Wednesday, February 19, 2014

RÚT QUÂN KHỎI CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN .

Bài học đắng
> cay!
>
>
>
>
>
> Bây giờ các tài
> liệu bí mật của Mỹ liên quan đến cuộc chiến
> Việt Nam đã được giải mã gần hết. Những
> tài liệu này đã giúp chúng ta tìm hiểu tại sao
> miền Nam Việt Nam có một quân lực khá hùng
> mạnh và thiện chiến, có tinh thần chiến đấu
> rất cao, đã từng giữ vững miền Nam trong suốt
> 20 năm, lại có thể bị sụp đổ chỉ trong 40
> ngày?
>
>
> Câu trả lời sẽ là một
> bài học lịch sử đắt giá mà mọi người Việt
> khi chiến đấu cho quê hương không thể không
> biết đến.
>
>
> QUYẾT
> ĐỊNH BỎ MIỀN NAM
>
> Vào tháng 8 năm 2004, nhân kỷ
> niệm 30 năm ngày Tổng Thống Nixon từ chức (từ
> 9.8.1974 đến 9.8.2004), Miller Center of Public Affairs
> thuộc Đại Học Virgina đã cho công bố cuốn
> băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa Nixon và
> Kissinger về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cuối
> năm 1972, trong đó có đề cập đến số phận
> của miền Nam Việt Nam.
>
>
>
>
>
> Nixon và
> Kissinger
>
>
> Tài liệu cho thấy mặc dầu
> đang mở cuộc oanh tạc Bắc Việt trong suốt mùa
> xuân và mùa hè 1972, Tổng thống Nixon đã đi
> đến kết luận rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc “Nam
> Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù
> bất cứ cách nào.” (South Vietnam probably can never
> even survive anyway). Ông nói với Cố vấn An ninh
> Kissinger:
>
>
> “Henry, chúng ta cũng phải
> nhận thức rằng thắng trong một cuộc bầu cử
> là hết sức quan trọng. Nó hết sức quan trọng
> trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính
> sách ngoại giao sống còn (a viable foreign policy)
> nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm kể từ
> bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam? Đó
> thật là vấn đề.”
>
>
> Kissinger trả lời:
>
>
> “Nếu một hay hai năm kể
> từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam,
> chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao
> sống còn nếu coi điều đó như thể là kết
> quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam
> (if it's the result of South Vietnamese
> incompetence.)
>
>
> Lúc đó, TT Thiệu và các nhà
> cầm quyền tại miền Nam không hay biết gì. Khi
> Hoa Kỳ ép buộc VNCH phải ký Hiệp Định Paris có
> những điều khoản hoàn toàn bất lợi cho miền
> Nam, TT Thiệu cũng đã chấp nhận ký sau khi Tổng
> Thống Nixon hứa: “Tôi tuyệt đối cam đoan với
> Ngài rằng nếu Hà Nội không tuân theo những
> điều kiện của Hiệp Định nầy thì tôi cương
> quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ và ác
> liệt.”
>
>
>
>
> Nhưng để cho miền Nam sụp
> đổ trong vòng một hay hai năm sau Hiệp Định
> Paris không phải là chuyện dễ, vì lúc đó Quân
> Lực VNCH còn khá mạnh.
>
>
> TÌNH HÌNH
> QUÂN LỰC VNCH NĂM 1975
>
> Đầu năm 1975, QLVNCH vẫn còn
> có một lực lượng khá hùng hậu, với quân số
> khoảng 1.351.000 người, trong đó có 495.000 chủ
> lực quân, 475.000 địa phương quân và 381.000 quân
> "phòng vệ dân sự" có vũ trang.
>
>
>
> Lục quân gồm 11 sư đoàn
> bộ binh, 1 sư đoàn nhảy dù, 1 sư đoàn thủy
> quân lục chiến, liên đoàn 81 biệt cách dù, 15
> liên đoàn biệt động quân (tương đương với 5
> sư đoàn), lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải
> thuộc Nha Kỹ thuật, 4 lữ đoàn kỵ binh thiết
> giáp (với 2074 xe thiết giáp). Về pháo binh, QLVNCH
> có 1492 khẩu đại bác (hơn một nửa là 105 ly,
> 1/4 là 155 ly và khoảng 15% là 175
> ly).
