Monday, June 19, 2023

 

Kompong Trach: Ai Thắng, Ai Thua? (Kb. Ngụy Sàigòn)

Lời Nói Đầu:

Ngụy tui đã nhất định không viết chiến sử. Đã từ chối cùng viết với Đông Phương nhưng qua hai bài viết của hai thẩm quyền: Điền Đông Phương và Nguyễn Văn Răng, Ngụy tui thấy cần phải có chút ý kiến liên quan đến trận chiến tại Kompong Trạch.

Như chúng ta đã biết có quá nhiều sai lầm khi đọc chiến sử được viết bởi những chiến sĩ QLVNCH khi xưa. Đó là lý do Ngụy tui đã viết bài:

  • Trận chiến Đồi Phượng Hoàng,
  • Khánh Dương: Trận Chiến Ngậm Ngùi,
  • Dambe: Cuộc Rút quân Bi Hùng,
  • và Snoul: Cuộc Tiếp Cứu Hào Hùng của LD3KB /LLXKQDIII.

Trong trận Khánh Dương, Đại úy Nhảy Dù Võ Trung Tín , trong 25 năm Chiến Sự Nhảy Dù , đã cho biết Nhảy Dù (ND) đã bắn cháy 4 M113 vì Thiết giáp bỏ tuyến thép tự động rút lui. Rất là bố láo bố lếu. Còn đâu tư cách và danh dự của một Sĩ Quan Nhảy Dù. Trong bài viết “Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù tại Mặt Trận M’Drack ( Khánh Dương )” đã được người trong cuộc , một thẩm quyền viết ra. Đó là Trung Tá Bùi Quyền , danh hiệu truyền tin Tố Uyên , Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 ND. Không có tuyến thép, tuyến sắt gì cả chỉ là sự tưởng tượng của Đại úy Võ Trung Tín. Lữ Đoàn Trưởng LD3ND, Trung Tá Lê Văn Phát cho lệnh TD5ND rút lui. Tố Uyên điều động Đại đội 54 ND và Chi Đoàn 2/19 TK chặn hậu cho 4 Đại Đội ND còn lại rút lui cùng BCH TD5ND. Sau cùng khi di chuyển rút lui trên Quốc Lộ , Chi Đoàn 2/19TK bị phục kích và bị bắn cháy mất 4 M113. Đúng ra Tố Uyên phải bảo vệ cho Thiết Giáp (TG) khi rút quân , ông lại dùng TG cản hậu cho ND rút quân. Rất trái với nguyên tắc nhị thức BB&TG. Đó là sự ích kỷ thủ cẳng của Tiểu Đoàn Trưởng TD5ND. Cái được gọi là “Kỷ Luật thép của đoàn quân Mũ Đỏ” qua ngòi bút của Đại úy Võ Trung Tín chỉ là một sự phét lác để hạ danh dự của những Kỵ Binh CD 2/19 TK đã đến nợ nước và không có cơ hội để lên tiếng. Đó là một sự nhục nhã của Đại úy Võ Trung Tín , một Sĩ quan Nhảy Dù,.

Cả Đại úy Nhảy Dù Phan Nhật Nam cũng bẻ cong ngòi bút viết chiến sử bằng cách hư cấu sự việc. Trong quyển “Mùa Hè Đỏ Lửa “ Đại úy Phan Nhật Nam cho Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (TD6ND) bắt tay cùng TD8ND chấm dứt cuộc bao vây An Lộc hàng mấy tháng trời. Thật ra Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 15, SD9BB mới là đơn vị bắt tay cùng TD 8ND. Nhưng đó chưa phải là điều kinh khủng. Điều kinh khủng cũng trong quyển bút ký ” Mùa Hè Đỏ Lửa” qua ngòi bút của Đại úy ND Phan Nhật Nam khi TD5ND bám vào bờ tường của cổ thành Quảng Trị. Tác giả đã hư cấu cho Tố Uyên (Thiếu tá Bùi Quyền)Tiểu đoàn Phó TD5ND thúc hai đại đội bám bờ tường. Khi hai Đại đội đã tới bờ tường Tố Uyên cất Pipe để cùng hai Đại đội vào Cổ thành nhưng bị phi cơ Mỹ chơi trái bom ngay giữa đội hình làm quân Dù bị khựng lai. Hình ảnh Tổ Uyên mồm ngậm pipe thúc quân bám bờ thành thật là lảng mạn và giống như trong ciné. Thật ra cũng là bố láo bố lếu. Người trong cuộc là Đại úy Trương Đăng Sỹ,, Đại Đội Trưởng 51 ND, đã được Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu Đoàn Trưởng giao trọng trách chỉ huy hai Đại Đội ND tấn công Cổ thành QT. Một mục tiêu dữ dằn như thế mà cả Tố UYên lẫn 54 (danh hiệu truyền tin của Thiếu Tá Bùi Quyền và Tr/Tá Nguyễn Chí Hiếu) đều chém vè phiá sau và cũng chẳng có phi cơ Mỹ nào ném bom lầm cả mà do A37 KQVN. Không phải phi công A37 dở mà tại Quân Dù cho yếu tố không an toàn. Quân Dù muốn A37 đánh bom trên đâu làn khói. Nhưng khói lại bay về hướng quân của Quân Dù nên ngay trái bom đầu tiên đã chơi trúng quân Dù. Sau bao nhiêu năm im lặng Đại úy Trương Đăng Sỹ cuối cùng phải lên tiếng. Điều đó cũng dễ hiểu. Những SQ Dù được đề cập đến trong trận chiến đều xuất thân từ Trường Võ Bị Đà Lạt mà Đại úy Nguyễn Đăng Sỹ chỉ là một đàn em nhỏ nhoi so với các Niên Trưởng Phan Nhật Nam và các Đại cồ Niên Trưởng Trung Tá Bùi Quyền và Đại Tá Nguyễn Chí Hiếu. Im lặng là thượng sách. Nếu nói ra thì thất lể và tai hại quá. Nhưng bao nhiêu năm lương tâm bị cắn rứt đành phải nói ra sự thật. Một sự thật trần truồng nhằm đánh bóng, cũng như để thêu dệt những huyền thoại không có thật.

Advertisements
REPORT THIS AD

Đến giờ nầy Ngụy tui cũng vẫn không hiểu là tại sao Chiến Đoàn KBTG/BDQ quá thụ động. Tại sao họ không cùng lúc đánh ra và chúng tôi TD2KB & TD58BDQ Biên phòng làm thành phần tiếp trợ đánh vào để bắt tay thì dễ hơn là chúng tôi mở một con đường máu một mình. Như trận Snoul ,tháng 5 năm 1971, dù bị hai sư đoàn CSBVXL bao vây nhưng Chiến đoàn 8 và Thiết Đoàn 1KB đã rút khỏi Snoul được hơn hai cây số và Lữ Đoàn 3KB /LLXKQDIII đã từ biên giới Việt Nam đánh qua bắt tay và nằm giữ an ninh cho Chiến Đoàn 8 rút quân an toàn về Việt Nam. Mặc dù với địa thế rừng, sình lầy bất lợi cho Thiết giáp, trong trận giải vây nầy cho thấy tài thao lược và đởm lược của vị Tư Lệnh LD3KB/LLXKQDIII là Đại Tá Trần Quang Khôi đã giúp cho Chiến đoàn 8 không bị tiêu diệt hoàn toàn

Cho nên Ngụy tui viết bài Kompong Trach: Ai Thắng Ai Thua để nhận định lại một trận đánh đã làm nên danh tiếng Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh cũng như đánh giá lại những quyết định, cùng cung cách chỉ huy của các cấp thẩm quyền. Đây cũng chỉ là nhãn quan của một Chi Đội Trưởng, cấp chỉ huy thấp nhất trong tổ chức Thiết Giáp Binh. Ngụy tui chịu trách nhiệm cũng như sẵn sàng thảo luận bất cứ ý kiến của bất cứ thẩm quyền nào nhằm làm sáng tỏ trận chiến tại Kompong Trạch năm xưa .

kampong_trach8
Kompong Trach: Ai Thắng, Ai Thua?

Advertisements
REPORT THIS AD

Trận Kompong Trach (KPT) đã đần dần chìm trong quên lảng bởi sự im lặng của những thẩm quyền cao cấp của Lữ

Đoàn 4 Kỵ Binh (LD4KB). Cách đây hơn 5 năm, Đại Tá Hà Mai Việt cho Ngụy tui biết là những trận chiến của LD4KB trên đất Kampuchea coi như “mất tích”. Các thẩm quyền như Đại Tá Nguyễn Văn Của, Trần Ngọc Trúc đã từ chối các cuộc phỏng vấn với lý do là đã quên hết. Đại Tá HM Việt kết luận “Thôi thì Thép và Máu để trống phần đó cho mấy anh em trẻ viết tiếp”. Ngụy tui không có ý định viết chiến sử nên nghe thì nghe thế thôi. Vào năm 2007 khi một số báo chí và Đài phát thanh ở Little SG yêu cầu Ngụy tui viết về Tướng Ngô Quang Trưởng để vinh danh, để tưởng niệm Tướng Trưởng vừa mới qua đời. Trong bài viết “Tướng Ngô Quang Trưởng : Một Vì Sao Sáng “ Ngụy tui có đề cập đến trận chiến KPT. Ngay lập tức Tiến Sĩ Nguyễn Đức Phương đề nghị kể lại trận đánh đó. Nhưng Ngụy tui từ chối vì làm biếng. Sau đó trong những lúc trò chuyện cùng Điền Đông Phương, Thân Tư Tưởng và Hạnh Bắc Hà chúng tôi có nhắc về những trận đánh đã lưu danh chiến sử ngày xưa trong đó có trận Kompong Trach. Đó là một trận đánh để đời. Đúng hơn là một cuộc giải vây thần kỳ của Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ nói riêng và Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh (TD2KB) nói chung. Trận đánh đó đã thể hiện được tinh thần chiến đấu cao độ của toàn thể chiến sĩ thuộc TD2KB. Với sự đồng tâm nhất trí, chấp nhận hy sinh . Với sáng kiến, và sự nhạy bén chiến trường của Đông Phương đã đưa đến một kết quả vô cùng rực rở. Nói lên chính cái quyết tâm và tinh thần chiến đấu đã giải quyết chiến trường nhanh chóng

Hơn ba năm về trước Đông Phương đề nghi cùng Ngụy tui viết Trận KPT. Nhưng vì làm biếng nên Ngụy tui từ chối và thuyết phục Đông Phương viết một minh. Rồi lại mất liên lạc , Đông Phương thoạt biến thoạt hiện không biết đâu mà lường. Chúng tôi ngoài tình chiến hữu, rất thân nhau như anh em một nhà, cho nên sự biến mất của Đông Phương đã làm cho anh em chúng tôi lo lắng

Mới đây sau khi bắt được liên lạc và được biết Đông Phương không khoẻ nhưng đã viết được ba bài: Trận Mậu ThânTrận Kompong Trabek  Kompong Trach cho Ngụy tui tùy quyền sửa chửa và sử dụng. Lại cái tính làm biếng mà mãi hai tháng sau mới viết vài ba hàng rồi cho đăng lên. (Cái tính làm biếng có Đại úy Vũ Đình Lưu biết. Mỗi khi viết xong bài nào là Đại úy Lưu gửi đến và nhờ Ngụy tui viết lời giới thiệu để kỷ niệm. Viết lời giới thiệu thì chỉ mất chừng 15 phút nhưng Ngụy tui cứ ngâm tôm nhiều khi hàng tháng trời. May mà chưa bị Đại Úy Lưu ký củ) .

Bởi vì Đông Phương viết một mình cho nên bài viết dĩ nhiên không hoàn hảo. Cái khó là tên các đơn vị BDQ tham chiến cùng tên các cấp chỉ huy nằm trong Kompong Trạch. Nhưng đó không phải là một trở ngại to lớn. Cái trở ngại nằm ở cái tựa mà Ngụy tui đặt tên và lời nhận xét về trận đánh trong Lời nói đầu của Ngụy tui. Theo như Thiếu Tá Nguyễn Văn Răng , Chi Đoàn Trưởng CD 1/16 Thiết Kỵ cho biết có nhiều người bất bình lắm. Bất bình vì Ngụy tui phê bình quá nặng và không đúng sự thật nên Th/Tá Răng đã viết một bài ‘ Trận Chiến Kompong Trach” sau khi đã tham khảo với các thẩm quyền như Tr/ Tá Ngô Đức Lâm TD12KB, một số thẩm quyền thuộc TD16KB và TD9 KB. Dù làm biếng nhưng Th/ Tá Răng đã gọi đích danh “ông bạn có biệt danh Nguy Saigon”. Nên Ngụy tui phải lên tiếng. Ngụy tui chưa bao giờ là bạn của Đông Phương nên cũng không thể là bạn của Th/Tá Răng ,người bạn cùng khóa với Đông Phương. Không có cái chuyên “giậu đổ bìm leo”. Thẩm quyền thì muôn đời vẫn là thẩm quyền.

