LÁ CỜ VÀNG THIÊNG LIÊNG SỐNG MÃI TRONG LÒNG DÂN TỘC VIỆT NAM. (Nguyễn Vĩnh Long Hồ)
(Bài nầy tôi viết vào tháng 1/2013 để phê bình cuốn “Bên thắng cuộc” của tên “đặc công văn hóa” Huy Đức. Nay đăng lại để cảnh giác Cộng đồng Việt Nam Tỵ nạn Cộng Sản Hải Ngoại về tên “đặc công truyền thông” Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải. Xin cám ơn quý vị).
Trong suốt mấy tuần lễ nay, cuốn tạp ghi “BÊN THẮNG CUỘC” của tác giả Huy Đức được ra mắt cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hải Ngoại khá ồn ào. Mở đầu tác phẩm nầy, tác giả Huy Đức viết: “Không ai có thể đi tới tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm,” tác giả kết luận. “Đây là một công trình nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, và sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc.”
Nhưng, sau khi đọc vài dòng nhận định của tác giả Huy Đức về chuyến đi Georgia được thăm viếng “Stone Mountain”, nơi có hòn núi khắc hình ba vị lãnh tụ của miền Nam thua trận trong cuộc nội chiến của Hoa Kỳ kéo dài 4 năm từ tháng 4/1861 – 4/1865 … đó là hình Tổng thống Liên Minh Miền Jefferson Davis, Tướng Tổng Tư lệnh Robert R. Lee và Tư Lệnh Thomas Jackson. Trước đó, Tổng thống Abraham Lincoln gọi họ là những người ly khai, phản loạn, cuối cùng họ vẫn được tôn vinh và tưởng nhớ trong lòng người dân Mỹ. Người thua trận mà cũng được vinh danh hay sao?
Tác giả Huy Đức lấy bản chất của cuộc “Nội chiến nước Mỹ” để so sánh với cuộc “Chiến tranh Việt Nam” điều nầy chứng tỏ ông Huy Đức không đủ kiến thức và trình độ hiểu biết tối thiểu để đánh giá “NHỮNG NGƯỜI THUA CUỘC”. Vì bản chất của nội chiến (Civil War) của nước Mỹ hoàn toàn khác biệt với cuộc chiến tranh Việt Nam (Vietnam War). Tôi xin phân tách để tác giả Huy Đức hiểu rõ hơn:
I. BẢN CHẤT CỦA CUỘC NỘI CHIẾN HOA KỲ:
Vào thế kỷ thứ XV, bọn con buôn Tây Ban Nha bắt cóc người Phi Châu rồi chở qua bán cho Tân Thế Giới làm nô lệ. Và nô lệ da đen chỉ bắt đầu vào nước Mỹ từ năm 1619. Thảm cảnh người nô lệ da đen kéo dài kiếp sống nông nô trong các đồn điền ở Hoa Kỳ là địa ngục trần gian, nó đã thách thức lương tâm người Mỹ chân chính và họ phải chấp nhận “nội chiến” để giải quyết vấn nạn của lương tâm.
Cuộc Nội Chiến giữa hai miền NAM – BẮC kéo dài 4 năm từ 1861 – 1865. Liên hiệp 25 tiểu bang miền Bắc, trong số nầy có Dakota, Colorado, Nebraska, Nevada, New Mexico, Utah và Washington… do Tổng thống ABRAHAM LINCOLN lãnh đạo chủ trương chánh sách giải phóng nô lệ và phía bên kia là cộng đồng các tiểu bang miền Nam do JEFFERSON DAVIS chính là vị Tổng thống Lãnh đạo Liên minh gồm 11 tiểu bang miền Nam ly khai chống lại chánh sách giải phóng nô lệ.
