-4-1984, trung đoàn bộ binh 118 thuộc sư đoàn bộ binh 40, quân đoàn 14, Đại quân khu Côn Minh được pháo binh chi viện với mật độ cao tấn công đỉnh 1509. Ngoài ra quân TQ cũng tổ chức đánh chiếm một số cao điểm khác ở xung quanh. 06h24, bộ binh TQ bắt đầu xung phong. Phía TQ đánh giá là chỉ vấp phải sức kháng cự yếu. Tuy nhiên qua nhiều thông tin của phía TQ thì không hoàn toàn như vậy. Trung đoàn 118 của TQ phải đến 15h30 mới hoàn toàn chiếm được đỉnh 1509 sau khi đơn vị phòng ngự hy sinh đến người cuối cùng. Đặc biệt, có 4 nữ chiến sĩ cố thủ trong hang đá, không chịu đầu hàng và lính TQ đã phải dùng súng phun lửa mới tiêu diệt được những cô gái kiên cường này. Quân TQ cũng bị thương vong nặng : trung đoàn 118 bị chết 198 lính cùng một số bị thương. Trong đó một tiểu đoàn của trung đoàn này có tới 70% quân số bị loại khỏi vòng chiến. Tiếp sau đó là những đợt phản kích của VN. Ngày 11-6-1984, lúc 03h00, một lực lượng cấp tiểu đoàn của VN đã tấn công 1509. Mặc dù bộ đội VN đã đột kích được vào trong trận địa địch nhưng sau đó đã bị đẩy lùi. Ngày 12-7-1984, được coi là trận đánh lớn nhất của giai đoạn 1984-1991. Theo phía TQ, phía VN đã huy động 6 trung đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn bộ binh 312, 313, 316 và 356 để tấn công 1 trung đoàn bộ binh TQ phòng ngự ở 1509. Quân TQ được sự yểm trợ của hàng vạn quả đạn pháo đã đẩy lui cuộc tấn công. Theo phía TQ thì VN bị tổn thất rất lớn, riêng số xác bỏ lại trận địa là 3.700 ! Một con số chưa bao giờ có kể cả trong các trận đánh với Mỹ. Đối chiếu với thông tin do bác phaphai cung cấp, thông tin trên là quá phóng đại. Trên thực tế, toàn bộ chiến trường Thanh Thủy chỉ có diện tích 5-6km2, không thể bố trí được một lực lượng quá khổng lồ như vậy (hãy so sánh với trận ĐBP, phía VN có 10 trung đoàn trong lòng chảo Mường Thanh, nhưng đó là một chiến trường rộng hàng trăm km2). Theo thông tin của VN, trung đoàn bộ binh 982 của sư đoàn bộ binh 313 đã tái chiếm thành công 1509. Nhưng sau đó bộ phận phòng ngự vì nhiều lí do đã tự ý bỏ chốt và TQ chiếm được 1509 lần thứ hai. Kể từ đây không có thêm trận phản kích nào nữa. Từ 1509, quân TQ lấn xuống tới bình độ 1200 thì bị chặn lại, bộ đội VN giữ được từ bình độ 1100 trở xuống. Các trận giành giật tiếp tục diễn ra, chủ yếu với quy mô đại đội, ác liệt nhất trong những năm 1984-1987. Từ đó trở về sau, giao tranh bộ binh ít dần, hai bên chủ yếu sử dụng pháo. Trận đụng độ bộ binh cuối cùng diễn ra ngày 13-2-1991.
Trong trận chiếm A6B sáng 31-5, theo phía ta, địch bỏ lại 25 xác chết và bị bắt 1 tên; ta hy sinh 4, bị thương 15. Theo phía TQ, ngoài 211 (A6B) ta còn tấn công vào các điểm 140, 142, 156, 166 thất bại, thiệt hại hơn 300 người (?!), đây là chiến dịch phản kích mang tên N-1 của trung đoàn 982. Điểm cao 211 ta chiếm được 2 vị trí TQ trên đó, vị trí thứ 3 địch vẫn giữ được (?!). , điểm cao 156 ta chiếm được nhưng địch rút xuống hầm và phản kích chiếm lại. Trong tất cả các trận trên TQ chết 21, bị thương 81, bị bắt 1. A6b, vị trí 1 và 2 do ta chiếm. (Có lẽ hơi khó tin là suốt thời gian dài như vậy ta không chiếm nốt được vị trí 3, hoặc địch còn giữ được như thế mà không phản kích chiếm lại được. Chưa kể tiếp tế cho số quân trên đó).
Sau đó quân TQ nhiều lần phản kích chiếm lại A6B, nhưng đều bị quân ta đánh lui. Theo phía ta, từ 1 đến 3-6-1985, ta hy sinh 13, bị thương 24, không rõ số thương vong của địch. Theo phía TQ thì địch mở nhiều đợt phản kích trong 44 ngày, dùng cả đặc nhiệm nhưng đều thất bại và bị thiệt hại nặng, từ 1 đến 11-6-1985 quân TQ bị chết 120 tên, bị thương một số lớn. Trung đoàn 595 (sư đoàn 199, quân đoàn 67) TQ bị tê liệt. Phía VN cũng nhiều lần tiến công và bị chết hơn 300 người (?). Ngày 8-9-1985, TQ chiếm lại A6B chỉ với 1 chết, 3 bị thương (?). Trong suốt 11 tháng chiếm đóng, sư đoàn 199 bị chết hơn 300 tên. Trận đánh chiếm và phòng ngự A6b là một trận đánh xuất sắc, gây cho địch nhiều thiệt hại, được phía ta đánh giá cao và bản thân TQ cũng tốn khá nhiều giấy mực về trận đánh.
Một số hình ảnh về biểu tình ở Nhật để chống đối hiệp ước an ninh Mỹ Nhật , gọi tắt là ANPO . Phần lớn tổ chức trước tòa nhà Diet (Quốc hội Nhật) .
H1 và 2 : họ còn đi kề sát nhau , như hàng rào người , ở H2 , có cả đàn bà dự biểu tình vào TN 1960 .
H3 : giới trẻ chống đối ANPO lúc gần đây .
H4 : chống đối việc lập mà máy chạy nguyên tử năng lúc gần đây .
Nguồn : Japan new 10

                                   

SONG VŨ - Sông Mao , những ngày cũ
(Mến tặng các chiến hữu trung đoàn 44/SĐ23 BB)
Trích Tâp san BĐQ số 33 : Sông Mao,…
Tốt nghiệp khóa 4 Chỉ huy Tham mưu vào cuối tháng 6/ 1968. Tôi nhận được sự vụ lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu (TTM) ra trình diện Sư đoàn 23 BB. Theo lời ghi trong lệnh: để bổ sung cán bộ tiểu đoàn trưởng theo phiếu trình của SĐ23 trước đó.