Th/Tá Răng và các thẩm quyền LD4KB cho rằng LD4KB không có bị bao vây. Cho nên tựa bài viết của Đông Phương là Kompong Trach Cuộc Giải vây Thần Ky là không đúng và lời phê bình của Ngụy tui là quá nặng và không đúng sự thật. Ngụy tui xin được phân tích bài viết của Th/Tá Răng.

Trận Kompong Trach có hai phần : Phần 1 của LD4KB khi trận chiến bắt đầu. Phần hai là phần Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh (TD2KB) đi giải vây cho LD4KB theo lệnh của Trung Tương Ngô Quang Trưởng. Chúng tôi, TD2KB , không biết chuyện gí đã xãy ra cho LD4KB tại thị trấn Kompong Trach. Nhưng chúng tôi biết chắc chắn rằng cuộc hành quân của TD2KB chúng tôi và Tiểu Đoàn 58 Biệt Động Quân tùng thiết là đi giải vây cho LD4KB và Biệt Động Quân (BDQ) tại Kompong Trach do Tướng Ngô Quang Trưởng điều động và chỉ huy. Qua bài viết của Th/Tá Răng chúng ta được biết thêm những hoạt động của LD4KB và chiến trận bắt đầu từ ngày 22 tháng 3 năm 1972 . Nhưng Th/Tá Răng không cho biết tại sao LD4KB và BDQ đến Kompong Trach để làm gi`? Nơi đó đâu phải là nơi lý tưởng để đi dưỡng quân hay di hành dã trại. Một vùng đất có rừng, một thị trấn hẻo lánh có gì mà phải đổ quân vào trong đó để rồi ngày qua ngày bị quân cộng sản Bắc Việt xâm lược (CSBVXL) đem đại quân đến bao vây hàng tháng trời.

Advertisements
REPORT THIS AD

Bây giờ để Ngụy tui coi LD4KB có bị bao vây hay không ? Trước hết định nghĩa chữ bao vây. Bao vây là bị vây, bị cô lập chung quanh không thoát ra được.

Theo Th/Tá Răng, tại vì Tướng Trưởng “phát hiện” một đơn vị CSBV lảng vảng bên kia hành lang biên giới nên Trung Tá Trần Ngọc Trúc, Thiết Đoàn Trưởng, TD12KB, thống lỉnh TD12KB (-) gồm Chi Đoàn 1/12TK, Chi Đoàn 2/12 TK , một Tiểu Đoàn BDQ Biên phòng, một Đại Đội Công Binh Chiến Đấu và 1 Trung Đội Pháo binh 105 ly dến Kompong Trach. Sau một tuần thì chỉ còn CD 1/12 TK do Đại úy Lâm làm Chi Đoàn Trưởng (CDT) ở lại Kompong Trach. Th/Ta Răng chê phòng 2 Quân Đoàn IV (QDIV) dỏm không nắm được tình hình địch cho nên CD 1/12 TK bị thiệt hai rất nặng: 10 chiếc M113 bị loại khỏi vòng chiến. Đặc công VC đã vào được căn cứ trước khi CD 1/16 do Đại úy Răng làm CDT vào tiếp ứng. Sau đó Trung Tướng Trưởng đáp trực thăng xuống thăm căn cứ. Ngay lúc đó căn cứ bị pháo kích cả Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn lặn mất tiêu. Chỉ mỗi mình Tướng Trưởng và Th/Tá Răng đi vòng vòng. Sau đó chắc không phải vì sợ mà vì chán quá, Tướng Trưởng gọi trực thăng đến bay về chả thèm nghe thuyết trình gì hết.

Đến chiều cùng ngày vì quê cơ hay bị Tướng Trưởng xài xể mà Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn (BCHCD) ra lệnh cho Chi Đoàn 1/12TK và 1/16TK xuất kích bắt được hai VC và một số tài liệu. Đọc tài liệu nầy thì Th/Tá Răng buồn bực và chua chát than rằng chúng ta lại thua trí bọn VC nữa rồi. Theo nhận định của Th/Tá Răng thì ý đồ VC là ngăn chận sự tiếp viện của QĐIV cho mặt trận An Lộc nên bọn VC đã dụ dổ Tướng Trưởng mang quân trừ bị qua Miên để bị nhốt bên đó .

Đọc phần trích dẫn tóm tắt từ bài viết của Th/Tá Răng , Ngụy tui thiệt là thương cho Th/Tá Răng và các đơn vị Kỵ Binh Thiết Giáp (KBTG) và BDQ bên đó. Có thật là các Tướng lãnh chúng ta thiếu mưu lược nên thua trí VC theo như Th/Tá Răng nghi ngờ?

Thật ra câu chuyện không phải như Th/Tá Răng viết, dù rằng Th/Tá Răng đã có mặt ngay từ đầu đã nằm tại KPT và đã chiến đấu một mất một còn với bọn CSBVXL. Điều đó cũng dễ hiểu vì với cương vị một Chi Đoàn Trưởng , Th/Tá Răng chắc không biết gì nhiều. Tại sao chúng ta có mặt tại đó. Tại sao cứ tăng viện rồi bị nhốt bên đó, không được đi về để sẵn sàng tiếp cứu mặt trận An Lộc như Th/Tá Răng nhận định. Có lẽ vì phải đối diện với những điều vô lý trong quan niệm điều quân của Bộ Tư Lệnh QDIV cho nên Th/Tá Răng bèn nghi ngờ khả năng chỉ huy của các Tướng lãnh VNCH. Trong đó có cả vị Tướng lừng danh QLVNCH Ngô Quang Trưởng

Theo như Trung Tướng Trưởng cho biết trong bài viết về Kompong Trach thì Sư Đoàn 9 Bộ Binh (SD9BB) lo mặt trận Chương Thiện và U Minh Thượng , SD21BB thì lo U Minh Hạ và Cà Mau và SD 7BB thì mặt trận Kiến Tường và Định Tường. Phần ngoại biên giao cho BDQ Biên phòng. Nhằm chặn đứng và theo dõi những đơn vị CSBVXL, cũng như tiếp vận quân nhu vũ khí đạn dược vào Quân Đoàn IV qua ngã Kampuchea, cho nên QDIV cho thiết lập hai căn cứ: một tại Neak Luong và một tại Kompong Trach do BDQ Biên Phòng trấn giữ. Với ý đồ xâm nhập vào QĐIV , nên Công Trường 1 Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lược (CT1CSBVXL )cho Trung Đoàn 101D bằng mọi giá phải dứt điểm đơn vị BDQ Biên phòng tại Kompong Trach. Với nhận định mở một chiến trường tại Kampuchea tốt hơn là tạo một chiến trường trong nội địa nên QD IV đã tăng cường Th/Đoàn 12 KB (-) cho căn cứ KPT. Sau một tuần không thấy động tỉnh nên QD IV cho rút CD 2/12TK về bảo vệ Quốc lộ 4. Trung Đoàn 101D bèn tấn công và tạo một chiến thắng bất ngờ: 10 M113 bị loại khỏi vòng chiến. QDIV tức tốc cho CD 1/16 TK rồi thêm CD 3/12TK tăng viện ngay lập tức. Chỉ với một Trung Đoàn CSBVXL khó dứt điểm được KPT nên CT1CSBVXL điều động thêm Trung Đoàn 52 và Trung Đoàn 44 CSBVXL vào trận địa. QDIV bèn tăng cường thêm ba CD nữa đó là CD 2/12 TK, CD 3/16 TK và CD 2/16 TK đến ngay trận địa để cân bằng quân số và cũng giữ cho căn cứ Kompong Trach đứng vững. Tới đây thì quân số CSBVXL là 3 Trung Đoàn và phe ta 2 Thiết Đoàn KB và 6 (?) Tiểu Đoàn BDQ Biên Phòng

Trận chiến dằng dai bất phân thắng bại. Quân CSBVXL bao vòng ngoài. Chiến Đoàn KBTG&BDQ co cụm bên trong. Không thể tải thương tiếp tế bằng đường bộ, CT1CSBVXL chính thức cô lập hoàn toàn Chiến Đoàn KBTG&BDQ. Bây giờ sự tiếp tế và tải thương hoàn toàn trông cậy vào Không Quân VNCH. Đã có vài phi hành đoàn rớt trong các phi vụ yểm trợ và tải thương. Đồ tiếp tế rơi ra ngoài chu vi phòng thủ chừng 50 mét là tình cho không biếu không cho VC. Có nghĩa là phe ta và phe địch cách nhau rất gần. Điều nầy cũng cho thấy là LD4KB và BDQ Biên Phòng đã không đủ khả năng (hay không chịu) bung rộng ra ngoài. Co cụm nằm chịu pháo thiệt hại mỗi ngày mỗi tăng . Tinh thần binh sĩ xuống thấp khi không thể tải thương và tiếp tế được. Đó là sự thật một sự thật chua chát và đau lòng. Không biết là do QDIV hay BCH Chiến đoàn mà Chiến đoàn KBTG&BDQ rất thụ động như cá nằm trên thớt . Tình trạng như thế hơn tháng trời thì Tướng Trưởng quyết định rút đoàn quân về nước. Nhưng Chiến Đoàn KBTG&BDQ không còn khả năng để rút quân. Có thể đã có một cuộc nói chuyện giữa Tướng Trưởng và Chiến Đoàn Trưởng về khả năng rút quân. Nên Tướng Trưởng đã điều động TD2KB và TD 58 BDQ BP, thành phần trừ bị cuối cùng của QDIV, đi mở một con đường máu cho Chiến Đoàn KBTG&BDQ rút quân.

Advertisements
REPORT THIS AD

Và cuộc giải vây đẩm máu của TD2KB và TD 58 BDQ đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Căn cứ vào thái độ, sự lo lắng của Tướng Trưởng khi đích thân tiếp xúc và ra lệnh cho TD2KB đi vào tử địa. Đúng là tử địa , khi CT1CSBVXL đã thiết lập những dãy chốt kiền trùng trùng điệp điệp không phải chỉ để bao vây Chiến Đoàn KBTG&BDQ trong căn cứ Kompong Trach để đợi thời cơ cho quân vào tấn công chia cắt đúng như chiến thuật bao vây chia cắt của đồng chí giáo sư sử địa võ nguyên giáp thường áp dụng, mà những dãy chốt kiền còn có nhiệm vụ ngăn chận đoàn quân đi giải vây. Đả viện đó là mục đích thứ hai của Công Trường 1 CSBVXL). Qua bài viết của Đông Phương chúng ta thấy rằng : Đây là một cuộc đọ sức về tinh thần chiến đấu. Để giải quyết hàng dãy chốt kiền trùng trùng điệp điệp hằng chục cây số đó phải cần một quân số tham chiến cở một Sư Đoàn. Phải thanh toán từng chốt. Phải mất rất nhiều thời gian. Phải được phi pháo yểm trợ tối đa. Đằng nầy chỉ có một TDKB và 1 TDBDQ. Chính Tướng Trưởng cũng rất ái ngại cho đoàn quân đi giải vây. Phải nghe Tướng Trưởng nói” Tôi biết Chi Đoàn của Anh chì lắm…” Cũng như hành động của Tướng Trưởng sau khi bắt tay các Sĩ Quan CD3/2TK , ông đến thăm các Kỵ binh đang nấu ăn. Ông ngồi xuống dở nắp nồi để xem binh sĩ ăn uống như thế nào và chuyện trò thân mật cùng các kỵ binh, mới hiểu được Tướng Trưởng đang dùng yếu tố tâm lý. Đó là sự kích động về tinh thần chiến đấu của CD 3/2 TK. Cũng như Tướng Trưởng , Đông Phương cũng hiểu là chỉ có tinh thần chiến đấu mới giải quyết được chiến trường. Chúng ta cùng nhìn lại Trận Rạch Bắp, Căn cứ 82. CQ đã đặt hàng hàng lớp lớp chốt kiền, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh (LD3KB) bách chiến bách thắng bị thúc thủ vì địa thế khắc nghiệt không phù hợp với chiến thuật của KBTG , SD5BB đã phải xua từng Trung Đội thanh toán từng chốt, dưới sự yểm trợ tối đa của LD3KB phải mất rất nhiều thời gian mới chiếm lại Rạch Bắp và căn cứ 82 , Trận An Lộc là một điển hình. Bên trong An Lộc, lực lượng tử thủ đã anh dũng chống lại chiến thuật chia cắt và bên ngoài SD 21 BB, Tr/Đoàn 15 BB đã mất nhiều thời gian ngày đêm diệt chốt tiến lên để bắt tay cùng đoàn quân tử thủ trong thành phố An Lộc. Trận Cửa Việt, các Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến lừng danh đã bất lực trong nổ lực diệt chốt để tiến về Cửa Việt. Trong khi đó chỉ 5 Chi Đoàn Thiết Kỵ và Chiến Xa đã dùng chiến thuật “Cán Lên Đầu Giặc” mà đi. Chỉ trong vòng 24 giờ đã tới Cửa Việt đối mặt với quân thù. Gần ba năm trước tại chiến trường KPT, Đông Phương đã áp dụng chiến thuật bỏ chốt, cán lên đầu giặc mà tiến đã bắt tay cùng TD12KB như trong chuyện thần tiên.

