Thursday, June 18, 2020

Phi vụ cứu người Chi khu Gia-Vực - KQ Phan-văn-Phúc 219-253

Posted by   February 19, 2019  1762

Tôi thường được biệt phái bay C&C với ông Đại-tá Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 11 Biêt-động-Quân đóng tại Quảng-Ngãi, lần cuối cùng chúng tôi bay quần trên bầu trời chi khu Gia-vực suốt cả ngày, cứ đáp lấy xăng, ăn vội rồi lên vùng ngay vì tiểu đoàn của ông đang bị Cộng quân vây đánh khắp nơi. Cuối cùng tôi nghe ông ban lịnh: "Hủy bỏ các tiền đồn rút về cố thủ tại Chi khu". Tôi về đáp trả ông lại đơn vị và bay đi trong bóng đêm, lòng cảm thấy thương cảm cho vị chỉ huy và bao chiến hữu, không biết có giữ vững được phòng tuyến hay không? Chi khu Gia Vực nằm sâu trong dãy Trường Sơn mà phía ngoài là chi khu Minh-Long đã bị Cộng quân chiếm đóng khá lâu nên vào vùng chúng tôi phải bay cao để tránh phòng không địch.


Sau một thời gian khá lâu, Biệt đội chúng tôi đang biệt phái tại căn cứ Chu-Lai, trong khi tất cả đang còn say ngủ thì anh trực máy gọi tôi đến nhận lịnh từ phòng hành quân chiến cuộc Đà-Nẵng: "Tất cả lấy xăng đầy đủ bay vào đáp phi-trường Quảng-Ngãi gấp“. 
Chúng tôi đến phi trường thì thêm 4 chiếc từ Đà-Nẵng cũng vừa đến nơi đáp vào hợp đoàn dọc theo phi đạo. Loay hoay chưa rời khỏi phi cơ thì Đại tá Phước KĐT lôi xuống, bảo chạy đến leo lên chiếc O-1 do anh Đại úy Đức bay vào vùng chỉ điểm cho tôi nhận diện mục tiêu. Từ độ cao trên 7,000 bộ tôi nhìn thấy một tấm Penal màu cam đánh dấu trên một ngọn đồi cao nằm sâu vào phía Tây gần biên giới Lào-Việt. Tôi báo anh Đức bay về và qua anh tôi được biết Chi khu đã bị " over run " gần một tháng nay rồi, tất cả máy bay vào vùng đều bị phòng không bắn nên việc dò tìm tung tích những anh em quân nhân thất lạc bị trở ngại rất nhiều. Được biết hầu hết những toán đi ngược ra Quảng-Ngãi đều bị chận đường tiêu diệt gần hết, riêng toán nầy may nhờ được một người Thượng hướng dẫn đi ngược lên núi mới tránh khỏi bị chận đánh và kéo nhau lên núi, lấy penal trải báo hiệu nên máy bay trinh sát trông thấy.

Kế hoạch hành quân cấp cứu là xuất phát thật sớm, lợi dụng lúc mây còn che phủ, những khẩu phòng không địch không trông thấy nên vừa về lại phi trường Quảng Ngãi, tôi liền lên phi cơ hướng dẫn hợp đoàn bay vào mục tiêu trên cao độ 7,000 bộ, gần đến nơi tôi cho phi cơ rơi thật nhanh vào bãi đáp. Trên đường bay cận tuyến, trông thấy một tên VC đang ngồi đánh răng cạnh khe suối và một toán đang đánh voley, tôi báo cho 2 chiếc guns thanh toán. Phi cơ vừa đáp thì toán quân nhân thất lạc trong đó có cả đàn bà và trẻ nhỏ ào ạt trèo lên đầy ắp, phi cơ cất cánh không muốn lên nổi nên tôi phải bay là là sát ngọn cây, nhờ hai chiếc gunships bắn dọn đường trở về. Cả hợp đoàn phía sau cũng được lệnh quay về vì tất cả đã lên hết trên tàu, tôi đếm lại đến 27 người trên chiếc trực thăng mỏng manh UH-1. Trở lại phi trường, lúc nầy trời đã sáng hẳn và rất đông người trên phi đạo chạy đến bu quanh phi cơ, nhiều người ôm chầm lấy tôi cám ơn rối rích. Chúng tôi cất cánh rời phi trường, nhìn lại hai bên phi đạo, nhiều người đang bò lăn kêu gào thảm thiết vì không thấy có người thân, lòng mình cũng thấy quặn đau khó tả.

