Wednesday, August 27, 2014

Răng hư ? Mọc cái khác
'Chúng là ruồi dấm/drosophila với 1 xương sống' . Pamela Yelick nói trong khi chỉ cho tôi 1 hồ đầy cá vằn trong phòng thí nghiệm của bà . Giải thích : những con vật này dễ thí nghiệm , và các nhà kh đã giải mã (crack) gen của chúng , làm cho chúng gần dễ như ruồi dấm trong nghiên cứu về di truyền . Nhưng đối với Yelick , 1 nhà sinh học phân tử tại viện Forsyth tại Boston , một điểm quan trọng làm chúng tốt hơn ruồi dấm (fruit fly) : cá vằn có răng . Và ko chỉ như vậy , chúng tiếp tục rụng/lột (shed) và mọc lại những răng này trong suốt đời của chúng .
Con ng , dĩ nhiên , chưa như vậy .
Ngày nay , hơn 200 T ng tại Mỹ , Â.C. và Nhật đang mất ít nhứt 1 răng 1 năm , và chỉ riêng tại Mỹ , khoảng 200.000 ca ghép răng (implant) mỗi năm . Nhưng ngay cả răng giả tối tân nhất(state-of-the-art prosthetic) vẫn thua răng thật : kết cấu = titan thường bị các mô chung quanh đẩy ra . Hơn nữa , răng giả cứng và Ko thích ứng  khi nhai . ' Khi implant trục trặc , mọi thứ sẽ rối lên (it's just a mess) ,' Yelick nói . ' Nha sỉ sẽ vui mừng (thrill) khi có thứ thay thế ra đời .' Thứ thay thế đang đc phát triển tại 1 lab 2 tầng bên trên hồ cá của Yelick - lab mà toán của bà đang nuôi răng .
Vào 2002 , toán bà gây ngạc nhiên cho chính họ và các nhà kh khác khi tạo ra 1 răng đầu tiên từ nuôi cấy (cultured) . Thật ra , đó chỉ là 1 răng nhỏ , đo chỉ 0.08 in đường kính , nhưng lại là đột phá lớn . Những thí nghiệm trước tại các lab khác chỉ tạo ra ngà răng (dentin) , từ tế bào gốc ngà răng . Răng của Yelick , tạo nên từ nụ/chồi/mầm (bud) răng của 1 con heo 6 tháng tuổi , có 1 lớp men (enamel) nằm bên ngoài ngà răng , và các cấu trúc khác có thể nhận ra .
Đầu tiên , các nhà kh phân ra (dissociate) những mầm này - 1 mẫu mô răng chưa trưởng thành - vào từng tế bào . Kế đó họ rắc/gieo các tb này vào 1 giàn giáo/giá đở (scaffold) bằng polymer , có dạng như 1 răng và bao phủ bằng collagen . Những giàn giáo này đc cấy vào ruột 1 con chuột , nơi chúng có nguồn máu ổn định , và để tại đó từ 20-30 tuần .
2 trở ngại lớn đối với áp dụng cho ng : làm sao phân lập (isolate) tb gốc của men răng , và làm thế nào chuyển hóa (coax) những mầm răng này thành kích cở và hình dạng riêng biệt . Toán của Yelick đã có tiến bộ đáng kể ở bước đầu tiên này .
Để hiểu làm thế nào và tại sao , một r.hàm thành 1 r.hàm mà ko thành r. sữa là 1 câu hỏi khó khiến họ nghĩ tới cá ngựa vằn .
Yelick đang cố gắng hiểu cơ chế ở cấp phân tử điều chỉnh sự phát triển hàm-sọ của cá này . Lab của bà đã nhận dạng 1 tế bào receptor - có thể đáp ứng với a.sáng , n.độ , hay các k.thích khác và truyền 1 t.hiệu tới 1 dây thân kinh cảm giác - ở cá này và ng .
Một khi đột phá thứ hai này đạt đc - trong 3 hay 5 năm tới , Yelick tiên đoán - toán sẽ bắt đầu thử nghiệm trên đ.vật lớn hơn , và cuối cùng ở ng . 'Chúng tôi đã có ng yêu cầu răng heo,' bà nói . Nhưng chúng tôi ko có sản phẩm l.sàng trong 10-15 năm . Thực tế , kỷ thuật này đã được giấy phép bởi Ivoclar Vivadent , 1 cty ở nước Liechtenstein , chuyên bán những sản phẩm tối tân về răng hóa học hay sinh học . Cty hy vọng sẽ nuôi răng của John Q. từ chính tb của ông vào cuối thập niên .- Jessie Scanlon ./.
 