M113-11

Có hai điều cần bàn trong bài viết của Th/Tá Răng “Trận Chiến KPT”:

Advertisements
REPORT THIS AD

1- Cách điều động và Chỉ Huy của LD4KB

2- Có bị bao vây không?

Giới chức KBTG nào chỉ huy hai Chi Đoàn 1/12TK và 1/16TK? Khi Tướng Trưởng xuống thăm BCH Chiến Đoàn, Đại Tá Của Tư Lệnh Phó /LD4KB có mặt ở đó chưa? Nếu có thì không lẽ một Tư Lệnh Phó chỉ huy có hai Chi Đoàn TK trong đó CD 1/12 TK đã bị thiệt hại hơn phân nữa. Trung Tá Trần Ngọc Trúc ở lại với CD 1/12TK hay đã theo CD 2/12 TK rút về VN? Khi TR/Ta Huỳnh Kiêm Mậu đem CD 2/16TK đến tăng cường thì đã có sự hiện diện của Đại Tá Của chưa? Đọc bài Th/Tá Răng Ngụy tui thấy thương ông vô cùng. Ông giống như một hiệp sĩ cô độc giữa chiến trường kinh khiếp. Ông nghĩ rằng nếu BCH Chiến Đoàn không ở tại KPT thì rất là có lợi. Trời hởi trời. Một nhận định rất chua chát và đau lòng. Nếu BCH Chiến Đoàn ở ngay tại mặt trận có lợi hơn là ở Tô Châu chứ. Bộ Chỉ Huy Chiến đoàn sẽ có nhận định đúng đắn về tình hình địch, quân số vũ khí, áp lực của địch và có thể đoán được ý đồ của địch để có những phản ứng , hay quyết định đúng đắn. Nhất là tinh thần chiến đấu của binh sẽ lên cao khi Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn hiện diện tại mặt trận. Lý do mà Th/Tá Răng muốn cho BCH Chiến Đoàn đi chổ khác bởi vì có 5 Chi Đoàn Thiết Kỵ (CDTK) mà bố trí hết 2 CDTK để bảo vệ BCH Chiến Đoàn. Đọc tới đoạn nầy là Ngụy tui chỉ biết lắc đầu thở dài. Có thật là Đại Tá Tất BDQBP và Đại Tá Của LD4KB lạnh cẳng mặc dù đã ở trong một cái hầm rất kiên cố do Công Binh thiết lập. Nếu thế thì đáng trách quá. Không phải cho hai Chi Đoàn TK bảo vệ thì BCH Chiến Đoàn mới an toàn. Các Ông Đại Tá Tất và Đại Tá Của đã qua các khoá Chỉ Huy Tham Mưu Trung và Cao cấp chưa mà điều động , bố trí quân quái đản như thế. Các ông phải cho các Chi Đoàn bung rộng ra để ít bị thiệt hại khi bị pháo kích. Kỵ Binh Thiết Giáp cần một địa thế, một xạ trường rộng lớn để phát huy hết những đặc tính như hỏa lực mạnh và khả năng kỷ thuật. Một chiến trường thu hẹp rất bất lợi cho KBTG.

Advertisements
REPORT THIS AD

Khi TD 9 KB do Trung Tá Phạm Minh Xuân, Thiết Đoàn Trưởng, hướng dẫn vào để tăng viện. Tại sao điều động một Thiết Đoàn (-) vào buổi tối trong khi Phòng 2 QDIV biết chắc có 3 Trung Đoàn CSBVXL đã hiện diện tại Kompong Trach. Di chuyển vào ban đêm rất nguy hiểm. Không có Bộ Binh giữ an ninh lộ trình. Không có Trinh sát cơ dẫn đường. Có sự hiện diện của địch quân. Không có gì nguy cấp , BCH Chiến Đoàn chưa bị tràn ngập tại sao không chờ ngày mai sáng sớm đợi BDQ mở đường rồi đi. Rất may mắn TD9KB đã bắt tay được Chiến Đoàn lúc 11 giờ đêm. Tại sao không bố trí gần đó đợi sáng mai cho vào vị trí đóng quân? Tại sao Đại Tá Của cho đi ngay vào vườn tiêu nơi đã có một đơn vị CSBV phục sẵn trong đó? Vì tư thù cá nhân hay muốn chứng tỏ uy quyền của một Tư Lệnh Phó qua cuộc đàm thoại. Uy quyền chỉ huy đâu phải dựa trên á m danh đàm thoại. Danh hiệu truyền tin là 801 thì nó phải ngon lành có uy quyền hơn là Cải Cách? Nhưng 11 giờ đêm mà di chuyển vào một địa thế xa lạ đối với TD9KB chân ướt chân ráo, quả là một sai lầm quá to lớn của Đại Tá Của Lữ Đoàn 4 KB. Một Tư Lệnh Phó không thể mắc phải một sai lầm căn bản chết người đó. Bao nhiều Thiễt xa bị loại khỏi vòng chiến bao nhiêu Thiết xa bị bắt sống. Bao nhiêu Kỵ Binh phải ngã gục vì một quyết định sai lầm của Đại Tá Của? Mặt khác, khi vào tần số của Lữ Đoàn, Th/Tá Răng đã biết TD 9 KB sẽ đi vào đất chết. Tại sao không báo động cho Tr/Tá Xuân biết để mà đề phòng , phải cẩn thận khi di chuyển. Th/Tá Răng sợ gì mà không báo cho Tr/Tá Xuân biết vườn tiêu là một cạm bẩy nguy hiểm cần cẩn thận. Nếu có thể briefing cho Tr/Tá Xuân sơ qua về địa hình địa vật. Đi một lèo vào buổi tối an toàn thì Tr/Tá Xuân chắc cũng sẽ “khinh địch” mà hơn nữa, quá tin tưởng vị Tư Lệnh Phó phải biết rõ tình hình trước khi điều động TD9KB vào điểm đóng quân. TD9KB phải trả một giá rất đắt cho những sai lầm căn bản và những mâu thuẩn nội bộ giữa các thẩm quyền.

Advertisements
REPORT THIS AD

Th/Tá Răng khẳng định là Chiến Đoàn không bị bao vây và phía Nam không có đơn vị CSBV nào cả. Mặc dù có chứng minh bằng những buổi tiếp tế nhưng Ngụy tui vẫn thấy vô lý. Vô lý là vì nếu phía Nam không có VC thì phải cho bung rộng về phía Nam để tránh thiệt hại vì pháo kích. Bải tiếp tế được an toàn và không bị mất hàng tiếp tế. Như thế đâu có cần phải thả dù tiếp tế. Chỉ cầntrực thăng tải thương và bỏ hàng tiếp tế ở Phía Nam , vừa an toàn cho các phi hành đoàn trực thăng. Vừa không mất hàng. Dùng M548 để chở hàng tiếp tế thì khoẻ re như con bò kéo xe. Thực tế không phải vậy. Bởi vì chúng tôi, Thiết Đoàn 2 KB và TD 58 BDQ, xuất phát từ Hà Tiên mở đường máu vào Kompong Trach là chúng tôi đã đi vào phía NAM của Kompong Trach. Nếu không có VC thì tại sao chúng tôi đã mất hàng tuần lể , đã bị thiệt hại về nhân mạng về chiến cụ để đến đựoc Kompong Trach từ phía Nam. Cũng qua các bài viết của Đại úy Hậu , phi công trực thăng, vào tiếp tế cho KPT và chở phi hành đoàn bị bắn rới ra trong các bài viết “Một Ngày Khó Quên ” và Tản Mạn về Tướng Ngô Quang Trưởng dưới bút hiệu Cali đăng trong Cánh Thép thì trước khi bay vào ông đã nhận lệnh trực tiếp từ Tướng Trưởng với nhiệm vụ:

1- Chở Phi Hành Đoàn trực thăng bị rớt ra

2-Tiếp tế thuốc men và M72 cho Chiến Đoàn. Tiếp tế M72 vì có 5 M113 bị bắt sống và CSBV dùng những Thiết xa M113 tấn công quân ta nên quân ta cần M72 để bắn Thiết xa M113

Advertisements
REPORT THIS AD

3-Tuyệt đối không chở bất cứ ông Tá nào trở ra.

Lệnh của Tr/Tưởng cho ta biết có M113 bị bắt sống. Không cho các cấp Tá thoát ra ngoài có nghĩa là ông muốn toàn thể BCH Chiến Đoàn, Các Thiết Đoàn Trưởng phải ở lại chiến đấu cùng binh sĩ. Không được đào thoát. Ngoài ra theo Đại Úy Hậu cho biết, tất cả phi hành đoàn đang mặc đồ Nomex hai mảnh đều cởi áo chỉ mặc quần và áo thun thôi. Để khi có lở bị rớt thì cộng quân không biết ai là cấp chỉ huy. Như vậy chuyến bay tiếp tế là một chuyến bay tử thần. Phi hành đoàn đã chấp nhận thương đau. Chấp nhận tình huống xấu nhất có thể xãy ra. Đường bay dọc theo con sông . Bay nhấp nhô sát ngọn cây để tránh phòng không. Bải đáp không đúng nơi ấn định vì không có thời giờ điều chỉnh và pháo địch tưng bừng chào đón. Chỉ là một phi vụ tiếp tế mà Tướng Trưởng đã trao tặng rất nhiều huy chương cho Phi hành đoàn đủ nói lên tính nghiêm trọng của chiến trường.

tank2

Advertisements
REPORT THIS AD

Trong một tin nhắn khi tôi hỏi Đại Úy Hậu có nghĩ là căn cứ KPT có bị bao vây hay không? Đại úy Hậu cho tôi biết: “Tướng Trưởng nói với tôi là KBTG và BĐQ đang bị vây và bảo tôi ngoài nhiệm vụ cứu Phi hành đoàn trưc thăng, lúc bay vào phải chở thêm thuốc men và đặc biệt là mấy thùng M72 để bắn xe thiết giáp bị VC chiếm và sử dụng bắn lại quân ta…” Cả ông Đại úy BDQ phụ trách đem đồ tiếp tế lên trực thăng cũng nói y như thế. Ông tiếp lời :” Nếu ông nào nói không bị vây thế thì Tướng Trưởng và ông Đại úy BDQ nói láo à.”

Một điều nữa là nếu không bị bao vây thi Chiến Đoàn KBTG&BDQ cứ việc đi về Việt Nam thoải mái việc gì mà Tướng Trưởng phải điều động TD2KB và TD58BDQ,lực lượng trừ bị cuối cùng của QDIV, mở một con đường máu cho Chiến Đoàn rút lui. Chính mắt Nguy tui chứng kiến cảnh Chiến Đoàn KBTG/BDQ rút quân rất lộn xộn , mất bình tỉnh khi chúng tôi ,TD2KB, nằm án ngữ giữ an ninh hai bên trục cho Chiến Đoàn rút lui .