Thật lòng mà nói, tay cầm tờ sự vụ lệnh mà chẳng thấy chút nào vui. Nửa tháng trước ngày mãn khóa, tôi nhận được tin cáo phó khi đọc trên báo hay tin tiểu đoàn trưởng của tôi là đại úy niên trưởng Nguyễn văn Tạo, Khóa 16 Tiểu đoàn trưởng 2/11 sư đoàn 7, bị tử thương trong một trận đánh nội tuyến ngay tại căn cứ đóng quân của tiểu đoàn tại căn cứ Đồng Tâm.
Nhớ lại, chúng tôi có một thói quen, cứ mỗi buổi tối, khi tới giờ phát hình của đài vô tuyến truyền hình Việt Nam, các sĩ quan tham mưu tiểu đoàn thường tụ tập tại ngay căn phòng khách của bộ chỉ huy tiểu đoàn (BCH/TĐ) để nghe tin tức trong ngày và xem chương trình văn nghệ. Buổi tối ngày 17 tháng 6 năm 1968 định mệnh ấy đã xẩy ra ngay khi chương trình chấm dứt và đám tân binh mới mãn khóa huấn luyện tại trung tâm huấn luyện sư đoàn tại Bình Đức vừa được bổ sung cho đơn vị chúng tôi đã đồng loạt tung lưu đạn và xả súng bắn vào ngay khu phòng ngủ và phòng khách của BCH/TĐ. Đơn vị cộng sản này vốn là các binh sĩ đặc công trá hình đầu quân vào làm lính tình nguyện của sư đoàn! Đó là tất cả những gì sau này tôi được biết qua lời kể của các bạn bè còn sống sót sau trận nội ứng đêm 17 tháng 6 ấy.
Nhìn bản tin cáo phó ghi danh tính đầy đủ của của những đồng đội đã hy sinh trên nhật báo vào buổi sáng thứ bẩy ngày 20 lòng tôi xúc động đứng không muốn vững. Tôi thật sự không tin vào đôi mắt mình. Tôi tự nhủ thầm “Nếu tôi không được gọi đi học lớp Chỉ huy tham mưu này không biết tôi có còn sống sót không?”
Tạo là đàn anh của tôi. Anh tốt nghiệp trước tôi một khóa. Vốn là một sĩ quan thủ kỳ của Tiểu đoàn 1 SVSQ khi còn ỡ trường Võ Bị nên anh khá bảnh trai, trắng trẻo và cao lớn. Anh về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/11 vào khoảng gần cuối năm 1967. Còn tôi cũng bàn giao lại đại đội 11 trinh sát cho một người bạn đồng khóa, đại úy Nghê hữu Cung, để về làm Tiểu đoàn phó cho anh. Hai anh em phải nói là rất ăn ý với nhau, từ cách quản trị đơn vị cho tới việc bàn thảo kế hoạch hành quân. Anh cho rằng tôi có nhiều kinh nghiệm chinh chiến trong suốt thời gian lăn lóc với đại đội trinh sát nên anh thường đồng ý với những gì tôi làm khi điều động trong tác chiến. Tính anh thẳng thắn và không ngại va chạm với cả thượng cấp trong những kiểu chỉ huy tùy tiện hoặc ra lệnh miệng nên anh thường nói đùa với tôi: “Tớ nói thật với Vũ đời tớ chỉ có sợ ông bà già thôi. Còn bất kỳ ai ra lệnh cho tớ cũng phải hợp lý và hợp pháp mới được. Đời mình nhà binh, lính tình nguyện, đi đâu cũng vậy, làm gì cũng được nhưng làm sao để cho thuộc cấp và đồng đội đừng khinh mình. Còn lon lá cùng mình mà dùng thủ đoạn lén lút thượng đội hạ đạp thì không có tớ đâu”. Từ lúc về làm việc chung với anh thời gian chừng nửa năm, trải qua hai ba trận đụng độ lớn, lúc ở chiến trường Đồng tháp với tiểu đoàn 261, 263, 265… hoặc trận đánh tại Hoà Đồng Gò Công khi đụng với tiểu đoàn 514. Cả hai trận thắng đã mang lại danh tiếng cho tiểu đoàn với danh hiệu tiểu đoàn Chim Ưng Cổ nâu vì chiếc khăn choàng cổ mầu nâu phân biệt với các đơn vị bạn khác có màu xanh vàng hoặc đỏ.
Tôi nhớ hôm chia tay nhận sự vụ lệnh đi học, anh em trong đơn vị ăn bữa cơm thân mật buổi chiều tại bộ chỉ huy tiểu đoàn. Cả “một lò” Võ bị gồm gần chục tên kể cả đám khóa đàn em từ tiểu đoàn 3/11 đóng sát bên hè cũng qua “ăn ké” . Anh Tạo là đại niên trưởng, Tôi là khóa kế, tiếp sau là đám Trần tấn Trung K19 Chương Khóa 19, Phạm ngọc Tài, Nguyễn đào Đoán Ngô gia Truy; Bùi văn Nữa, Thanh Khoá 21. Anh em vui vẻ uống bia, nói chuyện tán dóc. Tan tiệc, Tạo kéo tôi ra sân dặn dò đủ thứ rồi luôn nhắc chừng “Học xong thì về lại đơn vị với tụi này nghe không “. Tôi bùi ngùi nhìn anh. Cả hai anh em im lặng chia tay. Không biết tại sao lúc đó tôi lại cảm nhận một điều gì đó rất lạ lùng không mấy vui khi xa anh.
Mới đọc tin buồn trên báo, hai ngày sau tôi nhận được điện tín của trung tá Trần tiến Khang, trung đoàn trưởng 11, yêu cầu tôi sau khi mãn khóa về ngay trung đoàn để giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/11 thay thế cho anh Tạo. Trong lòng biết bao ưu tư. Tôi nhớ tới những sĩ quan trong ban tham mưu tiểu đoàn, nhớ tới những sĩ quan đàn em đồng trường mới hôm nào còn nói vui đùa với nhau giờ đây không còn nữa.
Ba tuần lễ sau cái tin sét đánh đó chúng tôi tốt nghiệp. Trước khi tốt nghiệp 3 ngày, tôi nhận được lệnh gặp trung tá trưởng phòng I của Sư đoàn 23, trung tá Nguyễn văn Nam. Ông cho tôi biết tôi được chọn về SĐ 23 theo nhu cầu bổ sung sĩ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn của đơn vị này. Tướng Trương quang Ân là Tư lệnh SĐ 23 lúc đó đang muốn trẻ trung hoá các cấp chỉ huy tiểu đoàn trong đơn vị của ông. Thực lòng tôi muốn trở về lại đơn vị cũ, vì dù ở đâu, tôi cũng vẫn chỉ huy tiểu đoàn nhưng ở một nơi tôi đã biết rõ thuộc cấp của mình, thông thuộc địa thế và tình hình địch bạn dù sao, theo tôi nghĩ cũng vẫn thuận lợi hơn. Còn thêm một yếu tố riêng tư nữa, gia đình tôi đang sinh sống tại Sài Gòn và mẹ tôi sức khoẻ cũng ngày càng yếu vì căn bịnh phổi của bà. Tôi thực sự mong được sống gần bà để có thể chăm nom săn sóc.
