Tuesday, August 31, 2021

 Nguyễn Đình Hồng Đào (sinh 29 tháng 9 năm 1961)[cần dẫn nguồn] là một nữ diễn viên kịch nóidiễn viên điện ảnh và diễn viên truyền hình người Việt Nam.

NGUYỄN = 7

ĐÌNH = 4155 = 15 = 6

 HỒNG = 5753 = 20 = 2

ĐÀO = 417 = 12 = 3

 Trần Thị Thủy Tiên (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1985 tại Kiên Giang), thường được biết đến với nghệ danh Thủy Tiên là một nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc và diễn viên người Việt Nam.


TRẦN = 4215 = 12 = 3

THỊ = 451 = 10 = 1

THỦY = 4561 = 16 = 7

TIÊN = 4155 = 15 = 6

Cộng lại: 3 1 7 6 = 17

Lê Công Vinh, (còn được biết đến với biệt danh CV9) sinh ngày 10 tháng 12 năm 1985, là một cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam từng thi đấu cho các câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An, Hà Nội, Leixoes S.C, Hà Nội ACB, Consadole Sapporo, Becamex Bình Dương và đội tuyển quốc gia Việt Nam ở vị trí tiền đạo.

LÊ = 35 = 8

CÔNG = 3753 = 18 = 9

VINH = 6155 = 17 = 8

Cộng lại: 8 8 9 = 25 

Monday, August 30, 2021

 HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

Chủ quyền bất khả tranh cải của Việt Nam
SỰ THỰC VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
Như trên đã trình bày, Tàu khi bắt đầu khảo sát Tây Sa vào năm 1909 đã cho rằng Tây Sa là vô chủ. Năm 1898, chính quyền Quảng Châu, Tàu đã trả lời các khiếu nại của Công sứ Anh ở Bắc Kinh về việc những người Tàu ở Hải Nam cướp phá các tàu Bellona của Đức (bị đắm năm 1895) và tàu Humeji- Maru của Nhật (bị đắm năm 1896) do Công ty Bảo hiểm người Anh bảo hiểm, rằng: “quần đảo Tây Sa là những ḥòn đảo bị bỏ rơi, chúng không phải sở hữu của cả Trung Hoa lẫn An Nam, cũng không sáp nhập về hành chánh vào bất kỳ quận nào của Hải Nam và không có nhà chức trách nào chịu trách nhiệm về cảnh sát của chúng”. [Monique Chemillier - Gendreau, sđd, p.158].
Đến khi Pháp bắt đầu đưa ra những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam, Trung Hoa hồi đó và Tàu bây giờ lại luôn luôn nói rằng Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) đã thuộc về Tàu từ lâu, bất khả tranh nghị, khi thì nói từ đời Minh, khi thì nói từ đời Tống. Sự thực thế nào?
Sự thực là quần đảo Hoàng Sa không hề là vô chủ như luận điểm của chính quyền Tàu năm 1909: Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời, từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, không ít ỏi như thư của Toàn Quyền Pasquier gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc địa ngày 18-10-1930, mà đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.
Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”, “Toản tập An Nam lộ” trong sách “Thiên hạ bản đồ”, trong Hồng Đức bản đồ năm 1686 và Phủ biên tạp lục năm 1776 của Lê Quý Đôn.
Trong “Thiên Nam tứ Chí lộ đồ thư” hay “Toản tập An Nam lộ”, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở bãi Cát Vàng. Còn tư liệu trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải.
Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- “Dư địa chí” trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt địa dư chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.
- Đại Nam thực lục phần Tiền biên, Quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
- Đại Nam thực lục chính biên Đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); Đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); Đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tài liệu rất quí giá, là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc… Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.
- Trong bộ sách Đại Nam nhất thống chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản…
Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.
Đặc biệt nhất sự kiện năm 1836 Vua Minh Mạng sai Suất đội thủy binh Phạm Hữu Nhật, người gốc đảo Lý Sơn chỉ huy thủy quân đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau đó thành lệ hàng năm. Đại Nam thực lục chính biênĐệ nhị kỷ, Quyển 165 cũng đã chép rất rõ từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu vua hàng năm cử người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và còn cắm cột mốc, dựng bia. Châu bản tập tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836) với lời châu phê của vua Minh Mạng cũng đã nêu rất rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc“.
Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển 6 còn ghi rõ : “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc. Mỗi bài gỗ dài 5 thước rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mỗi bài khắc những chữ: “Minh Mạng thập thất niên Bính Thân thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương đồ chí thử hữu chí đẳng tư (tờ 25b)”.
(Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ).
Vì sự kiện trên đã thành lệ hàng năm, nên Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ(1851), Quyển 207, tờ 25b-26a và Quyển 221 đã chép lại việc dựng miếu, dựng bia đá, cắm cột mốc năm 1836 và lệ hàng năm phái biền binh thủy quân đi vãng thám, vẽ bản đồ…
Về những tư liệu của Tàu minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:
- Hải ngoại kỷ sựcủa Thích Đại Sán (người Tàu) năm 1696. Trong Quyển 3 của Hải ngoại kỷ sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.
- Các bản đồ cổ Tàu do chính người Tàu vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Tàu.
Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Tàu từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Tàu do người Tàu vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực Nam của biên giới phía Nam của Tàu.
Sau khi Tàu dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1/1974, nhiều đoàn khảo cổ Tàu đến các đảo thuộc quần đảo này và “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Tàu, trái lại họ lại phát hiện ở mặt Bắc ngôi miếu “Hoàng Sa tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée) bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.