Nguyên nhân là vì vấn đề chính trị và kinh tế, nổi bật nhất là vấn đề “NGƯỜI NÔ LỆ DA ĐEN”. Miền Nam chuyên về nông nghiệp và chủ trương duy trì chế độ nô lệ để phát triển và bành trướng các trang trại. Trong khi đó, miền Bắc chuyên về công nghiệp và chủ trương giải phóng nô lệ. Sau khi ông Abraham Lincoln đắc cử trở thành Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1860 đã khiến 7 tiểu tiểu bang miền Nam ly khai, đặt dưới quyền lãnh đạo của Jefferson David (8/2/1861). Tổng thống Lincoln tuyên bố sự ly khai của những tiểu bang nầy là bất hợp pháp và ông dùng biện pháp quân sự để bảo vệ liên bang.
Thế là cuộc nội chiến Nam – Bắc nổ ra, bắt đầu từ ngày 12/4/1861 và kết thúc vào ngày 9/4/1865 khi Tướng Robert E. Lee – Tư Lệnh phe Liên Minh Miền Nam – thảm bại trong trận đánh nổi tiếng Gettysburg có tánh cách quyết định ngay trên lãnh thổ của mình tại Virginia sau 3 ngày giao tranh ác liệt. Tướng LEE ký nhận đầu hàng vô điều kiện dưới sự chứng kiến của Tướng Ulysses S. Grand tại Appomattox Court House.
Cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài 4 năm đã kết thúc. Chế độ nô lệ hoàn toàn chấm dứt và người nô lệ gia đen được giải phóng. Số binh sĩ thương vong cả hai phía ước tính trên 750.000 người, chưa kể số thường dân không kiểm kê được. Tổng thống Abraham Lincoln đã cho thi hành chánh sách “Đại đoàn Kết” không phân biệt đối xử người bại trận hay kỳ thị Nam – Bắc để cùng nhau bắt tay xây dựng đất nước. Sau khi buông súng đầu hàng, toàn bộ quân đội Miền Nam và các viên chức chánh quyền thuộc các tiểu bang Miền Nam đều được lưu dụng, còn những ai không muốn tiếp tục làm việc đều được tự do trở về quê cũ làm ăn sinh sống. Nhờ vậy, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ nhanh chóng phục hồi về kinh tế, cải cách xã hội và trở thành đại cường không lâu sau đó.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC NỘI CHIẾN HOA KỲ:
• Đây là một cuộc xung đột giữa hai lực lượng vũ trang với những tình cảm khác biệt giữa hai miền Nam – Bắc Mỹ theo đường lối chiến tranh cổ điển. Chỉ cần đứng dưới một màu cờ, bộ quân phục là bạn thù phân biệt rõ rệt.
• Tổng thống Abraham Lincoln quyết định phát động cuộc chiến tranh Nam – Bắc để giải quyết vấn nạn lương tâm của dân tộc Hoa Kỳ là giải phóng nô lệ da đen, chớ hoàn toàn không do áp lực của ngoại bang và không có sự tham chiến của quân ngoại nhập.
II. BẢN CHẤT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM:
Mỗi khi tìm nguyên nhân của các cuộc chiến tranh, các phân tách gia Hoa Kỳ thường căn cứ vào 5 nguyên tắc, được viết tắc là 5P (Five P’s) như sau:
• 1. Power (quyền lực).
• 2. Prestige (uy tín)
• 3. Principles (nguyên tắc).
• 4. Profit (quyền lợi).
• 5. Protection (bảo vệ)
Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai 1965 – 1975 đã hội đủ 5 nguyên tắc nầy. Đó là cuộc “CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM” (War By Proxy). Người cộng sản lý luận: “Chiến tranh giải phóng dân tộc là hình thức cao nhất của đấu tranh giai cấp. Ranh giới giữa nội chiến trộn lẫn vào cuộc tranh chấp giữa các thế lực quốc tế. Tranh chấp quốc tế dũi vào nội chiến. Nội chiến liên quan đến tranh chấp quốc tế. Mọi xung đột xã hội được khơi lên thành đấu tranh vũ trang, gây thành nội chiến. Từ nội chiến chĩa mũi dùi vào tranh chấp quốc tế….”
Cái gọi là “Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước” là một loại chiến tranh vượt ra những nguyên tắc của trận mạc về chiến thuật và chiến lược cổ điển. Nó là hành vi chính trị cùng hoạt động xã hội phức tạp. Nó kết hợp bởi nhiều loại chiến tranh:
• Chiến tranh tư tưởng (ideological war).