Tôi đã từ chối và nêu ra các lý do kể trên với Trung tá Nam. Ông có vẻ không hài lòng. Ông bảo ai cũng muốn về đơn vị cũ thì làm sao thi hành được lệnh này. Tôi nhớ trong 4 người do ông muốn điều chuyển gồm các đại úy Phạm Dũng thuộc SĐ1, Lê văn Thâm SĐ22, Nguyễn minh Quân (cùng khóa với tôi) SĐ5, và tôi thuộc SĐ7. Chỉ có duy nhất Dũng là một sĩ quan tình báo thuộc SĐ1 không về 23, còn lại 3 chúng tôi đều phải ra trình diện BTL/ SĐ23 để nhận nhiệm vụ mới.
Giữa tháng 8/1968 Tôi theo phi cơ C47 từ Tân Sơn Nhất đi Ban mê Thuột sau hai tuần nghỉ phép khi mãn khóa học. Đại úy Dương đức Sơ, người bạn cùng khóa, lúc đó là phó phòng I ra đón và đưa tôi về nghỉ tạm tại câu lạc bộ sĩ quan của sư đoàn có tên là Hội quán Biên Thùy ngay tại trung tâm thành phố Ban mê thuột.
Trong thời gian này, Tướng Ân đang bận chỉ huy hành quân tại Đức Lập nên tôi phải chờ đợi gần 10 ngày mới được gặp ông. Ông dặn dò đủ điều và với cung cách cư xử của ông tôi có phần càng buồn hơn. Khác hẳn với lần trình diện đơn vị đầu tiên của tôi khi mới ra trường vào đầu tháng 4/1963 với Đại tá tư lệnh SĐ 7 lúc đó là Đại tá Bùi đình Đạm. Đại tá Đạm vui vẻ thân thiết và cởi mở hơn. Ông tạo cho các tân sĩ quan chúng tôi một niềm hãnh diện và tin tưởng vào công việc của mình. Tướng Ân ngược lại, tỏ ra không mấy thiện cảm với tôi, một tên đại úy non choẹt dám có ý kiến ý cò thẳng thắn với ông, mà vốn dĩ tính cách của ông, một cấp chỉ huy luôn yêu cầu tinh thần phục tùng tuyệt đối nơi thuộc cấp của mình. Tính tôi vốn từ lâu vẫn thói nào tật nấy, tôi luôn tôn trọng mọi người bất kể người đó cấp bực gì, và cũng đòi hỏi được tôn trọng trở lại. Vốn có thành kiến với một số sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn cũ dưới quyền mà ông cho là kém khả năng và sử dụng đơn vị dưới quyền như một phương tiện thu vén cá nhân. Dưới mắt ông mọi sự “đánh phủ đầu” là cần thiết! Ông quên một điều căn bản, là quân nhân, bất kể cấp bực gì, họ cũng có niềm tự hào riêng về cá nhân và mọi ý kiến của thượng cấp không phải lúc nào cũng là chân lý tuyệt đối, nhất là những giả định có tính áp đặt kiểu ai cũng giống ai là điều rất khó chấp nhận.
Cho nên hậu quả là thay vì “Để bổ xung cán bộ tiểu đoàn trưởng” chiếu theo phiếu trình của BTL/SĐ 23 do Bộ TTM/P1 cấp cho tôi thì khi tôi được lệnh xuống trình diện Trung đoàn 44 trở thành ” Bổ sung cán bộ chỉ huy, tùy theo khả năng chỉ định chức vụ!” Trung tá Nguyễn bá Thịnh là trung đoàn trưởng 44 lúc đó, ngay trong đêm hôm tôi chờ phương tiện di chuyển xuống Sông Mao trình diện đã điện thoại cho tôi phàn nàn “Chú mày làm gì để cho ông tướng bực mình vậy?‘’ Trung tá Thịnh là thầy dậy chúng tôi môn tác chiến ở trường Võ bị. Tôi trả lời ông “Chuyện dài lắm, khi nào xuống gặp trung tá tôi sẽ kể”.
Tôi lại đáp phi cơ C47 đi Sông Mao vào đầu tháng 9 năm 68. Khi bánh phi cơ chạm đất, nhìn phi đạo lót bằng những tấm PSP đục lỗ tròn nằm lọt thỏm giữa một thung lũng nhỏ mà hướng bắc, và đông bắc là những rặng núi trùng điệp cao vòi vọi tôi thấy trống trải trơ trọi lạ lùng. Kể từ ngày ra đơn vị, lăn lộn trên chiến trường đồng bằng cò bay thẳng cánh nhìn bốn hướng chẳng tìm thấy một bóng đồi núi giờ đây là ngược lại. Đeo trên lưng chiếc ba lô nhỏ, tay xách một “sac” đựng quân trang lớn tôi lên xe jeep của BCH/TRĐ ra đón tại sân bay do thiếu úy Mai xuân Bê, sĩ quan ban 1 TR/Đ.
Xe chạy chừng chưa tới 5 phút, tôi ghé ngang qua ban 1 gặp trung úy Huỳnh tương Đương, trưởng ban, để trình sự vụ lệnh. Ngồi chờ nửa tiếng tôi được Đương hướng sẫn đi gặp trung tá Thịnh trung đoàn trưởng. Trung tá Thịnh vẫn ốm nhom như hồi nào còn ở quân trường, ra đón tôi trước cửa văn phòng, ông kéo tôi vào ngồi trên bộ ghế salon bằng ghỗ pháo binh ở góc phòng rồi bắt chuyện.
Ông hỏi tôi từ chuyện gia đình vợ con, những đơn vị tôi đã phục vụ kể từ ngày ra trường… cho tơí lý do khiến vị Tư lệnh sự đoàn không hài lòng trong buổi tôi trình diện. Tôi kể ông nghe hết các chi tiết trong buổi trình diện ấy. Tôi nói với ông “Tôi là một sĩ quan hiện dịch. Từ ngày ra trường tôi đã lăn lộn trên nhiều chiến trưòng tôi luôn thực hiện nhiệm vụ được giao trong tinh thần trách nhiệm và tôn trọng kỷ luật của quân đội. Tôi tự nhận mình không làm những điều gì sai trái với quân kỷ, lại càng không vi phạm những quy tắc đạo đức của một sĩ quan. Tôi luôn tôn trọng thượng cấp và thi hành nghiêm chỉnh lệnh được ban ra. Tuy nhiên, tôi cũng đòi hỏi cấp chỉ huy của tôi cũng phải tôn trọng tôi trong tư cách một sĩ quan thuộc cấp.”
