Wednesday, August 9, 2023

 3/ Địa điểm của cuộc hành quân New Life (Đời Mới).

Chuyển ngữ từ sách Blue Lanyard, Green Valley của Lex McAulay

Phía đông của Sài Gòn, Việt Nam, là thung lũng của Sông La Ngà. Cho tới năm 1954, khu vực này hầu như ko có ai sinh sống với rừng rậm bao la và những đồi thấp. Sau Hiệp định Geneva 1954, chấm dứt cuộc chiến dành độc lập giữa nhân dân VN và thực dân Pháp, hàng trăm ngàn người VN do không chấp nhận sống dưới chế độ CS tại miền bắc, đã vượt ranh giới tạm thời giữa 2 miền tại vĩ tuyến 17 để di cư vào nam. Khoảng 30 ngàn trong số họ đã khẩn hoang lập ấp tại thung lũng La Ngà hoang vu này, và sau vài năm lao động khổ nhọc, họ đã tạo một khu vực sản xuất lúa gạo giàu có, đứng hàng THỨ NĂM về năng xuất tại miền nam. (Nói thêm: Theo hồi ký Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh TT Ngô Đình Diệm của Nguyễn Hữu Duệ, tổng thống đã vài lần thăm viếng khu vực này và vì thấy đất đai phì nhiêu, dân cư lại thưa thớt nên ông lập kế hoạch đưa dân từ các tỉnh miền trung - những nơi đất đai khô vằn, đất chật người đông, đến khẩn hoang lập ấp tại khu vực này. Theo bản đồ và hình ảnh đính kèm, ở thung lũng này có vài khu trù mật như Địa Điểm Dinh Điền Khắc Cần hay Dinh Điền Dak Ménou. Theo bản đồ đính kèm, phần lớn vùng phía bắc Sông La Ngà là ruộng lúa. Chung quanh Sông Lăng Quăng Hồ Biển Lạc cũng là ruộng lúa. Khu vực các xã Lạc Tánh, Văn Lê, và Hiếu Tính thuộc quận Tánh Linh cũng là ruộng lúa. -- người dịch).

Khu vực trồng lúa này nằm dọc theo Sông La Ngà có chiều rộng từ đông sang tây khoảng 32 km và từ bắc xuống nam khoảng 18 km. Sông này xuất phát từ núi rừng hiểm trở ở phía đông và có dòng chảy uốn khúc, có chỗ như cùi chỏ, chảy xuyên qua thung lũng theo chiều đông nam lên tây bắc, trước khi quay về phía nam vào khu nhiều đồi núi, nơi mà nó trở thành ranh giới giữa tỉnh Long Khánh và Bình Tuy. Khoảng 15 phố thị và làng nằm trên các sườn đồi, nối với nhau bởi những con đường ko thuận tiện lắm cho lưu thông (vì đường xấu và thường xuyên bị quấy phá bởi du kích cs). 

Vì các làng và phố thị này nằm ở rìa những núi đồi, bao phủ bởi rừng rậm, chúng là nơi lý tưởng dễ bị khống chế bởi du kích quân.

Một số làng có chiều dài 2 tới 3 km nhưng những làng khác, dân sống tập trung hơn; nhưng việc các làng này nằm rải rác dọc theo các đường vừa rất xấu, vừa đi ngang khu vực hoạt động của du kích, khiến cho việc bảo vệ các làng là điều ko khả thi. Kết quả là những kẻ võ trang, ý nói CS, từ rừng núi đã khống chế dân làng.

Năm 1963, VC đã bắt đầu hoạt động ở thung lũng La Ngà, và lấy 1/2 hoa màu. Năm 1964, chúng lấy toàn bộ.