Qua năm bài viết: một của Tr/Tướng Trưởng (bằng Tiếng Anh) một của Th/Tá Răng, một của Th/Tá Điền và hai của Th/ Tá Hậu) chúng ta biết rằng căn cứ Kompong Trach đã được thiết lập từ trước do BDQBP trấn đóng. Sau đó Trung Đoàn 101D kéo tới uy hiếp nên BTL QDIV điều động hai Chi Đoàn Thiết Kỵ đến tăng cường. Sau cùng Quân CSBV lên tới 3 Trung đoàn: E 101D, E52 và E44. Bên Chiến Đoàn KBTG&BDQ có LD4KB và 6 Tiểu Đoàn BDQ Biên Phòng (Th/Tá Răng cho biết chỉ có 2 Tiểu Đoàn Điều nầy khó tin vì không lẽ Chỉ Huy Trưởng BDQ QDIV chỉ huy có 2 Tiểu Đoàn?). Với 3 Trung Doàn CSBV đã tổ chức bao vây Chiến Đoàn KBTG và BDQ hàng tháng trời. Ý định của Tướng Trưởng là theo dỏi, ngăn chận đại quân của CSBVXL. Nếu chiến trận xãy ra tại Kampuchea thì tốt hơn trong nội địa. Cho nên Tướng Trưởng đã cho Chiến Đoàn trụ tại KPT và tiếp tục tăng cường để giữ thế quân bình. Tuy nhiên vì BCH Chiến Đoàn lạnh cẳng , tổ chức phòng thủ thụ động không có những hoạt động thám sát truy kích để nới rộng chu vi phòng thủ cho nên tình hình bi đát. Khó khăn về tiếp tế và tải thương đã làm cho tinh thần binh sĩ xuống thấp. Lủng củng nội bộ, điều động không đúng đắn đã làm Thiết Đoàn 9 KB, Chi Đoàn 1/12 TK thiệt hại vô lý và cuối cùng Chiến Đoàn đã không còn khả năng phòng thủ hoặc rút quân cho nên Tướng Trưởng đã điều động TD2KB và TD 58 BDQ thành phần trừ bị cuối cùng đi giải vây. Mở một con đường máu cho Chiến Đoàn rút lui. Tướng Trưởng đã quyết định đúng khi cho Chiến Đoàn KBTG và BDQ chận đứng CT1CSBV. Nhưng tinh thần của các cấp chỉ huy Chiến Đoàn đã làm cho tình hình Chiến Đoàn nguy ngập. Khi Tướng Trưởng xuống thăm , BCH Chiến đoàn đã trốn trong hầm khi cộng quân pháo kích. Điều đó có thể làm Tướng Trưởng buồn bực nên ông bỏ cuộc thuyết trình của BCH Chiến Đoàn.. Ông cũng giải quyết cho BCH Chiến Đoàn khỏi cảnh bẽ bàng khi mà vị Tướng tỉnh bơ đi thị sát khu vực phòng thủ Chiến Đoàn trong khi BCH Chiến Đoàn lặn mất tiêu. Ăn làm sao, nói làm sao nếu có buổi thuyết trình sau đó. Cho hai Chi Đoàn nằm án ngữ ngay BCH Chiến Đoàn đã làm cho Chiến Đoàn quá thụ động. Làm cho binh sĩ mất tinh thần. Đó là những lỗi lầm của các cấp chỉ huy Chiến Đoàn. Vậy mà sau đó Đại Tá Của đã trở thành Tư Lệnh Lữ Đoàn 4 KB thay thế Đại Tá Vũ Quốc Gia theo Tướng Trưởng ra nắm LD1KB trong trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Khi TD2 KB và TD 58 BDQ đã gây cho cộng quân nhiếu thiệt hại nặng nề cùng với hoả lực mạnh mẽ của phi pháo. CT 1CSBV đã mất khả năng tấn công khi đoàn quân rút lui. Mặc dù Chiến Đoàn KBTG & BDQ có thiệt hại nặng. Nhưng nhìn chung Quân Đoàn IV đã thành công, đã chiến thắng trong nổ lực chận đứng các đơn vị chính quy cộng sản trên chiến trường ngoai biên . Điển hình CT1CSBVXL không còn khả năng tác chiến .

Advertisements
REPORT THIS AD

Trong khi tại các Quân Khu I, II, III những trận đánh đẩm máu long trời lở đất đã gây thiệt hại về nhân mang về chiến cụ. Hằng trăm ngàn thường dân đã tử nạn. Hằng trăm ngàn ngôi nhà bị phá hủy thì tại Quân Khu IV tình hình hết sức yên tỉnh sau trận KPT. Chính sách Bình định Nông Thôn phát triển thành công. Chỉ có những hoạt động yếu ớt lẽ tẻ của cộng quân chủ yếu là phá rối.

Đây là những nhận định có tính chủ quan của một Chi Đội Trưởng , cấp chỉ huy thấp nhất, trong tổ chức Thiết Giáp Binh có mặt tại chiến trường. Theo Quân Kỷ: Thi hành trước , Khiếu nại sau. Ngụy tui đã thi hành trước tất cả lệnh lạc của các cấp chỉ huy. Bây giờ Ngụy tui khiếu nại bằng những nhận định, đánh giá khả năng và tinh thần chiến đấu của các cấp chỉ huy để nhìn lại một quảng đường quá dài đầy máu lửa của anh em đồng đội đã đổ máu xương trong cuộc chiến đầy bi thảm nhưng hào hùng . Nhắc về trận đánh giải vây tại Kompong Trach là nhắc về tinh thần chiến đấu cao độ. Tình đồng đội đã phát huy tối đa. Trận Giải Vây thần Kỳ của TD2KB và TD58 BDQ BP đích thực là một chiến tích phi thường của một đoàn quân nhỏ nhoi nhưng đã chiến thắng vẻ vang. Ghi đậm một nét son trong Quân sử QLVNCH bất diệt .

Kỵ Binh NguySaiGon
Chi Đoàn 3, Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh

 Trận Kompong Trach Năm 1972: Ai Đúng, Ai Điêu?

On February 16, 2012 7:00 AM in Người Việt Quốc Gia, VNCH & Quân Lực / 3 comments


       Sau nhiều ngày chờ đợi, như lời hứa hẹn của BDQ Đổ Như Quyên, Trận Kompong Trach năm 1972, tác giả BDQ Đỗ Sơn, dưới cái nhìn của BDQ mới xuất hiện. Quá trể vì Ngụy tui đã viết bài Kompong Trach: Ai Thắng Ai Thua, dựa vào bài viết của Thiếu Tá Nguyễn Văn Răng, Chi Đoàn Trưởng, CD 1/16 TK, đơn vị nằm trong Kompong Trạch. Dù làm biếng Ngụy tui cũng rán phân tích bài viết nầy của BDQ Đỗ Sơn.


Cần nhắc lại trận Kompong Trach có hai hồi:


Hồi thứ nhất là trận chiến mở màn giữa Công Trường 1 CSBVXL và Chiến Đoàn KBTG&BDQ gồm có Liên Đoàn 42 Chiến Thuật BDQ và Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh.

Hồi thứ hai là Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 58 BDQ do Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh QDIV và QKIV điều động.


         Chúng tôi, Thiết Đoàn 2 KB, không hề biết chuyện gì đã xãy ra cho Chiến Đoàn KBTG&BDQ tại Kongpong Trạch. Thẩm quyền chúng tôi là Điền Đông Phương viết Trận Kongpong Trach là viết về cuộc giải vây cho Chiến Đoàn KBTG & BDQ chứ không viết về những gì xãy ra cho Chiến Đoàn KBTG&BDQ. Bài viết của Thiếu Tá Răng là viết về Chiến Đoàn KBTG&BDQ dưới cái nhìn của KBTG. Điền Đông Phương và Thiếu Tá Răng là người trong cuộc. Bây giờ có bài viết: Trận Kompong Trach 1972 của Đổ Sơn (người ngoài cuộc) viết theo lời kể của Trung Tá Trần Kim Đại, LDT Liên Đoàn 42 BDQ, BDQ Đổ Như Quyên, BDQ Đỗ Như Hoè và bài viết của Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất với bút hiệu Linh Cơ.

       Bài viết, trước hết, giúp cho Ngụy tui biết rõ, biết chính xác cách tổ chức Biệt Động Quân Quân Đoàn IV & Quân Khu IV và các cấp chỉ huy của BDQ dù chúng tôi hành quân chung với BDQ rất nhiều cũng không biết rõ. Lần cuối cùng là Liên Đoàn 7 BDQ khoảng giữa năm 1973. Cho nên mới có sự nhầm lẫn giữa Liên Đoàn 42 BDQ và Liên Đoàn 7 BDQ. Nhưng đọc xong hết bài viết, Ngụy tui rất thất vọng vì không có một chi tiết nào liên quan trực tiếp đến những hoạt động của Chiến Đoàn KBTG&BDQ cả. Bố trí quân như thế nào? Những hoạt động hành quân tấn công, tảo thanh hay cách phòng thủ như thế nào? (Bài viết của Thiếu Tá Răng phong phú hơn, nhiều chi tiết hơn nhưng phần đông là của KBTG mà thiếu hẵn phần của BDQ).


Advertisements


REPORT THIS AD


       Ngụy tui xin được phân tích bài viết nầy dưới cái nhìn của một độc giả. Trước hết là tư cách và thẩm quyền chỉ huy. Khi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng quyết định tăng phái Thiết Đoàn 12 KB cho LD 42 BDQ thì Trung Tá Năm Ruộng thấy có sự khó khăn trong vấn đề chỉ huy. Bất kỳ ai vói bất kỳ cấp bậc chức vụ nào nếu đã từng biết qua hay đã từng được huấn luyện về Nhị Thức Bộ Binh – Thiết Giáp đều biết rằng: Ai cấp bậc cao (chứ không phải chức vụ cao như Đỗ Sơn nói), người đó chỉ huy. Trường hợp cùng cấp bậc (tính luôn thâm niên cấp bậc) thì tùy theo đăc tính của chiến trường mà Bộ Binh hay Kỵ Binh chỉ huy. Liên Đoàn là 3 râu. Còn Thiết Đoàn sau khi cãi danh từ Trung Đoàn chỉ còn 2 râu. (Thực tế tính về quân số thì chỉ hơn một Tiểu Đoàn Nhảy Dù một chút nhưng nếu tính về quân số hỏa lực tiếp vận… thì phải là 3 râu) Trung Tá Năm Ruộng thích đóng quân ngoài ruộng. Ngụy tui thật không hiễu tại sao? Một Bộ chỉ huy Liên Đoàn lớn cở nào, ban ngành như thế nào mà có thể đóng quân ngoài ruộng. Bàn ghế, phương tiện truyền tin, máy móc, antena thiết lập như thế nào. Ban tham mưu đứng, ngồi nằm để làm việc? Thật không thể hiễu. Đúng ra trên lý thuyết Đại Tá KB Vũ Quốc Gia, Tư Lệnh Lữ Đoàn 4 KB, phải có mặt trong chiến đoàn chứ không phải Đại Tá BDQ Phạm Duy Tất để chỉ huy Chiến đoàn KBTG&BDQ. Tại sao? Bởi vì Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 4 KB được thiết lập và trang bị để có thể chỉ huy từ 5 Chiến đoàn trở lên. Do đó gọi là Bộ Tư Lệnh LD4KB chứ không gọi là Bộ Chỉ Huy LD4KB. Bộ Chỉ Huy (như Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn BDQ và Lữ Đoàn ND, TQLC) ít phương tiện để có thể chỉ huy hợp đông Liên Binh chủng. Ngụy tui không hiễu là Đại Tá Phạm Duy Tất chỉ huy như thế nào với bộ chỉ huy của BDQ.


Advertisements


REPORT THIS AD


     Bài viết của BDQ Đỗ Sơn không nhằm mục đích viết lại trận chiến tại Kompong Trach dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Tất. Nhưng mục đích là giải thích, giải độc, giải oan… cho hai vấn đề: một là TD58 BDQ có nhụt chí hay không? và TD 94 BDQ có bị bỏ rơi hay không?

Xin phép bàn một chút về Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất. Hơn 20 năm về trước, khi Ngụy tui đọc Phạm Huấn với “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975″ Ngụy tui không thể nào hiễu được tại sao mà Lữ Đoàn 2 KB tan tành mà không đánh được trận nào ra hồn. Tác giả Phạm Huấn tả rõ là Thiết Giáp bị tiêu diệt vì đạn pháo kich tại Phú Bổn. Thời đó quá ít người viết chiến sử. Pháo kích đối với Thiết giáp là trò đùa. Lính thường nói “cò ỉa miệng chai” Vậy tại sao bị tiêu diệt cả một Lữ Đoàn 2 KB. Tại sao lại gom bi TG trong Phú Bổn để bị tiêu diệt. Bài học căn bản nhập môn cho các Tân Sĩ Quan TG là phải bung rộng để phát huy khả năng hỏa lực và di động tối đa. Ai đã gom bi TG để bị tiêu diệt. Sau nầy khi biết được là do Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, chỉ huy cuộc rút quân của Quân Đoàn II thì Ngụy tui không còn ngạc nhiên nữa. Tướng Tất đã cắt nhỏ TG ra và giao cho từng Đại Đội BDQ chỉ huy. Đại Tá Nguyễn Văn Đồng Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 KB “Sau Ba Mươi Năm Mới Nói” không có cả một chiến xa để chỉ huy. Nhiệm vụ chỉ đứng phát bản đồ tại Phú Bổn. Khi Đại Tá Đồng hỏi Chuẩn Tướng Tất có lệnh gì cho ông không? Chuẩn Tướng Tất bảo “chờ lệnh tôi” Nhưng tới khi Đại Tá Đồng bị VC bắt sống tại Cũng Sơn thì Đại Tá Đồng cũng chưa hề nhận được một lệnh nào từ Chuẩn Tướng Tất.