Tôi cũng kể ông nghe, khi tướng Ân nói với tôi “Tôi không muốn một sĩ quan từ ở đơn vị khác xin về đây cướp cơm chim của các sĩ quan trong sư đoàn chúng tôi”. Câu nói đã làm tôi mất kiên nhẫn và vượt qua sự chịu đựng của tôi. Tôi đã trả lời ông “Tôi quan niệm vào quân đội để phục vụ đất nước, bảo vệ dân chứ không phải phải vào quân đội để kiếm cơm. Vả lại tôi được điều ra đây là do lệnh điều động bổ sung cán bộ chỉ huy của Bộ TTM và ngược với nguyện vọng của tôi là muốn trở về phục vụ tại đơn vị cũ. Điều này trung tá Nam trưởng phòng 1 có thể xác nhận cho tôi.” Đó là lý do khiến Tư lệnh không hài lòng. Trung tá Thịnh cười bảo tôi “Tao nghĩ chú mày chỉ là gà non háu đá! Ông tướng dặn dò điều ấy đâu có gì qúa đáng mà phải phản ứng?” Tôi cười buồn trả lời ông: “Có lẽ trung tá nói cũng đúng, tôi quá mẫn cảm và không hiểu rõ ý của ông ấy.
Dù sao câu chuyện cũng đã xẩy ra rồi. Tính tôi là vậy, trung tá còn nhớ lời Đại tá Trần ngọc Huyến chỉ huy trưởng trường Võ Bị trong một bài học Lãnh đạo chỉ huy tổ chức hàng tuần trước ngày chúng tôi ra trường không? Thầy Huyến khuyên chúng tôi muốn là một sĩ quan giỏi trước hết phải là một con người trong ý nghĩa đích thực của nó trước đã. Thành công tuy quan trọng nhưng không quan trọng bằng thành nhân. Muốn thành nhân phải đặt ra cho mình một lý tưởng mà noi theo. Lý tưởng giống như chiếc la bàn chỉ hướng cho mình đi suốt cuộc đời. Cái hướng chỉ đường đó được cụ thể hóa ra bằng một câu châm ngôn. Rồi ông nêu ra câu châm ngôn cho chính ông. Câu đó là “Thà sống cho người ta ganh ghét chứ không để cho chúng khinh”. Trung tá Thịnh đứng lên khỏi ghế vỗ vai tôi “Chú mày còn lý tưởng lắm, hãy ráng sống với lý tưởng của mình đeo đuổi, nhưng cũng không nên quên ngộ biến tùng quyền.” Tôi đã ghi nhớ lời dặn dò ân cần của ông trong buổi nói chuyện thân mật ấy mãi cho đến tận ngày hôm nay.
Tôi được ông cho theo Bộ chỉ huy trung đoàn để học làm quen trong lúc chờ giao nhiệm vụ. Cùng một đợt ra trình diện với tôi, các đại úy Thâm và Quân lần lượt nhận được lệnh bàn giao các chức vụ tiểu đoàn trưởng 1 và 4/44.
Đầu tháng 9 trung đoàn tổ chức cuộc hành quân vào mật khu Văn Lâm thuộc lãnh thổ Ninh Thuận, vùng giáp ranh với tỉnh Bình Thuận. BCH/TRĐ đóng ven quốc lộ 1 cách Cà Ná chừng 5 cây số. Tiểu đoàn 1/44 của thiếu tá Trương văn Anh là nỗ lực hành quân chính. Sau khi được xe GMC chở đến tuyến xuất phát, tiểu đoàn nhắm thẳng hướng đông là rặng núi Đá Bạc cao độ 644 mét chạy song song với Quốc lộ Một hướng ra biển. Cuộc hành quân kéo dài ba ngày không có đụng độ gì lớn ngoại trừ vài lần chạm súng lẻ tẻ với các toán du kích trong vùng. Buổi chiều ngày hành quân thứ tư, trong lúc BCH/TRĐ đang theo dõi diễn tiến thì sĩ quan truyền tin vào báo tướng Tư lịnh Sư đoàn ghé thăm. Sĩ quan ban ba lúc đó là trung úy Đặng trung Đức K19 chuẩn bị phần thuyết trình. Thiếu tá Nguyễn công Ba nguyên trước đó là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/44 đã bàn giao đơn vị đang chờ nhận nhiệm sở mới và tôi là người mới được bổ nhiệm về chờ quyết định đang xớ rớ không biết làm gì thì Tướng Ân bước vào lều chỉ huy. Sau khi trung tá Thịnh thuyết trình xong tình hình, tướng Ân quay qua nhìn thấy tôi, ông hỏi trung tá Thịnh “Ông này làm gì ở đây?” Trung tá thịnh trả lời “Thưa thiếu tướng, tôi đang cho đại úy Vũ đi theo làm quen với đơn vị để chờ bổ nhiệm”. Tướng Ân ra lệnh “Làm quen thì đi theo đơn vị tác chiến chứ làm quen gì ở đây?! Cho ông ta ra ngay theo tiểu đoàn đang hành quân.” Ngay sau đó, tướng tư lệnh cho phép dùng trực thăng chỉ huy của ông để đưa tôi ra ngay đơn vị đang trên đỉnh núi Đá Bạc. Quyết định khá bất ngờ khiến cho thiếu tá Anh tiểu đoàn trưởng phải cho dọn gấp một bãi đáp khẩn cấp để trực thăng hạ cánh.
Ngoài chiếc ba lô, thậm chí cả cây súng cá nhân tôi cũng chưa kịp lãnh, tôi đã trình diện thiếu tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 trong tình trạng như thế. Thiếu tá Anh tiếp tôi trong cái bắt tay đầy cảm thông. Và tôi được biết sau đó, trung tá trung đoàn trưởng ra lệnh miệng cho thiếu tá Anh bổ nhiệm tôi là tiểu đoàn phó tiểu đoàn này. Buổi tối trên núi cao đầu tiên trong cuộc hành quân leo núi của tôi là một đêm nhiều hoài niệm. Nằm nghe tiếng gió rì rào hoà trong tiếng sóng biển ào ào nghe rất lạ, khác hẳn với không khí yên ắng tịch mịch của những đêm miền đồng bằng mà tôi đã gắn bó trước đó rất lâu. Tôi buông lỏng hồn mình bay bổng vào khoảng không bao la đầy ắp sao đêm trên trời
Sông Mao là một thị trấn nhỏ còn có tên nghe mỹ miều hơn: Quận Hải Ninh, hoặc quận Phan lý Chàm. Từ ngã ba Phan Lý nằm trên quốc lộ 1 đi vào hơn 3 cây số là quận lỵ. Dân số phần đông là thân nhân của những quân nhân thuộc Sư Đoàn Nùng từ miền bắc di cư vào trấn đóng trước đó mang theo. Sư đoàn này là tiền thân của sư đoàn 5 sau này. Ngoài khu ven chợ Sông Mao, thị trấn chỉ có những con đường nhỏ có những căn nhà trệt một hoặc hai lầu. Dân số không đông, đa phần là người Hoa vùng Móng Cáy.
Phía bắc đông bắc là ngọn núi Bèo cao độ 632m cây thưa vách đá dựng. Tây bắc là ngọn Cà Tăng thấp hơn, cao độ trung bình 600m. Nước từ trên các cao độ này theo đường thông thủy chảy vào Sông Mao theo hướng tây bắc đông nam. Mang tiếng là sông nhưng nước lúc nào cũng cạn lắm, giống như một con suối lớn thì đúng hơn.
