Friday, August 23, 2013

TẠI SAO SMARTPHONE HAO ĐIỆN ?

Smartphone được trang bị rất nhiều công nghệ để mang lại những trải nghiệm tiên tiến nhất cho người dùng, như biết được vị trí bạn đang đứng, lướt web, chơi game, gửi và nhận email…

    >> Khám phá bản thân qua cách lưu danh bạ điện thoại
    >> 3 'không' để chống cháy nổ với smartphone
    >> Tìm điện thoại Android bị thất lạc: Chuyện nhỏ!
    >> "Ác mộng" chốn phòng the từ chiếc điện thoại thông minh
    >> Giới công nghệ "dậy sóng" vì smartphone liên tục phát nổ

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được nhiều smartphone sử dụng để tìm kiếm vị trí của bạn dựa vào khả năng điện thoại nhận và giải mã tín hiệu thời gian được các vệ tinh xung quanh gửi ra. Quá trình giải mã đòi hỏi bộ xử lý bên trong điện thoại làm việc vất vả để thu nhận các tín hiệu yếu từ tiếng ồn xung quanh và sau đó so sánh chúng với nhau nhiều lần để xác định chính xác vị trí. Càng hoạt động nhiều, máy càng nhanh hết pin. Do đó cách tốt nhất nên tắt chức năng GPS khi không sử dụng.
Những tác nhân ngốn pin điện thoại nhiều nhất

Những tác nhân ngốn pin điện thoại nhiều nhất

Kết nối WiFi

Tác nhân lớn khác cũng ngốn pin khá nhanh là kết nối WiFi. Năng lượng chúng tiêu thụ tùy thuộc vào cường độ của tín hiệu sóng WiFi phát ra từ các bộ định tuyến hay bộ phát WiFi. Cường độ tín hiệu không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách vật lý mà còn liên quan tới vật cản như bức tường. Một yếu tố khác là số lượng các tín hiệu WiFi khác nhau ở trong cùng một khu vực. Do đó, để chọn bộ định tuyến WiFi thông qua “rừng” tín hiệu này đòi hỏi phải tốn nhiều năng lượng hơn, tức là sẽ ngốn pin nhiều hơn. Do đó, tắt kết nối WiFi khi không sử dụng.

LTE

Tác động tương tự khi bạn sử dụng điện thoại để thực hiện các cuộc gọi hoặc email qua mạng GSM, 3G hoặc LTE (4G). Cho dù smartphone bị khóa trên một trạm cơ sở tại một thời điểm, chọn một trạm cung cấp tin hiệu mạnh nhất và giao tiếp với nó được thực hiện ngay cả khi điện thoại không sử dụng.

Tức là, trạm cơ sở (Basestation) kiểm tra để xem điện thoại có nằm trong phạm vi bắt được sóng hay không? Chúng có thể gửi tín hiệu tới điện thoại của bạn. Nếu điện thoại nằm trong phạm vi phủ sóng, điện thoại sẽ phản hồi lại báo rằng “tôi đang ở đây”. Hoạt động này thực hiện 15 phút mỗi lần. Người dùng có thể thỉnh thoảng nghe thấy điều này xảy ra nếu điện thoại đang sử dụng mạng. Bởi vì tín hiệu sẽ gây nhiễm nên các cáp âm thanh và bạn nghe thấy tiếng “líu ríu liên hồi” phát ra từ các bộ loa.

Ngoài ra, khi trạm cơ sở ở trong phạm vi của điện thoại nhưng không cường độ tín hiệu sóng, điện thoại sẽ tự động chuyển đến các trạm cơ sở khác. Truy cập vào trạm cơ sở khác đòi hỏi nhiều năng lượng hơn vì cường độ tín hiệu thấp hơn và một lần nữa ảnh hưởng đến thời lượng sử dụng pin.

Khi bạn đang di chuyển, bạn sẽ thay đổi trạm cơ sở nhiều lần. Giao tiếp phức tạp giữa các trạm đi và đến là cần thiết thiết để xử lý các cuộc gọi hoặc kết nối dữ liệu. Điều này tốn nhiều năng lượng hơn. Thậm chí điều đó vẫn xảy ra nếu bạn không di chuyển. Tại các khu đông dân cư, một tòa nhà duy nhất có thể có nhiều tín hiệu từ số lượng lớn các trạm cơ sở khác nhau. Khi bạn di chuyển vào bên trong tòa nhà, vì tín hiệu vô tuyến phản xạ từ các bức tường, cường độ tín hiệu sẽ tiếp tục thay đổi, buộc phải chuyển sang các trạm cơ sở khác và khiến cho điện thoại vất vả hơn và tốn pin hơn.

Ngoài ra, điện thoại thông minh hiện giờ cũng có tính năng truyền thông ngắn với nhiều dịch vụ khác để “đẩy” thông tin cho điện thoại. Chẳng hạn, ứng dụng thời tiết có thể kiểm tra thông tin thời tiết mới theo chu kỳ 5 phút hoặc 10 phút/1 lần. Bạn có thể nghĩ rằng, bạn không hề sử dụng điện thoại nhưng chúng rất bận rộn. Một cách để chống thất thoát năng lượng là tắt các thông báo tự động từ các ứng dụng mà bạn không sử dụng, vô hiệu hóa các kết nối LTE, 3G và WiFi.

Tiêu tốn vào đèn nền chiếu sáng

Nguồn pin smartphone cạn nhanh hơn so với các điện thoại truyền thống vì chúng có màn hình lớn hơn. Hơn nữa, đèn nền chiếu sáng dành cho màn hình LCD cũng tiêu thụ điện năng đáng kể. Vì vậy, hãy giảm thiểu thời gian sử dụng đèn nền chiếu sáng màn hình.

Trong khi đó, các loại màn hình OLED, phát ra ánh sáng của chính chúng nên không cần đèn nền chiếu sáng. Kết quả là, chúng tiêu thụ ít điện năng hơn và để tiết kiệm pin bạn chỉ nên bật màn hình khi sử dụng.

Bộ xử lý

Có hai bộ vi xử lý quan trọng trong điện thoại thông minh: bộ xử lý băng tần cơ sở và ứng dụng. Bộ xử lý băng tần cơ sở liên quan đến mạng. bộ xử lý ứng dụng xử lý các ứng dụng, âm thanh, video và màn hình cảm ứng.

Bộ xử lý ứng dụng ngày càng quan trọng vì các ứng dụng là yếu tố chính hút khách mua smartphone. Ban đầu, điện thoại chỉ sử dụng một lõi vi xử lý trong một bộ xử lý ứng dụng đơn. Nhưng bây giờ chúng được trang bị nhiều lõi xử lý. Sự gia tăng nhanh của các lõi xử lý, sẽ khiến cho nguồn pin nhanh cạn hơn.

Ngoài ra, một khối ngày càng quan trọng trong bộ xử lý ứng dụng là đơn vị xử lý đồ họa. Chúng hỗ trợ giao diện người dùng và là một trong những lý do tại sao các trò chơi của smartphone hiện giờ chạy nhanh và sống động hơn. GPU xử lý giao diện người dùng, tăng cường tính thực tế, hình ảnh động, 3D, nhận diện khuôn mặt và cử chỉ.

Các mẫu smartphone mới nhất sử dụng hai lõi và bốn lõi xử lý ứng dụng. Gánh nặng phát triển chuyển sang phần mềm: làm thế nào bạn có thể chia nhỏ các tác vụ giữa 4 lõi. Điều này sẽ càng trở thành thách thức lớn hơn khi tăng lên 8 lõi. Nói chung, các bộ xử lý càng nhiều lõi thì tiêu thụ nhiều pin hơn.

(VNMO)

Saturday, August 17, 2013

Không thể FULL SCREEN ở Windows VISTA : những nguyên nhân .
1/ Driver cũa video card ko được update .
2/ Thiếu RAM (memory module ko đũ) .
3/ Và một số thuộc về hardware .
Thông thường , những problem này ko xãy ra ở Windows 7 vì HĐH này tự động update cho các driver (nghĩa là Vista ko có chức năng đó) .
Bạn nào , gặp probem trên , cho tôi biết ID và PW cũa Teamviewer để tôi vào máy bạn để tìm nguyên nhân  .

