Monday, December 25, 2017

http://ins.dkn.tv/?p=810209
Trước đó nhiều kẻ sỹ, thi sỹ như: Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Trương
Tửu, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán …đã rút lui để giữ khí tiết. Bang hữu đạo tắc hiện, bang vô đạo tắc ấn. Bang hữu đạo bần ngã tiện ư sỷ giả, bang vô đạo phú ngã tiện ư sỷ giả(Nho giáo – Khổng tử) Nghĩa là: Nước có đạo thì nên ra làm việc giúp đời; nước vô đạo thì nên lui về giữ danh tiết. Nước có đạo mà ta nghèo là ta xấu; nước vô đạo mà ta giàu là ta xấu. Bỡi vì nước có đạo dung hiền tài, ta không tài nên mới không được dung nên phải nghèo. Nước vô đạo dùng kẻ xấu xa, ta xấu xa nên mới được dùng thì giàu là quá xấu.
Nếu gđ yêu cầu , dân nghiện cơ bạc ko được đánh bạc .
CP Nhật đã quyết định cho phép gđ của con nghiện cờ bạc hạn chế người thân dùng các dịch vụ cờ bạc và cá độ (bet) trên mạng . Hành động này được thực hiện khi Nhật chuẩn bị hợp pháp hóa các sòng bạc .
Các viên chức cao cấp của các bộ có liên quan đã đồng ý về biện pháp này trong 1 cuộc họp mới đây nhằm ngăn chặn (curb) chứng nghiện cờ bạc .
Phó VP Nội Các Nhật Kazuhiro Sugita nói về (speak about) các gđ có thân nhân đã được chẩn đoán có rối loạn về cờ bạc (gambling disorder) hay đang chiến đấu với những triệu chứng (struggle with symptom) . Ông nói các cơ sở cờ bạc ko nên cho phép những người như vậy dùng các dịch vụ của họ . 
Các viên chức này đã đồng ý kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ cờ bạc công cộng (public gambling provider) nên hạn chế các dân nghiện cờ bạc tiếp cận cơ sở của họ nếu có yêu cầu của thành viên trong gđ họ . Các dịch vụ này bao gồm đua ngựa , đua xe gắn máy (cycle race) và các tiệm "pachinko" (pachinko parlor) . 
Những biện pháp này sẽ bao gồm cấm bán vé cá độ (ban sales of betting ticket) và ko cho vào các cơ sở cờ bạc (refuse entry to outlet) .
Đáp ứng biện pháp này , Hội Đua Ngựa Nhật (Japan Racing Association) sẽ bắt đầu ko cho con nghiện được cá độ trên mạng kể từ thứ năm này .
Một biện pháp tương tự sẽ áp dụng trong đua xe đạp và xe gắn máy (motorbike) vào tháng Tư tới . 
CP dự định sẽ kêu gọi các ban điều hành sòng bạc làm theo (follow suit) sau khi thông qua 1 đạo luật cho phép (introduce) các cơ sở có tên gọi khu nghỉ dưỡng tích hợp (integrated resort) có sòng bạc
https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/news/20171225_21/

The Jungle Surgeon of Myanmar - Witness

The Battle of China (1944)

ᴴᴰ [Documentary] The Pacific War in Color

Japan's War in Colour (Complete Documentary)

The Road to War - JAPAN

Burmese Campaign in World War II - The Stilwell Road (1945)

World's Highest Railway Bridge is Under construction in India दुनिया का ...

The Battle of Imphal

Đồng Minh phản công ở Bắc Miến

Cuộc tiến quân qua Ấn Độ của Nhật đã ngăn được mũi tiến công của quân Anh-Ấn ở Arakan nhưng không chặn được hướng tấn công ở phía bắc biên thùy Ấn-Miến. Trong khi quân Nhật đang vây đánh Imphal và Kohima thì đạo quân của tướng Stilwell, nòng cốt là 2 sư đoàn quân Trung Hoa số 14 và số 50, được trang bị đầy đủ và huấn luyện tốt (1), thẳng tiến theo "con đường Ledo" vào đất Miến, hướng tới Moguang, một thị trấn cách Ledo 250km về phía đông nam và thành phố Myitkyina xa thêm 40km nữa. Cùng lúc đó, đạo quân của tướng Mĩ Merill khởi hành từ Fort - Hertz phía Bắc Miến Điện cũng tiến đánh xuống Moguang, Myitkyina. Từ đây, các lực lượng Đồng minh sẽ tiếp tục tiến xuống phía Nam, đánh chiếm các căn cứ Nhật trên tuyến phòng thủ này cho tới thành phố Bhamo cách Ledo 400km.

