Sunday, November 22, 2020

CHƯƠNG 11 - ĐẶC CÔNG CSBV TẬP KÍCH CĂN CỨ HỎA LỰC AIRBORNE CỦA SƯ ĐOÀN 101 NHẢY DÙ MỸ   

- Dù các lãnh đạo Mỹ đã bỏ rơi VNCH nhưng chúng ta cũng ko quên các người lính Mỹ đã hy sinh cho đất nước này.

Lời nói đầu: Trong đầu năm 1969, các đơn vị thuộc sđ 1 Không Kỵ (Air Cav) sđ 101 Dù Mỹ, trong đó có TĐ 3/187, đã hành quân trong vùng thung lũng A Shau ở bắc tỉnh Thừa Thiên, nhằm phá tan các căn cứ hậu cần của csbv nằm sát biên giới Lào-Việt. Bên kia biên giới cũng là những căn cứ hậu cần rất lớn và rất an toàn của CSBV vì quân Đồng minh ko thể vượt biên giới để tấn công. Thung lũng này có tỉnh lộ 548 có từ thời Pháp, chạy theo hướng bắc-nam và sau này là một nhánh của đường mòn HCM; từ thung lũng cũng có tỉnh lộ 547 chạy đến Huế (hai TL này thời chiến tranh bị bỏ hoang); thung lũng cũng là nơi xuất phát người và vũ khí để tấn công Huế năm Mậu Thân 1968. Các đơn vị Mỹ đã đụng độ ác liệt với quân csbv tại một ngọn núi cao có tên là Động Ngải và trước đó quân Mỹ đã lập căn cứ hỏa lực (CCHL) Airborne, xem bản đồ, để yểm trợ cho TĐ 3/187. Từ đó trở đi các TL Mỹ đã nhận định rằng, ko như các nơi khác, quân csbv thường né tránh đụng độ với lính Mỹ vì sợ phi pháo, ở đây Bắc quân đã bất chấp phi pháo, CHẤP NHẬN GIAO CHIẾN với Mỹ, nên thiệt hại của hai bên đều cao mà đỉnh điểm là trận đánh tại Động Ấp Bia - ác liệt đến độ sau này mang tên là Đồi Thịt Bầm (hamburger Hill) và còn được quay thành phim! Do thương vong cao, trận đánh ở nơi hẻo lánh này đã tác động đến dư luận và quốc hội Mỹ, đã khiến các TL Mỹ tại VN đã thay đổi cách đánh bằng cách hạn chế dùng bộ binh, nhằm giảm thương vong cho lính Mỹ.

Sau đây là phần chuyển ngữ.

========

                      

...

"Trong khi quân sĩ của trung tá* Honeycutt tiểu đoàn trưởng của TĐ 3/187 trải qua một đêm ngủ ko ngon (uneasy), quân csbv tại phía bắc của trại LLĐB A Shau đang chuẩn bị để đi tấn công. Tuy nhiên, mục tiêu của họ, ko phải là những vị trí phòng thủ đêm, viết tắt là NDP (night defensive position) của TĐ này, nằm rải rác dưới Động Ấp Bia (dân Quảng Trị hay Thừa Thiên gọi núi là động, do đó có thể gọi là Núi Ấp Bia - người dịch), nhưng lại là CCHL Airborne, một trong năm căn cứ pháo binh yểm trợ cho TĐ 3/187 Mỹ.

*Honeycutt chỉ là Trung tá (Lieutenant Colonel hay LTC), nhưng tác giả ghi là Đại tá (Colonel hay Col).

 Chỉ trong vài giờ nữa sẽ xảy ra một trong những tấn công bằng đặc công, đẫm máu nhứt, và đối với người Mỹ cũng là THÊ THẢM NHỨT, trong lịch sử chiến tranh VN. Cuộc tấn công này sẽ xác nhận sự nghi ngờ mà nhiều sq cao cấp của sđ này đã nghĩ rằng (entertain) rằng quân csbv giờ đây là có ý định chiến đấu, và chiến đấu dữ dội, để giữ phía bắc A Shau (vì khu vực Động Ấp Bia ở phía bắc của trại LLĐB A Shau -- người dịch), xem bản đồ.

Tuy nhiên, để hiểu những biến cố sắp tới tại Airborne, chúng ta cần trở lui 20 ngày trước. Trong những giờ đầu của sáng 22/4/1969, một máy bay quan sát, trong một phi vụ thám thính thường lệ trên phía bắc A Shau, đã thấy vài lều ở cao độ 2.000 m bên dưới của đỉnh của Động Ngải. Đây ko phải là khám phá đặc biệt (exceptional), vì nó đã ở trong một khu vực mà lính của sđ 101 dù Mỹ gọi là "khu vực nhà kho", một khu vực rộng 10 km2 của rừng núi ở phía đông của trại A Shau, nơi xuất phát một phần tiếp tế và đạn dược cho địch trong tỉnh Thừa Thiên.

Một lục soát kỹ lưỡng (thorough) khu vực này sẽ có thể tìm thấy hàng chục các túp lều bằng tre và nứa (bamboo and thatch) như vậy, đó có thể là một phần của một căn cứ địch đang hoạt động hay bỏ hoang lâu rồi.  

Dù sao đi nữa (either way), những túp lều này là những mục tiêu cho phép tấn công, và vài phút sau đó, các oanh tạc cơ đã bắt đầu ném các quả bom 250 và 500 cân Anh xuống khu vực chung quanh những lều này.  Đợt oanh kích đầu tiên của máy bay chỉ tạo những lổ hổng trong rừng rậm, nhưng từ đợt oanh kích thứ hai và ba, một loạt tiếng nổ PHỤ đã làm rung chuyển khu vực này giống như núi lửa đang phun. Những quả cầu lửa đã phun lên từ ngọn cây, và những tia chớp màu đỏ do bom nổ đã tạo nên những đợt sóng khắp khu vực núi rừng này. 

Lính csbv đang cố thủ trong những núi non bao quanh các lều này, và dù họ có thể dễ dàng bắn vào các máy bay này, họ ko làm như vậy. Họ đã quyết định chờ tình hình thuận lợi khi quân Mỹ tiến vào. 

Ngày kế, B-52 đã tấn công mạnh hơn, với hàng trăm tấn bom loại 1000 cân anh. Lần nửa, những tiếng nổ phụ lớn lao, là bằng chứng thuyết phục đối với tình báo Mỹ rằng địch đã dùng phần lớn khu vực tây nam của Động Ngải để chứa vũ khí đạn dược. 

Để khai thác mục tiêu và xem kho đạn lớn cở nào, một trung đội xung kích đường không (aerial rifle platoon) của TĐ 2/17 thuộc sđ 1 không kỵ Mỹ được đưa vào. Cả trung đội đi trên một CH-47 Chinook. Trong khi chiếc trực thăng khổng lồ đang đung đưa trên một hố bom, để cho bs xuống bằng thang dây qua một lổ nhỏ của rừng cây dầy đặc, tàu bay bị bắn trúng bởi hỏa lực dữ dội từ dưới đất khiến nó rơi xuống những ngọn cây cao 30m. Bảy người chết tại chỗ và hai bị thương nặng. Những kẻ sống sót, bị sốc dữ dội, chỉ đủ thời gian để lập một chu vi phòng thủ trước một lực lượng địch cở tr.đội từ núi tràn xuống và cố gắng tràn ngập. Lính Mỹ đã giết hay làm bị thương khoảng 1/2 của lực lượng địch, nhưng mất thêm 5 người và khẩn cấp gọi cứu viện.

Hai trung đội khác của TĐ 2/17 không kỵ đc trực thăng vận tới đó để phản công, nhưng họ tưởng như đã lạc vào cơn bão lửa (fire storm). Họ cố gắng đáp xuống đất nhưng rớt thêm hai chiếc và bị thương 10 người. Viện quân này có thể mở rộng chu vi, nhưng chẳng bao lâu bị tấn công dữ dội bởi những nhóm nhỏ quân CSBV. 

Sợ rằng TĐ 2/17 không kỵ có nguy cơ bị tràn ngập, tướng Zais, TL sđ 101 Dù Mỹ, gọi TT Honeycutt đến trại Eagle ở gần Phú Bài Huế. Trong cuộc gặp vội vả, tướng Zais nói với Honeycutt rằng tình hình tại Động Ngải nghiêm trọng và TĐ 2/17 không kỵ bị thiệt hại nặng nên cần được thay quân (relieve) lập tức. Sau khi thay thế 2/17 không kỵ, Honeycutt được lịnh phải tấn công Động Ngải và dọn sạch những hầm hố và giao thông hào trên núi này. 

Dù cho bị rơi hai trực thăng quan sát và một trực thăng Cobra vì hỏa lực địch, tđ 2/17 không kỵ đã cố thủ trong đêm đó. Vào sáng sớm NGÀY 25 THÁNG 4, Honeycutt đã đưa đ.đ. Bravo tới CCHL Blaze, nơi họ nhanh chóng chuẩn bị mở cuộc tấn công lên núi này, ám chỉ Động Ngải. (QĐ Mỹ dùng các chữ Alpha, Bravo, Charlie, và Delta để thay thế chữ A, B, C, và D trong danh xưng các đại đội để tránh nhầm lẩn -- người dịch). 