       Chuẩn Tướng Tất lên Chuẩn Tướng do chiến công hay xin xỏ? Hãy đọc “Những ngày Cuối Cùng Của VNCH” Tác giả Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh QDII và QKII đã khẩn cầu xin Tổng Thống Thiệu thăng cấp cho đàn em là Đại Tá Phạm Duy Tất, Chỉ Huy Trưởng BDQ QDII và QKII. Tổng Thống Thiệu hỏi ý kiến Đại Tướng Viên. Đại Tướng Viên trả lời là Đại Tá Tất chưa có công trạng gì. Đợi lập chiến công hãy thăng cấp. Khi đưa Tổng Thống Thiệu lên máy bay, Tướng Phú năn nĩ một lần nữa và TT Thiệu đồng ý thăng cấp Đại Tá Tất lên Chuẩn Tướng. Như vậy Đại Tá Tất lên Tướng nhờ năn nĩ, và sau đó được Tướng Phú giao cho nhiệm vụ Chỉ huy cuộc rút quân của QDII và Quân Khu II. Kết quả chỉ trong vòng hơn 10 ngày lực lương QDII và QK II biến mất trên bản đồ trận liệt của Bộ Tổng Tham Mưu.

         Đặc biệt trong bài viết BDQ Đỗ Sơn hé cho biết quan hệ thân thiết với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và lấy làm tiếc là đã không đến gặp Tướng Trưởng để được kể cho nghe Trận chiến Kompong Trach, để bây giờ đọc bài của Điền Đông Phương không có một tài liệu, một chi tiết nào để phản bác. Thôi đừng buồn nữa BDQ Đỗ Sơn nên đọc lại bút tích của Tướng Trưởng viết về Trận Kompong Trach bằng Anh Ngữ qua tài dịch thuật của thẩm quyền phucat523 tại trang canhthep.com. Hoặc tìm đọc: Trận Chiến Mùa Phục Sinh Năm 1972. Tác giả Ngô Quang Trưởng bằng Anh Ngữ và bản dịch của Kiều Công Cự 2007. Nhưng thôi cũng đừng tiếc làm chi nếu Tướng Trưởng có kể cho nghe thì cũng chỉ kể về chiến lược, về ý định, về quan niệm điều quân, chứ về chiến thuật đánh đấm ra sao thì Tướng Trưởng có biết gì đâu. Nếu có biết chăng là khi Tướng Trưởng đáp trực thăng vào thăm căn cứ Kompong Trach ngay lúc cộng quân pháo kích. Tất cả Bộ chỉ huy từ Đại Tá Tất, đến Đại tá Của đều tử thủ trong hầm chỉ huy kiên cố mà Công Binh đã thiết lập, bỏ Tướng Trưởng lang thang cùng Thiếu Tá Răng vòng quanh căn cứ với một chiếc Thiết xa M113 hạ cầu dốc đóng cửa vuông, để có gì cho Tướng Trưởng vào tránh pháo. Không biết lúc đó Trung Tá Năm Ruộng ở đâu? Tử thủ tại hầm chỉ huy hay là ngoài ruộng mà không nghe nói tới? Cho nên trong lời nói đầu do Ngụy Tui viết (mà BDQ Đỗ Sơn tưởng nhầm thẩm quyền của tôi là Điền Đông Phương viết) “… Kompong Trach… Một nơi đã gây phiền não và bối rối cho Danh Tướng Ngô Quang Trưởng…” Tại sao Ngụy tui cho là Danh Tướng Ngô Quang Trưởng phiền não và bối rối? Tại vì hai giới chức cao cấp của BDQ và TG bết bát quá. Phòng thủ thụ động quá. Lúc nào cũng tử thủ trong hầm. Cho hai Chi đoàn TG bố trí tại Bộ Chỉ Huy Chiến đoàn để bảo vệ hai xếp. Không chịu bung rộng ra để phát huy tối đa hỏa lực và sự di động cúa Thiết Giáp. Tướng Trưởng không nãn lòng sao được. Riêng Ngụy tui vẫn nhớ như in hình ảnh lo âu của Tướng Trưởng khi đáp trực thăng đến Chi Đoàn 3/2 TK của chúng tôi cùng Chuẩn Tướng Nguyễn Huy Ánh, Tư lệnh SD4KQ. Những lời nói như “Cố gắng nghe Anh Điền. Các anh là đơn vị trừ bị cuối cùng của Quân Đoàn IV …” Và hình ảnh Tướng Trưởng đến ngồi nói chuyện cùng những KB CD3/2TK đang nấu cơm, miệng hỏi han ân cần, tay dở nắp nồi xem lính tráng nấu gì và ăn gì, và nhất là khi cùng với TD58 BDQ đến nơi đóng quân của CD3/2 TK. Tướng Trưởng đến chỉ để bắt tay Điền Đông Phương với lời dặn dò “Cố gắng nghe Anh Điền” đủ nói lên tinh chất nghiêm trọng của trận đánh. Đừng nên huênh hoang. Tướng Trưởng đã tính đúng trong kế hoạch chận đứng CT1CSBVXL tại Kompong Trach. Đưa chiến tranh ra ngoài phạm vi lảnh thổ của QDIV nhưng các cấp chỉ huy của Chiến Đoàn KBTG&BDQ quá bết bát để lâm vào tình trạng tiến thoái lưởng nan. Bị bao vây, tiếp tế khó khăn, thất lạc. Không thể rút quân về Hà Tiên dù đoạn đường chỉ hơn 10 cây số.

      Đọc bài viết KomPong Trach: Cuộc Giải Vây Thần Kỳ của KB Điền Đông Phương, Tác giả BDQ Đổ Sơn buồn phiền không ít. Buồn vì đã bỏ qua một cơ hội được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng kể cho nghe trận đánh tại Kompong Trach. Để bây giờ ú ớ trước bài viết của KB Điền Đông Phương. Thực tế Trung Tướng Ngô Quang Trưởng có viết về Trận Kongpong Trach nhưng rất vắn tắt chỉ nói lên tình hình tổng quát của QDIV và QKIV và ý định điều quân là đưa Lữ Đoàn 4 KB và Liên Đoàn 42 Chiến Thuật BDQBP chặn CT1CSBVXL tại Kongpong Trach. Chỉ có thế. Chắc chắn nó không giúp được gì cho BDQ Đỗ Sơn trong việc giải oan giải độc cho các cấp chỉ huy LD42CTBDQBP và LD4KB. Cho nên bắt buộc Đỗ Sơn phải quay về các thẩm quyền trong BCH Chiến Đoàn. Theo như lời Trung Tá Trần Kim Đại kể vào ngày 22 tháng 3 năm 1972, LD42CTBDQBP đã tao ngộ chiến với Trung Đoàn 88 và Trung đoàn 40 Pháo binh thuộc CT1CSBVXL. Quân địch đông và mạnh gấp mấy lần. Đọc tới đây Ngụy tui tưởng rằng hai bên sẽ bị thiệt hại nặng vì tao ngộ chiến. Tại sao? Tại vì lực lượng địch đông và mạnh gấp mấy lần thì bọn VC sẽ chơi cú biển người để nghiền nát LD 42 BDQ. Trung Tá Năm Ruộng sẽ vất vả có thể bỏ của chạy lấy người. Chi Đoàn 1/12TK bị cháy 11 thiết xa M113 mà Trung Tá Năm Ruộng bảo là thiệt hại không đáng kể. Bắt buộc phải có thiệt hại nặng chứ sao lại thiệt hại không đáng kể. Một sai lầm trong bài viết là vào thời điểm nầy tức tháng 3 năm 1972, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai đang là Tư Lệnh Phó QKII. Chuẩn Tướng Hai đã rời Biệt khu 44 Chiến Thuật từ năm 1971 và Đại Tá Hoàng Đức Ninh đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh BK44CT từ 1971 đến 1973 thì BK44CT bị giải tán. Vì Chuẩn Tướng Trần Văn Hai không là Tư lệnh BK44CT thì cái vụ mời Đại Tá Tất vào Kompong Trach để “nâng cao tinh thần” binh sĩ cũng không có luôn. Chỉ là điều đặt chuyện cho thêm hoa lá cành.

        Với câu hỏi tại sao phe ta rút quân thì Trung Tá Trần Kim Đại đã giải thích rằng thì là mà tại bị… CT1CSBV đã hết hơi, không thể dứt điểm được Chiến Đoàn KBTG&BDQ nên VC phải “xuống thang” chiến tranh (sic) tức là không thèm tấn công hay pháo kích vào Chiến Đoàn KBTG&BDQ đang phòng thủ thụ động, đang gặp khó khăn trong vấn đề tiếp tế. Binh sĩ mất tinh thần vì chỉ co cụm cách phòng tuyến VC chưa đầy 50 mét (tiếp tế ngoài 50 mét là coi như mất) mà CT1CSBVXL chỉ “rãi quân dầy đặc và lập một màn pháo để chận đường rút lui của TD12 KB và TD16 KB cùng LD 42 BDQBP để dứt điểm quận Kiên Lương“. Đọc tới đây thì Ngụy tui cười quá xá. VC chuyên công đồn đả viện. Kỳ nầy Trung Tá Năm Ruộng cho VC công đồn (Kiên Lương) mà chận viện (LD42BDQ) Không thèm đánh viện. Trung Tá Trần Kim Đại, ông có máu tiếu lâm. Ngoài đặc tính hạ trại ngoài ruộng bây giờ Trung Tá Đại chỉ huy điều động luôn quân CSBVXL. Theo binh pháp khi đã không dứt điểm được Kompong Trach thì không ai bỏ qua mục tiêu Kompong Trach để kéo quân đi đánh Quân Kiên Lương. Nếu như QDIV không còn quân để tiếp cứu Quân Kiên Lương thì đánh như thế được. Như VC đã từng bỏ qua Long Khánh kéo quân đi đường khác để đánh Biên Hòa vì thời điểm đó QDIII đã không còn quân để ứng chiến. Rãi quân dày đặc để chận đường Chiến Đoàn KBTG&BDQ là bao nhiêu Trung Đoàn? Rồi dùng bao nhiêu Trung Đoàn để tấn công Quân Kiên Lương? Nếu VC đánh như thế thì QDIV sẽ đem một lực lượng của SD9BB đang có mặt tại đó tiếp ứng. Đồng thời Chiến Đoàn KBTG&BDQ sẽ từ Kompong Trach đánh về thì quân CSBVXL sẽ bị hai mặt giáp công. Nhưng điều nầy không có thực, vì nếu quân CT1CSBVXL đánh khu xi măng Hà Tiên tại sao Trung Tướng Trưởng lại điều động chúng tôi, TD2KB, và TD 58 BDQ phát xuất từ Hà Tiên, phá vòng vây của CT1CSBVXL để tiếp cứu Chiến đoàn đang bị bao vây tại Kompong Trach. Tướng Trưởng phải điều động chúng tôi đánh ngay địch quân đang chiếm Quận Kiên Lương và sau đó sẽ điều động rút Chiến Đoàn từ Kompong Trach về tiếp ứng, cùng lúc SD9BB làm thành phần trừ bị thì CT1CSBVXL chạy đâu cho thoát. Nếu Quân của CT1CSBVXL tấn công Quân Kiên Lương thì chúng phải đụng ngay đơn vị chúng tôi chứ. Khi đơn vị chúng tôi mở đường máu để giải vây cho Chiến Đoàn là chúng tôi đã phải đi qua 15 km chốt kiền trùng trùng điệp điệp từ Hà Tiên đến Kompong Trach. Đặc biệt là khoảng 5 km cuối cùng chốt … chốt … chốt…. Một con ruồi cũng khó lọt. Nếu CT1CSBVXL đã không thể dứt điểm Chiến Đoàn thì Chiến Đoàn KBTG &BDQ thoải mái rút về Hà Tiên cớ sao Chiến đoàn nằm im không có một hoạt động nào đáng kể cho tới khi Chi Đoàn 3/2TK là đơn vị đầu tiên bắt tay với TD12KB thì lúc bấy giờ Chiến Đoàn mới bắt đầu rút quân với một đội hình lộn xộn mất trật tự.


