Monday, June 23, 2014

Tin Tặc Tấn Công Các Website Truyền Thông và Dân Chủ ở Hồng Kông


Một người biểu tình ủng hộ phong trào Chiếm đóng Trung ương cầm bảng yêu cầu người dân bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý ngày 22 tháng 6. Đây là cuộc thăm dò ý kiến dân chúng về ba đề xuất phác thảo quy tắc cho cuộc bầu cử sắp diễn ra. Ảnh chụp trong một cuộc biểu tình bên ngoài văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông ngày 11 tháng 6 năm 2014. Một trang web liên quan tới cuộc trưng cầu dân ý này gần đây đã bị hack. (Ảnh internet)
Một website thăm dò ý kiến dân chúng về cuộc bỏ phiếu phổ thông, và một website khác của một công ty truyền thông vì dân chủ tại Hồng Kông, đều tạm thời bị gỡ xuống bởi các cuộc tấn công mạng trong một vài ngày qua.
Vẫn chưa có thông tin cuối cùng về nguyên nhân sự cố được gọi là tấn công từ chối dịch vụ phân tán này (viết tắt là DDoS – “Distributed Denial of Service”). Tuy nhiên, một số người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông nghi ngại rằng Bắc Kinh chính là nhân tố đứng đằng sau. Tấn công DDoS được thực hiện bởi những tin tặc có khả năng sử dụng một mạng lưới máy tính dưới sự kiểm soát của họ, tấn công mục tiêu với lượng truy cập quá tải.
“Chúng tôi đã bị đánh úp”- Jimmy Lai, Chủ tịch Next Media, một tờ báo ủng hộ việc phát triển dân chủ ở Hồng Kông, phát biểu trên một chương trình phát thanh nổi tiếng bằng tiếng Quảng Đông ngày 18 tháng 6. Chương trình cho biết, một số website cũng bị gỡ xuống trong vòng 3 giờ đồng hồ. Theo lời phát biểu của Lai trên tờ Kyodo News thì: “Tất cả mọi dịch vụ internet của tập đoàn chúng tôi, mọi thứ đều bị tấn công vào đêm hôm đó”.
Tim Yiu- Giám đốc Điều hành của Next Media, phát biểu trên tờ New York Times rằng công ty thương mại mà họ thuê để ngăn chặn cuộc tấn công này cũng bị áp đảo, khiến trang web hàng đầu Apple Daily tại Hồng Kông không hoạt động trong 12 giờ liền. Cho đến 12h30 chiều, theo giờ EDT, trang web vẫn chưa phục hồi được.
Một cuộc tấn công tương tự cũng xảy ra nhắm vào trang web popvote.hk, nơi lưu trữ cuộc trưng cầu dân ý cho ‘phong trào chiếm đóng trung ương’ (Occupy Central movement). Thông qua phong trào này, người dân Hồng Kông có thể bày tỏ quan điểm của mình về việc lựa chọn lãnh đạo trong cuộc bầu cử sắp tới.
Theo hệ thống hiện tại, lãnh đạo được bầu cử một cách gián tiếp. 800 đại cử tri được lựa chọn bởi các cử tri đặc biệt, vốn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng dân số của Hồng Kông; và tiếp theo, 800 đại cử tri này lại bầu ra lãnh đạo theo lịch trình bốn năm một lần. Cách vận hành phức tạp này cho phép Bắc Kinh có thể quyết định ai sẽ được lựa chọn.
Hệ thống và phương thức bầu cử khá phức tạp này ở Hồng Kông được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân quyết định , kể từ đó nó bị đặt vào vòng nghi vấn. Ủy ban này cho rằng, các cuộc bầu cử tại Hồng Kông có thể được tổ chức phổ thông đầu phiếu sớm vào năm 2017.
Trong cuộc trưng cầu dân ý, những người tham gia có thể bầu chọn một trong ba đề xuất cách bầu cử mới, và họ có thể đăng ký quan điểm của mình về việc mà hội đồng lập pháp ở Hồng Kông nên làm nếu như: “đề nghị của chính phủ không thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế cho phép được lựa chọn cử tri thực sự”.
Phong trào chiếm đóng trung ương nhắm vào việc sử dụng phản kháng dân sự, và dưới hình thức các cuộc biểu tình quần chúng ở vùng trung tâm kinh tế của Hồng Kông. Phong trào nhằm thúc đẩy phổ thông đầu phiếu, nghĩa là tất cả cư dân Hồng Kông đều có thể bầu chọn nhà lãnh đạo và lập pháp của mình.
Cuộc trưng cầu dân ý do ĐH Hồng Kông và ĐH Bách Khoa Hồng Kông thực hiện, đánh giá mức độ hỗ trợ công cộng mà cuộc biểu tình chiếm đóng trung ương sẽ được hưởng.
Ban tổ chức Chiếm đóng Trung ương cho biết, nếu họ không nhận được 1 triệu phiếu ủng hộ phổ thông đầu phiếu, họ sẽ tạm hoãn các cuộc biểu tình đã dự định.
Ông nói thêm: “Nếu có một lực lượng quyền lực đứng đằng sau vụ việc này, thì từ những phân tích các yếu tố lợi ích liên quan, rất có thể lực lượng này có liên quan đến chính phủ Trung Quốc”. “Cuộc tấn công này… là nhằm ngăn cản nhiều người tham gia bỏ phiếu” – theo Benny Tai Yiu-ting, một thành viên thuộc Ban tổ chức Chiếm đóng Trung ương, đồng thời là phó giáo sư luật học tại ĐH Hồng Kông, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Đài Truyền thanh Tự do Châu Á (Radio Free Asia).
Ban tổ chức Chiếm đóng Trung ương cho biết, họ sẽ kéo dài cuộc thăm dò ý kiến này tới 29 tháng 6 để tránh những tấn công có thể xảy ra.
Cuộc bạo động chỉ xảy ra chưa đầy một tuần sau khi các nhà chức trách thuộc bộ phận tuyên truyền của Trung Quốc công bố chính sách trắng, quy định về những điều mà người dân Hồng Kông nhìn nhận là tái diễn của quyền lực mà chính quyền trung ương có khả năng thực thi ở vùng đất này.
Hồng Kông được quản lý theo một hiến pháp gọi là Luật Cơ bản (Basic Law). Bộ luật này tuân theo quy tắc ‘một quốc gia hai chế độ’, và được thành lập theo Hiệp ước 1984, quy định năm 1997 đã chuyển giao quyền lực từ Vương quốc Anh sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Theo nguyên tắc một quốc gia hai chế độ này, Hồng Kông sẽ được hưởng cơ quan tư pháp độc lập và quyền bảo vệ cơ bản về tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do hội họp. Hiệp ước này dường như đã không được tuân thủ đầy đủ, bởi chính quyền Trung Quốc luôn tìm cách kiểm soát Hồng Kông chặt chẽ hơn; trong khi đó người dân Hồng Kông với tư tưởng dân chủ luôn nỗ lực để đạt được trọn vẹn quyền tự do bầu cử người sẽ đại diện cho lợi ích của họ.
Thư ngỏ gửi một người bạn ở Việt Nam : 