Friday, August 16, 2013


Kiểm soát và cân bằng quyền lực

David Williams
Trần Duy Nguyên và Nguyễn Thị Hường dịch
Nguồn: Tia Sáng
Nam Tước Acton có một câu nói nổi tiếng: “Quyền lực luôn tham nhũng; quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối.” Khi có quá nhiều quyền lực trong tay, ngay đến người tốt cũng cai trị độc đoán. Do hiểu rõ bản chất của vấn đề như vậy, chủ nghĩa hiến chế mới nảy sinh, và đó là một bước ngoặt so với cách nghĩ truyền thống về quyền lực ở châu Á cũng như phương Tây. Trong cách nghĩ truyền thống, người ta thường ca tụng các nhà lãnh đạo và trao cho họ quyền lực tuyệt đối để bảo vệ an ninh quốc gia. Các nhà lãnh đạo truyền thống thì muốn xem thần dân trong nước như con cái, để họ làm nhiệm vụ của bậc cha mẹ và ra quyền hành xử như cha với con. Vượt ra khỏi tư duy đó là điều tiên quyết để thiết lập một chính phủ hiến định và công bằng.
1. Khi một người hay một nhóm nhỏ độc quyền quyền lực, họ sẽ trấn áp người khác.
Sau một thời gian, sự tập trung quyền hành quá mức dẫn đến tha hóa về cả tinh thần và vật chất, do đó người tốt dù có muốn đi nữa cũng mất khả năng lèo lái quốc gia một cách sáng suốt. Không một cá nhân nào hoàn toàn trong sạch. Ai cũng ít nhiều có thiên kiến, sai lầm về tư tưởng và vị kỷ. Một người tốt không phải là người không có nhược điểm. Người tốt là người biết kiềm chế và vượt qua được những nhược điểm đó. Nhưng để làm được điều này, họ cần có sự hỗ trợ của người khác. Nhưng khi tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, người cầm quyền gạt bỏ khả năng và cơ hội hỗ trợ của những người khác.
Quyền lực tuyệt đối tha hóa tinh thần, vì khi một người có quyền lực trên hết thảy mọi người khác, những người khác sẽ chỉ nói những điều họ nghĩ rằng người cầm quyền muốn nghe. Họ giấu đi những điều gây phật lòng, và không bao giờ bày tỏ những quan điểm và ý kiến trái ngược. Kết quả là người cầm quyền chẳng bao giờ nghe được những điều cần biết để có thể lãnh đạo sáng suốt hơn. Tệ hại hơn, sự tha hóa tinh thần này có thể dẫn đến tha hóa tâm hồn. Nếu không ai dám đưa ra những thông tin hay ý kiến chói tai, hoặc phản đối người cầm quyền, người cầm quyền cứ tưởng mình không hề có thiên kiến, không hề mắc sai lầm và không hề vị kỷ. Từ đó anh ta cho rằng mọi ý kiến của anh ta đều đúng. Anh ta bắt đầu ngộ nhận rằng lợi ích cá nhân của anh ta chính là lợi ích của xã hội. Khi ấy, anh ta trở thành một kẻ độc tài.
Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.
Dĩ nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng xuất thân là người tốt. Ngược lại, họ có thể ham muốn quyền lực chỉ để trấn áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho những kẻ về hùa theo họ. Những người như vậy vốn đã tha hóa ngay từ trước khi họ có quyền lực. Một khi tập trung quyền lực trong tay, họ sẽ sử dụng ngay quyền lực đó để đàn áp kẻ khác.
Tóm lại, những chính quyền nắm quyền lực quá tập trung sẽ lạm quyền và tham nhũng. Cách duy nhất để giới hạn quyền lực của họ và tránh lạm dụng là tản quyền.
2. Vì lý do đó, hiến pháp cần phân bổ quyền hành cho nhiều thành phần khác nhau của chính quyền để có sự giám sát và cân bằng quyền lực.
Bởi quyền lực tập trung sẽ sinh lạm dụng, không có cách giải quyết nào khác ngoài việc phân chia quyền lực cho các thành phần khác nhau của chính quyền. Ý tưởng này được gọi là giám sát và cân bằng quyền lực: hiến pháp thiết lập nên sự cân bằng về quyền lực giữa các thành phần khác nhau của chính quyền để chúng có thể giám sát lẫn nhau. Giám sát và cân bằng quyền lực chính là cốt lõi của chủ nghĩa hiến chế. Vì không một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào thâu tóm mọi quyền lực, sẽ không ai có quyền lực tuyệt đối để đàn áp kẻ khác. Khi các ngành trong chính quyền cần sự hợp tác của nhau thì họ phải lắng nghe nhau, phải thương thảo và phải cùng nhau làm việc. Khi nhiều người có khả năng tác động lên chính quyền và chính sách, chính quyền đó mới có thể trở nên công bằng và trung dung hơn, bởi vì khi đó chính quyền không chỉ còn phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ. Đồng thời, chính quyền cũng sẽ sáng suốt hơn, bởi các chính sách hay quyết định là kết quả của quá trình thảo luận trong đó nhiều cách nhìn khác nhau đã được cân nhắc.
Một số người, đặc biệt tại châu Á và châu Phi, lo ngại rằng giám sát và cân bằng quyền lực sẽ tạo nên bất ổn, tranh cãi, bế tắc, thậm chí nội chiến. Đúng là khi cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực không được thiết kế hợp lý, hậu quả của nó có thể không như mong đợi. Nhưng nếu được thiết kế tốt, nó sẽ không dẫn đến bất ổn quá mức bình thường. Những đất nước ổn định và thịnh vượng đều có một cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực nào đó. Lựa chọn duy nhất ngoài phân quyền là tập quyền. Mà tập quyền, như đã phân tích ở trên, luôn dẫn đến cai trị áp bức. Điều này rõ ràng tệ hại hơn nhiều so với những bất đồng bắt nguồn từ những tranh cãi chính trị thông thường.
Có nhiều mô hình giám sát và cân bằng quyền lực, do các yếu tố khác nhau được kết hợp một cách khác nhau. Nếu được thiết kế một cách cẩn trọng, giám sát và cân bằng quyền lực có thể giảm thiểu một cách có hiệu quả các bất ổn, cũng như tăng cường bảo vệ người dân chống lại chính quyền tha hóa và độc đoán.
3. Các hiến pháp phân quyền theo nhiều cách khác nhau
Có nhiều cách phân chia quyền lực giữa các nhân tố của chính quyền. Và các hiến pháp khác nhau thiết lập nên các chính quyền với kết cấu khác nhau. Có hiến pháp gọi người đứng đầu chính phủ là tổng thống, có nơi khác gọi là thủ tướng, lại có chỗ kết hợp ngành hành pháp và lập pháp với nhau trong một hội đồng mà người đứng đầu hội đồng không phải là tổng thống mà cũng chẳng phải thủ tướng. Vài hiến pháp công nhận chính quyền địa phương bán tự trị, nơi khác thì không. Có hiến pháp tổ chức hai viện lập pháp, có chỗ chỉ có một viện duy nhất. Như vậy, trong nhiều hệ thống hiến định khác nhau, kết cấu của chính quyền là khác nhau. Vì vậy, phân chia quyền lực giữa các thành phần chính quyền của các hệ thống hiến định khác nhau cũng sẽ khác biệt.
Thêm vào đó, cho dù các hiến pháp có quy định kết cấu chính quyền tương tự như nhau, chúng vẫn có thể phân chia quyền lực theo nhiều cách khác nhau cho các nhân tố đó. Thí dụ, tổng thống có thể có quyền phủ quyết những dự án luật do bên lập pháp đưa ra, hoặc có thể không có quyền đó. Thượng viện của ngành lập pháp có thể chỉ có quyền cố vấn cho hạ viện, nhưng viện này cũng có thể có quyền bác bỏ các dự luật của hạ viện. Chính quyền địa phương có thể có quyền lực rộng rãi trên các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân trong khu vực đó. Nhưng họ cũng có thể chỉ có quyền lực hạn chế trong một số lĩnh vực mà thôi.
Trong bài viết ngắn ngủi này, thật khó để liệt kê hết tất cả hình thức phân quyền. Nhưng tựu trung lại, các mô hình chính là:
* Hầu hết các hiến pháp chia chính quyền trung ương thành ba phần – quyền lập pháp, quyền hành pháp và tòa án. Các quyền này được trao cho những người hay nhóm người khác nhau. Một số hiến pháp tách biệt hoàn toàn các quyền lực này, tức là các nhân tố trong chính quyền không hề có những mảng phận sự chồng lấn. Nhưng cũng có một số hiến pháp cho phép sự chia sẻ quyền lực nhất định, chẳng hạn tổng thống vừa có quyền hành pháp vừa có quyền phủ quyết dự luật (một phần của quyền lập pháp) trong một số trường hợp hạn chế. Phương thức phân quyền này được gọi là tam quyền phân lập.
* Một số hiến pháp phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hay vùng lãnh thổ. Do sự phân chia này được quy định bởi hiến pháp, chính quyền trung ương không thể can thiệp vào phạm vi quyền lực của chính quyền vùng lãnh thổ. Quan trọng hơn cả, chính quyền trung ương không thể giải tán chính quyền địa phương đó hoặc tước đoạt một số quyền đã được hiến pháp trao cho họ. Có trường hợp chính quyền vùng lãnh thổ có thể soạn hiến pháp cho riêng địa phương họ, với cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tòa án như chính quyền trung ương. Phương thức phân chia quyền lực này được gọi là chính thể liên bang.
* Mọi bản hiến pháp chính danh phân chia quyền lực giữa chính quyền và công dân nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân. Một số quyền cá nhân tự bản chất là quyền nhân thân, như quyền kết hôn. Nhưng một số quyền mang tính chính trị, như quyền biểu tình hoặc quyền thành lập hội đoàn chính trị. Bằng cách thực thi các quyền này, công dân có thể kiểm soát chính phủ. Phương thức phân quyền này được gọi là quyền cá nhân.
* Mọi hiến pháp dân chủ còn phân chia quyền lực giữa chính quyền công dân thông qua bầu cử. Trong một nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Chính quyền có bổn phận phục vụ người dân, chứ người dân không phải phục tùng chính phủ. Nhưng người dân không thể cáng đáng hết công việc hàng ngày của chính quyền vì còn phải lo cho cuộc sống riêng của họ. Vì vậy, hiến pháp cho chính quyền quyền thay mặt người dân để giải quyết công việc trong những lĩnh vực phù hợp, với tư cách là công bộc của nhân dân. Tuy vậy, nhân dân vẫn nắm quyền giám sát tối thượng. Nếu nhân dân không hài lòng với cách làm việc của các viên chức chính quyền, họ có thể bỏ phiếu bãi nhiệm các viên chức đó qua bầu cử.
4. Dù mọi quốc gia đều cần tản quyền, có nhiều hình thức phân quyền khác nhau, và các quốc gia khác nhau phải chọn những hệ thống khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó.
Như đã trình bày ở trên, có nhiều hình thức phân quyền. Một số hiến pháp áp dụng nhiều hình thức cùng một lúc, trong khi một số hiến pháp khác chỉ áp dụng một hình thức phân quyền mà thôi. Không có một hình thức phân quyền nào được xem là duy nhất phù hợp cho mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Đã có rất nhiều sách vở bàn đến các hình thức phân quyền trong bản hiến pháp. Đôi khi các phân tích đó mang nặng tính chuyên môn. Do đó, trong phạm vi bài viết ngắn này, khó có thể tóm gọn mọi khía cạnh của các tri thức đó.
Tuy vậy, bài viết này nhấn mạnh một điều quan trọng: các hình thức phân quyền khác nhau mang lại các hệ quả khác nhau. Bởi cân bằng và giám sát quyền lực là trọng tâm của thể chế hiến định, các nhà soạn thảo hiến pháp đã dành nhiều công sức nghiên cứu các hệ quả của mỗi hình thức phân quyền khi chúng được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp lẫn nhau. Thế nhưng, không có một hệ thống hiến định nào hoàn hảo hay đạt mọi mục đích đặt ra. Các nhà soạn thảo hiến pháp luôn phải chọn lựa hoặc thỏa hiệp. Chẳng hạn, một số thể chế hiến định tạo điều kiện cho mọi khuynh hướng chính trị được đại diện trong chính quyền, nhưng lại có thể khiến chính trị bị chia rẽ và phân tán, vì sự tham gia của quá nhiều luồng ý kiến khác nhau sẽ khiến các bên khó đạt đồng thuận để ra quyết định. Một số thể chế hiến định khác có thể khiến vài khuynh hướng chính trị thiểu số không được đại diện trong chính quyền, nhưng bộ máy chính trị hoạt động suôn sẻ hơn. Một số hệ thống tập trung vào ý thức hệ chứ không phải quyền lợi “cục bộ” của từng địa phương. Một số hệ thống khác lại chú trọng đến các mối quan tâm cụ thể của các địa phương chứ không đặt nặng ý thức hệ, v.v… Mỗi thể chế hiến định này đều có những ưu và khuyết đỉểm.
Như vậy, mỗi quốc gia sẽ thấy có một số hệ thống thích hợp với họ hơn là những hệ thống khác. Tùy từng quốc gia cụ thể, những mục tiêu nhất thiết cần phải có, và những nhược điểm cần đặc biệt lưu tâm mà tránh, sẽ không giống nhau. Ví dụ, văn hóa của một số quốc gia có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay một người mà thôi, như người đứng đầu hành pháp, và rồi người này tìm cách thâu tóm những quyền lực khác cho riêng anh ta. Một số quốc gia khác xem việc hạn chế quyền hành pháp là quan trọng, nên trao nhiều quyền lực hơn cho ngành lập pháp và tòa án. Cách này có thể có nhược điểm là sự thiếu vắng một ngành hành pháp mạnh có thể ứng phó mau lẹ trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nhưng nếu phải cân bằng giữa các ưu và khuyết điểm của từng hệ thống cho một quốc gia cụ thể, hệ thống cho phép ngăn chặn chính quyền độc đoán có ưu điểm hơn hẳn so với một hệ thống chủ trương cho ngành hành pháp quyền được tự do làm theo ý họ. Nghệ thuật soạn thảo một bản hiến pháp cần lưu tâm đến các đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia là vì thế.