CCHL Blaze, đ.u. Robinson, chỉ huy đ.đ. Bravo, sẽ được thay thế trong vài ngày tới bởi đ.u. Littnan, tập hợp các trung đội trưởng và thuyết trình về tình hình Động Ngải. Các trung úy (lieutenant)  Boccia, Eward, Dickey, và Denholm đứng im lặng khi đ.u. nói. "2/17 Thiết kỵ đã bị thiệt hại," ông nói vắn tắt. "Kể từ sáng hôm qua, họ mất hơn 40 người, và nếu chúng ta ko tới đó để giúp họ, họ sẽ bị quét sạch (wiped out). Rất xấu ở đó, và tôi lập lại rất xấu!"

Con số thương vong này đã gây kinh ngạc các sq hiện diện, dù họ đã nghe tin này rồi. Trong khi 4 trung úy chuẩn bị người cho phản công, đ.u. Robinson nhận lịnh mới từ TĐ trưởng Honeycutt về thay đổi kế hoạch. Chỉ trong GIỜ QUA, TĐ 2/17 không kỵ này đã mất thêm 40 NGƯỜI khi đẩy lui một tấn công dữ dội (savage) của bộ binh địch. Chu vi phòng thủ của họ bị chọc thủng (beleaguered) đến nỗi Honeycutt nghĩ rằng sẽ ko an toàn nếu đưa quân đến phản công. Ông đã quyết định thả đ.đ. Bravo và Delta xuống đỉnh của Động Ngải và từ đó đánh xuống hướng về phía TĐ 2/17, tạo gọng kềm để từ từ siết chặc địch. 

Không quân (KQ) đã dọn một BÃI ĐÁP (LZ) khoảng 200 MÉT TỪ ĐỈNH của Động Ngải, và ông nói đ.u. Robinson sẽ dùng nó cho cuộc tấn công đầu tiên. Một khi toàn đ.đ. Bravo đã xuống và chiếm đỉnh núi, đ.đ. Delta sẽ trực thăng vận (to CA) vào.

Kế hoạch có vẻ tốt đẹp trên giấy, nhưng khi tr.úy Boccia nghe rằng trung đội của y sẽ vào trước, ông phải cố gắng để tránh hoảng loạn (had to fight off a feeling of panic). Nếu bắc quân có phòng không ở những dốc núi (slope) thấp của Động Ngải, chúng cũng sẽ có phòng không ở gần đỉnh, và Boccia hình như chắc chắn rằng đ.đ. Bravo sẽ được thả xuống một bãi đáp (LZ) NÓNG. 

Bỏ qua điềm báo trước, Boccia nhanh chóng đưa lính lên sáu trực thăng, và lúc 1530 họ cất cánh đi về bắc của A Shau, tiếp sau đó là những chiếc chỡ phần còn lại của đ.đ. Bravo. Boccia đi trong chiếc đầu, cùng với các chuyên viên bậc 4 như Helms, Logan, Hyde, Walton, và Onge. Trực thăng phải bay gần 10 phút trong khoảng cách 13 km từ CCHL Blaze tới Động Ngải. Khi họ tới, toàn đội hình đã bay chậm (hover) trên thung lũng trong khi hai oanh tạc cơ ném các bom 500 cân Anh xuống khu vực chung quanh bãi đáp.

Lúc 1600, sau khi dọn bãi lần cuối (final prep) bởi trực thăng võ trang, chiếc trực thăng dẫn đầu bay vào bãi đáp. Điềm báo trước của Boccia đã đúng. Khi trực thăng còn cách bãi đáp khoảng 1.000 m, xạ thủ ở phía trái, binh nhứt (Pfc) Fleagane, đã phát hiện những họng súng (muzzle) khạc đạn từ những cây ở bên phải của bãi đáp. Y đếm từ 5 đến 6 họng súng, nhưng khi trực thăng chỉ còn 500 m, số này gấp đôi. Khi trực thăng còn 250 m, phi công phụ nói vào máy bộ đàm, "Nổ súng ngay lập tức!"

Fleagane ko cần ai ra lịnh. Trước khi đ.u. này nói hết câu, viên binh nhứt trẻ tuổi đã bóp cò khẩu M-60 và ria đạn vào hàng cây bên dưới. Trưởng phi cơ cũng nổ khẩu M-60. 

Fleagane lúc đầu giữ cò súng trong 30 giây, sau đó giữ trong 20 giây. Nhưng y thấy ko đủ. Mọi nơi trên bãi đáp đều có thêm nhiều họng súng của địch đang nhả đạn. Y tiếp tục bắn vào sườn núi. 

Khi trực thăng chỉ còn cách bãi đáp khoảng 100 m, y bắt đầu thấy những hầm trú ẩn và hố chiến đấu cá nhân (spider hole) ở khắp nơi trên sườn núi và y cũng thấy vài thang tre mà những tên bắn sẻ dùng để leo lên ngọn cây. Y bắn vài loạt vào những ngọn cây này nơi mà y nghĩ có lính bắn sẻ, nhưng quá nhiều mục tiêu cho khẩu súng của y.

Ở khoảng cách 60 m, trực thăng bị trúng một loạt đạn. Fleagane và trưởng phi cơ tiếp tục bắn, ria đạn chung quanh bãi đáp, trong khi thiếu tá Daugherty trưởng phi cơ cho máy bay đáp xuống.  

Bãi đáp chật chội và đầy những mảnh vụn của cây, và Daugherty chỉ còn khoảng một mét là cánh quạt đụng cây hai bên. Với đạn tiếp tục bắn vào máy bay, Daugherty cho máy bay chòng chềnh cách mặt đất khoảng 3m. Nhanh như chớp, Logan, Onge, Helms, Hyde, và Walton nhảy ra khỏi máy bay và chạy nhanh vào rừng chung quanh. Khi tới phiên trung úy Boccia, túi đeo mặt nạ hơi cay của ông bị vướn vào một móc trên sàn máy bay và ông ko thể cử động. Với máy bay đang trúng đạn, đ.u. Watson nhìn quanh và hét lớn với Fleagane, "Đẩy ông ta ra."

Ngay khi Fleagane bắt đầu đẩy Boccia, máy bay đột nhiên bay lệch khoảng một thước khỏi đường đỉnh của núi khiến Boccia rơi vào khoảng không thay vì rớt xuống đất. Trung úy Boccia rơi vào một khúc gỗ, rồi lăn thêm (tumble) gần 5 mét xuống hố trước khi ngừng lại. 

Ở bên trên, thiếu tá Daugherty cho máy bay bốc lên cao, và Fleagane nhào tới khẩu M-60. Ở bên trái của y, ko xa hơn 20 m, y thấy hai lính BV núp sau một khúc gỗ. Y quay súng về họ và bắt đầu bóp cò nhưng một quả B-40 trúng ngay dưới ghế ngồi của phi công. Fleagane nghe một tiếng nổ ở sàn máy bay giống như một cây búa khổng lồ vừa đập vào. Y nhìn vào phòng lái thấy tiếng nổ đã thổi bay cánh tay trái của đ.u. Watson và phòng lái tung tóe máu.

Trực thăng đã rớt như viên đá, cánh quạt chặt cây trước khi sút ra và rớt (careen) xuống rừng. Máy bay đã đụng đất với một lực mạnh đến nỗi càng của nó kẹt cứng vào mặt đất và bộ phận truyền động của máy bay phá nát tay trái của Fleagane.

Người xạ thủ này, choáng váng, ngồi trên sàn trực thăng một lúc, và đã thấy điều gì đó sẽ ám ảnh y suốt đời. Dù chảy máu nhiều (profusely), đ.u. Watson rút một dao rựa từ dưới ghế, rời ghế và lao lên núi tới vị trí của địch. Ông chạy chưa được 15 m và chỉ cách Onge chưa tới một m, đang đứng núp một cây, thì một quả B-40 trúng vào ngực của đ.u. Tiếng nổ đã tung xác ông và Onge thành từng mảnh rơi lả chả xuống đất. 

Fleagane bò qua cửa bên kia của trực thăng và bắt đầu kéo Daugherty khỏi ghế. Một tên bắn sẻ nổ súng và trúng đầu gối của thiếu tá Daugherty. Fleagane đã đưa thiếu tá đến sau một khúc gỗ, nhưng một giây sau, tên bắn sẽ này đã bắn trúng lưng thiếu tá. 

May mắn cho thiếu tá và Fleagane vì Boccia và đồng đội đã lập một chu vi chung quanh chiếc trực thăng rơi, và giúp đưa 2 người tới một hố bom. Trong khi đồng đội nằm sát đất để tránh hỏa lực địch từ các vị trí trên cao, Boccia gọi trực thăng Cobra. Trong khi Cobra bắn vào khu vực đó, Boccia gọi trực thăng cứu thương vào để bốc Fleagane và thiếu tá Daugherty. 

