Thursday, November 20, 2014

NGUOI MY DAY TRE MAU GIAO .
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=3016&CategoryID=6

Tuesday, November 18, 2014

Cuộc sống của phụ nữ khắp thế giới qua nhà vệ sinh

Nhân ngày Nhà vệ sinh thế giới 19/11, các nhiếp ảnh gia mở buổi triển lãm với hình ảnh cuộc sống của phụ nữ cùng nhà vệ sinh tồi tàn để nâng cao nhận thức cho mọi người.
Theo Liên Hiệp Quốc, 2,5 tỷ người trên thế giới đang sống cùng hệ thống nhà vệ sinh tồi tàn. Nhân dịp ngày Nhà vệ sinh thế giới vào ngày 19/11, các nhiếp ảnh gia đến từ Panos Pictures cùng với ban dự án chương trình Hỗ trợ nước và hệ thống vệ sinh cho các đô thị nghèo (WSUP) đã trưng bày các bức ảnh về phụ nữ và trẻ em với nhà vệ sinh của họ. Họ cho biết, mục đích của buổi triễn lãm là giúp người xem hiểu rõ về điều kiện sống của các công dân đến từ nhiều quốc gia và nâng cao nhận thức về các vấn đề cộng đồng. Ảnh: BBC
Renee, một nghệ sĩ tại Australia, đã rời ngôi nhà cũ ở khu vực ngoại ô đông dân cư của Sydney để tận hưởng một cuộc sống yên tĩnh trong ngôi nhà với những bụi cây bao quanh tại một vùng quê phía bắc của thành phố. Renee đã xây một nhà kho trên 10 mẫu đất với nhà vệ sinh ở bên ngoài. Mặc dù cô không quan tâm đến sự riêng tư khi sử dụng nó nhưng những người láng giềng tỏ ra khó chịu về hành động này. Ảnh: BBC.
Sukurbanu, 65 tuổi, kể rằng khi còn nhỏ, bà đã sống tại khu ổ chuột Rupnagar, ở Dhaka, Bangladesh. Các gia đình tại khu vực này đều xây dựng các bồn cầu treo lơ lửng trên mặt nước ở các ao hồ. Sukurbanu khẳng định bà thường xuyên mắc bệnh do chất lượng bởi sự tồn tại của các nhà vệ sinh như vậy. Mỗi buổi sáng trước khi đi làm, bà cùng ba cô con gái phải đợi rất lâu mới đến lượt sử dụng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, bà khẳng định loại hình này đang có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Ảnh: BBC.
Isabela, 33 tuổi, đang sống trong căn hộ áp mái ở Rio de Janeiro, Brazil. Cô sở hữu một bằng MBA về luật môi trường và là một nghệ sĩ. "Nhà vệ sinh sạch khiến tôi cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, tôi biết đằng sau nó là hệ thống cấp thoát nước, sự ô nhiễm hồ và đại dương do các chất thải. Với một cô gái Brazil như tôi, có một vòi hoa sen tốt, một nguồn cung cấp nước sạch, nước nóng  để sử dụng và chỗ ngồi vô cùng thoải mái trên chiếc bồn cầu là điều rất tốt. Tôi biết đó là một đặc ân nhưng cũng là một sự lãng phí không nhỏ", Isabela chia sẻ. Ảnh: BBC. 
