Friday, December 2, 2016

Âm tào địa phủ có một bức câu đối, nhất định bạn phải đọc một lần0

Dưới âm tào địa phủ có một câu đối, ý nghĩa rất sâu xa, là lời nhắc nhở đối với con người thế gian. Và từ lâu, Thần minh từ bi vốn đã triển hiển câu đối ấy cho con người được đọc. Vậy nên, mỗi chúng ta trong đời ít nhất hãy đọc nó một lần để tự răn mình.

tâm linh, chu bách lư, câu đối, Bài chọn lọc, âm tào địa phủ,
Âm tào địa phủ có một bức câu đối, nhất định bạn phải đọc một lần. (Ảnh: Internet)
Âm tào địa phủ có một bức câu đối:
Vế trên là: “Dương gian tam thế, thương thiên hại lí đều do người”.
Vế dưới là: “Âm tào địa phủ, từ xưa đến nay không buông tha ai”.
Bên cạnh là: “Ngươi đã tới”.
Người xưa dạy rằng: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương”. Ý rằng, nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui; nhà tích chứa điều bất thiện ắt sẽ gặp tai ươngNgười xưa rất tin nhân quả, đối với thiên địa thần minh trong lòng đều vô cùng kính sợ, luôn tin rằng làm việc thiện ác đều có báo ứng kèm theo. Nhưng mà có người quan sát thì cho rằng, người này làm việc thiện sao vẫn gặp chuyện không may, người kia làm việc ác mà sao vẫn không gặp họa. Bởi vậy mà sinh lòng nghi hoặc, cho rằng thiện ác báo ứng là không đúng.
Đây là bởi vì họ không biết, báo ứng giống như hình với bóng, là chuyện tất nhiên, chỉ là đến sớm đến muộn mà thôi. Bình thường đến sớm thì có thể còn nhẹ, càng trì hoãn thì càng nặng thêm, hết thảy đều đã được Thiên lý an bài trong đó. Người nếu như có thể hiểu rõ lý lẽ nhân quả, đem hai chữ báo ứng liên tục tự vấn mình, từ đó chọn thiện mà theo, dĩ nhiên sẽ tránh được ác báo, đắc được quả thiện.
Chu Bách Lư (1627 – 1698), tự Trí Nhất, hiệu Bách Lư, sống cuối đời nhà Minh đầu nhà Thanh. Ông là một nhà lý học (phái triết học duy tâm thời nhà Tống và nhà Minh), một nhà giáo nổi tiếng. Cả đời ông giảng điều thiện, phẩm chất đoan chính, cả cuộc đời không gạt một người, không dối một câu. Mọi người đều khâm phục tôn kính nhân phẩm của ông, thần minh nhìn thấy thái độ làm người chính trực của ông, có mấy lần mời xuống Âm ty làm quan tra khảo.
tâm linh, chu bách lư, câu đối, Bài chọn lọc, âm tào địa phủ,
Chu Bách Lư luôn giảng điều thiện, phẩm chất đoan chính, cả cuộc đời không gạt một người, không dối một câu. (Ảnh: Internet)
Một lần, Chu Bách Lư đang mơ màng ngủ, bỗng thấy có rất nhiều người tới đón ông đi. Đi tới một nha môn rộng lớn, nhìn lại bản thân mình, thấy đã mặc áo quan bào phục tự bao giờ, rồi liền thăng tọa. Lúc này nhìn thấy linh hồn của một người đi vào, hóa ra là một vị ở cùng quê nhà. Ông biết hắn vốn từng tôn thờ Thần Phật, đã lễ tụng qua kinh văn, nhưng mà sau đó lại bỏ thiện theo ác, tạo nghiệp rất nhiều, lại không có việc thiện tu bổ vào, theo luật của âm gian nhất định phải chuyển sinh sang kiếp khác, đầu thai làm súc vật.
Chu Bách Lư thấy vậy, không đành lòng, bèn hỏi: “Ngươi từng học kinh Phật, còn nhớ gì không?”. Ý là muốn hắn ta nhớ được, chút bản tính vẫn còn, có thể phần nào mà vãn hồi.
Người nọ đáp: “Tất cả đều không còn nhớ rõ”. Rồi Bách Lư viết lên tay một chữ “Phật” đưa cho hắn xem, nói: “Ngươi còn nhớ chữ này không?”. Người kia đáp: “Không nhớ nữa”. Lại nói: “Ngươi từng chăm chỉ tụng kinh, lẽ nào lại quên?”. Người kia đáp: “Không nhớ”.
