Tuesday, March 21, 2017

ĐÂY LÀ NHÀ 2 PHÒNG NGỦ , 2 PHÒNG TẮM , MỚI XÂY TẠI LAS VEGAS .

Xin vào website sau đây để biết thêm chi tiết  :
http://www.realtor.com/realestateandhomes-search/Las-Vegas_NV/beds-2-2/pg-2
Chỉ cần nhấp vào số ở góc trái của mỗi hình , sẽ hiện ra thông tin như sau .


DƯỚI ĐÂY LÀ 20 TẤM HÌNH , CHỤP LẠI TỪ MÀN HÌNH , MỖI TẤM CÓ GHI GIÁ TIỀN , ĐỊA CHỈ , TÊN CỦA HẢNG BROKER .




















QUÁN CHÁO NGƯỜI HOA
(Đây là chuyện cười nhưng phần nào đã nói đúng tính cách của người Hoa . Theo những người lớn kể lại (trước 1975) : khi bạn vào Chợ lớn mua hàng , nếu cửa hàng ko có món đồ bạn cần , họ sẽ chỉ bạn sang của hàng kế bên (Ng Việt mấy ai như vậy) . Trong làm ăn coi trọng chữ TÍN ; họ có thể cho bạn vay tiền mà ko cần giấy vay nợ . Họ coi trọng nghề nghiệp chứ ko trọng chữ nghĩa . Phần lớn các lãnh tụ chính trị hay người giàu có lớn tại các nước ĐNA như Miến , Thái , Malaysia , Sing , Indo , Phi , KPC , . . . và cả VN là hậu duệ của người Hoa Hạ (ng Hoa ở phía dưới (hạ) hay Nam của TQ , để so sánh với ng Hoa ở phía trên (thượng) hay Bắc ; do sống gần bờ biển hay tiếp giáp với các nước ĐNA nên họ đi ra nước ngoài khá nhiều) . Ở Sài gòn , trước 75 , có khoảng 6-7 BV được xây dựng và mang tên quê hương của họ như Quảng Đông , Phúc Kiến , Triều châu , Sùng Chính . . . Họ kêu gọi người trong bang và kết quả : ng ủng hộ phòng mổ , kẻ phòng cấp cứu , ng ít tiền thì vài phòng bịnh , hay ghế đá granito . . . Các quà tặng này có bảng ghi tên ân nhân tại cửa ra vào và còn giử tới thập niên 1980 . . . Những BV này đã phụ 1 tay với hệ thống BV công ở SG và 1 vài BV Pháp (Grall , St Paul) , Mỹ (BV Cơ đốc ở ngả 4 Phú Nhuận) , Đại Hàn . . . Những người Hoa giàu có này còn tham gia các hội phục vụ cộng đồng của Mỹ như Rotary Club (Phù Luân hội) hay Lions Club . Các hội này cũng có nhiều công tác giúp đở ng nghèo . - Tài) .
"Phóng viên (PV): Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?
Chủ tiệm (CT): Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
PV: Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
CT: Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
PV: Trời ơi! Không có gì khác ư?
CT: Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
PV: Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?
CT: Ngộ có thành công thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
PV: Ông không muốn chúng đi học sao?
CT: Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm.
PV: Ở trong bếp à?
CT: Ở Đại học Harvard, Mỹ.
PV: Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
CT: Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
PV: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
CT: Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?
PV: Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?
CT: Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
PV: Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
CT: Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
PV: Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống.
CT: Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.
PV: Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
CT: Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải NHẢY VÀO nồi cháo.
PV: Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
CT: Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
PV: Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai trả được không, thưa ông?
CT: Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.
PV: Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
CT: Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to."