Saturday, June 3, 2023

 TRẬN MẬU THÂN 1968 TẠI TỈNH LỴ QUI NHƠN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH (CHƯA TỪNG ĐĂNG TRÊN YOUTUBE).

Chuyển ngữ từ trang 290 - 294 của sách Staying the Course của Erick Villard.

. . .

 "Mục tiêu lớn thứ ba của tướng Chu huy Mân vào đêm 29-30 tháng giêng 1968 là Qui Nhơn, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định và là một cảng quan trọng của quân đồng minh giữa Vịnh Cam Ranh và Đà Nẳng. Nằm trên một bán đảo có hình dạng đầu của một con vịt, tp và những tiện nghi bốc dỡ hàng nằm trong mỏ vịt và hướng ra biển đông. Mắt của vịt, là núi Bà Hỏa, nhô cao hơn 300 mét trên đồng bằng bằng phẳng chung quanh. Đường số 441 chạy từ đầu vịt, hướng về tây bắc tới những cánh đồng phì nhiêu của quận An Nhơn, và cuối cùng chấm dứt ở tp Bà Gai nơi QL-1 cắt QL-19. Một sân bay và các doanh trại về tiếp vận Mỹ đồn trú tại vùng của cuống họng của vịt và một số đồi nằm ở đáy của cổ vịt.


Kế hoạch phòng thủ chung của liên quân cho tp này, qua lần tập dượt ngày 1 tháng giêng, giao trách nhiệm bảo vệ tp cho tỉnh trưởng, trung tá Phan minh Thọ. Ông đã dùng các đv ĐPQ và NQ và cảnh sát bảo vệ tp. TL của BCH yểm trợ của lục quân Mỹ tại Qui Nhơn, chuẩn tướng George H. McBride, phần lớn dựa vào TĐ 93 quân cảnh Mỹ để bảo vệ các doanh trại Mỹ trong tp.

Vào sáng ngày 29 tháng 1, các nhân viên của Sở An ninh Quân đội, phụ trách phản gián điệp của quân đội Nam VN, đã bắt một thành viên cao cấp của đảng ủy thị xã Qui Nhơn và 10 đồng chí của y tại nhà nhà an toàn (safe house) ở ngoại ô tp. Trong số giấy tờ quan trọng bị tịch thu có 2 cuộn băng cát-sét thông báo việc giải phóng Qui Nhơn, Đà Nẳng và các tp khác ở bờ biển miền Trung. Các tù nhân này khai rằng các tp được nêu tên trong băng cát-sét này sẽ bị tấn công sau đó vào tối nay. 

Trung tá Thọ và tướng McBride đã phát đi lịnh báo động toàn thành phố. Tỉnh trưởng ra lịnh giới nghiêm và cấm đốt pháo. Lính Mỹ bị cấm ko được ra đường. Thọ còn ra lịnh các trạm kiểm soát và các tiền đồn canh giữ mọi con đường ra vào tp phải cảnh giác cao độ. 

Dù có các biện pháp an ninh cẩn mật này của liên quân Việt Mỹ, địch vẫn đạt một trong những mục tiêu quan trọng của họ. Vì lúc 04 g sáng ngày 30/1, khoảng 20 người của các đại đội D10 và D20 đặc công đã tấn công trụ sở của Sở An ninh Quân đội, nơi mà 11 thành viên của đảng ủy thị xã đang bị giam giữ. Họ đã giết hay bắt sống 12 lính Nam VN đang trực đêm chỉ trong vài phút. Cách đó một khu phố, một nhóm khoảng 50 đặc công đã tấn công vào đài phát thanh Qui nhơn, giết 9 lính canh và làm bị thương 30 người. Vì ko tìm được cuộn băng cát-sét thu sẵn để phát thanh, mà vào lúc này nằm trong tay của trung tá tỉnh trưởng Bình Định, các đặc công này đã chờ đợi (hunker down) các đơn vị khác kéo đến để cùng nhau hiệp đồng tấn công tp. 


Vị tỉnh trưởng ở cách đó vài khu phố về phía nam, trong lúc đang tổ chức một cuộc phản công để chiếm đài phát thanh thì hay tin các tàu tuần của hải quân Mỹ ở cảng Qui Nhơn đã chận đánh và làm chìm vài chiếc tam bản chứa đầy địch quân. Những người này sau đó được biết thuộc đại đội D30 đặc công. Nhiệm vụ của họ là đổ bộ lên bãi biển ở ngay phía nam của tòa hành chánh tỉnh và sau đó chiếm BCH của trung tá Thọ. 

Khoảng cùng thời gian đó, chỉ huy của TĐ 2 an ninh thiết lộ đã báo cáo hơn 100 quân của TĐ E2B quân địa phương đã chiếm nhà ga xe lửa và bãi chứa các đầu máy và toa xe lửa (railway yard), nằm ở phía tây của tp, chỉ cách đài phát thanh vài khu phố về phía bắc. Một số lính VC đã đi vào các khu phố lân cận, la hét kêu gọi dân chúng tổng nổi dậy, nhưng có vẻ ko ai hưởng ứng. 

Trung tá Thọ đã yêu cầu tướng Hiếu, TL sđ 22 bộ binh và tướng Quảng của LLĐB gửi viện quân càng nhanh càng tốt. Tướng Hiếu đã gửi đại đội trinh sát. Khi đại đội này bị chận bởi trung đoàn 18 của cs trên đường vào tp, tướng quân đã gửi một TĐ khác đi đường khác vào tp. Họ đã tới bãi chứa các đầu máy và toa xe lửa khoảng 8 g sáng. Tướng Quảng, do bận bảo vệ Nha Trang, nhưng đã hứa gửi 2 đại đội DSCĐ đến vào xế chiều. 