Fabiola, một phụ nữ 69 tuổi tại Ecuador, sống tại Cumbaya, nói rằng bà phải sử dụng chung nhà vệ sinh với 20 người khác từ khi bà 7 tuổi đến năm 21 tuổi. Khi đó, bà sống cùng gia đình tại một căn hộ chung cư nhỏ với rất nhiều người hàng xóm. Hiện tại, Fabiola cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc khi bà không phải sử dụng chung toilet với bất kỳ ai vì bà đang sở hữu một căn hộ với 5 phòng tắm. Ảnh: BBC.
Meseret, một quản lý nhà hàng tại Addis Ababa, Ethiopia, đang sống cùng hai đứa con, hai em gái và mẹ trong ngôi nhà một phòng ngủ do chính phủ trợ cấp. Chồng bà đã qua đời vì một phần tử quá khích trong cuộc bầu cử năm 2005. Bà cho biết việc chia sẻ nhà vệ sinh với người thân có thể sẽ kéo dài qua nhiều năm. Vì thế bà và gia đình quyết định biến sân bên cạnh ngôi nhà thành toilet để đảm bảo sức khỏe cho từng người. Ảnh: BBC.
Một nhân viên vệ sinh 47 tuổi ở Kumasi, Ghana, tên là Ima đang thuê một căn phòng cùng chồng và 4 đứa con ở độ tuổi từ 14 đến 22. Theo lời kể của các đồng nghiệp, cô là một nhân viên rất tận tâm và sử dụng toàn bộ lương để trả chi phí học cho các con. Ima cho biết ngôi nhà thuê không có nhà vệ sinh nên bà thường sử dụng các nhà vệ sinh công cộng hoặc tại nơi làm việc vào ban ngày. Vào ban đêm, bà dùng các túi bóng để giải quyết nhu cầu. Ảnh: BBC.
"Tôi không có một nhà vệ sinh khép kín. Nhà vệ sinh của tôi là một cái hố trên nền đất và hiện tại nó đã đầy với nguy cơ trở thành một ổ bệnh cho gia đình chúng tôi. Tôi chỉ sử dụng nó vào ban đêm khi tôi thực sự muốn không gian riêng tư. Vào ban ngày, tôi sẽ đi bộ khoảng 15 phút để tới một nhà vệ sinh công cộng", Martine, 27 tuổi, sống gần một con sông ở Cayimithe, Haiti, cho biết. Ảnh: BBC.
Sangita, 35 tuổi, cho biết bà đã chuyển đến thành phố Delhi, Ấn Độ cách đây 10 năm. Trước đó, bà sống trong một ngôi làng và cảm thấy xấu hổ khi bà phải đi vệ sinh trên một cánh đồng. Sangita chia sẻ chính quá khứ là động lực để bà cố gắng sở hữu một nhà vệ sinh riêng ở Delhi. Ảnh: BBC.
"Khi tôi còn nhỏ, tôi cảm thấy rất thoải mái mỗi khi sử dụng phòng tắm ở các nhà vệ công cộng mặc dù nó không sạch sẽ và có nhiều mùi hôi thối. Lý do duy nhất là vì tôi có thể dành nhiều thời gian cho bản thân tại đây", Eiko, 61 tuổi, sống tại Tokyo, Nhật Bản kể lại. Bà cho biết các nhà vệ sinh hiện tại có nhiều phòng giúp mọi người cảm thấy thoải mái thư giãn và phù hợp với từng tâm trạng. Ngoài ra, chúng còn tích hợp nhiều tính năng như nghe nhạc âm thanh vòm, ghế ngồi có máy sưởi. Thậm chí, trong một phòng bên cạnh nhà vệ sinh, Eiko có thể sạc điện thoại, xem TV và sử dụng máy mát xa chân. Ảnh: BBC.