Về những tư liệu Phương Tây cũng xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- Nhật Ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.
- Le Mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769 – 1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.
- Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes của Giám mục Taberd xuất bản năm 1833 cho rằng Hoàng đế Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816.
- An Nam đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838, phụ bản của cuốn từ điển La tinh – Annam, ghi rõ «Paracels seu Cát Vàng» với tọa độ rõ ràng như hiện nay chứ không phải như Tàu cho là ven bờ biển. («Seu» tiếng la tinh có nghĩa «hay là», Cát Vàng: chữ nôm, Hoàng Sa: chữ Hán).
- The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol VI đã đăng bài của Giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels.
- The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels.
Về sau Trung Hoa đưa ra những bằng chứng ngụy tạo nói ngược lại luận điệu ban đầu xem là đất vô chủ (1909) mà cho rằng Tây Sa đã thuộc Tàu từ lâu. Ngay tên Tây Sa và Nam Sa cũng mới đặt từ sau năm 1907, và Nam Sa lại bất nhất khi chỉ Trung Sa, khi chỉ Nam Sa ở vị trí hiện nay (Spratleys).
Sự thực chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa đã rõ ràng như trên. Khi bị Trung Hoa xâm phạm, vào thời điểm ban đầu, với tư cách là người đến xâm chiếm thuộc địa, người Pháp chưa hiểu hết lịch sử chủ quyền lãnh thổ Việt Nam nên có lúc đã không lên tiếng bảo vệ kịp thời. Tuy nhiên, không lâu sau đó, chính quyền thực dân Pháp đã có đủ thông tin và thay đổi quan điểm, bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự thực là bất cứ chính quyền nào, kể cả chính quyền thuộc địa chịu trách nhiệm về quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho Tàu tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa chính là Việt Nam đã bị Pháp đô hộ và chịu ảnh hưởng những biến động chính trị quốc tế cũng như quốc nội, nhất là từ thời chiến tranh lạnh và sau này và tham vọng bành trướng mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
Sự thực lịch sử về chủ quyền và những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự tranh chấp cùng nguyên nhân xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đã quá rõ ràng, nên giải pháp phải là “cái gì của César phải trả lại cho César”.
Bất kỳ chính quyền nào cũng như bất cứ người Việt Nam nào, dù khác chính kiến đều coi trọng việc lấy lại Hoàng Sa về với Việt Nam và bảo toàn toàn vẹn Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh dù có hàng ngàn năm bị lệ thuộc rồi cũng có ngày với sự kiên cường, bất khuất, cuộc đấu tranh sẽ thành công. Đối với các nước Asean, trên cơ sở Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, sẽ tương nhượng trong tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong khối, đôi bên đều có lợi.
Việt Nam và Tàu núi liền núi, sông liền sông, đã có những bài học lịch sử quý giá. Việt Nam với truyền thống hàng ngàn năm luôn kiên quyết bảo vệ quyền độc lập tự chủ của mình, song luôn luôn tôn trọng nước đàn anh Tàu, luôn theo truyền thống làm “phên dậu của Tàu”, không bao giờ làm hại đến quyền lợi Tàu.
Bất cứ giải pháp nào dựa vào sức mạnh như người Nhật đánh chiếm bằng vũ lực Hoàng Sa, Trường Sa năm 1938, 1939 cũng như Tàu dùng võ lực năm 1974 chỉ mang tính nhất thời, không có giá trị pháp lý. Có đế quốc nào mạnh như đế quốc La Mã thời Cổ đại hay đế quốc Mông Cổ thời Trung đại, hay đế quốc Anh, Pháp thời cận đại, rồi có ngày cũng suy yếu, phải bỏ những lãnh thổ chiếm giữ bằng vũ lực.
Bất cứ giải pháp nào muốn vững bền phải dựa trên sự thực lịch sử, nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự trước tiên tại Hoàng Sa và Trường Sa từ lúc chưa có ai tranh chấp, và phải dựa vào trật tự thế giới hiện hành khi có Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 và những Nghị quyết của Liên hiệp quốc sau đó, cùng với Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.
Mọi người kể cả người Tàu phải thấy rõ sự thật lịch sử trên!
Việt Nam phải luôn luôn nhắc đi nhắc lại cho cả thế giới được biết rằng vụ Tàu dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 là trái phép hoàn toàn, trái với Hiến chương và các nghị quyết của Liên hiệp quốc. Không thể để cho Tàu coi vụ chiếm đóng Hoàng Sa như đã xong. Khi nội lực Việt Nam chưa đủ mạnh thì dứt khoát không ký kết bất cứ một hiệp định nào gây sự thiệt hại cho Việt Nam.
Việc cần làm ngay là phải quảng bá rộng rãi lịch sử về chủ quyền của nhà nước Việt Nam đới với Hoàng Sa và Trường Sa, và xây dựng nội lực Việt Nam vững mạnh, đoàn kết hùng cường.
Cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa cho Việt Nam cũng như sự bảo toàn quần đảo Trường Sa là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, nhưng nhất định sẽ thành công cũng như Việt Nam đã từng giành được độc lập tự chủ dù bị phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một ngàn năm.
Hàn Nguyên Nguyễn Nhã
* Tiến sĩ Sử học, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Sự thực lịch sử về chủ quyền và những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự tranh chấp cùng nguyên nhân xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đã quá rõ ràng, nên giải pháp phải là “cái gì của César phải trả lại cho César”. Bất kỳ chính quyền nào cũng như bất cứ người Việt Nam nào, dù khác chính kiến, đều coi trọng việc lấy lại Hoàng Sa về với Việt Nam và bảo toàn toàn vẹn Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh dù có hàng ngàn năm bị lệ thuộc rồi cũng có ngày với sự kiên cường, bất khuất, cuộc đấu tranh sẽ thành công.
T.S. Nguyễn Nhã