Advertisements


REPORT THIS AD


        Người viết Đỗ Sơn viết chiến sử mà như viết một truyện tình đầy hư cấu. Đỗ Sơn viết: “Tướng Trưởng cho TD2KB và TD58BDQ mở vòng vây cho LD42BDQ rút về để giải vây cho Quận Kiên Lương”. Dù là một SQ cấp nhí (như lời người viết Đỗ Sơn tự nhận) nhưng cũng phải biết, phải hiễu những điều hết sức căn bản như tại sao Chiến Đoàn KBTG&BDQ không tự rút quân về mà phải cần TD2KB và TD58 BDQ mở đường máu mới rút quân ra được? Nếu đã không có khả năng tự rút quân thì làm sao mà có thể tiếp ứng và chiếm lại Quận Kiên Lương? Khi CT1CSBV đã rút quân đi đánh Kiên Lương thì áp lực chiến trường dĩ nhiên phải nhẹ, cớ sao Chiến Đoàn không tự rút lui mà nằm im, để cho TD2KB và TD58 BDQ phải thiệt hại rất lớn để mở một con đường máu cho Chiến Đoàn rút lui. Nói tóm lại Đỗ Sơn đã cố ý lập luận loanh quanh lòng vòng để giải thích để giải oan… mà không chịu viết thật là Chiến Đoàn đã không còn khả năng rút quân về nước vì quá thụ động, vì tiếp tế không đầy đủ bị lạc mất, pháo kích liên tục không tải thương, trực thăng bị rớt… và binh sĩ đã mất tinh thần. Đó là hiện thực tình trạng của Chiến Đoàn KBTG&BDQ do Đại Tá Phạm Duy Tất chỉ huy. Trung Tá Năm Ruộng thì cho CT1CSBVXL bỏ Kompong Trach, đi vòng đánh Chi khu Kiên Lương. Trong khi Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất tiết lộ LD42BDQ rút về Hà Tiên thì CT1CSBVXL mới kéo quân tấn công và chiếm nhà máy Xi Măng Hà Tiên. Chúng ta đã thấy rõ Chuẩn Tướng Tất đã viết rất hợp lý với tình hình lúc ấy.

       Người viết Đỗ Sơn có vẽ hã hê khi đề cập đến việc Đại Tá Của, Tư Lệnh Phó LD4KB điều động TD9KB vào vườn tiêu bị thiệt hại nặng. Trong bài Kompong Trach: Ai thắng Ai thua, Ngụy tui đã phê bình nặng nề cung cách chỉ huy của Đại Tá Của. Không che dấu sự thật. Không bao che cho cấp chỉ huy. Chúng tôi chỉ muốn nhắc lại một trận đánh năm xưa có vui, có buồn, có nghẹn ngào, có cay đắng, có mất mát thương đau. Theo Đỗ Sơn thì Đại Tá Của chịu trách nhiệm về sự thiệt hại của TD9KB. Một cú lừa ngoạn mục. Trên nguyên tắc, Đại Tá Tất Tư lệnh Chiến Đoàn phải chịu trách nhiệm trước hết. Ý định và quan niệm điều quân đó phải được sự chấp thuận của Đại Tá Tất Chiến Đoàn Trưởng.

      Bây giờ Ngụy tui bàn tiếp về việc TD 58 BDQ có nhụt chí hay không?

Theo người viết Đỗ Sơn thì làm gì có chuyện nhụt chí. TD58 sống hùng, sống mạnh, sống hiên ngang, làm gì có chuyện mất tinh thần chiến đấu. Đó là mèo khen mèo dài đuôi. Đỗ Sơn biện luận rằng TD 58 BDQ là một TD BDQ lừng danh, đánh giặc rất cừ khôi. Đó là hậu thân của TD 41 BDQ mang hổn danh là Cọp Ba Đầu Rằn. TD 41 BDQ phải cải danh thành TD 58 BDQ vì nhiều Tiểu Đoàn Trưởng tử trận. Trước giờ Ngụy tui chỉ nghe nói những đơn vị yếu kém mới cải danh, như Sư Đoàn 10 BB quá dỏm phải cải danh thành Sư Đoàn 18 BB chín nút lấy hên. Chứ Tiểu Đoàn Cọp Ba Đầu Rằn dữ dằn như thế mà đi cải danh thì không hợp lý, dù rằng cải danh có lý do. Có hai điều cần bàn:

Điều một, theo như BDQ Nguyễn Khắp Nơi viết về Tiểu Đoàn 42 BDQ. Đây mới là Tiểu Đoàn mang danh Cọp Ba Đầu Rằn vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là là Đại úy Nguyễn văn Biết, Sau đó là Đại úy Lưu Trọng Kiệt, một con cọp lừng danh. Và chỉ có mỗi Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt là tử trận trước năm Mậu Thân 1968. Nhắc lại TD42BDQ là Cọp Ba Đầu Rằn chứ không phải TD41 BDQ. TD 42 BDQ Cọp Ba Đầu Rằn không có cải danh gì cả. Vẫn chiến đấu đến ngày cuối cùng vói vị TDT cuối cùng là Thiếu Tá Quách Hồng Quang. Tại sao có sự bất nhất như thế. Ngụy tui không thể hiễu được. Không có một nguyên tắc nào để kết luận rằng hồi xưa Tiểu Đoàn anh hùng thì họ sẽ là anh hùng mãi mãi. Sau trận chiến Kompong Trach bên bàn nhậu chúng tôi thắc mắc là Sư Đoàn Thép VC sao mà ẹ quá vậy. Toàn con nít chả biết đánh đấm gì. Thẩm quyền Điền Đông Phương trả lời rằng Sư Đoàn Thép thời Điện Biên Phủ là ông nội của Sư Đoàn Thép bây giờ. Bây giờ phải cải danh là Sư Đoàn Chuột cho phù hợp. Sắt thép gì cũng banh ta lông thôi.

        Điều thứ hai như thẩm quyền chúng tôi Điền Đông Phương đã nói, vào tại thời điểm đó TD58 BDQ nhụt chí vì chiến trường quá nặng độ. Dãy chốt kiền trùng trùng điệp điệp. Đoàn quân quá nhỏ bé. Đã bị thiệt hại nhiều. Không hy vọng mở một con đường máu để vào bắt tay cùng Chiến Đoàn. Và hơn nữa Đại úy Măng, Tiểu Đoàn Trưởng, đã bị thương, đã bị loại khỏi vòng chiến. Đó là những lý do đã làm cho TD 58 BDQ nhụt chí. Nhắc lại trận đánh tại Đồi Charlie khi Trung Tá Nguyễn Đình Bảo Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 ND tử trận, Mê linh, Thiếu Tá Lê văn Mễ, Tiểu Đoàn Phó TD 11 ND đã không thông báo đến từng Đại Đội. Đến khi Đại úy Hùng, Đại Đội Trưởng, hỏi thì Mê Linh cho biết và dặn đừng cho lính biết. Tại sao? Nếu cho lính biết sợ cả TD sẽ không còn tinh thần chiến đấu nữa. Đó là điều hiễn nhiên. Đó là chân lý. Người viết Đỗ Sơn không có mặt tại đó để thấy rõ tinh thần của anh em binh sĩ như thế nào chỉ bám víu vào huyền thoại Cọp Ba Đầu Rằn để khẳng định là TD 58 BDQ không nhụt chí. Nếu thẩm quyền Điền Đông Phương không quyết định đổi chiến thuật cứ diệt từng chốt rồi tiến lên thì sẽ không bao giờ tới đích. Đó là đoạn đường tử thần. Đó là đoạn đường chiến binh đầy máu lửa và chắc chắn TD 58 BDQ sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng khi thẩm quyền Điền Đông Phương quyết định chở BDQ trên lưng và cán lên đầu giặc mà đi thì hùng khí đã trở lại chiến trường. Toàn thể chiến sĩ đã nô nức làm một cuộc chạy đua cùng tử thần, để bắt tay cùng TD12KB trong vinh quang chiến thắng. Xin nhắc lại lời của thẩm quyền Điền Đông Phương là CD3/2TK cùng TD58 BDQ là một. Không còn phân biệt giữa BDQ và Thiết Giáp bởi vì chúng tôi đã cùng nhau miệt mài chiến trận đã rất ăn ý cùng nhau giải quyết bài toán Nhị Thức BB & TG lên tuyệt đỉnh. Đi là chiến thắng. Đi là xây vinh quang. Phát huy tuyệt đối tình huynh đệ chi binh không phân biệt màu áo, màu mũ mà chỉ có ngọn cờ duy nhất mà anh em chúng tôi cùng tiến bước. Đó là dưới Quân kỳ của QLVNCH bất diệt.

        Bây giờ gần đúng 40 năm sau trận chiến Kompong Trach. Đại úy Kỵ Binh Nghê Thành Thân và Trung úy BDQ Huỳnh Phú Gia đã sống chung một nhà cùng nương tựa nhau vào lúc ngày tàn bóng xế. Nếu không có tình thương và lòng kính trọng thì làm sao mà hai thẩm quyền: Một của TG và một của BDQ đã sống chung chia xớt những vui buồn của quá khứ và hiện tại, để có một tương lai bình an và hạnh phúc. Người viết Đỗ Sơn đừng nên nghĩ rằng khi chúng tôi bảo rằng TD 58 BDQ nhụt chí là chúng tôi coi thường TD 58BDQ. Trái lại chúng tôi vẫn nhớ mãi những ngày tháng hào hùng bốc lửa mà hai đơn vị CD3/2TK và TD58BDQ đã cùng nhau viết nên những trang sử huy hoàng cho đời sau.

       Vấn đề thứ hai làm cho BDQ Đỗ Sơn nhức nhối và buồn lòng là Tiểu Đoàn 94 BDQ bị bỏ rơi. Cú nầy quá nặng. Còn đâu mặt mũi của những cấp chỉ huy đáng kính. Một thời hét ra lửa với những danh xưng Mặt Trời, Diều Hâu, hay Đại Bàng. Một tiếng lệnh ra là hàng nghìn người răm rắp tuân theo. Cả một Quân Đoàn II đã phơi thây gần hết trên Liên Tỉnh Lộ 7B trong cuộc rút quân hổn quân hổn quan. Khi VC pháo kích vào Phú Bổn, Tư lệnh chiến trường, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, đã thoải mái ngồi trên trực thăng, bay lên thoát ra khỏi trận địa pháo và cũng là điểm mà cộng quân đã dùng những đại pháo 130 ly, 122 ly… pháo tàn bạo vào điểm mà trực thăng khi bay lên đã làm lộ mục tiêu. Quân và dân đã thây phơi khi vị Tư Lệnh chiến trường đã bỏ mặc đoàn quân rút lui đang oằn oại dưới làn pháo hung tràn của bọn cộng phỉ.