Eunice là một trong những người đồng sáng lập của Học viện trong Kasarani Naivasha ở Kenya. Bà cho biết, trước đây, 250 học sinh sử dụng chung hai nhà vệ sinh. Ngoài ra, các giáo viên cũng cho phép những người thuê nhà thuộc hộ nghèo dùng chúng. Vì thế, Eunice và chồng bà, Paul, đã đầu tư xây dựng các nhà vệ sinh thân thiện với trẻ. Hệ thống vệ sinh với mô hình cửa nhỏ chỉ phù hợp với cơ thể của những học sinh, không cho phép người lớn sử dụng, đã hoạt động hiệu quả. "Nhiều phụ huynh đã ghi tên con mình lên cửa vì những nhà vệ sinh thân thiện này chỉ dành riêng cho con của họ", bà nói. Ảnh: BBC.
Một học sinh trung học 19 tuổi tên là Flora, đang sống ở Chamanculo C, Maputo, Mozambique, với mẹ, chị gái và cháu gái. Cô phải dùng chung nhà vệ sinh với một số gia đình khác gần đó. "Tôi thấy khó chịu mỗi khi tôi dùng nhà vệ sinh. Một vài người đàn ông thỉnh thoảng nhìn trộm tôi qua các lỗ hở. Tôi cảm thấy mất sự riêng tư", Flora cho biết. Ảnh: BBC.
Pana, 49 tuổi, sống ở Buzescu, khẳng định hơn một nửa dân số Romania đang sống ở các vùng nông thôn không có nước sinh hoặc phải sử dụng các nguồn nước thải từ các đô thị. Pana có một chiếc bồn cầu bên trong nhà nhưng chỉ cháu trai của bà mới có quyền sử dụng. Bà thường dùng nhà vệ sinh bên ngoài, ngay cả trong mùa đông. Ảnh: BBC.
Nombini, sống tại Nam Phi, đã chuyển đến Khayeltsha vào năm 2005 và thường phải đi vệ sinh trong các bụi cây trên một con đường chính. "Tôi cảm thấy khủng khiếp mỗi khi nhớ lại quãng thời gian đó", cô cho biết. Hiện tại gia đình của cô, gồm 12 người, đang sử dụng hai nhà vệ sinh. Ảnh: BBC.
Mary là một nhà văn tại thành phố New York, Mỹ. "Tôi sống cùng hai người bạn. Chúng tôi luôn phải sắp xếp thời gian tắm và thay phiên nhau dọn nhà vệ sinh. Tôi từng sống ở Bắc Kinh và phải dùng phòng tắm công cộng vì căn hộ tôi thuê không có nhà vệ sinh riêng. Mặc dù chúng tương đối sạch sẽ nhưng tôi không thích ai đó lấy trộm áo khoác tôi treo trên cửa vào mùa đông", Mary chia sẻ. Ảnh: BBC.
Susan, 46 tuổi, là người sáng lập của một trường cộng đồng cho trẻ em khuyết tật về thể chất và tinh thần tại Zambia. "Ngôi trường làm tôi tự hào và hạnh phúc vì tôi có thể dạy trẻ em khuyết tật để chúng có một tương lai tốt đẹp hơn. Khi tôi 2 tuổi, tôi đã mắc bệnh bại liệt mặc dù tôi đang sống ở thành phố Lusaka với điều kiện vật chất khá tốt. Sử dụng chung nhà vệ sinh là một thách thức lớn, đặc biệt vào mùa mưa, vì tôi phải sử dụng đôi tay để bò ra nhà vệ sinh. Ảnh:BBC.
Theo Zing News