Chào anh , 

- Nước Pháp đã chọn khẩu hiệu 'Tự do - Bình đẳng - Bác ái' làm kim chỉ nam cho dân tộc họ . 
- Từ nhiều năm nay , trong đầu tôi luôn nung nấu một ý nghĩ : tôi là người , những gì liên quan đến con người đều liên quan đến tôi . 
- HCM đã nói : 'người ta ko sợ gian khổ , nguy hiểm ; nhưng chỉ sợ ko công bằng' . Tôi ko thấy quan chức nào nhắc lại câu nói này của HCM .
- Napoleon đã nói : Tôi ko sợ kẻ thù của tôi ; tôi chỉ sợ những cận thần của tôi thấy tôi có sai lầm mà ko nói cho tôi biết .

1/ Anh vừa khuyên tôi : Sao anh viết nhiều về chính trị như vậy , ko tốt cho anh vì đề tài rất 'nhạy cảm' , v.v...
Tôi xin trả lời : Tôi viết nhằm tranh đấu cho các quyền căn bản của con người như tự do ngôn luận , hay mọi người đều bình đẳng trước pháp luật , v.v...
Anh có muốn thấy những điều sau đây tiếp tục xảy đến với con hay cháu hay dân tộc mình:
- Bị dụ dỗ làm tiếp viên lương cao cho nhà hàng ở Nga đễ rồi khi sang nước người thì bị đẩy vào nhà chứa , bị tú bà và ma cô đánh đập tàn nhẩn (mụ chủ dùng guốc đập túi bụi vào mắt mủi làm 1 cô suýt bị mù) nếu ko vừa ý họ . (1) .
- Bị phân biệt đối xử khi vào ĐH , khi xin việc , v.v... vì cha/mẹ/ông/bà của nó ko phải là đảng viên hay gđ của nó ko có công với cách mạng , v.v...
- Bọn CCCC "ngồi trên đầu trên cổ" nhân dân VN và chúng lạm quyền hay tham nhũng không thua kém gì ông cha của chúng ! ; (dù cho chúng đã từng học ở Anh , Mỹ , CND , Úc , Pháp ! )
- Hối lộ (như anh đã làm) các công chức tại phường , quận , TP hay TƯ khi có các giao dịch với các cơ quan này .
- Đóng tiền cho thày cô cho các lớp học thêm (dù chúng rất giỏi) hay chạy tiền để có bằng cắp hay thi đậu vào các trường ĐH , CĐ , v.v... (thông qua "cò") . Khi ra trường , phải hối lộ để có việc làm ở TP hay chổ tốt , v.v... Một BS vừa cho tôi biết , muốn vào BV công , các BS phải hối lộ MẤY TRĂM TRIỆU cho Giám đốc BV .
- Vào BV phải hối lộ cho YT và BS để được chăm sóc tốt dù đã đóng viện phí đầy đũ (ko được miễn phí như ở dưới chế độ VNCH) ; chưa kể lối làm việc tắc trách , vô lương tâm ở những nơi này , v.v... (đây là báo Đảng đăng , chứ ko phải từ bọn "phản động" hải ngoại hay trong nước) .
- Một ngày nào đó , bị CA mời lên đồn làm việc vì một tố cáo của ai đó và sáng hôm sau , gia đình nhận tin của CA là nó đã chết vì treo cổ , hay đột quỵ , v.v... dù trước đó nó khỏe mạnh .
- Một ngày nào đó , bị CSGT quất dùi cui vào mặt vì chậm ngừng xe khi có lịnh hay dám cải nhau với CSGT . . . CA có quyền dừng xe để làm "luật" (ăn tiền mãi lộ) .
