Thursday, October 31, 2013

Ba trên bốn người Mỹ tin vào huyền bí (paranormal) , và chỉ thay đổi nhỏ với kết quả năm 2001 .

(Dịch từ bài đăng ngày 16.06.2005 của Viện thăm dò dư luận GALLUP) .

Nguồn : http://www.gallup.com/poll/16915/Three-Four-Americans-Believe-Paranormal.aspx

Đọc thêm bài : One-Third of Americans Believe Dearly May Not Have Departed .

"TP Princeton , New Jersey --- Khoảng 3 trên 4 người Mỹ biểu lộ ít nhứt một sự tin tưởng vào huyền bí (paranormal) , theo 1 thăm dò gần đây của viện Gallup . Tin tưởng phổ thông nhứt là ngoại cảm (extrasensory perception/ESP) , với 41% (của số người được hỏi/thăm dò) , kế đó là tin vào nhà có ma (haunted house) với 37 % .
I/ Danh sách đầy đủ (đằng sau mỗi số là % số người được hỏi) :
1/ Tin vào ngoại cảm (ESP) : 41 .
2/ Nhà có ma : 37
3/ Hồn ma (ghost) - của ng chết có thể trở lại trong địa điểm/hoàn cảnh nào đó : 32 .
4/ Thần giao cách cảm (telepathy) - liên lạc giửa ng này với ng kia mà ko dùng những giác quan bình thường : 31
5/Tiên tri (clairvoyance) - khả năng biết được quá khứ và tiên đoán tương lai : 26
6/ Khoa chiêm tinh (astrology) - cho rằng vị trí các sao và hành tinh ảnh hưởng đến con người : 25 .
7/ Những ng có thể liên lạc , bằng tâm linh , với người đã chết : 21 .
8/ Phù thủy (witch) : 21 .
9/ Luân hồi (reincarnation) - sự tái sinh của linh hồn vào 1 thể xác mới sau khi chết : 20 .
10/ NHẬP VONG/ÁP VONG (channeling/mediumship) - cho phép 1 hồn ma (spirit-being) tạm thời nhập vào cơ thể kẻ khác : 9 .
II/ Một phân tách đặc biệt của dữ kiện trên , như dưới đây , cho thấy 73 % ng Mỹ có ít nhứt là MỘT tin tưởng trong 10 loại tin tưởng nêu trên , trong khi 27 % thì KHÔNG tin gì cả . (Một thăm dò năm 2001 của Gallup đã cung cấp kết quả tương tự --76 % đã có ít nhứt 1 trong 10 tin tưởng này) .
Cột thứ NHỨT là số những tin tưởng mà - người được thăm dò có (number of paranormal items people believe in) ; cột thứ HAI là số phần trăm những người đã tin vào điều này và cột thứ BA là số phần trăm này đã cộng dồn/tích lủy (cumulative percent) . 
10    ,     1   ,    1
  9    ,     2  ,     3
  8    ,     3  ,     6
  7    ,     3  ,     9
  6    ,     6  ,    15
  5    ,     7  ,    22
  4    ,    10 ,    32
  3    ,    11 ,    43
  2    ,    14 ,    57
  1    ,    16 ,    73
Không tin gì hết , 27 , 100 .
III/ Cột phần % cộng dồn (cột thứ BA) cho thấy hơn 1/5 dân Mỹ (22 %) có 5 hay nhiều hơn những tin tưởng về huyền bí , 32 % có ít nhứt là 4 tin tưởng , và hơn 1/2 (57 %) có ít nhứt là 2 tin tưởng . Chỉ có 1 % có tất cả 10 tin tưởng nầy .
Ngoài ra có BA ba loại tin tưởng KHÁC đã bao gồm trong thăm dò này , nhưng ko nhất thiết phản ảnh tin tưởng huyền bí , đó là : a/ tin tưởng 'khả năng dùng tâm linh hay tư tưởng để trị các bịnh về thể xác' , b/ tin tưởng 'người trần thỉnh thoảng bị ma/quỷ ám' (possessed by the devil) , và c/ tin tưởng ' người ngoài trái đất (extra-terrestrial being) đã thăm viếng địa cầu trong thời gian nào đó trong quá khứ.'
Khả năng trị bịnh bằng tư tưởng đã chứng minh qua kinh nghiệm (empirically) , như khả năng của placebo (thuốc trấn yên , để làm yên lòng người bệnh hơn là để chữa bệnh) , cũng như những ví dụ khác . Hơn 1/2 ng Mỹ (55 %) tin vào điều này .
Cuộc thăm dò này cho thấy 42 % ng Mỹ tin rằng 'người trần đôi khi bị ma/quỷ ám' . Tuy nhiên , ko rõ có bao nhiêu người đã coi điều này là có thật (literally) ,và có bao nhiêu người giải thích điều này bằng những thuật ngữ ẩn dụ (metaphorical) , Do vậy , tin tưởng này đã bị loại bỏ .
Thật sự mà nói , sự thăm viếng của người ngoài trái đất (alien) ko phải là phần/lãnh vực của những tin tưởng huyền bí . Dù cho những bằng chứng khoa học dứt khoát (definitive) về những cuộc thăm viếng như vậy còn thiếu , trên nguyên tắc sự hiện hửu của ng ngoài trái đất và khả năng thăm viếng trái đất của họ là đề tài cho sự kiểm chứng theo kinh nghiệm .
Tất cả 10 loại tin tưởng (ở phần I)  đòi hỏi con ng PHẢI có trên 5 giác quan 'bình thường' .
IV/ So sánh dựa trên phân nhóm về nhân khẩu học (demographic subgroup).
Thăm dò cho thấy KHÔNG có những khác biệt đáng kể (dựa trên thống kê) , của tuổi tác , giới tính , giáo dục , chũng tộc , vùng miền của nước Mỹ . Cơ-đốc-nhân dỉ nhiên là ít tin tưởng huyền bí hơn những ng không phải là Cơ-đốc-nhân , 75 % so với 66 % , nhưng cả 2 nhóm cho thấy có một đa số đáng kể với những tin tưởng như vậy .
Vài loại tin tưởng đã suy giảm ko nhiều lắm từ 2001 , ví dụ số ng chỉ có ít nhứt là một tin tưởng vào huyền bí đã từ 76 % năm 2001 xuống 73 % năm 2005 .
Sự suy giảm lớn nhứt từ 2001 là số ng tin vào ngoại cảm (còn 41 % năm 2005 từ 50 % năm 2001) , tiên tri (còn 26 % 2005 từ 32 % 2001) , hồn ma (32% so với 38%) , có thể liên lạc bằng tâm linh với ng chết (21% so với 28%) , nhập vong (9 % so với 15%) .
V/ Phương pháp thăm dò .
Kết quả của thăm dò này dựa trên phỏng vấn qua phone với 1.002 người lớn khắp nước Mỹ , tuổi 18 hay lớn hơn , thực hiện từ ngày 6-8 tháng 6 năm 2005 . Dựa trên kết quả này , bạn có thể tin với 95 %  rằng sai sót là + hay - 3 % . Cộng với sai lầm này , ngữ nghĩa (wording) của câu hỏi và những khó khăn thực tế khi tiến hành thăm dò có thể ĐƯA THÊM (introduce) sai lầm hay thiên vị/thành kiến (bias) vào kết quả  các cuộc thăm dò như vầy . /. "
Nhận xét : CP Mỹ không ủng hộ hay cấm đoán các tin tưởng huyền bí nêu trên , vì họ xem đó là TỰ DO TíN NGƯỠNG , miễn điều đó ko vi phạm luật pháp (như lường gạt , hay gây rối trật tự công cộng , xâm phạm sự an nguy của ng khác , v.v...) .
(TT Thiệu , lúc nào cũng có quyển tử vi gối đầu nhưng việc đó ko phạm pháp vì đó là tự do của ông . Khi nào ông HỔ TRỢ/ỦNG HỘ một cách CÔNG KHAI niềm tin cũa ông về TỬ VI hay TÔN GIÁO (của ông) để điều hành đất nước - lại là PHẠM PHÁP và VI HIẾN) .
Như cách đây vài năm , một  'nhà sư' đã 'làm phép khai quang điểm nhản' cho Tượng Thánh Gióng ở Đại Tự BÁI ĐÍNH , có sự chứng kiến của 1 số quan chức cao cấp gồm CTN NGUYỄN MINH TRIẾT .
Hay tin này , dù là Phật tử , tôi nói với bạn bè , Thánh có linh thì đuổi quân TQ ra khỏi HS-TS và dẹp bọn LÊ CHIÊU THỐNG thời nay .
Và dưới con mắt của người luôn luôn cổ vỏ cho Nhà Nước Pháp Quyền , tôi xem việc này là VI HIẾN và PHẠM PHÁP . Vì mọi ng hay mọi THỰC THỂ (entity) tôn giáo , chính trị , Kinh tế , v.v...  đều BÌNH ĐẲNG trước Pháp luật . Chứ ko có chuyện 'bên trọng bên khinh' .
Ở Mỹ , Nhà nước và Tôn giáo phải TÁCH BẠCH (separate) rõ ràng vì ở Mỹ , có không biết bao nhiêu là tôn giáo , mỗi tôn giáo lại có nhiều giáo phái (denomination) . Tóm lại , sự truyền đạo hay thuyết giảng chỉ được phép trong cơ sở tôn giáo hay nhắm vào các thành phần được mời , và ng dự chỉ đến với tư cách cá nhân (dù ông ta là TT Mỹ) .

Wednesday, October 30, 2013

GIA ĐÌNH CA SỈ PHÁP JOHNNY HALLYDAY  , NGƯỜI MẨU LAETICIA VÀ HAI CON NUÔI VN JADE VÀ JOY .
HAI SỐ MẠNG LẠ THƯỜNG : TỪ TRẺ MỒ CÔI VN TRỞ THÀNH NGƯỜI NỔI TIẾNG (CELEBRITY) VÌ LÀ CON NUÔI CŨA CA Sĩ PHÁP JOHNNY HALLYDAY , MỘT THỜI LÀ THẦN TƯỢNG CŨA NGƯỜI YÊU NHẠC PHÁP Ở VN , VÀ NGƯỜI MẪU LAETICIA . VÀ VÌ VẬY CÓ THỂ NÓI ĐÂY LÀ HAI EM BÉ VN XUẤT HIỆN NHIỀU NHẤT TRÊN TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI .
ĐƯỢC BIẾT CHÁU LỚN CÓ TÊN JADE ODETTE DESIREE , SANH NGÀY 3 THÁNG 8 NĂM 2004 (TÊN KHAI SANH LÀ BÙI THỊ HOA) , ĐƯỢC NHẬN LÀM CON NUÔI TỪ THÁNG 11.2004 (LÚC 3 THÁNG TUỔI) VÀ CHÁU JOY (MAI-HƯƠNG) , SANH NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM 2008 , ĐƯỢC NHẬN NUÔI THÁNG 12 CÙNG NĂM ; (LÚC 5 THÁNG TUỔI) . (The couple have adopted two girls from Vietnam: Jade Odette Désirée, born 3 August 2004 (formerly Bui Thi Hoa), in November 2004,[14] and Joy (Maï-Huong) born 27 July 2008, in December 2008.)
JOHHNNY BỒNG BÉ JOY , LAETICIA BỒNG BÉ JADE VUI ĐÙA TRÊN BÃI BIỂN Ở GẦN LOS ANGELES , MỸ . ĐƯỢC BIẾT HAI BÉ ĐẢ TRẢI QUA NHỮNG THÁNG ĐẦU ĐỜI TRONG HAI TRẠI NUÔI TRẺ MỒ CÔI Ở MIỀN BẮC , CÓ MỘT TRẠI THUỘC TỈNH PHÚ THỌ . CÁC BẠN THẤY BÉ JOY TUY NHỎ NHƯNG ĐỂ TÓC RẤT DÀI .