Phi Đòan 253 Pilot Phúc Dù ngồi giửa giơ tay chào

Một tuần sau Quân Đoàn 1 tổ chức buổi lễ vinh danh và tặng huy chương kèm vòng hoa chiến thắng tại trường Trung học Sao Mai Đà-Nẵng, buổi lễ rất trang nghiêm trong khúc nhạc quân hành “Trong đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu“, các quân nhân lần lượt được các em nữ sinh Sao-Mai xinh như mộng choàng vòng hoa chiến thắng, trong tràng vỗ tay vang dội cả hội trường. Đặc biệt thay vì vòng hoa, tôi được người yêu trang trọng choàng cho một khăng choàng màu tím chính tự tay nàng thêu tặng, và cũng chính chiếc khăn nầy đã cột chặt cuộc đời chúng tôi với nhau suốt 47 năm qua, dù đã phải trãi qua biết bao thăng trầm tù tội. Cũng rất đặc biệt là chiếc khăn nầy luôn được Ly-Lan, người vợ thương yêu của tôi cất giữ nguyên vẹn mãi đến ngày nay, nàng thường muốn được tự tay choàng vào cổ mỗi lần tôi mặc áo bay đi dự hội.
KQ Phan-văn-Phúc 219-253
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, khi sư đoàn 320 cộng sản bắc việt ào ạt tiến vào Ban Mê Thuột, ba trong tỗng số 4 trung đoàn của Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã có mặt tại khu vực giữa quận An Nhơn, ngay giao lộ giữa quốc lộ 19 với quốc lộ 1, và phía đông đèo An Khê. Tiểu Đoàn 1 và 2 thuộc Trung Đoàn 47 Bộ Binh, án ngữ đọan đường phía đông dẫn vào đèo An Khê, liên tiếp đẩy lui những cuộc tấn công ác liệt của các tiểu đoàn thuộc trung đoàn 2, 141 cộng sản bắc việt, và đánh bật lực lượng này ra khỏi chiến trường.
Ngày 11 tháng 3 năm 1975, Tiểu Đoàn 3 còn lại của Trung Đoàn 47 Bộ Binh được không vận tới quận Bình Khê, hoàn tất việc chuyễn quân cho toàn bộ Trung Đoàn. Lúc này, Tiểu Đoàn 927 Địa Phương Quân vẫn giữ một số vị trí bên trong đèo, nhưng không còn kiểm soát được trục lộ giao thông qua đèo nữa. Cũng trong ngày 11 tháng 3, quân cộng sản bắc việt tràn ngập vị trí phòng thủ của Tiểu Đoàn 209 Địa Phương Quân; Tiểu Đoàn 218 Địa Phương Quân còn lại với các Đại Đội rải quân quá mỏng để giữ đèo đã bị cô lập hoàn toàn và lâm vào tình huống có thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào!
Trung Đoàn 42, Sư Đoàn 22 Bộ Binh với Bộ Chỉ Huy đặt tại Bình Khê, mở những cuộc tấn công về phía tây, dọc theo quốc lộ 19, trong nổ lực nhằm bắt tay với các đơn vị đang bị vây hảm của hai Tiểu Đoàn thuộc Trung Đoàn 47 Bộ Binh.
Ngày 8 và 9 tháng 3 năm 1975, Trung Đoàn 41 Bộ Binh từ Bồng Sơn di chuyễn tới vùng An Sơn trên quốc lộ 19, để bảo vệ tuyến tiếp vận, liên lạc phía tây Bình Khê, và đồng thời bảo vệ an ninh cho căn cứ Không Quân Phù Cát.
Trung đoàn 40 Bộ Binh, trung đoàn thứ tư của Sư Đoàn 22 Bộ Binh, vẫn nằm lại vùng phiá bắc tỉnh Bình Định, án ngữ cửa ngỏ vào thung lũng An Lão, và bảo vệ đèo Phù Ku trên Tỉnh Lộ 506, phía bắc Phù Mỹ.
Tới ngày 11 tháng 3, hai tiểu đoàn 1 và 2 thuộc trung đoàn 2 của cộng sản bắc việt đã bị hoả lực phi pháo của quân ta gây thiệt hại nặng nề. tiểu đoàn 7, thuộc trung đoàn 141 của cộng sản bắc việt cũng bị đánh bật khỏi ngả ba giao thủy cuả hai sông Cồn và sông Đồng Phổ, với hai đại đội gần như bị diệt gọn. Các tiểu đoàn 3 trung đoàn 2 tiểu đoàn 5 trung đoàn 12 của cộng sản bắc việt cũng bị thiệt hại nặng.