Dịch từ Popular Science May 2004 .
- - - -
Những phát triển khác trong nghành tái tạo răng .
- Viện Forsyth đi đầu trong phát triển vaccin cho trẻ em có thể ngăn sâu răng bằng cách kích thích việc s.xuất kháng thể chống lại mutans strepyococci , 1 vi khuẩn gây sâu răng .
- TT nghiên cứu Paffenbarger đang phát triển việc kháng hóa (remineralize) kẹo nhai , cũng như kem đ.răng và nước s.miệng để giúp răng tự chữa lấy . 

Khi răng sữa của con bạn rụng , bỏ nó vào 1 ống đ.biệt - tên là Tooth Ferry - và gửi tới lab , nơi các nhà kh sẽ phân lập các tb gốc từ tủy răng/pulp , nuôi cấy/culture chúng , và lưu giử trong tủ lạnh . Mổi ống chứa 1 dung dịch giúp nuôi tb gốc cho tới khi chúng làm thành răng .
San Jose Aug 27 2014 lúc 1145 PM .

Bad Tooth? Grow Another

Scientists have created cultured teeth, seeding them like pearls in the intestines of rats. Progress with stem cells and tissue engineering promises to bring this tech to dentistry.

0


Cultured Pearly Whites
When your child’s baby tooth falls out, pop it into a special capsule and transport tube—the Tooth Ferry—and send it off to the lab, where technicians will isolate stem cells from the tooth pulp, culture them, and store the sample. Each sealable capsule holds a growth medium to nourish the stem cells until they make it to the lab.
Kenn Brown and Christopher Wren
“They’re drosophila with a backbone,” Pamela Yelick says as she shows me the tanks full of zebra fish in her lab. Translation: The critters are easy to work with, and scientists have cracked their genome, making them almost as good as fruit flies when it comes to doing genetic research. But for Yelick, a molecular biologist at the Forsyth Institute in Boston, one crucial trait makes them even better than fruit flies: Zebra fish have teeth. And not only that, they continuously shed and regrow those teeth over the course of their lifetime.


Humans, of course, don’t—yet.


Today, more than 200 million people in the United States, Europe and Japan are missing at least one tooth, and in the U.S. alone, some 200,000 implant procedures are performed annually. But even state-of-the-art prosthetics are a poor substitute for authentic pearly whites: The titanium structure is often rejected by the surrounding tissues. Moreover, implants are rigid and can’t adapt as a person’s bite changes over time. “When implants go wrong, it’s just a mess,” says Yelick. “Dentists are thrilled that there will be an alternative.” That alternative is being developed in a lab two floors above Yelick’s fish tanks—the lab where her team is growing teeth.


In 2002, Yelick’s team surprised themselves and the research community by producing their first cultured tooth. It was, granted, a small tooth, measuring just 0.08 inches in diameter, but it was a major breakthrough. Previous efforts at other labs had generated dentin, the bone-like tooth material, from dentin stem cells. Yelick’s tooth, grown from tooth buds taken from a six-month-old pig, had an enamel layer over a dentin core, and other recognizable structural elements.


Here’s how it works: First, researchers “dissociate,” or divide, the buds—a bit of immature tooth tissue—into individual cells. Then they seed the cells onto a scaffold: a polymer felt, shaped like a tooth and then coated in collagen. The scaffolds are implanted in the intestine of a rat, where they have a steady blood supply, and left for 20 to 30 weeks.