(1) Hai sư đoàn này bị Nhật đánh bại ở Vân Nam năm 1942, được không quân Mỹ chuyển sang lánh nạn ở biên thùy Ấn - Miến, được tổ chức, trang bị lại và đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Stiwell.
=========
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #201 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:43:48 PM »
Nếu chiếm được Bhamo, Đồng minh sẽ có thể đánh thông tới "Con đường Miến Điện" đi Trùng Khánh. Để chặn đường tiếp viện của Nhật từ cố đô Mandalay tới phòng tuyến Moguang-Bhamo, đội quân Chindits của tương Wingate liên tục nhảy dù xuống vùng rừng núi hai bên bờ sông Irrawady ở khoảng giữa Mandalay và các thành thị nói trên. Đường xe lửa từ Mandalay đi Moguang đã bị cắt đứt thành 3 đoạn. Ngày 13-3, tướng Wingate lâm nạn phi cơ bị tử thương. Tướng Lantaigue lên thay, tiếp tục chỉ huy quân Chindits hoạt động có hiệu quả.
Bộ Tư lệnh Đồng minh còn dự kiến đưa một cánh quân Trung Hoa từ Vân Nam tiến sang đánh giải tỏa "con đường Miến Điện" cho tới khi gặp các lực lượng Đồng minh từ bên kia tiến tới. Vì muốn tập trung toàn bộ lục lượng của mình cho chiến trường Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch cố thoái thác việc này. Nhưng ngày 3 4, tổng thống Roosevelt đã gửi điện cho Tưởng, dọa sẽ cắt viện trợ cho Trùng Khánh theo chương trình "Lend - Lease" (1) nếu không có một cuộc tấn công của quân đội Quốc dân Đảng vào “con đường Miến Điện" trong một tương lai gần. Thế là 2 tuần sau, Trùng Khánh buộc phải cho đạo quân 72.000 người của tướng Wei Li Huang vượt sông Salween tiến tới Miến Điện từ phía Đông Bắc.
(1) Nghĩa là “Cho mượn - cho thuê", tên gọi một đạo luật của Hoa Kì nhằm thực hiện chương trình viện trợ cho các nước Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ II.
=======
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #202 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:44:14 PM »
Mặc dù phần lớn chủ lực Nhật của chiến trường Miến Điện đã bị sa lầy tại ấn Độ, các lực lượng Nhật ở Bắc Miến vẫn kháng cự ngoan cường để chờ mùa mưa tới. Khi ấy, máy bay và chiến xa của Đồng minh không thể hoạt động có hiệu quả và việc điều động quân đội sẽ rất khó khăn. Đồng minh không giành được thắng lợi nhanh chóng, nhung họ quyết tâm tấn công cả trong mùa mưa kể từ đầu tháng 5. Giữa tháng ấy, quân của tướng Merill chiếm được pháo đài Myitkyina ở ngoại vi thành phố. Ngày 16-6 căn cứ Xamaing của Nhật ở gần Myitkyina cũng thất thủ. Ngày 20, quân Đồng minh tiến vào chiếm thị trấn Moguang. Ngày 3-8, liên quân Mĩ - Hoa tràn vào Myitkyina và chiếm thành phố chiến lược này sau một trận đánh ngắn. Ở phía Đông, quân Trung Hoa của tướng Wei Li Huang đã gây sức ép nặng nề đối với quân Nhật tại biên giới Vân Nam - Miến Điện. Ngày 4-6, quân Trung Hoa tấn công Lungling, thị trấn thuộc tỉnh Vân Nam nằm trên "Con đường Miến Điện” cách biên giới 100 km. Ngày 28-7, họ lại tiến đánh thị trấn Tenschung ở ngay cửa ngõ vào Miến Điện. Sau hai tháng rưỡi giao tranh, ngày 17-8 quân Trung Hoa giải phóng Lungling và hôm sau họ chiếm lại Tenschung. Từ đây, họ theo "Con đường Miến Điện” tràn vào nước này.
Bị dồn ép trên cả hai hướng Đông và Tây, quân Nhật phải rút về phòng thủ tại phòng tuyến Khata - Bhamo dọc theo sông Irrawady, cố giữ không để quân Đồng minh nối liên lạc giữa "Con đường Ledo” với "Con đường Miến Điện".
Sau khi Tập đoàn quân 15 Nhật thảm bại rút về, quân Anh - Ấn liền gia tăng áp lực trên biên thùy Ấn - Miến.
Ở phía nam đường biên giới, cuối tháng 8 đầu tháng 9 quân Anh - Ấn một lần nữa lại tiến vào Arakan. Đẩy quân Nhật lui về vùng rừng núi Taungbazar ở phía Bắc, họ lại tiến tới các thành phố Maungdaw và Buthidaung. Tại đoạn giữa biên giới tức phòng tuyến Imphal, quân Anh tiến rất nhanh về phía Đông và phía Nam vào lãnh thổ Miến Điện. Ngày 29-8, quân Anh giao chiến ác liệt với quân Nhật và kết quả là dải đất rộng 50km ở bờ tây sông Chindwin, từ Sittaung đến Thaungdut, đã trở về tay người Anh. Ngày 26-9, quân Anh tấn công vào Tiddim, một thị trấn quan trọng trên vùng đồi Chin ở bờ tây sông Chindwin. Ngày 19-10, quân Anh chiếm thị trấn này và quân Nhật phải rút hết về phía Đông sông đó.
Đến cuối thảng 10-1944, Đồng minh đã đẩy lùi quân Nhật trên toàn tuyến biên giới Ấn - Miến, đột kích qua biên giới Trung - Miến, chiếm lại được nhiều vùng đất đai ở Bắc và Tây Miến Điện. "Con đường Ledo" đã được khai thông; "Con đường Miến Điện" bắt đầu được giải tỏa. Mặc dù 2 con đường đó vẫn chưa nối liền được với nhau, thắng lợi của Đồng minh đã rất rõ ràng. Do tập đoàn quân 15 hoàn toàn bị kiệt sức,
quân Nhật không còn khả năng phản công giành lại những gì đã mất. Bộ tư lệnh đồng minh ở Đông Nam Á nhận thấy đã đến lúc chuyển sang tổng phản công quét sạch quân địch ra khỏi Miến Điện.
Giữa lúc đó, để đảm bảo quan hệ tốt đẹp giữa Washington với Trùng Khánh, tổng thống Roosevelt đã ra lệnh triệu hồi tướng Stilwell, người luôn luôn bất đồng ý kiến với Tưởng Giới Thạch. Stilwell ra di ngày 3-11 và thiếu tướng Albert C.Wedemeyer được cử thay ông làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Hoa Dân quốc kiêm Tổng chỉ huy các lực lượng Mĩ ở Trung Hoa. Tuy vậy, "con đường Ledo" dẫn tới chiến thắng của Đồng minh ở Miến Điện đã được đặt tên mới là “ Đường Stilwell".
========
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #203 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:44:31 PM »
NHẬT BẢN TẤN CÔNG Ở TRUNG HOA

*Trung Quốc kiên trì "đánh lâu dài"

Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ thì chính phủ Trung Hoa Dân quốc mới chính thức tuyên chiến với Nhật (và Đức - Ý) vào ngày 9-12-1941. Đến lúc đó, cuộc kháng chiến anh dũng của quân dân Trung Quốc chống Nhật đã diễn ra được 4 năm 5 tháng (kể từ sự biến Lư Câu Kiều 7-7-1937) và giai đoạn đầu sôi động của chiến tranh, tính đến tháng 10-1938, đã trôi qua. Từ đó, chiến tranh Trung-Nhật bước sang giai đoạn thứ hai, tức giai đoạn "cầm cự" theo cách dùng từ của Mao Trạch Đông (1). Từ giai đoạn này, Trung Quốc chính thức vận dụng chiến lược "đánh lâu dài": lấy bảo toàn và phát triển lực lượng làm mục tiêu chính; tránh các cuộc giao tranh chính quy quy mô lớn có thể dẫn đến tổn thất nặng, tiêu hao lực lượng địch bằng các trận đánh nhỏ theo kiểu vận động chiến và du kích chiến; đợi đến khi tình thế thay đổi sẽ chuyển sang phản công. Cả Tưởng Giới Thạch lẫn Mao Trạch Đông đều cho rằng đường lối này thích hợp với cuộc chiến tranh của một nước yếu có đất rộng người đông chống lại một nước mạnh. Hai phe Quốc-Cộng tuy cùng hợp tác trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật, nhưng vẫn phải đề phòng lẫn nhau. Vì vậy, đường lối này tạo điều kiện cho mỗi phe bảo toàn và phát triển lực lượng của mình, dành cho cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng với Đảng Cộng sản trong tương lai.
(1) Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đong đưa ra lí luận về chiến lược "đánh lâu dài" từ mùa xuân 1938. Theo đó, chiến tranh sẽ chia thành 3 giai đoạn: phòng ngự (Nhật Bản tấn công, Trung Quốc phòng ngự), cầm cự (hai bên ở thế giằng co) và phản công (Trung Quốc phản công đánh bại Nhật Bản).
==========
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #204 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:46:01 PM »
Trên thực tế, đường lối này đã được thực hiện có kết quả. Do không tiêu diệt được chủ lực của quân Trung Hoa trong các trận đánh lớn, gần 1 triệu quân Nhật (không kể đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu) đã bị sa lầy ở Trung Quốc, mặc dù chiếm được những vùng đất dai rộng lớn với những đô thị trọng yếu. Lực lượng quân xâm lược bị đàn mỏng, không còn đủ khả năng giáng những đòn quyết định để buộc đối phương phải đầu hàng.
Trong khi đó, một cuộc chiến tranh du kích do Đảng Cộng Sản phát động ngày càng phát triển, làm tiêu hao sinh lực địch. Bên cạnh đặc khu Thiểm - Cam - Ninh (với thành phố trung tâm là Diên An) là căn cứ chính của Đảng Cộng sản, hàng chục căn cứ du kích (được gọi là vùng giải phóng) đã xuất hiện trong vùng Nhật tạm chiếm ở Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, An Huy, Hồ Bắc, Quảng Đông và trên đảo Hải Nam… Các căn cứ này không ngừng uy hiếp hậu phương quân Nhật (1).
Quân đội Trung Hoa không có không quân và hải quân. Lục quân được huấn luyện trang bị nghèo nàn (không có chiến xa, có rất ít đại bác và phương tiện cơ giới) nhưng nhờ quân số đông và tinh thần chiến đấu cao đã ngăn chặn được đà tiến công của Nhật trên các mặt trận.
Cho đến ngày chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, quân đội Quốc dân Đảng thường xuyên có ít nhất 3,5 triệu binh lính và sĩ quan, nghĩa là gấp 4 lần số quân Nhật trên chiến trường Trung Hoa. Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản, được coi là Đệ Bát lộ quân của chính phủ Trung Hoa Dân quốc và Tân tứ quân do Đảng Cộng sản lập thêm có tổng quân số khoảng 300.000 người (2). Ngoài ra còn lực lượng du kích đông hơn nhiều. Tháng 3-1942, chính phủ Hoa Kỳ đưa "Phi đoàn Cọp bay" của tướng Claire Chennault sang tham chiến ở Trung Hoa, đồng thời cử trung tướng Joseph Stilwell qua làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Hoa Dân quốc kiêm Tư lệnh các lực lượng Mĩ ở Trung Quốc.