BÉ JOY NHĂN NHÓ VÌ KHÔNG VỪA LÒNG VỚI XE CỦA MÌNH .
. . . VÌ BÉ THẤY CHỊ ĐƯỢC ĐI XE CÒN MÌNH THÌ KHÔNG ĐƯỢC !

JADE ĐƯỢC MẸ THỬ KÍNH TRƯỚC KHI MUA .

NGƯỜI ĐI BÊN TRÁI CỦA NGƯỜI MẪU LAETICIA LÀ MẸ CỦA NÀNG   .

LAETICIA VÀ HAI CON VÀ BẠN BÈ ĐANG ĐI SHOPPING

BÉ JOY NẮM TAY BÀ NGOẠI

CÁC BẠN HÃY ĐOÁN CÁI XE ĐẰNG SAU LAETICIA DO HẢNG NÀO SẢN XUẤT , TÔI CHĨ BIẾT NÓ RẤT ĐẮC TIỀN VÌ QUÁ LỚN SO VỚI XE KHÁC ?

LAETICIA ĐI ĐÓN JADE TẠI MỘT LỚP DẠY VỀ BALLET Ở LOS ANGELES : MỘT TƯƠNG LAI SÁNG LẠNG ĐANG CHỜ HAI BÉ NÀY !

Tuesday, October 29, 2013

Ràng buộc của người VN khi mua nhà tại Mỹ
Nguồn : khudothimoi.com
Qua Mỹ mua nhà không còn là chuyện lạ lẫm, nhất là từ khi nền kinh tế Mỹ bước vào suy thoái hai năm trước, nhiều người thất nghiệp không còn khả năng trả nợ mua nhà phải giao lại cho ngân hàng để nơi này bán tháo thu hồi tiền cho vay.
Số liệu chính thức của nước này cho thấy, khoảng ba triệu căn nhà đã bị ngân hàng tịch thu, biến thị trường địa ốc Mỹ thành nơi hấp dẫn cho những ai có tiền xem đây là cơ hội đầu tư, trong đó kể cả những người Việt Nam (và nhất là Trung Quốc) có con du học. Số người này ban đầu còn ít nhưng nay thì ngày càng nhiều.
Ai có con cái du học ở Mỹ đều biết tiền ký túc xá khá cao, nếu mua được một căn nhà ở Mỹ thì con mình có chỗ ở, lại có tiền chi tiêu nếu cho thuê được một vài phòng trong căn nhà. Một số người kinh doanh nhà đất chuyên nghiệp trong nước cũng tìm thấy ở thị trường Mỹ một thời cơ và họ lên kế hoạch dài hạn đầu tư vào lĩnh vực này. Và cũng không loại trừ đây là cách rửa tiền của các quan tham muốn chuyển dần của cải sang đất Mỹ.
Báo chí trong nước cũng như ở nước ngoài từng đề cập nhiều về các tour du lịch kết hợp với việc săn tìm nhà giá rẻ, đã tạo ra những đợt mua nhà của người Việt ở Mỹ.
[Nhận QC tại đây]
Mặc dù giá nhà thấp vì ngân hàng có nhu cầu thu hồi tiền sớm, nhưng thị trường nhà ở Mỹ lại mang tính cạnh tranh cao do nhiều người Việt Nam có khả năng trả tiền mặt để giành những căn nhà tốt. Đặc biệt những vùng có nhiều người Việt như Garden Grove, Westminster (California), trường hợp trả tiền mặt như vậy không phải là hiếm. Các nhà phân tích thị trường ở Mỹ cho rằng, sự có mặt của những khách hàng người Việt trong chừng mực góp phần làm cho giá nhà không còn rơi tự do như thời kỳ đầu, đặc biệt là đối với nhà có hơn hai phòng ngủ vốn được người Việt Nam ưa chuộng hơn cả.
Thế nhưng, việc mua nhà ở Mỹ không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà vướng mắc lớn nhất là phương thức thanh toán, vì luật pháp Mỹ buộc các khoản tiền mặt trên 10.000 USD phải chứng minh nguồn gốc. Và cho dù vượt qua được trở ngại này thì việc chuyển tiền từ Việt Nam sang Mỹ với số lượng lớn càng không dễ, khi quy định của Ngân hàng Nhà nước không cho phép người xuất cảnh mang theo quá 7.000 USD. Muốn chuyển những khoản tiền lớn phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép với lý do đầu tư ra nước ngoài hoặc chuyển tiền cho con du học (với những khoản tiền nhỏ hơn).
Do những ràng buộc ngặt nghèo từ cả hai phía, hầu hết người mua nhà đã chọn phương thức chuyển ngân lậu khá phổ biến: những khoản tiền Việt kiều gửi về giúp thân nhân được giao ở Mỹ và nhận tại Việt Nam qua một cú điện thoại hay một thư xác nhận. Một con đường khác đưa tiền ra nước ngoài khá an toàn là qua hệ thống thẻ tín dụng của ngân hàng nước ngoài. (Thành phần nào làm được việc này , nếu ko phải là con cháu cái các quan tham VN .-Tài) . Đây là một kẽ hở được dân làm ăn địa ốc khai thác, số lượng không lớn nhưng "tích tiểu thành đại".
Không ít người Việt Nam đã nhờ người thân có đủ điều kiện đứng tên vay tiền ngân hàng. Thông thường, người mua nhà ở Mỹ được ngân hàng bảo lãnh có thể trả mức tối thiểu 10% trị giá nhà, số tiền còn lại trả góp, chia đều trong 15 - 30 năm. Và theo tính toán của những người am hiểu, cứ mua một căn nhà trên dưới 100.000 USD thì phải trả khoảng 485 USD/tháng. Khoản tiền này không mấy khó khăn chuyển sang Mỹ nếu biết tận dụng các quy định.
Tất nhiên, phía chúng ta không khuyến khích người trong nước mua nhà ở Mỹ vì điều này làm cho nguồn ngoại tệ vốn không dồi dào lại phải vơi đi, ảnh hưởng đến chính sách quản lý và điều hành ngoại tệ, nhưng nếu bảo cấm thì cũng chưa có quy định nào cụ thể.
Phía Mỹ thì chính sách thuế áp dụng cho nhà ở rất nặng nhằm chống đầu cơ. Đây là khoản thuế đánh trên giá trị bất động sản đang sở hữu với mức từ 1% đến 3% tùy theo tiểu bang. Vì vậy, đối với những người mua nhà với ý định đầu tư thì cần cẩn trọng, bởi nếu mua một căn nhà giá khoảng 300.000 USD thì chỉ riêng tiền thuế, mỗi năm chủ nhân phải đóng từ 3.000 - 9.000 USD, một con số không nhỏ.
KhuDoThiMoi.Com - Theo PNO

Thận trọng khi đầu tư nhà, đất ở Mỹ

Việc mua nhà ở Mỹ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do hành lang pháp lý trong nước chưa có quy định cho vấn đề này.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian qua đã khiến giá nhà, đất ở Mỹ giảm sâu. Tận dụng cơ hội này, một số người Việt thông qua các tour du lịch kết hợp mua nhà đã sang Mỹ để tìm cơ hội mua nhà. Dù chưa thống kê được có bao nhiêu người Việt mua nhà ở Mỹ, song thực tế nhu cầu này đã và đang tồn tại. Tuy nhiên, việc mua nhà ở Mỹ đang gặp phải các trở ngại, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, do hành lang pháp lý trong nước chưa có quy định cho vấn đề này.

Gần đây, một số công ty du lịch tại TP.HCM rộ lên xu hướng mở các tour du lịch kết hợp mua nhà tại Mỹ. Khi tham gia tour này, với giá khoảng 3.100 USD/người, ngoài việc được tham quan các danh thắng tại Mỹ, du khách còn có cơ hội tìm hiểu tính pháp lý, thị trường bất động sản ở California, San José, San Francisco... Khi các tour du lịch này được mở ra, đã có khá nhiều người quan tâm tham gia, đặc biệt là những người có con em đang du học ở Mỹ.

Theo lời một nhân viên tư vấn của một công ty du lịch trên đường An Dương Vương (quận 5), không có gì khó nếu muốn mua nhà ở Mỹ. Theo đó, công ty này sẽ đứng ra tìm kiếm những sản phẩm nhà ở Mỹ với giá cực tốt, đó là những căn nhà do nhiều người Mỹ thế chấp ở ngân hàng, nhưng do cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, họ không có khả năng trả nợ, nên bị ngân hàng phát mãi.

Ông Ngô Dương Hoàng Thao, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Đại Đông Dương, một doanh nghiệp chuyên tư vấn mua nhà, đất ở châu Âu, Mỹ, cho biết, không chỉ Việt Nam, mà ngay cả ở Nhật Bản, Trung Quốc…, nhu cầu mua nhà ở Mỹ là có thực, đặc biệt là với những người có con cái đang du học ở Mỹ.

Theo ông Thao, pháp luật Mỹ khuyến khích người nước ngoài mua nhà, đất ở Mỹ. Song, cái khó của người Việt muốn mua nhà ở Mỹ đang gặp phải là làm sao có thể chuyển tiền ra nước ngoài để mua nhà. Bởi, theo quy định của pháp luật Việt Nam, người đi du lịch chỉ được mang không quá 7.000 USD tiền mặt. Luật Đầu tư cũng quy định cá nhân được quyền đầu tư ra nước ngoài, nhưng mua một căn nhà không được xem là dự án, nên không thể áp theo quy định đầu tư ra nước ngoài để có thể chuyển tiền mua nhà.

Phần lớn người mua nhà ở Mỹ là mua theo hình thức trả góp. Do không thể chuyển tiền ra nước ngoài, nên nhiều người muốn mua nhà ở Mỹ phải nhờ người thân có quốc tịch Mỹ đứng tên, nhằm chứng minh thu nhập cho việc mua trả góp. Điều này sẽ dẫn đến một số rủi ro nhất định”, ông Thao nói và đưa ra cảnh báo, việc một số công ty du lịch Việt Nam tổ chức các đoàn đi thăm dò, mua nhà ở Mỹ với nhiều hứa hẹn, nhưng thực chất là để phục vụ việc kinh doanh của mình.

Vẫn theo ông Thao, người Việt muốn nhà ở Mỹ cần xác định rõ mục đích mua nhà. Với những người có con đang du học, thì việc mua nhà để con ở đi học, hoặc có tiền nhàn rỗi mua nhà để cho thuê thì không có vấn đề gì. Song với người mua nhà có ý định đầu tư, thì nên cẩn trọng, bởi nếu không xác định rõ mục đích của việc mua nhà, thì sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do chi phí giữ nhà. Theo đó, mỗi năm, khách hàng phải đóng thuế nhà đất 1 - 3% tổng giá trị căn hộ, tùy khu vực. Đối với căn nhà có giá khoảng 300.000 USD, chỉ tính riêng tiền thuế, mỗi năm chủ nhân phải đóng thuế 3.000 - 9.000 USD.

