Thursday, August 27, 2020

Chiến Đoàn Dù Tiếp Cứu Tiền Cứ Đức Cơ Tháng 8/65

22/09/1999

Như đã trình bày, đầu tháng 8/1965, Cộng quân khởi động cuộc tấn công cường tập tiền cứ biên phòng Đức Cơ. Để giải tỏa áp lực của CQ và tiếp cứu đơn vị trú phòng, 1 chiến đoàn Nhảy Dù gồm 2 tiểu đoàn do thiếu tá Ngô Xuân Nghị chỉ huy-đang tăng phái cho Quân đoàn 2, đã được điều động tiếp cứu Đức Cơ. Ngày 5 tháng 8/1965, chiến đoàn Nhảy Dù đã được trực thăng vận xuống khu vực kế căn cứ Đức Cơ, giao tranh đã diễn ra quyết liệt giữa chiến đoàn Nhảy Dù và các đơn vị Cộng quân. Tham dự cuộc hành quân tiếp ứng này, cố vấn của chiến đoàn là thiếu tá Norman Schwarzkope-vừa được đặc cách thăng cấp mặt trận vào đầu tháng 8/1965; năm 1991 là đại tướng tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ và Đồng Minh tại Vùng Vịnh, đã nỗ lực can thiệp với các đơn vị Không quân Hoa Kỳ yểm trợ cho chiến đoàn Nhảy Dù về hỏa lực Không quân chiến thuật và các phi vụ tiếp tế tải thương khẩn cấp, ông cũng đã chia xẻ với các người bạn Nhảy Dù VN những gian khó ngoài chiến trường. Khi trở thành một danh tướng, ông vẫn nhớ rất rõ diễn tiến của trận chiến Đức Cơ và đã ghi lại chi tiết trong cuốn hồi ký của ông.
Trong số trước, chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc phần 1 bài hồi ký của đại tướng Norman Schwarzkope nói về các khó khăn của chiến đoàn Nhảy Dù trước khi nhập trận và sự chống trả mạnh của CQ khi các đơn vị Nhảy Dù nhảy xuống bãi đáp kế bên căn cứ Đức Cơ. Sau đây là phần 2 của bài hồi ký, được biên tập dựa theo bản dịch đã được phổ biến trong tạp chí KBC năm 1994.

* Chiến đoàn Nhảy Dù và thiếu tá Schwarzkope tại Đức Cơ:
Người đầu tiên mà tôi (cố vấn Schwarkope) gặp khi vừa xuống bãi đáp (cạnh căn cứ Đức Cơ) là 1 trung úy của Quân đội Hoa Kỳ, anh ta tự giới thiệu là cố vấn của trại. Gặp anh, tôi nhận ra rằng có lẽ trên đời tôi chưa gặp một người nào có niềm vui hơn anh ta vì trại của anh đã bị bao vây nhiều ngày và có thể bị thất thủ bất cứ lúc nào nếu không được giải cứu.
Ngày hôm sau, chúng tôi bắt đầu tiến quân theo như dự trù, đơn vị tiền phong bị chận đánh gây tử thương cho 3 quân nhân Nhảy Dù. Khi trực thăng vào tiếp tế đạn theo yêu cầu của chúng tôi, sau khi đem đạn xuống thì binh sĩ bắt đầu đưa thi hài lên trực thăng nhưng phi công đẩy xuống không chịu chở, thấy vậy tôi phóng tới leo lên càng phía phi công hỏi nguyên do thì anh phi công nói không dám chở thi hài vì máu và phân sẽ dính xuống sàn. Tôi nói với anh ta là cần phải đem các thi hài này, nếu không chúng tôi phải khiêng theo. Viên phi công trả lời là anh ta không cần biết và không chịu chở. Tôi nghĩ nếu những thi hài này là người Mỹ thì chắc chắn không có gì để tranh luận và anh phi công đã chở ngay, khiến tôi cảm thấy quá chua xót. Tôi nói cho anh ta hay là tôi sẽ không bước khỏi càng trực thăng nếu họ không chịu chở và phi cơ sẽ không rời khỏi nơi đây. Còn nếu anh ta cất cánh mà tôi bị rớt xuống thì anh ta phải chịu trách nhiệm hoặc tôi sẽ bắn anh ta. Tôi biết là tôi chỉ dọa nhưng cuối cùng phi công đã chịu chở. Tôi đâu có nghĩ là chỉ với hành động nho nhỏ của tôi đã đi sâu vào tinh thần của những người chiến binh Việt Nam vì họ thấy một người Mỹ bất chấp nguy hiểm để lo cho họ và tin này đã được truyền về Sài Gòn tới tai tướng Dư Quốc Đống-tư lệnh Nhảy Dù và tất cả Cố vấn.