(1) Cùng với Trung Quốc, phong trào du kích chống Nhật cũng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á bị Nhật chiếm đóng như Philippnes, Mã Lai, lndonésia, Miến Điện... trong đó Việt Nam là nơi có phong trào kháng Nhật sớm nhất, kể từ khi Mặt trận Việt Minh ra đời vào tháng 5-1941.
(2) Theo số liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 1-1944 thì tổng quân số của Đệ bát lộ quân là 387.245 người, có 190.000 súng trường, 3.187 súng máy, 360 trọng liên, 232 khẩu đại bác (xem P.P. Vladimirov. Nhật kí Diên An. Nxb thông lin lí luận Hà Nội 1981 . T.1 tr.342).
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 11:06:33 PM gửi bởi LuuHuongSoai »
======
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #205 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 11:07:16 PM »
Có tất cả các lực lượng trên, giới lãnh đạo kháng chiến Trung Hoa vẫn tiếp tục kiên trì đường lối "đánh lâu dài". Ngày 7-7-1942, trong lời kêu gọi quân dân Trung Quốc nhân kỉ niệm 5 năm cuộc kháng chiến chống Nhật, Chủ tịch Quốc dân Đảng kiêm Chủ tịch hội đồng quốc phòng tối cao, kiêm Chủ tịch Ủy ban hành Pháp Trung Hoa, kiêm Tổng tư lệnh quân đội Trung Hoa Dân quốc là thống chế Tưởng Giới Thạch (1) khẳng định rằng: “Cuộc chiến đấu của chúng ta có đặc điểm không những là lâu dài, mà còn là một cuộc đấu tranh nhiều đau thương nhất, gian khổ nhất và không cân sức của một nước yếu chống lại một nước mạnh"(2).
Do đường lối này, trong suốt 2 năm 1942-1943, khi Nhật Bản tập trung mọi nỗ lực vào chiến trường Đông Nam Á và Thái Bình Dương, quân Trung Hoa vẫn không chuyển sang phản công tiêu diệt địch để giành lại những đất đai đã mất. Bởi thế, mặt trận trở nên tương đối ổn định, chiến sự trên chiến trường Trung Hoa trở nên lắng dịu và có nơi đã trở thành hưu chiến.
Trong khi đó, Tưởng Giới Thạch vẫn đem một lực lượng hùng hậu (khoảng vài chục sư đoàn mạnh) bao vây Đặc khu của Đảng Cộng sản và xung đột lẻ tẻ giữa hai phe Quốc - Cộng vẫn thường xảy ra, mạnh nhất là vào mùa hè 1943.
Tình hình trên khiến cho các cường quốc Đồng minh lo ngại, Washington và Moskva cùng cho rằng cả Trùng Khánh lẫn Diên An đều lo bảo toàn lực lượng của mình, thiếu tích cực chủ động phản công quân Nhật mà có khuynh hướng trông chờ các cường quốc bên ngoài đánh bại Nhật Bản. Do đó, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều ra sức thúc đẩy hai phe Quốc - Cộng hợp tác thành thật để đẩy mạnh các chiến dịch chống Nhật, phối hợp với cuộc phản công của Đồng minh trên các chiến trường khác.
Dù vậy, quân Nhật vẫn nắm quyền chủ động trên chiến trường Trung Hoa. Trong suốt 2 năm đó, chiến sự chỉ rộ lên khi quân Nhật tấn công vào hai tỉnh Chiết Giang và Giang Tây (tháng 5-1942), vào Quảng Châu Loan thuộc Pháp trên bán đảo Lôi Châu (tháng 2-1943) vào Trùng Khánh (tháng 5-1943) và Trường Sa (tháng 11-1943).

(1) Từ 10-9-1943, sau khi Tổng thống nước Cộng hòa Trung Hoa là Lâm Sâm từ trần, Tưởng Giới Thạch lại được Trung ương Quốc dân Đảng cử giữ luôn chức vụ đó
(2) P.P Vladimirov. Nhật kí Diên An, NXB Thông tin lí luận, Hà Nội 1981, Tập 1, tr. 74
========
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #206 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 11:07:53 PM »
* Nhật Bản tấn công Trùng Khánh và Trường Sa

Vì bị sa lầy ở Trung Quốc mà không tìm được một thắng lợi quyết định, Bộ Tư lệnh Nhật rất lúng túng. Mùa hè 1943 họ quyết định thử thời vận một lần nữa bằng cuộc tấn công vào thủ đô lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc: thành phố Trùng Khánh trên bờ sông Trường Giang.
6 sư đoàn bộ binh cùng 2 lữ đoàn kị binh Nhật đã tập trung tại khu giữa hai thị trấn Yo Chau và Y Chang cách Vũ Hán 300 km về phía Tây. Đầu tháng 5, đạo quân hùng mạnh này bắt đầu tiến về phía Tây, dọc theo thung lũng sông Trường Giang để tiến đánh Trùng Khánh ở cách đó hơn 500 km. Họ men theo bờ hồ Động Đình rộng lớn, đánh chiếm nhiều kho lương của quân Trung Hoa và không gặp sức kháng cự đáng kể. Khi đến thị trấn Kungan cách Y Chang 400 km, quân Nhật phải chia đường để băng qua những dãy núi hiểm trở chặn con đường dẫn tới Trùng Khánh. Chính từ đây, dựa vào núi rừng trùng điệp, quân Trung Hoa bắt đầu phản kích liên tục vào bên sườn những cánh quân Nhật đã bị chia nhỏ. Vì pháo binh, chiến xa và xe cơ giới hoạt động rất khó khăn, quân Nhật không tiêu diệt được lực lượng tập trung của địch, lại bị địch bao vây chia cắt nên bị tiêu hao nhiều. Cùng lúc đó, tập đoàn không quân số 14 của Hoa Kỳ (thường được gọi là phi đoàn "Cọp bay") do trung tướng Claire Cheuneult chỉ huy đã yểm trợ có hiệu quả cho quân Trung Hoa và tung ra nhũng đợt oanh tạc dữ dội vào các đội quân Nhật đang co cụm trên đường tiến quân (1). Ngày 25-5, tiền quân Nhật đã tiến đến cách Trùng Khánh 45 km, nhưng bị chặn đứng ở đây không thể tiến lên được nữa. Tiến thoái lưỡng nan, đầu tháng 6 quân Nhật đành hủy bỏ chiến dịch, rút về vị từ xuất phát với những tổn thất không nhỏ, cả về người lẫn chiến xa và quân cụ.
Sau thất bại trên của quân Nhật, chiến trường Trung Hoa trở lại yên tĩnh. Bộ tư lệnh Nhật quyết định chuyển sang củng cố các vùng đã chiếm được, giữ vững các đô thị lớn, các đường giao thông quan trọng cùng một số đồn lũy trên sông Trường Giang, chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới trong mùa đông. Phía Trung Hoa cũng không có kế hoạch phản công trong thời gian này, vì chưa đủ khả năng và lực lượng.