Nếu khách hàng không biết điều này thì sẽ “mang nợ” vào thân. Đó là chưa kể, chủ bất động sản còn phải mua các loại bảo hiểm, như bảo hiểm nhà, bảo hiểm các đồ vật trong nhà, cho nhà kế bên; đóng các loại phí về sửa chữa, điện, ga, nước…

Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM cho rằng, việc người Việt có khả năng và có nhu cầu đầu tư nhà, đất ở Mỹ là chuyện hết sức bình thường. Song, do chưa có quy định cho phép người có nhu cầu mua nhà ở Mỹ chuyển tiền ra nước ngoài để mua nhà, nên đã làm hạn chế ý định mua nhà của nhiều người, đồng thời tạo cho những người đã mua nhà ở Mỹ gặp những rủi ro do không tự đứng tên được, mà phải nhờ người khác. Đó là chưa kể, vì không thể chuyển được tiền ra nước ngoài để mua nhà bằng con đường chính thống, nên nhiều người phải tìm cách chuyển ngân lậu, gây thất thu cho Nhà nước.
Tăng Triển

Quyền lực và trách nhiệm 


Blog / Nguyễn Hưng Quốc

. . . Quyền lực không phải là một cái gì có tính chất tự thân: quyền lực vì quyền lực. Mọi quyền lực chính đáng đều có tính mục đích: quyền lực để làm một cái gì. Dưới chế độ độc tài, cái gì đó là bản thân người và/hoặc gia đình người có quyền lực; dưới chế độ dân chủ, cái gì đó là những mục tiêu chung mà mọi người tin tưởng và giao phó, thuộc về cộng đồng, hay rộng hơn, quốc gia. Những mục tiêu chung ấy chính là trách nhiệm.

Có thể nói, quyền lực chỉ chính đáng trong chừng mực nó gắn liền với trách nhiệm và chu toàn trách nhiệm. Một nhà lãnh đạo lý tưởng phải nhắm đến trách nhiệm nhiều hơn là quyền lực. Ở Việt Nam, ngược lại, với quyền lực, người ta muốn tuyệt đối (độc quyền lãnh đạo), nhưng với trách nhiệm, người ta lại muốn chia sẻ (trách nhiệm tập thể). Hậu quả là không ai chịu trách nhiệm về điều gì cả, ngay cả với những sai lầm của chính mình và/hoặc thuộc quyền hạn của mình.

Tất cả những điều ấy, người ta đều thấy từ lâu. Vụ thất thoát tài sản đến cả mấy tỉ đô la của tập đoàn kinh tế Vinashin: Không ai chịu trách nhiệm cả. Các vụ vỡ nợ liên tục của các tập đoàn kinh tế quốc doanh khác sau đó: Không ai chịu trách nhiệm cả. Kinh tế càng lúc càng suy thoái: Không ai chịu trách nhiệm cả. Nạn tham nhũng càng ngày càng phát triển từ một số con sâu đến cả một “bầy sâu”: Không ai chịu trách nhiệm cả. Đạo đức ở khắp mọi nơi càng ngày càng suy đồi: Không ai chịu trách nhiệm cả. Giáo dục càng ngày càng xuống dốc: Không ai chịu trách nhiệm cả.

Mới đây, gây xôn xao dư luận trong nước nhiều nhất là những chuyện liên quan đến ngành y tế: Nhiều bác sĩ, vì bất cẩn và thiếu đạo đức, làm chết hàng loạt bệnh nhân, trong đó có các sản phụ và trẻ em, thậm chí, một bác sĩ thẩm mỹ ở Hà Nội làm chết bệnh nhân rồi vứt xác xuống sông Hồng để phi tang. Trách nhiệm thuộc về ai? Không có ai nhận cả. Mọi người cứ đổ lỗi cho nhau. Dân chúng bức xúc đến độ, lần đầu tiên trên báo chí chính thống (PetroTimes) trong nước, có người kêu gọi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức.

Có lẽ, cuối cùng, bà Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn tiếp tục làm Bộ trưởng. Như tất cả những nhà lãnh đạo khác của Việt Nam từ trước đến nay. Vô trách nhiệm đến mấy, cái ghế của họ vẫn bất khả xâm phạm, dù cái giá mà họ và đảng họ phải trả rất đắt: Càng ngày càng mất sự tín nhiệm của dân chúng.

Không có trách nhiệm, mọi quyền lực đều là ăn cắp. Không có sự tín nhiệm, mọi quyền lực đều là ăn cướp. Không có cả hai, người ta vừa ăn cắp vừa ăn cướp.

Monday, October 28, 2013

NHÌN LẠI CUỘC TRIỆT THOÁI CAO NGUYÊN NĂM 1975 QUA LĂNG KÍNH CỦA LÝ THUYẾT SỐ

Trong cái họa có che dấu cái phúc (lời cổ nhân) .

       A / Theo khoa Lý Thuyết Số (Numerology) , một nhánh của tử vi Tây phương – chuyên nghiên cứu về các số và ảnh hưởng của chúng đối với con người và sự kiện – thì mỗi chữ (letter) trong alphabet đều có một trị số tương ứng , ví dụ như a = 1 , b = 2 , c = 3 , v.v... ( xin xem bản trị số ở phần G của bài viết này ) . Từ yếu tố này , qua một vài phép tính cộng , ta có thể tính được tên họ của chúng ta bằng bao nhiêu . Con số cuối cùng này sẽ tác động lên số mạng của chúng ta .

       B / Chúng ta đều biết tên của nhửng nhân vật đã dự cuộc họp tối mật ngày 14 tháng 3 năm 1975 tại Cam Ranh – đã đưa đến một quyết định gây choáng váng cho toàn dân toàn quân VNCH , là bỏ cả vùng cao nguyên Trung phần rộng lớn , đưa các đơn vị chủ lực quân còn lại của quân đoàn 2 rút lui về vùng duyên hải (tỉnh Phú Yên) theo liên tỉnh lộ (LTL) 7 , một con đường hư hỏng nặng và đã lâu không xử dụng ; để sau đó tái trang bị , bổ sung quân số, và tái chiếm Ban Mê Thuột ! Các vị này cho rằng việc triệt thoái sẽ thành công nhờ yếu tố bất ngờ vì nghĩ rằng quân Cộng sản Bắc Việt chỉ tập trung quân để ngăn cản mọi di chuyển trên quốc lộ 21 (Nha Trang đi Ban Mê Thuột) và quốc lộ 19 (Qui Nhơn đi Pleiku) .  
     Nhưng làm sao giử được yếu tố bất ngờ khi một cuộc lui binh mà lại có sự tham dự của khoảng 180 ngàn dân thường . Chỉ vài ba ngày sau cuộc triệt thoái bắt đầu thì quân CSBV đã kéo đại pháo 130 ly tới quận lỵ Thuần Mẩn (ở phía đông bắc của Ban Mê Thuột) và từ đây pháo xối xả và chính xác vào đoàn quân xa và dân xa đang triệt thoái trên LTL 7 nhất là vào thị trấn Cheo Reo (tỉnh lỵ của tỉnh Phú Bổn ) .( Quyển Where The Domino Fell thì cho biết “đại pháo của quân CS đã cắt đoàn người và xe di tản thành nhiều khúc . . .và hơn 100 ngàn dân và 15 ngàn quân đã chết trong cuộc rút lui này “ . Các nhà báo đã gọi liên tỉnh lộ 7 là con đường của máu và nước mắt vì trong suốt cuộc chiến VN chưa bao giờ có một cuộc lui binh mà tổn thất về quân và dân lại khủng khiếp như vậy . )
     Như ta đã biết , cuộc triệt thoái này đã mở đầu cho sự sụp đổ dây chuyền – giống như các con cờ domino – của các tỉnh và thành phố còn lại của miền Nam Việt nam . Nay dựa vào cách tính toán của Lý Thuyết Số, tôi xin phân tích tên họ của những nhân vật đã quyết định cuộc lui binh đầy bi thảm này .
    
    B1/ Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu :
                                             N G U Y E  N     V A N       T  H  I E U
Thay các chữ bằng số :        5  3  6  1  5  5      6  1  5        4  5  1 5  6
Cộng các số này lại :                     25                 12                   21
Biến các số này (25 , 12 và 21)
thành hàng đơn vị bằng cách
rút gọn :                                       2 + 5             1 + 2               2 + 1
                                                        7                   3                     3
Nên nhớ : ko thể rút gọn 11 và 22 . 
Cộng lần chót :                   7 + 3 + 3 = 13 = 1+3 = 4 .

    B2 / Thủ tướng Trần Thiện Khiêm :
                                                T R A N     T H I E N      K H I E M
Thay các chữ bằng số :           4  2  1  5     4  5 1 5  5      2  5  1 5  4
Cộng các số này lại :                    12               20                   17
Biến chúng thành hàng đơn vị :    3                 2                      8
Cộng lần chót : 3 + 2 + 8 = 13 = 1+3 = 4 .
B3 / Đại tướng Cao văn Viên : (xin lược bỏ vì ko quan trọng) .
B4 / Trung tướng Đặng văn Quang : (xin lược bỏ vì ko quan trọng) :
B5 / Thiếu tướng Phạm văn Phú :
                                                      P H A M      V A N      P H U
Thay các chữ bằng số :                 8  5  1  4       6  1  5      8  5  6
Cộng các số :                                      18              12            19
Biến các số thành hàng đơn vị :           9                3              1
Cộng lần chót : 9 + 3 + 1 = 13 = 1 + 3 = 4 .

     C1 / Ta thấy các tướng Thiệu , Khiêm và Phú đều có tên họ cộng lại bằng 13 . Bà Linda Goodman , chiêm tinh gia nỗi tiếng người Mỹ trong quyển Linda Goodman's Sun Signs đã giải thích : “ Số 13 không xấu như nhiều người nghĩ . Người xưa nói ai biết xử dụng số này sẽ có được quyền lực và sự phục tùng từ kẻ khác . Số 13 liên quan đến quyền lực và nếu điều này được dùng vào mục đích vị kỷ thì sẽ mang sự hủy diệt cho chính nó “ . (Trang 251-252 của sách đã dẫn) . Các nhân vật mang số 13 trên đây đều có nhiều quyền lực nhưng vì chỉ biết lo cho mình nên cuối cùng họ đã hủy diệt cả sự nghiệp và cả đất nước mà họ đã từng sống chết bảo vệ . Trừ tướng Phú đã tự sát , hai vị còn lại đã phải sống lưu vong ở nước ngoài – với thân bại , danh liệt , cô đơn , tủi nhục – trong những năm tháng cuối đời .

     C2 / Cũng theo bà Goodman , thì “ hình ảnh tượng trưng cho số 13 là bộ xương , là thần chết , tay cầm lưởi hái , đang tàn sát biết bao con người còn rất trẻ , đang chen lấn dẩm đạp lên nhau , tìm cách thoát thân trên một cánh đồng cỏ mới mọc . “ Một cảnh tượng gần như tương tự một cách kỳ lạ đã xảy ra tại tỉnh lỵ Cheo Reo , nơi mà dân thường và các đơn vị Thiết giáp , Pháo Binh , v.v... của VNCH đã dồn cụt trên một diện tích nhỏ hẹp và đã bị tàn sát trong tức tưởi bởi nhửng trận mưa pháo chính xác và kinh hồn của bộ đội CSBV . Một bà vợ lính Biệt động quân sau khi tới Tuy hòa nghỉ dưỡng một tuần đã đi ngược đường lên tỉnh lộ 7 để tìm chồng con bị thất lạc . Chị cho biết “. . . ngổn ngang bao nhiêu xe cộ bị đốt cháy , những bộ xương người còn vương vải đó đây , bao nhiêu nấm mộ lấp vội bên đường . Cả một vùng xông mùi tử khí . Chiếc khăn bịt miệng tẩm ướt dầu Nhị Thiên Đường đã giúp tôi và cậu em vượt qua chặng đường gần 100 cây số . . . “ . (Xin đọc Rừng Khóc Giửa Mùa Xuân của Phạm Tín An Ninh) .