Friday, August 27, 2021

 

Cậu bé nghèo trở thành tỷ phú giàu nhất Hàn Quốc

"Con tàu an toàn nhất khi nằm trong bến cảng, nhưng đó không phải mục đích nó được ra đời" - triết lý giúp Kim Beom-su trở thành người giàu nhất "xứ kim chi".

Thống kê của Bloomberg Billionaires Index công bố hôm 6/8 cho thấy ông Kim Beom-su (Brian Kim) - cha đẻ của ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Hàn Quốc KakaoTalk - là người giàu nhất nước này với khối tài sản 13,4 tỷ USD, vượt qua phó chủ tịch Samsung Electronics, ông Lee Jae-yong.

Cũng theo Bloomberg, tài sản của Kim đã tăng 6 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2021, khi cổ phiếu Kakao tăng 91% nhờ niêm yết trên thị trường chứng khoán, cũng như kế hoạch ra mắt một số công ty con.

Kim Beom-su (Brian Kim) - cha đẻ của KakaoTalk - là người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản 13,4 tỷ USD. Ảnh: Korea Herald.

Kim Beom-su (Brian Kim) - cha đẻ của KakaoTalk - là người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản 13,4 tỷ USD. Ảnh: Korea Herald.

Brian Kim sinh trưởng trong một gia đình cha mẹ thậm chí không học hết tiểu học. Cha của ông là công nhân, mẹ là người phục vụ trong khách sạn. Hồi ức của Kim là chuỗi ngày lớn lên trong cảnh nghèo khó. Gia đình 8 người chen chúc trong căn hộ một phòng ngủ tồi tàn tại một khu phố nghèo của Seoul. Để nuôi con, cha mẹ Kim phải làm rất nhiều công việc khác nhau. Kim là người đầu tiên trong gia đình được học đại học dù phải tự xoay xở bằng cách đi dạy thêm. Năm 1986, Kim đỗ Đại học Quốc gia Seoul (còn được gọi là Harvard của Hàn Quốc). Tại đó, ông lần đầu tiên tiếp xúc với chiếc máy tính của người bạn và bị nó mê hoặc: "Đó là lần đầu tiên tôi biết về Internet và thế giới kết nối".