Nói chung thị trấn có phong cách của một khu trại lính hơn là một thị trấn bình thường. Trên phố xá lính luôn nhiều hơn dân. Thị trấn luôn làm cho người ta quên đi nếp sống bình thường thoải mái đáng lẽ nên có của một nơi dựa lưng vào núi ngoảnh mặt ra biển như nơi đây.
Năm tôi ra trình diện đơn vị tình hình chiến sự nói chung không căng thẳng và gay cấn như thời gian trước đó khi tôi còn ở trong Nam. Quốc lộ 1 quãng đi qua Sông Mao chỉ có một đoạn là nguy hiểm, khúc Lương Sơn, nơi đó thuộc mật khu Lê Hồng Phong. Mật khu này nằm thu gọn trong vùng rừng cây rậm gồm nhiều bụi cây gai, loại cây thích hợp cho khí hậu sa mạc nằm ở phía nam quốc lộ, một mặt giới hạn bằng quốc lộ còn phía kia là bờ biển Phan Thiết. Nằm giữa mật khu là ngọn núi Tà Dôm không cao lắm. Trên đỉnh là một đồn do địa phương quân (ĐPQ) tiểu khu trấn đóng. Nơi đây BCH44/TRĐ đặt một toán truyền tin để chuyển tiếp thông tin từ Tiểu khu Phan Thiết với Sông Mao, đồng thời cũng dùng làm điểm trung chuyển truyền tin cho các đơn vị của Trung đoàn khi hành quân xa căn cứ.
Ngày 8 tháng 9, buổi sáng ngày hành quân cuối cùng sau một tuần lặn lội. Tiểu đoàn lục soát xong mục tiêu trên đỉnh Hòn Mai và được lệnh hạ sơn lục soát mục tiêu cuối cùng trên đồi nhỏ 358 ở hướng bắc. Cũng phải đến hơn sáu giờ chiều chúng tôi mới ra tới điểm tập trung nằm ngay tại khúc dẫy Trường sơn đâm ngang ra biển. Nơi đây quốc lộ 1 đổi hướng từ đông tây trở thành hướng chính bắc.
Nằm trên ghềnh đá sát bên tuyến đường sắt, lính của tiểu đoàn chia phiên nhau xuống tắm biển. Tôi tự nhủ thầm đây quả thật là một kỷ niệm khó quên trong đời lính. Thỉnh thoảng một chiếc xe hàng chở khách đi Ninh Thuận hoặc Nha Trang chạy ngang qua, hành khách trên xe dơ tay vẫy chào lính, lính đưa tay vẫy chào trở lại cười đùa…
Buổi chiều khoảng bẩy giờ, tôi được tin thiếu tá Anh cho biết tướng Ân Tư lệnh sư đoàn cùng phu nhân tử nạn trong một tai nạn máy bay khi đang bay hành quân trên vùng trời Đức Lập. Tôi nhớ lại mới đó không lâu, trong lần trình diện ông, ông chắc hẳn không mấy hài lòng về tôi, một tên đại úy vô danh tiểu tốt dám “có ý kiến ” với ông, một điều tối kỵ với tính cách riêng của ông trong cung cách cư xử với thuộc cấp của mình. Đặc biệt là một tên lính mới được bổ sung đến, chưa lập được thành tích gì. Tôi tự nhủ thầm cầu mong ông bà được siêu thoát, đừng vướng bận gì với cõi ta bà đầy rẫy những trí trá lọc lừa này nữa. Những muộn phiền vì nhiệm vụ và công việc của một cấp chỉ huy có tinh thần trách nhiệm cao như ông nên được bỏ xuống để nghỉ ngơi. Suy cho cùng, làm thân phận một người lính lẽ sống chết là điều hiển nhiên chỉ có khác chăng là cách hy sinh thôi. Tôi vẫn nghĩ, một vị tướng chết trong khi thi hành nhiệm vụ luôn xứng đáng và đáng trân trọng hơn bất kỳ những kiểu ra đi nào khác. Bất giác tôi nhớ tới hai câu thơ cổ “Giai nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.”
Buổi tối nằm trên ghềnh đá nghe tiếng sóng biển ì òm đập lên vách đá nghe thật thoải mái dễ chịu dễ ngủ. Thân thể mát mẻ, tâm hồn buông lỏng cùng đất trời, những âm thanh của tự nhiên như tiếng vỗ về giống tiếng hát của mẹ tôi khi tôi còn nhỏ. Giấc ngủ đến rất tự nhiên và ngọt ngào.
Đoàn xe đến đón chúng tôi trở lại Sông Mao vào sáng hôm sau. Khi chạy vào đến doanh trại của trung đoàn bụi cát mù trời. Tiếng lính tráng gọi nhau ơi ới, gia đình binh sĩ từ những trại gia binh kế cận cũng ùn ùn kéo tới đón chồng con thân nhân. Tôi xách ba lô vào phòng ngủ sĩ quan độc thân, quăng chiếc ba lô lên ghế bố nằm suy nghĩ vẩn vơ.
Kể từ ngày ra trường cho tới thời gian này tôi mới được hưởng cái thú đơn vị sau khi hành quân về, trở về doanh trại nghỉ ngơi! Nghĩ đến đơn vị cũ của tôi mà lòng lại thấy thương đồng đội vô cùng. Các đơn vị tôi phục vụ trước đó thuộc trung đoàn 11 thuộc Sư Đoàn 7 BB. Mang tiếng là có bộ tư lệnh (BTL) đóng tại Mỹ Tho và bộ chỉ huy trung đoàn (BCH/TRĐ) tại Phú Lâm nhưng chưa bao giờ tôi biết đến doanh trại là gì! Hành quân xong là kéo về một xóm hẻo lánh nào đó hoặc dọc theo quốc lộ để trú qua đêm. May mắn lắm, năm thì mười họa đôi khi về ghé nghỉ ở chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho một hai đêm. Còn phần lớn là trên các xóm bên đường dọc theo quốc lộ 4. Suốt cuộc đời người lính trong đơn vị cũ của tôi thực sự chẳng bao giò có được một thời gian nghỉ quân theo đúng nghĩa. Chỗ nào cũng là mặt trận, chỗ nào cũng có thể bị đánh lén hay pháo kích. Có những gia đình binh sĩ, hạ sĩ quan sống lay lất theo lính đi hành quân. Quân vừa tới vị trí dừng nghỉ là đã có gia đình vào thăm ở lại. Câu chuyện lính và gia đình đi theo ngay sau khi đơn vị dừng nghỉ quân từng là mối đau đầu của các cấp chỉ huy chúng tôi thời điểm ấy. Nhu cầu chiến trường qúa lớn, lực lượng tham chiến lúc nào cũng thiếu. Thành ra có lúc chúng tôi nói đùa với nhau chỉ có súng đạn có lúc được nghỉ còn lính thì chỉ được phép nghỉ khi cuộc sống dừng lại. Một cuộc nghỉ ngơi theo đúng nghĩa.
Đang mơ màng tôi choàng dậy khi nghe tiếng gọi tên. Tiếng Quân người bạn đồng khóa và cùng học chỉ huy tham mưu với tôi đi tới. Quân bảo; “Tao về nhận bàn giao tiểu đoàn 4.” Mày muốn làm việc chung với tao chứ?” Tôi hững hờ, “Sao cũng được”.