Vài phút sau đó, TĐ trưởng Honeycutt bay bên trên và điều khiển một đợt gồm 7 chiếc chuẩn bị đáp xuống phía tây của núi. Ông đối diện một khó khăn. Nếu ông ko tăng viện cho vị trí của Boccia, họ sẽ bị tràn ngập. Nhưng gửi thêm viện quân vào một bãi đáp nóng như vầy sẽ có thêm thương vong. Ông đã quyết định tăng viện. Mặc dù bị bắn dữ dội, chiếc đầu tiên thả xuống sáu người và bay đi. Tuy nhiên phi công của chiếc thứ hai đã hoảng loạn khi máy bay bắt đầu trúng đạn và máy bay rơi xuống một cái cây. Máy bay nghiêng qua một bên và rớt xuống rừng bên trái của bãi đáp. Chiếc thứ ba thả xuống thêm sáu người, nhưng phi công của chiếc thứ tư, có lẽ mất tinh thần (unnerved) do hỏa lực dầy đặc của địch bắn vào máy bay, đã bay thụt lui khiến cánh quạt đuôi đụng cây và rớt xuống rừng ở bên phải của bãi đáp. Chiếc thứ năm, dù ko trúng đạn, nhưng mất sức quay (torque) trong khi lơ lửng trên cây để thả lính và rớt ngay xuống bãi đáp, khiến bãi đáp ko thể dùng được nữa. 

Boccia buộc lòng phải hủy bỏ mọi tăng viện. Với buổi tối sắp đến, y ra lịnh tháo các đại liên trên bốn máy bay rơi và lập một chu vi với 7 người bị thương nằm ở giữa. Sau đó một chút, một trung đội địch quân bắt đầu thăm dò chu vi phòng thủ. Quân của ông đẩy lui nhưng chúng tiếp tục thăm dò suốt đêm. 

Vào buổi sáng hôm sau, TĐ trưởng Honeycutt đã nhanh chóng trực thăng vận phần còn lại của đ.đ. Bravo và hai tr.đ. của đ.đ. Alpha vào bãi đáp DƯỚI. Sau khi lập chu vi phòng thủ và giúp TĐ 2/7 thiết kỵ tải thương và mang đi người chết, cả hai đ.đ. bắt đầu gửi những toán tuần tiểu cấp tiểu đội đi ngược lên núi để thăm dò vị trí địch. 

Với bãi đáp dưới đã an ninh , TĐ trưởng gọi oanh tạc cơ và trực thăng võ trang tấn công vị trí địch ở phía trên chu vi của Boccia. Kế đó, sau khi chờ các phi công của chiếc máy bay rơi sửa chữa và dọn sạch bãi đáp, ông ra lịnh cho đ.u. Sanders trực thăng vận đ.đ. Delta vào tăng viện cho Boccia. Năm chiếc đầu tiên chỡ đ.đ. Delta đã thả lính xuống an toàn nhưng hai chiếc kế bị bắn rơi, và bãi đáp lần nữa ko xử dụng. 

Lúc 1540, TĐ trưởng đích thân đáp xuống bãi đáp DƯỚI và chỉ huy trực tiếp. Ông vừa lập xong bch TĐ thì cả vị trí bị pháo dữ dội bằng cối. Pháo cối kéo dài hơn một giờ. Một đ.đ. địch trang bị AK47 tấn công chu vi từ hai hướng khác nhau. Các xạ thủ M-79 và súng không giựt phản công bằng đạn chống biển người (flechette) và bẻ gẫy đợt tấn công. 30 phút sau đó, địch tập hợp tấn công lần nữa. Có một lúc, địch đã chọc thủng phía bắc chu vi và hình như bắt đầu tràn ngập, nhưng TĐ trưởng đã gọi máy bay dùng bom napalm thả xuống cách vị trí quân Mỹ chưa tới 50 m. Một quả bom đã đốt cháy một tiểu đội địch khi họ chuẩn bị tấn công. Lúc gần tối, địch bắt đầu rút lui về phía núi cao, để lại 10 xác chết. 

VÀO BUỔI SÁNG NGÀY 26/4, ĐT Honeycutt ra lịnh cho TĐ 3/187 tấn công. Đ.u. Harkins, chỉ huy đ.đ. Alpha, ngay từ sáng sớm sẽ dùng trực thăng xuống bãi đáp TRÊN và chỉ huy đám tàn quân ô hợp (hodgepodge) ở đó. Ngay khi tới nơi, ông họp với các sq của ông, "Tôi ko thể nhớ đã thấy được một hổn độn như vầy, " Harkins nói vừa chỉ tay vào bãi đáp với những trực thăng nằm rải rác. "Nó giống như một phim Keystone Kops tồi."

Harkins liền nhanh chóng tổ chức họ thành các trung đội và lập tức mở cuộc tấn công. Sau khi kiểm soát các vị trí cao chung quanh bãi đáp, ông mở rộng chu vi, rồi ra lịnh cho trung úy Boccia và trung đội 3 của trung úy Bresnahan, bắt đầu tấn công xuống núi. 

Với bãi đáp trên đã an ninh, TĐ trưởng Honeycutt ra lịnh mỗi đ.đ. Bravo, Alpha và Delta, cử một tr.đội từ bãi đáp dưới tấn công ngược lên núi. Trước đó Honeycutt đã cho ném bom ồ ạt, với nhiều tiếng nổ phụ, do đạn pháo của địch bị nổ. Sau khi oanh kích, trung đội của đ.đ. Delta đã chiếm một kho vũ khí địch chỉ cách bãi đáp DƯỚI chưa tới 200 m. Trong đó có hơn 10.000 LỰU ĐẠN TRUNG CỘNG và 20.000 ĐẠN SÚNG NHỎ. 

Gần đó, trung đội 4 của đ.đ. Bravo, chỉ huy bởi trung úy Denholm, đã chiếm một kho vũ khí cũng lớn như vậy. Tuy nhiên, sau đó một chút họ đã ngừng tiến quân lên núi vì bị chặn bởi một trung đội tăng cường của CSBV núp trong khoảng 15 công sự. Denholm gọi máy bay nhưng bom ko hiệu quả mấy. Sau khi dọn đường kỹ lưởng bởi pháo binh, Delholm và đồng đội đã tấn công phòng tuyến này. Dùng súng không giựt 90 ly, họ đã phá hủy phần lớn các công sự trong chưa tới một giờ và giết 15 địch quân.

Ở phía đông, cùng tiến song song với họ, tr.đội 2 của đ.đ. Alpha, chỉ huy bởi trung úy Bennitt, cũng chiếm 10 công sự địch, giết 7 tên và khám phá một kho lớn súng đạn địch. 

Ba trung đội này nghỉ qua đêm ở khoảng 200 m từ bãi đáp trên. Vào sáng sớm ngày 28, sau một giờ oanh kích dọn bãi, họ lần nữa tấn công ngược lên núi. Cùng lúc, một trung đội thuộc đ.đ. Alpha và Bravo bắt đầu tấn công xuống núi. Khoảng 30 tới 40 lính CSBV bị kẹt giữa hai lực lượng này và bị giết. Hai lực lượng này đã bắt tay sau đó vào buổi chiều, và khu vực từ 200 đến 300 m chung quanh bãi đáp trên đã an ninh. 

Khi việc này hoàn tất, TĐ trưởng Honeycutt ra lịnh cho công binh bắt đầu xây dựng CCHL Airborne gần địa điểm của bãi đáp trên. CCHL này cần để yểm trợ cho việc dọn sạch (mop-up) địch quân cuối cùng ở Động Ngải. Các công binh  đã làm suốt đêm 28 để dọn sạch rừng trên núi và chiều ngày 29 - dù vị trí vẫn chưa xong - ba khẩu đại bác đã đưa đến. 

Với đ.đ. Alpha bảo vệ CCHL này, hai đ.đ. Bravo và Delta bắt đầu hành quân để dẹp sạch đến người lính địch cuối cùng trên núi này, ý nói Động Ngải. Không có đ.đ. nào chạm súng đáng kể với địch. Nhưng vào chiều ngày 30, sau một chạm súng ác liệt với một trung đội địch trong công sự, khi chúng tháo chạy (rout), đ.đ. đã khám phá một kho chứa hơn HAI CHỤC TẤN GẠO và HÀNG TRĂM hỏa tiển 122 ly và đạn B-40. 

Bốn ngày kế đó, đ.đ. Delta tiếp tục khám phá những kho nhỏ hơn trong khi đụng độ với những nhóm nhỏ lính bắn sẻ CSBV. VÀO SÁNG 4/5, khi đ.đ. này lục soát phía đông bắc hướng về đỉnh của Đông Ngải, họ đã đụng đầu với một đ.đ. địch có vũ khí nặng trong các công sự. 

Lính của Sanders đã chiếm một số công sự bằng súng không giựt, nhưng  ba lần xung phong đều bị đẩy lui. Sau lần xung phong thứ ba bị thất bại, Sanders đã gọi súng cối, trực thăng võ trang hay gunship, và cuối cùng, máy bay ném bom các công sự này. Cối và gunship tác dụng ít với công sự đào sâu nhưng oanh kích có kết quả. Dùng kỹ thuật ném bom chính xác (pinpoint bombing), máy bay đã đốt cháy các công sự này với gần 30 quả napalm và biến nó thành quả cầu lửa. 