• Ngoại giao (dipplomatic)
• Văn hóa (cultural)
• Kinh tế (economic)
• Tuyên truyền (publicity)
• Gián điệp (intelligence)
Dĩ nhiên tiêu chuẩn chiến thắng của loại chiến tranh nầy cũng biến đổi hẳn mà tác giả Huy Đức chưa chi đã vội vàng đặt tên cho tác phẩm của mình là “BÊN THẮNG CUỘC” là phía CSBV và phía thua trận là VNCH. Điều nầy chứng tỏ trình độ và kiến thức hiểu biết của tác giả về “Chiến tranh Việt Nam” còn quá kém: Chiến thắng không hoàn toàn đặt trên vấn đề tiêu diệt được bộ máy chiến tranh của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa hay chưa?” mà phải đặt lên trên một tầm nhìn cao hơn nữa là “UY THẾ CHÁNH TRỊ CỦA VNCH” đã bị tiêu diệt hết chưa? Đó mới là vấn đề.
Nếu uy thế chính trị của VNCH còn thì bộ máy chiến tranh tạm thời yếu đi. Và một ngày nào đó, chiến tranh lại dấy lên dưới một dạng khác để tiếp tục giải quyết vấn đề Quốc – Cộng còn bỏ dở. Đó là tầm nhìn của Tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan sang thăm Việt Nam trước năm 1975, ông tuyên bố rằng: “Muốn thắng cộng sản, phải để cho công sản thắng trước”.
Nhận định nầy của tướng Moshe Dayan đến nay vẫn còn có giá trị tuyệt đối. Nhân dân Việt Nam ngày nay đã nhìn thấy rõ bản chất phi nhân bản của cái gọi là CHXHCNVN kinh dị buôn dân, bán nước. Nói theo ngôn từ của triết gia Arthur Koestler thì chế độ CSVN hiện nay giống như một dòng sông bị nhiễm độc, bao nhiêu thứ rác rến hôi thối từ dưới đáy sông lần lượt trồi lên trên mặt nước, đó là là những bộ mặt nham nhở của những tên lãnh đạo đảng CSVN.
Cái gọi là “Đại thắng Mùa Xuân 1975” chẳng qua là mở đường cho chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng, thực hiện sách lược “HÁN HÓA” dân tộc Việt Nam. Biến Việt Nam thành thuộc địa của Trung Cộng. Ngày 30/4/1975 chưa phải là chiến thắng quyết định cuối cùng của “Bên Thắng Cuộc”.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM:
Theo nhận xét của ký giả người Úc Greg Sheridan viết trên tờ nhật báo Australian số ra ngày 24/4/2000. Xin tóm lược để ông Huy Đức hiểu biết rõ thế nào là bản chất của cuộc “Chiến Tranh Ủy Nhiệm”.
“Sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, tổ chức VC đã gần như bị tiêu diệt gần hết và cho đến năm 1971 thì quân đội CSBV cũng gần như bị đánh tan hoang. Năm 1972 chẳng hạn, khi chỉ còn khoảng 20.000 quân đồng minh Hoa kỳ, vài mươi ngàn quân Úc còn hoạt động tại Việt Nam. Trong khi đó, vẫn còn 300.000 quân Trung Cộng có mặt ở Bắc Việt. Quân lực VNCH đã bẻ gẫy một đợt tổng tấn công của quân CSBV từ bên kia Bến Hải tràn vô 3 mặt trận chính: Quảng Trị, Kontum, Pleiku và Bình Long – An Lộc. Năm 1972, QLVNCH đã chứng tỏ là những chiến binh can trường và thiện chiến không kém gì quân đội Mỹ và CSBV. Nhưng, tại sao QLVNCH đã thất bại trong cuộc vệ quốc vĩ đại của họ? Tôi (Greg Sheridan) chỉ thấy một lý do duy nhất là từ năm 1972 trở đi, Hoa Kỳ và các nước đồng minh của họ không ngừng cắt bớt viện trợ quân sự và kinh tế cho chánh phủ VNCH và gần như bỏ rơi MNVN. Trong khi đó thì Liên Xô, khối Cộng sản Đông Âu và Trung Cộng đã đổ không biết bao viện trợ quân sự cho Hà Nội.