Sáng hôm sau Mai xuân Bê sĩ quan ban 1 TR/Đ tới tiểu đoàn chuẩn bị lễ bàn giao giữa thiếu tá Anh và Đại úy Quân đồng thời thông báo cho tôi biết trở về BCH/TRĐ nhận lệnh mới. Mai xuân Bê là anh chàng chuẩn úy tôi quen khi còn ở trung đoàn 11 cũ. Bê bảo ” Anh được bổ sung qua tiểu đoàn 2 làm tiểu đoàn phó cho đại úy Lê văn Anh nhân tiện mời anh đi ăn sáng luôn với em”. Chúng tôi vui vẻ kéo nhau ra quán Kỳ Hương, quán ăn ngon nhất của Sông Mao. Quán nổi tiếng với hai món đặc sản bồ câu quay và chân giò heo hầm. Bê cười hỏi tôi “Anh thấy tình hình sinh hoạt ngoài này ra sao?” Tôi ậm ừ “Bình yên hơn so với đơn vị cũ phải không?” Rôì thêm vào “Ở đây buồn qúa, một Thị trấn buồn hiu!” Cả hai cùng cười.
Đại úy Anh là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/44 tốt nghiệp khóa 8 Đà Lạt. Người gốc miền tây, tính tình xởi lởi dễ thân. Đại úy Anh bảo tôi “Cậu về làm việc với tôi là tôi vui rồi.” Ông mời tôi về nhà ông tại khu cư xá gia đình sĩ quan ăn bữa cơm gia đình. Ông hỏi tôi “Sao đang ở vùng đồng bằng vui vẻ thế mà lại lặn lội ra nơi khỉ ho cò gáy này? ” Tôi mỉm cười, “Đại úy cũng biết đấy, đời nhà binh nào ai cứ muốn là được đâu” Đại úy Anh nói với tôi “Ở nơi này có khi hành quân cả tuần chẳng thấy bóng một người! Chẳng bù cho vùng đồng bằng miền tây đi đâu cũng gặp dân gặp đồ ăn nước uống!” Chúng tôi ngồi ăn uống trò chuyện với nhau cho tới gần 9 giờ đêm mới ra về.
Về tiểu đoàn 2 chưa đầy ba ngày thì tôi lại nhận được lệnh bàn giao nhiệm vụ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/44 với đại úy Anh. Đại úy Anh được thuyên chuyển vể tiểu khu Định Tường- Nơi tôi từng làm việc và có biết bao kỷ niệm đời lính- Tôi nhủ thầm quả đất thật vần xoay kỳ lạ. Duy có điều tôi biết chắc khi nhận được lệnh thuyên chuyển này, đàn anh của tôi, đại úy Anh rất vui, khác hẳn tâm trạng của tôi khi cầm tở sự vụ lệnh trình diện đơn vị mới.
Tháng 10, tôi được lệnh đưa tiểu đoàn đi trình diện tiểu khu Phan Thiết để hành quân khu đông bắc vùng Thiện Giáo và Phú Hội, Phú Long. Những ngày hành quân tại đây cũng chỉ là những cuộc hành quân nhỏ phối hợp với lực lượng ĐPQ tìm lùng địch. Đơn vị địch đối đầu với chúng tôi là các đơn vị địch thuộc quân khu 6 của tướng cộng sản Nguyễn văn Ngà là tư lệnh. Hai tiểu đoàn cơ động chính là là các đơn vị 491 và 492. Đa phần hoạt động của các đơn vị này là tổ chức các cuộc phục kích trên quốc lộ 1, trên các khu vực tiếp giáp với mật khu lê Hồng Phong.
Cuối năm 1969 có những cuộc đụng độ cấp tiểu đoàn khi địch tổ chức phục kích các đoàn xe cơ giới của Hoa Kỳ khai quang mật khu Lê Hồng Phong. Từ đó, các đơn vị của trung đoàn 44 luân phiên nhau tăng cường hành quân phối hợp cùng tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn 506 Nhẩy dù của Hoa kỳ. Thay thế trung tá Thịnh, Trung đoàn trưởng 44, lúc này là trung tá Phạm Ngân cũng là người tôi biết khi ông còn là một tiểu đoàn trưởng của trung đoàn 10 Sư đoàn 7, thường tham gia hành quân chung với đơn vị cũ của tôi.
Sau trận đánh phục kích của cộng quân thất bại trên quốc lộ 1 khu gần Lương Sơn đã gây tổn thất lớn cho đơn vị địch, địch quân phân tán nhỏ để tránh giao chiến và hoạt động du kích. Cho đến khi mật khu Lê Hồng Phong bị chia ô khai quang thành từng giải rừng cách nhau 3, 4 trăm thước trông giống như một sân bóng tròn thì mưu đồ dùng mật khu Lê hồng Phong của địch để quấy rối không còn áp dụng được nữa.
Mãi đến tháng 4 năm 1970, địch mới tổ chức được một cuộc tấn công có tính quy mô. Lần này mục tiêu là Sông Mao. Đơn vị địch tham chiến là hai tiểu đoàn chủ lực 481 và 482 cùng đặc công. Chỉ có điều những tính toán của địch và kế hoạch tấn công không được nghiên cứu kỹ nên khi cuộc tấn công khởi động họ không xác định được chính xác mục tiêu chủ yếu thành ra các đơn vị dẫn đầu đi lạc lung tung bên ngoài bờ rào kẽm gai các doanh trại đơn vị của trung đoàn. Mớ đạp phải mìn claymore, mớ bùng nhùng trong giây kẽm gai khiến cho sau đợt pháo kích bằng 82 ly của họ không đủ để hỗ trợ cho các đơn vị đặc công và xung kích xâm nhập mục tiêu. Thậm chí sau này khi bắt được tù binh, qua cung từ, chúng tôi được biết họ muốn nhắm đánh vào BCH/TRĐ nhưng trên thực tế họ lại đi lộn vào khu vực của tiểu đoàn 2 chúng tôi!
Gần 1 giờ đêm họ mới khai hỏa, cho đến gần 3 giờ sáng thì biết chắc đã thất bại, địch cho lệnh rút quân. Sáu giờ sáng Tiểu đoàn 2 và 3/44 cùng đại đội trinh sát 44 được lệnh hành quân truy kích địch.Tám giờ sáng một hợp đoàn trực thăng thuộc phi đoàn 269 từ Nha Trang vào hỗ trợ hành quân theo yêu cầu của trung đoàn. Tiểu đoàn 2/44 được trực thăng vận thẳng vào chân núi Cà Tăng phía tây bắc lục soát dọc theo các đường thông thủy Sông Mao đi ngược về căn cứ. Đại đội 44 Trinh sát được thả vào chân núi Bèo ở hướng bắc lục soát về hướng nam. Tiểu đoàn 3 mở rộng vòng đai lục soát khu vực phi trường Sông mao. Từng toán nhỏ địch quân lần lượt lọt vào tầm hỏa lục của chúng tôi và các trực thăng võ trang bay truy đuổi trên đầu. Bốn giờ chiều cùng ngày, cuộc hành quân truy kích chấm dứt. Kết quả thiệt hại bên ta không đáng kể, đặc biệt là không có ai bị tử thương. Ngòai số xác chết địch bỏ lại ngòai vòng rào các doanh trại tiểu đoàn 2 và 3 trong cuộc truy kích chúng tôi còn tiêu diệt và bắt sống một số lượng tù binh và thương binh binh địch đáng kể. Đây là trận đánh quy mô tôi tham dự kể từ ngày về trình diện đơn vị này.