Two big hurdles to a human application remain: how to isolate enamel stem cells, and how to coax growing buds into a specific size and shape. Yelick’s team has made significant progress on the first challenge, research that she hopes to publish by the end of this year.


Understanding how and why, say, a molar becomes a molar and not an incisor is a harder question, and that’s where the zebra fish come in. Yelick is studying the gene-signaling pathways of the fish, trying to understand the molecular mechanisms regulating craniofacial development. Her lab has already identified a novel receptor expressed in the tooth development of both zebra fish and humans.


Once the second milestone has been reached—in the next three to five years, Yelick predicts—the team will begin testing on larger animal models, and ultimately humans. “We already have people calling us now asking for pigs’ teeth,” she says. “But we won’t actually have a clinical product for 10 to 15 years.” In fact, though, the technology has already been licensed by Ivoclar Vivadent, a Liechtenstein-based company commercializing several advanced chemical and biological dental therapies. The company hopes to be growing John Q.’s teeth from his own cells by the end of the decade.


Other Developments in Regenerative Dentistry
The Vaccine
Two researchers at the Forsyth Institute are pioneering the development of a children’s vaccine that would prevent cavities by stimulating the production of antibodies against mutans streptococci, the bacteria that cause tooth decay.

The Chewing Gum Scientists at Paffenbarger Research Center are developing remineralizing chewing gum (as well as toothpastes and rinses0 that will help teeth repair themselves .