Nếu Hoa Kỳ tiếp tục cho Không Lực yểm trợ cho QLVNCH thì tôi tin chắc rằng chánh phủ VNCH không cần sự giúp đở của bộ binh Đồng minh. Nhưng, nếu vẫn được viện trợ về quân sự, kinh tế thì chánh phủ VNCH đã tiếp tục đứng vững như Nam Triều Tiên và Đài Loan trước sự đe dọa của Bắc Triều Tiên và Hoa lục. Và nếu chế độ VNCH còn tồn tại cho đến bây giờ thì rất có thể MNVN cũng có thể phát triển theo đường hướng được ghi nhận ở Nam Hàn và Đài Loan và đã trở nên giàu có và có một nền dân chủ và tự do như hai nước kia…” (ngưng trích).
Theo tôi, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của QLVNCN thất bại vì chúng tôi “hết đạn” chớ không phải mất chính nghĩa. Người lính VNCH chiến đấu đơn độc vào những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến, họ đã anh dũng chiến đấu với cả khối cộng sản Đông Âu, Liên Xô – Trung Cộng, chớ không phải riêng gì với quân đội CSBV, tay sai của Đệ Tam CSQT
Rõ ràng HCM và ĐCSVN quyết tâm nhuộm đỏ MNVN và các quốc gia Đông Nam Á sau theo lệnh của Đệ tam QTCS, trực tiếp đe dọa đến chiến lược sinh tồn của Hoa Kỳ và khối Anglo Saxons là Australia và New Zeland. Vì vậy, Hoa Kỳ và các đồng minh Nam Hàn, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi, Phi Luật Tân và Thái Lan trực tiếp tham chiến bên cạnh QLVNCH tại MNVN để ngăn chận làn sóng đỏ để bảo vệ quyền lợi của họ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương theo học thuyết Domino.
III. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CUỘC NỘI CHIẾN HOA KỲ VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM:
Đây là một sự sai lầm to lớn của tác giả Huy Đức đem so sánh bản chất cuộc nội chiến (Civil War) của nước Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).
• Nội chiến ở Mỹ là cuộc chiến tranh cổ điển giữa hai miền Nam – Bắc nước Mỹ để giải quyết mâu thuẫn nội bộ là vấn đề giải phóng nô lệ người da đen, hoàn không do áp lực của ngoại bang và quân ngoại nhập tham chiến.
• Cuộc chiến tranh Việt Nam hoàn toàn khác hẳn, vì đây là cuộc “Chiến Tranh Ủy Nhiệm” với sự tham chiến của quân đội ngoại nhập của hai khối “Thế Giới Tự Do” và “Cộng Sản Quốc Tế”.
• Chiến tranh Việt Nam nhìn từ nhiều phía, theo Eva-Maria Stolberg, giáo sư Đại học Bonn, viết trong cuốn “America, the Vietnam War and the World” do Cambridge xuất bản tháng 9/2003: “Đối với Liên xô và Trung Cộng, việc ủng hộ phong trào “Chiến tranh giải phóng Dân tộc” và “Chống Mỹ cứu nước” của ĐCSVN phục vụ cho mục tiêu rõ rệt: nó cho phép hai siêu cường biện minh hoặc chỉ trích các hệ tư tưởng của nhau; đó là một phần trong chiến lược của Liên Xô và Trung Cộng đối với Mỹ; và chiến tranh VN cũng là phương tiện để phục vụ những mục đích, quyền lợi bên trong cơ cấu nội bộ của mỗi Đảng Cộng Sản Liên Xô và Trung Quốc”.