(1) Tập đoàn không quân này, thoạt đầu được gọi là phi đoàn “Cọp bay” được Mỹ đưa sang Trung Hoa tháng 3-1942, vào lúc trung tướng Joseph Stilwell được cử sang làm tổng tham mưu trưởng cho quân đội Tưởng Giới Thạch.
=====
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #207 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 11:08:34 PM »
Mục tiêu chủ yếu trong chiến dịch tấn công mùa đông năm 1943 của Nhật là Trường Sa, thành phố chiến lược trọng yếu trên con đường tiến xuống Hoa Nam và sang phía Tây hướng tới Trùng Khánh. Tiến đánh thành phố tỉnh lị của Hồ Nam, Nhật Bản còn mưu toan tước đoạt số lương thực to lớn sẽ thu hoạch trong mùa lúa chín của tỉnh này vào tháng 11. Nếu mất Trường Sa, quân Trung Hoa sẽ mất cả một vựa lúa gạo, và sẽ không đủ lương thực để cung cấp cho quân và dân Trùng Khánh.
Bởi thế, Bộ Chỉ huy Trung Hoa đã hạ lệnh cho quân của mình phải đánh đến cùng, giữ thành phố bằng bất cứ giá nào.
Trong suốt quá trình chiến tranh Trung - Nhật, Nhật đã 3 lần tấn công Trường Sa và cả 3 lần đều bị đánh bại (lần thứ nhất vào tháng 3-1941, lần thứ hai tháng 9-1941 và lần thứ ba cuối tháng 12-1941).
Trận đánh Trường Sa lần này đã bắt đầu vào ngày 21- 11- 1943 với cuộc tấn công vào thị trấn Chương Đức, cách hồ Động Đình khoảng 50 km về phía Tây. Ngày 23, trận đánh diễn ra ngay trong thành phố. Hai bên Trung - Nhật đánh giáp lá cà từ nhà này sang nhà khác, kịch chiến trên mọi ngả đường, góc phố. Ngày 3-12, quân Nhật chiếm được Chương Đức.
Từ Chương Đúc, quân Nhật thẳng tiến về phía Trường Sa, nhưng qua ngày 4 thì lại bị quân Trung Hoa đánh chặn lại. Viện binh đông đảo của quân Trung Hoa kéo đến, được sự yểm trợ của không quân Hoa Kỳ, đã phản công quân Nhật. Cuộc phản công của quân Trung Hoa mãnh liệt đến nỗi tất cả các cánh quân Nhật đều phải rút lui. Ngày 9-12 quân Trung Hoa giành lại Chương Đức và đẩy quân Nhật trở về nơi xuất phát ban đầu. Đến cuối tháng, trận đánh chấm dứt và quân đội hai bên lại trở về vị trí cũ.
Nhìn chung chiến sự năm 1943 vẫn ở thế giằng co. Quân Nhật thất bại trong cuộc tấn công vào Trùng Khánh và Trường Sa lần thứ tư, nhưng quân Trung Hoa vẫn chưa giành lại được thế chủ động.
======
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #208 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 11:09:33 PM »
* Quan hệ Đồng minh: vui và buồn

Trong lúc trận đánh Trương Sa bắt đầu thì Thống chế Tưởng Giới Thạch bay đi Cairo (thủ đô Ai Cập) để hội đàm với Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill để định liệu những phương sách thiết yếu nhằm nhanh chóng đánh bại Nhật Bản. Tại cuộc hội đàm diễn ra từ 22 đến 26-11-1943, ba nhà lãnh đạo đã trình bày những quan điểm không hoàn toàn phù hợp với nhau. Tổng thống Roosevelt muốn tập trung mọi lực lượng của Đồng minh, kể cả quân đội của Đảng Cộng sản Trưng Quốc, vào mục tiêu duy nhất là sớm đánh bại Nhật Bản. Ông cố gắng thuyết phục hai người đối thoại với mình đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quân sự ở Miến Điện và Trung Hoa. Về tương lai sau chiến tranh, Tổng thống thừa nhận rằng châu Á luôn có những thay đổi to lớn, nhung ông chưa thể xác định dứt khoát được rằng các dân tộc ở đây sẽ thoát khỏi sự đô hộ của phương Tây đến mức độ nào. Ngược lại, thủ tướng Churchill quan tâm trước hết đến việc bảo vệ nguyên vẹn hệ thống thuộc địa của đế quốc Anh như trước chiến tranh. Bởi thế, ông không muốn nhìn nhận Trung Hoa như là một cường quốc Đồng minh, không muốn nước này có một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh chống Nhật. Ông cũng không che giấu sự khó chịu phải ngồi đối thoại bình đẳng với một lãnh tụ da vàng là Tưởng Giới Thạch. Bác sĩ riêng của Churchill là Lord Moran đã viết trong nhật kí: "Đối với Tổng thống, Trung Hoa có nghĩa là bốn trăm triệu người đang có vai trò và sẽ phải tính đến trong thế giới ngày mai; nhưng Churchill thì chỉ nghĩ về màu da của họ. Khi ông nói về Ấn Độ hay Trung Hoa, người ta có thể nhận thức, ông vẫn là một con người của thời- đại Victoria". Trong khi ấy Tưởng Giới Thạch quan tâm trước hết đến vấn đề hạn chế thế lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc để củng cố quyền lãnh đạo đất nước của ông, hiện tại cũng như tương lai.
Dù sao, hội nghị Cairo cũng đã đi đến quyết định đẩy mạnh các hoạt động chống Nhật ở cả Thái Bình Dương cũng như trên đất liền châu Á. Hội nghị cũng xác nhận rằng sau ngày chiến tranh kết thúc sẽ giao trả Mãn Châu, Đài Loan, quần đảo Bành Hồ (Pescadores) cho Trung Hoa và Triều Tiên sẽ trở thành một quốc gia độc lập.
Những nghị quyết trên rất có lợi cho Trưng Hoa, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn không hài lòng vì Hoa Kỳ tiếp tục nhìn nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc như là một lực lượng đồng minh mà ông phải thực tâm hợp tác để cùng chống Nhật.
Dời Cairo, Tưởng Giới Thạch trở về Trùng Khánh, còn Churchill và Roosevelt bay thẳng đến Teheran (thủ đô Iran) để hội đàm với Đại nguyên soái Stalin.
Tại hội nghị Teheran (từ 28- 1 1 đến 2- 12- 1943 ), các nhà lãnh đạo Liên Xô - Mĩ - Anh đã thảo luận về việc mở mặt trận thứ hai ở châu âu (chiến dịch Overlord), vấn đề Đức và châu Âu cũng như nhiều vấn đề khác của chiến tranh và thế giới sau chiến tranh. Hội nghị cũng đề cập tới cuộc chiến tranh chống Nhật và tương lai của châu Á.
Trong buổi gặp gỡ trước khi đi vào chương trình nghị sự, Tổng thống Roosevelt nói rằng cần phải có một sự huấn luyện thích đáng để nhân dân Đông Dương, Miến Điện, Mã Lai và Đông Ấn thuộc Hà Lan có thể đảm đương được quyền tự trị của mình. Nước Mĩ sẽ cố gắng để nhân dân Philippines có thể được hưởng tự do. Tổng thống tỏ ý tin tưởng rằng người Anh cũng sẽ làm như vậy đối với nhân dân Ấn Độ.
======
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #209 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 11:10:08 PM »
Tại phiên họp chính thức đầu tiên, Roosevelt đã trình bày từ cuộc chiến tranh Thái Bình Dương cho đến kế hoạch dự kiến của chiến dịch Overlord. Sau khi các bên đã nhất trí về thời gian và địa điểm mở mặt trận thứ hai ở Tây âu (ngày 1-5-1944 ở miền Bắc nước Pháp), Stalin tuyên bố rằng sau ngày đánh bại Đức, Liên Xô sẽ chuyển quân về phía Đông Sibir để thành lập mặt trận chung với các cường quốc Đồng minh nhằm đánh bại Nhật Bản. Churchill đã tranh cãi gay gắt với Stalin trong vấn đề mở mặt trận thứ hai và vần đề xử tội phạm chiến tranh Đức sau ngày chiến thắng, nhưng ông thực sự vui mừng vì tuyên bố này của Stalin. Ông nghĩ rằng sự tham chiến của Nga sẽ làm giảm bớt vai trò của Trung Hoa trong chiến tranh chống Nhật.
Trong khi đó tại Trung Hoa, mối quan hệ giữa Tưởng Giới Thạch với trung tướng Joseph Stilweu mỗi lúc một thêm căng thẳng. Stilwell đã nhận thấy rằng số vũ khí và phương tiện chiến tranh mà Washington viện trợ cho Trùng Khánh theo chương trình “Lend - Lease" chỉ được Tưởng dùng rất ít cho chiến tranh chống Nhật. Rõ ràng là Tưởng chủ trương bảo toàn lực lượng và phương tiện vật chất để dành cho cuộc nội chiến các lực lượng của Đảng Cộng sản sau này. Stilwell cho rằng tình trạng lắng dịu trên chiến trường Trung - Nhật suốt 2 năm qua, thậm chí ở một số khu vực đã có sự hưu chiến thực sự chính là do chủ trương này của Tưởng. Bởi thế, ông ta liên tục báo cáo tình hình này về Washington; đồng thời ra sức thúc giục Tưởng chủ động tấn công quân Nhật, chi viện cho chiến trường Miến Điện và giảm bớt sự phong tỏa đặc khu của Đảng Cộng sản để quân đội của Đảng Cộng sản có thể yên tâm chống Nhật
Phần lớn nhận định trên của Stilwell là đúng. Nhưng nếu ông được đọc cuốn "Nhật kí Diên An" của Petro Parghenovich Vladimirov, phái viên của Quốc tế Cộng sản tại Đặc khu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có thể ông sẽ bớt nghiệt ngã hơn đối với Tưởng (1).
Sự can thiệp của Stilwell vào nội tình Trung Quốc làm cho Tưởng và Bộ trưởng quốc phòng của ông ta là Hà Ứng Khâm hết sức tức giận. Suốt mấy tháng sau hội nghị Cairo, Trùng Khánh vẫn không tổ chức một cuộc tấn công nào đáng kể đánh vào quân Nhật. Tổng thống Roosevelt tin tưởng ở nhận định của tướng Stilwell, nhưng ông cho rằng cuộc kháng chiến của Trung Hoa, dù là tiêu cực đi nữa, cũng có tác dụng lớn là giam chân gần 1 triệu quân Nhật ở đây, không cho chúng chuyển qua chiến trường Thái Bình Dương để chống Mac Arthur và Nimitz. Bởi thế một mặt ông vẫn thúc giục Trùng Khánh tích cực và chủ động hơn, mặt khác ông vẫn cố tranh thủ Tưởng Giới Thạch.
Sự can thiệp của Roosevelt đã buộc Tưởng phải cho một đạo quân tiến sang Miến Điện vào tháng 4-1944. Nhưng chính lúc đó, Nhật bản đã mở cuộc tấn công lớn nhất trên chiến trường Trung Hoa kể từ khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.