Ngay khi oanh kích chấm dứt, lính cuả đ.đ. Delta tấn công lên núi và lục soát các vị trí CS. Họ ko gặp hỏa lực địch nhưng chỉ gặp mùi nôn mửa của thịt cháy. Trong các hầm hố và giao thông hào, họ khám phá xác 15 địch quân, nhiều tên vẫn còn cháy. Đ.đ. di chuyển nhanh để đuổi theo phần còn lại của đ.đ. này, nhưng hầu hết họ trốn thoát, mang theo họ với các người chết cột vào cây sào tre. Trận đánh này là trận cuối cùng mà quân CSBV cố thủ ở Động Ngải. Sau đó, phần lớn những đv địch trong khu vực đã bỏ vị trí và di chuyển xa hơn về phía tây bắc để đến các nơi đóng quân mới (bivouac). 

TĐ 3/187 của ĐT Honeycutt chỉ CHẾT NĂM NGƯỜI và 54 bị thương trong cuộc chiến 15 ngày tại núi này; nhưng thiệt hại của quân CSBV thì nặng hơn nhiều. Họ ko những chỉ CHẾT HƠN 100 và mất hàng trăm tấn tiếp liệu, họ còn mất sạch một trong những căn cứ tiếp liệu lớn tại A Shau. Tuy nhiên, ngay cả lực lượng họ rút khỏi núi này, các cán bộ của trung đoàn 6 csbv đã sẵn sàng kế hoạch phục thù. 

Các người lính của tiểu đoàn 3/187 này của sđ 101 Dù sau đó sẽ được trao tặng Biểu Chương Đơn Vị Dũng Cảm vì hoạt động của họ tại Động Ngải, nhưng lúc này họ ko có thì giờ để hả hê (gloat) trên chiến thắng. NGÀY 8 THÁNG 5, ko có một chút nghỉ ngơi, cả TĐ được trực thăng chỡ về Trại Evans, căn cứ của Lữ đoàn 3, để họ có thể sẵn sàng cho hành quân (HQ) Apache Snow hai ngày sau đó. Họ được thay thế ở CCHL Airborne bởi đ.đ. Alpha của tđ 2/501, cũng thuộc sđ 101 dù, của đ.u. Johnson. Ba đại đội khác của tđ 2/501 này, cũng được chỉ định tham dự HQ Apache Snow, cũng được chỡ về Trại Evans và từ đó tới CCHL Blaze.  

Honeycutt có mặt tại CCHL Airborne khi đ.đ. Alpha của 2/501 tới nhận căn cứ, và ông ko thích những gì ông thấy. Lính tráng hình như quá ngưỡng mộ ông, và sau khi nói chuyện với vài người, ông đã biết tại sao. Họ đã có cảm tưởng rằng trận chiến ở Động Ngải đã xong, núi này đã an toàn, và họ ở đó để nghỉ ngơi và canh gác một CCHL.

Trước khi rời CCHL này, ĐT đã nói với hai trung úy trẻ và khuyên họ , "Nên đào công sự kỹ lưỡng, căng nhiều mìn hơn, đi tuần nhiều hơn, và nên bắt đầu tích cực phòng thủ nơi này. Chúng tôi chỉ mới đá đít bọn khốn kiếp ra khỏi đây, và chúng sẽ trở lại để trả thù. "

Honeycutt ko biết các sq này có nghe lời ông ko, nhưng ông ko có thời gian để quan tâm điều đó. Lúc này, ông quan tâm về HQ Apache Snow. 

Vị trí của đ.đ. Alpha của TĐ 2/510 ko được lý tưởng lắm. Các công binh đã xây dựng CCHL này trên đầu phía bắc của một ngọn núi song song với thung lũng. Vị trí chánh dài 200 mét và rộng 25 mét, với một pháo đội đại bác 105 ở giữa và hai pháo đội ở hai đầu của CCHL. Ở một đồi (knoll) nhỏ gần đó, khoảng 50 mét cao hơn căn cứ, họ đã dọn quang và cho một trung đội cối 81 với 2 khẩu trấn giữ. Căn cứ chánh nối với ngọn đồi bằng một yên ngựa và cả hai đều bao quanh bởi các hố cá nhân và một vòng dây thép gai. 

Ở vùng đồng bằng một vị trí như vậy sẽ dễ dàng phòng thủ nhưng ở trung tâm một núi đầy rừng rậm như Động Ngải, nó đầy (be fraught) nguy hiểm. Trong khi phía tây và tây bắc của vị trí, sườn núi dốc đứng và có thể dễ dàng phòng thủ, nhưng mặt đông bắc và nam có dốc núi thoai thoải (gradual) và cung cấp cho kẻ tấn công một đường tiến sát dễ dàng tới trung tâm của CCHL. Nguy hiểm hơn nữa, một khu rừng dầy đặc ở cách hàng rào khoảng một mét. Trong khi các lính công binh có thể dọn sạch rừng rậm chung quanh khu vực sát căn cứ, nhưng họ chỉ có thời giờ dọn sạch khoảng một mét rừng kể từ hàng rào. Ngay khi đ.đ. Alpha chiếm giữ vị trí này, họ lập tức cố gắng cải thiện nó. Để củng cố chu vi, họ đào một số hố cá nhân, và những hố mới và hố có sẵn đều có nắp che. Để cung cấp tốt xạ trường, rừng được chặt sạch khoảng 5 mét, và hai hàng kẻm gai, kèm theo lựu đạn chiếu sáng được lập thêm.

Để bảo vệ gần 450 mét của chu vi, đ.u. Johnson chỉ định mỗi trung đội trách nhiệm một khu vực. Ở phía bắc và đông bắc, ông giao cho tr.đội 2 của thiếu úy Pitt; ở phía tây và tây bắc, là tr.đội của thiếu úy Cushing; và ở phía nam, tr.đội 3 của thiếu úy Sanders. Ông cũng có trách nhiệm bảo vệ cho 2 khẩu cối trên đồi nhỏ. 

Nếu người Mỹ biết được khuyết điểm của hệ thống phòng thủ của CCHL Airborne thì các cấp chỉ huy của trung đoàn 6 csbv đang đóng trong hang sâu ở núi Đồi Thông, cách đó 2.5 km cũng biết. Một năm trước đó, trong công kích Tết 1968, tr.đoàn 6 là một trong những đv đã chiếm cố đô Huế, rồi hơn một tháng chiến đấu dữ dội chống lại lực lượng TQLC Mỹ và VNCH cố gắng tái chiếm TP này. Trong trận đánh này, họ chịu tổn thất gần 50/100 và cuối cùng buộc phải rút lui trở về rừng núi. Tuy nhiên, trong năm qua, họ đã bổ sung quân số (rebuilt their depleted ranks) từ nguồn thay thế vững chắc từ đường mòn HCM gần đó và nay sẵn sàng trở lại để tấn công.

Nhờ tù binh CSBV bị bắt sau đó khai báo, quân Mỹ biết rằng khoảng 8 hay 9 THÁNG NĂM ban tham mưu của trung đoàn (tr.đ.) 6 đã lên kế hoạch (draw up) để tràn ngập toàn bộ CCHL Airborne và giết mọi người trong đó. Kế hoạch rất chi tiết và ghi rõ những nhiệm vụ riêng biệt cho từng đv tham chiến. Mủi nhọn (spearhead) của tấn công này là 46 người của TĐ đặc công K12, một đv đã từng chiến đấu ở Huế, và bộ binh thuộc đ.đ. 3 và 4 của TĐ 806. Hỗ trợ cho tấn công là một pháo đội cối 82 ly.

Hướng dẫn bởi một đv trinh sát, lực lượng tấn công rời nơi đóng quân tại Núi Đồi Thông khoảng 17:00 ngày 12 THÁNG NĂM và khi tối xuống, vị trí tấn công của họ chỉ cách hàng rào của CCHL chưa tới 30 MÉT. Dự trù tấn công lúc 01:00 sáng, nhưng do trở ngại về tiếp vận nên hoản lại 2 giờ 30 phút.

Lúc 02:00 sáng các đặc công rời vị trí và bắt đầu bò chậm về hàng rào. Phần lớn họ ko mặc gì trừ quần cụt, nhưng một số thì trần truồng. Họ đều có đôi mắt sắc như thép lạnh và thành thạo công việc. Họ tiến gần tới vị trí chánh của CCHL từ hướng bắc và đông bắc và ở khu đồi nhỏ thì từ hướng bắc, đông và tây bắc. (Xin nhắc lại: căn cứ hỏa lực có căn cứ chánh trên một ngọn núi và căn cứ phụ trên một ngọn đồi tuy nhỏ nhưng cao hơn căn cứ chánh. Căn cứ chánh và phụ nối nhau qua một yên ngựa). 

Một số đặc công đi đầu có nhiệm vụ mở rào, và theo sau họ là các đặc công khác mang các túi chất nổ (satchel charge) và AK-47 và cuối cùng là bộ binh mang AK và B-40, B-41.