     C3 / Bà Goodman lại nói  “ số này cũng cảnh báo về chuyện không ai ngờ được lại sẽ xảy ra “ .
Nào ai học được chữ ngờ vì miền Nam Việt Nam đã sụp đổ quá nhanh , với hàng trăm ngàn người vào tù , các đợt cải tạo tư sản , đổi tiền , v.v... ; hàng triệu người phải bỏ nước ra đi mà gần nửa triệu đã chết , mất tích vì hải tặc , vì bộ đội biên phòng , hoặc vùi xác trong biển sâu v.v... Một số lớn phụ nữ còn bị hảm hiếp , làm nô lệ tình dục , v.v...

     C4 /  Bà còn nói thêm “ Số 13 củng là số của đổi đời (upheaval) , để cho người ta có thể làm được điều hoàn toàn mới – mà trước đó không ai làm được . Số này dính liền với thiên tài – củng như với các nhà thám hiểm – là số phá vỡ những gì có tính chính thống và là những khám phá trên mọi lãnh vực “ .
     Sau biến cố bi thảm 30 tháng 4 , người Việt đã có mặt hầu như khắp thế giới mà phần lớn là các nước phương Tây , giàu có . Đa số đã có cuộc sống ổn định , sung túc thậm chí có người thành triệu triệu phú . Những người đến Mỷ , nếu trên 20 tuổi thì thi vào đại học cộng đồng , hoặc vừa đi làm vừa đi học nghành nghề thích hợp , để mong tiến xa hơn nửa vì nhà nước sẵn sàng giúp đở tài chánh người muốn đi học dù cho họ ở tuổi 70 hay cao hơn . Còn trẻ em thì được chăm sóc y tế toàn diện đến ít nhứt là 18 tuổi và được hấp thụ một nền giáo dục – tiên tiến , phóng khoáng , kích thích tính sáng tạo và tự lập nơi các em mà lại hoàn toàn miễn phí . Đây là những điều mà ở VN ngày nay , đất nước của câu nói “vì lợi ích trăm năm ta trồng người “ có nằm mơ củng không thấy . Thật tội nghiệp cho đa số trẻ em VN .
     Tỉ lệ người VN có trình độ đại học cũng tương đối khá cao nếu so với một số cộng đồng đã có mặt ở Mỷ trước chúng ta . Có lẽ một phần do truyền thống hiếu học . Một số đã giủ chức vụ chóp bu trong các nghành nghề kỹ thuật cao hay chỉ dành cho phái nam như nữ kỹ sư Dương Nguyệt Ánh , người phụ trách việc chế bom áp nhiệt dùng phá hang động ở A Phú Hãn . Hay một phụ nữ Việt là phi công chiến đấu trong Thủy quân Lục chiến Mỹ , v.v... (Trong cuộc chiến VN , tuy là rất khốc liệt nhưng phụ nữ dù có vào quân đội , cũng chỉ phục vụ ở hậu cứ  hay các thành phố để làm công tác không chiến đấu như y tá , cán sự xã hội , v.v..  Tôi chưa thấy ai làm tài xế  lái quân xa , huống hồ lái máy bay chiến đấu  . . . ) .Tóm lại nhân tài VN ở hải ngoại đã nở rộ như hoa mai mùa xuân , đây là niềm an ủi cho người đã phải đau khổ rời bỏ quê hương , và cũng là niềm hảnh diện cho họ ; đúng như lời người xưa “ trong cái họa có che dấu cái phúc “ .
      Trước 1975 ở miền Nam Việt Nam , ngoài một số ít được học bổng do quá xuất sắc , thành phần còn lại chỉ có thể du học với điều kiện học giỏi , hợp lệ tình trạng quân dịch và tự túc mọi chi phí ăn ở trường lớp . Cũng có một số rất là ít được du học vì là con của các ông lớn . (Bản thân người viết bài này , gia đình rất giàu nhưng do học dở nên không thể du học ; mãi đến năm 47 tuổi mới được sang Mỹ vì đả có tốt nghiệp đại học trong 6 năm về môn “lao động cải tạo” ở VN ! ) .

       D / Tôi xin nói về ý nghĩa của số 22 đối với VN .Cũng xin nói thêm là trong cuộc chiến trước 1975 , nhân dân và chính quyền miền Nam được xem là một thực thể chính trị (political entity) của những người quốc gia . Ta thử cộng lại : năm 1975 sẽ là 1 + 9 + 7 + 5 = 22 . Theo bà Goodman thì “ số 22 được tượng trưng bởi hình ảnh một Người Tốt (Good Man) bị mờ mắt vì sự ngu dốt (folly) của những kẻ khác . . . Trên hình vẽ cho thấy người này có vẻ không phòng thủ gì trước một con cọp dữ đang bắt đầu tấn công hắn . Số này cũng cảnh báo về ảo tưởng và lừa dối . Nó cho thấy một người tốt (hoặc thực thể) đang sống trong hạnh phúc và thỏa mản , và tin tưởng không có vấn đề gì xảy ra , nhưng thực tế thì không phải vậy . Nó cho thấy một người đang nằm mơ , chỉ thức dậy khi nguy hiểm bao quanh hắn , nhưng lúc đó thì quá muộn . Nó cảnh báo về những sai lầm trong phán đoán , khi đặt lòng tin vào nhửng kẻ không đáng tin cậy . . . “ .
    Nếu 22 là ngày sanh , người này nên cẩn thận và luôn cảnh giác/canh chừng  ( caution and watchfulness )  trong những vấn đề về nghề nghiệp và cá nhân . Điều bắt buộc (karmic obligation) đối với người này phải tỉnh táo hơn  , phải kềm chế (curb) sự lười biếng về tâm linh  , và phát triển hơn sự năng nổ về tâm linh – để thực hiện khả năng riêng (của mình) nhằm thay đổi sự việc , cũng như để ngăn ngừa sự thất bại bắng cách quyết tâm đạt được sự thành công ( by simply ordaining success ) . Khi trách nhiệm cá nhân này được nhìn nhận , thực hành và cuối cùng  được  nắm vửng , người mang số 22 sẽ làm chủ mọi sự kiện , không còn bị mờ mắt bởi sự ngu dốt của kẻ khác , và sẽ thấy ý tưởng và niềm mơ ước của mình được thực hiện . Bất cứ ai sanh ngày 22 cần phải đọc đoạn nói về số 4 và 8 , bắt đầu ở trang 269 “ .
(Dịch từ trang 258-259 của sách đã dẫn) .
Xin quý bạn hảy thay thế các từ một người tốt , người này hay thực thể bằng từ miền Nam Việt Nam thì quý bạn sẻ thấy sự chính xác một cách lạ thường của những gì đã xảy ra vào năm định mệnh 1975 ở miền Nam Việt Nam .

      E / Không ai biết chính xác khoa tử vi này có từ lúc nào nhưng mọi người đều công nhận ông tổ của nó là Pythagore , nhà toán học cổ Hy Lạp (569-475 trước công nguyên) . Các bạn đã thấy sự ứng hợp một cách lạ thường giủa những giải thích từ xa xưa về ý nghĩa của số 13 và 22 và những gì đã xảy ra cho đất nước và dân tộc thân yêu của chúng ta trong và sau năm 1975 .

     F / Trị số của các chữ :
a = 1 , b = 2 , c = 3 , d = 4 , e = 5 , f = 8 , g = 3 , h = 5 , I = 1 , j = 1 , k = 2 , l = 3 , m = 4 , n = 5 , o = 7 , p = 8 , q = 1 , r = 2 , s = 3 , t = 4 , u = 6 , v = 6 , w = 6 , x = 5 , y = 1 và z = 7 .

     G / Tôi viết bài này không nhằm chỉ trích năm nhân vật đã có quyết định dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam vì tôi rất thích câu châm ngôn “ chúng ta không thể quên , nhưng chúng ta có thể tha thứ ' (we can't forget , but we can forgive) và xin nhớ rằng sự sụp đổ này không chỉ đem đến tai họa mà thôi . (Xin xem lại phần C 4 ) . Tôi chỉ muốn cùng các bạn xem lại một giai đoạn đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam qua lăng kính kỳ diệu của khoa tử vi Lý Thuyết Số . Xin chào quí bạn ./.

Chuyện ko thể xãy ra ở một NNPQ hay Sự biến mất ‘khó hiểu’ của thẩm mỹ viện Linh Nhung
Ngoài vụ tai tiếng ở thẩm mỹ viện Cát Tường, tại Thẩm mỹ viện Linh Nhung (số 255 phố Xã Đàn, P.Nam Đồng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội) xảy ra vụ SỐC PHẢN VỆ (ANAPHYLATIC SHOCK)  làm bệnh nhân tử vong khi thực hiện dịch vụ xóa sẹo.
Theo diễn biến câu chuyện, khoảng 11 giờ ngày 4.1, anh Trần Tuấn Anh (37 tuổi, ở Q.Kiến An, TP.Hải Phòng) có đưa chị gái mình là Trần Thị Thu Hương (42 tuổi, mang quốc tịch Hồng Kông) tới Thẩm mỹ viện Linh Nhung để xóa sẹo.
Đến 17 giờ cùng ngày, chị Hương được thử phản ứng của thuốc gây tê để bắt đầu xóa sẹo. Tuy nhiên, chị có những triệu chứng sốc phản vệ. Nhân viên của thẩm mỹ viện cùng người nhà đã đưa chị Hương vào BV Bạch Mai cấp cứu. Đến rạng sáng 5.1, chị Hương tử vong.
Công an quận Đống Đa đã khởi tố vụ án và bị can. Đến nay, không có bất cứ một thông tin ‘hậu tố tụng’ nào liên quan đến bác sỹ và ekip làm chết người tại đây.
http://trandaiquang.net/su-bien-mat-kho-hieu-cua-tham-my-vien-linh-nhung.html
NHẬN XÉT :
1/ Có thể GĐ cũa nạn nhân BẢI NẠI sau khi nhận tiền bồi thường . Do vậy CA đã ko tiến hành thủ tục tố tụng .
Tuy nhiên , về LP là sai : dù có bồi thường BẠC TỈ HAY NHIỀU HƠN  , tay BS này vẫn phải ra trước tòa để đối diện  với hình phạt (dù là vô ý giết nguời) .
CA cũng sai luôn .
Bên Mỹ , bất cứ vụ án lớn nhỏ , trong vòng chưa tới 1 tuần , nhiều khi chĩ 2-3 NGÀY là nghi phạm phải được CS giải ra tòa để đối diện với LP . Anh ta có luật sư bảo vệ , CQ thì có công tố viên .
VÌ Ở MỸ , MỌI VIỆC ĐỀU PHẢI ĐƯỢC GIẢI QUYẾT THEO LUẬT .
Chứ ko để chìm xuồng như vụ này .

THƯ NGỎ CŨA CỘNG ĐỒNG NHỮNG NGƯỜI YÊU TỰ DO DÂN CHŨ KIỂU VIỆT NAM .