Tuesday, November 11, 2014

Đà Nẵng và Huế “cãi nhau” quanh một dự án

29/10/2014 08:20 GMT+7
TT - Một dự án du lịch nước ngoài đang triển khai đầu tư trên núi Hải Vân. Phía Đà Nẵng cho rằng xây trên đất tranh chấp giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế.  
Phía Thừa Thiên - Huế khẳng định không phải như thế.
UBND P.Hòa Hiệp Bắc (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) vừa báo cáo UBND quận này về việc “phát hiện tại khu vực đỉnh đèo Hải Vân giáp ranh giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế có hai công trình xây dựng trái phép”.
UBND Q.Liên Chiểu cho rằng việc chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cho doanh nghiệp nước ngoài xây dựng khu du lịch trên vùng đất “chưa có sự thống nhất về phân chia địa giới giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế”, nên gây bức xúc trong người dân trên địa bàn.

Vị trí triển khai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế - Đồ họa: N.Khanh  

Khu du lịch của nhà đầu tư Trung Quốc
Ngày 28-10, phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt tại hiện trường và ghi nhận một ngôi nhà hai tầng đã được xây dựng ngay ngã ba đường xuống bãi Chuối (bãi biển dưới chân núi Hải Vân).
Để đến được công trình này phải vượt qua đỉnh đèo Hải Vân và đi thêm 5km hướng ra biển. Nằm sát với công trình này là trạm bảo vệ rừng 251 của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân (thuộc Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế).
Ông Nguyễn Quê, phó trưởng ban phụ trách ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), xác nhận đó là các công trình xây tạm để triển khai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế do Công ty cổ phần Thế Diệu làm chủ đầu tư.
Công ty cổ phần Thế Diệu do Công ty TNHH World Shine Hong Kong đăng ký đầu tư tại Thừa Thiên - Huế từ tháng 10-2013, với thời hạn 50 năm.
Theo chứng nhận của ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Công ty TNHH World Shine Hong Kong có trụ sở chính tại đảo Virgin thuộc Anh, được đại diện bởi các doanh nhân quốc tịch Trung Quốc.
Tổng giám đốc công ty này là ông Lu Wang Sheng (quốc tịch Trung Quốc) đồng thời là giám đốc Công ty cổ phần Thế Diệu, hiện đăng ký tạm trú tại Đà Nẵng.
Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án khu du lịch này có diện tích khoảng 200ha tại khu vực mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển).
Tại đây, nhà đầu tư sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao (450 phòng), trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng (220 căn hộ cao cấp), 350 căn hộ biệt thự và khu dịch vụ du lịch, nhà hàng, bãi tắm... với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD.
Dự án này được triển khai theo ba giai đoạn trong thời gian 10 năm (2013-2023), trong đó giai đoạn 1 (tháng 10-2013 đến tháng 12-2017) với việc xây dựng các khu biệt thự và khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, tổng số vốn đầu tư khoảng 115 triệu USD.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư con đường dài 5km đi vào khu vực dự án, với tổng kinh phí khoảng 50 tỉ đồng, vừa đưa vào sử dụng.
Ông Lê Văn Tuệ, trưởng phòng xây dựng - tài nguyên - môi trường Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cho biết: “Ban quản lý đã thẩm tra dự án, công ty này có đủ năng lực tài chính, có vốn điều lệ 798 tỉ đồng. Đây là công ty lớn đã có nhiều dự án triển khai thành công tại VN”.
Hiện chủ đầu tư đang chuẩn bị việc lập đồ án thiết kế, đánh giá tác động môi trường... sau đó mới xin phép xây dựng.
Theo ông Tuệ, để phục vụ việc triển khai dự án, ngày 13-3-2014 ban quản lý đã cho phép Công ty cổ phần Thế Diệu xây dựng nhà tạm và lán trại ngoài phạm vi dự án, nhưng nằm trên phần đất do Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân quản lý.
Sau khi hoàn thành thi công khu nghỉ dưỡng, nhà đầu tư phải tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng tạm này.

Chờ Chính phủ phân định
Trả lời về thông tin cho rằng dự án này được triển khai trên đất chưa phân định ranh giới giữa Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng, ông Phan Ngọc Thọ, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, nói toàn bộ diện tích thực hiện dự án này nằm trong quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô do Thủ tướng phê duyệt ngày 5-12-2008.
“Khu du lịch này nằm trong diện tích quy hoạch đất phát triển du lịch Chân Mây - Lăng Cô. Trước khi cho phép dự án triển khai, UBND tỉnh đã mời đại diện các ban ngành trong tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh để lấy ý kiến, xem xét rất kỹ về an ninh, quốc phòng. Tất cả hoạt động xây dựng của khu nghỉ dưỡng nằm dưới sự quản lý chặt chẽ của ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và UBND tỉnh” - ông Thọ nói.
Trong khi đó, trả lời Tuổi Trẻ chiều 28-10, đại diện UBND TP Đà Nẵng cho biết sau khi nhận được báo cáo từ Sở Nội vụ cách đây khoảng 10 ngày, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, với quan điểm nếu dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế xây dựng trong khu vực chồng lấn giữa ranh giới của hai địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế thì đề nghị tạm dừng, bởi giữa hai địa phương vẫn chưa thống nhất về địa giới hành chính. Việc phân định sẽ do Chính phủ quyết định.