Chúng tôi tới biên giới sau một đêm dừng quân phòng thủ. Ngày hôm sau đổi hướng tiến về phía Nam theo như lệnh hành quân. Đang di chuyển trong khu rừng quá rậm rạp thì có tiếng súng nổ, nhưng có muốn cũng không thể tránh né vào chỗ nào cả và cũng chẳng thấy gì hết. Tiếng nổ khởi động tác xạ của súng cối địch nghe liên tiếp và chắc chắn hướng về phía chúng tôi nhưng tất cả các chiến binh Nhảy Dù VN tỏ ra rất bình tĩnh. Nếu chúng tôi không về tới trại Đức Cơ mà phải ở lại giữa rừng thì địch quân sẽ điều động lực lượng tăng cường để tấn công trong đêm hoặc trễ lắm là sáng hôm sau. Cuối cùng chúng tôi cũng về tới căn cứ, với hơn 40 người chết và gần 100 bị thương.
Tôi liên lạc với Pleiku nhiều lần yêu cầu tản thương nhưng đều bị từ chối với lý do rất nguy hiểm cho phi cơ khi vào vùng phải bay qua khu vực có quá nhiều phòng không. Nhưng trung úy Earl S. Van Eiweegen nghe biết tin này tại một quán rượu ngoài Pleiku đã tình nguyện vào tản thương cho chúng tôi. Khi phi cơ xuất hiện, phòng không địch bắn lên dữ dội nên tôi nghĩ là Van Eiweegen và 3 nhân viên trong phi hành đoàn của anh khó có thể đáp xuống phi đạo được. Nhưng cuối cùng anh đã đáp xuống và phi cơ bị trúng đạn khá nhiều và bị chảy dầu. Trong lúc chờ đợi phi cơ tới, phi đạo bị pháo kích rất nhiều, thêm một số binh sĩ bị thương cũng được sắp xếp để tải thương luôn. Phi công đã tỏ ra rất bình tĩnh, anh ngồi trên màn hỏa lực phòng không của địch bắn dữ dội và phi cơ bị hư nặng nên phi công đã bay thẳng về Sài Gòn thay vì về Pleiku. Tôi nghĩ đó cũng là một điều rất tốt vì các thương binh sẽ được săn sóc chu đáo hơn. Đó là một chuyến bay rất nhân đạo, can đảm phi thường của phi hành đoàn...

Chúng tôi còn khoảng 20 thi hài đang nằm trên phi đạo và bắt đầu chảy nước, khi trực thăng đáp xuống chúng tôi phải tự đem lên vì phi hành đoàn không dám sờ vào, nước hôi thối chảy dính vào tay áo mặc dù tôi cố rửa nhiều lần nhưng vẫn không thể nào sạch được... Một vị tướng Mỹ cùng đến Đức Cơ với cố vấn Quân đoàn và rất nhiều phóng viên. Ông hỏi tôi về vấn đề ăn uống cũng như thư từ, tôi trả lời cho xong việc là mọi thứ đều tốt đẹp cả nhưng họ có biết đâu là chúng tôi chỉ có cơm với muối và lá rừng làm rau. Ông cũng không hỏi han về thiệt hại của đơn vị, thiệt hại của địch cùng những trở ngại khi gặp phải trong lúc hành quân, ngõ hầu có thể nghiên cứu hoàn chỉnh cho tương lai.