Công việc đầu tiên của Kim là phát triển dịch vụ truyền thông trực tuyến tại Samsung. Tuy nhiên, 5 năm sau đó, ông rời công ty mở một tiệm cà phê Internet và phát triển các trò chơi trên mạng xã hội mang tên Hangame. Hangame sau đó được sáp nhập với công cụ tìm kiếm Naver để trở thành cổng thông tin điện tử lớn nhất Hàn Quốc (NHN).

"Những ngày đầu, tôi làm việc cả ngày lẫn đêm với tư cách vừa là quản lý, vừa là lập trình viên. Có những hôm, tôi đến phòng tắm lúc sáng sớm và bật khóc. Tôi rất tự hào về việc mình đã tự khởi nghiệp kinh doanh, nhưng tôi cũng sợ rằng mình có thể không trả được lương cho nhân viên", Kim nhớ lại.

Kể từ đó, những buổi sáng đắm mình trong làn nước dần trở thành một nghi thức và cơ hội để suy ngẫm. Sau khi dẫn dắt NHN trong 5 năm, Kim chuyển đến Thung lũng Silicon, California, Mỹ vào năm 2005 để tìm kiếm cơ hội cho công ty tại thị trường này. Tuy nhiên, điều đó khó khăn hơn anh nghĩ. Trong lá thư từ chức năm 2007, ông viết: "Con tàu an toàn nhất khi đậu trong bến cảng, nhưng đó không phải mục đích ra đời của nó".

Rời NHN, Kim bị mê hoặc bởi những ý tưởng liên quan đến iPhone nên cùng các đồng đội mới trở lại Hàn Quốc để theo đuổi sự nghiệp phát triển các ứng dụng cho nền tảng này của Apple - hai năm trước khi chiếc điện thoại được giới thiệu tại quốc gia này vào tháng 11/2009.

Năm 2010, họ ra mắt KakaoTalk, một ứng dụng liên lạc OTT hiện được 3/4 dân số Hàn Quốc sử dụng. Năm ngoái, Kim đã hợp nhất Kakao với Daum Communications - đối thủ cạnh tranh của Naver - rồi chuyển sang các ngành kinh doanh mới như ngân hàng di động và gọi taxi... Đầu năm nay, ông gây bất ngờ khi bổ nhiệm Jimmy Rim - một trong những CEO trẻ nhất Hàn Quốc - kiểm soát hoạt động của Kakao.

Mê game, Kim từng đùa rằng cuộc đời ông có thể đã "lạc lối" nếu tuổi thơ có những trò chơi điện tử như bây giờ. Vị tỷ phú 49 tuổi hiện là một game thủ hạng nặng và đam mê các game trực tuyến như Diablo mỗi khi rảnh. Anh nói với tờ Financial Time: "Bạn có thể trải nghiệm những thứ không có trong thực tế. Trong quá trình chiến đấu với kẻ thù và bảo vệ thành lũy của mình, bạn học được các kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách thiết lập các chiến lược sáng tạo và hợp tác với những người khác".

Tình yêu với game trực tuyến và giao tiếp mạng đã giúp Brian trở thành một trong số ít tỷ phú tự thân của Hàn Quốc - đất nước mà nền kinh tế đa phần bị chi phối bởi một số tập đoàn gia đình. Đến nay, Kim thành công với hai sáng tạo quan trọng là ứng dụng nhắn tin di động KakaoTalk và cổng trò chơi trực tuyến đầu tiên của Hàn, Hangame Communications.

Kim Beom-su yêu cầu các nhân viên gọi mình bằng tên Brian để xóa bỏ văn hóa thứ bậc ở Hàn Quốc. Ảnh: Korea Herald.

Kim Beom-su yêu cầu các nhân viên gọi mình bằng tên Brian để xóa bỏ "văn hóa thứ bậc" ở Hàn Quốc. Ảnh: Korea Herald.

Tại Kakao, các nhân viên gọi Kim bằng biệt danh tiếng Anh là Brian. Và ngược lại, họ cũng được biết đến với biệt danh tiếng Anh của riêng mình. Đây là cách Kim làm để phá bỏ văn hóa thứ bậc vốn tồn tại lâu đời ở Hàn Quốc, trong đó nhân viên chỉ được phép gọi lên lãnh đạo bằng chức danh chứ không bao giờ dùng tên.