Từ giữa năm 1970 trở đi, khi trung đoàn phối hợp hành quân cùng đơn vị Hoa kỳ thuộc Lữ đoàn nhẩy dù 506 tăng phái cho tiểu khu Bình Thuận nhằm phá nát mật khu Lê Hồng phong, chúng tôi sử dụng chiến thuật mới. Thay vì như trước đây, cả tiểu đoàn tiến theo một trục và các mục tiêu được xác định rồi đánh số trên các phóng đồ hành quân thì bây giờ tiểu đoàn được giao phó cho một khu vực hành quân. Căn cứ theo tình hình, tiểu đoàn trưởng tùy theo địch tình khu vực và sáng kiến cá nhân, tự hoạch định mục tiêu cho đơn vị mình. Thực ra, chiến thuật này không mới mẻ gì, chỉ là áp dụng theo kiểu hành quân của các đơn vị Hoa kỳ đang làm thôi. Trước đây vì thiếu phương tiện yểm trợ và chuyển quân nên không thể áp dụng được.
Giờ đây, trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, các đơn vị không quân trực thăng tăng trưởng nhanh nên việc xin phương tiện tương đối dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra cũng phải nói thêm một điều, đó là lực lượng địch trong vùng sau các lần giao tranh trước đây, bị tổn thất lớn không bổ xung kịp nên tương đối yếu, phần vì thiếu lương thực và tiếp tế quân trang dụng, phần vì địa thế núi non hiểm trở không dễ dàng gì che dấu khi di chuyển trên các thung lũng hoặc các đụn cát vốn dĩ rất rộng của khu vực này. Những đụn cát trắng mênh mông đặc biệt từ khu vực giáp ranh giữa Phan Thiết và Phan Rang nằm chen giữa khu vực núi đá trọc ở phía bắc và một khoảng bãi cát rộng trên bờ biển phía nam. Nằm giữa là quốc lộ 1 chạy nối liền giữa những tỉnh lỵ duyên hải.
Tôi nhớ lại thời gian trước đây, trong vùng hành quân Đồng Tháp, cả đơn vị kéo nhau đi trong mưa trên trời đổ xuống và biển nước phèn mênh mông của đồng ruộng dưới chân, Giờ đây thì ngược lại. Dưới chân là cát trắng trắng đến lóa mắt, trên trời là nắng chói chang. Mồ hôi đầm đìa trên mặt, những hạt cát theo từng cơn lốc ùa vào đoàn quân đang di hành mù mịt. Cơ thể trở nên ngứa ngáy khó chịu vì mồ hôi hoà với cát trên người, trên mặt. Suy cho cùng, từng vùng chiến thuật có những đặc tính riêng cho mình, duy chỉ có một điều chung nhất đó là trên từng địa hình người lính đều có những vất vả khó nhọc như nhau.
Tháng 8, đơn vị tôi và tiểu đoàn 1/44 cùng đại đội 44 Trinh sát tham dự cuộc hành quân quy mô thứ hai. Lần này mục tiêu là khu tam giác giáp ranh 3 tỉnh Phan Thiết, Lâm Đồng và Đà Lạt. Nơi đây là nơi đặt Bộ chỉ huy của quân khu 6 cùng các cơ quan hành chánh thuộc các tỉnh kể trên của cộng sản.
Nắm vững tin tức tình báo về tổ chức lực lượng của địch đa phần là các đơn vị hậu cần và y tế nên kế hoạch hành quân cũng đổi khác. Thay vì tổ chức tìm và tiêu diệt địch theo theo cấp tiểu đoàn lục soát một cánh quân theo các mục tiêu được xác định sẵn từ trước. Lần này vì khu vực hành quân khá rộng và là vùng núi đồi xen lẫn nhau giữa các đồi thưa và vùng rừng rậm rạp nên tiểu đoàn được trực thăng vận xuống một khu trung tâm, từ đó thiết lập căn cứ hành quân rồi tung ra các lực lượng để lục soát truy quét. Chiến thuật này rất thích họp vì với phương thức này, vùng hành quân sẽ được lục soát kỹ càng hơn và gần như phủ khắp khu vực với chĩ hơn hai tiểu đoàn và một đại đội trinh sát trong khu vực hành quân trên một diện tích diện tích hơn 100 cây số vuông trong khoảng thời gian 10 ngày.
Có thể nói trong 10 ngày hành quân tại đây, phần lớn các cuộc đụng độ là tao ngộ chiến, trung đoàn 44 đã dọn dẹp phá hủy và tiêu diệt đa phần hậu cần của địch, một vùng ẩn trú cuả quân khu 6. Ngoài một số căn cứ chế biến thuốc men đông và tây y, bắt sống hoặc tiêu diệt một số cán bộ yểm trợ hậu cần, tịch thu đạn dược và lương thực, chúng tôi còn thu được nhiều tài liệu qúy giá về tổ chức và danh sách một số cơ sở nằm vùng của địch. Cuộc hành quân tuy không có những trận đánh tiêu hao nhân lực nhưng lại mang đến những hậu quả lâu dài cho khu vực vì địch quân mất đi chốn ẩn náu cố hữu. Từ đó giải thích được tình hình an ninh của các tiểu khu, thành thị liên hệ trong thời gian kế tiếp trở nên khả quan và an ninh hơn hẳn.
Cuộc hành quân chấm dứt sau gần hai tuần lục soát và phá hủy căn cứ địch. Các đơn vị tham gia hành quân bị tổn thất không đáng kể về nhân mạng. Các đơn vị được không vận từ vùng hành quân trở về căn cứ Sông Mao an toàn. Nhưng có lẽ cũng phải kể một hậu quả kỳ cục khi về đến hậu cứ, binh sĩ tham gia hành quân bị sốt rét cấp tính ác liệt. Cơn sốt đến rất nhanh, nhiệt độ tăng cao chuyển từ rét sang nóng rồi nóng cao độ, đặc biệt đối với những ai lười uống thuốc ngừa sốt rét thì chì vài tiếng đồng hồ là bịnh nhân tử vong. Chính căn bịnh ngặt nghèo này lại gây cho đơn vị hành quân nhiều tổn thất nhân mạng!