Tam quyền phân lập:

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 20 tháng bảy năm 2013

Phân chia quyền lực là nền tảng của một bản Hiến Pháp tiến bộ với mục đính kiểm soát quyền lực của chính phủ và đảm bảo quyền lợi của công dân.
Về cơ bản, việc tâp trung nhiều hoặc toàn bộ quyền lực vào một người hoặc cơ quan sẽ dẫn đến độc tài. Quyền lực phải được chia đều giữa nhiều cơ quan, nhiều người. Mỗi cơ quan có một giới hạn quyền lực nhất định và bị kiểm soát qua lại bởi những cơ quan khác.
Hệ quả tất yếu của việc phân chia quyền lực là tốn thời gian và đòi hỏi sự đồng thuận cao để thông qua một quyết định, đạo luật. Tuy nhiên, điều này giúp quyền lợi của người dân được đảm bảo. Những chế độ độc tài thường thiết lập các thể chế chính trị rất đơn giản và ngược lại, đặc điểm của một nền dân chủ là tạo ra những hệ thống phức tạp. [3]


Có 2 dạng phân chia quyền lực:
• Theo chiều dọc: quyền lực được phân chia theo cấp độ, từ cao đến thấp. Ví dụ: những cấp bậc ở Đức gồm có Liên minh châu Âu, Chính quyền liên bang, chính quyền địa phương, chính quyền thành phố.
• Theo chiều ngang: quyền lực được phân chia đều giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp (Tam quyền phân lập)
----------------------------------
PHẦN 1: Tam quyền phân lập – phân chia quyền lực theo chiều ngang (Horizontal separation)
Ý tưởng về tam quyền phân lập được hình thành từ thời Hy Lạp cổ đại và phát triển trong thời kỳ Khai Sáng tại châu Âu. Vào thế kỷ 17, nước Anh đã hình thành được một thể chế gồm ba nhánh [1]
• Quốc hội (Parliament) giữ quyền lập pháp, gồm 2 viện là House of Commons (Hạ viện, chức năng gần tương đương với quốc hội của Việt Nam) và House of Lords (Thượng viện). Thành viên của Hạ viện được bầu trực tiếp từ nhân dân trong khi đa số ghế của Thượng viện là được kế thừa
• Quốc vương (vua hoặc nữ hoàng) thừa kế quyền lực, giữ quyền hành pháp. Một chuỗi những thoả thuận giữa quốc hội và quốc vương đã được thông qua giúp quốc hội có thể kiểm soát quyền lực của quốc vương.
• Toà án nắm quyền tư pháp. Cho đến thế kỷ 17, quan toà tại Anh vẫn phục vụ quốc vương và quốc vương có quyền sa thải thẩm phán. Vào năm 1710, quốc vương đã đống ý yêu cầu của quốc hội về việc bảo đảm tính độc lập của toà án. Quan toà sẽ được giữ chức vụ suốt đời nếu làm tốt việc xét xử. Tiền lương cho nhánh lập pháp sẽ luôn được đảm bảo và một thẩm phán chỉ có thể bị sa thải khi cả hai Viện đều đồng ý.
MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC MỸ
Tại Mỹ, phân chia quyền lực được đề cập trong Hiến Pháp như một trong những điều cơ bản để xây dựng chính quyền. Ba nhánh được phân chia quyền lực đồng đều là quốc hội, tổng thống và toà án. [1]
--- Quốc hội ---
Hiến pháp Mỹ quy định chỉ duy nhất quốc hội có quyền lập pháp (tại Đức quyền lập pháp được chia ra cho 4 cơ quan khác nhau). Quốc hội Mỹ theo chế độ lưỡng viện bao gồm Hạ viện (the House of Representatives) và thượng viện (the Senate). Một dự thảo luật được thông qua chỉ khi có sự đồng ý của cả hai viện.
• Quốc hội -> Tổng thống: Quốc hội kiểm soát ngân sách chi tiêu của nội các, có quyền thông qua một đạo luật mà không cần thông qua tổng thống (yêu cầu 2/3 số phiếu). Có quyền tố cáo và bãi nhiệm tổng thống. Danh sách các ứng cử viên cho việc bầu cử tổng thống phải có sự đồng ý của quốc hội.
• Quốc hội -> Toà án: Việc đề cử các chứ danh cho toà án phải được thông qua bởi thượng viện. Quốc hội có quyền tố cáo và cách chức thẩm phán.
Trong lịch sử Mỹ, quốc hội đã tố cáo 17 thẩm phán, nghị sỹ và 2 tổng thống. Gần đây nhất là vụ buộc tội thẩm phán Thomas Porteous vào năm 2010 vì nhận hối lộ. Kết quả ông bị cách chức và không được nhận khoản lương hưu $174000.
--- Tổng thống và nội các ---
Quyền điều hành đất nước được trao cho tổng thống. Nhiệm vụ là phải đảm bảo luật pháp được thực thi một cách minh bạch và chính xác. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các vị trí trong chính phủ. Tổng thống đồng thời cũng là tổng tư lệnh của quân đội quốc gia.
• Tổng thống -> Quốc hội: Tổng thống có quyền phủ quyết những dự thảo luật do quốc hội thông qua nếu nếu cho rằng luật này vi phạm hiến pháp. Franklin Roosevelt là tổng thống sử dụng quyền phủ quyết nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ, 635 lần (Bill Clinton 37 lần, George W.Bush 12 lần). Nguyên nhân là do ông tại vị suốt 4 nhiệm kỳ (1933-1945), và trong khoảng thời gian này, quốc hội có rất nhiều cải cách sau cuộc Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ 2. [4]
• Tổng thống -> Toà án: Tổng thống có quyền đề cử các vị trí trong toà án.
--- Toà án ---
Toà án Tối cao là cấp cao nhất trong nhánh tư pháp, đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra Hiến pháp và các bộ luật liên bang. Hiến pháp bảo vệ sự độc lập của Toà án bằng việc đảm bảo chức vụ trọn đời của thẩm phán và không thể bị cách chức nếu không phạm sai lầm.
• Toà án -> Quốc hội: Toà án có quyền phán quyết một đạo luật là vi hiến và bị bãi bỏ. Trong năm 2013, Toà án tối cao Mỹ đã tuyên bố đạo luật về bảo vệ hôn nhân (Defense of Marriage Act) là vi hiến. Đạo luật được thông qua vào năm 1996, nội dung về việc không công nhận hôn nhân đồng giới. [5]
• Toà án -> Tổng thống: Toà án có quyền phán quyết những việc làm của tổng thống là vi hiến.
Hạn chế của ngành tư pháp Mỹ là ngân sách được quyết định bởi quốc hội. Tại Đức và Ý, Toà án Hiến pháp được quyền tự quyết ngân sách của mình một cách hợp lý [2]. Quốc hội Mỹ còn có quyền phủ nhận phán quyết vi hiến của toà án, mặc dù việc này rất khó khăn, đòi hỏi 2/3 số phiếu của quốc hội và 3/4 số phiếu từ các chính quyền địa phương.
KẾT
Có thể thấy việc phân chia quyền lực theo chiều ngang tạo nên một cơ chế kiểm soát qua lại rất chặt chẽ giữa các nhánh trong nhà nước. Dù điều này sẽ tạo nên sự phức tạp trong việc điều hành quốc gia nhưng giúp hạn chế tối đa việc lạm quyền, độc tài, đảm bảo tính độc lập và minh bạch trong từng nhánh của chính phủ.
Nhà nước Việt Nam hiện nay không theo cơ chế tam quyền phân lập, quyền lực nhà nước là thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Theo lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Vĩnh Phúc ngày 25/2/2013, việc ủng hộ tam quyền phân lập tại Việt Nam được xem là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức. [6]
----------------------------------
Tài liệu tham khảo
1/ Separation of Powers: The role of an Independent – Judiciarry in Sustaining our Democracy
2/ Judicial Independence in Europe, The Swedish, Italian and German Perspective – John Adenitire
3/ Teaching the German Way of Separating Powers – Joachim Detjen
4/ The American Presidency Project – Presidential Vetoes
5/ DOMA: US Supreme Court Declares Law Defending Traditional Marrige Unconstitutional – Watching America – Matteo Winkler
6/ Chương trình Thời sự VTV1, 19h ngày 25/2/2013
(Dân luận)

Thursday, August 8, 2013

Người tố cáo vụ 'nhân bản' xét nghiệm động trời

Thưa anh Thông ,
Bài 'Người tố cáo vụ 'nhân bản' xét nghiệm động trời' ở :
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/134812/nguoi-to-cao-vu--nhan-ban--xet-nghiem-dong-troi.htm
có đoạn :
. . .
"Mục đích của chị khi làm đơn tố cáo những sai phạm xảy ra tại khoa Xét nghiệm (do Giám đốc Nguyễn Trí Liêm trực tiếp chỉ đạo) là gì?
- Mục đích của tôi trước tiên là đấu tranh bảo vệ người dân huyện Hoài Đức được quyền chăm sóc, khám chữa bệnh đúng với chuyên môn và quy định của pháp luật, sau đó là bảo vệ bản thân và các cán bộ khác của bệnh viện.
Chúng tôi đã bị ông giám đốc đè nén nhiều quá, độc quyền nhiều quá.
"Chị có thể nói rõ về điều này?
- Ông Liêm là người độc đoán và không tạo được môi trường làm việc lành mạnh, tích cực.
Ngoài tôi ra, có rất nhiều người làm chứng việc ông này đã CHỬI MẮNG cả vị phó giám đốc hay TÁT VÀO MẶT một vị trưởng khoa trước mặt bệnh nhân chỉ vì trái ý."
. . .
Tôi xin góp ý :  những việc trên đã xãy ra chĩ vì hai nguyên tắc sau đây không được tuân thủ hay tôn trọng : 'mọi người đều bình đẳng trước pháp luật' và 'không ai đứng trên pháp luật' .

phi công nguyễn thành trung

Thưa anh Thụy ,
Nhân đọc bài 'Giới blogger lên tiếng bảo vệ mẹ con Đoan Trang' , tôi xin góp ý :
Nguyên tắc pháp lý từ ở hầu như mọi nước là AI LÀM NGƯỜI ẤY CHỊU .
Xin lấy một ví dụ : ngày xưa phi công VNCH Nguyễn thành Trung đã lái máy bay F-5 để ném bom dinh Độc lập rồi sau đó đáp xuống vùng đã được CS 'giải phóng' .
Trong bài 'Đại tá Nguyễn Thành Trung: Vợ con tôi 'sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn' , ông cho biết :
. . .
"Mặt khác, thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn.
Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán. Cánh an ninh không quân đưa xe đến nhà bắt vợ con tôi. Vợ tôi phản đối vì mình không biết gì về công việc của chồng. Họ từ tốn: “Thưa bà, chúng tôi không bắt bà (nếu bắt chúng tôi đã dùng còng số 8, trói bà chẳng hạn), chúng tôi tới đây mời bà vào phòng an ninh sư đoàn, với trách nhiệm bảo vệ sự an toàn tính mạng của bà và các con bà. Nếu bà có tài sản quý giá nào thì bà cứ mang theo”. Một tuần sau vợ và con tôi bị đưa từ Biên Hoà về số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sài Gòn cho đến ngày 30.4.1975. Đương nhiên, họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo. Có thể đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hoá với người thân của kẻ thù. Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung tướng không quân Trần Văn Minh đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản chiến. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến chuyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ."
. . .