Những đặc công mở rào là những người khỏe mạnh (well-built), có sức lực (husky), được chọn lựa đặc biệt cho công tác này do lanh lẹ (agility) - và di chuyển như mèo. Mỗi tên ko mang gì hết ngoài một kéo cắt kẽm gai và vài que tre rất nhỏ (thin strand of bamboo). Mỗi tên đặc công bò tới gần hàng rào kẽm gai, bằng cách trườn tới trước (slither forward) ko một tiếng động như con rắn, mắt và tai theo sát cử động hay âm thanh nhỏ nhứt. Với thân thể uốn lượn, y chuyển động qua một số kẽm gai hay bên dưới các kẽm gai, luôn luôn cảm nhận trước mọi lựu đạn hay mìn chiếu sáng. Khi y tìm thấy một mìn chiếu sáng, y lấy một que tre nhỏ từ miệng và cột lại cái chốt (striker). Khi mỗi tên đã vô hiệu hóa tất cả mìn chiếu sáng trong khu vực của y, y lại trở ra, cắt kẽm gai để tạo lối đi xuyên qua ba lớp hàng rào. Vào lúc 03:00 sáng - các đặc công đã mở những cửa (gap) trong sáu khu vực của căn cứ này - mà ko bị lính Mỹ phát hiện. (Nói thêm: Khoảng năm 1969-70, tôi đã xem đặc công VC biểu diển tại một doanh trại VNCH với nhiều lớp kẽm gai bao bọc, có cỏ cao chừng vài tấc. Anh đặc công hồi chánh viên, đứng ngoài các lớp hàng rào cho chúng tôi thấy rồi bắt đầu bò. Từ đó chúng tôi ko thấy anh ta dù đó là BAN NGÀY. Khi anh vào sát hàng rào cuối cùng, nơi chúng tôi đứng, chúng tôi mới thấy: anh ta cho biết chỉ sợ kẽm gai THẢ RỐI và lựu đạn hay mìn CHIẾU SÁNG. Họ ko sợ chó vì họ dùng BẢ CHÓ (thịt bò có tẩm thuốc độc) nhưng rất sợ NGỖNG vì loại này gặp người thì kêu quang quác.)

Khoảng 03:10 sáng, binh nhứt (pfc) Weston, một xạ thủ cối 81 ly đang canh gác trong một hầm trú ẩn ở phía tây của ngọn đồi, đã nghĩ rằng nghe tiếng động dưới y trong hàng rào. Dù đang điều khiển khẩu M-60, y đã nhận lịnh rằng ko dùng súng này trừ phi bị tấn công trực tiếp. Thay vào đó, y đã ném lựu đạn vào tiếng động này. Lựu đạn nổ khoảng một thước bên ngoài hàng rào, và trong tích tắc sau khi nổ, y nghe một tiếng rên rĩ của kẻ sắp chết. Nghe tiếng nổ này, trung sĩ nhứt Parker của trung đội súng cối, chạy nhanh tới hầm nơi binh nhứt Weston đứng gác. Trong năm phút kế, ông và Weston nhìn rất kỹ qua hàng rào nhưng ko thấy gì hết.

Chuyên viên bậc 4 (sp.4) Bucknor, một lính bộ binh của tr.đội 3, đứng gác trong hố cá nhân ở phía đông của đồi, dù trong HAI GIỜ dán mắt (eyes glued) vào hàng rào, và dù đặc công di chuyển chung quanh, y cũng ko nghe hay thấy gì hết. Nhưng y đã có thể thấy những thứ khác. Trời đêm đó rất trong và đầy sao, và y đã thấy đạn đánh dấu (tracer) màu xanh và đỏ đầy trời chung quanh Động Ấp Bia, cách nơi y đứng chưa tới bảy km. Và bên dưới, trong trung tâm của thung lũng này, y có thể thấy đèn pha của một đoàn xe tải CSBV di chuyển chậm chạp xuôi nam trên xa lộ (highway) 548 hay một trong những nhánh của nó.

Đồng hồ của Bucknor vào khoảng 03:15 sáng, và y đã đánh thức người gác kế, chuyên viên bậc 4 Williams, đang ngủ phía sau hố. Khi Williams đã đứng vào vị trí gác, Bucknor cuộn tròn người trong cái mền poncho chống lại không khí mát lạnh của núi và lập tức ngủ mê.

Tuy nhiên, vài phút sau, y bị lắc mạnh bởi ai đó. Y nhìn lên và thấy Williams đang quì bên cạnh y, la to, "Dậy! Dậy! Chúng ta bị tấn công!"

Bucknor nhảy ngay vào hố chiến đấu bên cạnh Williams, đang có một đống lựu đạn trước mặt y và đang liên tục ném vào hàng rào kẽm gai. Bucknor nhìn xuống vào vị trí chánh (vì đồi nhỏ cao hơn căn cứ chánh) và thấy đạn cối nổ khắp nơi. Một viên đã trúng kho đạn nằm ở trung tâm của căn cứ, và y thấy trong kinh hoàng (horror) hai lính Mỹ bị tung lên trời, tay và chân văng ra mọi phía. Sau khoảng 2 tới 3 phút pháo tập trung, các xạ thủ CSBV đã bắt đầu pháo rải rác khắp căn cứ chánh. Qua tia chớp của tiếng nổ, Weston có thể thấy các lính của các khẩu đại bác bị đốn ngả.

Vài giây sau, các xạ thủ địch cũng nổ súng vào đồi nhỏ. Trong 30 giây, 20 tới 30 đạn cối rới xuống đồi. Và sau đạn cối là hàng loạt đạn B-40 và B-41 bắn từ các vị trí chung quanh căn cứ hỏa lực.

Lính Mỹ từ căn cứ chánh và đồi đã nhảy xuống hầm trú ẩn (bunker), và hố cá nhân để tránh miểng pháo. Trong khi đạn cối rơi xuống và lính Mỹ nằm rúc dưới hầm có nắp để tránh đạn (huddle under cover), các đặc công đã ko một tiếng động, trườn qua các lổ trên hàng rào và xuất hiện rải rác khắp căn cứ.

Sau khi di chuyển qua hàng rào ở đầu phía bắc của căn cứ chánh, các đặc công đã ném các túi chất nổ vào 5 hay 6 hầm trú ẩn, và lạnh lùng bắn các lính Mỹ trong hầm đang rên la vì bị thương. Một toán khác tấn công vào hai pháo đội 105 ly ở gần phía bắc của căn cứ, phá hủy năm khẩu với chất nổ và bắn gục 15 lính pháo binh. Một đặc công bắn một quả B-40 vào một thùng Conex - được dùng làm trung tâm điều khiển pháo binh của một pháo đội. Khi hai lính Mỹ trong thùng này bắt đầu la hét vì đau đớn, hai đặc công khác đứng bên ngoài ria đạn vào thùng. Đại úy Freeman, chỉ huy của pháo đội này (thông thường một pháo đội có sáu khẩu -- người dịch), đã cố gắng tổ chức một chu vi phòng thủ chung quanh một trong những hố chứa đại bác, nhưng bị bắn gục. 

Những đặc công khác, huấn luyện đặc biệt để xâm nhập sâu, đã tiến vào trung tâm của căn cứ chánh. Vài người ko mang gì ngoài các túi chất nổ, và họ đã ném chúng vào bất cứ mục tiêu gì họ gặp trên đường đi. Một số đặc công khác theo sau với súng AK47 bắn vào lính Mỹ đang bị rối loạn (confusion). Họ di chuyển rất nhanh, như những bóng ma, trong bóng tối. Trong lúc rối loạn, lính Mỹ bắn vào các bóng ma này và đôi khi bắn vào nhau!

Các đặc công cũng xâm nhập hàng rào tại nhiều chỗ ở phía đông bắc của đồi nhỏ và khoảng trống giữa đồi nhỏ và căn cứ chánh. Một khi đã vào căn cứ, họ chia nhau ném chất nổ vào chu vi phòng thủ.

Binh nhứt Weston, người đã ném quả lựu đạn đầu tiên ở đồi nhỏ, giờ đang bò rất thấp về vị trí súng cối của y, nhưng một túi chất nổ rơi kế bên y, gây thương tích cho chân phải và mông của y.  Y kêu y tá, nhưng y tá Kreiger lúc đó cũng bị trúng pháo, miểng văng đầy đầu và tay và gây thương tích nặng cho chân trái. 

Trung sĩ nhứt Parker, đang ngồi trong hầm chỉ huy gần hai khúc gỗ trong trung tâm của ngọn đồi, lao nhanh về các khẩu cối của y lúc bắt đầu cuộc tấn công. Trên đường đi, y đã ngả xuống ba lần vì tiếng nổ. Khi tới được vị trí đặt cối, y cùng trung sĩ Branco và ba hay bốn người khác nhanh chóng chỉnh hai khẩu cối để bắn đạn chiếu sáng. Tuy nhiên, trước khi họ bỏ quả đầu tiên vào nòng, hai túi chất nổ đã rơi trước các khẩu này. Sức nổ đã làm ba người bị thương và khiến Parker bất tỉnh. Y ko biết bất tỉnh bao lâu nhưng khi tỉnh dậy thì ko thể đứng dậy. Đầu y mờ mịt và chân rất yếu. Y muốn nằm xuống và nghĩ một phút, nhưng có một giọng nói vô hình từ trong đầu "Mầy phải trở lại khẩu súng để bắn đạn chiếu sáng căn cứ, vì nếu mầy ko thấy bọn khốn kiếp này, chúng sẽ tràn ngập nơi này và giết mọi người."