Tôi rất vui vẻ trong suốt thời gian một năm làm việc với quân đội Việt Nam Cộng Hòa và tôi không muốn rời họ để ra đi, nên tôi đã viết đơn gửi cho bộ Tư lệnh Lục quân tình nguyện kéo dài thêm nhiệm kỳ phục vụ của tôi tại Việt Nam nhưng bị từ chối và ra lệnh cho tôi phải về làm việc tại West Point như đã được chỉ định.
Ngày cuối cùng nhất là ngày buồn thảm nhất khi tôi chào từ biệt mọi người, nhất là đối với trung sĩ Hùng, một người đã phụ giúp và gần gũi với tôi trong thời gian làm việc với Nhảy Dù cả ở ngoài mặt trận cũng như ở hậu cứ. Nước mắt Hùng trào ra, anh đã khóc với tôi. Phải vô tư mà nói rằng trong suốt một năm dài làm việc với đơn vị Nhảy Dù tôi chưa hề thấy một quân nhân Việt Nam nào khóc, nhưng trung sĩ Hùng đã khóc với tôi khi từ giã. Khi phi cơ bắt đầu chạy trên phi đạo, các quân nhân ngồi xung quanh tôi đều vui mừng vì họ bắt đầu trở về sau một năm dài đùa rỡn với tử thần. Nhưng riêng với cá nhân tôi, tôi đã xúc động đến nghẹn ngào, nhất là khi nhìn qua cửa sổ thấy một đơn vị Nhảy Dù đang lên phi cơ để ra hành quân ngoài Miền Trung. Tôi cảm thấy quá xót xa vì phải rời xa những người mà mình đã cùng chiến đấu, và tôi cũng đã tự coi tôi là một thành phần trong đơn vị. Trong thâm tâm tôi có cảm tưởng đã bỏ rơi họ.

* Đại tướng Norman Schwardkope và những kỷ niệm đầu tiên khi mới đến Việt Nam:
Cũng trong hồi ký chiến trường nêu trên, đại tướng Schwardkope đã nhắc lại những kỷ niệm đầu tiên khi mới đến Việt Nam và những nhận xét của ông về binh chủng Nhảy Dù VNCH:
Chúng tôi vừa đến phi trường liền được xe bus của quân đội đưa về tạm trú tại khách sạn Majestic nhằm sát bờ sông Sài Gòn cuối đường Tự Do. Cùng đi với tôi có anh bạn John bạn học ở West Ponit anh ta có một danh sách tên và địa chỉ những nhà hàng sang trọng tại Sài Gòn nên chúng tôi dự tính sẽ có một bữa ăn ngon để đánh dấu một ngày đầu tiên tới xứ này. Nhưng buổi tối chúng tôi đổi ý nên lên ăn ở trên sân thượng của khách sạn, thức ăn vừa được bày ra thì một tiếng nổ khá mạnh ở phía dưới. Mọi người đều nằm xuống sàn, riêng tôi và John lại đứng lên để quan sát nên được biết đó là trái mìn claymore do VC đặt tại Mỹ Cảnh, nhà hàng đứng đầu trong danh sách của John và phải chăng đây là sự chào đón chúng tôi.