Wednesday, August 7, 2013

Con cháu CB lên đường nhập ngũ : Có bao nhiều ng ?
Thưa quí vị ,
1/ Xin giới thiệu bài viết trên , đăng trên blog Mai thanh Hãi , http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2013/08/co-bao-nhieu-con-can-bo-len-uong-nhap.html   trong đó có đoạn :
"Binh Nguyên FB - Chị gọi điện cho tôi, nói với giọng thảng thốt : "Em ơi! Có cách nào chạy cho thằng con chị khỏi bị gọi nhập ngũ, nó rớt Đại học rồi!. Có trường nào chị gởi, bao nhiêu tiền cũng được... Nếu không được chắc chị cho nó đi du học bên Singapore , trường nào cũng được, miễn làm sao nó khỏi đi lính!".
Tôi hỏi chị : "Đi nghĩa vụ QS giờ chỉ có 2 năm mà chị, sao không để nó đi, rồi về học ĐH cũng không muộn mà?".
Chị cúp máy cái rụp, sau đó nhắn tin :"Tôi tưởng anh làm báo có thể giúp cháu, không ngờ anh tệ hại đến thế!".
. . .
Hay bây giờ yêu nước chỉ là đóng góp tiền "Góp đá xây Trường Sa", đóng tiền An ninh quốc phòng, hô hào bảo vệ Tổ quốc trên báo chí, truyền thông... còn nghĩa vụ đi lính thuộc về trách nhiệm con NHÀ NGHÈO ?..
Thử thống kê coi có bao nhiêu con quan chức từ cấp PHƯỜNG XÃ TRỞ LÊN  lên đường nhập ngũ?.. "
2/ Đọc xong bài viết này , tôi liên tưỡng ngay đến còm sau đây sau khi đọc bài 'Đừng nói suông' cũa anh Nguyễn Thông :
Tài 12:30 Ngày 26 tháng 7 năm 2013 với tựa 'THÀNH PHẦN NÀO ĐI CHIẾN ĐẤU Ở CAM PU CHIA ' , trong đó có đoạn :
"Thĩnh thoãng tôi hỏi anh CAKV , anh chỉ cho tôi trong tổ mình có gia đình CB/ĐV nào có con đi chiến đấu ở Kam -pu -chia không ? Tôi chĩ thấy toàn con cũa dân đen hay con cũa mấy anh lính chế độ cũ . Anh lặng im ko trả lời . . .
Nói như vậy , cho các bạn thấy , 'họ' hô hào thanh niên lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà chĩ thấy toàn dân đen hay con cháu lính chế độ cũ được 'trúng tuyển nghĩa vụ QS' mà thôi . . ."
3/ Sau đó là phản hồi cũa ông TMĐ 13:41 Ngày 26 tháng 7 năm 2013 , trong đó có đoạn :
"Hiện nay,đa số thanh niên khi được gọi gia nhập quân đội, hiện tượng trốn tránh không còn.Cá biệt trốn tránh lại rơi vào các gia đình quan to.Cháu nào cũng háo hức lên đường.
Phần vì giáo dục trong quân ngũ giúp các cháu chín chắn với đời.Phần vì các cháu thấy vinh dự được góp phần bảo vệ Tổ Quốc,nói rõ ra,sẵn sàng xung trận đánh Tàu.Phần vì thời hạn phục vụ trong quân đội đúng 18 tháng là các cháu phục viên. . . "
Xin quí vị góp ý về đề tài này .

Saturday, August 3, 2013

QUÂN HỒI VÔ PHÈN
Thưa quí vị ,
Sao quí vị cứ bức xúc hay lên tiếng về câu nói cũa Nguyễn Thanh Sơn .
Hiện giờ các quan dính kết với nhau  vì sự SỐNG CÒN mà thôi ; chứ họ ko thống nhứt ý kiến về mọi quan điểm , do vậy mới có bài báo 'Trương Tấn Sang xây một mà Nguyễn Thanh Sơn phá mười' . Vì họ đang ở tình trạng mà ông bà mình nói ,  'quân hồi vô phèng', nghĩa là 'không ai bảo được ai' .
Vã lại , dân gian có câu , 'nói dzậy nhưng ko phải vậy' hay 'nói một đường , làm một nẻo' , đây là căn bịnh thâm niên cũa nhiều quan lớn mà ông Nguyễn minh Thuyết đã nói trong bài viết mới đây .
Xin nói nhỏ cho quí vị biết , 2 con cũa xếp cũa ông Sơn (Phạm bình Minh) du học tại Mỹ . Hai cháu nội cũa Lê Duẫn cũng vậy . Thông tin này có trên Wiki .

'Bàn về hiệu quả thực tế của những “vũ khí” giữ gìn Biển Đông

Thưa quí vị ,
Nhân dịp ông Nguyễn Nhã ra mắt quyển 'Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa' ,   tôi xin giới thiệu bài  'Bàn về hiệu quả thực tế của những “vũ khí” giữ gìn Biển Đông'  ở :
http://boxitvn.blogspot.com/2013/08/ban-ve-hieu-qua-thuc-te-cua-nhung-vu.html
để các bạn suy gẫm ; bài này có đoạn (tôi đã rút gọn nhưng ko thay đổi nội dung) : 
"1/ Những chứng cứ “không thể tranh cãi”, chĩ hửu hiệu trong một môi trường có CÔNG LÝ và NHÂN TÂM, chứ vô tác dụng trước một kẻ đã quyết tâm xâm lược, chĩ cãi chày cãi cối, ngồi xổm lên Nhân tâm và Công lý, . . .Vậy phải làm thế nào ?
- Về Công lý, . . . cần đưa các bằng chứng ấy lên Tòa án quốc tế, . . . nếu đối thoại tay đôi với kẻ mạnh đang ức hiếp mình , chính là tiếp tay cho nó thôn tính nước mình. . .
- Về nhân tâm, . . . Nhà Nước lại bỏ tù những người lên tiếng chống kẻ xâm lược . . . thì còn ai tin vào kế sách chống XL của một NN như thế? . . .
2/ Trong môi trường của Nhân tâm và Công lý thì những chứng cứ lịch sử càng xưa càng có giá trị, càng đáng tin cậy, . . . Trái lại trong môi trường “chày cối” và ức hiếp thì dẫn chứng càng xa xưa . . . càng thua kém những sự thực đang diễn ra trước mắt.
. . .  lấy ví dụ vườn nhà anh A bị anh B láng giềng  chiếm lĩnh. Anh A đem gia phả  ra chỉ cho tên B thấy chủ quyền của A. Tên B liền bảo: Tôi cóc cần biết đây là của cụ 5 đời hay 10 đời của anh, . . . chỉ biết năm ngoái chính bố anh đã xác nhận khu vườn ấy là của tôi rồi, có chữ ký của bố anh rành rành ! Con cháu đã đem gán nợ cho người ta rồi còn giở gia phả làm chi cho rách việc?
Vì thế công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là một căn cứ quan trọng để TQ khẳng định ý kiến của VN đã chấp nhận HS-TS thuộc lãnh hải TQ, bất chấp những bằng chứng xa xưa. Muốn giữ Biển Đảo thì phải phủ định giá trị pháp lý của CH này . . .Nhưng như thế vẫn chưa đủ, những ký kết,  nhượng bộ và thái độ im lặng (hay chỉ phản đối lấy lệ) trước những hành vi xâm lược diễn ra sau CH 1958, từ HN Thành Đô đến nay, . . . còn mang giá trị CAM KẾT CAO HƠN  nhiều so với CH 1958. Cứ thế, bước đi sau còn tệ hơn bước đi trước.. . . nhưng những cam kết bí mật những năm gần đây giữa hai ĐCS thì dân lại không được biết . . . !!!
3/ . . .trưng ra những chứng cứ lịch sử phải đi kèm với việc đưa ra Tòa án quốc tế, với sử dụng sức mạnh đa phương, với việc trả tự do . . .  những người đã lên tiếng chống bọn XL , với việc không chấp nhận thủ đoạn 16+4 . . . nếu không thì những chứng cứ lịch sử quý giá cũng chỉ để cho ta tự sướng với nhau trong khi kẻ cướp cứ yên chí lấn dần bờ cõi! . . .
. . .
4/ . . .đánh giặc giữ nước tất nhiên cần vũ khí QS . Nhưng VK nào cũng cần một bộ phận châm ngòi  như cò súng, ngòi nổ hay các nút bấm… Bắn hay không bắn  thuộc về thuộc bộ phận CHÍNH TRỊ!
. . . nếu không . . . thì tàu ngầm, tên lửa, máy bay hiện đại mua của Nga … cũng đều vô dụng, . . .
. . . trong đấu tranh thì CT cao hơn QS , thực tại cao hơn quá khứ, hành động cao hơn ngôn từ, . . . Một khi NN thì “hợp tác chiến lược” với giặc bành trướng bằng kế sách 16+4, . . . thì tôi không hiểu những VK sẽ dùng để làm gì, nằm trong tay ai, ai sẽ sử dụng?
. . . điều đơn giản ấy chắc người cầm quyền cũng thừa sức nhận ra, nhưng tại sao không dám chọn lối ra sáng sủa ấy . . ."
Bài "Chũ nghĩa anh hùng trong văn chương" cũa Ng Hoàng Đức có đoạn :
." . . Anh dũng trong chiến trận, nhiều khi “nuôi quân ba năm dùng một giờ”, nhưng anh hùng trong đời thường là một quá trình dấn thân không ngơi nghỉ. . . Nước ta chiến đấu rất oai hùng, vẻ vang nghiêng ngửa năm châu, nhưng chúng ta vẫn nghèo, nghèo bậc nhất thế giới vì chúng ta quá thiếu anh hùng trong hòa bình.
Anh hùng trong hòa bình là gì? Trước hết là sống ngay thẳng cương trực, “có cứng mới đứng đầu gió”, thấy sao nói vậy, luôn luôn là bản chứng cho công lý. Nhưng người Việt lại mắc thói NÔ TÀI quá lâu, nên lúc nào cũng rút rát, ăn nói NHÌ NHẰN NƯỚC ĐÔI để chạy làng, vì thế ý tưởng sáng sủa trong đời sống cũng hiếm, mà công lý cũng chẳng trở thành lẽ sống của cộng đồng hay XH . . .
. . .Trong đời sống chúng ta nên giáo dục những đứa trẻ, hãy biết dũng cảm để nhận lỗi cho dù chỉ là việc đánh vỡ cái bát. Nếu con người không thật thà dũng cảm thì làm sao gia đình hạnh phúc và quê hương giầu có?
. . . Mấy nhà thơ cảm xúc của chúng ta vào trận bằng cái gì? Mấy vần thơ lèo tèo lao vào chiếu, giọng ẽo ợt ngân nga, tay múa ly rượu nhạt, vài người còn chưa uống xong tách chè nóng, bài thơ của họ đã đọc xong và đang đòi chuyển sang bài thứ ba.
. . . rồi sau đó tìm cách ẵm giải để chứng minh bản thân có tài năng xuất chúng siêu việt? Nhưng giá trị lớn của loài người như  TỰ DO , BÁC ÁI , BÌNH ĐẲNG , LẬP HIẾN , LỀ LUẬT , QUI TẮC SỐNG thì luôn lảng tránh. Và tự tuyên ngôn một lời đầu hàng ở ngay phút mở màn , “cơm áo không đùa với khách thơ”, thử hỏi tài năng thơ qui hàng giá áo túi cơm đó cỡ nào ?
. . .  Và một nước có cả triệu người đòi “lăn xả” vào chiến trường rượu thịt chiếu thơ, thử hỏi VH quốc gia còn nghèo hèn đến bao giờ nữa?