(1) Xem: P.P. Vladimirov. Nhật kí Diên An, NXB Thông tin lí luận, Hà Nội 1981
Quân Nhật tràn vào Ấn Độ

Bộ Tư lệnh Nhật ở Miến Điện có tham vọng rất lớn là đánh vào xứ Ấn Độ để giành lấy thuộc địa khổng lồ này của đế quốc Anh. Họ tính rằng, với sự tham gia của quân đội quốc gia Ấn (Indian National Army, tức INA) do Chandra Bose cầm đầu, quân Nhật sẽ khuấy động được phong trào chống thực dân Anh ở ấn Độ, làm sụp đổ chính quyền Anh ở đây. Nhiều lần họ đã đề nghị việc này lên Bộ Tổng tham mưu Lục quân Hoàng gia nhưng không được chấp thuận, chỉ vì vấn đề tiếp vận không giải quyết được
Đầu năm 1944, mặc dù vấn đề tiếp vận càng trở nên tồi tệ nhưng vì cần có một chiến thắng sau một chuỗi thất bại ở Thái Bình Dương, nên Bộ Tổng tham mưu cho phép Bộ Tư lệnh Nhật ở Miến Điện xúc tiến việc này. Người Nhật cũng tính rằng tiến đánh Ấn Độ là một cách đối phó hữu hiệu với cuộc tấn công của Đồng minh ở Miến Điện, ít nhất cũng đánh phá được những căn cứ hậu cần và các sân bay của địch. Dĩ nhiên, người mừng nhất khi kế hoạch này được chuẩn y vẫn là Chandra Bose.
Đây là cơ hội bằng vàng để đạo quân INA của ông trở về đất Ấn. Theo. kế hoạch, bước đầu tiên là đánh chiếm thành phố Imphal của Ấn Độ cách biên giới 80km và vùng đồng bằng cùng tên ở miền Đông Bắc Ấn. Từ đó sẽ tiếp tục tiến sân vào khuấy đảo hậu phương địch để buộc Anh phải rút quân về giữ Ấn Độ, rời bỏ chiến trường Miến Điện.
Tập đoàn quân 15 của trung tướng Renya Mutaguchi (phát triển từ quân đoàn 15 của Ida) được giao nhiệm vụ này, nhưng đại tá Tadashi Katakura, trưởng phòng kế hoạch hành quân của ông vẫn rất lo ngại về những khó khăn không thể khắc phục: đường hành quân đầy khó khăn hiểm trở, phải qua nhiều sông lớn núi cao, rừng rậm, nhiều nơi chưa có dấu chân người mà tập đoàn quân 15 không đủ quân trang, quân dụng để hành quân xa hậu cứ lâu ngày. Trong khi đó, vấn đề tiếp vận bổ sung thường xuyên không thể giải quyết được.
Nhung tướng Mutaguchi cho ràng: nếu tướng Anh Wingate và đội quân của ông ta đã thục hiện thành công cuộc hành quân qua vừng này, thì người Nhật cũng làm được. Ông không biết rằng, với địa hình núi rừng hiểm trở ấy, đưa một đơn vị gọn nhẹ được huấn luyện đặc biệt vượt qua là một chuyện, còn đưa cả một đạo quân lớn tiến qua lại là chuyện khác.
====
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #196 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:41:17 PM »
Ngày 8-3-1944, Tập đoàn quân 15 với tổng quân số 155.000 người, nòng cốt là 3 sư đoàn tăng cường của Nhật và 1 sư đoàn quân INA, vượt sông Chindwin thẳng tiến về phía Tây. Họ đã thành công trong việc băng qua vùng núi rừng trùng điệp ở đoạn giữa biên thùy Ấn - Miến. Khi đặt bước chân đầu tiên lên cánh đồng Imphal thuộc Ấn Độ, người Ấn trong quân đội INA quỳ xuống hôn đất và hô: "Jai Hind! Jai Hind!” (Đất mẹ Ấn Độ). Từ đây, tập đoàn quân chia làm 2 cánh tiến tới các mục tiêu đã định. Cánh trái thẳng tiến tới thành phố Imphal. Cánh phải gồm sư đoàn INA và sư đoàn 31 Nhật tiến tới một thành phố cách Imphal 120 km về phía Bắc là Kohima, đánh chiếm thành phố này rồi sẽ quay về Nam đánh vào Imphal cùng các lực lượng của cánh trái.
Lúc bấy giờ, lực lượng chủ yếu của Anh trên chiến trường Ấn - Miến cũng như ở Viễn Đông là tập đoàn quân Anh – Ấn số 14 đang tấn công Arakan (Miến Điện) bằng một số đơn vị của mình. Được tin quân Nhật tràn qua Ấn Độ, trung tướng William J. Slim, tư lệnh tập đoàn quân cho rằng địch không thể điều động một lực lượng lớn cho cuộc tấn công này. Ông quyết định đợi cho địch tiến vào vùng đồng bằng Imphal, sử dụng lực lượng hiện có của mình tại đó bố trí trận địa sẵn sàng đón đánh rồi chuyển sang phản công đánh bại chúng. Nhưng khi biết rõ kẻ địch rất mạnh, chỉ riêng ở Kohima đã có 2 sư đoàn tăng cường tiến đến, thì ông phải vội vã thay đổi kế hoạch. Tướng Slim lập tức cho đình chỉ cuộc tấn công ở Arakan để quay về chặn cuộc tấn công của địch. Trong vòng 60 tiếng đồng hồ, quân đoàn máy bay vận tải của tướng Old đã chuyển xong sư đoàn Ấn Độ số 5 ở Arakan với toàn bộ lừa ngựa và trọng pháo của nó, về tiếp cứu cho Kohima. Slim sợ rằng nếu mất Kohima, ông có thể mất luôn căn cứ hậu cần duy nhất của mình ở Dimapur, một đầu mối đường sắt trọng yếu ở cách đó 45 km về phía Tây Bắc. Cũng bằng cầu không vận và đường sắt, liên quân Anh - Mĩ đã liên tục tăng cường lực lượng cho thành phố Imphal thêm 61.000 binh sĩ và 28.000 tấn quân lương, khí cụ. Nhờ đó cả Kohima và Imphal đã đủ sức đương đầu với các cuộc tấn công ác liệt của Nhật.
======
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #197 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:42:01 PM »