Hởi những bạn đang sống ở các nước tư bản 'dảy chết' cứ nghĩ rằng VN thiếu tự do dân chũ , xin hảy lắng nghe :

Ở Việt nam chúng tôi , người dân và quan chức to nhỏ được QUYỀN làm bất cứ cái gì mình thích , kể cã VI PHẠM PHÁP LUẬT (hối lộ , nhận hối lộ , mua bằng giả , chạy chức , chạy án , mở TMV mà ko cần xin phép , . . . kể ra ba ngày không hết) miễn là thõa mãn các điều kiện , rất dể thực hiện , sau đây :
1/Việc làm hay dịch vụ đó không nhằm mục đích như CHỈ TRÍCH , LÊN ÁN hay LẬT ĐỔ chế độ ; hay cổ vỏ cho TỰ DO , DÂN CHŨ , TAM QUYỀN PHÂN LẬP , hay NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN kiểu Tây phương . Đây là điều cấm kỵ với chế độ hiện nay , do vậy nếu không thỏa mản điều kiện này , 2 điều kiện còn lại sẽ không còn giá trị .
2/ Đã chung chi đầy đủ cho CA và chính quyền địa phương , hay đã chung chi đầy đủ cho CẤP TRÊN (cấp chủ quản) .
3/ Sẳn sàng chung chi mạnh tay cho Tòa án nếu việc làm hay dịch vụ này bị đổ bể (dự phòng thôi , chứ dollar - đã chung chi - đâu phải là dollar giả) .
Nếu thỏa mản ba ĐIỀU KIỆN này thì bạn không có gì để lo lắng với việc làm hay dịch vụ này cũa mình , vì bạn đã được BẢO KÊ từ A tới Z . Ví dụ : một hội viên cũa chúng tôi đã lập một hệ thống nhà hàng có vũ sexy 100/100 và nhiều màn 'độc đáo' , còn hơn cã Pattaya cũa Thái , hoạt động từ nhiều năm tại Q. BÌNH THẠNH , TP. Hồ Chí Minh mà vẫn 'bình an vô sự' dù đã bị một tờ báo nêu tên và địa chỉ .  Đây là một nghề 'NHẤT BẢN VẠN LỢI' , không phải đầu tư nhiều mà thu lợi rất nhanh vì dựa vào 'vốn tự có' cũa một số thành viên nữ cũa nhà hàng .
Lá thư này được viết bởi Ban Lãnh đạo Cộng đồng (với trên VÀI TRIỆU thành viên lúc thành lập , và ngày càng có nhiều người gia nhập) có tên 'Cộng đồng những Người Yêu thích Tự do Dân chũ kiểu Việt Nam' , (Community of Vietnamese-Style Democracy and Freedom Lovers) nhằm trả lời những bức xúc hay 'ném đá' từ một số người trong/ngoài nước sau vụ 'dân chúng chen lấn ăn sushi miễn phí' .
Nếu bạn đang ở nước ngoài , mà muốn tìm hiểu thêm hay muốn gia nhập , xin vào :
http://www.communityofvietnamese-styleofdemocracyandfreedomlovers.com .
Xin nhớ gỏ 'freedom' chứ không là 'condom' vì nó sẽ đưa bạn sang một website khác .
Nếu bạn ko truy cập được , có lẽ do người nhận tiền (để mua domain này) đã dùng tiền đó 'tham quan' dài ngày nhà hàng kể trên . Trể lắm là 1/2 tháng , website này hoạt động .
Nếu có rảnh , bạn chịu khó đến các TĐS hay TLS nơi quốc gia bạn cư ngụ để lấy mẫu đơn . Nếu có 1 hay 2 nhân viên cau có hay hách dịch khi tiếp xúc với bạn , xin thứ lỗi vì quán tính XIN CHO ở Việt nam cũa nhân viên từ VN mới qua . Với thời gian sống ở các nước dân chũ , những tánh xấu này sẽ được khắc phục .
Cuối thơ , Cộng Đồng Những Người Yêu Tự Do Dân chũ Kiểu Việt Nam đang hân hoan trông chờ các bạn gia nhập . Trân trọng cám ơn ,
Hà nội  (河内)ngày 28.10.2013 .
T.M. Đồng chí  阮 吨 敢 Chủ tịch kiêm Sáng lập viên
Tổng thư ký

(đã ký)

Đồng chí  阮 成 子 (Bovine Ph.D. tại Liên Xô) .
Xin thứ lỗi : chưa có con dấu vì đang thương lượng về giá cã cũa con dấu với cơ quan chủ quản . Người nhà với nhau cã nhưng do văn hóa RỪNG NÀO CỌP NẤY , nên chúng tôi rất thông cảm việc này .








Bé Nguyễn Bình: “Thần đồng là thằng đần”