NGƯỜI ANH HÙNG NÀY CÒN ĐAU KHỔ HƠN KIM CHI VÀ CÁC BẠN !
Thưa quí vị ,
Nhân tin Kim Chi và các bạn bị tai nạn , do CA gây ra , tôi góp ý sau .
1/Đó là ông Nguyễn hữu Đang  : là đồng chí thân thiết của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Phan Thanh, Nguyễn Văn Tố . . .cựu TT bộ Thanh niên , người dựng lễ đài Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945 , người bị 15 năm tù vì đã DÁM nêu sự cần thiết cũa TAM QUYỀN PHÂN LẬP và NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN trong một chế độ toàn trị .

ông NGUYỄN HỮU ĐANG
tạp chí NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Phiên tòa xử nhóm cầm đầu NVGP , nặng nhứt là bà THỤY AN và NGUYỄN HỨU ĐANG
ông NGUYỄN HỮU AN , lúc cuối đời

2/Phần dưới đây (trong ngoặc kép) lấy từ bài ''Nguyễn Hữu Đang và Lê Công Định' trên Talawas .
"Trên báo Nhân văn số 4, số ra ngày 5.11.1956, ông Đang đã viết :
Hoà bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền Bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi tình trạng thiếu một nền PHÁP TRỊ hẳn hoi…
Do pháp trị thiếu sót mà CCRĐ hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà QĐ chưa có chế độ binh dịch hợp lý, CA hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, CB thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho CB hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của NN lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính NN đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn…
(còn tiếp)
===
(tiếp theo)
Mười lăm năm sau, sau khi mãn hạn tù, không biết Thụy An và những nhân vật khác trôi dạt về đâu, riêng Nguyễn Hữu Ðang thì lủi thủi trở lại làng quê ở Thái Bình:
… Gót nhọc men về thung cũ
Qùi dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn
(”Ăn năn” - Phùng Cung)
Ông sống gần hết quãng đời còn lại nhờ vào… côn trùng và cóc rắn! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ nằm trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (Phùng Quán, “Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Ba Phút Sự Thực .
Cho đến khi ông nhắm mắt lìa đời, tội danh gián điệp mới được 'châm chước'  thành 'mắc sai lầm tham gia nhóm Nhân văn-Giai phẩm."
. . .
3/Kết luận :
a/Khi ông viết 'tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi' hay BỐN lần lập lại cụm từ 'Do pháp trị thiếu sót' , ông đã ám chỉ đến TAM QUYỀN PHÂN LẬP và NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , là  một thể chế, trong đó mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền. . . .tôn trọng sự phân chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản. . . những người (đại biểu) được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu phải có trách nhiệm với những luật lệ mà họ ban ra.'
b/Chĩ vì dám lên tiếng đòi hỏi nền DÂN CHŨ PHÁP TRỊ mà ông Nguyễn hữu Đang đã TIÊU TAN CÃ CUỘC ĐỜI  , phải sống những năm cuối đời bên lề xã hội .
Thành ra , dù Kim Chi hay các bạn bè bị đánh đập , cũng  KHÔNG thấm thía gì nếu so với một người từng là bạn thân thiết cũa các lãnh tụ CS , từng là TT bộ Thanh niên ; từng được HCM giao toàn quyền trong việc dựng lể đài tuyên ngôn độc lập , nghĩa là ông có thể yêu cầu (gần như ra lịnh) cho thị trưởng Hà nội hay các BT giúp đở ông để hoàn thành công tác . 
'So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu.'
Ngày 31.7.13 , ông TT Ngoại giao Nguyễn thanh Sơn đã nói như trên . Ông có quyền như nói như vậy , nhưng nếu có tự trọng thì đừng bao giờ gởi con cháu sang học ở Mỹ , như ông Phạm bình Minh ( gửi 2 con) và ông Lê kiên Thành , con trai ông Lê Duẫn , gửi 2 con .
(Theo báo đảng ông Sơn có bằng TS tại LX và theo báo mạng thì lúc ở LX/Nga , ông làm nghề "đánh thùng" nghĩa là vét hàng thiết yếu ở LX và gửi về VN , một hình thức buôn lậu ) .
Nói thì nói cho vui , chứ nhân dân VN đã biết cái 'tỏng' (biết rõ ràng lắm rồi) của các quan : NÓI DZẬY MÀ KHÔNG PHẢI DZẬY hay NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO - vì đó là căn bịnh của phần lớn các quan ở VN đã được ông N.M.Thuyết mô tả trong bài viết 'Trí thức có trách nhiệm bày tỏ chính kiến của mình' .

Những độc đáo của VN mà TG không có - có lẽ đều xuất phát từ 04 nguyên nhân chủ yếu sau .
1/HÀNG CHỤC NGHÌN GS, PGS (1), mỗi năm  chỉ có MỘT VÀI đăng ký phát minh sáng chế (PMSC) ở nước ngoài (chứng tỏ trình độ ko tương xứng với bằng cấp .-Tài) . . . năm 2011 chúng ta chỉ có năm SC, cho đến nay không có nữa . . . Phi-pi-pin là nước có trình độ gần chúng ta họ cũng có vài trăm SC/năm.
2/Cả nước ta bị một căn bệnh 'NÓI MỘT ĐẰNG LÀM MỘT NẺO '. . . nhưng nay thể hiện quá rõ, từ trong cơ quan, với hàng xóm , với việc quốc gia . . .
3/ Đáng báo động thứ hai . . . là CÁI ÁC LÊN NGÔI .
4/Điều thứ ba là ĐẠO ĐỨC SUY THOÁI . . . không chừa bất cứ một giới nào, kể cả những người tai mắt của XH. Đó là những chuyện rất không bình thường ở trong XH nước ta hiện nay – vẫn được cho rằng bản chất XH tốt đẹp hơn XH khác rất nhiều.
Nguồn : Gs Nguyễn Minh Thuyết: Trí thức có trách nhiệm bày tỏ chính kiến của mình .
(1) : GSTS Nguyễn văn Hiệu , từng nói công khai , 'dắt qua Liên Xô một con bò khi về được một tiến sĩ?' Có nghĩa NN đã cử nhiều người sang LX học để lấy bằng TS nhưng học lực kém, chỉ cần  lòng trung thành với đảng là đủ.

Friday, August 2, 2013

TRUYỆN CƯỜI LX , TIẾP THEO

Hỏi: Có đúng Liên Bang Xô Viết có tự do ngôn luận giống Hoa Kỳ không?

Đáp: Đúng thế. Ở Hoa Kỳ, quý vị có thể đứng trước cửa Nhà Trắng và hét to, “Đả đảo Reagan!”, và quý vị sẽ không bị trừng phạt. Ở Liên bang Xô Viết, quý vị có thể đứng ở Quảng trường Đỏ ở Moskva và hét to “Đả đảo Reagan!”, và quý vị cũng sẽ không bị trừng phạt.

---

Hỏi: Sự khác nhau giữa báo Pravda (Sự thật) và báo Izvestia (Tin tức) là gì? (Ghi chú: hai báo lớn nhất của Liên xô)

Đáp: Trong báo “Sự thật” thì không có tin tức, còn trong báo “Tin tức” thì không có sự thật.

—–

Luật pháp LX đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Nhưng nó không đảm bảo quyền tự do sau khi ngôn luận.

—–

Hỏi: Điều gì là vĩnh cửu ở Liên Xô?

Đáp: Những khó khăn tạm thời.

—–

Hỏi: Tình trạng hỗn độn là gì?

Đáp: Xin lỗi! Chúng tôi xin phép không bàn luận về kinh tế đất nước.

Trích:
Vì sao, theo học thuyết Mac-Lê, cá thể là trung tâm của CNXH ?

Để có thể đá hắn từ mọi phía



Một bà nội trợ nói: Ngày mai có tuyết đấy

Bà khác trả lời: tôi không xếp hàng mua thứ đó đâu.



Một anh chàng Do Thái được cán bộ Đảng hỏi:

- Tổ chức cử anh đi Hungary xây dựng CNCS anh có đi không ?

- Tôi sẵn sàng

- Cử anh sang VN xây dựng CNCS anh có đi không ?

- Tôi sẵn sàng

- Cử anh sang Israel xây dựng CNCS anh có đi không ?

- Tôi không đi

- Vì sao vậy ?

- Vì Israel là đất nước của tôi!



Một người chết đi và bị đẩy xuống địa ngục. Anh ta được chọn giữa địa ngục tư bản và địa ngục cộng sản. Anh ta thấy một hàng người dài xếp hàng trước cửa địa ngục CS, nhưng không có ai xếp hàng trước cửa địa ngục tư bản, liền ra chỗ cửa địa ngục tư bản trước. Ở đó có Adam Smith đứng canh. Khi được hỏi ở đây thế nào, Smith trả lời: anh sẽ bị nướng trên vạc dầu nóng, rồi bị băm thây bằng dao sắc.

Nghe thấy kinh hãi quá, anh chàng liền chạy sang xếp hàng bên cửa địa ngục CS. Khi đến lượt, thấy có Karl Marx canh cửa. Khi hỏi “ở đây thế nào”, Marx cũng trả lời: “anh sẽ bị nướng trên vạc dầu nóng, rồi bị băm thây bằng dao sắc.” Anh chàng thắc mắc: “thế có gì khác với địa ngục TB ? !”. “Ở đây hay thiếu dầu để nướng, và khi có dầu thì cũng thiếu dao”.