VÕ THỊ THẮNG: có một nụ cười khác

VO THI THANG 02Ghi chép của Đào Hiếu
Tám giờ mười lăm phút sáng ngày 22/8/2014 chị Võ Thị Thắng, uỷ viên trung ương đảng CS Việt Nam, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã từ trần tại TPHCM sau một thời gian dài bị bệnh nan y.
Với tư cách là “người nhà” của chị, tôi xin ghi lại đôi điều mà tôi từng được nghe chị kể cùng với những kỷ niệm nhỏ giữa tôi và chị như một sự bày tỏ lòng thương tiếc và yêu mến.
*
Trước đây tôi không từng hoạt động chung với chị vì hai người ở hai đơn vị khác nhau nhưng do sự sắp xếp ngẫu nhiên của xã hội mà sau này chúng tôi trở thành người nhà với nhau: chị làm dâu, còn tôi làm rể họ Trần.
Trong chuyến về quê chồng (Bình Định) tảo mộ, gia đình chị và tôi cùng đi trên một chiếc xe mười sáu chỗ của ngành du lịch. Suốt hai ngày đường, chúng tôi nghỉ lại nhiều nơi và đó là dịp mà chị đã kể lại những “biến cố đầy kịch tính” mà chị đã phải trải qua trong suốt thời gian làm Tổng Cục Trưởng. Những biến cố ấy có thể viết thành một cuốn sách dày, li kỳ hấp dẫn như phim hình sự Mỹ. Nhưng chị không dám viết, cũng không dám nhờ tôi viết dù tài liệu thì có rất nhiều. Tôi nghĩ rằng một ngày nào đó những tài liệu ấy sẽ được công bố, hoặc là cuốn sách ấy sẽ được viết ra, nhưng bây giờ thì không.
Bây giờ chỉ có ký họa.
Bây giờ chỉ vài đường nét bằng bút chì, bằng ngón tay nguệch ngoạc trên cát biển Qui Nhơn, bằng hòn than vẽ  trên bức tường cũ… phác thảo bi kịch của một người đàn bà có địa vị ngang hàng với bộ trưởng, một người từng gan lì đuổi theo địch thủ của mình với một khẩu súng rỉ sét, một nữ sinh trường Gia Long đã nghĩ ra được câu tuyên bố để đời. Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.
Người con gái “anh hùng” ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.
Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!
Và nhiều kế hoạch “ám sát” đã được nghĩ đến: xông thằng vào cuộc họp quốc hội “bắt nóng”? Hay bắn tỉa? Bắn ở đâu?
Năm 1999 Tổng Cục Trưởng Võ Thị Thắng nhận được giấy mời sang Mỹ dự hội nghị về du lịch. OK. Sao không cho người bắn tỉa tại sân bay Los Angeles? Ngay khi đối tượng bước ra cổng phi trường là gởi một viên đạn vào đầu rồi đổ thừa cho CIA giết người diệt khẩu. Thật gọn nhẹ.
Kế hoạch lập tức được triển khai. Một anh chàng James Bond 007 mũi tẹt da vàng được chọn trong đám thân tín tại Mỹ để thực hiện Mission Impossible này. Và Mme Thắng không hề hay biết gì về âm mưu đó.
Mấy hôm sau chị lại nhận được một giấy mời của ngành du lịch Trung Quốc. Và, một cách ngẫu nhiên, chị đã chọn đi Trung Quốc.
Chàng James Bond ngồi ngáp ruồi ở sân bay Los Angeles.
Không giết được tên CIA Võ Thị Thắng ở Los thì sẽ bắt cóc hắn tại sân bay Nội Bài khi hắn ta trở về Việt Nam.
Một phương án mới được triển khai ngay lập tức: khi máy bay đáp xuống, xe con của Tổng Cục Du Lịch đến đón sếp thì sẽ có một xe mười sáu chỗ trờ tới, ép nó sát lề, chặn đầu. Khống chế tài xế, bắt cóc bà Tổng Cục Trưởng chạy ra khỏi phi trường, thẳng về nơi giam giữ.
Và mọi việc đã xảy ra y như kịch bản. Nhưng khi những kẻ bắt cóc mở cửa chiếc xe con của Tổng Cục Du Lịch thì chỉ nhìn thấy “bác tài” đang “há hốc mồm” vì kinh ngạc.
-Bà Thắng đâu?
-Xe khác đã đến đón rồi!
Sự thực chẳng hề có chiếc “xe khác” nào cả. Chỉ có phép lạ của phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đã làm cho chiếc va-li của Võ Thị Thắng lạc mất. Mme Thắng xuống máy bay nhưng không tìm thấy hành lý, đứng chờ ở cái vòng xoay cả tiếng đồng hồ. Tài xế chiếc xe con đến đón bấm điện thoại di động gọi nhưng tắt máy, anh ta tưởng sếp đã có người nhà đến đón nên chạy xe không về và bị những kẻ bắt cóc ép vô lề.
Mme Thắng tìm được hành lý thì đã quá trễ. Chị đành gọi một chiếc taxi.
*
VO THI THANG 01Kẻ thù giấu mặt ấy là ai? Chị biết, Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được.