Ngày hôm sau một trung tá của phòng Nhân viên thông báo là tôi được lựa chọn bổ nhiệm vào công tác tham mưu làm việc tại Sài Gòn trọn nhiệm kỳ, nhưng tôi ngỏ ý muốn được đưa ra tiền tuyến hơn. Ban đầu ông ta nói không còn chỗ trống, nhưng sau cùng hỏi lại là tôi có đồng ý đi làm cố vấn cho đơn vị thuộc Sư đoàn 25 Bộ binh không, hỏi như vậy nhưng ông lại nêu ra trường hợp để cho tôi e ngại: một đơn vị của Sư đoàn này trong một cuộc hành quân khi rút lui đã bỏ rơi Cố vấn lại phía sau, thế nhưng tôi trả lời không có gì trở ngại đối với tôi vì tôi không muốn ngồi làm việc ở văn phòng ngày này qua ngày khác, nên tôi đồng ý đi Sư đoàn 25 BB.
Ngày kế tiếp, khi tôi đang lãnh đồ tại trung tâm tiếp liệu thì Leroy người bạn cùng phòng ở trường Võ bị West Point tới, anh mặc quân phục ngụy trang, đội nón đỏ với huy hiệu Nhảy Dù VNCH mà anh là cố vấn, anh ta nói tại sao không cho anh ta biết khi tới Việt Nam và anh liền sắp xếp cho tôi gặp đại tá Naughton, cố vấn trưởng Lữ đoàn Nhảy Dù (vào thời gian này binh chủng Nhảy Dù còn ở cấp lữ đoàn, với 7 tiểu đoàn tác chiến, đến ngày 1 tháng 12/1965 được lên cấp Sư đoàn Nhảy Dù). Khi đại tá Cố vấn trưởng Nhảy Dù biết rằng trước đây tôi có phục vụ ở Sư đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ và nói được tiếng Pháp nên ông cho biết là tôi rất thích hợp với chức vụ cố vấn cho một đơn vị Nhảy Dù, ông cũng liên lạc với bộ Tư lệnh MACV yêu cầu thay đổi lệnh bổ nhiệm trước, và tôi được bổ nhiệm làm cố vấn cho một chiến đoàn Nhảy Dù vừa thành lập.
Nhảy Dù QL/VNCH là một binh chủng rất thiện chiến, đa số sĩ quan và hạ sĩ quan đều có khả năng kinh nghiệm chiến trường. Cố vấn đến rồi đi, ngược lại họ phải chiến đấu cả đời, khi thắng trận thì cố vấn được huy chương nhưng nếu thất bại thì người chỉ huy bị khiển trách, phải thẳng thắn nhìn nhận là các cấp chỉ huy Nhảy Dù giàu kinh nghiệm trận mạc, họ không cần đến sự cố vấn của chúng tôi.
Kỳ sau: Trận kịch chiến tại Bắc Bình Định của Liên quân Việt-Mỹ vào tháng 1/1966.
LỜI NGUYỀN CỦA LĂNG MỘ HCM (The Ho Chi Minh Mausoleum Curse)

Hồn ma TT Thiệu gặp hồn ma HCM và nói: thông thường người đời chỉ thích dành cái khôn, cái tốt, nhưng tôi thấy bọn đàn em của ông, từ Trọng Lú trở xuống, hiện nay chỉ thích dành cái ngu, cái xấu của thiên hạ về mình, xin ông giải thích.
- HCM: có lẽ khi xây lăng cho tôi, dù điều đó trái với di chúc của tôi, đàn anh của chúng là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, v.v... đã làm động mồ, động mả ông bà, tổ tiên hay làm đứt long mạch của Hà Nội nên giờ này bọn chúng mới thích "ăn cám xú" cả lũ như vậy; VÌ CỨ HỞ MIỆNG RA LÀ BỊ DÂN CẢ NƯỚC "NÉM ĐÁ" DỮ DỘI. Làm tôi rất buồn và đau khổ mà không làm gì được.

- TT Thiệu: Chính bọn "ăn cám xú" này, chứ không ai khác, đang đào mồ cuốc mả ôn ! Vì chúng mà nhân dân cả nước đang NGUYỀN RỦA ông: do ông đã du nhập một chủ thuyết chính trị đã gieo biết bao TÀN PHÁ, CHẾT CHÓC và ĐAU KHỔ cho đất nước này từ năm 1945 tới giờ. / .