TRUYỆN CƯỜI LX , TIẾP THEO

Một chuyện khác thì kể rằng thời vị TBT đã yếu lắm rồi mà dân Liên Xô cứ sáng nào cũng phải nghe bản tin của đài Moscow:

"Các đồng chí và các bạn thân mến. Đồng chí TBT kính mến, Leonid Ilijch Brezhnev sau cơn ngã bệnh đã chứng tỏ sức sống của một người cộng sản. Dù chưa tỉnh cơn hôn mê, đồng chí vẫn quay lại Bộ Chính trị làm việc!".

Về bản thân tính khoái cười của ông thì người ta nhớ đến chuyện ông tự phong mình làm nguyên soái Liên Xô sau khi đã lên làm TBT đảng CS (năm 1964), và vào lúc không có chiến tranh gì.

Chả là khi kết thúc Thế Chiến II, ông Brezhnev mới chỉ là thiếu tướng và cũng không có thành tích gì nhiều và cũng chưa tham dự trận đánh vào Berlin.

Nhưng ông thích bộ quân phục nguyên soái và cho tổ chức lễ ra mắt quân hàm với các cựu đồng ngũ từ quân đoàn 18.

Ông khoác một áo choàng rộng, bước vào phòng, hô to: "Nghiêm!'.

Mọi người đứng bật dậy chào. Ông mở tung áo choàng, khoe bộ quân hàm nguyên soái vào hể hả: "Này, nhìn đẹp không này!'.

Ông nổi tiếng là người ham các danh hiệu, các quà tặng và thích chơi xe hơi.

Đến khi chết Brezhnev vẫn không hết góp phần vào chuyện tiếu lâm Liên Xô. Ví dụ như chuyện vì sao Yurij Andropov được lên kế nhiệm ông:

'Trên giường bệnh Brezhnev đã yếu lắm rồi nên người ta cứ phải hỏi ai sẽ lên thay ông.

Brezhnev mời các nhân vật cao cấp nhất Bộ Chính trị vào. Mọi người sắp đặt chỗ ngồi quanh giường bệnh. Brezhnev bỗng chỉ vào Andropov và nói: -A, aaaaaaaaaaaaaaaaa'.

Tất cả vỗ tay mừng Andropov. Trong tiếng ồn ào không ai nghe được người bệnh thều thào trước khi tắt thở 'Aaaaaaaaaaaaandropov đứng vào ống dẫn ôxy của tôi'.
Breznep hỏi cháu ngoại:
-Cháu ngoại ơi, lớn lên cháu sẽ làm nghề gì?
-Cháu sẽ làm Tổng bí thư!
Breznep ngạc nhiên:
-Chẳng lẽ đất nước LX này lại cần đến 2 Tổng bí thư. __________________
Moskva những năm 1970. Mùa đông giá rét. Có tin đồn là ngày hôm sau cửa hàng bán thịt số 1 sẽ có thịt.
Ngay hôm đó trước cửa hàng đã có hàng chục ngàn người với áo khoác ấm, giày cao cổ, rượu và bàn cờ đứng thành hành dài.
Lúc 3 giờ chiều một người bán thịt đi ra và nói: “Thưa các đồng chí, BCH TW vừa gọi xuống, thông báo rằng không đủ thịt bán cho tất cả mọi người vì vậy mà dân Do Thái nên về nhà”.
Dân Do Thái nhẫn nhục bước ra khỏi hàng. Những người khác tiếp tục đợi.
Lúc 7 giờ tối người bán thịt lại bước ra và nói: “Thưa các đồng chí, BCH TW vừa gọi xuống, thông báo rằng hóa ra là không có thịt vì vậy mọi người nên về nhà”.
Đám đông tản ra, vừa đi họ vừa lầm bầm: “Bọn Do Thái khốn nạn lúc nào cũng gặp may!”.
Nguồn : 'Mười chuyện tiếu lâm hay nhất thời Liên Xô' do báo The Times (Anh) bình chọn .
===
3) Đài phát thanh Mátxcơva tiếp tục trả lời câu hỏi của thính giả:
Hỏi: – Truyện tiếu lâm nào ngắn nhất?
Đáp: – Tiến lên Xã hội Chủ nghĩa
Hỏi: – Còn truyện tiếu lâm nào dài nhất?
Đáp: – Diễn văn của Tổng bí thư tại Đại hội Đảng.
Hỏi: – Chủ nghĩa Xã hội là gì?
Đáp: – Chính quyền Xô-viết cộng với điện khí hóa hệ thống dây thép gai toàn quốc!.
Hỏi: – Hai hệ thống nào không thể hòa hợp với nhau?
Đáp: – Hệ xã hội chủ nghĩa và hệ thần kinh.
Hỏi: – Cuộc bầu cử Xô-viết thực sự diễn ra lần đầu vào lúc nào?
Đáp: – Khi Thượng đế dẫn Eva đến cạnh Adam và bảo: “Hãy chọn vợ cho con đi!”
Hỏi: – Có phải Adam và Eva là những người cộng sản đầu tiên?
Đáp: – Có thể thế! Cả hai đều ăn mặc giản dị, họ ăn uống rất thanh đạm, họ không bao giờ có nhà riêng, và hơn hết, họ luôn tin tưởng rằng họ đang sống trên thiên đường.
Hỏi: – Dân chúng Liên Xô được chia thành những nhóm như thế nào?
Đáp: – Hai nhóm: nhóm thỏa mãn và nhóm bất mãn. Nhóm bất mãn do KGB quản, nhóm thỏa mãn do công an kinh tế quản.
Hỏi: – Có thể tồn tại Đảng đối lập ở Liên Xô hay không?
Đáp: – Không, bởi nếu người ta cho phép thêm một Đảng nữa thì tất cả mọi người lại gia nhập Đảng này và thế là lại độc đảng như cũ.
Truyện cười , được phổ biến trong dân gian dưới thời còn  là Liên bang Xô viết :
"Vợ nói với chồng :
'Tối nay , khi xem TV , mình nhớ xem ở tỉnh nào có khoai tây rẻ để ngày mai vợ chồng mình lái MÁY BAY tới đó mua !"
Ý nói , tuy LX đã phát triển về công nghiệp nặng , nhưng vẫn chưa lo nổi bửa ăn hàng ngày cho dân .
Theo báo chí Tây phương , nhiều mặt hàng tiêu dùng hàng ngày vẫn thiếu thốn (hình chụp các cửa hàng , kiểu như HTX tiêu thụ , với quày hàng trống trơn) . Do lúc đó chưa có kinh tế thị trường , sản xuất đều theo kế hoạch (còn gọi là kinh tế chỉ huy) , dẫn đến có thứ thì dư thừa , có thứ lại thiếu .
Theo bài ' Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu' trên Wiki thì , 'Ở tất cả các nước XHCN, nền kinh tế không phát tiển theo thị trường, mà được chỉ đạo, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng nợ nước ngoài vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, ganh đua với Tây Âu'.
'Dắt qua Liên Xô một con bò . . . ?'
Xin trả lời bạn 'Nặc danh 08:09 Ngày 04 tháng 8 năm 2013' .
Còm trên , tôi có lỗi nhỏ là viết quá vắn tắt , ko nêu nguồn cũa thông tin này . Nay bạn cần kiểm chứng thì có ngay .
A . Nguồn thứ nhứt  : http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080604091525AAEHQSk
Câu hỏi sau đã được đặt ra trên 'Yahoo! Hỏi Đáp Việt Nam' (cũa 'hảy tỉnh lại qua cơn mê') .
"Tại sao GSTS Nguyễn Văn Hiệu nhà khoa học hàng đầu của Việt nam lại nói , 'dắt qua Liên Xô một con bò khi về được một tiến sĩ?" . (câu hỏi đặt ra cách đây 5 năm) .
Có bốn câu trả lời :
1/A Tèo :
(Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn)
Đi học TS ở LX, bảo vệ ko thành công luận án thì được gọi là PTS. Mấy năm trước VN chuyển tất cả PTS thành TS hết nên ông Hiệu nói thế. (cách đây 5 năm) .
2/ nam T :
Ông là người tài giỏi được thế giới công nhận, dù rằng bằng cấp của ông cũng từ LX. Nhưng ông nói " Dắt qua LX 1 con bò khi về được 1 tiến sĩ". Có nghĩa nhà nước đã cử nhiều người sang LX học để lấy bằng TS nhưng học lực kém, chỉ cần 1 lòng trung thành với đảng là đủ. (cách đây 5 năm)
3/ anhcasg :
Vì lúc đó LX "mỵ" ta để dụ ta theo ông Lênin...người mà "đại thi sởi" Tố Hữu khóc thương hơn cả bố đẻ ra mình khi hay tin Lênin "tỏm". (cách đây 5 năm)
 4/ người thổi lửa :
Khi đó cứ ai sang học ở Liên xô thì đều có bằng cấp hết bất kể có giỏi hay không ; đảng Cộng sản Liên xô chỉ đạo mà . Mà kể cả bây giờ các nguyên thủ quốc gia thích lấy bằng ở đâu cũng được vì vấn đề ngoại giao mà . (cách đây 5 năm) .
B . Nguồn thứ hai : http://www.conongviet.com/ChinhTri/webmar032011-nguyenminhtriet-nguyentandung.htm có đoạn :
"Ông GSTS danh tiếng một thời tại Viện nguyên tử Đúp-na (Liên Xô) Nguyễn Văn Hiệu, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam đã có lần nói công khai: “Cứ dắt một con bò sang Nga, khi trở về ta có một phó tiến sĩ”. (Sau ngày chữ “Phó” được nhà nước CS gạch bỏ và tất cả các “Phó Bảng”/”Con bò” đều là tiến sĩ hết!)."
C . Ngoài ra còn một số blogger khác lại nói câu đó là cũa Ông Hoàng Ngọc Hiến : "Trong giới trí thức của thầy Mạnh có rất nhiều vị TS và phó TS , nhưng dường như đạt được những học vị này không cần phải tốn nhiều công đèn sách cho lắm hay sao mà, đến nỗi , "ông Hoàng ngọc Hiến nói , dắt con bò sang Liên Xô nó cũng đỗ phó tiến sĩ kia mà!”
http://www.luanhoan.net/Bai%20Moi%20Trong%20Ngay/html/bm%2011-5-30.htm
Kết luận : câu nói trên được loan truyền trên mạng , kẻ nói cũa ông Hiệu , kẻ nói cũa ông Hiến . Nhưng tôi nghĩ , cũa ông Hiệu thì đúng hơn vì có người đã đặt câu hỏi , và được trả lời như ở phần A .
Còn bạn muốn biết báo cũa NN có thông tin này không thì tôi chịu thua . Vì có những tin chĩ tồn tại vài giờ đồng hồ (trên báo nhà nước) thì lại bị gở xuống ; chĩ có độc giã nào lưu trong máy tính thì còn , cuối cùng nó vẫn tiếp tục 'sống' trên cộng đồng mạng .