Giữa tháng 4, quân Nhật và INA chiếm được Kohima, nhưng quân Anh - Ấn tiếp tục kháng cự mãnh hệt trên một dãy đồi ở ngoại vi thành phố. Chiến sự kéo dài, quân Anh được không quân yểm trợ mạnh mẽ và luôn được tiếp viện đầy đủ, còn quân Nhật thì không. Do đó, tướng Kotoku Sato, sư đoàn trưởng sư đoàn 31 kiêm tư lệnh cánh quân Nhật ở đây đã không thể chuyển quân của mình về Imphal như kế hoạch đã định. Ông đành để cho sư đoàn INA một mình tiến về Imphal. Ngày 18-4, đơn vị tiền tiêu của sư đoàn INA báo cáo rằng lực lượng phòng thủ của địch trên đường tới Imphal là không đáng kể, cuộc hành quân đến đây chắc chắn sẽ thắng lợi. Chandra Bose liền đề nghị sư đoàn 31 Nhật tiến về Imphal. Nhưng tướng Sato chẳng những khước từ, mà còn dự tính rút khỏi Kohima về Miến Điện nếu không được tiếp tế thêm lương thực và đạn dược. Cho rằng Sato không thật tâm giúp quân INA giành chiến thắng đầu tiên trên quê hương mình, Bose liền báo cáo sự việc lên cấp trên. Tướng Mutaguchi khiển trách Sato (và sau đó cách chức ông này) nhưng vẫn để sư đoàn 31 tiếp tục chiến đấu ở Kohima mà không giải thích rõ lí do cho Bose.
Tại Imphal, người Nhật lại phạm một sai lầm về mặt tâm lí. Trước lúc tấn công vào thành phố, họ yêu cầu Bose ghi âm bài phát biểu của ông nói rằng: "Đánh chiếm Imphal để lập chiến công dâng lên Nhật Hoàng nhân kỉ niệm ngày sinh của Người". Bose khuớc từ, vì ông cho rằng nếu INA chiến đấu vì nền độc lập của Ấn Độ thì dân Ấn sẽ đi theo, còn chiến đấu vì Nhật Hoàng thì người Ấn sẽ tụ tập sau lưng ngươi Anh để đánh Nhật Sự tranh cãi ấy làm chia rẽ thêm hàng ngũ của quân tấn công, và thêm thời gian cho tướng Slim tăng cường lực lượng phòng thủ.
======
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #198 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:42:27 PM »
Quân Nhật và INA vây đánh Imphal từ 6 đường, nhưng lực lượng bảo vệ thành phố, được không quân yểm trợ mạnh mẽ, đã giữ vững từng vị trí một. Chiến sự kéo dài từ tuần này sang tuần khác, quân Nhật bị tổn thất nhiều mà không được tăng viện nên không sao chiếm được thành phố. Phó tổng tham mưu trưởng Lục quân Nhật, trung tướng Hikosaburo Hata từ Tokyo phải bay đi thị sát tại chiến trường này. Trở về thủ đô ông đề nghị cho rút quân vì "không có khả năng giành thắng lợi”. Điều này trái với ước muốn của thủ tướng Tojo (lúc ấy vẫn còn đương nhiệm). ông ta khiển trách Hata là "có tinh thần chủ bại", đồng thời chỉ thị cho Lục quân đẩy mạnh cuộc tấn công tại Imphal.
Tướng Mutaguchi buộc phải cách chức cả 3 tư lệnh sư đoàn của ông ở Ấn Độ, một điều chưa từng có trong lịch sử quân đội Nhật. Ngày 5-6, ông đến trình diện thượng cấp của mình là đại tướng Masakazu Kawabe, tư lệnh quân Nhật tại Miến Điện, để báo cáo sự việc trên và trình bày mọi nỗi khó khăn mà quân Nhật gặp phải trên đất ấn Độ. Mutaguchi thầm mong nhận được lệnh rút quân; nhưng tướng Kawabe lại hứa hết sức giúp đỡ ông để tiếp tục chiến đấu và nhấn mạnh rằng: "Sự nghiệp của Chandra Bose và đạo quân INA của ông ta chính là sự nghiệp của bản thân tôi".
Nhưng quân Nhật trên đất Ấn không còn đủ khả năng giữ vững trận địa. Chỉ một ngày sau cuộc hội kiến trên, quân Anh đã phản công chiếm lại Kohima kết thúc 64 ngày giao tranh ở đây Số quân Nhật còn lại bị đuổi chạy về Imphal và 2 tuần sau quân Anh cũng tới đó để hỗ trợ cho đồng đội của họ đang chiến đấu trong thành phố.
Tình hình quân Nhật ở Imphal cũng hết sức bi đát. Sự giúp đỡ tối đa của tướng Kawabe cũng chỉ đủ lương thực cho 1 sư đoàn. Binh lính các sư đoàn khác phải tự túc lương thực bằng cách ăn củ rừng, cỏ cây, cũng như mọi loài thú mà họ săn bắt được. Mùa mưa đến khiến phần lớn những con đường mòn xuyên rừng núi về Miến Điện không thể đi lại được nữa.
========
Re: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945
« Trả lời #199 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:42:47 PM »
Không còn lối thoát, tướng Mataguchi phải gửi thư về Rangoon xin được rút quân. Nhận được thư, tướng Kawabe một mặt chỉ thị cho tập đoàn quân 15 phải khắc phục khó khăn tiếp tục chiến đấu, mặt khác cử người đi Manila, nơi đặt tổng hành dinh mới của Đạo quân phương Nam, để xin phép rút quân ở ấn Độ về. Nguyên soái Terauchi chấp thuận và ngày 9-7 lệnh rút quân được chuyển đến tay tướng Mutaguchi, kết thúc 80 ngày giao chiến tại Imphal. Cuộc lui binh diễn ra bí mật trong mưa gió. Quân Nhật thoát khỏi sự truy kích của địch, nhưng lại phải đương đầu với nạn đói và muôn vàn khó khăn nguy hiểm của một cuộc hành quân xuyên rừng núi hiểm trở trong mùa mưa lũ, phần lớn vũ khí, quân trang phải để lại cùng hàng nghìn binh sĩ bỏ mạng suốt dọc đường. Chỉ riêng sông Chindwin đã cuốn theo hàng trăm sinh mạng trên dòng nước mênh mông chảy xiết.


Đầu tháng 8, tập đoàn quân 15 đã về đến nơi xuất phát sau khi tổn thất 65.000 người chết và hàng chục nghìn người khác bị thương trong chiến dịch tiến công Ấn Độ. Tướng Mutaguchi cùng tham mưu trưởng của ông cũng như tướng Kawabe cùng tham mưu trưởng của ông này và nhiều sĩ quan tham mưu cao cấp khác đều bị cách chức. Thất bại của chiến dịch này đã làm suy yếu lực lượng quân Nhật ở Miến Điện.