Ý tưởng này đã khiến Parker trở lại vị trí súng. Với Branco, họ đã cố gắng dựng hai khẩu cối lên, nhưng khám phá rằng chân súng bị bắn cong. Parker nhanh nhẹn, để một nòng súng vào vai trong khi Branco bỏ quả chiếu sáng đầu tiên. Đạn nổ sáng tỏ trên đầu họ, đong đưa nhờ cái dù, và từ từ hạ xuống và chiếu sáng toàn căn cứ hỏa lực. Branco đang chuẩn bị bỏ thêm quả khác thì hai hay ba túi chất nổ rớt ngay trước khẩu cối của họ. Tiếng nổ làm hai người ngả xuống và đốt những túi thuốc bồi (dùng để tống đạn cối đi -- Người dịch) trong ổ súng cối.

"Tôi cần người giúp tôi," Parker la lên.

Bucknor nhảy khỏi ổ chiến đấu mà y đang chia sẻ với Williams và chạy nhanh đến Parker. "Ông muốn tôi làm gì?"

"Hạ những tên này ngay," Parker nói, vừa chỉ xuống chỗ mà các túi chất nổ được ném đi.

Trong khi đó, Branco chạy xuống một hố bom, nơi chứa đạn cối, tách các túi thuốc bồi khỏi viên đạn (Có lẽ muốn đạn nổ sau khi rời nòng, nên ko cần thuốc bồi -- người dịch). Các giây sau, họ đã bắn quả chiếu sáng THỨ HAI. Khi vài đặc công cố gắng tiến về phía trước và ném chất nổ, Bucknor đã dùng súng trường bắn và đẩy lui chúng. 

Cuộc tấn công vào đồi nhỏ có vẻ ngừng trong vài phút, nhưng sau đó bùng nổ trở lại. Xuyên qua hàng rào kẽm gai ở đông bắc của đồi, một nhóm khoảng 5 hay 6 đặc công, theo sau bởi bộ binh, xung phong lên triền đồi thoai thoải, vừa chạy vừa ném chất nổ và lựu đạn vào trước mặt.

Chuyên viên bậc 4 Powel, một xạ thủ súng cối đứng trên một hầm trú ẩn ở phía đông bắc của đồi nhỏ, hướng khẩu M-16 về phía những kẻ đang xung phong và bắn hết một hộp đạn. Hai bên của y, các lính Mỹ khác, như những kẻ điên, bắn, la hét và ném lựu đạn. Hai hay ba đặc công bị bắn hạ, nhưng hai hay ba tên khác đã đến gần chu vi đến độ chất nổ rơi trong chu vi này. Chỉ trong vài giây, hàng chục tiếng nổ đinh tai nhức óc. Powel bị bất tỉnh, và khi tỉnh lại sau đó y thấy ngoài binh nhứt (Pfc) Burnette đang điều khiển khẩu M60 ở bên phải y, mọi người trong khu vực này của chu vi phòng thủ đều chết hay bị thương. Powel dùng M16 bắn tiếp, nhưng vài giây sau bị tung lên không và rớt gần đáy của yên ngựa giữa đồi nhỏ và căn cứ chánh. Y biết rằng mình bị thương nặng, nhưng sợ hãi và hăng máu (adrenaline) đã khiến y ko biết đau. Y nhìn quanh: trên đồi nhỏ này, Burnette là người duy nhứt còn cầm súng. Với khẩu M60, Burnette bắn từng loạt vào đặc công và bộ binh địch đang tràn lên đồi. Y đã bắn trúng vài tên, nhưng các tên khác tránh được và biến mất trong trung tâm của căn cứ.

Trong khi xem Brunette bắn, Powel cảm thấy có gì sau y. Y nhẹ nhàng quay đầu và thấy một đặc công trần truồng chạy nhanh qua y và theo yên ngựa lên phía tây của đồi nhỏ. Sau tên này là ba lính bộ binh đội nón sắt (steel helmet) của Nga, và AK47 ở hông. Powel giả chết, và vài giây sau đó, một toán nhỏ khác, cũng đội nón sắt chạy ngang qua y.

Trên đồi nhỏ, Burnettte đã thấy bọn này và hướng đại liên M60 về chúng. Y hạ hai tên, nhưng một tên đặc công, với túi chất nổ, phóng tới y trước khi rớt xuống. Tiếng nổ đã cắt chân trái của Burnette ngay trên đầu gối và khiến y bất tỉnh. Thay vì giết y, quân CSBV chạy ngang qua y, vừa bắn về mọi hướng. Họ đã giết hai lính Mỹ và làm bị thương một số khác, và ngừng một lát ở giữa đồi nhỏ. Vì thấy vị trí cối này, chúng bắt đầu tràn tới. Tuy nhiên, bốn hay năm lính Mỹ, đã tạo một chu vi ở mặt sau của vị trí để bảo vệ các súng cối này (trên đồi nhỏ chỉ có súng cối -- người dịch). Với M16, họ đã giết hay làm bị thương tất cả những tên CSBV này.

Ở phía tây bắc của đồi nhỏ, một y tá đã thấy Burnette nên cột ga-rô quanh đùi trên để cầm máu. Y tá cố gắng kéo Burnette xa chu vi, nhưng y từ chối rời vị trí. Bằng một chân, y bò trở lại hầm trú ẩn và lại bắt đầu nả súng liên thanh. Khoảng 3 hay 4 lính bộ binh CS chạy nhanh tới vị trí này, nhưng bị bắn hạ. Trong lúc hỗn loạn, một địch quân đã bò bên dưới hầm mà Burnette ko thấy. Đột nhiên, y nhảy lên và giựt súng M-60 khỏi tay Burnette, và chạy nhanh xuống triền đồi với súng. Không sợ hãi (undaunted), Burnette chụp một M-16 gần đó và một dây đeo đạn (bandoleer) và lại bắn. 

Vẫn còn nằm ở đáy của yên ngựa, Powel đã thấy tên CS giựt súng của Burnette. Với khẩu súng M16 nằm gần đó, Powel gượng dậy và bắn tên này. Và khi thấy một toán 4 tên CSBV tiến lên về hướng y, y bỏ súng xuống và lại giả chết. 

Có hai tên trong toán này vừa chạy vừa bắn lên đồi, nhưng 2 tên khác ngừng lại vì thấy Powel. Lúc ấy tim Powel đập mạnh, nghĩ rằng đây là giây phút cuối đời của mình. Hai tên này, đứng kế bên y, nói chuyện đầy kích động. Y đang chờ lưởi lê hay một phát súng vào lưng, nhưng ko thể giải thích được, hai tên này chạy nhanh lên đồi. (Đúng là phép lạ-- người dịch).  Trong những giây sau đó, những gì mà Powel có thể làm là nằm đó và thở hổn hển (gasp), tim đập loạn xạ (heart flutter wildly).  

Căn cứ chánh vẫn còn trong cảnh hỗn loạn, với đặc công chạy khắp căn cứ. Vài tên đã chiếm những hầm trú ẩn ở phía bắc của chu vi phòng thủ và dùng súng liên thanh có sẵn tại đó và bắn liên tục vào trung tâm của căn cứ. Trong khi chúng bắn, những tên khác cố gắng vượt qua hàng rào kẽm gai để chuẩn bị dứt điểm căn cứ (final push). Dù lính Mỹ đã bắn gục một số đặc công, năm hay sáu tên, đeo đầy chất nổ, vẫn ẩn núp chung quanh vị trí này để gây hỗn loạn và chết chóc.

Tuy nhiên, lính Mỹ, đã từ từ hồi phục sau cơn sốc khủng khiếp của trận tấn công này và bắt đầu phản công. Khi thiếu úy Cushing, chỉ huy trung đội 1, bị thương nặng vì B-40, các trung sĩ Counts và Barski, chỉ huy tiểu đội 1 và 2, đã tổ chức một phòng tuyến ở phía tây bắc của chu vi phòng thủ và bắt đầu bắn vào bộ binh địch đang vượt kẽm gai để tăng cường cho các đồng chí của họ. Có một số tàn quân (straggler) Mỹ mất tinh thần quanh các khẩu 105 ly đã bị phá hủy và hai trung sĩ này tập hợp và chỉ huy họ.

Trong khi họ tìm cách đẩy lui địch ở phía bắc của vị trí chánh, địch đã mở tấn công khác nhắm vào hàng rào kẽm gai của trung đội 2 ở đông bắc. Từ khoảng cách hai tới ba chục mét, chúng bắn vào các hầm của trung đội 2 khoảng 30 đạn B-40. Ba viên trúng các hầm. Với tiếng kêu la của lính Mỹ bị thương hay sắp chết, các lính BV xung phong qua 4 lổ cắt của hàng rào. Nhưng hơn 30 lính Mỹ bảo vệ khu vực này của chu vi nả đạn súng nhỏ và liên thanh vào bắc quân. Nhờ ánh sáng của đạn cối chiếu sáng, lính Mỹ đã hạ từng lúc 2 hay 3 tên trong lúc chúng vượt qua ba lớp kẽm gai. Chẳng bao lâu, hàng rào này đầy xác đặc công, và lính CSBV đang chờ bên ngoài bắt đầu rút quân.