(Xã hội) - Báo chí và giới phê bình gọi tác giả 10 tuổi của “Cuộc chiến hành tinh Phantom” bằng hai tiếng “thần đồng”, ngay sau khi cuốn sách ra mắt tháng 11/2011.
Thật sự thì cậu bé Nguyễn Bình đã nghĩ gì về danh xưng ấy?… Vẫn là cái nhìn thế giới bằng con mắt tuổi thơ trong trẻo và ngây thơ, nhưng cuộc trò chuyện với Nguyễn Bình thật thú vị và cho người lớn nhiều suy ngẫm.
Phóng viên (PV): Em vừa viết cuốn truyện “Cuộc chiến hành tinh Phantom”, em có thấy cuộc sống của mình thay đổi?
Nguyễn Bình: Em không có bất cứ sự thay đổi nào. Chính xác thì là chưa thấy.
PV: Em đọc sách từ năm bao nhiêu tuổi?
Nguyễn Bình: Từ năm ba – bốn tuổi.
PV: Những cuốn sách thu hút em nhất ở điều gì?
Nguyễn Bình: Nó có rất nhiều kiến thức về thế giới, về các nền văn minh.
Nguyễn Bình tinh nghịch trong ngày ra mắt sách ở TP HCM. Bên cạnh là bố, nhà phê bình Nguyễn Hòa.
Nguyễn Bình tinh nghịch trong ngày ra mắt sách ở TP HCM. Bên cạnh là bố, nhà phê bình Nguyễn Hòa.
PV: Trẻ con thường thích trò chơi, phim hoạt hình, truyện tranh, thích đi đến những khu vui chơi giải trí.
Nhưng bố em kể rằng khi em được bố đưa vào TP.HCM trong đợt ra mắt cuốn sách, em không xin đến Đầm Sen, đến vườn bách thú, mà lại  xin bố đưa những địa danh văn hóa, địa danh lịch sử để tìm hiểu. Sở thích của em có vẻ hoàn toàn khác những đứa trẻ bình thường.
Đã bao giờ em thích những gì mà trẻ con bình thường thích chưa? Ví dụ như phim hoạt hình chẳng hạn?
Nguyễn Bình: Phim hoạt hình thì em thích nhất phim hoạt hình của Mỹ, sau đó đến hoạt hình của Anh và Pháp. Chỉ 3 nước đó thôi. Truyện tranh thì em chỉ đọc duy nhất Doremon, còn những chuyện khác em ko thích. Em không thích những mô típ  lặp lại quá nhiều trong truyện tranh bây giờ.
PV: Thế Doremon có gì thu hút em?
Nguyễn Bình: Bởi vì nó cho em nhiều những kiến thức: thế giới tương lai trong trí tưởng tượng của tác giả. Doremon giúp em hình dung ra cả đất nước và cuộc sống của người Nhật.
PV: Ông tác giả của cuốn truyện tranh nổi tiếng Doremon tưởng tượng ra nước Nhật trong tương lai là một nước Nhật thế này thế kia… Có bao giờ em tưởng tượng ra Việt Nam mình trong tương lai sẽ thế nào không?
Nguyễn Bình: Em nghĩ việc dự đoán tương lai là của các nhà tiên tri. Không phải của em. Em cũng thấy thật  khó tưởng tượng được tương lai VN sẽ thế nào. Vì tính đến hiện tại, em không thấy cái gì mới cả.
PV: Em bắt đầu tưởng tượng ra câu chuyện “Cuộc chiến hành tinh Phantom” đó như thế nào?
Nguyễn Bình: Em bắt đầu tưởng tượng ra câu chuyện đó từ năm 2010.
PV: Ý tưởng của câu chuyện đó bắt đầu từ đâu?
Nguyễn Bình: Em cũng không rõ nữa. Tự nhiên có một ngày nó xuất hiện trong đầu em thôi. Thế là em bắt đầu cần một cuốn sổ để ghi chép những ý tưởng đó. Sau đó em bắt đầu nghĩ đến việc viết một cuốn sách từ những ghi chép của mình.
PV: Để phục vụ cho cuốn sách đó, em bắt đầu ghi chép những cái gì và tìm kiếm thêm những thông tin gì? Chị hỏi thế bởi chị đọc cuốn sách đó và thấy từng chi tiết trong cuốn sách đó có rất nhiều thông tin?
Nguyễn Bình: Em tìm tất cả những gì em nghĩ ra. Thật may là Internet có hết.
PV: Một nhà thơ, một nhà văn coi mỗi bài thơ, mỗi truyện ngắn với họ như một đứa con tinh thần.  Còn em, em coi nó là gì? Một điều em tâm huyết hay đơn thuần chỉ là một trò chơi của một cậu bé?
Nguyễn Bình: Em chỉ coi nó là một cuốn sổ ghi chép. Đơn giản thế thôi ạ. Một cuốn sổ ghi chép để ghi lại những ý  tưởng, kiến thức của mình, để sau này mình có thể tìm lại khi mình quên đi một điều gì đó. À, chính xác thì em nghĩ như chị nói cũng đúng, có thể coi đó là trò chơi.
PV: Để viết cuốn truyện này, em đã ghi bao nhiêu cuốn sổ?
Nguyễn Bình: “Cuốn sổ” của em là những file word trên máy tính.
PV: Bố em nói em thân thiết với chiếc máy tính và coi nó như một người bạn. Em bắt đầu làm quen với máy tính từ bao giờ?
Nguyễn Bình: Từ hồi ba tuổi.
PV: Em biết chữ từ năm mấy tuổi?
Nguyễn Bình: Từ hồi hai tuổi chị ạ.
PV: Chị từng nghe một câu chuyện về em: từ năm em bốn tuổi, em đã dùng điện thoại nhắn cho bố em một cái tin nhắn mà ai đọc xong cũng cười: “Ông Hòa ơi, ông về thì mua cho tôi một cuốn từ điển Hán – Việt” – chuyện đó đúng chứ?
Nguyễn Bình: Đó là sự thật đấy ạ.
PV: Tại sao em lại thích cuốn từ điển Hán Việt đó?
Nguyễn Bình: Đó là một câu chuyện dài. Theo chị thì em có nên kể không ạ?
PV: Nên chứ.
Nguyễn Bình: Hồi đó chị Ngọc (chị gái đầu của em) vắng mặt ở nhà. Chị ấy đi thực tập ở đâu đó em cũng không nhớ rõ. Em nhớ chị ấy. Trên tường nhà hồi đó có treo một bức thư pháp.
Em mới mày mò xem chữ đó là chữ gì. Em bảo mẹ em lục máy tính thì biết đó là chữ Hán. Em thích cái kiểu chữ Hán, vì em thấy nó lạ lạ hay hay. Nên em đã nhờ bố em mua cuốn từ điển đó.
Nguyễn Bình dịch phụ đề phim tài liệu về người ngoài hành tinh.
Nguyễn Bình dịch phụ đề phim tài liệu về người ngoài hành tinh.
PV: Chị nghe nói em có thể đọc thông viết thạo chữ Hán. Mà chữ Hán học rất khó. Em học trong bao lâu thì có thể đạt đến trình độ đó?
Nguyễn Bình: Em cũng không nhớ nữa. Nói chung khoảng thời gian đó dài hơn một năm.
PV: Em học nó bằng cách nào?
Nguyễn Bình: Em nhờ bố em mua cuốn từ điển Hán – Việt. Có chữ gì khó thì em tra trong từ điển hoặc search trên máy tính.
PV: Hiện giờ em có thể viết được những ngoại ngữ nào?
Nguyễn Bình: Em cũng chẳng rõ. Em từng nói được tiếng Hán, tiếng Nhật, nhưng giờ em bỏ rồi. Giờ em biết tiếng Anh.
PV: Em có đang học thêm một loại tiếng nào không?
Nguyễn Bình: Em học chữ tượng hình Ai Cập.
PV: Em biết chữ tượng hình Ai Cập trong hoàn cảnh nào? Khi em đi nghiên cứu văn hóa cổ đại Ai Cập?
Nguyễn Bình: Đúng thế ạ.
PV: Bố mẹ em rất kỳ vọng vào em, chị nghĩ như thế không biết có đúng không? Em có bao giờ áp lực về việc sau này mình sẽ phải trở thành người như thế này, thế kia không?
Nguyễn Bình: Em có biết điều đó nhưng em không để ý lắm nên em chẳng có áp lực gì cả.
PV: Trong con mắt của em, thì bố em – một nhà phê bình và bố em – ở vai trò một ông bố thì có gì khác nhau?
Nguyễn Bình: Nhà phê bình thì thường nghiêm túc. Bố em cũng nghiêm túc nhưng trong gia đình, bố em rất hay đùa. Thỉnh thoảng bố em xuyên tạc những bài hát.
PV: Bố em có cuốn “Bàn phím và cây búa”, em đã đọc cuốn sách đó chưa?
Nguyễn Bình: Em chưa đọc. Em không hiểu về báo chí.
PV: Em có bao giờ đọc các tác phẩm văn chương không?
Nguyễn Bình: Tính đến giờ em mới chỉ đọc tiểu thuyết thôi. Từ những ông như Jules Verne (Hai vạn dặm dưới đáy biển), đến Ellison (người vô hình)  một số tác giả người Mỹ và người Anh.
PV: Cảm giác của em thế nào khi mọi người gọi em là thần đồng?
Nguyễn Bình: Em không thích mọi người gọi em là thần đồng.
PV: Nếu em tự giới thiệu chân dung của mình, em sẽ nói gì?
Nguyễn Bình: Em cũng không rõ nữa. Em thấy thật khó để biết mình là người như thế nào và nói cho mọi người biết mình thế nào.
PV: Em nghĩ sao về hai chữ thần đồng?
Nguyễn Bình: Em nghĩ thần đồng là thằng đần. Đấy là sự thật đấy ạ. Em không thích cái từ đó. Em chẳng thích gọi là gì. Chỉ thích được gọi là Nguyễn Bình thôi.
PV: Bố em rất tự hào về những gì em làm được. Nhưng chị biết bố em vẫn có những cái nhắc nhở, uốn nắn, vì bố em sợ việc mọi người ca ngợi nhiều quá sẽ khiến em kiêu ngạo. Khi em viết xong cuốn truyện này, bố em có dặn dò gì không?
Nguyễn Bình: Bố em dặn dò rất nhiều.
PV: Trong những điều bố em dặn dò, em thấy điều gì quan trọng nhất?
Nguyễn Bình: Em cũng không biết ạ.
PV: Một ngày của em, em làm những gì?
Nguyễn Bình: Em viết lách và chơi game.
PV: Em thích game gì?
Nguyễn Bình: Game Angry Bird. Cái game của Mỹ có mấy con chim bắn nhau với mấy con lợn ấy ạ. Chị cứ về search trên google sẽ cho ra một loạt kết quả. Đây, để em search cho chị luôn.
PV: Em có thích chơi các game khác nữa không? Ví dụ những game mà trẻ con bây giờ hay chơi?
Nguyễn Bình: Không ạ. Em không thích các game bạo lực.
PV: Em có tâm đắc với một cuốn sách nào không?
Nguyễn Bình: Không có cuốn nào cả. Tâm đắc nhất của em bây giờ là chó.
PV: Tại sao lại là chó mà không phải là một cuốn sách?
Nguyễn Bình: Bởi vì bây giờ em đang rất thích chó.
PV: Sở thích của em có vẻ thay đổi theo thời gian thì phải. Từ nãy đến giờ chị thấy em đã chuyển từ thích tiếng Hán, sang tiếng Anh, tiếng Nhật và chữ tượng hình Ai Cập. Em thích chó, em có nuôi chó không?
Nguyễn Bình: Em mơ ước nuôi chó nhưng không nuôi được.
PV: Tại sao?
Nguyễn Bình: Em bị hen.
PV: Em có bao giờ để ý đến cuộc sống của mọi người xung quanh?
Nguyễn Bình: Em không quan tâm.
PV: Không quan tâm đến thế giới xung quanh mình, vậy em có quan tâm đến một thế giới nào đó không?
Nguyễn Bình: Nếu là thế giới của những loài chó thì em quan tâm.
PV: Thế giới của chúng có gì thú vị?
Nguyễn Bình: Em thích loài chó vì chúng tinh khôn và trung thành với chủ. Em thích chó vùng cực vì chúng rất đẹp. Chó Tây Tạng là loài chó chiến binh dũng mãnh và cổ xưa. Còn chó Đức thì em thích vì chúng là chó cảnh sát. Chó Anh và chó Pháp thì bé và xinh xắn nên em cũng thích.
PV: Em có những tố chất đặc biệt hơn so với những đứa trẻ khác. Vậy em  có thấy bố mẹ em đối xử với em khác so với những ông bố bà mẹ bình thường đối xử với những đứa con bình thường không?
Nguyễn Bình: Dạ, khác ạ.  Hôm trước ở buổi trả lời phỏng vấn trong Sài Gòn, bố em cũng nói, các ông bà mẹ khác không  cho con sử dụng máy vi tính, nhưng bố em cho em dùng máy tính từ khi còn nhỏ.
Cũng có ông bố bà mẹ cho con dùng máy vi tính nhưng không cho con dùng internet vì sợ con vào chơi game online. Nhưng bố mẹ em cho em sử dụng internet thoải mái.
PV: Em có muốn thành một vĩ nhân, một nhà khoa học nổi tiếng…hay không?
Nguyễn Bình: Dạ không ạ. Em chỉ thấy thế này là tốt rồi và ngày ngày được trêu chó nữa ạ.Em vốn là người rất thích chó. Nhưng đừng trêu nó nhiều quá không nó sẽ tức.
PV: Khi gặp một cái gì đó khiến em quan tâm, em sẽ làm gì?
Nguyễn Bình: Ví dụ hôm trước em đi ra cửa hàng, em nhìn thấy rất nhiều con thuyền mô hình. Em lập tức về nhà search những thông tin về con thuyền đó. Thấy bất cứ cái gì lạ lạ, em cũng search cho bằng được mới thôi, bao giờ cũng thế.
PV: Những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình – nhiều người trong số đó là bạn của bố em, họ bàn luận về em rất nhiều. Họ nói rất có thể trong tương lai em sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng. Cũng có người nói lớn lên em sẽ không viết văn nữa. Em nghĩ gì khi nghe những dự đoán của mọi người về mình?
Nguyễn Bình: Em chẳng biết nữa?
PV: Em không quan tâm đến những gì người ta nói về mình?
Nguyễn Bình: Dạ không ạ. Dù khen hay chê em cũng không quan tâm. Em không muốn nghe ai khen mình, cũng chẳng quan tâm khi nghe ai chê mình.
PV: Sắp tới em sẽ nghĩ em sẽ học thêm một ngôn ngữ nào đó không?
Nguyễn Bình: Em muốn học ngôn ngữ của loài chó. Tức là tiếng chó sủa ấy ạ.
PV: Em có mơ ước  được đi đến một vùng đất nào trên thế giới không?
Nguyễn Bình: Em thích nước Mỹ. Vì lịch sử của nước Mỹ  rất hay. Nhưng đôi khi em không thích, vì nước Mỹ có nhiều ma.
PV: Em có sợ ma không?
Nguyễn Bình: Không. Nói chính xác hơn là sợ vừa vừa.
PV: Nghĩa là nếu có một con ma xuất hiện trước mặt em thì em sợ đúng không?
Nguyễn Bình: Ai nhìn thấy ma mà chẳng sợ.
PV: Nhưng có người không tin có ma?
Nguyễn Bình: Cứ đưa người ta đến chỗ có ma, người ta sẽ sợ.
PV: Em có tin là có ma không?
Nguyễn Bình: Em xem ảnh ma lâu rồi ạ. Nếu chị xem thì chị cũng thấy sợ (lập tức mở google ra để giới thiệu về các ảnh ma). Những ảnh này không phải ảnh photoshop đâu mà là ảnh thật hết. Ở Nhà Trắng  cũng có mấy con ma.
Rất nhiều nơi trên thế giới bị ma ám. Có những nơi có cả lời nguyền nữa.Như những lăng mộ Ai Cập. Gia đình Tổng thống Kennedy chết rất nhiều vì họ bị một lời nguyền.
PV: Em có tin vào tâm linh, vào lời nguyền và những bí mật cổ xưa không?
Nguyễn Bình: Những bí mật cổ xưa và những lời nguyền thì em đều lý giải rằng  đó là một dạng công nghệ của thời cổ đại đã thất truyền.
Những công nghệ này được người cổ đại sử dụng sai cách, tạo ra những lời nguyền đó.  Thật ra em cho rằng những công nghệ đó là những công nghệ của người ngoài trái đất.
PV: Có phải chính vì thường xuyên nghĩ về “những công nghệ của người ngoài trái đất” ấy mà em  bắt đầu hình dung về một thế giới ngoài trái đất không?
Nguyễn Bình: Đúng như thế ạ. Đúng là sự thật đấy. Chị nhất định phải xem những bộ phim về người ngoài hành tinh thời cổ đại.
PV: Nhất định chị sẽ xem. Thế em có bao giờ tìm hiểu về những lời nguyền cổ xưa không?
Nguyễn Bình: Hồi sáu – bảy tuổi em tìm hiểu rất nhiều.
PV: Em thấy lời nguyền cổ xưa nào đáng sợ nhất?
Nguyễn Bình: Những lời nguyền đáng sợ nhất đều liên quan đến những lăng mộ cổ ở Ai Cập. Đặc biệt là lời nguyền của Tutan – Khamun (một Pharaoh nổi tiếng của Ai Cập cổ đại). Sau đó là lời nguyền của Super man.
Chẳng hiểu sao những ai đóng Super man sau đó đều chết hoặc bị thương nặng vì một tai nạn nào đó. Còn lời nguyền của chiếc Porsche 550 Spyder tên Little Bastard do tài tử James Dean lái.
Sau khi James Dean qua đời vì một tai nạn với chiếc Porsche này, rất nhiều sự việc kì quái đã xảy ra với chiếc xe này, khiến nhiều người bị chết và bị thương nặng. Cuối cùng nó biết mất mà không ai lý giải được tại sao.
PV: Những lời nguyền – cái mà em gọi là những công nghệ cổ xưa – theo em nó tốt hay xấu?
Nguyễn Bình: Đôi khi có những cái tốt, đôi khi có những cái xấu. Nhưng em thấy hầu hết tất cả được sử dụng sai mục đích.
PV: Theo em thế nào thì mới là sử dụng đúng mục đích?
Nguyễn Bình: Ví dụ cái xe của James Dean, nếu lời nguyền được sử dụng đúng mục  đích thì khi người ta đi trên cái xe đó, người ta phải thành tỉ phú hay gặp những điều may mắn, chứ không thể gặp tai nạn.
PV: Như em nói, những công nghệ cổ xưa, nếu con người cổ đại muốn sử dụng đúng nó, thì họ phải làm gì với nó?
Nguyễn Bình: Họ luôn luôn phải tìm cách sử dụng đúng nó. Trong các truyền thuyết, ông thần này, ông thần kia sử dụng phép thuật, vũ khí. Nhưng em tin họ không phải là thần. Họ là người ngoài hành tinh.
Nhà văn nhí Nguyễn Bình
Nhà văn nhí Nguyễn Bình
PV: Vậy ngay cả những vị thần trên đỉnh Olympus trong thần thoại Hy Lạp, em cũng tin họ là người ngoài hành tinh?
Nguyễn Bình: Đúng thế. Em có rất nhiều bằng chứng.  Chẳng hạn như việc trên đỉnh Olympus có những quầng sáng và những quầng sáng đó bay lên trời. Thế thì chẳng khác gì UFO bay lên cả.
PV: Chúng ta tiếp tục nói về những lời nguyền cổ xưa một chút nhé.  Em nói rằng những lời nguyền cổ xưa được sử dụng sai mục đích.
Nhưng lời nguyền trong những lăng mộ của Pharaoh Ai Cập phục vụ để nguyền rủa những kẻ xâm phạm sự an nghỉ vĩnh hằng của các Pharaoh. Vậy em thấy lời nguyền có mặt tốt mặt xấu gì không, hay em thấy xấu cả?
Nguyễn Bình: Lời nguyền sẽ tốt  nếu ám lên những kẻ xấu, kẻ giết người, kẻ cướp, những tên trộm lăng mộ; còn sẽ là lời nguyền xấu nếu ám lên những người vô tội.
PV: Em có bao giờ sợ mình sẽ gặp phải một lời nguyền nào đó không?
Nguyễn Bình: Em không sợ. Theo em tất cả các lời nguyền đều đã thất truyền hoặc được giải mã hết rồi.
PV: Em có thấy ở Việt Nam có lời nguyền cổ xưa nào không?
Nguyễn Bình: Dạ, em không biết ạ.
PV: Chị có cảm giác em chỉ tìm hiểu về những thứ ngoài Việt Nam, còn Việt Nam thì có vẻ em không quan tâm, đúng không?
Nguyễn Bình: Vâng.Vì ở Việt Nam ít thứ bí ẩn. Khi khám phá các nước khác, em thấy dễ tưởng tượng hơn. Còn ở Việt Nam thì thật khó cho việc tưởng tượng.
Ví dụ như trận chiến trên sông Bạch Đằng chẳng hạn, em không thấy dễ tưởng tượng bằng trận chiến của quân Pháp trên sông Nile (còn được gọi là trận vịnh Aboukir).
PV: Em ấn tượng với những trận chiến nào trong lịch sử nhân loại?
Nguyễn Bình: Những trận chiến trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; cuộc xâm lăng của Napoleon; cuộc nội chiến ở Mỹ.
PV: Tại sao em lại thấy những trận chiến của những nước khác lại ấn tượng và dễ hình dung hơn những trận chiến của Việt Nam?
Nguyễn Bình: Vì nó để lại nhiều chứng tích và thông tin hơn. Lên mạng, thấy những trận chiến lớn trên thế giới search google bằng tiếng nước nào cũng có. Những trận chiến của Việt Nam chỉ có mỗi tiếng Việt.
PV: Em có vẻ say mê nước Mỹ. Tại sao nước Mỹ thu hút em?
Nguyễn Bình: Vì rất nhiều mặt. Kiến trúc độc đáo, lịch sử có nhiều sự kiện nổi bật, công nghệ phát triển từng ngày. Em cũng thích Mexico và Nhật ngày xưa. Mexico là nơi tập trung của rất nhiều nền văn hóa khác nhau.
PV: Em thích mọi người đối xử với em như thế nào? Như một đứa trẻ mười tuổi hay như một người lớn?
Nguyễn Bình: Dĩ nhiên là em thích được đối xử như một người lớn. Em không thích bị gọi là bé ơi, bé à, cưng ơi, cưng à hay đại loại thế.
(BVN)