VC đã áp dụng những phương thức và kỹ thuật của chiến tranh cách mạng CS. Trước nhứt, những cuộc họp rất khiêm tốn (low key) được tổ chức trong đó dân làng được nghe về những sai lầm hay tội ác mà người CS cho là 'đã gây ra bởi các viên chức địa phương', và làm thế nào VC, luôn luôn tự nhận mình là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, sẽ sửa chữa những sai lầm hay tội ác này và đời sống người dân sẽ tốt đẹp hơn sau khi 'giải phóng'. Các tổ chức và ủy ban được thành lập và chẳng bao lâu mọi khía cạnh của sống hàng ngày của làng đã bị kiểm soát bởi Mặt Trận.

Từ từ bàn tay sắt của cách mạng đã lộ rõ. Mọi di chuyển khỏi làng đều bị kiểm soát và các cá nhân đi tới những ngôi chợ gần đó, để bán rau quả hay sản phẩm của họ, đều bị cấm; Mặt Trận mua mọi thứ, với giá do họ qui định. Mọi ý kiến nào khác với chủ trương hay chánh sách của Mặt Trận đều bị cấm; biểu tình hay bất đồng chánh kiến sẽ bị trừng phạt.

            

Các quân nhân và dân làng ko rõ tên họ tại Khu Trù Mật/Khu Dinh Điền Võ Đắt (Unidentified Military Members and Villagers at Vo Dat Agroville). Có lẽ chụp năm 1966.

Ngoài việc chăm lo cho thửa ruộng hay vườn cây của mình, mọi người đều được yêu cầu đóng góp thêm nữa cho cách mạng. Công sức này ko được trả lương, và nếu ai ko thể đóng góp, một thành viên trong gia đình được yêu cầu làm điều đó.

Một ví dụ (VD) về điều này là vào ngày 14 tháng 10 năm 1965, khi 700 người đã tập họp để di chuyển từ Võ Xu tới rừng núi, với lương thực với vật dụng cá nhân của mình, trong vòng 1 tháng. Họ đã bị cưỡng bách khiêng vác đạn dược và tiếp liệu của VC từ căn cứ này tới căn cứ khác. 

4. Trong khi đó, trên bình diện quốc gia, chính quyền Sài Gòn đã chao đảo giữa các khủng hoảng chính trị. Chính phủ (CP) cứng rắn chống cộng của tổng thống Ngô đình Diệm thì tham nhũng ở mọi từng lớp, đã thông qua những đạo luật hà khắc cấm đoán phần lớn các giải trí công cộng phổ thông, do vậy cuối cùng đã xa rời với phần lớn quần chúng. CP này đã bị lật đổ tháng 11 1963, trong đó Diệm và người em đã bị giết bởi những kẻ chiến thắng. Tiếp theo đó là một loạt những đảo chánh bởi những viên tướng nhiều tham vọng nhưng bất tài (incompetent) và tham nhũng. Do các tướng lãnh và bộ tham mưu của họ tập trung vào việc tranh dành quyền lực (focuss on plots and intrigue) tại SG, cuộc chiến đấu tại các tỉnh chống lại lực lượng cách mạng của CS ngày càng xấu đi.

. . . 

Vào đầu năm 1965, QLVNCH, gọi tắt là ARVN - đã bị thua khắp nơi. Trong khi các trung đoàn chủ lực của vc có mặt trong các trận đánh lớn, các sđ chính quy của bắc VN đã xâm nhập qua ngã Lào và Cambodia vào nam VN.

. . .

Đối diện với sụp đổ hiển nhiên trong cuộc tranh đấu cho nền dân chủ tại nam VN, Mỹ đã cam kết đưa lực lượng võ trang để hỗ trợ CP này, dù cho họ tham nhũng và bất tài. Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn Dân Quốc, Phi Luật Tân và nhiều nước dân chủ khác đã gửi quân và các toán dân sự để giúp nam VN. 

Sự trợ giúp từ nước ngoài và tập thể này, được gọi là Lực lượng Yểm trợ Quân sự của Thế giới Tự do, viết tắt là FWMAF, hay "Thế giới Tự do". Dù hơn 30 nước tham dự, nhưng chỉ có 6 nước gửi quân, đó là Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Trung Hoa Dân Quốc và Thái Lan.