Giống như nhiều người thuộc tầng lớp thượng lưu Hàn Quốc, ông Kim gửi con ra nước ngoài. Con trai của ông đang học tại một trường đại học ở Mỹ, trong khi con gái đã học 4 năm tại quê nhà Hàn Quốc.

Lớn lên trong cảnh nghèo khó nên khi thành công Kim rất chú ý giúp đỡ những người kém may mắn. Hồi tháng 2, ông đã cam kết để lại hơn một nửa số tài sản của mình khi tham gia Giving Pledge, một chiến dịch toàn cầu do Quỹ Bill và Melinda Gates và tỷ phú Warren Buffett phát động để trao lại phần lớn tài sản của họ cho xã hội.

Trong bài phát biểu tại buổi ký kết, Kim nói: "Lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, cho đến tuổi 30, tôi mặc định rằng 'trở nên giàu có' là thước đo duy nhất của một cuộc đời thành công. Tuy nhiên, sau khi đạt được sự giàu có mà bản thân luôn mong muốn, tôi mới nhận ra ý nghĩa của mỗi cuộc đời được đo bằng sự đóng góp vào xã hội và cộng đồng".

Thùy Linh (Theo Bloomberg & FT)

 

Cha mẹ Mỹ dạy trẻ đầu tư cổ phiếu

Có lần, bạn hỏi Emmanuel Rodriguez tại sao chưa có máy chơi game Nintendo. Cậu bé 7 tuổi nói mình sở hữu một thứ tốt hơn: Cổ phiếu của Nintendo.

Người bạn nhìn chằm chằm với vẻ hoài nghi, nhưng đó là sự thật. Cậu bé nắm giữ số cổ phiếu Nintendo trị giá khoảng 178 USD. Cha của Emmanuel, Sebastian Rodriguez cho biết: "Đây là một phần kế hoạch dạy con cách kiếm tiền thông minh để tiêu vặt của vợ chồng tôi" .

Gia đình anh Sebastian không đơn độc. Nhiều cha mẹ Mỹ đang sử dụng các nền tảng giao dịch để giới thiệu con về thị trường. Một số người lớn cho biết từng chán nản với chủ đề này khi còn nhỏ và khi phải đưa ra các quyết định tài chính khiến bản thân hối hận. Vì vậy, họ muốn giúp con cái tránh được sai lầm tương tự bằng cách dạy con đầu tư, mỗi lần ít nhất 5 USD, thậm chí khuyến khích trẻ đầu tư vào những thời điểm khó khăn.

Những gia đình này cũng góp phần đẩy lùi sự bất bình đẳng ở nhiều quốc gia giàu nhất thế giới, nơi 1% các hộ gia đình trong nhóm giàu có kiểm soát hơn một phần ba tài sản.

Đầu tư là chìa khóa để tăng tài sản. Tuy nhiên, chỉ 56% người trưởng thành ở Mỹ sở hữu cổ phiếu. Trong số các gia đình kiếm được dưới 40.000 USD một năm, tỷ lệ này là 24%.

Loaded28.01%

"Tôi không biết gì về đầu tư cho đến khi 20 tuổi. Tôi luôn nghĩ đó là thứ dành cho giới thượng lưu", Janice Laset-Parkerson, một bà mẹ sống ở ngoại ô Portland, Oregon cho biết. Khi có con, cô ấy muốn dạy chúng "đầu tư không đáng sợ".

Có các kiến thức về kinh tế, đầu tư, trẻ sẽ có kĩ năng quản lí tài chính tốt và thêm cơ hội thành công trong tương lai. Ảnh minh họaToday.com

Có các kiến thức về kinh tế, đầu tư, trẻ sẽ có kĩ năng quản lí tài chính tốt và thêm cơ hội thành công trong tương lai. Ảnh minh họaToday.com

Có một số bằng chứng cho thấy nhiều gia đình đã ý thức được tầm quan trọng của giáo dục đầu tư tài chính sớm. Trên Public.com, một nền tảng đầu tư cho phép người dùng mua cổ phiếu nhỏ lẻ, các bài đăng về chủ đề gia đình - bao gồm cách dạy trẻ em về cổ phiếu - tăng gần gấp đôi trong tháng qua.