Cuộc chiến tranh Việt Nam là loại chiến tranh do “chính trị làm chủ động để giành ưu thế quân sự”. Loại chiến tranh mới mẻ nầy còn gọi là CHIẾN TRANH NHÂN DÂN vì nó không có chuyến tuyến nhất định mà là toàn diện. Bọn trí thức cộng sản nằm vùng và du kích cộng sản trà trộn ở khắp nơi từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở tại MNVN và yếu tố chính trị giữ vai trò chủ động để quyết định chiến lược để lật đổ chánh quyền hợp pháp Miền Nam Việt Nam. Quân CSBV không thể đánh thắng được QLVNCH tại chiến trường mà họ tìm chiến thắng tại Hoa Thịnh Đốn và tại bàn Hội nghị Paris.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, người lính QLVNCH là những người thua trận họ bị bên thắng cuộc là CSBV lăng nhục, họ gọi chúng tôi là NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN. Vâng, chúng tôi là những người lính VNCH, họ rất kiêu hãnh là Ngụy quân vì họ “Ngụy” là biểu tượng bản sắc của chủ nghĩa anh hùng dân tộc, lẫm liệt như Thiếu tá NGỤY VĂN THÀ, Hạm trưởng HQ 10, mặc dù bị trọng thương, người anh hùng họ NGỤY vẫn hiên ngang chỉ huy thủy thủ đoàn, quyết tử chiến với tàu hải quân Trung Cộng. Nhưng cuối cùng, ông ra lệnh cho hạm phó Nguyễn Thành Trí bị trọng thương và thủy thủ đoàn rời tàu. HQ Thiếu tá Ngụy Văn Thà cương quyết ở lại cùng chiến hạm HQ 10. Tàu chìm, người Hạm trưởng họ NGỤY ở lại với con tàu HQ 10, chấp nhận hy sinh đền nợ nước.
Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa chống quân xâm lược Trung Cộng tượng trưng cho tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng họ NGỤY đã hiên ngang đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc như một thiên anh hùng ca bất tử. Họ NGỤY anh hùng như thế: vì vậy, bọn CSVN gọi chúng tôi là ngụy quân và ngụy quyền nói chung và người lính QLVNCH nói riêng, chúng tôi rất hãnh diện đều là “HỌ NGỤY” hết!
Để biện minh cho hành động của Hồ Chí Minh cống dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng do công hàm bán nước 14/9/1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Các cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSVN đã viết bằng những luận điệu cực kỳ vong bản: Báo Nhân Dân, số ra ngày 26/4/1988 viết: “Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược thì Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của Trung Quốc và ngăn chận Hoa Kỳ sử dụng 2 quần đảo nói trên.” Trước đó, báo SGGP viết thẳng thừng rằng: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là một người đồng chí vĩ đại và còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay.”
Một câu hỏi được đặt ra:
Chánh phủ VNDCCH do Hồ Chí Minh lãnh đạo và chánh phủ Đệ I & II VNCH do Tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn văn Thiệu lãnh đạo, ai là người bán nước cho Trung Cộng? Phải làm sáng tỏ điều nầy để biết “CHÁNH NGHĨA” thuộc Bên Thắng Cuộc hay Những Người Thua Cuộc?” Yêu cầu ông Huy Đức trả lời câu hỏi nầy.
oOo
Như tôi đã nói phần trên, sự khác biệt về bản chất của cuộc nội chiến Mỹ và cuộc chiến tranh VN hoàn toàn khác nhau nên cách trả thù của những tên lãnh đạo ĐCSVN và quân đội CSBV đối với quân, cán, chính của chánh phủ VNCH nói riêng và nhân dân MNVN nói chung rất tàn khốc và dã man. Vấn đề nầy, tôi có thể giải thích như sau:
Theo Samuel P. Huntington là một nhà chính trị học, giáo sư trường Đại Học Harvard, Hoa Kỳ. Năm 1996, ông cho xuất bản cuốn: “Sự xung đột của các nền văn minh và sự sắp xếp lại trật tự thế giới” (The clash of Civilizations and The Remaking of World Order) do nhà xuất bản Simon and Schuster – New York ấn hành.
Theo ông, thế giới có 6 nền văn minh chính và thế giới bị phân chia sâu sắc bởi sự phân lập của 6 nền văn minh nầy:
• Nền văn minh Phương Tây tại Châu Âu và Bắc Mỹ, đứng trên cơ sở Thiên Chúa Giáo và Tin Lành.