Tôi đăng bài viết trên sau khi đọc các phát biểu ngu xuẩn hay coi thường người dân hay lạm quyền, v.v... của các quan CSVN bây giờ - đã được sưu tầm và đăng trên FB của Canh Lê. 


https://www.facebook.com/notes/canh-le/c%C3%B4ng-b%E1%BB%99c-1/635873726551055/
NGƯỜI MỸ BẢN ĐỊA: NHỮNG NHÀ DÂN CHỦ ĐẦU TIÊN CỦA NHÂN LOẠI (American Indians: The original democrats).
Tài Trần: Đã từ lâu, tôi biết ng Mỹ bản địa là một trong dân tộc TIÊN PHONG về Dân chủ và mới đây tôi càng hiểu rõ hơn sau khi đọc bài điểm sách của Tom Atlee về quyển "Indian Givers: How the Indians of the Americas Transformed the World".
Bài dưới đây dịch từ nguồn : http://www.co-intelligence.org/CIPol_IndiansOrigDemoc.html
=====
"Nhiều ng nghĩ rằng truyền thống dân chủ của chúng ta tiến hóa chủ yếu (primarily) từ người Hy lạp và Anh. Nhưng những nền chính trị này, đã dung dưỡng (step in) sự nô lệ, giai cấp quí tộc, và có tài sản là có quyền (property-power); chỉ đáng là một đối xứng (counterpoint) nếu so với nguồn gốc THỰC SỰ của chế độ dân chủ liên bang của chúng ta – (nguồn gốc đó là) người Da Đỏ Mỹ (tên gọi mới là dân Mỹ bản địa/Native American hay American-Indian-- Tài). Trong phần sau đây từ sách Indian Givers: How the Indians of the America Transformed the World (Crown Publishers, NY, 1988), tác giả Jack Weatherford đã nhìn vào văn khố lịch sử để sửa chữa huyền thoại (mythology) mà chúng ta đã đặt ra (raise with)”-- Tom Atlee, một nhà hoạt động xã hội, cho hoà bình và môi trường ng Mỹ, sinh năm 1947.
Chủ đề rõ ràng/dễ thấy (consistent) nhứt trong những mô tả đã viết (pen about) về Tân Thế Giới là sự ngạc nhiên bởi sự tự do cá nhân của ng Da Đỏ, đặc biệt là sự tự do của họ với nhà cầm quyền và với các giai cấp xã hội dựa trên sự sở hữu tài sản. Lần đầu tiên người Pháp và ng Anh đã nhận thức (become aware) bởi khả năng sống trong một xã hội hài hòa và thịnh vượng mà KHÔNG cần sự cai trị của một ông vua.
Khi những tin tức đầu tiên của vùng đất mới này lọt (filter) vào Âu châu, chúng đã ảnh hưởng/tác động (provoke) rất nhiều đến những bài viết về triết và chính trị. Sir Thomas More đã đưa vào (incorporate) quyển Utopia của ông (viết năm 1551) những đặc điểm này – được ghi chép bởi những nhà du hành đầu tiên đến Mỹ . . . tác phẩm của More đã được dịch thành các ngôn ngữ chính của Âu châu.
Louis Armand de Lom d'Arce hay Nam tước Lahontan, đã viết vài sách ngắn về bộ lạc Huron ở Canada, dựa vào thời gian sống với họ từ 1683 đến 1694, (trong thời gian đó ông ) đã tìm thấy một xã hội có trật tự (có luật pháp), nhưng lại thiếu vắng một hình thức chính quyền để áp đặt (compel) một trật tự như vậy . . . Sau đó ít lâu, Lahontan trở thành một ng nổi tiếng quốc tế được chào mừng (fete) tại tất cả các giới/nhóm cổ vỏ cho tự do (liberal). Kịch tác gia Delisle de la Drevetière đã đưa những ý tưởng này lên sân khấu qua vở kịch Arlequin Sauvage . . . nói về một người Da Đỏ Mỹ thăm viếng Paris . . . đã có ảnh hưởng mạnh mẽ lên một ng trẻ tuổi có tên là Jean Jacques Rousseau . . . và cuối cùng dẫn đến việc xuất bản tác phẩm nổi tiếng nhứt của ông, Luận Thuyết về Nguồn Gốc của Bất Bình Đẳng (Discourse on the Origins of Inequality), vào năm 1754 . . .