>
>
> Không quân có khoảng 60.000
> quân, có 5 sư đoàn không quân tác chiến gồm 20
> phi đoàn khu trục cơ, 23 phi đoàn trực thăng, 1
> sư đoàn vận tải, 1 không đoàn tân trang chế
> tạo, 4 phi đoàn hỏa long, v.v, với 1850 phi cơ các
> loại (trong đó có 510 máy bay chiến đấu và 900
> trực thăng).
>
>
> Hải quân có hơn 40.000 quân,
> gồm 3 lực lượng tác chiến: (1) Hành quân lưu
> động sông (với 14 giang đoàn trang bị khoảng 260
> chiến đỉnh), (2) Hành quân lưu động biển (một
> hạm đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống
> hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo
> hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận
> hạm và giang vận hạm, và (3) các lực lượng
> đặc nhiệm, trong đó có Liên đoàn Người
> nhái.
>
> Làm thế nào để hủy hoại lực lượng này rồi
> giao cho Trung Quốc và CSVN trong một thời gian
> khoảng hai năm và Mỹ sẽ không còn dính líu gì
> đến cuộc chiến nữa?
>
> ĐÁNH LỪA
> TỔNG THỐNG THIỆU
>
> Để thực hiện chủ trương
> nói trên, Hoa Kỳ vừa cắt bớt viện trợ để
> miềm Nam suy yếu dần, vừa đánh lừa Thổng
> Thống Thiệu.
>
>
> Miền Nam lúc đó cũng có
> nhiều nhà phân tích tình hình chính xác, nhưng TT
> Thiệu là người độc đoán và thích hành động
> theo cảm tính nên chẳng nghe ai. Trong cuốn “Tâm
> tư Tổng Thống Thiệu”, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến
> Hưng cho biết chính Tổng Thống Thiệu đã nói
> với ông:
>
>
> “Tôi luôn là người quyết
> định. Luôn luôn như vậy. Tôi có thể nghe
> người khác gợi ý một quyết định, nhưng rồi
> làm quyết định ngược lại.” (tr.
> 373).
>
>
>
>
> Khi chọn người để thay
> thế ông Ngô Đình Diệm, người Mỹ không chọn
> một nhà chính trị có khả năng bảo vệ miền
> Nam mà chỉ chọn những người bảo đảm sẽ làm
> theo ý họ. Trước hết Mỹ chọn Tướng Nguyễn
> Khánh và Tướng Trần Thiện Khiêm. Nhưng khi
> Tướng Nguyễn Khánh gây rối loạn, họ dùng cặp
> Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm. Đây là
> những người không có tầm nhìn chiến lược cả
> về chính trị lẫn quân sự. Mọi việc đều
> để Mỹ lèo lái.
>
>
> Quả thật ông Thiệu không
> có khả năng nhìn thấy Mỹ sẽ bỏ miền Nam và
> tìm ra được một con đường nào khác để cứu
> miền Nam. Ông coi miền Nam như của Mỹ. Mỹ đưa
> đủ tiền, ông giữ cả miền Nam. Mỹ rút bớt
> tiền, ông thu nhỏ lãnh thổ
> lại.
>
>
> 1.- Cắt
> bớt viện trợ
>
> Như chúng ta đã biết số
> viện trợ quân sự Mỹ cho VNCH đã bị giảm dần
> sau Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973:
>
>
> 1972 – 1973: 1 tỷ 614 triệu;
>
> 1973 – 1974: 1 tỷ 026 triệu và
>
> 1974 – 1975 xuống còn: 700
> triệu.
>
> 2.- Đánh
> lừa bằng tài liệu
>
> Trong cuốn “Khi Đồng Minh
> Tháo Chạy” (từ tr. 231 – 236), ông Hưng có kể
> lại rằng ông có được đọc trong “Phòng Tình
> Hình” của Dinh Độc Lâp một tập báo cáo do
> Tướng John E. Murray (người điều khiển cơ quan
> DAO) và Bộ Tổng Tham Mưu trình
> lên.
>
>
> Mặc dầu có nhiều báo cáo
> của DAO đã được giải mã, chúng tôi chưa tìm
> thấy bản văn này, nhưng ông Hưng cho biết ông
> nhớ được những điểm chính của bản báo cáo
> đó như sau:
>
>
> - Nếu mức độ quân viện
> là 1,4 tỷ thì có thể giữ được tất cả
> những khu đông dân cư của cả bốn Vùng Chiến
> Thuật.
