Monday, July 8, 2013

Từ các cuộc thi tuyển giáo viên của Pháp, CAPES và Agrégation, nghĩ về giáo dục Việt Nam.
. . . Việc thi tuyển GV sẽ đặt ra nhiều chi phí tốn kém, nhưng chúng ta có thể tìm được chi phí cho nó bằng cách bỏ các kỳ thi vào ĐH và chuyển tiền đó sang thi tuyển GV . Những kỳ thi này không thể nào tồn tại, trừ phi là thi vào trường Y, hay ĐH Kỹ thuật. Cứ hình dung hàng năm, sĩ tử nghèo khó từ các thôn quê , cơm đùm cơm nắm, ăn ngủ vạ vật , . . . Vì sao không khuyến khích ĐH đại chúng (1) , vì sao không mở cánh cửa ĐH cho tất cả những người muốn trau giồi tri thức?
Khi không bị áp lực phải học để thi đậu ĐH , thì việc học sẽ thoải mái hơn, . . . Để đi du học chẳng hạn, cũng chỉ cần một bảng điểm trung bình khá;. . . Thầy cô cũng sẽ không dùng điểm để ép trò học, . . . .
(1) : ở Mỹ gọi là ĐH cộng đồng (community college) : gần như ai cũng vào được và được NN hổ trợ nhiều ngàn đô để mua sách vỡ , v.v... ; nhiều ông bạn già cũa tôi đã ghi tên học để có thêm tiền xài , ngoài trợ cấp dành cho người già .

Sách   gk và thi cử dưới chế độ cũ .  .

A . Khi viết ' bỏ ngay sự độc quyền in sách giáo khoa béo bở của NXB GD (cứ cho đấu thầu,. . . ) ' , anh T. đã quên một độc quyền khác : SOẠN THẢO SÁCH GK .

Ngoài ra , 'các học giả đã nhiều lần đề nghị , bộ chĩ thiết lập chương trình các môn học ; còn việc soạn sách là để GS ở ngoài bộ phụ trách' .

Khi giử độc quyền này , bộ GD đã :

1/ ko đếm xỉa đến nguyện vọng cũa dân – mà đại diện là các học giả .

2/ vì ko có cạnh tranh , nên ngưòi soạn sách ko có tính sáng tạo , ko cần thường xuyên trao dồi hay cập nhật kiến thức cũa mình , v.v... vì hay hoặc dở vẫn có hàng triệu người PHẢI mua sách cũa mình .

3/ tạo thêm độc quyền (chĩ có nhà XBGD mới được in sách GK) . Từ chổ lạm quyền đẻ ra TN : chĩ có nhà in ăn chia với nhà XBGD mới mới được in sách . . .

B . Dưới chế độ SG , bộ GD chĩ soạn thảo chương trình cho các môn cũa các lớp từ tiểu học tới ĐH. Còn việc soạn sách thì để cho người bên ngoài cũa bộ lo .

Và thày sẽ lựa sách nào mình thích để dạy cho HS . HS có thể mua thêm sách cũa GS khác để học thêm . Anh nào khá tiếng Pháp , mua sách Toán cũa Une Reunion de Professeurs vì có cã ngàn bài Toán , kèm lời giải .

Các trường ĐH cũng vậy : họ chĩ dựa theo chương trình cũa bộ ra , còn học theo sách nào là tùy theo GS cũa lớp .

Nhờ vậy mà có tính cạnh tranh , vì sách dở chĩ có đem cân kí lô mà thôi .

C . Về thi cử , bài thi đều được lưu giử NHIỀU NĂM ở nha Khảo Thí bộ GD , ở đường Nguyễn bĩnh Khiêm SG . Họ làm như vậy để khi có ai - khiếu nại bị 'chấm sai' hay tố cáo sự gian lận cũa thí sinh nào đó (học dở mà vẫn đậu , trong khi người cùng lớp với y , giỏi hơn y mà bị rớt) – thì sẽ lôi bài thi ra xem xét lại . Đây là một bằng chứng về tôn trọng PHẢN HỒI cũa dân .

Nha cũng lưu giử các 'cuống' (stub) cũa bằng TH đệ I cấp , Tú Tài I và II.

Khi bạn nộp bằng để xin việc , họ sẽ sưu tra : nếu bằng cũa bạn ko có cuống ở Nha thì đó là bằng giả , với con dấu làm bằng củ khoai .

Hồi tôi học SQ năm 1968 , một bạn đồng khóa đã dùng súng tự tử vì bị phát hiện là dùng bằng Tú Tài I giả (để đi SQ) . Theo tôi biết , trường hợp như vậy , anh chĩ chịu hình phạt là giáng xuống binh nhì mà thôi .

D . Dưới chế độ cũ , nghành GD gần như ko có TN hay nhếch nhách như bây giờ : lộn xộn ở phòng thi (như ném phao ,v.v...) , bằng giã , 'hiệu trưởng' hay 'thày giáo' gạ hay ép nữ sinh đổi tình để được thi đậu hay điểm cao (thật đáng phỉ nhổ), và còn nhiều thứ nữa , đến nỗi ông Phạm vũ Luận đã từng đề nghị BC ở địa phương trước khi đăng tin về GD cũa địa phương nên 'hội ý' trước với nghành GD cũa tỉnh mình . . .

Đễ kết luận : ngay từ cấp tiểu học , thày và trò dưới chế độ cũ được quyền chọn lựa điều mình thích , miễn là hợp lệ : giảm được độc quyền , cha đẻ cũa TN .

Thi cử nghiêm minh hơn bây giờ rất nhiều , giải quyết mọi khiếu nại từ dân về gian lận thi cử , dể dàng phát hiện bằng giả . . .