NG.LINH - TR.TRUNG - P.THÀNH - Đ.NAM

Saturday, November 8, 2014

BỊNH TỰ HÀO DÂN TỘC CỦA NG NGA .
Natalja Kljutcharjova

Tôi là nhà văn, và các liên tưởng tôi thường dính líu tới văn học. Sau các sự kiện ở Krym, cuối cùng tôi đã hiểu ra rằng dân nước tôi và vị Tổng thống do “toàn dân” bầu nên của đất nước này khiến tôi liên tưởng đến ai. Họ giống các nhân vật của Dostoevsky, ông gọi họ là “những kẻ ở xó hầm”. Đó là những con người sống rất lâu, thường là suốt đời, trong trạng thái bị hạ nhục, khiến tâm lí họ hoàn toàn bị méo mó. Cả cuộc đời họ, toàn bộ những ước mơ và nguyện vọng của họ chỉ rút gọn vào một mục tiêu: trả thù, rửa nhục. Nỗi khao khát trả thù bệnh hoạn ấy phần lớn không nhằm cụ thể vào những kẻ nào đó đã làm nhục họ, mà chĩa vào toàn thế giới. Dostoevsky đã miêu tả nhiều giai đoạn phát triển của căn bệnh mà giới tâm lí học hiện đại chắc sẽ gọi là một “chấn thương bỏ ngỏ” này. Nó đặc biệt ăn sâu ở những người không bao giờ ra khỏi trạng thái bị hạ nhục.
Ở Nga ngày nay cũng hệt như ở thời Dostoevsky, cả cuộc đời người ta thường là sự hạ nhục: từ khi sinh ra trong một bệnh viện bình dân (một chi nhánh thực thụ của địa ngục) đến lúc say xỉn ở góc đường mà chết. Những con người sống một cuộc đời như thế thường hình thành một lòng tự hào bệnh hoạn. Để phục hồi sự cân bằng nội tâm vốn liên tục bị những hoàn cảnh ê chề bên ngoài tàn phá, muốn sống còn thì họ buộc phải có một điều gì đó để tự hào. Cơ sở để tự hào có thể hoàn toàn ngớ ngẩn và viển vông, nhiều khi đơn giản là bịa đặt và hầu như bao giờ cũng phi lí, khiến người có tư duy bình thường, lành mạnh phải bật cười hoặc
nhún vai cho qua. Nhưng những kẻ bị hạ nhục kinh niên thì bám chặt lấy những ảo ảnh ấy, đầy đức tin, cuồng tín, nhiệt thành và trong thâm tâm càng bất mãn thì càng hăng say phụng sự chúng.
Từ góc nhìn này, tôi thấy tất cả những gì đang được bộ máy tuyên truyền ở Nga mệnh danh là “làn sóng yêu nước”, “tinh thần yêu nước” v.v. là biểu hiện của một căn bệnh tâm hồn trầm trọng mà không ai buồn chạy chữa. Bao giờ cũng vậy: hiện thực ngay trước mắt càng tồi tệ, đất nước càng ngập ngụa những vấn đề không được giải quyết thì những tiếng “Hura” trong các cuộc biểu tình càng to, dân chúng càng cuồng nhiệt hân hoan khi lãnh tụ xuất hiện trên khán đài trước Lăng Lenin. Nếu không được “xả hơi” đều đặn, một kẻ bị hạ nhục sớm hay muộn sẽ nổ tung, khi đó hắn sẽ giết một bà già và làm một cuộc cách mạng, như nhân vật Raskolnikov của Dostoevsky trong tiểu thuyết Tội ác và Hình phạt. Chế độ Nga hoàng đã không thèm đếm xỉa đến tình cảnh đó và vì thế mà tiêu vong.
Nhà cầm quyền hiện nay biết chọn một đường lối an toàn để dân chúng quy phục, bằng cách đều đặn cấp cho dân chúng những dịp tốt để tự hào và hô “Hura” thật to. Với hệ thống truyền hình do nhà nước triệt để định hướng thì việc đó không khó khăn gì. Điều này khiến tôi nhớ đến những bệnh viện tâm thần ở Nga, tại đó bệnh nhân không được điều trị, mà được bình trị bằng uống thuốc an thần và diệt mọi khả năng nhận thức.