• Nền văn minh Trung Hoa, trên cơ sở Khổng Giáo.
• Nền văn minh Nhật Bản, trên cơ sở đạo Shinto Nhật Bản, Phật Giáo & Khổng giáo.
• Nền văn minh Hồi giáo (Á Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia)
• Nền văn minh Hindu (Ấn Độ)
• Nền văn minh Slavo (Nga, Đông Âu) trên cơ sở Chính Thống Giáo.
Nhưng, theo tôi còn một nền văn minh nữa mà có lẽ ông Samuel P. Hungtington quên không đề cập đến, đó là nền “VĂN MINH XƯỞNG ĐẺ” tại nước VNCS dựa trên cơ sở tà thuyết MARX – LENINE.
Nhìn lại Việt Nam sau ngày 30/4/1975, tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN và cái gọi là QĐNDVN là hiện thân của những con quái thú man rợ, sản phẩm của giống Hồ giao hợp với máy móc, chui ra từ các “XƯỞNG ĐẺ”. Nó có cái chất tàn bạo của ác thú và lạnh lùng vô cảm của máy móc. Những hành động trả thù mà bọn CSBV gây ra đối với tập thể quân, cán, chính VNCH và tội ác gây ra đối với dân chúng MNVN mà tác giả Huy Đức nêu ra trong cuốn tạp ghi “Những người thua cuộc” và “Bên thắng cuộc” chỉ đúng 1/3 sự thật được phơi bày. Nhưng, đó chỉ là mặt nổi của một tảng băng mà ai cũng biết hết cả rồi, tôi không lập lại làm mất thời giờ của độc giả.
Tôi muốn nói phần dưới của tảng băng, còn biết bao nhiêu sự thật được tác giả cố tình che giấu hoặc giả vờ không biết? Vài trường hợp điển hình:
1. VỤ THẢM SÁT BA CHÚC:
Xin mời tác giả Huy Đức vào trang web “Bảo Vệ Cờ Vàng” đọc bài: “Tố cáo tội ác CSVN trong biến cố làng Ba Chúc, tỉnh An Giang vào tháng 4/1978″. Trong phần kết, tôi có nêu ra 5 câu hỏi với tướng Trần Nghiêm, nguyên Tư lệnh Quân Khu IX, nhưng ông ta tránh né sự thật không dám trả lời những câu hỏi nầy; có lẽ, vì ta sợ ai đó trong BCT/TƯ/ĐCSVN giết người bịt miệng chăng?
2. VỤ THẢM SÁT TÂN LẬP:
Vụ thảm sát Tân Lập xảy ra vào ngày 21 tháng 4 năm 1975. Sau khi biết Tiểu đoàn 2/43 thuộc SĐ 18 BB do Tướng Lê Minh Đảo làm tư lệnh đã triệt thoái khỏi trận địa Xuân Lộc, căn cứ hỏa lực Núi Thị đang di chuyển trong rừng cao su, gần ấp Núi Đô, hướng về Long Giao để theo LTL 2 đi Bà Rịa.
Các đơn vị của SĐ 341 CSBV thuộc QĐ 4 của Tướng Hoàng Cầm tiến vào tiếp thu các làng xã từ đèo Mẹ Bồng Con đến Ngã Ba Cua Heo dọc theo QL. 1 đi vào phía Tây của Thị xã Xuân Lộc. Khi một đơn vị của CSBV tiến vào xã Tân Lập nằm bên cạnh đường xe lữa, vướng phải mìn claymore làm một số cán binh chết và bị thương, bọn chúng nổ súng bừa bãi vào xã để trả thù. Những tràn đạn tiểu liên AK47 bắn xối xả vào dân làng Tân Lập. Sau đó, tên chỉ huy ra lệnh tập trung vào dân làng vào bãi đất trống nằm úp mặt xuống đất, tay để trên đầu, rồi ra lệnh cho bộ đội xã súng bắn, giết hết. Những người nào còn đang hấp hối, chưa chết hẳn thì chúng dùng lưỡi lê đâm cho đến chết mới dừng tay. Con số tử vong đếm được xác 183 nạn nhân. Tất cả xác chết được quăng vào một cái hố để chôn tập thể phi tang tội ác. Hiện nay, nấm mồ vẫn còn tồn tại ở xã Tân Lập, huyện Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh.