Sunday, October 27, 2013

Phẫn nộ v/v gây tai nạn giao thông, bị đánh chết

Sự việc khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn: Liệu có nên cứu người gặp nạn giữa đường?
Đã 3 ngày trôi qua, vụ việc nam thanh niên gây tai nạn, đưa nạn nhân đi cấp cứu bị đánh chết ngay tại khu cấp cứu bệnh viện khiến cộng đồng chưa hết bàng hoàng. Người bị đánh chết là anh Nguyễn Hữu Diên (22 tuổi). Ngày 23/6, anh Diên điều khiển xe máy trên đường 6B (phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP HCM) đâm phải bé Tâm, con của chị Nguyễn Thị Quyển ở gần đó. Anh Diên đưa bé Tâm đi cấp cứu, bác sĩ kết luận bé Tâm bị trầy xước. Trong khi chờ tại khu cấp cứu, anh Diên bất ngờ bị một nhóm thanh niên nhận là người nhà nạn nhân đánh đập đến gãy cổ. Anh Diên qua đời ngày 26/6 vì thương tích quá nặng.
danhdapdau-225772-1372488110_500x0.JPG
Khu bệnh viện nơi Diên bị nhóm người đánh đập dã man khi đưa mẹ con nạn nhân đến nơi cấp cứu. Ảnh: NLĐ
Trên khắp các diễn đàn và mạng xã hội, thông tin về cái chết thương tâm của anh Hữu Diên được đăng tải cùng thái độ bày tỏ sự xót xa.
Không ít ý kiến cho rằng, việc làm của anh Diên xứng đáng được xem là một hành động nghĩa hiệp, khi ngay lập tức đưa người bị nạn đến bệnh viện dù chưa xác định lỗi thuộc về ai. Cộng đồng cũng quyết liệt lên án hành động đánh đập tàn bạo của nhóm người nọ. Đây không chỉ là hành vi thể hiện sự hung hãn, côn đồ một cách đơn thuần, mà đã trở thành biểu hiện của sự nhẫn tâm hành hạ người khác cho hả cơn giận.
“Đọc vụ này mà giận đến run người. Tai nạn là điều không ai muốn. Người nhà mình chẳng may bị người khác đụng, nhưng người ta có ý thức chở vào bệnh viện thì tại sao còn đánh đập bạn ấy?”, Nguyễn Ly, ĐH KHXH&NV TP HCM bức xúc nói. Nhiều cư dân mạng đồng thời kể ra những trường hợp chịu oan ức như anh Duyên không phải là hiếm.
Huy Nguyễn kể câu chuyện của mình: “Hôm nọ, mình đang đi thì gặp một cô gái bị quẹt xe, té xuống đường chảy máu. Lúc đó không có nhiều người bên cạnh, mình cùng một anh khác chở cô gái vào viện. Anh kia về trước, mình bị bác sĩ giữ lại. Đang ngồi chờ thì một thanh niên đến xưng là người yêu cô gái phang mạnh vào đầu, rồi bị người nhà nạn nhân đánh đập nhiều phát nữa. Mình phải lên đồn công an, khắp người bầm tím, mà chỉ nhận được mỗi tin nhắn xin lỗi của người nhà”.
Trước những vụ việc đánh người liên tiếp bất kể lý do, nhiều bạn cho rằng, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vô cảm khi chứng kiến người gặp nạn. “Một bộ phận vô văn hóa, hung hăng như thế nên bây giờ nhiều bạn ngày càng bàng quan. Có đụng xe thì bỏ chạy vì nếu ở lại thì cũng bị đánh. Người đi đường càng không dám cứu vì sợ chuốc vạ vào thân. Người tốt giờ chỉ muốn tự ẩn mình mà thôi…”, bạn Ant rút ra kết luận bi quan.
tranhcai2-391440-1372488110_500x0.jpg
Nhiều bạn trẻ liên hệ thói vô cảm trong vụ đánh chết trộm chó cách đây không lâu. Ảnh chụp màn hình.
Sau những vụ việc nói lên sự hung hãn của đám đông và thói thờ ơ khoanh tay chứng kiến cái xấu, nhiều người cũng đau đáu câu hỏi: Làm sao để lòng tốt được đặt đúng vị trí?.
Nguyên Phong, sinh viên năm nhất, ĐH Bách khoa kể: “Mình đi đường thì gặp một chú bị ngã. Mình dừng lại nhưng không hiểu sao chỉ đứng nhìn xem chú có sao không, thay vì chạy lại giúp. Khi chú tự đứng lên được, mình mới đi tiếp. Bố mẹ biết chuyện trách mình rất nhiều. Nhưng mình nghĩ bố mẹ nuôi con mười mấy năm trời, vì một chuyện không đâu mà thiệt mạng. Sau đó thì sao, người ta đem ít đồng đến bồi thường? Ai trách gì thì phải hỏi ngược lại, lỡ kết cục như anh Diên thì phải làm sao?”.
Chia sẻ trên nhận được không ít sự đồng tình về việc “phải lo thân mình trước đã”. “Mình quan niệm rất rõ ràng, tránh xa, không tò mò các vụ đánh nhau, tai nạn... Đi ra đường phải kiềm chế, lỡ đụng chuyện thì phải nhỏ nhẹ xin lỗi. Mình rất thực tế nên sống đúng với những gì mình tin tưởng, không quan tâm đến bàn tán của mọi người xung quanh, bởi có gì xảy ra mình lãnh hậu quả chứ không phải họ”, bạn Khánh Ly, quận 7 chia sẻ.
phan-no-3-782113-1372488110_500x0.jpg
Teen cũng đặt ra băn khoăn, liệu có nên cứu người tai nạn để chuốc vạ vào thân? Ảnh: Internet
Ở luồng quan điểm khác, nhiều bạn thể hiện suy nghĩ tích cực rằng đừng bỏ mặc người bị nạn giữa đường. Bởi đơn giản, hãy đặt trường hợp người gặp nạn là người thân, bạn bè của bạn thì sao?. “Mình từng giúp người bị nạn, cảm giác giúp được người khác sướng lâng lâng, không gì tả được”, nick Xiao Mei nói.
Nhiều teen cũng tán đồng quan điểm hãy cứu người ngay khi có điều kiện và cứu đúng cách. “Mình vẫn giữ quan điểm sẽ không bỏ mặc nạn nhân và cố gắng hết sức để tránh hiểu lầm. Chuyện xui rủi thì hiếm hoi lắm mới gặp, còn lương tâm rất dễ bị “hóa đá” nếu cứ tiếp tục cho phép mình vô cảm, thờ ơ như thế”, Ngọc Như, sinh viên ĐH KHXH&NV giãi bày.

Saturday, October 26, 2013

GIÀU CÓ VÀ NỖI TIẾNG KHÔNG THỂ LUÔN LUÔN TẠO HẠNH PHÚC (Wealth and fame can't always create happiness).