> - Nếu là 1,1 tỷ thì Quân Khu I phải
> bỏ;
> - Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ
> được QK I và II, hoặc khó đương đầu với
> cuộc tấn công của Bắc Việt;
> - Nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng
> thủ vài khu vực chọn lọc, và khó điều đình
> được với Bắc Việt;
> - Nếu quân viện dưới 600 triệu thì
> chính phủ VNCH chỉ còn giữ được Sài Gòn và
> vùng châu thổ song Cửu Long.
>
> Ông Hưng cho biết Tướng John
> Murray kết luận: “Tôi có thể ví sự mất tiền
> xấp xỉ như mất đất vậy.”
>
> Từ ngày Mỹ tham chiến ở Việt Nam đến
> ngày miền Nam mất, chúng ta chưa bao giờ thấy
> các báo cáo hay tài liệu phân tích nào của cơ
> quan MACV hay DAO được tiết lộ cho Bộ Tổng Tham
> Mưu hay bất cứ cơ quan nào của VNCH. Chúng ta
> chỉ biết được một số tài liệu này sau khi
> được chính phủ Hoa Kỳ giải mã. Thế thì tại
> sao tài liệu nói trên lại được tiết lộ cho
> Bộ Tổng Tham Mưu VNCH? Chắc chắn là phải có âm
> mưu gì.
>
>
> Ông Hưng cho rằng vì bản
> báo cáo này, ông Thiệu đã nghĩ ra chiến lược
> mới “Đầu bé đít to”, tức bỏ Vùng I và II
> (đầu). Ông Thiệu thường nói: “Từng chiến
> lược cho từng mức viện trợ.” (tr. 235), sau
> đó ông dùng chữ “tái phối
> trí”.
>
>
> Thật ra, bản báo cáo mà ông
> Hưng nhắc đến ở trên, nếu có, cũng chỉ là
> một bản phân tích tình hình chứ không phải là
> một giải pháp hay một kế hoạch hành động
> được đề nghị. Nếu Tt Thiệu nghĩ đó là một
> đề nghị về kế hoạch hành động là hoàn toàn
> sai lầm.
>
>
> 3.- Đánh
> lừa bằng kế hoạch giả
>
> Cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã
> không dùng một tướng Mỹ mà dùng một tướng
> Úc để đánh lừa Tổng Thống
> Thiệu.
>
> Trong bài thuyết trình
> “"Get Me Ten Years': Australia's Ted Serong
> in Vietnam, 1962-1975", bà Tiến sĩ Anne Blair,
> một giảng viên về Quan Hệ Quốc Tế và Nghiên
> Cứu về Á Châu tại Đại Học Victoria University
> of Technology ở Úc, đã cho biết vào tháng 12 năm
> 1974, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm có tiếp xúc
> với Tướng Ted Serong và yêu cầu ông ta đưa ra
> một kế hoạch cứu vãn miền Nam. Tướng Ted
> Serong đã khuyến cáo rút khỏi Quân Khu I và Quân
> Khu II, với lý do là 2/3 Quân Lực VNCH đã được
> triển khai ở phía bắc trong khi ở nơi này chỉ
> có 1/10 dân số và 1/3 tài nguyên của miền
> Nam.
>
>
>
> Thủ
> Tướng Trần Thiện
> Khiêm
>
>
> Chúng ta nên nhớ rằng cả
> Tướng Trần Thiện Khiêm lẫn tướng Đặng Văn
> Quang đều là nhân viên CIA được cài vào để
> theo dõi và kiểm soát các hành động của Tổng
> Thống Thiệu. Nhiều người nghi ngờ việc Tướng
> Khiêm đi tìm gặp tướng Ted Seron là theo lệnh
> của CIA.
>
>
> Ông Hưng cho biết TT Thiệu
> đã chỉ thị Tướng Đặng Văn Quang, Cố Vấn An
> Ninh Phủ Tổng Thống, phối hợp với Tướng Ted
> Serong nghiên cứu lập một phòng tuyến kéo dài
> từ Tuy Hoà đến Tây Ninh để làm phòng tuyến
> rút quân!