Trong kỷ nguyên này, các nhà tư tưởng của Âu châu đã đúc kết (forge) những ý tưởng được gọi Sự Khai Sáng (Enlightenment) của Âu châu, và phần lớn ánh sáng (của những ý tưởng này) lại xuất phát từ bó đuốc của tự do của ng Da Đỏ.
Khi Cách mạng Mỹ bắt đầu, Thomas Paine đã phục vụ như thư ký của các đặc phái viên (commissioner) - được gửi tới để thương thuyết với bộ lạc Iroquois … ông đã tìm cách học ngôn ngữ của họ và trong suốt phần còn lại của nghề chính trị và viết văn của ông, ông đã coi người Da Đỏ là mô hình/mẫu mực để tổ chức một xã hội.
- trang 122-125 của sách đã dẫn
Theo sử sách, người đầu tiên đã đề nghị một sự liên hiệp của tất cả các thuộc địa và đề nghị một mô hình liên bang là một tù trưởng người Iroquois tên Canassatego, nói tại một hội nghị giữa người Da Đỏ và Anh quốc tại Pennsylvania tháng 7 1744 . . . Ông khuyên họ nên làm như dân tộc ông đã làm và tạo nên một liên bang như Liên minh (League) của người Iroquois . . .
Benjamin Franklin*, một đặc phái viên về Da Đỏ . . . trong thập niên 1750 và đã trở nên quen thuộc một cách tường tận (intimately) những phức tạp (intricacy) về chính trị của ng Da đỏ và đặc biệt với Liên minh của người Iroquois . . . Nói tại Quốc hội Albany năm 1754 , Franklin đã kêu gọi các đại diện của các thuộc địa của Anh nên hợp nhứt và bắt chước Liên minh của người Iroquois. Mô hình của những thực thể chính trị có chủ quyền (sovereign unit) kết hợp thành một chính quyền đã đưa ra một cách chính xác GIẢI PHÁP cho vấn đề – mà các người thảo ra Hiến pháp Mỹ đã gặp. Ngày nay, chúng ta gọi đó là một hệ thống 'liên bang' trong đó mỗi bang giữ quyền lực trong những vấn đề nội bộ và chính phủ liên bang sắp đặt/điều tiết (regulate) những vấn đề chung của các bang . . .
Người Mỹ đã THEO những tiền lệ (precedent) của người Iroquois là luôn luôn có cách để loại bỏ người lãnh đạo khi cần . . . chấp nhận những bang mới như là thành viên thay vì coi họ là thuộc địa . . cho phép chỉ một ng được nói trong các tập hợp chính trị . . .
Một trong những định chế chính trị quan trọng nhứt, đã vay mượn từ người Da Đỏ là 'caucus' (theo tự điển Vdict: cuộc họp kín của ban lãnh đạo một tổ chức chính trị để chọn người ra ứng cử hoặc để quyết định đường lối của tổ chức .--Tài) . . . Từ này lấy từ ngôn ngữ của người Algonquin . . . Caucus trở thành chỗ dựa chính (mainstay) của dân chủ tại Quốc hội và trong các nhóm chính trị và cộng đồng khắp nước Mỹ
- (trang 135-45 của sách đã dẫn)./.