Tất nhiên người dân Nga không nên tự hào về bản thân mình như những cá nhân độc đáo (vì các cá nhân thì khó chăn dắt hơn một bầy đàn), mà tự hào về mình như một bộ phận của cộng đồng, họ thuộc về cộng đồng không nhờ những cống hiến nào đó mà chỉ nhờ huyết thống. Lòng “tự hào dân tộc” thật đắc dụng cho việc này. Nhưng cứ nghe những tiếng như “lòng yêunước” và “ý niệm dân tộc” là trong tâm trí tôi hiện lên cảnh sau đây: Tôi còn nhớ một người đàn ông đầu cạo trọc, xăm trổ đầy mình, bẩn thỉu, tuyệt đối méo mó và bệ rạc, chân vòng kiềng, lảo đảo giữa một thành phố tỉnh lẻ buồn thiu. Ông ta mặc một chiếc áo phông mới tinh, có in dòng chữ kiêu hãnh: “Tôi là người Nga!” Người ta tự hào, chẳng hạn về Thế vận hội Olympic hoành tráng và nhắm mắt trước thực tế là cái sự kiện rùm beng đó đã ngốn một khoản khổng lồ trong ngân sách quốc gia (một phần lớn vì tệ quan chức ăn cắp của công đã đạt tới những kích thước cực đại). Không lâu nữa chúng ta sẽ được ngấm mùi hậu quả của sự phung phí ngân sách khủng khiếp này. Nhưng phần lớn người Nga không nhìn ra tương quan giữa những hình ảnh rực rỡ từ Sochi và những đợt tăng giá, những khoản nợ công và thâm hụt ngân sách sắp tới. Họ lại ru mình một lúc lâu trong giấc mơ ngọt ngào đẹp đẽ về một “cường quốc”, trong đó đời sống mỗi ngày một “vui tươi và khấm khá”, như Stalin từng nói. Họ quên mất rằng cái gọi là cường quốc ấy không có tiền cho những nhu cầu thiết yếu nhất của người dân. Rằng trường học thì cũ nát, đổ sập và con cái họ sẽ vùi xác ở đó. Rằng người già, cả đời lao động cho nhà nước để rồi phải đi ăn xin vì lương hưu không trả nổi tiền nhà. Có thể kể vô tận những ví dụ như vậy. Hoặc họ tự hào về một điều mà lẽ ra người ta nên hoảng sợ, chẳng hạn về vụ sáp nhập Krym, khiến nước Nga rơi vào vị trí không mấy hay ho là bị cô lập trên trường quốc tế và dấn sâu vào một cuộc chiến với lân bang… Một chân dung thế lực thù địch, thật dễ dàng và tiện lợi để trút mọi cảm xúc của một dân tộc bị hạ nhục vào đó, như trút xuống cống nước thải. Hình ảnh đại diện cho thế lực thù địch Chechnya, một kẻ khủng bố đeo bom tự sát, đã quá nhàm chán, cả những người mà truyền hình nói gì đều tin hết cũng không còn tin vào đó nữa. Sau những vụ khủng bố mới đây trong ga tàu điện ngầm ở Moskva, thậm chí cả những người về hưu và các bà nội trợ cũng bảo nhau rằng Chechnya chẳng liên quan gì hết, đó chỉ là trò mở màn cho chiến dịch tranh cử mà thôi. Một hình ảnh khác của thế lực thù địch, kẻ tranh đấu cho tự do, tham gia các cuộc tuần hành của những phần tử phẫn nộ và mang cách mạng ra đe đất nước, cũng đã hết thời: người ta lấy đó làm ngáo ộp