Nhưng quân cộng sản bắc việt đã nhanh chóng bổ xung quân số và vũ khí, đạn dược bằng những đoàn xe tải rầm rộ đổ vào vùng thung lũng Vĩnh Thạnh.
Ngày 12 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt tràn ngập Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 218 Điạ Phương Quân cùng một đại đội của Tiểu Đoàn này, mặc dù Trung Đoàn 47 Bộ Binh đã hết sức nổ lực phá vòng vây của Bắc quân để bắt tay với lực lượng diện điạ tử thủ tại đây. Tiểu Đoàn 218 Điạ Phương Quân gom góp những thành phần sống sót của các đại đội, cố thủ tại khu vực phía tây dẫn vào đèo.
Nhưng Đơn Vị này đã bị trung đoàn 12 của cộng sản bắc việt tấn công, tràn ngập vào ngày 17 tháng 3 năm 1975.
Ngày 13 tháng 3 năm 1975, năm tiểu đoàn của cộng sản bắc việt mở những đợt tấn công vũ bão vào vị trí Tiểu Đoàn 1 và 2, Trung Đoàn 47 Bộ Binh, nhưng bị đẩy lui.
Tính từ ngày 4 tháng 3 năm 1975, liên tiếp bốn Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 47 Bộ Binh, đã tử trận! Tướng Phan Đình Niệm cho rút Tiểu Đoàn 2, với quân số chỉ còn phân nữa ra khỏi chiến trường, về dưỡng quân và tái phối trí tại hậu cứ Sư Đoàn. Trung Đoàn 47 Bộ Binh với hai tiểu đoàn còn lại bắt đầu mở những đợt tấn công vào vị trí của quân cộng sản bắc việt tại khu vực phía tây dẫn vào đèo An Khê, nhằm bắt tay với lực lượng Điạ Phương Quân còn cố thủ trên đèo.
Nguồn : tháng tư không ánh mặt trời
Từ khi chủ chết vào năm 2006 , tối nào con chó này cũng chạy từ nhà ra nghĩa trang cách đó 3 dặm để giữ mộ chủ . Buổi sáng nó chạy về nhà chủ .
"For the past 6 years, a dog named Capitán has slept on the grave of his owner every night. His owner, Miguel Guzmán died in 2006 and Capitán disappeared shortly after the family attended the funeral services. They searched everywhere and put out flyers to try and find him. But no one had seen him.
A week later, some people who were at the cemetery late one evening spotted Capitán laying on a grave and they contacted the grounds keeper at the cemetery. The cemetery notified the family who promptly came to pick him up and take him home. But each night he would cry and scratch frantically at the door to go out and he wouldn't return home until morning. It was later discovered that Capitán would walk the 3 miles back to the cemetary each night to guard his master's grave.
It has been nearly 7 years now. The cemetery does not close the gates until he arrives each night promptly at 6 pm. He sleeps there all night guarding the grave until the grounds keeper opens the gate in the morning". This is a true picture of Capitan here http://instagram.com/p/oAJsgmxban/


https://www.facebook.com/photo/?fbid=2512485302098614&set=a.197514143595753&__cft__[0]=AZVT9tSZa4o3hqNXGHNClY-TvLpGIictXHNoDQm1R7rgu6kK1CB6oXeApngWe1lkPW3kOEaWWDb5BD0rKWMpQ7chAMeuJrnfHKHxjdr-HFUT-tB1qVQUV2fQGNTTI063y8MeiuEd0p68nDp-7peNGcoa&__tn__=EH-R