Khi đã làm chủ tình hình ở bãi chứa đầu máy và toa xe lửa trên đây, ông Thọ hướng mủi tấn công vào đài phát thanh. Chỉ huy lính ĐPQ, cảnh sát và lính trong BCH tiểu khu, ông đã ra lịnh bắn súng liên thanh và đại bác không giựt vào tòa nhà 2 từng bê-tông cốt sắt của đài phát thanh, và gây thiệt hại nặng (a hollowed-out wreck) cho tòa nhà này, xem hình. Những người thuộc đại đội D10 hay D20 đặc công đều chết hay bị bắt sống.

TĐ bộ binh của sđ 22 Nam VN, trong khi đó, đã săn lùng lính của TĐ E2B quân địa phương trong những sân đầy dầu mỡ (grease pit) và xưởng sửa chữa (machine shop) của bãi chứa đầu máy và toa xe lửa. Đối phương đã rút khỏi tp vào xế chiều khi 2 đại đội DSCĐ của tướng Quảng tham gia cuộc lục soát. Hai đại đội bộ binh và một đại đội cơ giới của của một sđ Đại Hàn, có tên là sđ Thủ Đô, tối hôm đó cũng tiến vào tp, đã tăng cường mạnh mẻ cho lực lượng của trung tá Thọ, nhưng địch quân đã ko trở lại Qui Nhơn.

Dù đối phương đã hủy phần lớn tài liệu quan trọng ở sở an ninh quân đội tiểu khu, do đó đã xóa sạch một số lượng lớn tin tức tình báo mà quân của chánh phủ (CP) đã thu lượm trong những tháng vừa qua, trận đánh là một thảm họa cho đối phương. Họ đã chết 161 người và bị bắt 45 người. Quân Nam VN có 35 chết và 76 bị thương, gần phân nửa tổn thất này tại đài phát thanh và sở an ninh quân đội chỉ trong 10 phút đầu tiên của trận đánh.

Nhờ những hành quân mà Mỹ phát động trong những tháng trước đó, sđ 3 csbv bị thiệt hại nặng. Để bảo toàn lực lượng trước khi tham gia tổng công kích Tết Mậu Thân, tướng Chu Huy Mân đã ra lịnh cho các trung đoàn đánh các quận lỵ An Nhơn và Phù Mỹ, vì gần núi, dể rút lui an toàn hơn là Qui Nhơn, và chỉ dùng một phần quân số khi tấn công. TL của Mặt Trận B1 này đã hy vọng rằng sđ 3 csbv sẽ cầm chân lữ đoàn 2 của sđ 1 không kỵ, và một phần của sđ 22 của tướng Hiếu trong những giờ quan trọng mở đầu của trận đánh, khiến cho cuộc tấn công vào Qui Nhơn nhiều cơ may hơn để thành công.

Trung đoàn 18 csbv, đv yếu nhứt của sđ, đã dùng một TĐ để chận đường giữa An Nhơn và Qui Nhơn vào sáng 30/1. Điều này đã khiến lực lượng ứng chiến của sư đoàn, đó là đại đội trinh sát của sđ 22 Nam VN, ko thể đến được tp này vào ngày đó. Thành công nhỏ này đã là một đóng góp ý nghĩa của trung đoàn 18 csbv trong trận đánh. Họ đã yếu thế khi ngày 6/2, TĐ 8 của họ khi đánh vào An Nhơn, đã bị 4 trung đội nghĩa quân đẩy lui, để lại 41 chết. 

Trung đoàn 2 quân giải phóng miền nam và trung đoàn 22 csbv, đều thuộc sđ 3 csbv đã hợp đồng tại khu vực giữa tỉnh để tấn công quận lỵ Phù Mỹ, 50 km bắc Qui Nhơn. Hai đv này đều đang sa sút. Trung đoàn 22 đã bị tiêu hao nhiều (decimate) trong trận đánh ở Tam Quan tháng 12 năm 1967, trong khi trung đoàn 2 vừa kể đã bị mất ít nhứt 1/4 quân số trong đánh nhau ở khu vực Cây Giệp-Núi Miếu vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1. Xui xẻo hơn cho họ, quân đồng minh đã phát hiện trung đoàn 2 vào ngày 23/1 khi họ tiến vào khu vực tập trung vài km đông của Qui Nhơn. Hai đại đội cơ giới của TĐ 1/50 Mỹ và lực lượng bán chính qui, ý nói ĐPQ và NQ, của Nam VN, đã giết 142 lính của TĐ 95 và 97 của trung đoàn này vào ngày đó.

Sau cuộc đụng độ, 2 đại đội cơ giới này và một đv cơ giới của chi đoàn 1, thiết đoàn 9 không kỵ, đã dựng trại ở Phù Mỹ, để chờ trung đoàn 2 xuất hiện. Họ đã gặp may mắn vào đêm 30-31 tháng 1, khi phát hiện trung đoàn 2 tiến về Phù Mỹ từ phía đông. Quân Mỹ đã tấn công và đẩy lui quân tấn công. Trong những đêm kế tiếp, trung đoàn 2 và 22 thay phiên tấn công Phù Mỹ, nhưng các đv cơ giới của sđ 1 không kỵ đã đẩy lui (rebuff). Bắc quân rút lui ngày 6/2, để lại 200 xác./."

. . .

San Jose ngày 4 tháng sau 2023.

Tài Trần