Với đe dọa của trung đội 2 ko còn, thiếu úy Pitts lấy bảy người lính của ông và sau đó kết hợp với đám tàn quân của trung sĩ Counts và Barski. Họ đã cùng nhau bắt đầu phản công, đẩy lui địch quân ra khỏi vị trí cố thủ của chúng ở chu vi phía bắc. 

Lúc 0400, một Hỏa Long C-47 đã tới căn cứ. Ở căn cứ chánh và đồi nhỏ, hỏa châu đã soi sáng chu vi phòng thủ. Điều khiển bởi đ.u. Garaney, sĩ quan về không kỵ của TĐ, chiếc này bay vòng quanh chu vi, bắn xuống đất bằng sáu khẩu minigun.

Hỏa lực của chiếc này đã chận quân csbv đưa thêm quân vào phía bắc của chu vi, và những kẻ bên trong đã bắt đầu chạy qua hàng rào để vào rừng. Họ đã bị lính Mỹ theo dõi sát sao. Trên đồi nhỏ, tình hình cũng như vậy, địch quân cũng rút lui. Cuộc chiến vẩn nổ ra từng chập trong giờ kế, nhưng khi hừng đông vừa ló dạng, trừ vài vụ chạm súng rời rạc ở phía nam của căn cứ chánh, nơi lính Mỹ đang chạm súng với các cán binh csbv đang cố thủ trong các hầm hố, còn lại đã yên. Lúc 0600, các phản lực cơ Phantom đã tới và tấn công các đường mòn nơi quân csbv rút chạy với bom 500-cân Anh, napal và đạn đại bác.

Khi trời sáng tỏ, phong cảnh thật là kinh dị. Từ đầu đến cuối căn cứ đầy xác lính Bắc Việt và Mỹ. Mười hai đặc công, mặt bị cháy đen, thân thể lổ chổ đạn, dính trên hàng rào kẽm gai ở phía đông bắc của căn cứ chánh. Một tên tay còn nắm chặt kéo cắt kẽm gai, một tên khác tay còn cầm súng lục. Bảy lính Mỹ nằm chết sóng sượt chung quanh những hố súng đại bác. Hai người khác nằm chết co quắp trong thùng Conex, xác đầy lổ đạn. Một số khác lính Mỹ chết trong hầm trú ẩn của họ. Nhiều người đã chết mà ko biết họ đang bị tấn công. Và mọi nơi đầy mảnh vở, các súng trường, túi chất nổ, và lựu đạn; các đạn B-40 và cối ko nổ; các túi thuốc bồi; các dây đạn liên thanh, đạn M-16 và các đống băng cứu thương đẫm máu. 

Sau khi dọn dẹp kỹ lưỡng, đã thấy 39 xác địch. Hai đặc công bị thương nặng nằm co quắp bên ngoài hàng rào. Một chết sau đó vì vết thương, nhưng tên kia đã sống để kể lại cho sq tình báo của lữ đoàn câu chuyện của trận này theo cái nhìn của y. Không nghi ngờ gì, nhiều địch quân chết và bị thương, được chỉ dấu bởi nhiều vết máu ở khu vực chung quang căn cứ hỏa lực này, nhưng con số bao nhiêu thì ko ai biết. 

Phía Mỹ có 26 chết và 62 bị thương trong trận đánh một giờ rưởi này. Nếu chỉ tính số người chết thì Mỹ thắng, đúng như phát ngôn viên của sđ 101 Dù nói với báo chí. 

Thực tế, phần lớn những sq cao cấp trong sđ bị sốc bởi kết cục của trận đánh. Trong khi ko ai bày tỏ ý kiến này một cách công khai, trong chỗ riêng tư họ nhìn nhận với nhau rằng trận đánh này là một thất bại (debacle). "Chúng tôi đã giữ căn cứ hỏa lực này," ĐT Conmy, TL của lữ đoàn 3, đã nói trong một phỏng vấn sau chiến tranh, "nhưng đó là kết quả tồi tệ nhứt từ một tấn công đặc công mà tôi đã thấy."

Dịch từ trang 107-124 của quyển Hamburger Hill (Đồi Thịt Bầm) của tác giả Samuel Zaffiri.    

San Jose ngày 21 Nov 2020.

Tài Trần












 






 















 

GÓP TIỀN SỬA CẦU XƯA TRÊN 360 NĂM

Ken Frantz, một nhà thầu xây dựng tại bang Virginia, trong khi chờ thợ đến nhà sửa xe, đã đọc số tháng 12 năm 2000 của nguyệt san National Geographic. Ông thấy những người Ethiopia dùng dây để vượt qua sông vì cây cầu xưa 360 năm, xem hình, bắc qua sông Nile Xanh bị phá hoại trong thời Ý chiếm đóng từ 1935-41.
"Tôi nghĩ rằng tôi phải sửa cây câu này". Họ lập hội Bridges to Prosperity (Những cây cầu vì Thịnh vượng) để giúp đỡ các nước đang phát triển. Nhóm đã khảo sát tại chỗ, được sự ủng hộ từ các già làng, và chọn một cầu nhẹ bằng thép, xem hình 2.
Lừa được dùng để chở 25.000 cân Anh vật liệu, và Ken, nhóm của ông và các dân Ethiopia tình nguyện, trong mười ngày, với chi phí 108.000 đô, phần lớn được hiến tặng bởi các nhà sáng lập của hội này.
"Gần 1/2 triệu ng sống gần cầu này, giờ họ có thể mua bán, đi bv và trường học ở bờ bên kia, và thăm thân nhân từ lâu ko gặp," Ken nói . Hội của Ken đã xây một cầu treo ở Indonesia, một cầu thứ hai ở Ethiopia .
TB. Tôi ko hiểu tại sao, một cây cầu xưa 360 năm, do bọn đế quốc và tư bản "giẫy chết" xây dựng, vẫn còn đứng vửng dù bị phá hoại, trong khi đó cầu Vàm Cống, đang thi công đã phát hiện khuyết tật? Chẳng lẽ bê-tông thời đó tốt hơn bê tông bây giờ ?
Dịch từ : Nat Geo Oct 2002.




 Khu trù mật : tầm nhìn chiến lược của cố TT Diệm.

Nhờ đọc hay nghe các hồi ký chiến trường trên mạng hay qua YouTube tôi đã khám phá nhiều vùng đất quê hương mà trước 75, tôi chưa bao giờ đặt chân tới.
Phải thành thật mà nói, dù mang tiếng là gia đình trị, kỳ thị tôn giáo nhưng chính sách khu dinh điền hay khu trù mật để định cư dân di cư 1975 cho thấy ông Diệm có tầm nhìn chiến lược. Phần lớn các KTM đều nằm trên đường xâm nhập của quân XÂM LĂNG CSBV hay vây quanh các mật khu của chúng. Do vậy, các trận đánh lớn trong chiến tranh VN phần lớn đều xảy ra hay kế cận tại các KTM hay ấp chiến lược có nhiều dân Công giáo như Bình Giả 1964, Đồng Xoài 1965; Võ Đắc, Hoài Đức, Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Tuy; xã Thái Hưng tỉnh Biên Hoà có CHÍN nhà thờ cho 9 ấp trong xã, v.v... Ở vùng Đồng Tháp Mười có nhiều khu trù mật nằm chung quanh như Hậu Mỹ, Mỹ Phước Tây, v.v... Các trận đánh cũng xảy ra tại hay gần các KTM này. TĐ tôi suýt tan hàng sáng ngày 10/3/75 ở cách KTM Hậu Mỹ vài km.
Năm 1975, trận chiến lớn nhứt và quyết định cuộc chiến VN đã xảy ra tại Xuân Lộc, nơi định cư của giáo dân sau 1954 như các ấp Bảo Định hay xã Long Giao, v.v...
Cũng vì lý do trên, các NHÀ THỜ với GÁC CHUÔNG* thường bị tàn phá trong các trận đánh này như nhà thờ Lộc Ninh, các nhà thờ trên QL 14 từ Đồng Xoài đi Sông Bé (như nhà thờ Phước Lộc, Phước Quả), cũng bị tàn phá nhiều lần sau mỗi trận đánh.
* Do ở cao độ, có thể quan sát xa và khống chế khu vực chung quanh nên VC đã đặt súng để bắn máy bay khiến bị trả đủa.
Ảnh 1: nhà thờ Quảng Nhiêu ở tây bắc của Ban Mê Thuột , ảnh 2: nhà thờ Phước Quả , gần Sông Bé (Phước Long) . Hai nhà thờ này từng tan hoang sau các trận ác chiến giữa QLVNCH và quân XÂM LĂNG CSBV .


 BẢN ĐỒ TỉNH ĐỊNH TƯỜNG TRƯỚC 1975 .

Đây là một tỉnh - mà tiểu đoàn 2/10 sư đoàn 7 bộ binh VNCH , mà tôi phục vụ - đã hành quân nhiều nơi trong tỉnh này . Và ngày 10/03/1975 , tiểu đoàn tôi , đã tan hàng khi lọt vào ổ phục kích , giửa ban ngày , trên đường tiếp cứu cho đồn Ngả Sáu , đã thất thủ đêm trước .