Và bà Tổng Cục Trưởng đã nghĩ đến cái chết. Nhiều người trong Bộ chính trị không tin những hồ sơ ngụy tạo ấy nhưng cũng không “dám” bác bỏ. Chị gần như đơn độc. Chỉ trừ một người bạn giấu mặt. Một ân nhân của chị mà cho đến giờ này, khi sóng gió đã yên, khi một số tay chân của kẻ thù đã bị Bộ công an bắt, bị tòa án xét xử và khi chị đã nghỉ hưu… chị cũng không hề biết người đó là ai?
Trong những lúc lâm nguy nhất, người đó đã gọi điện cho chị, từ một trạm điện thoại công cộng, và báo cho chị hay rằng đang có một âm mưu như thế, như thế… rằng sự việc sẽ diễn ra như thế, như thế…
Nhưng đó cũng chỉ là những an ủi nhất thời. Tuy nhiều lần người ấy đã cứu chị thoát chết nhưng tại sao chị phải lâm vào tình thế ấy? Tại sao lại phải sợ hãi những kẻ đứng trong bóng tối? Tại sao kẻ trong sạch lại phải sợ bọn tội phạm? Tại sao một cán bộ cao cấp như chị lại phải sợ một thứ quyền lực đen nào đấy?
Và đã có lúc chị cầm một sợi dây thòng lọng. Chị cuộn nó lại, giấu trong túi xách, đến soi mặt mình trong gương. Một đêm mất ngủ. Và khóc. Một đêm ngồi trong góc tối của căn phòng nhìn chồng nhìn con và nhìn bức ảnh nổi tiếng của mình. Bức ảnh chụp chị đứng trước tòa án, giữa hai người quân cảnh đeo kính đen. Chị nhìn cái miệng cười của mình. Nước mắt lặng lẽ lăn xuống gò má. Bởi vì giờ đây chị không “được” đứng trước một tòa án để mà cười. Chị đang đứng trước một thế lực vô hình, chị đang bị rình rập, truy sát.
Ngày xưa chị nhìn thấy kẻ thù ngay trước mặt, chị bắn nó bằng một khẩu súng rỉ sét nhưng chị ở thế chủ động, chị là thợ săn còn kẻ địch là con mồi. Bây giờ thì chị không biết kẻ thù đang đứng chỗ nào, mặt mũi nó ra sao. Bây giờ chị có một khẩu K59 mới tinh nhưng chị sẽ bắn vào đâu? Bắn vào bóng tối? Vào hư vô?
Không ai trả lời những câu hỏi ấy và điều đó làm chị tuyệt vọng.
Sẽ phải treo sợi dây thòng lọng ở đâu? Trên xà nhà? Trước cửa? Hay trên một cành cây?
Không thể chết tầm thường được. Phải biến nó thành một lời cảnh tỉnh, một cáo trạng. Có lẽ chỗ tốt nhất là Hội trường Văn phòng Trung ương Đảng.
Chị quyết định vào đó để chọn một vị trí thích hợp.
Thính phòng im phăng phắc. Sân khấu mờ ảo. Những dãy ghế quen thuộc cũng đang lặng thinh, nín thở, chờ xem người đàn bà quen mặt này sẽ làm gì. Chị bước lên sân khấu, ngước nhìn những phông màn, những giàn đèn và những sợi dây kéo. Chị đi một vòng, chậm rãi, thầm lặng. Rồi chị bước xuống những bậc cấp, tìm đến chiếc ghế mà chị vẫn thường ngồi trong các phiên họp Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chiếc ghế ôm chị vào lòng nó, cũng mềm mại, ấm áp như ngày nào. Chị ngửa cổ, tựa đầu vào lưng ghế. Và khóc.
Dường như chị có thiếp đi được một lúc cho đến khi chuông điện thoại reo. Chị mở túi xách, Chiếc điện thoại màu bordeaux đang sáng lên giữa những cuộn dây thòng lọng.
Đó là cuộc gọi của người vô danh, ân nhân giấu mặt của chị. Chị nhận ra giọng nói quen thuộc. Nó ấm áp và chậm rãi. Những lần trước, chị đã cố nghĩ xem đó là giọng của ai nhưng không biết được. Chị chỉ biết chắc người đó đã gọi cho chị theo lệnh của một đồng chí nào đó trong Bộ Chính Trị. Lần này giọng nói ấy chỉ là một câu đơn giản.
-Bộ công an đã bắt hết chúng rồi. Chúc mừng đồng chí.
Chị lặng người đi. Hội trường như sáng lên. Chị thọc tay vào túi xách, nắm chặt sợi dây thòng lọng.
Chị thấm nước mắt bằng chiếc khăn rằn của du kích Miền Nam mà chị đã chuẩn bị sẵn. Chị nhìn thẳng lên sân khấu và cười. Tiếc thay anh nhà báo người Nhật năm nào đã không có mặt để ghi lại nụ cười ấy. Nó vẫn đẹp. Và nếu được công bố với đầy đủ những tình huống đắng cay thì nụ cười trong buổi sáng cuối năm 2000 ở Hội trường này cũng sẽ trở thành một huyền thoại, và có khi còn nổi tiếng hơn cả nụ cười của mấy mươi năm về trước.
ĐÀO HIẾU