để dọa dân chúng và nhân tiện đả thông luôn, rằng chỉ có Putin mới cứu nổi đất nước này khỏi nguy cơ hỗn loạn. Và vị “cứu tinh” duy nhất ấy lại được nhất trí bầu thêm một nhiệm kì phi pháp nữa, nhiệm kì thứ ba. Bầu xong thì những phần tử phẫn nộ bị vứt luôn, như vứt những quân bài đã hạ, biểu tình bị dẹp, người biểu tình bị tống vào nhà tù, những cơ quan truyền thông độc lập cuối cùng còn sót lại bị đóng cửa. Bây giờ chúng ta có một chân dung thế lực thù địch mới: những người anh em Ukraine và “bọn Mỹ xấu xa”, khui ra thật nhanh từ kho đạn dược của bộ máy tuyên truyền Xô-viết. Vậy là những kẻ bị hạ nhục có việc để bận tâm: họ tự hào về đất nước (vì cuối cùng thì “sự công bằng của lịch sử đã được khôi phục”!) và giơ nắm đấm lên dọa thế lực thù địch nóng hổi vừa ra lò. Vậy là họ, những kẻ bị hạ nhục, không nguy hiểm. Trong một thời gian nhất định. Sau đó người ta sẽ dành cho họ một chân dung thế lực thù địch mới. Tất nhiên người ta sẽ lo sao để chiến tranh thực sự không xảy ra (nếu tình hình không đến nỗi mất kiểm soát). Vì chiến tranh, với hậu quả của nó là chết chóc và đau thương, tất yếu khiến dân chúng tỉnh ra và trở về với hiện thực. Nhưng chính quyền cần những cái đầu mụ mị, dễ lái về hướng cần lái hơn. “Tự hào dân tộc” thật là tiện. Nó chỉ bất tiện ở một điểm: phải liên tục tăng liều lượng, nếu không thì nó hết tác dụng. Hiện tại, chính quyền Nga đã phải dùng đến những chất rất dễ tuột khỏi tầm kiểm soát. Như một kẻ nấu rượu đang tâm dụ cho dân uống, để rồi chính mình rơi dần vào vòng ma men và đánh mất khả năng tỉnh táo trước hiện thực. Bất kì ai biết tư duy lành mạnh đều thấy không thể cứ như vậy mãi được. Nhưng ở Nga, những người còn có khả năng đánh giá đúng tình hình thật ít ỏi. Phải thắp đuốc lên đi tìm họ. Người thì đã bỏ nước mà đi, trước khi quá muộn. Người thì ngồi trong tù. Người thì đã khiếp nhược, rút về an phận nhà cửa ruộng vườn. Cả trong hàng ngũ chính quyền lẫn trong dân chúng đều không có những người biết tư duy lành mạnh như vậy. Ở Nga, những nhân vật nêu trên của Dostoevsky cũng có mặt trong chính quyền, những kẻ bị đè nén và vì thế mà méo mó đến vô vọng do mặc cảm. Và khi một kẻ bị đè nén leo được lên đến đỉnh quyền lực thì điều gì sẽ xảy ra? Dostoevsky cũng đã viết rất nhiều về chuyện đó, chẳng hạn trong tiểu thuyết Làng và dân Stepanchikovo. Điều gì sẽ xảy ra? Không có gì là tốt đẹp. Kết quả là một bạo chúa cỡ nhỏ và một nhà độc tài hèn nhát.
________
Natalja Kljutcharjova (1981) sống ở ngoại ô Moskva, là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết Nước Nga – Ga cuốiLàng dân ngu.
Nguồn: <a>Welt, 09-4-2014</a>
Bản tiếng Việt © 2014 pro&contra

Wednesday, November 5, 2014

LAPTOP VÀ MÁY TÍNH BẢNG  BÁN TẠI BEST BUYS .

CÁI ASUS 15.6-IN GIÁ $329 DO CÓ CPU TỐT HƠN - CÁI HP CHỈ CÓ 11.6-IN NHƯNG GIÁ $399 .