Advertisements


REPORT THIS AD


          Hãy nghe Trung Tá Trần Kim Đại phản đối cái vụ bỏ rơi TD 94 BDQ đó. Trung Tá Đại bảo rằng đó là lệnh tức thì. Tức là không có thời gian chuẩn bị. Nghe được không? Tin được không? Khi chúng tôi TD2KB và TD58 BDQ nhận lệnh Tướng Trưởng mở một con đường máu cho Liên đoàn 42 BDQ của Trung Tá Đại và Lữ Đoàn 4 KB rút lui thì cả BCH từ Đại Tá Tất, Đại Tá Của và Trung Tá Đại không hề hay biết gì sao? Mấy ông Đại Bàng, Mặt Trời nầy bộ tắt máy truyền tin hết sao mà không biết có một đơn vị đang tiến vào Kompong Trach từ phía Nam, đang chiến đấu một mất một còn để mở đường máu cho Chiến đoàn rút lui. Bộ mấy Ông Đại Bàng Mặt Trời nầy nằm bẹp dzí trong cái hầm kiên cố vòng ngoài có 2 Chi Đoàn Thiết Kỵ đang án ngữ bảo vệ cho Quý Mặt Trời ngủ yên? Rất là vô lý. Vô lý cả khi bảo rằng CT1CSBV đã nãn chiến trường bỏ mặt Chiến Đoàn KBTG và BDQ đang nằm ăn hút tại Kongpong Trach, để bôn tập tới mà đánh Kiên Lương. Vô lý cả khi không hề biết rằng có một đơn vị đang mở đường máu để bắt tay cùng Chiến Đoàn KBTG và BDQ. Quý thẩm quyền Mặt Trời, Đại Bàng phải biết từ Trung Tướng Trưởng và cả Phòng 3 của Chiến Đoàn phải nghe tiếng điều động thậm chí cả tiếng xích sắt rền vang của TG để mà lập kế hoạch rút lui. Tiểu Đoàn nào đi với Thiết Đoàn nào. Đội hình ra sao. phối hợp hỏa lực như thế nào. Chứ không phải rút quân bằng một lệnh tức thì để giữ sự bất ngờ. Nhắc chuyện xưa, Tướng Phú chọn Liên Tỉnh lộ 7B để tạo sự bất ngờ. Ai đã từng chỉ huy, dù là chỉ huy một đơn vị nhỏ nhất là Trung đội, cũng phì cười vì ý tưởng ngô nghê đó của một ông Tướng hai sao, Tư Lệnh một Quân Đoàn uy quyền một cỏi. Ông Tướng hai sao đó ổng nghĩ rằng quân cộng sản chắc đui mù câm điếc hay sao mà chúng nó không thấy cả trăm ngàn người cùng chiến cụ nặng nhẹ đang chạy trên Liên Tỉnh Lộ 7B. Bây giờ Chiến Đoàn ở trong, CT1CSBVXL đang bao vây vòng ngoài chắc cũng đui mù câm điếc không thấy không biết rằng Chiến Đoàn đang chuẩn bị chạy. Và theo Trung Tá Đại là Đại Tá Tất ra lệnh chạy mà không cần hỏi han bàn thảo cùng các vị mai bạc trong BCH Chiến Đoàn. Một cú đưa banh tuyệt đẹp. Trung Tá Đại tiết lộ là TD94 BDQ nằm tận cùng phía Bắc Kompong Trach cho nên rút lui sau cùng. Để cho mọi người tin lời, Trung Tá Đại còn cho biết trước khi rời trại lên Thiết giáp rút lui (Trung Tá Năm Ruộng đóng quân trong trại chứ không phải ngoài ruộng như BDQ Đỗ Sơn khoe) còn gặp Đại úy Liêm Tiểu Đoàn Phó TD 94 BDQ ở cổng sau. Như vậy thì ông Tiểu Đoàn Phó làm gì mà lang thang trong trại, mà không ở chổ đóng quân của TD94BDQ? Quá vô lý. Ông TDP đến trại để làm gì? Ông đến trại một mình hay có lính tráng gì không? Tại sao ông không chờ TD94 BDQ đến rồi rút lui theo Tiểu Đoàn mà bỏ mặc Tiểu Đoàn để rút lui cùng Chiến Đoàn? Chỉ với hai lý do là TD94 BDQ ở xa nên rút lui sau cùng và đã gặp Tiểu Đoàn Phó ở trại là đủ giải thích là TD 94 BDQ không bị bỏ rơi. Tài thật! Ngụy tui không biết tác giả Đỗ Sơn cấp bậc cở nào, kiến thức và kinh nghiệm ra làm sao mà viết bài rất là hồn nhiên. Bằng những lý do rất ấm ớ rồi bắt chúng tôi tin thì làm sao mà chúng tôi tin được. Như thế thì Quý Đại Bàng, Quý Mặt Trời BDQ lên Thiết Giáp rút lui bỏ mặc TD94 BDQ chạy bộ một mình không có kế hoạch bảo vệ yểm trợ gì sất cả. Với khoảng cách chưa đầy 15 cây số từ Kompong Trach đến Hà Tiên, Quý Đại Bàng Quý Mặt Trời chỉ mất vài tiếng đồng hồ là thoải mái vào Hà Tiên ăn phở, ăn hủ tíu, ăn cháo lòng cùng dăm ba chai bia lạnh cho bỏ những ngày nằm chịu pháo. TD 94 BDQ chạy bộ, không được yểm trợ bằng Pháo binh và Thiết Giáp, phải vượt qua bao nhiêu chốt kiền nên mãi ngày hôm sau mới ra tới đơn vị chúng tôi là Chi Đoàn 3/2 TK chỉ còn trần xì một Tiểu Đoàn Trưởng và khoảng 10 binh sĩ BDQ. Không bỏ rơi mà thế đấy. Không biết trong khi rút lui Quý Đại Bàng, Quý Mặt Trời có vào tần số của TD94 BDQ hay không? Có biết TD 94 BDQ đang một mình chống trả vùng vẩy giữa bầy lang sói. Có nghe tiếng kêu cứu của TD94BDQ hay không. Có nhỏ một chút nước mắt nào cho TD 94BDQ hay không và trong một thoáng nào đó Tư lệnh Chiến Đoàn có nghĩ rằng cần phải có một hành động nào khả dĩ để cứu đứa con của mình đang tuyệt vọng chiến đấu cô đơn với hoả lực cơ hữu. Khi những con cua TG đang chạy gần tới Hà Tiên thì Đại Tá Tất nghĩ gì? hay chỉ là một cái tặc lưởi, rồi bổ sung quân số, đưa ra Dục Mỹ huấn luyện và Tiểu Đoàn 94 BDQ lại tái xuất giang hồ và mọi người sẽ quên câu chuyện buồn: Tiểu Đoàn 94 BDQ đã bị bỏ rơi và bị tan hàng tại Kompong Trach làm vật cản đường cho Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn cùng 2 Tiểu đoàn BDQ rút lui về Hà Tiên.

      Trong câu chuyện kể của Trung Tá Đại, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 42 BDQ: Đại Úy Liêm bị trúng pháo bị thương nặng. Không muốn binh sĩ bận bịu nên rút lựu đạn tự sát. Nếu đúng như thế thì Đại úy Liêm, Tiểu Đoàn phó TD 94 BDQ bị chiến đoàn bỏ rơi, là một anh hùng, là một chiến binh thứ thiệt (chữ của Đỗ Sơn) Nhưng Ngụy tui lại có một thắc mắc cần Trung Tá Năm Ruộng giải thích là tại sao không đưa Đại úy Liêm lên xe Thiết Giáp để tải thương mà lại để ông tự sát? Liên Đoàn 42 BDQ có Bác sĩ. Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh có ít ra là hai Bác sĩ. Thiết giáp có xe để chở thương binh và được bác sĩ cùng y tá săn sóc. Không lẻ Thiết giáp chỉ để chở Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân và những chiến sĩ còn lành lặn. Còn nếu bị thương thì phải tự sát như Đại úy Liêm chăng? Hay là Đại úy Liêm quân số thuộc về TD94BDQ nên không được Liên Đoàn lo lắng và chăm sóc? BDQ Đỗ Sơn viết rất vô lý. Vô lý ở chổ là Đại úy Liêm di chuyển theo Liên Đoàn, bị thương rồi tự sát trong đội hình của Liên Đoàn. Làm sao các binh sĩ TD94BDQ về từ Kompong Trach biết mà kể lại cho Đỗ Sơn nghe. Tác giả Đỗ Sơn phải viết là những binh sĩ BDQ thuộc Liên Đoàn 42 BDQ kể lại thì mới hợp lý, chứ cho Binh sĩ TD 94 BDQ kể lại hình ảnh bi hùng của Đại úy Liêm, một chiến binh thứ thiệt, một chiến sĩ quả cảm thì vô lý quá. Đỗ Sơn chưa đủ bản lảnh để hư cấu như thật thành ra hơi kẹt.


Advertisements


REPORT THIS AD


 Phần thứ ba là phần huyền thoại, phần hư cấu mà Ngụy tui muốn bàn cùng người viết Đỗ Sơn.


      “Theo BĐQ Đỗ Như Quyên, “trên” đã nhất định đòi Công trường 1 CSBVXL phải chiếm cho bằng được Hà Tiên làm hải cảng để được hưởng điều khoản “quân ai đang có mặt ở đâu thì coi như là đất của phe đó” của Hiệp định không hòa bình Paris 1973…”


     Và BDQ Đỗ Sơn kết luận “Trận Kompong Trach rất là quan trọng”. Đọc tới đây Ngụy tui tức cười quá. Kompong Trach mở màn vào gần cuối tháng 3 và khi chiến đoàn rút lui “tình cho không biếu không” Kompong Trach cho CT1CSBVXL là khoảng giữa tháng 5 năm 1972. Mà Hiệp định Paris được ký kết và có giá trị thi hành ngày 28 tháng 1 năm 1973. Tức là gần 8 tháng trời. Trong khoảng thời gian đó biết bao là vật đổi sao dời. Thương hải biến vi tang điền. Đả đả, đàm đàm. Họp. Bỏ họp. Đòi TT Thiệu từ chức, đòi quân Mỹ rút quân về nước vô điều kiện. Từ Linebacker I chơi qua Linebacker II. Hà Nội sắp trở về thời đại đồ đá. Sắp sửa treo cờ trắng đầu hàng. Lê Đức Thọ và bè lủ phải quỳ, phải bò, phải trườn tới phòng hội để ký cái hiệp định thổ tả đó mà nói tới chuyện chiếm Hà Tiên để làm hải cảng. Chuyện tiếu lâm. Không biết là BDQ Đổ Như Quyên cho CT1CSBVXL chiếm Hà Tiên làm hải cảng để làm chi? Để bọn CSBVXL tiếp tế vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng cho cán binh của chúng ở QDIV và QKIV chăng? Lại tức cười. Ngụy tui không biết sau khi chiếm được Hà Tiên rồi thì bọn cộng sản BVXL làm sao mà biến Hà Tiên thành hải cảng cho được. Phương tiện, người ngợm ở đâu mà làm. Rồi Ông Tướng Tư Lệnh QDIV&QKIV chắc ngồi giương mắt ếch ra cho bọn CSBVXL xây dựng hải cảng chắc. Giả sử là có cái hải cảng Hà Tiên rồi sao nữa? Hải Quân, Không Quân VNCH chắc án binh bất động để cho tàu bè của Trung cộng hay Bắc Việt ra vô thoải mái như đi chợ hay sao? Thôi thôi xin người viết Đỗ Sơn và BDQ Đổ Như Quyên đừng chọc Ngụy tui cười nữa. Hãy để cho Ngụy tui bàn tiếp về trận Kiên Lương.


Advertisements


REPORT THIS AD


     Từ Kompong Trach lan man qua trận đánh giải tỏa Chi Khu Kiên Lương. Ngụy tui cứ tưởng được người viết Đỗ Sơn viết thật chi tiết trận Kiên Lương đọc chơi đở buồn. Nào ngờ lại thất vọng. Cũng giống như trận Kompong Trach, trận đánh tại Chi Khu Kiên Lương cũng được viết rất là qua loa sơ măng. Tức là đọc xong cũng chẳng biết được đầu cua tai nheo gì cả. Tức là đọc rồi cũng như chưa đọc gì cả.