NGUYỄN HỮU ĐANG.3

Sau khi bài thơ 'Quê lúa' cũa Nguyễn Việt Chiến , đăng trên blog này ngày 29.7.13 ,  tôi đã góp ý bằng bài 'NGƯỜI TRỒNG LÚA THÁI LAN QUÁ SƯỚNG !'  và tôi liền bị bác TMĐ ném đá : chung qui cũng chĩ vì cái 'tội' cố hữu là dám cổ vỏ cho Tam Quyền Phân Lập khi viết bài này . Điều này chứng tỏ bác ấy đã thường xuyên GIÁM SÁT , SOI MÓI (có lúc bác còn nói , đang làm công tác 'ĐẮP BỜ' giùm cho chũ blog) mọi còm trên blog này , đặc biệt là cũa tôi ; khi làm như vậy bác đã ' bảo hoàng hơn vua' . Cũng may , bác ấy đã về hưu , chứ nếu Bác làm BT Thông tin  sẽ ra chế độ kiểm duyệt : loại bỏ các bài viết có 2 cụm từ 'Nhà Nước Pháp Quyền' hay 'Tam Quyền Phân Lập' . Như Trung quốc đã làm với các cụm từ như 'thiên an môn' , v.v...
(Tôi nhận xét , bác ấy gần như luôn 'dị ứng' với các bài viết cũa tôi (đặc biệt là bài 'VN CÓ THIẾU ANH HÙNG KHÔNG ?' ở còm 'Tài 00:39 Ngày 01 tháng 8 năm 2013' ) dù tôi không chửi bất cứ người cầm quyền , v.v... vì như đã nói nhiều lần , mục tiêu đã kích hay tấn công cũa tôi là CƠ CHẾ chứ ko phải là CON NGƯỜI . Chính cơ chế làm cho con người trở nên THAM NHŨNG và LẠM QUYỀN) .
1/ Và tôi đã trả lời như sau :
"Tài 11:09 Ngày 30 tháng 7 năm 2013
Da mặt tôi dầy đi nữa thì cũng chưa bằng 'Dì Tiến hay ông Ga cũa bác' (ý tôi muốn nói là 'ĐẢNG cũa bác' , chứ dì Tiến năm nay mới 54 cái xuân xanh , sao lại là DÌ cũa người đã trên 70 như bác ấy.-Tài) . Vì tôi chĩ bị mình bác 'ném đá' , còn các người này và đồng chí cũa họ đang bị CÃ NƯỚC RỦA XÃ .
Tôi tranh đấu hay cổ vỏ TAM QUYỀN PHÂN LẬP là cho con cháu tôi còn ở VN (như đã viết nhiều lần trên blog) và giới trẻ vì chúng xứng đáng được hưởng ; chứ tôi ko tranh đấu cho bác - người đã đóng góp vào việc làm sụp đổ cái chế độ đã nuôi dưỡng và giáo dục bác nên người .
Thà bác ngậm miệng ăn tiền' thì lành hơn . Chớ gặp giới trẻ như TRẦN KẼM , TRẦN HÙNG , hay HỒ ANH thì họ không nhẹ tay với bác đâu ."
2/ Và bác TMĐ trả lời :
"TMĐ 15:41 Ngày 30 tháng 7 năm 2013
Bác chê tôi "người đã đóng góp vào việc làm sụp đổ cái chế độ đã nuôi dưỡng và giáo dục tôi nên người"! Chưa về đến Sài Gòn,đang trốn chui trốn nhũi tận đẩu đâu,Bác đã thảo sẵn một bản án rồi.Xin hỏi Bác,cả cái miền Nam Việt Nam hồi ấy,học sinh sinh viên đang được chế độ "nuôi dưỡng và giáo dục" sao chúng lại"vô ơn"ùn ùn xuống đường từ Huế,Đà Nẵng,Qui Nhơn,Nha trang, Đà Lạt,Sài Gòn để chống đối chế độ?Chỉ có Bác,từ 1968-1975, thức thời, đi làm cái nghề"bóp cò súng"-theo lời Bác kể!
Còn nữa.Bác dọa tôi,sẽ dùng Trần Kẽm,Trần Hùng,Hồ Anh nặng tay với tôi.Bác biết đấy,TÔI CHƯA BỊ AI NẶNG LỜI với tôi trên diễn đàn này . . ."
KẾT LUẬN : Xin để quí vị và các bạn trẻ cho ý kiến .
Gs Nguyễn Minh Thuyết: Trí thức có trách nhiệm bày tỏ chính kiến của mình .
Bài này có đoạn :
"Trong số hàng chục nghìn GS, PGS của nước ta, mỗi năm chúng ta chỉ có một vài đăng ký phát minh sáng chế (PMSC) ở nước ngoài. Ví dụ năm 2011 chúng ta chỉ có 5 SC, cho đến nay không có nữa. Trong khi đó, . . . Hàn Quốc có hàng nghìn, Phi-pi-pin là nước có trình độ phát triển gần chúng ta, . . . , họ cũng có vài trăm SC/ năm.
Còn những PM SC trong nước có thể nói là cũng không đáng bao nhiêu. . .  cho thấy tiến bộ về VH vật chất ở nước ta rất chậm.
. . . đáng lưu tâm là VHXH, tức là vấn đề thuộc về tư tưởng, lối sống, đạo đức đang sa sút nghiêm trọng. . . . hiện nay có thể nói là cả nước ta bị một căn bệnh 'nói một đằng làm một nẻo'. . . . đã có từ lâu lắm rồi nhưng nay thể hiện quá rõ, từ trong cơ quan, với hàng xóm , với việc quốc gia . . . Nên nhiều khi tôi có những phát biểu, những hành động mà nhiều người nói là anh quá bạo. . . Nhưng tôi vẫn phải nói, hiện nay cả XH người ta không dám nói thật ý của mình. . . . nhưng tôi nghĩ rằng phải có một số người nên nói lên suy nghĩ ít nhất là của cá nhân, hoặc của những người thân để cho người khác và LĐ biết để xử lý.
PV:Những người có trách nhiệm có trách ông? Vậy có đồng chí LĐ nào phản hồi ý kiến lại với ông không?
GS Thuyết:Có một số vị BT, trưởng ngành, khi tôi chất vấn họ trên hội trường, thì họ cũng gửi văn bản đến giải thích hoặc giờ giải lao họ tìm gặp tôi để giải thích ... Nhưng cấp cao hơn thì không có (cười).
. . .  cái đáng báo động thứ hai về VH của nước ta là cái ác lên ngôi. Thực ra thì ở nước nào và ở thời nào cũng có những kẻ ác hay mất nhân tính nhưng có thể nói giai đoạn hiện nay chúng ta phải chứng kiến quá nhiều sự kiện làm chúng ta đau lòng về tâm tính của người Việt, trong đó có lớp trẻ. Những vụ giết người vẫn cứ diễn ra chỉ vì những quyền lợi rất nhỏ nhặt. Những vụ việc tàn nhẫn không chỉ thể hiện chỗ giết người mà ở chỗ người ta sẵn sàng tranh đoạt nhau, đẩy nhau vào thế khốn cùng, làm ngơ trước nỗi đau của người khác. Cái ác nó lên ngôi là thế.
Điều thứ ba là đạo đức suy thoái. Sự suy thoái này không chừa bất cứ một giới nào, kể cả những người tai mắt của XH. Đó là những chuyện rất không bình thường ở trong XH nước ta hiện nay – vẫn được cho rằng bản chất XH tốt đẹp hơn XH khác rất nhiều. Có thể nói đấy là man rợ, không thể tưởng tượng được.Nó không chỉ là chuyện làm chúng ta buồn, chúng ta nản, mà nó gây hại cho con người. Đó thực sự là những sự việc nổi cộm hiện nay."
. . .

Thursday, August 1, 2013

NƯỚC  BHUTAN TÍ HON NHƯNG KHÔN NGOAN HƠN VIỆT NAM


Nhà Vua Bhutan
TL: Quốc gia Bhutan có tên đầy đủ là Vương quốc Phật giáo Bhutan. Diện tích chỉ chiếm 47.500 km2. Dân số (phỏng đoán) năm 2006 là khoảng 2.279.723 người. Đây là quốc gia có địa hình với toàn bộ địa hình đều là đồi núi ngoại trừ một dải đồng bằng cận nhiệt đới nhỏ ở vùng viễn nam bị phân cắt bởi các thung lũng được gọi là Duars. Quốc gia này thuộc Nam Á, nằm giữa hai quốc gia: Ấn Độ và Trung Quốc. Thimphu, thủ đô với dân số khoảng 98.676 (theo điều tra năm 2005), là trung tâm lớn nhất quốc gia này. Bhutan là một trong những quốc gia biệt lập nhất thế giới nằm ẩn mình trên dãy Himalaya. Để giữ gìn bản sắc văn hóa, Bhutan chú trọng hai vấn đề chính: Bảo vệ môi trường tự nhiên (băng tuyết trên dãy Himalaya ở phía Bắc và rừng ở phía Nam) và niềm tin tôn giáo. Chính vì vậy, quốc gia Bhutan nổi tiếng về sự vô danh, bí ẩn và truyền thống của mình.
Bhutan theo chế độ quân chủ lập hiến. Có vua, thủ tướng và một Hội đồng bộ trưởng gồm 10 người. Bhutan đã trở thành nước dân chủ nghị viện vào năm 2008.
Bhutan là nước duy nhất lấy “Tổng Hạnh phúc Quốc gia” thay cho “Tổng Sản phẩm quốc nội” – Nhiều người đánh giá, với quan niệm này, Bhutan dường như đã đi trước những khám phá gần đây của các nhà tâm lý học kinh tế phương Tây, gồm cả người đoạt giải thưởng Nobel năm 2002 Daniel Kahneman rằng, vấn đề liên quan giữa mức độ thu nhập và hạnh phúc. Nó cho thấy cam kết của nhà Vua trong việc xây dựng một nền kinh tế thích hợp cho nền văn hóa độc nhất của Bhutan, dựa trên các giá trị tinh thần Phật giáo, và là định hướng thống nhất cho nền kinh tế. Chính sách này đã gặt hái được những kết quả mong muốn khi Bhutan được xếp là nước hạnh phúc thứ 8 trên thế giới…Khẩu hiệu của Bhutan là: Hạnh phúc tự nhiên cho Dân tộc"

Bhutan là một nước nhỏ, nghèo - diện tích chỉ khoảng 38 ngàn cây số vuông và dân số chưa đến 800 ngàn người - nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nước này theo thể chế Quân chủ lập hiến, nhưng chỉ từ năm 2007, Bhutan mới có luật cho phép người dân lập đảng chính trị để tranh cử Quốc hội và đảng hoặc liên đảng nào nắm đa số sẽ ngồi ghế thủ tướng điều hành quốc gia. Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 2008 đảng Druk Phuensum Tshogpa (Hòa Bình & Thịnh Vượng) thắng lớn với 45/47 ghế. Đảng People's Democratic Party (Dân Chủ Nhân Dân) chỉ được 2 ghế.