>
>
> Tướng Ted Seron là ai mà
> được giao cho nhiệm vụ lập phòng tuyến ở Tuy
> Hoà?
> Tướng Francis Philip “Ted”
> Serong (1915 – 2002) tốt nghiệp Trường Huấn
> Luyện Quân Đội Hoàng Gia tại Duntroon vào năm
> 1937, có nhiều kinh nghiệm về chiến trường
> Đông Nam Á. Năm 1961 ông được cử làm cố vấn
> cho quân đội Miến Điện. Do kinh nghiệm của ông
> về chống nổi dậy (counterinsurgency), theo đề
> nghị của CIA, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã yêu cầu
> chính phủ Úc cho ông đến phục vụ tại miền
> Nam Việt Nam. Tại đây, ông vừa chỉ huy một
> toán nhỏ người Úc vừa là Cố Vấn Chống Nổi
> Dậy cho MACV dưới thời Tướng Harkins. Theo bà
> Blair, Tướng Harkins không tin vào chống nổi dậy
> và ông không muốn một cố vấn. Tướng Ted Serong
> đã đưa nhiều đề nghị về huấn luyện quân
> lực VNCH nhưng không được đáp
> ứng.
>
>
> Như vậy, Tướng Ted Serong
> chỉ là một chuyên gia về du kích chiến. Ông
> không phải là một nhà chiến lược. Ông chỉ là
> người được Mỹ dùng để gài bẩy Tổng Thống
> Thiệu.
>
>
> MỘT QUYẾT
> ĐỊNH ĐIÊN RỒ
>
> Năm 1974, tin Tổng Thống
> Thiệu sẽ bỏ Cao Nguyên và miền bắc Trung Phần,
> rút quân về phòng thủ ở Tuy Hoà đã được
> tiết lộ ra, nhưng không ai tin vì hai lý do:
>
>
>
> (1) Không thể lập một phòng
> tuyến từ Tuy Hòa kéo dài tới Tây Ninh được vì
> địa hình không cho phép hình thành một phòng
> tuyến như vậy.
>
>
> (2) Muốn rút quân ở Cao
> Nguyên và phía bắc miền Trung phải thương
> thuyết với Hà Nội và ký một hiệp ước như
> Hiệp Định Genève 1954, trong đó ấn định lại
> biên giới giữa hai bên, thời hạn di tản, rút
> quân… việc “tái phối trí” mới có thể
> thực hiện được.
>
>
> Vì thế, không ai tin việc
> “tái phối trí” có thể xẩy ra khi ông Thiệu
> chưa thương thuyết để ký với Hà Nội một
> hiệp ước thu nhỏ lãnh thổ lại. Nhưng ông
> Thiệu đã làm điều điên rồ
> đó.
>
>
> Đầu năm 1975, Tướng Ted
> Serong thông báo cho Tổng Thống Thiệu thời hạn
> chót cho việc tái phối trí quân đội phải kết
> thúc nội trong tháng hai. Ông cũng đã nói với
> Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Nha Trang,
> rằng ngài nên "chuẩn bị cho năm 1955 một
> lần nữa”, tức lại đi di cư!
>
>
> Ngày 10.3.1975 Ban Mê Thuột
> bị mất và Quân Lực VNCH khó có thể lấy lại
> được. Nhân vụ này, ngày 14.3.1975 Tổng Thống
> Thiệu cùng với các tướng Trần Thiện Khiêm,
> Đặng Văn Quang và Cao Văn Viên đến Cam Ranh họp
> với Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn 2.
> Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Cao Văn Viên:
>
>
> - Còn quân trừ bị để tăng
> cường cho Quân Đoàn 2 không?
> Tướng Viên trả lời:
> - Không còn.
>
> TT Thiệu quay qua hỏi Tướng
> Phú:
>
> - Nếu không có quân tăng
> viện, anh còn giữ được bao
> lâu?
>
> Tướng Phú trả
> lời:
>
> - Tôi có thể giữ được
> một tháng với điều kiện không quân yểm trợ
> tối đa và tiếp tế bằng không vận đầy đủ
> nhu cầu về tiếp liệu, vũ khí, đạn
> dược…
>
>
> TT Thiệu nói rằng các điều
> kiện đó không thể thỏa mãn được. Vậy phải
> rút khỏi Kontum và Pleiku để bảo toàn lực
> lượng, đưa quân về giữ đồng bằng ven biển
> tiếp tế thuận lợi hơn.