Ba
Đầu năm 71 tôi bàn giao lại đơn vị cho đại úy Phạm văn Cẩm, khóa 18 Đà lạt, để giữ chức vụ trung đoàn phó trung đoàn 44. Đây là khoảng thời gian được coi là “nhàn hạ” nhất trong đời binh nghiệp của tôi. Tôi làm việc giống như một công chức. Ngày nào không bay đổ quân, tôi vào văn phòng ngồi xem xét hồ sơ hoặc xuống trung tâm hành quân trung đoàn theo dõi tình hình địch bạn trong ngày.
Sau mỗi đợt hành quân các đơn vị trở về nghỉ ngơi, tụ họp nhau trong doanh trại, uống với nhau vài chai bia; nhậu với khô mực hoặc cua ghẹ, cá khô là những món hải sản sẵn có của Phan Thiết. Những thú vui chơi khác muốn có cũng chẳng thể tìm ra tại nơi đây. Mở mắt buổi sáng, luôn nhìn thấy mình bị núi non bao bọc. Những dẫy núi đá vách dựng thưa thớt cây luôn tạo nên cảm nhận trơ trọi và cằn cỗi. Băng qua phía nam của quốc lộ 1 là một giải đất pha cát hẹp rồi đi xuống tới biển. Chạy theo ven biển là xóm nhà gỗ của dân chài lẩn khuất trong những hàng dừa xanh. Nhiều khi chở vợ con chạy xuống Phan Rí cửa, ngồi trên bờ cát, nhìn ra xa biển khơi xanh biếc, tôi vẫn tự nói với mình “Giá mà đừng có chiến tranh…” Chiến tranh làm cho mọi thứ tự giá trị bị đảo lộn. Tàn ác lươn lẹo lên ngôi và được xưng tụng. Con người nhìn nhau qua khe nhắm tới thẳng đỉnh đầu ruồi của súng ống. Cuộc đời con người vốn đã ngắn, chiến tranh lại làm cho nó càng thêm ngắn.
Tình hình Sông Mao mỗi ngày một khá hơn lên, trong lúc tình hình cao nguyên ngày thêm tệ. Những trận đánh đẫm máu trên các căn cứ hành quân của các đơn vị bạn, sư đoàn 22 BB và các Lữ đoàn nhảy dù là lý do chúng tôi lần lượt dời Sông Mao trở lên cao nguyên vào giữa năm ấy. Bắt đầu là từng chiến đoàn gồm hai tiểu đoàn. Rôì kế tiếp là cả trung đoàn 44 di chuyển lên cao nguyên đang mịt mù khói lửa đạn bom. Từ giai đoạn đầu hành quân chung với Thiết đoàn 3 Kỵ binh tại An Khê do trung tá Trần Lý Hưng là thiết đoàn trưởng. Ở nơi đó tôi lại được làm quen với bao bạn mới, thiếu tá Nguyễn văn Đêm thiết đoàn phó, các chi đoàn trưởng, Lương, Huỳnh văn Mỹ…
Đầu tháng 3/1972, cả trung đoàn di chuyển đi Kontum tham dự cuộc phòng thủ để tạo nên một Kontum kiêu hùng ngày nào. Trong cuộc chiến đẫm máu ấy, tôi đã chia tay với các chiến hữu xuất sắc nhất của mình. Các tiểu đòan trưởng Đặng trung Đức, Võ anh Tài, Trần công Lâm, và bao nhiêu sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ ưu tú khác. Máu cuả đồng đội của tôi đã tô thắm mảnh đất quê hương điêu linh khốn khổ này để cho chúng tôi, những người lính sống sót trong cuộc chiến còn có dịp viết và nói về họ. Thời gian sẽ trôi qua rất nhanh nhưng hình ảnh các đồng đội của tôi sẽ còn mãi mãi trong tâm tư những người còn lại hôm nay và sẽ được biết tới và tri ân bởi các thế hệ con cháu kế tiếp.
Tháng 9/1972, sau nửa năm bầm dập đạn bom, tôi bàn giao lại chức vụ quyền trung đoàn trưởng trung đoàn 44 cho đại tá Võ Hữu Hạnh để trở về quân y viện trị thương. Đây là lần bị thương thứ ba trong đời lính của tôi.
Tháng 6/1974, khi trở ra lại trung đoàn cũ, nhận bàn giao trung đoàn từ trung tá Nguyễn Hữu Lữ, nhìn lại chiến trường, khói súng vẫn còn vây phủ mịt mù nhưng những người lính và các cán bộ chỉ huy nay gần như hoàn toàn mới. Tôi nhìn ra ai cũng lạ, chỉ còn mùi súng đạn và mìn bom là quen thuộc. Nguyên một dàn cán bộ chỉ huy từ trung đoàn phó xuống tới các đại đội trưởng và tiểu đoàn trưởng toàn là người từ các đơn vị khác chuyển về trừ vài ngưòi quen cũ, hai trong số đó là thiếu tá Phạm văn Cẩm, khóa 18 đàn em, là trung đoàn phó và đại úy Nguyễn văn Pho. Cẩm nguyên là tiểu đoàn phó và Pho là đại đội trưởng khi tôi còn là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/44. Hiện tại Pho là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn này.
Hậu cứ Sông Mao, nơi thị trấn buồn hiu hắt đó, giờ đây chỉ còn là những kỷ niệm nghĩ đến lại buồn. Không khí đìu hiu của thị trấn ngày nào khi tôi trên vai mang chiếc “sac” quân trang ra trình diện giờ đây đã biến đổi hẳn. Nơi đó tôi đã có dịp làm quen với biết bao chiến hữu thân thương của mình. Chỉ cần năm năm sau ngày đầu tiên đặt chân bước tới, cả đơn vị vẫn còn đó nhưng hầu như toàn bộ con người đã hoàn toàn đổi khác. Chiến tranh luôn làm mới các đơn vị tham chiến trên chiến trường. Chỉ có điều khác nhau về nhịp độ nhanh hay chậm. Thực tình tôi không thể ngờ được mức độ thay đổi lại xẩy ra nhanh chóng đến thế kể từ ngày đầu tiên tôi về đơn vị này.
Tháng 4/1982, trên chuyến tầu xuôi Nam sau cùng chở đoàn tù “cải tạo” từ miền Bắc về Nam, tôi đã cố gắng không ngủ để cố nhìn lại Sông Mao sau 10 năm xa cách. Khi đoàn tầu chạy ngang qua thị trấn, những dấu vết binh lửa một thời hầu như còn nguyên vẹn không đổi thay theo thời gian. Vẫn những dẫy doanh trại quân đội lợp tôn nay đã loang lổ xét rỉ hoặc trốc mái xiêu vẹo. Vẫn những vòng kẽm gai bị cỏ dại mọc phủ trùm. Một vài bóng người quần áo rách rưới đội nón mê mang quang gánh trên vai đi lại. Một hình ảnh thật buồn. Đoàn tàu chạy chầm chậm khi băng qua thị trấn. Hình ảnh một Sông Mao ngày nào mang dấu ấn của bao nhiêu kỷ niệm cứ ám ảnh tôi mãi trên suốt lộ trình còn lại trước khi đoàn tầu dừng hẳn gần trại Z30A đễ tôi tiếp tục cuộc sống ở đó thêm 6 năm nữa.
(Tháng Tư 2011)