Theo lời thuật lại của một cán binh cộng sản tên Trần Đức Thạch, cựu Phân Đội Trưởng Trinh Sát thuộc Tiểu Đoàn 8/ Trung đoàn 266/ Sư đoàn 341/ Quân đoàn 4 thì cho đến nay, hố chôn người tập thể nầy vẫn còn ám ảnh anh ta. Anh viết: “ tôi thấy hàng trăm người bị giết, chồng đống lên nhau, máu me đầm đìa trong cái hố chôn người tập thể nầy,” anh kể tiếp. “Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu tôi bị sốc thực sự.…”
Và đây là lời sám hối tội ác của cái gọi là QĐNDVN thay cho lời kết luận để cho tác giả Huy Đức và những thế hệ kế tiếp suy gẫm:
“Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp hương nói lời tạ tội. Vô hình dung, việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân Tân Lập sẽ khắc ghi vào xương tủy câu chuyện nầy. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phai nhòa được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này
Thời gian trôi qua, tôi từ một chàng lính trẻ măng ngày nào, bây giờ tôi đã là một ông già với đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói. Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên: “Nói ra làm gì nguy hiểm lắm đấy!” Và quả thật, sống trong xã hội XHCN quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại gì mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.”
3. TỪ VỤ THẢM SÁT MỸ LAI ĐẾN VỤ THẢM SÁT XÃ ĐỀ THÁM & HƯNG ĐẠO:
VỤ THẢM SÁT MỸ LAI:
Ấp Mỹ Lai thuộc xã Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi. Theo tin tức tin báo ghi nhận Tiểu Đoàn 48 CSBV với quân số ước tính 250 tên đang hoạt động trong vùng. Quân lực Đồng minh Hoa Kỳ liền mở cuộc hành quân “Tìm và tiêu diệt dịch” (Search and destroy). Diễn tiến cuộc hành quân:
-Ngày 25/2/1968, Đại đội của Đại úy Ernest L. Medina được đưa vào vùng, trong cuộc hành quân tuần tiểu, vướng phải mìn làm cho 6 chết và 12 bị thương.
-Ngày 14/3/1968, đơn vị này lại chịu nhiều tổn thất khác; vì vậy, ngày hôm sau, Trung tá Frank A. Baker, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 1/20 của Sư đoàn Americal 23 Bộ Binh, chỉ thị Đại úy Medina tiếp tục mở cuộc hành quân tìm và tiêu diệt địch.
-Sáng sớm ngày 16/3/1968, Đại đội C được trực thăng vận xuống một bãi đáp phía Tây ấp Mỹ Lai. Đại úy Medina đặt Ban chỉ huy Đại đội trong khu nghĩa địa và điều động các đơn vị lục soát các mục tiêu: Trung đội 2 lục soát nửa Ấp về hướng Bắc. Còn Trung đội 1 của Trung úy Calley đã cho lệnh bắn giết bừa bải một cách dã man. Đã có hơn 175 dân làng bị thương vong mà tất cả nạn nhân đều là đàn bà, trẻ con và người già cả. Khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, Trung tá Baker bay trực thăng vào vùng. Khi được báo cáo sự việc, ông liền ra lệnh cho Đại úy Medina hãy dừng ngay cuộc nổ súng.
Vụ thảm sát Mỹ Lai sau đó được đưa ra ánh sáng vào năm 1969. Kết quả có 25 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ bị kết án với nhiều tội danh khác nhau: Trung úy Calley bị kết án “tội phạm chiến tranh” (War Crimes) bị tù chung thân. Tướng Koster, Tư lệnh Sư đoàn về tội “bao che” (cover up) bị giáng cấp.