Bhutan trong nhiều thập niên trước có mối giao hảo gần gũi với Ấn độ, nhưng khi đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng lên cầm quyền, họ không muốn bị ảnh hưởng nhiều bởi Ấn Độ nên tìm cách tiếp cận Trung quốc. Tháng 6 năm 2012 khi tham dự hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về môi trường tại Rio de Janero (Brazil), Thủ tướng hai nuớc Bhutan và Trung quốc đã có một cuộc hội đàm tay đôi. Trong cuộc hội đàm này Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra 5 nguyên tắc sống chung hòa bình để thúc Thủ tướng Jigme Thinley thiết lập bang giao với Trung quốc hầu sớm "phân định biên giới giữa hai nước". Sau cuộc hội đàm này, Trung quốc liên tiếp gởi nhiều phái đoàn cấp cao sang Bhutan hứa hẹn viện trợ kinh tế và trao đổi mậu dịch. Thay vì chỉ đưa cái bánh vẽ 16 chữ vàng, 4 tốt như trường hợp cho Việt Nam, Bắc Kinh ưu ái tặng Bhutan ngay một pho tượng Phật cao 50 mét có dát vàng, dựng ngay tại thủ đô Thimphu.

Trong 5 năm cầm quyền, đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng đã thực hiện nhiều chuyện đúng theo lời hứa, chẳng hạn như xây dựng hạ tầng cơ sở, sân bay, cung cấp đầy đủ điện nước cho người dân sử dụng và đặc biệt là tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Một đất nước nhỏ bé với dân số chưa đầy 800.000 người nhưng có đến 10 tờ báo tư nhân. Với thành tích đó, giới quan sát quốc tế, đặc biệt từ Ấn Độ, tin rằng đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng sẽ thắng lớn vì "quá được lòng dân". Theo thể thức bầu cử Quốc hội ở Bhutan, tiến trình có 2 bước: đầu tiên là cuộc bầu cử sơ bộ để chọn ra hai đảng có số phiếu bầu cao nhất; và 2 đảng này sẽ tranh trong cuộc bầu cử chung kết.


Cuộc bỏ phiếu sơ bộ đã diễn ra vào ngày 31/05/2013 với kết quả đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng và đảng Dân Chủ Nhân Dân đủ điều kiện để vào vòng nhì. Cuộc bầu chung kết đã diễn ra vào ngày 13/07/2013 vừa qua với kết quả thật bất ngờ. Đảng Dân Chủ Nhân Dân thắng lớn với 32 ghế (tức là tăng thêm 30 ghế so với lần trước). Đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng chỉ còn 15 ghế. Và thế là ghế thủ tướng được chuyển lại cho đảng Dân Chủ Nhân Dân.

Với kết quả bỏ phiếu này, giới phân tích quốc tế nay nhận ra các điểm chính sau đây về người dân Bhutan:

-Nhờ những quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, dân chúng Bhutan, với tuyệt đại đa số theo đạo Phật, đã nhìn xuyên qua được bức tượng khổng lồ để thấy tâm địa của Bắc Kinh. Họ đặc biệt nhắc nhau về những cảnh đàn áp dã man của Bắc Kinh đối với các phật tử Tây Tạng, cũng như nỗ lực tẩy xóa văn hóa Tây Tạng kể từ khi chiếm đóng nước này.

-Nhờ không có ai độc quyền viết sử hay xóa sử, dân chúng Bhutan không quên ý đồ lấn đất liên tục của Bắc Kinh dọc theo biên giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Chính vì thế mà các phủ dụ của Ôn Gia Bảo trở nên nham nhở.

-Nhờ nhìn vào tấm gương Tây Tạng, Tân Cương, dân chúng Bhutan biết chắc chắn rằng mất nước là mất hết, kể cả mất luôn những thành tựu mà đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng đã xây dựng được. Đối với họ, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quan trọng hơn hết.

Ngoài ra việc Miến Điện đang dần dần tách rời ảnh hưởng Trung quốc cũng được người dân Bhutan đặc biệt quan tâm. Chính phủ và đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng nhận ra được điều này nên Thủ tướng Jigme Thinley cố phân bua rằng họ chưa cam kết gì với Bắc Kinh trong việc thiết lập bang giao giữa hai nước cả. Mặc dù lên tiếng đó đã quá trễ; người dân Bhutan không chấp nhận việc đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng đưa đất nước vào hiểm họa mất chủ quyền từng bước, dù cố tình hay chỉ vì nhẹ dạ.

Bắc Kinh lập tức giải thích sự kiện này bằng luận điệu quen thuộc. Đó là vì đảng Dân Chủ Nhân Dân được các thế lực nước ngoài tài trợ, đặc biệt là từ Ấn Độ. Giới quan sát quốc tế lập tức đặt ngược vấn đề: nếu thế tại sao trong kỳ bầu cử trước, Ấn Độ lại không giúp và để đảng Dân Chủ Nhân Dân chỉ được 2 trong số 47 ghế quốc hội? Hơn thế nữa, trong lúc không có bằng chứng nào về sự can thiệp từ Ấn Độ, người ta chỉ thấy những trò lấy lòng lộ liễu của Trung Quốc như vụ tặng tượng Phật dát vàng, v.v...

Ngoài Bắc Kinh ra, hầu hết giới quan sát trong vùng Nam Á đều đồng ý kết quả bỏ phiếu này phản ánh đúng tâm nguyện của người dân Bhutan. Đối với người Việt Nam, có lẽ câu hỏi kế tiếp là điều gì khiến một đất nước nhỏ và yếu hơn Việt Nam rất nhiều về mọi mặt, kể cả trình độ dân trí, lại có những quyết định khiến thế giới phải giật mình như thế?

Có lẽ khác biệt căn bản giữa Việt Nam và Bhutan là tại nước đó, không có đảng phái nào dám nhân danh công trạng để độc quyền ban phát các quyền tự do căn bản của con người; và lại càng không có đảng phái nào dám viện lý do trình độ dân trí thấp để tước luôn quyền quyết định vận mạng đất nước của người dân.



Tác giả: Ngô Văn - Thư viện VN

NGUYỄN HỮU ĐANG , TIẾP THEO

Thưa bác TMĐ và quí vị ,
1/ Khi tôi dùng cụm từ 'dì Tiến hay ông Ga cũa bác' là có ý nói , 'ĐẢNG  cũa bác' . Chứ đâu có ý như bác nghĩ . Báo chí hay gọi 'dì Tiến' thì tôi gọi theo .
2/ Ngay từ 1956 , sống trong chế độ toàn trị mà ông Nguyễn hữu Đang đã cổ vỏ cho Tam Quyền Phân Lập để rồi bị đọa đầy . Các cựu SV tranh đấu (dưới chế độ cũ) như Huỳnh ngọc Chênh , Hạ đình Nguyên , v.v... và các nhân sĩ Bắc Hà như Nguyễn quang A , Huệ Chi , v.v... cũng đang cổ vỏ cho TQPL và Nhà Nước Pháp Quyền  .
Bác TMĐ hay nói , tôi ko biết gì về CS nên mới cổ vỏ TQPL , vậy mấy người này cũng mù tịt về CS à . Nói như bác , chĩ có người hiểu được CS - như bác , mới được quyền nói đến TQPL .
Chẵng lẽ bác lại ác cảm , cay cú , hay sợ bốn chữ TQPL : coi nó là thuốc độc và nếu (VN) áp dụng thể chế này sẽ gây hổn loạn hay do dân trí VN quá thấp nên không thể áp dụng . Nói như vậy , Myanamar đang có hổn loạn  hay dân trí người Việt thua dân Myanmar !
Hay chĩ có đãng CS mới đủ sáng suốt lãnh đạo nhân dân VN  !
Nếu 'họ' sáng suốt thì chủ blog này đã không có đề tài để viết (cạn đề tài) ; và các còm sĩ như Trần Kẽm , Thích Đọc Còm , Luận Hay Thì Chơi , tôi và nhiều người khác đã ko tham dự blog này (có lẽ sẽ giải nghệ) .
3/ Riêng tôi , không dám kêu ai là ngu hay trẻ con . Vì chĩ có mình , mới biết mình khôn hay ngu , người lớn hay trẻ con mà thôi .
4/ Các cụ Locke , Montesquieu - với đầu óc hoài nghi - đã lập luận , không thể giao việc điều hành đất nước cho những con người , với giả định họ là người có đạo đức , đã có nhiều thành tích tốt , v.v... trong quá khứ .
Lấy gì bảo đảm những người này sẽ tiếp tục giử các đức tính tốt như trên khi có quyền hành trong tay (các bạn đã thấy điều này ở đồng chí X rồi . . .) .
Vì vậy , ngay cã họ được dân bầu lên (qua bỏ phiếu phổ thông , trực tiếp và kín) , họ sẽ vẫn phải thường xuyên bị GIÁM SÁT bởi một Quốc hội và một nền Tư Pháp độc lập ; cũng như thường xuyên bị SOI MÓI bởi một nền Báo chí tự do .
Tôi đã viết nhiều lần , tham nhũng và lạm quyền hiện nay trên mọi lãnh vực cũa đời sống xã hội , đều do không áp dụng TQPL . Thét rồi , dân  có câu , 'tập sống với lũ' , nghĩa là coi TN và LQ là chuyện ko thể tránh được ; giống như lũ lụt sau mỗi con mưa .
5/ Tôi luôn quan niệm : trong cuộc đời , có một thời gian nào đó , ta hành động trong khi bị đam mê , cuốn hút , quyến rủ , v.v... bởi một lý tưỡng chính trị  hay sắc đẹp hay đồng tiền hay  địa vị cao sang , v.v...
Nhưng hãy nhớ rằng , khi chết đi , ta sẽ bỏ lại tất cã : vợ , con , nhà cao , cửa rộng , v.v... Cái mà ta sẽ để lại trên thế gian này là TIẾNG XẤU hay TỐT , hậu quả cũa các việc làm cũa ta .
Ông bà thì có câu , 'lưu danh thiên cổ , lưu xú vạn niên' ; nghĩa là ' tiếng tốt lưu lại 1. 000 năm , tiếng xấu thì 10.000 năm' .
Nhưng trong cơn say (hay đam mê) cũa quyền lực , tiền bạc , v.v... , mấy ai đang có quyền lực trong tay đã nghĩ tới điều này .
Nếu họ (những người đang nắm quyền lực) đều nghĩ tới điều này thì 'đại phúc cho dân tộc Việt Nam' (xin chôm chĩa câu này cũa bác) .
Cám ơn bác vì đã ví tôi là 'kẻ-chăn-bò-Texas' (vì trẻ đi tới 30 tuổi , tôi rất mong được như vậy) .