Đơn vị này cho biết số lượng người đăng ký trên Learn & Earn, một ứng dụng thưởng cho sinh viên hoàn thành khóa học bằng tiền mặt được đầu tư vào thị trường, tăng 176% kể từ tháng 5. Và nhiều cha mẹ đang thảo luận trên Reddit cách giải thích các khái niệm liên quan đến cổ tức để trẻ thích thú.

Đối với Chris Kloch, sống gần Buffalo, New York, đó là cách giúp con có những khởi đầu thuận lợi mà mình không có. Mỗi chủ nhật, anh ngồi cùng hai con út Alexander và Juliette, thảo luận về việc mua 5 USD cổ phần của công ty mà họ biết.

Lựa chọn của bọn trẻ là một công ty bán lẻ thức ăn cho vật nuôi và công ty đồ chơi khổng lồ Mattel Inc. Từ năm lên 6 tuổi, Juliette đã muốn trở thành bác sĩ thú y.

"Ngay sau khi chúng tôi tiến hành, con trai tôi nói 'họ sẽ gửi cho bọn con những chiếc xe đồ chơi vì sở hữu một phần của công ty? Tôi đáp 'Không, không phải như vậy'", ông bố nói.

Klochs cũng sở hữu cổ phiếu của Super League Gaming. Khi cổ phiếu giảm mạnh vào đầu năm nay, ông bố có cơ hội thảo luận với con về sự thay đổi của thị trường và khái niệm "bắt đáy" (mua vào cổ phiếu sau khi thị trường hoặc cổ phiếu có một nhịp giảm giá mạnh với nhận định nó sẽ tăng giá trở lại và có chiết khấu cao)

"Người ta bán nó vì họ không có mục tiêu dài hạn. Nhưng chúng ta muốn giữ cổ phiếu đó trong 10 năm" Kloch giải thích với các con của mình. Điều đáng mừng là cổ phiếu của họ đã tăng hơn 37% kể từ đầu năm.

Cha mẹ của Emmanuel đang muốn dạy con không chỉ biết tiêu tiền. Gần đây, cậu bé đã chia 5 USD để mua một chiếc bánh kem của Starbucks và đầu tư một chút vào cổ phiếu của công ty này. "Tất nhiên, khoản đầu tư nhỏ này không thể khiến thằng bé giàu có. Mục đích của tôi là muốn giúp con thấy sự kiên nhẫn có thể được đến đáp và tiền có thể tăng lên", cha cậu bé nói.

Nhưng Laset-Parkerson, người mẹ ở Oregon cho rằng, việc dạy bọn trẻ kiên nhẫn ngồi yên sẽ có được phần thưởng xứng đáng là một nhiệm vụ không hề đơn giản.

Một ngày nọ, khi đang ngồi trên xe, con gái cô Fiona đã tranh luận với mẹ bằng những quan sát sâu sắc của mình. "Mẹ ơi, mẹ nói đầu tư không phải làm gì cả. Mẹ nói nó rất dễ. Nhưng mà mẹ phải chờ đợi và điều đó thật khó", cô bé nói.

Mac Gardner, một nhà lập kế hoạch tài chính và là tác giả của cuốn sách dành cho trẻ em "The Four Money Bears", cho rằng trẻ có được nhận định khôn ngoan như vậy chứng tỏ chúng có thể tiếp thu những bài học và thói quen tài chính sớm. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc sớm giáo dục con về tài chính.

Trong cuốn sách "The Four Money Bears", ông giới thiệu bốn chức năng của tiền thông qua các nhân vật chính: Spender Bear (Chi tiêu), Saver Bear (Tiết kiệm), Investor Bear (Đầu tư) và Giver Bear (Từ thiện). "Có một cậu bé nói muốn có một chiếc Maserati khi lớn lên, điều đó có nghĩa cậu phải là một chú gấu đầu tư - 'Investor Bear'. Chứng tỏ trẻ hiểu", ông nói.

Cha mẹ của Emmanuel đã rõ điều đó. Con trai họ có thể khiến người lớn phải ghen tị khi vững vàng đối diện với những sóng gió tài chính.

Khi mẹ cậu, Jenny Rodriguez, nói rằng một trong những cổ phiếu của chị đã mất giá, cậu bé đã khuyên mẹ không nên nghĩ nhiều. "Mẹ ơi, mẹ không cần phải buồn. Đó mới gọi là thị trường" cậu bé 7 tuổi nói, hệt như lời cha dạy.

Nhật Minh (Theo Bloomberg