>
>
> TT Thiệu
> hỏi:
>
> - Rút bằng đường 19 có
> được không?
>
> Tướng Viên trả
> lời:
>
> - Trong lịch sử chiến tranh
> Đông Dương chưa có lực lượng nào rút theo
> đường 19 mà không bị tiêu
> diệt.
>
> Tổng Thống Thiệu lại
> hỏi:
>
> - Thế thì đường 14 ra
> sao?
>
> Tướng Viên
> nói:
>
> - Đường 14 càng không
> được.
>
> Sau khi thảo luận, mọi
> người thấy chỉ còn đường số 7 từ lâu không
> dùng đến, tuy dài (khoảng 228 km) và xấu nhưng
> tạo được yếu tố bất ngờ.
>
>
> TT Thiệu chỉ thị không
> thông báo cho các tiểu khu và chi khu biết, cứ
> để họ tiếp tục chống giữ, khi ta rút xong, ai
> biết thì biết. Tổng Thống nói địa phương
> quân (36 tiểu đoàn) toàn là người Thượng, trả
> chúng về với Cao nguyên. Như vậy các tỉnh
> trưởng, quận trưởng, cảnh sát và các nhân
> viên hành chánh cũng bị bỏ
> lại.
>
>
> Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư
> Lệnh Biệt Động Quân Quân Đoàn 2 được thăng
> Chuẩn Tướng để chỉ huy cuộc rút quân. Tổng
> Thống cấm không ai được thông báo cho Mỹ
> biết.
>
>
> ĐOÀN QUÂN
> TAN RÃ
>
> Diễn biến về cuộc tháo
> chạy trên Liên tỉnh lộ 7 rất bi thảm. Ở đây
> chúng tôi chỉ ghi lại những nét
> chính.
>
> Lúc đó QLVNCH còn có tại
> Kontum và Pleiku 7 Liên Đoàn Biệt Động Quân, đó
> là các Liên Đoàn 22, 23, 24 và 25, được tăng
> cường thêm 3 Liên Đoàn biệt phái từ Sài Gòn
> lên là 4, 6 và 7. Ngoài ra, Cao Nguyên còn có 36
> tiểu đoàn địa phương quân.
>
>
>
> Liên tỉnh lộ
> 7
>
>
> Xe tăng và thiết giáp: 4
> thiết đoàn với 371 xe. Pháo binh: 8 tiểu đoàn
> với 230 khẩu các cỡ từ 105 đến 175
> mm.
>
> Không quân: 1 phi đoàn chiến đấu (32
> chiếc), 2 phi đoàn trực thăng (86 chiếc), 1 phi
> đoàn vận tải, trinh sát và huấn luyện (32
> chiếc).
>
>
> Riêng Sư đoàn 23 gồm các Trung Đoàn 44, 45
> và 53 và Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đã bị
> tan rã trong trận Ban Mê Thuột.
>
> Sáng ngày 15.3.1975, hai Liên Đoàn 6 và 23
> BĐQ từ Kontum được chuyển về Pleiku. Dân chúng
> chạy theo gây ra náo loạn.
>
> Lúc 1 giờ chiều ngày
> 15.3.1975 cuộc di tản chính thức bắt đầu.
> Thiết đoàn 19, Liên Đoàn 6 và Liên Đoàn 24 BĐQ
> mở đường, đến tối đã vượt qua khỏi Phú
> Bổn, đèo Tuna và tới quận Phú Túc để yểm
> trợ công binh làm cầu. Sáng 16.3.1975 đoàn quân
> mở đường tiếp tục đi xuống Củng Sơn.
>
>
>
> Cuộc hành trình mà đoàn
> quân phải di tản khá dài: Từ Pleiku tới Phú
> Bổn khoảng 93 km và từ Phú Bổn đến Tuy Hòa
> khoảng 130 km.