Chu Bách Lư đành phải sai người đem bộ da chó choàng lên người hắn, chỉ thấy hắn lăn một vòng, đã biến thành hình con chó, rung đùi đắc ý mà đi. Chu Bách Lư sau khi tỉnh dậy, cảm thấy rất buồn lòng.
Trời vừa sáng, ông bèn đi đến nhà người kia hỏi thăm, quay về nói: “Quả nhiên giữa đêm qua, anh ta bị bệnh mà chết”, rồi cảm thán không thôi. Chu Bách Lư vốn không muốn kể chuyện này, nhưng nay đem kể lại với mọi người, mong mọi người lấy đó làm gương, tin tưởng vào quả báo luân hồi.
Lại một buổi sáng sớm, Chu Bách Lư cảm thấy xót thương cho một người nọ, vốn cũng là người ông quen biết. Học trò của ông hỏi: “Vị này hiện tại đang làm quan ở nơi đó, nghe nói địa phương anh ta gặp năm mất mùa, anh ta đã tham gia cứu đói, hơn nữa buôn bán càng thêm giàu có, đúng là gặp thời gặp vận. Ngài vì sao còn nói anh ta đáng thương?”. Chú Bách Lư nói: “Chính là vì chuyện này, không lâu nữa sẽ có họa diệt môn”.
Người học trò hỏi: “Vì sao đến nông nỗi này?”.
Chu Bách Lư nói:
“Dân chúng gặp nạn, sống lang thang khốn khổ. Triều đình lệnh phát gạo cứu tế, nếu quan nha thành thật thừa hành, một hộ được lĩnh 2 đấu gạo, nếu kéo dài 3 đến 5 ngày, cũng không đến nỗi chết đói.
Nay anh ta vốn giấu diếm tham tâm, chỉ lo cái thân mình, nên cấp 2 đấu gạo thì bớt lại một vốc; cấp hai tạ thóc thì bớt lại 5 đấu; hơn nữa còn bố trí bày bán, bức bách nhà giàu quyên gạo quyên tiền, khi bán thì hạn định một người 1 bát, đến muộn thì không được mua. Có người không chịu được đói, thật khiến người chết vô số. Quan phủ thì thờ ơ, chỉ mong người chết nhiều, thì càng thừa nhiều gạo, kiếm được mấy vạn bạc. Tội nghiệp này lẽ nào không nặng sao?
Hôm qua ta mộng thấy trình lên một tập hồ sơ vụ án, minh quan gọi ta phán quyết định, thượng tấu thiên tào. Ta xem qua, thì tình tiết vụ án chính là trộm gạo cứu trợ của viên quan kia. Tội nặng hay nhẹ, là lấy việc hắn trộm nhiều hay ít mà quyết định. Nhẹ thì chết đau đớn, nặng thì diệt môn, giáng xuống địa ngục, chuyển sang kiếp khác làm trâu làm ngựa, làm heo làm chó. Nay tội này là rất nặng, kể cả người thân cận phụ tá, tội cũng không được miễn. Không lâu nữa sẽ phải đền tội, khiến ta không khỏi thở dài.
Địa phủ có một bức câu đối, vế trên là ‘Dương gian tam thế, thương thiên hại lý giai do nhĩ’ (Dương gian tam thế, thương thiên hại lí đều do người), vế dưới là ‘Âm tào địa phủ, cổ vãng kim lai phóng quá thùy’ (Âm tào địa phủ, từ xưa đến nay không buông tha ai), bên cạnh là chữ ‘Ngươi đã tới’.
Toàn bộ báo ứng dưới địa ngục là do con người gây nên, người tốt số tất theo Thiên lý mà hành, càng không dám làm tổn hại Thiên lý. Các ngươi từ nay về sau nếu có ra làm quan, hãy nhớ đều phải yêu dân như con, chớ lấy việc công làm việc tư”.
Quả nhiên chưa đầy một tháng sau, nghe nói rằng, gia đình người quan lại kia bị nhiễm bệnh dịch, cả nhà bốn, năm khẩu, chưa được mấy ngày, lần lượt đều qua đời. Người học trò kia vô cùng cảm thán bởi lời của Chu Bách Lư nói quả không sai lệch chút nào…
Thiện ác có báo là chân lý. Con người ngày nay lại không tin, hơn nữa còn phá hoại tín ngưỡng truyền thống, càng không trân quý sinh mệnh, cổ xúy vô thần, vô Phật, vô Đạo… Vậy nên mới khiến tai họa giáng xuống càng nhiều, Thiên lý không dung.
Vậy nên, đạo đức và lương tri quay về với Thiên lý, thì mỗi người chúng ta cũng như toàn xã hội mới có một tương lai tốt đẹp. Đây mới là lựa chọn sáng suốt nhất của con người.
Bảo An, dịch từ NTDTV