I/ Danh sách (chưa đầy đủ) các tài tử hay ca sĩ Mỹ theo đạo Phật , nguồn : voices.yahoo.com/celebrities-buddhists-325349.html?cat=49
Uma Thurman (1)
Richard Gere
Keanu Reeves
Naomi Watts
Goldie Hawn
Tina Turner , ca sĩ
George Lucas , đạo diễn của bộ film Star Wars .
(1) : Bố là Robert Thurman , nhà sư Tây tạng sau trở thành GS , khoa trưởng khoa tôn giáo ĐH Columbia  . Ông nói , nhiều ng nỗi tiếng đã đạt danh vọng  và thành công ; nhưng nhận ra là , nếu chỉ có điều này ko thôi thì ko mang hạnh phúc . Ông nói , do vậy , triết lý đạo Phật dễ dàng chấp nhận bởi nhiều ng nỗi tiếng) .
(Her father , Tibetan monk-turned-professor Robert Thurman, the chair of the religion department at Columbia University, says that many celebrities have achieved fame and success and realized that alone can't bring happiness. Thurman says that for this reason, the Buddhist philosophy seems natural for many celebrites).
II/ Tiền bạc và thời gian là những gánh nặng ghê gớm nhất của cuộc đời... và những kẻ bất hạnh nhất là những người sở hữu chúng nhiều hơn mình có thể sử dụng.- Samuel Johnson .
Chuyện như sau : 1 người giàu có , khi chết để lại di chúc cho các con . Bà vợ chỉ hưỡng phần tiền - mà ông đã đóng vào quỷ bảo hiểm an sinh xã hội (social security) khi ông còn đi làm . Số tiền này chỉ khoảng 6-7 trăm đô/tháng .
Thế là bà ta đã tự tử nhưng cứu sống kịp , trong khi bà đã ngấp nghé 80 TUỔI . Tôi ko thể tin nỗi khi bà lại hành động như vậy ! Bà sống được bao năm để tranh dành hay tham lam như vậy .
LUÂN HỒI NHÂN QUẢ với nử tài tử Mỹ SANDRA BULLOCK .

Nhân đọc cảm nghĩ cũa Sandra Bullock : 'ta sẽ hưởng mọi thứ mà ta đã tạo ra , dù đó là tốt hay xấu' .
- Muốn biết kiếp trước tạo nhân gì , hãy xem kiếp này hưởng quả gì ,
Muốn biết kiếp sau hưởng quả gì , hãy xem kiếp này tạo nhân gì .
- Mọi việc đều có nguyên nhân (ko có gì là ngẩu nhiên) . Hai câu từ kinh sách Phật .

Chào cháu Vô Thường ,

Thông thường , con ng chĩ tìm đến  tôn giáo khi gặp đau khổ . Ít có ai tìm đến tôn giáo khi họ đang hạnh phúc , trừ ng thuộc đạo dòng (cha mẹ đi chùa/nhà thờ thì con đi theo) và một số ng có CĂN TU , nghĩa là tuy rất hạnh phúc nhưng họ vẫn đi chùa/nhà thờ và làm việc thiện .
Bác đây , thuở nhỏ ít đi chùa dù là gia đình Phật giáo . Nhưng do gặp nhiều đau khổ nên bác đã đọc nhiều sách Phật giáo để tìm nguyên nhân .
Có 2 sự kiện ảnh hưởng đến bác :
1/ Quyển 'Những bí ẩn cũa cuộc đời' , dịch bởi Nguyễn hữu Kiệt . Nói về những bằng chứng về luân hồi nhân quả qua các cuộc 'soi kiếp' bởi ông Edgar Cayce . (Ông này hoàn toàn ko biết gì về Phật giáo vì lớn lên trong gđ Công giáo) .
2/ Khi em cũa bác chết năm 1986 , cầu siêu tại 1 chùa ở Q. 1 . Một quyển kinh đã viết , những anh em bà con , v.v... cũa ta , kiếp trước có thể là KẺ THÙ cũa ta ; do vậy , khi gặp ta ở kiếp này , họ tiếp tục gây đau khổ cho ta .
Nếu hiểu đc điều này , ta cố gắng chịu đựng , để giải oan nghiệp chướng này vì :
LẤY OÁN BÁO OÁN , OÁN ẤY CHẬP CHÙNG .
LẤY ĐỨC BÁO OÁN , OÁN ẤY TIÊU TAN .
Và ngược lại , ng đã chịu ơn ta kiếp trước , nay gặp lại sẽ đền ơn ta ; dù trong kiếp này , ta ko giúp đở họ điều gì .
Cã 2 trường hợp trên , bác đều gặp .
Trước khi đi Mỹ , bác có làm thông dịch tiếng Pháp cho một NGO .Sếp là ng Pháp , bác đã được trả lương hậu . Ông ta khuyên bác ko nên đi Mỹ nhưng bác ko nghe .
Khi qua Mỹ năm 94 , bác ko l/lạc với ông vì nghĩ ko còn gì để l/lạc ; trong khi đó ông thường xuyên gọi phone hỏi thăm .
Vì bác đã quên tiếng Pháp nên trả lời = tiếng Anh . Sau này , ông có vợ vn nên bà này t/dịch .
Cách đây 6-7 năm , nhân chuyến thăm cha mẹ ở Tracy , rất xa San Jose , bả và cha , em và cháu đến thăm , cho bác 500 euro .
Cách đây hơn 2 năm , ông lại đề nghị mua vé cho bác về vn , sẽ gặp vc ông tại Sài gòn và cùng đi du lịch khắp VN . Bác trả lời , người em bác rất cần một laptop có webcam để l/lạc với bác , (ông ta) nên dùng tiền đó mua laptop ; ổng ok . Thế là , vc về VN , gặp bác S. (em cũa bác)  và gửi tặng 1000 euro để mua .
Cách đây 2-3 tháng , bả từ Pháp sang Mỹ thăm cha mẹ ở Tracy và muốn thăm bác . Bác từ chối vì từ đó xuống SJ mấy giờ xe chạy . Bả trả lời , tôi phải thăm anh . Thế là họ đã đến gặp bác với tình cảm ruột thịt , rất cảm động, dù họ ko phải là ruột thịt . Cháu đã gặp như vậy trong đời ko ?
Trước khi ra về , bả để lai 1 gói quà nhỏ ; mở ra thấy 300 euro và vài loại kẹo Pháp .
CON ĐƯỜNG TỚI NỀN DÂN CHỦ CẬN ĐẠI (NỀN DÂN CHỦ : LỊCH SỬ , PHẦN CUỐI) . Nguồn : http://library.thinkquest.org/26466/history_of_democracy.html "Cách mạng Mỹ là một biến cố quan trọng khác trong lịch sử của DC. Dĩ nhiên, bước đầu tiên, trong việc theo đuổi (pursuit) DC là Tuyên ngôn Độc lập năm 1776. Trong văn kiện vĩ đại này, viết bởi Thomas Jefferson, nhiều ý tưởng được lấy từ những triết gia đã nói ở trên (aforementioned) là Locke và Rousseau. Jefferson đã mượn ý tưởng của Locke là "mọi người sinh ra đều bình đẳng", và sửa câu "quyền được sống, tự do và sở hữu tài sản" thành "quyền được sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc". Ông cũng đã mượn một ít từ Rousseau khi nói rằng "mọi người có quyền cầm vũ khí chống lại chính quyền nếu CQ ko tôn trọng những quyền này". Trong cuộc Cách Mạng Pháp, một lý do tương tự được áp dụng (espouse). Các nhà chính trị và triết gia như Montesquieu, Voltaire, và Rousseau đã lấy cảm hứng (inspire) bằng cách dựa trên ý tưởng của Mỹ và nhấn mạnh rằng tự do chỉ có khi các nghành lập pháp, tư pháp và hành pháp của CQ được tách ra. Dân Pháp đã lật đổ vua, rồi thảo ra "Tuyên ngôn về Quyền Con Người", đã thay đổi "quyền được sống, tự do và sở hửu tài sản" của Locke thành "quyền được tự do, sở hữu tài sản, an toàn, và chống lại sự đàn áp (oppression)". (Chống lại sự đàn áp có lẽ là từ Rousseau). Những ý này, giống những ý trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, giúp cho (dân Pháp) đạt được một hệ thống dân chủ chưa đầy đủ trong đó quyền lực của vua bị giới hạn và dân có tiếng nói (say) trong CQ.
HONGKONG PHẢI KHÁC VỚI VIỆT NAM : cô gái 39 tuổi , chũ 1 công ty tàu biễn với doanh thu 200 T đô hàng năm .

Nguồn : transpaency.org và báo nước ngoài .
"Sabrina Chao (39 tuổi) là chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những hãng tàu tư nhân lớn nhất Hong Kong, Wah Kwong. Trên lý thuyết, cô kiểm soát toàn bộ đội tàu hiện đại gần 30 tàu lớn và đạt doanh thu khoảng 200 triệu đô la Mỹ.


Giữa những nhà tài phiệt ở Hong Kong, nhiều người lúc này đã ở tuổi thất thập, Chao mới chỉ 39 tuổi và vẻ bề ngoài mạnh mẽ khiến cô nổi bật. Cô đang lèo lái tập đoàn tàu biển hơn 60 năm tuổi này vượt qua bão táp ra sao? Forbes Việt Nam số 5 có câu trả lời cho bạn".
Sau khi đọc bài viết này ở anh Khanh đức Vũ , tôi đã suy nghĩ : phải có ng đã đưa tiền để cho cô Chao kinh doanh , chớ ở tuổi 39 , cô khó làm giàu như vậy ; vì HK là nước mà tham nhũng gần như THẤP nhứt thế giới . Do vậy , dù đã  post comment nhưng tôi lại xóa , rồi vào wiki  và báo nước ngoài để kiểm chứng , thì đúng như tôi đã suy nghĩ : bố cô này là tỉ phú về tàu biển và đang bịnh nặng ; như vậy TRỰC GIÁC TÔI cũng khá lắm .
Sau đây là độ minh bạch (transparency) cũa nhiều nước , số liệu 2012 cũa transparency.org , tính trên 176 nước và vùng lãnh thổ .
TOP TEN :
1 , tân tây lan
1,  đan mạch
1,  singapore
4 , thụy điễn
4 , phần lan
6 , canada , cũa khanh đức vũ .
7 , hòa lan
8 , úc
8 , thụy sĩ
10 , na uy
TỪ 11 ĐẾN 20 :
11,  iceland
11 , lục xâm bão
13 , hongkong
14 , ireland
15 , áo
15 , đức,
17 , đảo  barbados
17 , nhật
19 , quatar
20 , anh
CÁC NƯỚC CÒN LẠI : không kể hết vì quá dài .
22 , pháp
37,  taiwan
39,  lào
45 , nam hàn
54 , malaysia
80 , trung quốc
88 , Thái lan
123 , vietnam
133 , nga
133 , philippines
157 , kampuchia
NHẬN XÉT : trong top ten thì có 4 nước Bắc âu , 4 nước thuộc Khối Thịnh vượng Chung (cựu thuộc địa cũa Anh) gồm CND , Úc , Sing , Tân Tây lan ; và Thụy sĩ và Hòa lan ở Trung âu . Từ hạng 10 đến 20 có 4 nước thuộc khối này gồm : HK , Ireland , đảo Barbados và Anh .
Nhận xét cũa tôi , Anh là cái nôi cũa nền Dân chũ trên thế giới , đã ko sai  . Vì họ đã để lại cho thuộc địa một nền cai trị tuyệt vời , ít tham nhũng , mà đã chứng minh trong bảng xếp hạng trên .
VN lại ít tham nhũng hơn Nga , Philippines và KPC . Lào thì ít hơn cã Nam hàn .