VỤ THẢM SÁT XÃ ĐỀ THÁM & HƯNG ĐẠO:
Xã Đề Thám là một xã ngoại ô của thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao bằng, nơi giáp giới tỉnh Quảng Tây từng là nơi bị lính Trung Cộng tàn phá thành bình địa, kể cả bệnh viện, trường học, đền chùa, cầu cống trước khi rút lui về bên kia biên giới và là nơi có nhiều thường dân thiệt mạng nhiều nhất trong cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung vào tháng 2/ 1979.
Một nhân chứng là bà Hoàng thị Lịch năm nay 75 tuổi, còn sống sót, đã kể lại sự tàn ác của quân Trung Cộng như sau: “Tôi đã chạy trốn khỏi nhà ở huyện Hòa An, Cao Bằng khi quân Trung Quốc đánh. 18 ngày sau, khi quân Trung Quốc rút về bên kia biên giới, họ đi qua vùng tôi ở và họ bắt 43 thường dân, gồm đàn bà trẻ con, người già không chạy được đều bị đem chém, giết hết. Quân Trung Cộng xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em, quăng xuống giết nước.” Cảnh tàn sát thường dân dã man nầy không phải xảy ra ở xã Hưng Đạo và Đề Thám mà bất cứ nơi nào quân Trung Cộng đi qua trong cuộc xâm lăng năm 1979 đều có những hành động giết người dã man như chặt đầu, mổ bụng
Thay vì những người lãnh đạo ĐCSVN phải tố cáo tội ác giết người dã man của quân xâm lược Trung Cộng như đã từng tố ác của quân đội Mỹ tại ấp Mỹ Lại trước đây. Nhưng mà 30 năm sau, chẳng những Đảng và Nhà nước CHXHCNVN không làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ QĐDNVN đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc chống quân xâm lược Trung Cộng; ngược lại, chỉ thị cho chánh quyền địa phương đặt một vòng hoa tại nghĩa trang “Long Châu” nơi chôn cất quân xâm lược Trung Cộng tử trận trong lúc tràn qua biên giới xâm lăng Việt Nam vào tháng 2/1979.
Thật không có gì thúi hơn cái vòng hoa này: “ĐẢNG ỦY, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN, ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ ĐỀ THÁM – ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SĨ TRUNG QUỐC”. Tại sao Đảng và Nhà nước CSVN lại phải buộc người dân Việt Nam phải “đời đời nhớ ơn” quân xâm lược Trung Cộng đã tràn sang biên tàn sát đồng bào Việt Nam mình. Ơn gì đây? Ơn tàn sát dã man những thường dân vô tội? Ơn đốt nhà, phá trường học, phá cầu đường hành động nầy của những tên lãnh đạo ĐCSVN khiếp nhược, đã làm nhục dân tộc! Phản bội Quân đội Nhân Dân Việt Nam! Mối nhục nầy bao giờ mới rửa cho sạch đây?
IV. KẾT LUẬN:
Tôi mạn phép được nhắc lời mở đầu của tác giả Huy Đức: “Không ai có thể đi tới tương lai một các vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” Chính vì vậy, tôi yêu cầu tác giả Huy Đức trả lời một số câu hỏi của một người đã can dự vào cuộc “Chiến tranh Việt Nam” và là người bên thắng cuộc. Tôi xin nhường cho ông Huy Đức trả lời vì tôi là những người thua cuộc không đủ tư cách trả lời những câu hỏi nầy.
Tôi xin ghi lại nguyên văn không thêm hoặc bớt một chữ của tác giả Châu Hiển Lý- Bộ – đội tập kết năm 1954. Nếu như tác giả Huy Đức từ chối lời yêu cầu của chúng tôi không trả lời những câu hỏi nầy. Điều đó, chứng tỏ tác giả Huy Đức chưa đủ kiến thức và trình độ nhận nhức để đánh giá bây giờ “ai mới thực sự là kẻ thua cuộc?” thì làm sao có thể đi tới tương lai một cách vững chắc được?
CẢ NƯỚC ĐÃ BỊ LỪA
Châu Hiển Lý
(Bộ đội tập kết 1954)
Đã hơn 3 thập kỷ trôi, qua làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức.
150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) trong đó có 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 35 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.