===========================
* Benjamin Franklin có một vị trí quan trong trong lịch sử Mỹ đến độ - tuy ko phải là một lãnh tụ chính trị hay một trong các quốc phụ của Mỹ nhưng được in hình trên tờ 100 đô - rất quen thuộc với người dân khắp thế giới kể cả cả các quan to quan nhỏ của ĐSCSVN!
Ảnh: một hoa hậu của bộ lạc Navajo (đọc là na-va-hô) ở Mỹ, chụp cách đây vài năm.
Ảnh 2-3: lãnh thổ của dân Algonquin trải dài từ Canada đến Mỹ, hình vẽ từ thế kỷ 16 của làng Pomeiock của bộ lạc này.



Phục hồi laptop trước khi cho kẻ khác .
Hôm nay để giúp một láng giềng biết dùng máy tính, tôi phục hồi một laptop hiệu Acer , xem hình 1 , chạy Windows 10, đã lâu ko dùng.
Chiếc này thiết kế để chạy Windows 8 và sau đó tôi nâng cấp thành Win 10 .
Vì là một máy rẻ tiền (hàng tồn kho/inventory) và đã lâu ko dùng nên khởi động rất chậm; nên tôi quyết định xóa sạch những nội dung và cài đặt cũ để đưa máy về tình trạnh mới xuất xưởng (factory) .
Trước nhứt , tôi gõ chữ 'settings', chọn Recovery và chọn Get Start, sau đó chọn Reset this PC . Máy đang cài đặt được 29/100 . Xem hình 2-4 .




Trận Buôn Ma Thuột và “tấm bản đồ định mệnh” qua nhãn quan của CSBV .
QĐND - Giới thiệu cuốn sách “Việt Nam chiến sử 1946-1975”, NXB Oxford University Press viết: “Nhờ cuốn sách này, chúng ta hiểu được vì sao các nguồn lực tưởng như không hạn chế của cỗ máy quân sự Mỹ lại không sánh nổi với chiến lược quân sự tuyệt vời của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam”.
Tác giả cuốn sách là Trung tướng Phi-líp Đa-vít-xơn (Phillip Davidson), từng phụ trách ngành tình báo dưới quyền tướng Oét-mo-len (Westmoreland).
Chúng tôi trích dịch Chương 26, nhan đề “Đại bại 1975”. Ở chương này, Đa-vít-xơn mô tả “đòn điểm huyệt” Buôn Ma Thuột đã “rút dây động rừng”, kéo theo chuỗi các quyết định sai lầm ở cấp cao nhất của quân đội Sài Gòn.
…Đêm 10-3-1975, QĐND Việt Nam đã đánh chiếm trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Cho dù chiến sự vẫn còn xảy ra ở ngoại ô, đặc biệt là ở sân bay, ngày 12-3, tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 và Quân khu 2 quân đội Sài Gòn đã thú nhận công khai là Buôn Ma Thuột thất thủ.
Nguyễn Văn Thiệu và quan thầy Mỹ, Tổng thống Ních-xơn. Ảnh tư liệu.
Ngày 12-3, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho tướng Phú lấy lại Buôn Ma Thuột. Để thực hiện, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn tung đơn vị quân dự bị cuối cùng là Liên đoàn Biệt động quân số 7 xuống Kon Tum thay cho các Trung đoàn 44 và 45 thuộc Sư đoàn 23. Trung đoàn 44 và 45 sẽ được không vận tới Phước An, điểm xuất phát để phản kích lấy lại Buôn Ma Thuột.
Cuộc phản kích của quân đội Sài Gòn diễn ra hôm 15-3 và lập tức rơi vào hỗn loạn. Họ không có tăng, pháo binh hỗ trợ, lại thiếu thốn đủ các loại hàng quân tiếp vụ do không thể tiếp viện được qua Quốc lộ 21 vì đường này bị chặn. Tất cả những yếu tố trên đều quan trọng, nhưng chỉ đóng vai trò thứ yếu trong sự thảm bại của cuộc phản kích. Khi đáp trực thăng xuống khu vực Phước An, thay vì tập hợp đội ngũ để tác chiến, quân đội Sài Gòn đã chạy đi tìm vợ con đang mắc kẹt ở khu gia binh tại hậu cứ của Sư đoàn 23 ở Buôn Ma Thuột. Khi tìm được gia đình mình rồi, họ bỏ quân phục và vũ khí để cùng vợ con chạy về Nha Trang. Có thể nói, cuộc phản kích của quân đội Sài Gòn đã thảm bại trước khi nó bắt đầu...