      Theo như tường thuật của Đỗ Sơn, Trung Tá Năm Ruộng lại chỉ huy trận đánh nầy. Quân số gồm các đơn vị BDQ từ Kompong Trach về. Không nghe nói có TD94 BDQ hay không? Nếu có, thì TD94 BDQ chắc tham chiến với quân số khoảng 10 binh sĩ và vị Tiểu Đoàn Trưởng. Chắc có lẻ vậy nên phải tăng cường thêm TD 86 BDQ do Thiếu Tá Tạ Thành Lộc chỉ huy. Theo trí nhớ của Ngụy tui thì sau Trận Kompong Trach, đơn vị Ngụy tui là Thiết Đoàn 2 KB phải đi tiếp viện cho một đơn vị BDQ mà Ngụy tui không biết tên đang bị lún lầy tại Kompong Trabek. Đơn vị BDQ nầy bị cầm chân tại đây cả tuần lể. Chúng tôi đã yểm trợ thật mạnh mẻ. Cuối cùng dứt điểm được. Chi Đoàn 3/2 TK của chúng tôi đã bắt sống hơn 20 tù binh CSBVXL bẻ gảy ý đồ của VC khóa đít chúng tôi. Thẩm quyền của chúng tôi là Đại úy Kỵ Binh Nghê Thành Thân đã bị thương trong trận đánh nầy và sau đó chúng tôi đã được điều động đi giải tỏa Chi Khu Kiên Lương. Đúng ra là chiếm lại nhà máy xi măng Hà Tiên. Đó cũng là “người” bảo trợ cho đơn vị chúng tôi cho nên chiếm lại là trách nhiệm của Thiết Đoàn 2 KB chúng tôi. Không biết là có cái lệnh bảo toàn nhà máy xi măng Hà Tiên của Tướng Trần Bá Di, Tư Lệnh SD9BB hay không. Nhưng Ngụy tui nhớ rất rõ là Chi Đoàn 3/2TK chúng tôi đã dùng Đại bác SKZ 106 ly bắn ba lần vào cái máy nghiền đá mà máy không bị hề hấn gì. Vì chúng tôi chỉ có đạn chạm nổ mà không có đạn xuyên phá. Sau ba lần tác xạ mà máy nghiền đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, thì mới quyết định đánh bằng hơi ngạt. Chúng tôi cũng không biết Trung Đoàn 101D, CT1CSBVXL tăng cường thêm Trung Đoàn 52D Chủ lực miền đánh chiếm nhà máy xi măng Hà Tiên hay là đơn vị nào của CSBVXL. Nhưng trong trận giải tỏa nầy, đơn vị chúng tôi đụng đám VC địa phương. Khi chúng tôi chuẩn bị chiếm lại khu nhà của công nhân nhà máy xi măng Hà Tiên thì chúng tôi thấy tụi VC cởi áo, chỉ mặc quần đùi tay cầm bản đồ lom khom chạy dưới con kinh, để tam thập lục kế dĩ đào vi thượng về hướng biển phía Đông sát vành đai Chi khu Kiên Lương. VC nón cối không bao giờ cởi quân phục cùng lắm là cởi dép râu để chẩu cho nhanh chứ không chịu sinh Bắc Tử Nam. Kỷ niệm trong trận nầy là lính tráng Ngụy tui vô một phòng toàn là dụng cụ âm nhạc trống đờn amplifier. Chúng nó rất khoái chí thằng trống thằng đờn mà phá. Trống đánh thì kêu nhưng đàn thì không kêu. Ngụy tui phải giải thích đàn phải có điện mới chơi được.


Advertisements


REPORT THIS AD


    Người viết Đỗ Sơn cứ tưởng vẽ vời ra cho phần nhận định trận đánh Kompong Trach thêm hoa lá cành. Nhưng không ngờ chúng tôi cũng có mặt trong trận đánh giải tỏa Xi Măng Hà Tiên. Để từ từ, khi có dịp anh em chúng tôi sẽ hợp nhau mà viết lại trận đánh nầy để thân tặng cho BDQ Đỗ Sơn.


    Tác giả Đỗ Sơn rất hậm hực khi phán rằng thẩm quyền chúng tôi là Đông Phương đã trút nổi nghẹn ngào lên đầu của các đơn vị khác binh chủng. Đó là một nhận định rất sai lầm. Chết cho Tổ Quốc, cho đồng bào không bao giờ là cái chết tức tửi và vô lý. Cho nên không có nỗi nghẹn ngào mà trút. Đó là cái chết của những anh hùng, của những người con yêu của Tổ Quốc, đã hy sinh thân mình cho lý tưởng Quốc gia. Tổ Quốc luôn Ghi Ơn những anh hùng bất tử đó. Những cái chết như những chiến binh TD 94 BDQ mới là những cái chết tức tửi và vô lý. Cho nên dù không cùng binh chủng, nhưng trước mắt hình ảnh 10 chiến binh BDQ sống sót, tả tơi ra tới CD3/2TK chúng tôi. Đó là hình ảnh bi ai. Thẩm quyền Đông Phương chúng tôi đã nghẹn ngào trước hình ảnh tang thương đó. Riêng Ngụy tui đã chửi thề từng tiếng từng tràng liên tu bất tận. Thẩm quyền Đông Phương chúng tôi từng nói: “Không có chiến thắng nào to lớn hơn mạng người chiến sĩ. Khi chiến trường đã được giải tỏa. Đâu có cần phải hy sinh cả một TD 94 BDQ thiện chiến như thế.”

     Chiến binh thứ thiệt là chiến binh hào hùng trong chiến đấu. Can trường khi chiến bại và biết hy sinh cho lý tưởng Quốc Gia mà không cần bất cứ một sự báo đền gì cả. Chiến binh thứ thiệt là khi viết lại những trận đánh nên viết trung thực, phải biết chấp nhận lầm lở khi xưa, để được an bình, để được tha thứ khi làm một cuộc ra đi đoàn tụ cùng những chiến hữu đã đền xong nợ nước, đã cùng nhau chiến đấu trong thời chinh chiến điêu linh. Chiến binh thứ thiệt không cần viết hoa hoè hoa sói. Cũng không cần viết loanh quanh để cố gắng tạo hỏa mù cho trận chiến năm xưa.

      Chiến sử phải được những chiến binh thứ thiệt viết với lòng trung thực. Quý vị có thể lừa được một người, bịp được hàng trăm người hay hàng chục ngàn người. Nhưng không thể bịp được tất cả mọi người. Chiến binh thứ thiệt phải nhớ nằm lòng như thế.

     Viết về những trận đánh năm xưa, không phải để tô hồng chuốc lục hay để thần thánh hóa người lính QLVNCH. Hay để ca tụng một cá nhân, một đơn vi hay một binh chủng nào. Mà chỉ muốn để lại cho đời sau biết rằng, có một thời, những người thanh niên đã hy sinh tuổi trẻ, lên đường chiến đấu bảo vệ quê hương. Họ là ai? Là những Thiên Thần Mũ Đỏ, là những Cọp Biển lừng danh, là nhưng Cọp Đen, Cọp Ba Đầu Rằn lấy Rừng Núi Sình Lầy làm lẻ sống. Họ là những ngườii lính Bộ Binh chân cứng đá mềm. Họ là những Pháo Thủ, những Kỵ Binh lấy da ngựa bọc thây. Họ là những chiến binh áo trắng ôm mộng hải hồ. Họ là những Cánh Chim Trấn Không lấy mây trời làm Lý Tưởng. Họ là những người lính Địa Phương Quân và Nghĩa Quân bảo vệ thôn làng. Có nhiều người đã đền xong nợ nước, có nhiều người ra thân tàn phế và có nhiều người đang sống âm thầm trong nước hoặc hải ngoại để chờ đợi ngày đi sum hợp cùng các chiến hữu đã cùng chiến đấu trong thời lửa đạn điêu linh

      Khi đã không được “đồng minh chấp thuận” cho Bắc Tiến thì cuộc chiến đấu chống cộng sản BVXL là một cuộc chiến từ huề tới thua. Vì quyền lợi của Hoa kỳ và một trật tự thế giới được sắp đặt để có lợi cho Hoa Kỳ thì cuộc chiến tranh VN đã chấm dứt. Quốc gia VNCH đã biến mất trên bản đồ của thế giới. Có người tuyệt vọng như bầu trời sụp đổ, nên họ đã tự sát để bảo toàn khí tiết. Có người chỉ có một nổi buồn vong quốc. Có người như BDQ Đỗ Sơn thì chỉ nghẹn ngào nức nở. Sau 17 năm tù đày, Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, một danh tướng Thiết Giáp, QLVNCH, niềm hảnh diện của người lính Kỵ Binh VNCH đã tuyên bố rằng: “Nếu phải làm lại từ đầu thì tôi (Chuẩn Tướng Khôi) cũng sẽ làm như thế. Dù biết rằng làm như thế tôi sẽ mất tất cả trừ DANH DỰ” Tại sao? Bởi vì đó là trách nhiệm, là lý tưởng Quốc Gia của người trai trong thời ly loạn. Đó là con đường đúng đắn và không có gì phải nghẹn ngào, cay đắng hay hổ thẹn khi đã làm hết sức mình. Khi đã tận nhân lực. Chắc chắn sẽ tri thiên mệnh …

      Câu chuyện về trận đánh Kompong Trach năm 1972, các thẩm quyền của Liên Đoàn 42 Biệt Động Quân và Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh không ai chịu viết lại. Đến khi thẩm quyền chúng tôi là Đông Phương viết lại thì Thiếu Tá Nguyễn Văn Răng, Chi Đoàn Trưởng, Chi Đoàn 1/16 Thiết Kỵ viết lại với sự cộng tác của Trung Tá Ngô Đức Phương Thiết Đoàn 12 KB. Cùng lúc BDQ Đỗ Như Quyên lên tiếng. Ngụy tui chờ đợi quá lâu nên đã viết Kompong Trach: Ai Thắng Ai Thua để nhận định tổng quát về Trận đánh Kompong Trach và hậu quả của nó. Bây giờ được đọc bài viết của BDQ Đỗ Sơn qua lời thuật của Trung Tá Trần Kim Đại, Liên Đoàn Trưởng LD 42 BDQ và BDQ Đỗ Như Quyên. Ngụy tui rất thất vọng về bài viết nầy. Qua bài viết Trận Kompong Trach 1972, BDQ Đỗ Sơn không diễn tả lại trận đánh mà chỉ muốn giải thích hai vấn đề là TD 58 BDQ tùng thiết cho TD2KB trong trận giải vây cho chiến đoàn KBTG&BDQ đang bị bao vây tại Kompong Trach không hề bị nhụt chí. Dù rằng tác giả Đỗ Sơn và Trung Tá Trần Kim Đại và BDQ Đỗ NHư Quyên không có mặt trong đoàn quân đi giải vây. Và quan trọng là khẳng định TD 94 BDQ không bị bỏ rơi khi chiến đoàn rút lui. Bằng những chúng cớ những lập luận vụng về không làm cho Ngụy tui tin được nên mới có bài viết phân tích những điểm vô lý và những điểm không thể tin được kể trên.

        Đây chỉ là những nhận định chủ quan của một độc giả cũng là người đã có mặt và tham chiến trận giải vây thần kỳ tại Kompong Trach năm xưa.


Advertisements


REPORT THIS AD


        Viết lại trận đánh nầy, thẩm quyền Đông Phương chúng tôi muốn kể lại cho đời sau một trận giải vây tuyệt vời của các chiến binh Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 58 BDQ đã mở một con đường máu để Chiến Đoàn KBTG và BDQ rút về Hà Tiên và cũng để ngậm ngùi cho Tiểu Đoàn 94 BDQ đã bị bỏ rơi tại Kompong Trach khi Chiến Đoàn rút lui an toàn về nước. Những thẩm quyền chỉ huy Chiến Đoàn ngày xưa như Đại Tá Phạm Duy Tất thăng Chuẩn Tướng, Trung Tá Trần Kim Đại thăng Đại Tá, Chỉ Huy Trưởng BDQ QDI, Đại Tá Nguyễn Văn Của thăng chức Tư Lệnh Lữ Đoàn 4 KB chỉ còn lại nổi ngậm ngùi cho gần 400 chiến binh TD 94 BDQ đã nằm lại Kompong Trach và đã bị các thẩm quyền lảng quên. Xin nhỏ những giọt nước mắt để tưởng nhớ những anh hùng đã Vị Quốc Vong Thân.


Tổ Quốc Ghi Ơn


Kỵ Binh NgụySaigon, Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ


Chú thích:

KBTG&BDQ: Kỵ Binh Thiết Giáp và Biệt Động Quân

LD4KB: Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh

BK44CT: Biệt Khu 44 Chiến Thuật

LD42BDQBP: Liên Đoàn 42 Biệt Động Quân Biên Phòng

TD2KB: Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh

TD58BDQ: Tiểu Đoàn 58 Biệt Động Quân

TD94BDQ: Tiểu Đoàn 94 Biệt Động Quân

QQKIV&QKIV: Quân Đoàn IV và Quân Khu IV

SD9BB: Sư Đoàn 9 Bộ Binh

CD3/2TK: Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ

CT1CSBVXL: Công Trường 1 Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lược.


Advertisements


REPORT THIS AD


Tham Khảo:

TRẬN KAMPONG TRACH 1972: Tiểu-đoàn 58BĐQ có bị nhụt chí và Tiểu-đoàn 94BĐQ có bị bỏ rơi không? Tác giả Đỗ Sơn, nguoivietboston.com


http://nguoivietboston.com/?p=3605


 


Advertisements


REPORT THIS AD

Share this:

TwitterFacebook


Related

Những trận đánh để đời của Biệt Ðộng Quân QLVNCH

June 15, 2013

In "Lam Sơn 719"

71 DAMBE, Cuộc Rút Quân Bi Hùng

July 13, 2013

In "1963"

71III SNOUL: Trận Đánh Hào Hùng của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh- LLXKQ DIII

September 12, 2013

In "1963"

This entry was posted in 1972. Bookmark the permalink.