Lữ đoàn 173 Nhảy Dù (biệt lập) 

Vào năm 1965, lữ đoàn (LĐ) này có 2 TĐ bộ binh - TĐ 1 và 2 của trung đoàn 503 nhảy dù - với 2 pháo đội 105 ly; chi đoàn D/16 thiết kỵ, tương đương một đại đội xe M-113; chi đoàn E/17 thiết kỵ, với các xe jeep trang bị đại bác ko giật 106 ly và các xe chống tăng tự hành, có tên Spats, cũng trang bị 106 ly; và một TĐ tiếp vận để giúp LĐ hoạt động như một đv biệt lập (separate), thay vì là cơ hữu của một sđ. 

Từ tháng 6 1965, LĐ 173 và các đv của Úc và Tân Tây lan đã hành quân khắp Vùng 3 Chiến Thuật quanh Sài Gòn. Qua đó họ đã nhận thấy: sức mạnh của địch đã bị phóng đại bởi chính quyền địa phương; các trung đoàn VC đã tránh đụng độ; và việc bảo mật về hành quân của các đối tác VNCH có nhiều sơ hở.

Khi LĐ này tới khu vực hành quân, họ thấy rằng VC đã biết trước khi phần lớn các đv rút đi chỗ khác và dân chúng đã được đối phương chỉ dẫn cách đối phó với binh lính nước ngoài trong khu vực hành quân.

12/100

Ngày 19/11, bộ tham mưu của tướng Williamson

.. . . 

====

17/100. Lữ đoàn 173 nhảy dù Mỹ đã  báo cáo với cấp trên như sau 'chúng tôi đã thi hành một kế hoạch táo bạo che phủ trong bí mật. Đáp ứng với các tin tình báo về hoạt động gia tăng của VC trong khu vực hành quân (HQ) và các chỉ báo rằng kế hoạch HQ ngày 29/10/1966 đã hình như bị lộ (compromise), một kế hoạch đã được thiết kế (formulate) để bảo đảm việc thành lập một căn cứ vững mạnh ở sân bay Võ Đắt, trước khi có bất cứ giai đoạn nào của cuộc HQ. Kế hoạch này chỉ được phổ biến rất hạn chế (dissiminate) vào giờ chót đến những ai cần-phải-biết (need-to-know).'

Lúc 7 am, phân nửa của TĐ 2/503 của lữ đoàn 173 nhảy dù được chỡ tới Xuân Lộc, để chuẩn bị đổ quân xuống Võ Đắt, nhưng sương mù quá nhiều, khiến trể 25 phút so với dự định. Việc đổ quân có máy bay ném bom bảo vệ và lính xuống đất vài phút sau 9 am. Không có ném bom hay pháo binh dọn bãi. Toán tiền tiêu của TĐ 2/503 lục soát phi đạo để tìm kiếm mìn bẫy và bảo vệ sân bay cho phần còn lại của lữ đoàn đến. Cả TĐ xuống hết lúc 9.45 am, và lúc 10.10 am, lữ đoàn đã bắt đầu đổ quân, khi chiếc C-130 bốn động cơ đầu tiên đáp xuống phi đạo. 

Xuất phát từ chiếc C-130 này, các chuyên viên của không quân Mỹ đã nhanh chóng lập một trung tâm điều không trên phi đạo, vì lúc đó hàng đoàn trực thăng, vận tải cơ C-130 và những chiếc Buffalo 2 động cơ cũng kéo tới. Nói thêm: Chiếc này thuộc loại STOL, cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, do hãng De Havilland Canada sản xuất, xem hình, phi hành đoàn 3 người, chỡ 41 binh sĩ hay 24 băng ca hay 8.200 kí. Chiếc DHC-5 Buffalo đã thay thế chiếc DHC-4 Caribou, rất thông dụng tại VN, cũng do De Havilland sản xuất, ở chỗ tải trọng của chiếc Buffalo gấp 2 lần chiếc Caribou, dùng động cơ tuốc-bin cánh quạt hay turboprop, thay vì động cơ piston như Caribou. Được đưa vào xử dụng từ 1965, so với 1961 của Caribou, lúc đầu bởi không quân Canada, sau bởi không quân Mỹ. -- người dịch). Toán điều hòa không lưu này đã làm việc rất tốt vì có lúc có tới 15 chiếc UH-1 đổ xuống theo hàng một dọc theo phi đạo cùng lúc đó các loại vận tải cơ như C-130 hay Buffalo lên xuống. 