- Hàng trăm hành khách phải chờ vài giờ trên 1 chuyến bay của Vietnam Airlines vì 1 khách hàng thuộc loại Kim Cương đến trể . (2)
- Thất nghiệp trong khi người TQ , dù chỉ là lao động phổ thông , đang chiếm các công việc - mà lẽ ra phải dành cho người VN .
- Ngư dân VN tiếp tục bị cướp phá tài sản , ngư cụ , thậm chí giết chết khi hoạt động trên ngư trường truyền thống từ bao đời của mình .
- Người VN bị khinh rẻ khi đi du lịch hay lao động hay sống ở nước ngoài (Nhật , Đài Loan , HK , Sing , Thái lan , các nước cựu CS như Nga , CH Séc , v.v...) vì một số trộm cắp , làm gái điếm , buôn lậu , v.v...
Và còn nhiều cãnh trái tai gai mắt hay nhục nhã khác .
2/ Là người dân , ai cũng muốn sống trong một xã hội công bằng , mọi người đều có cơ hội đồng đều trong các dịch vụ (giáo dục , y tế , xã hội , v.v...) , mọi ng đều bình đẳng trước Pháp Luật (ko có vụ đảng viên được xử theo luật của đảng dù họ phạm tội hình sự , CA giết người chỉ nhận án treo trong khi công dân chửi CA bị 6 tháng tù , v.v...) , con cái được giáo dục tốt và được chăm sóc sức khỏe, v.v...
Anh thấy , dân HK , dù là một một đặc khu hành chánh thuộc TQ và rất dân chủ hơn VN rất nhiều (như được tự do ngôn luận , tự do báo chí hay được phép tụ họp hay biểu tình ; bằng cớ là Đêm Không Ngủ nhân kỷ niệm 25 năm Thảm Sát Thiên An Môn với trên 100.000 ng dự , v.v...) ; nhưng tiếp tục tranh đấu ko ngưng nghỉ cho những quyền căn bản khác của con người như "được trực tiếp chọn người cai trị HK" (họ ko chấp nhận thể thức "đảng cử dân bầu" mà TQ đang áp dụng cho ĐKHC này) , v.v. . .
Hẹn anh thư sau . Chào anh ,
(1) Hai cô trốn được , nhờ có ng thân tại Mỹ và CND báo với nghị sĩ , họ can thiệp với CP Nga đưa 2 cô này về VN . Hai cô cho biết chủ chứa , dân Hà tĩnh , có quen thân với Nguyễn đông Triều - tham tán công sứ tại TĐS và dọa "bọn bây về VN thì câm miệng vì đàn em tao rất nhiều tại VN sẽ ko tha bọn bây nếu nói xấu tao" ; và đường dây đưa gái sang Nga do CA VN và TĐS tại Nga tổ chức ; đa số các cô làm trong ổ điếm là dân miền Nam , 1 số ít là dân HN .http://195.188.87.10/vietnamese/vietnam/2013/04/130423_viet_russia_human_trafficking.shtml.
(2) Cũng may cho VNA vì chuyến bay đó ko có khách ngoại , nếu ko họ sẽ khởi kiện . Ở nước ngoài , nếu bạn là khách hàng Kim Cương - thường xuyên đi máy bay sẽ có các bonus như sẽ giảm giá khách sạn hoặc các dịch vụ mua sắm khác . Họ làm như vậy để khuyến mãi mà thôi , chứ ko vụ bắt mấy trăm ng phải chờ 1 người như VNA vì lẽ đơn giản "mọi ng đều bình đẳng trước pháp luật hay các dịch vụ về xã hội , kinh tế , y tế , giáo dục , v.v...