Jenny Đỗ, còn bao mùa Giáng Sinh yêu thương nữa?

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-12-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Các em học sinh trong Hội Friend of Hue Foundation của luật sư Jenny Đỗ
Các em học sinh trong Hội Friend of Hue Foundation của luật sư Jenny Đỗ
 Courtesy Jenny Do
Mục  Đời Sống Người Việt Khắp Nơi kỳ này mong muốn gởi đến quí vị một câu chuyện  cảm động  về một người tốt lành mà cuộc sống  với cô  không còn bao lăm khi căn bệnh ung thư đi vào giai đoạn cuối:
Chụp cái CT Scan ra thì họ nói rằng lá  phổi Jenny bị kín hết giống như đèn trên cây Giáng Sinh vậy đó. Tất cả những hạch bạch huyết trong lá phổi nó sưng  hết  lên, tức là bị cancer effected, là nó nằm trong phổi và trong xương nhưng Jenny nghĩ chắc nó đi đến những chỗ khác nữa rồi. Jenny vừa mới gây quĩ cho Friends Of Hue ngày 27 tháng Chín, đến này 30 tháng Chín thì bác sĩ thông báo là mình có 30 đến 90 ngày thì mình sẽ ra đi...
Đó là  luật sư Jenny Đỗ đang thưa chuyện cùng quí vị từ San Jose, California. Quê ngoại Nam Định, sinh ra tại Vũng Tàu, Jenny Đỗ có tên  Việt là Đặng Thị Phương Thanh,  mang  hai giòng máu Mỹ Việt với  thân phận con lai  sau năm 1975:
Con lai của thời đó là người thấp nhất trong xã hội, không thân thế, không tiền bạc,  không điểm tựa . Chín tuổi Jenny phải ra đời để chiến đấu với cuộc sống, nếm cái mùi của thân phận con lai,  hiểu được tại sao mình bị dấu trong rừng, tại sao phải trốn, tại sao phải khổ sở như vậy.
Năm 1983, do sự may mắn hi hữu đến khó tin, Phương Thanh lọt vào danh sách những con lai đầu tiên được đưa về Mỹ. Tháng  Hai năm 1984, cô rời  Việt Nam, đặt chân xuống phi trường San Francisco của California đúng  ngày sinh nhật 18 tuổi.
Sau ba tháng định cư đầu tiên, cô đi kiếm việc làm toàn thời gian ban ngày để phụ giúp mẹ cùng gia đình, đồng thời  ghi danh đi học những lớp buổi tối mà không bỏ bất cứ khóa  học nào:
Đi  làm cho quận hạt Santa Clara, may mắn làm sao được làm trực tiếp với người tị nạn.  Từ đó làm việc cho chính phủ cho tới bao nhiêu năm sau, còn đi học là toàn buổi tới trong bao nhiêu năm trời.
Tốt nghiệp  cử nhân Luật, cao học Luật rồi lập gia đình, từ  đây mọi người biết đến  luật sư Jenny Đỗ với  văn phòng  trong  thành phố San Jose,  với những sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng Mỹ gốc Việt địa phương. Luật sư Jenny Đỗ từng tích cực vận động cho   Amerasian Home Coming Act, Đạo Luật Con Lai Về Nhà Cha, cho phép  gần 30.000 con lai sống vất vưởng bên Việt Nam được sang Mỹ định cư năm 1987.
Cô còn được biết đến qua những buổi trình diễn áo dài, tôn vinh  nét đẹp và nhân cách phụ nữ Việt Nam,  nhằm chống lại tệ nạn buôn bán phụ nữ và các trẻ em  gái vào đường mại dâm.
Tuổi  thơ nghèo khó,  đói lạnh là những hồi tưởng làm   cô ray rứt. Năm 1990, 7 năm sau khi đã sang Mỹ,  Jenny Đỗ bắt đầu mỗi năm mỗi về Việt Nam cho đến khi đứng ra tiếp nhận và trở thành chủ tịch Friends Of Hue Foundation,  Hội Bạn Huế, do một người Việt ở California là ông Nguyễn Đình Hữu thành  lập tại Huế sau trận lũ kinh hoàng năm 1999.
Từ Hội Bạn Huế, Jenny Đỗ  phát triển Trung Tâm Từ Thiện Thân Hữu Huế, tiếp  tục chăm sóc, nuôi nấng  trẻ đường phố,  trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ nghèo hiếu học. Tóm lại đó là những đối tượng nhỏ tuổi có  nguy cơ cao bị lạm dụng, bị buôn bán, giúp em cơ hội cắp sách đến trường để xây dựng tương lai:
Có  thể khẳng định tình thương mà Jenny có cho mọi người nảy nở từ những năm trầm luân mà mình nhận thức được cái tình của người chung quanh  đối với mình. Khi mình thấy được cái đau, cái đói, cái bất hạnh thì mình cảm đến cái  phận của mình, mình rất dễ thông cảm với sự  khó khăn của người khác.
Chính trong những thời điểm tối tăm đó Jenny đã nhìn thấy những gương sáng, những người bất chấp mọi dư luận xã hội mà cố tình giúp Jenny, giúp gia đình Jenny. Chẳng hạn như bà hàng xóm  đã dấu cho Jenny một muỗng cơm cháy thôi. Cái muỗng cơm chay của những năm đó nó giá trị vô cùng, đối với Jenny là một ân huệ không quên. Đến lúc mà mình  có khả năng để giúp thì những người giúp mình đã qua đời mất rồi.
Thành ra Jenny biết mình phải trả ơn cho đời bằng cách phải giúp người khác, tức là nó phải lưu truyền, phải là cái trách nhiệm của mỗi  người được làm người phải lo cho nhau.  Từ đó thì công việc trở thành ráo riết. Đối với Jenny đói khát vẫn không sao vì Jenny đã từng đói khát, nhưng không thể để đói khát về tinh thần.  Thiếu  trí tuệ, thiếu trí thức và thiếu tinh thần bác ái nó nguy hiểm vô cùng.
Luật sư Jenny Đỗ
Luật sư Jenny Đỗ (Courtesy Jenny Do) Photo: RFA