>
>
> Ngày 17.3.1975, Thiết Đoàn 21
> và Liên Đoàn 7 BĐQ dẫn đầu đoàn quân và dân
> tiến về Phú Bổn. Theo sau là Liên Đoàn 22 và
> Liên Đoàn 23, kéo theo một đoàn quân xa khoảng
> 2000 chiếc và một đoàn xe dân sự đủ loại
> cũng gần 2000 chiếc. Liên Đoàn 4 và Liên Đoàn 25
> đi tập hậu. Đoàn di tản đi rất chậm vì
> đường hẹp, bị hư hỏng và thường đạp lên
> nhau để tiến tới trước. Tối 17.3.1975 đoàn xe
> dừng lại ở tỉnh lỵ Phú Bổn vì không tiến
> được nữa. Cộng quân đã chận ở đèo Tuna
> cách Phú Bổn khoảng 4 km.
>
>
> Vì cuộc rút quân quá bất
> ngờ nên phải đến chiều ngày 17.3.1975, Bộ Tư
> Lệnh Tây Nguyên của Cộng quân mới biết được
> và ra lệnh cho tiểu đoàn 9 thuộc trung đoàn 64,
> Sư đoàn 320, đang đóng chốt trên đường đi
> Thuận Mẫn, đem quân chận ở đèo Tuna và pháo
> kích vào đoàn quân và dân đang dừng lại ở Phú
> Bổn. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất được trực
> thăng tới bốc đi từ trường tiểu học Phú
> Bổn, đã chỉ huy ở trên trời, ra lệnh cho Đại
> Tá Nguyễn Văn Đồng, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ
> Binh, đang chỉ huy ở dưới đất, phải phá cho
> được cái chốt này. Có không quân bay tới yểm
> trợ.
>
>
> Liên đoàn 25 BĐQ đang đi
> tập hậu đã cùng với Liên Đoàn 7 và thiết
> giáp tiến lên phá cái chốt ở đèo Tuna. Nhưng
> Đại Tá Nguyễn Văn Đồng cho chúng tôi biết
> Biệt Động Quân, thiết giáp và không quân đã
> không phá nổi cái chốt đó. Chiếc xe tăng nào
> bò lên, chúng bắn cháy chiếc đó. Thảm hoạ
> xảy ra khi máy bay oanh tạc lầm quân của phe ta.
> Địch lại pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ Phú
> Bổn, quân và dân chạy tán loạn, nên đoàn quân
> tan rã. Không còn chỉ huy được, ông và một số
> quân nhân phải lội bộ đi vòng dưới chân đèo
> Tuna để vượt qua, nhưng rồi cũng đã bị bắt
> khi đến gần Củng Sơn. Đại Tá Đặng Đình
> Siêu, Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, theo tàn
> quân của Liên Đoàn 4 BĐQ chạy băng rừng và về
> được đến Phú Yên.
>
>
> Liên Đoàn 24 BĐQ đóng gần
> Củng Sơn do Trung Tá Niên chỉ huy bị tấn công
> dữ dội, cũng đã bị tan rã. Chỉ có Thiết
> Đoàn 19 và Liên Đoàn 6 BĐQ về tới được Tuy
> Hòa.
>
>
> Một cuộc kiểm tra cho biết
> có ít nhất 3/4 lực lượng của Quân đoàn II đã
> bị Cộng quân tiêu diệt, bắt sống, đào ngũ hay
> rã ngũ. Khoảng 40.000 dân chúng di tản theo đoàn
> quân, chỉ có khoảng 1/4 đến nơi. Số người
> chết do hỏa lực của cả hai bên, do đuối sức
> hay đói không ước tính được. Đa số phải
> trở lại Pleiku.
>
>
> ooOoo
>
> Kể từ khi Tổng Thống
> Ngô Đình Diệm bị giết, Hoa Kỳ đã chi phối
> miền Nam cả về quân sự, kinh tế lẫn chính
> trị và đưa người của họ lên nắm chính
> quyền. Trong tình trạng như vậy, miền Nam khó
> quyết định được số phận của mình.
> Nhưng Tổng Thống Thiệu là người phải
> chịu trách nhiệm trước dân tộc và trước
> lịch sử về những thảm trạng do các quyết
> định sai lầm của ông gây
> ra.
>
>
> Chiều 29.4.1975, Tướng Ted Seron đã rời
> khỏi Việt Nam trên một chiếc trực thăng ở
> trên nóc của Toà Đại Sứ Mỹ. Số phận của
> VNCH chấm dứt.
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>                           
>