Lúc 9 am cùng ngày, TĐ 1 của quân đội hoàng gia Úc, viết tắt là 1RAR được chỡ tới khu trực thăng của sân bay Biên Hòa, có tên gọi "Hố Rắn", để được bốc vào Võ Đắt. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì phi đội trực thăng Mỹ đồn trú tại đây có tên hiệu "The Rattlers" (Rắn rung chuông) với hình con rắn chuông chuẩn bị tấn công được vẽ trên máy bay, rất quen thuộc với những đv đã được nó chỡ. 

Sân bay cũ của Pháp tại Biên Hòa đã là nơi đồn trú của các đv trực thăng Mỹ và một phi đạo kép dài 3.000 mét đã được xây dựng ở đó. Sân bay này được dùng bởi không quân Mỹ và VNCH.

. . .

Trời trong và tầm nhìn tuyệt vời. Các người lính bộ binh Úc, đeo dây ba-chạc TAB, mang nặng ba-lô, trên đó có vũ khí, đạn dược, lương thực, nước uống, quần áo để thay đổi, đồ ngủ, máy truyền tin, pin, đạn cối, bàn tiếp hậu (base-plate), rốc-két để phá hầm, cuộn dây điện thoại, và những thứ cần thiết cho cuộc hQ, đã trèo vào lòng xe và đứng vịn vào thành xe để được chỡ ra bãi đậu trực thăng. 

Ngay khi các xe tới bãi đậu, trực thăng bắt đầu nổ máy và lính Úc trèo lên. Đợt đầu có hai đại đội và hướng về phía đông tới Bình Tuy. 

Có tổng cộng 62 chiếc chỡ quân loại UH-1D do hãng Bell sản xuất, được biết với tên gọi "Huey"; mỗi chiếc chỡ 6 binh sĩ Úc, như vậy đợt này có 372 người. Các trực thăng võ trang hay 'gunship' trang bị đại liên M-60, rốc-két và phóng lựu, ý nói M-79, ở mủi và bên hông của trực thăng. Các trực thăng chỡ quân ko có những trang bị này, nên gọi là "slick".

Dù quân Mỹ từ 1962 đã dùng UH-1B làm gunship tại Nam VN và các phim truyền hình trình chiếu tại Mỹ và Úc từ 1964 đã cho thấy điều đó, nhưng chính sách của Úc vẫn ko võ trang cho trực thăng Úc. 

Từ xa về phía nam, cánh đồng tương đối bằng phẳng bắt đầu hiện rõ trước mắt lính Úc, với thỉnh thoảng những cụm đồi thấp, và xa hơn nữa là bờ biển, với biển bạc và hình dạng của bán đảo Vũng Tàu và gần đó núi đồi Long Hải và Núi Dinh. Họ sẽ quen dần với phong cảnh này với các cuộc HQ sau này. 

. . .

Trong bầu trời trong suốt buổi sáng, từ khoảng cách vài km, những người lính Úc đã có thể thấy một đám mây lớn gồm bụi đỏ và khói do lân-tinh trắng tạo ra bởi không kích xuống một đồi gần Võ Đắt. Có một làn bụi đỏ (red haze) ở cạnh đồi, nhưng ko ai biết đó là gì. 

19/100. Phi đạo ở Võ Đắt là đất đỏ, đất tạo ra từ phún thạch núi lửa. Khi hàng chục trực thăng đáp xuống đất, một đám mây bụi đỏ khổng lồ bốc lên. Đây chính là làn bụi đỏ mà họ đã thấy từ xa.