Công việc không thể đơn độc mà thành, cũng không nên tự mình làm hết mà phải khuyến khích sự dấn thân  của đối tượng được giúp dỡ.  Phương châm làm việc của luật sư Jenny Đỗ và Trung Tâm Từ Thiện Thân Hữu Huế là   chỉ ra cho người được giúp đỡ thấy phải  tự giúp mình vươn lên trước khi nhận sự trợ  giúp của người khác.
Những công việc này không phải chỉ mình Jenny mà của rất nhiều người. Có những cháu đã ra trường và đã có vợ chồng con cái, có những cháy bây giờ dấn thân  giúp các em khác.
Năm 2007, luật sư Jenny Đỗ được thông báo cô bị ung thư vú. Một mặt lo chạy chữa, mặt khác cô vẫn tiếp tục công việc ấp ủ cho các con của cô trong Hội Bạn Huế. Tháng Chín năm nay,  luật sư Jenny Đỗ từ bỏ kế  hoạch ra ứng cử chức nghị viên thành phố sau được  bác sĩ xác nhận chứng ung thư đã di căn qua phổi, qua xương sống và xương chậu,  rằng cô đang ở vào giai đoạn cuối mà thời gian còn lại  chỉ tính  từng ngày:
Nếu  lỡ  có ra đi ngày mai Jenny không tiếc nuối gì cả . Cái mà Jenny muốn chia sẻ rằng may là Jenny bị rớt lại 9 năm ở Việt Nam cho nên Jenny mới thấu hiểu  cái khổ của cuộc sống nó thể thảm đến  thế nào. Những gì mà Jenny làm được  không thể xóa hết cái nỗi đau nhưng nó làm đỡ đi  cho người ta. Trong  cái giúp đỡ người khác là Jenny đã tự  giúp chính mình.  Jenny không cảm thấy đau đớn hay buồn tuổi về những gì đã xảy ra vì cuộc sống mình thấy rất mầu nhiệm và rất đầy đủ. Đó là chân lý của cuộc sống mà Jenny muốn trao lại cho trẻ em lớn lên ở Mỹ.
Trong lúc luật sư Jenny Đỗ bình thản chấp nhận thực tế tàn nhẫn đến với mình thì tin này khiến những người em, những đứa con mà cô thương yêu chăm sóc từ bé trong Trung Tâm Từ Thiện Thân Hữu Huế, cảm thấy  bàng hoàng mất mát:
Giám đốc TrungTâm Từ Thiện Thân Hữu Huế, cô Võ Thị Hạnh:
Em  là học sinh lứa đầu tiên , hồi vào trung tâm em 14 tuổi, lúc đó  mẹ mất còn ba thì mất sức lao động. Em sống ở trung tâm cho tới khi vào đại học .Trong quá trình học thì cô Jenny cũng đã dìu dắt Hạnh rất nhiều.
Cô Jenny đã truyền  cái cảm hứng và cái mong muốn giúp đỡ  những người khó khăn hơn mình. Sau  khi ra trường em muốn tiếp bước cô Jenny để làm những việc mà cô đã làm trước đó. Bây giờ em là giám đốc của trung tâm FHF Friends Of Hue.
Hạnh cũng như toàn thể nhân viên rất buồn vì cô Jenny bị bịnh, nhưng việc cô mạnh mẽ đấu tranh với ung thư mà vẫn luôn quan tâm để mắt tới các em ở trung tâm thì cái buồn không còn  nữa mà còn lại sự ngưỡng mộ và tự hào về cô Jenny.
Chị Nhung, bảo mẫu của Trung Tâm Từ Thiện Thân Hữu Huế: từ những ngày đầu:
Tôi làm lâu rồi, từ hồi mới thành  lập trung tâm, cho nên cảm xúc đối với cô Jenny thì rất nhiều. Đối với cô Jenny tôi chỉ dùng vài từ thôi: tài ba, nhân ái, nghị lực rất mạnh mẽ. Rất nhiều lần Jenny về Huế, chúng tôi cùng khóc rất nhiều trước hoàn cảnh của các em, tôi  hiểu  tâm sự của cô đối với các em. Cô  Jenny  giống như  người mẹ , mấy em rất quí và rất thương cô. Riêng  bản thân tôi  kính trọng cô, nghị lực và lòng nhân ái của cô Jenny được đem làm bài học cho các em.  Chúc cô  Jenny  chóng khỏe mạnh.
Khi mà quí vị nghe những lời này là đang lúc  mọi người trong Trung Tâm Từ Thiện Thân Hữu Huế quây quần bên nhau để mừng Giáng Sinh. Em Hà Thị  Danh, học sinh Lớp Sáu, về trung tâm từ lúc 5 tuổi khi ba mất và mẹ phải dẫn em đi ăn xin:
Con chuẩn bị  lời nhắn là con rất nhớ và thương cô  Jenny, mong cô mau lành bịnh để về thăm chúng con, cảm giác của con rất là  buồn.
Em Nguyễn Thị Loan, về trung tâm từ năm Lớp Tám khi gia đình rơi vào  hoàn cảnh ngặt nghèo, bây giờ là sinh viên năm hai Đại Học Khoa Học Huế ngành Công Tác Xã Hội, tự hào vì được cô Jenny theo dõi chăm sóc việc ăn cũng như việc học:
Em nói với cô là cô Jenny oi tụi con bên này luôn nhớ và thương cô, bọn con mong khỏe mạnh để về với bọn con.
Đối với Trương Đình Hoàng, nhờ sự giúp đỡ của cô Jenny mà nay đã là học sinh Lớp Tám Trung Học Cơ Sở Chu  Văn An, mỗi lần nhìn món quà cô mang từ Mỹ về  thì em  thấy nhớ cô thật nhiều:
Con  muốn nói với cô là cô ơi tụi con nhớ cô và mong cô một ngày nào đó sẽ về với tụi con. Mỗi lần con đội chiếc mũ ông già Noel ni thì con rất cảm động và biết ơn cô.
Có lẽ  luật sư Jenny Đỗ cũng mãn nguyện khi mong ước của cô, là không nên để mình và mọi  người bi lụy và bị tác động thái quá trước viễn ảnh chia lìa nếu cô phải ra đi. Sự cứng rắn biểu hiện bằng những  lời chia sẻ chân thành,  những lời  cầu chúc  lạc quan từ các thành viên cũng như các em trong Trung tâm Từ Thiện Thân Hữu Huế mà cô bỏ công đi về và điều hành bao năm qua:
Jenny không thấy sự chia lìa, Jenny biết thời gian gần gũi  các con  sẽ bị ngắn đi, chắc chắn như thế. Jenny nói với các cháu là phải có niềm tin. Nếu  Jenny sống thì dĩ nhiên Jenny vẫn tiếp tục lo  cho các cháu, còn nếu Jenny qua đi thì Jenny biết, với sự đáp ứng hiện tại, chắc chắn ai đã thương Jenny thì sẽ thương các con Jenny thôi. Jenny tin  không ai bỏ rơi các con vì rõ rằng mọi người đã không bỏ  rơi Jenny trong lúc này.
Sự yêu thương của mọi người là món ăn tình thần trong lúc này, cho thấy Jenny cần phải yên tâm và không lo lắng nữa, mình biết khi mình nằm xuống sẽ có người  khác  thay thế mình để tiếp tục công việc chung.
Tính đến lúc này, cô giám đốc Võ Thị Hạnh cho biết, có  80 học sinh đang được  Hội Bạn Huế - Trung Tâm Từ Thiện Thân Hữu Huế  giúp đỡ cho ăn học. Số sinh viên vào đại học hoặc đã tốt nghiệp từ 12 đến 15 em, trong lúc hơn 500 học sinh, sinh viên ngoài cộng đồng đang  nhận học bổng của FHF Hội Bạn Huế .
Mới đây, hôm  8 tháng Mười Hai,   viên chức lãnh đạo quận hạt Santa Clara tổ chức một buổi vinh danh luật sư Jenny Đỗ, trao tặng cô giải thưởng Thành Tựu Suốt Đời  vì việc làm và những đóng góp tích cực của bản thân cô trong cộng đồng giòng chính.
Buổi chiều cùng ngày, một sự kiện tương tự cũng diễn ra tại thành phố San Jose, nơi luật sư Jenny Đỗ sinh sống và làm việc. Được hỏi cảm tưởng, người phụ nữ tài ba và can đảm này cười vui:
Các lãnh đạo của thành  phố San Jose đã tuyên dương Jenny hồi năm 2008 , lúc đó gọi là Lifetime Achievement Award cả một đời làm việc cho mọi người. Nhưng lần vừa rồi, ngày 8 tháng Mười Hai 2015,  thành phố một lần nữa lại công nhận những thành tích của  Jenny.  Khi tuyên dương thì nghị viên Ash Kalra  bảo rằng”tôi biết chúng tôi đã cho cô cái Lifetime Achievement Award ngày xưa, thành ra lần này không phải là Lifetime Achievement Award Giải Thành Tựu Suốt Đời nữa mà là Half Lifetime Achievement Award, cần  Jenny tiếp tục đi tiếp nửa đời còn lại” . Đó là một lời Jenny thấy rất có duyên , gần như một lời cầu chúc  dễ thương mà thành  phố đã ban cho Jenny.
Đó cũng là mong mỏi từ những người biết luật sư Jenny Đỗ, thấy việc cô làm và yêu thương cô bao lâu. Câu chuyện  yêu thương mùa Giáng Sinh tạm ngưng nơi đây, kính chúc quí thính giả một đêm Noel bình an, hạnh phúc khi  Đêm Thánh Vô Cùng  đang về trên trái đất.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi và Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị thứ Năm tuần tới.