Trên bản đồ , bạn thấy tỉnh lộ đi từ quốc lộ 4 , ngang qua làng Cái Nứa và dẫn tới quận lỵ Hậu Mỹ . Trước đây , nơi này là khu trù mật (agroville) Hậu Mỹ , thành lập từ thời cố TT Ngô đình Diệm để định cư những ng công giáo di cư 1954 . Người CS đã nhiều lần tấn công khu này và sau này , lúc chúng tôi đi qua chỉ còn trơ trọi khung sườn thép (có lẽ là phần còn lại của nhà lồng chợ hay ngôi giáo đường ?) . Chúng tôi đã đi lại trên tĩnh lộ này 2-3 lần và lần chót là để giải cứu cho đồn Ngả Sáu . Ngày hôm đó , chúng tôi được đoàn xe quân vận đổ xuống gần làng Cái Nứa ; chúng tôi đi bộ một quảng và sau đó vượt qua con kinh , nằm bên trái của TL này . TĐ chia làm ba mủi , tiến về hướng tây ; địa thế rất trống trải , lúa đã được gặt , ruộng chỉ xâm xấp nước . Và TĐ tôi đã lọt vào ổ phục kích của mấy trung đoàn CSBV và gần như bị tan hàng . Sau đó , TĐ về Đồng tâm "hấp lại" và hành quân lai rai cho tới ngày 30/4/75 . Tôi đã có vài bài nói về trận này trên blog này  , trong đó có bài của một SQ của CSBV tham gia trận đánh đồn Ngả Sáu .

===

Bản đồ vùng Cẩm Sơn và Bàn Long , tỉnh Định tường

Người viết bài này đã nhiều lần hành quân ở khu vực này . Đây là vùng mà trước 1975  có địa danh là "Ba Dừa" , là thủ đô trái cây của cả tỉnh Định tường , cung cấp cho Sài gòn . Vì vậy mà người cs lúc đó đã quyết tâm bám giử mảnh đất này kể cả chịu đựng các đợt oanh tạc của B-52 . Trước đây , máy bay này chỉ oanh tạc các nơi dân cư thưa thớt của vùng 1 , 2 và 3 CT . Thế mà do vùng này chịu áp lực mạnh của địch nên B-52 được xử dụng . Ta thấy con sông Sầm Giang nối xã Vĩnh kim , quận Sầm giang với xã Long trung , quận Cai lậy . Ngày xưa , lính tráng của tđ tôi khi thấy xe từ QL 4 quẹo phải vào quận Sầm giang đều buồn , vì vùng nầy đối phương rất lì lợm , quyết tâm bám đất . Tóm lại , đây là vùng đất dữ dằn , lính tráng của hai bên đã chết rất nhiều vì mảnh đất phì nhiêu , đầy hoa thơm trái ngọt này . Có 1 lần tđ hành quân vào vùng này (hình như là xã Long trung) . Khi dừng quân là trời tối mịt , sáng dậy tôi mới biết là mình đã đóng quân trong 1 vườn cây ăn trái đang chín rộ  : đầu võng này cột vào 1 cây mận , đầu kia cột vào 1 cây dâu . Tôi đã có một buổi ăn sáng toàn là trái cây . Tóm lại , trước đây , ở đây có dân , nay chiến tranh về , họ phải ra các quận lỵ (như Cai lậy , Cái bè hay Sầm giang) an ninh hơn để sống . còn xã nào , ít nguy hiểm hơn thì chỉ có người già , đàn bà và trẻ em ở lại . Hỏi đàn ông đi đâu , họ chỉ vào 1 tấm hình trên bàn thờ và nói đã đi lính Cộng hòa ? đã chết rồi . Nhà nào củng có hầm tăng-xê/trancée (hầm trú ẩn , đào âm xuống đất , trên che đậy bởi 1 lớp đất dầy để chịu đựng được pháo) .

Theo website của tỉnh ủy Tiền giang thì : " . . .tỉnh Mỹ tho là một trọng điểm của khu 8 trong cuộc tiến công và nổi dậy năm 1972. Vì vậy từ cuối năm 1971, bộ chỉ huy tiền phương của quân khu 8 đã xuống chiến trường Mỹ tho để trực tiếp chỉ đạo. Đầu năm 1972, bộ chỉ huy tiền phương quân khu chuyển sang xã Long trung huyện Cai lậy nam. Căn cứ tỉnh ủy Mỹ tho từ xã Long trung chuyển sang xã Long tiên tiếp tục chỉ đạo chuẩn bị cho các cuộc tiến công và nổi dậy trong tỉnh. . . "

Nhận xét : như các bạn đã thấy , các xã "dữ dằn" hầu như nằm trong quận Cai lậy , một số ít thuộc Sầm giang hay Cái bè . Các quận còn lại như Giáo đức , Bến tranh , Chợ gạo hay Châu thành  thì rất an ninh . TĐ tôi ít khi hành quân ở các quận này vì ở đấy địa thế trống trải , phần lớn trồng lúa , ko có vườn tược sum sê rậm rạp như 3 quận kể trên . Người cs phải dựa vào địa hình để sinh tồn và chiến đấu .

====


 Đại đội thám kích 403 thuộc biệt khu 24 của Sđ 22 bộ binh VNCH. Phần lớn là lính Thượng nhưng cấp chỉ huy là sq VNCH và mỗi đại đội có HAI cố vấn Mỹ (một đi với đại đội trưởng, một đi với đại đội phó), trong hình là một người đứng hàng đầu chung với lính Thượng và một ng đứng ngoài hàng.

Các đại đội này hoạt động theo yêu cầu của phòng 2 sư đoàn, chứ ko thuộc trung đoàn nào. Họ có nhiệm vụ thu thập tin tức, đánh giá các tin tức tình báo do hồi chánh viên cung cấp trước khi các đại đơn vị Việt Mỹ mở các cuộc HQ.
Họ cũng hy sinh rất nhiều để bảo vệ tiền đồn của thế giới tự do này với tổng cộng khoảng 58.000 ng.


 Số mạng của con gái TT Trump qua lăng kính của LTS .

Ivana = 1 6 1 5 1 = 14 = 5
Marie = 4 1 2 1 5 = 13 = 4
Trump = 4 2 6 4 8 = 24 = 6
Tổng cộng : 5 - 4 - 6 = 15 = rất may mắn .
Sau đây là ý nghĩa của số 15 dịch từ sách Linda Goodman's Star Signs .
Ý NGHĨA CỦA SỐ 15
NHÀ ẢO THUẬT ( THE MAGICIAN)
15 là số có ý nghĩa huyền bí (esoteric) sâu xa , của sự rung động của thuật giả kim (alchemy) qua đó tất cả ma thuật được bày tỏ (all magic is manifested) . Số này cực kỳ may mắn và mang theo nó đặc tính làm say mê kẻ khác (essence of enchantment) . 15 đi đôi với tài hùng biện , sự khéo ăn khéo nói , và những tài năng về âm nhạc , nghệ thuật , và kịch nghệ . Số này ban cho (bestows upon) người mang số này một tính khí bất ngờ/đầy kịch tính (dramatic temperament) và sự hấp dẫn/thu hút (charisma) cá nhân mạnh mẽ và kỳ lạ . Số 15 đặc biệt may mắn vì nhận được tiền , quà tặng , những giúp đỡ từ những kẻ khác , vì số này có sự thu hút mạnh mẽ đối với tính vị tha của người khác . Tuy nhiên , không hoa hồng nào lại không có gai , và người xưa cảnh báo rằng số 15 sẽ điều khiển những mức thấp của khoa huyền bí học (lower level of occultism) khi nó liên kết với số 4 hoặc 8 . Những người như thế sẽ có thể dùng ma thuật (black magic) , thôi miên , và sự dẫn dụ về tinh thần – để thực hiện mục tiêu của họ . Do đó , nếu 15 là ngày sanh , là tên cộng là 4 , 13 , 22 , hoặc 31 , thì bạn nên đổi tên sao cho nó bằng một số có thể thu nhỏ bằng 1 , như số 10 hoặc 19 . Nếu ngày sanh là 15 , và tên bằng 8 , 17 , hoặc 26 , thì bạn nên đổi tên sao cho nó bằng 6 hay 24 . Nếu tên bằng 15 , và bạn lại sanh ngày 4 , 13 , 22 , và 31 , bạn nên đổi tên thành 6 hay 24 .Nếu tên bằng 15 , và bạn sanh ngày 8 , 17 , hoặc 26 , bạn nên đổi tên bằng 6 hay 24 .
Ngoài sự cảnh báo trên , số 15 rất may mắn . Nếu bạn sanh ngày 15 , và tên cũng bằng 15 , bạn được ban cho khả năng mang hạnh phúc đến kẻ khác và đưa ánh sáng vào nơi tối tăm , với điều kiện là bạn không dùng tác động kỳ diệu và may mắn này cho các mục đích vị kỷ . / .
Dịch từ quyển Linda Goodman’s Sun Signs nơi trang 252-253 .