Quân đội Sài Gòn đã bị đẩy tới rìa của thất bại hoàn toàn, tới lúc này rơi thẳng vào vực thẳm bởi một quyết định của Thiệu. Có một số bối cảnh đưa đẩy tới quyết định này. Tới tháng 3-1975, các diễn biến ở Hoa Kỳ đã khiến Thiệu phải nhìn nhận khả năng Oa-sinh-tơn không can thiệp để cứu cái gọi là Việt Nam cộng hòa và viện trợ quân sự của Mỹ sẽ còn bị cắt giảm trong thời gian tới. Đương đầu với những hiện thực nghiệt ngã như thế, vào đầu tháng 3 ấy, Thiệu bắt đầu cân nhắc các lựa chọn xem cái nào ít tuyệt vọng hơn… Hôm 11-3, sau khi ba sư đoàn QĐND Việt Nam tiến công Buôn Ma Thuột, Thiệu triệu tập Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, cố vấn an ninh Đặng Văn Quang và tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng tới Dinh Độc Lập. Thiệu đưa ra nhận định: Quân đội Sài Gòn không thể giữ mọi nơi và cần được bố trí lại để bảo vệ những vùng đất thuộc lợi ích sống còn và có khả năng sinh lợi cho chế độ của ông ta…
Thiệu muốn giữ trọn vùng lãnh thổ phía nam của một đường cắt đông-tây, xuất phát từ phía bắc Tuy Hòa, từ bờ biển chạy tới biên giới Cam-pu-chia, một số vùng đất tại đây sẽ phải chiếm lại từ tay Việt cộng. Vùng này chứa những nguồn tài nguyên trù phú và đông dân. Xa hơn về phía bắc, phần lớn vùng đất thuộc
Tây Nguyên (gồm cả Kon Tum và Plei-cu) sẽ phải chịu mất về tay đối phương. Với vùng chiến thuật I, quan điểm của Thiệu chứa nhiều tham vọng hơn. Tại vùng này, Thiệu sẽ cố giữ Huế, nếu không thì sẽ phải cố giữ Đà Nẵng, hoặc cùng lắm là vị trí phòng ngự phía bắc Tuy Hòa thuộc đường cắt nói trên. Điều đáng chú ý là Thiệu thể hiện trên bản đồ đường thềm lục địa, vì mỏ dầu đã được tìm thấy ở các vùng bờ biển Việt Nam và ông ta mong giữ được “kho báu” này.
Sau chỉ thị này của Thiệu, ba thuộc hạ ngồi đó, choáng váng, thất thần. Cuối cùng, Cao Văn Viên mới cất được lời. Trong hồi ký, Cao Văn Viên viết về sự kiện này: “Tôi nói đôi lời về hiệu quả khiến sự triển khai này trở thành thực sự cần thiết, rằng tôi đã tư duy về ý đồ này khá lâu rồi. Nhưng tôi vẫn giữ trong đầu vì cho nó là một đề xuất chưa đúng lúc. Trước hết, nó xung đột với chính sách an ninh; thứ hai, nếu tôi đưa ra một đề xuất như vậy sẽ bị hiểu là một thể hiện của thất bại chủ nghĩa. Và, tôi đã tự kiềm chế mình, không nói thêm rằng tới lúc đó đã là quá muộn cho bất kỳ cuộc triển khai nào…”.
Đã có một vòng khép kín những gì giống nhau đầy ám ảnh toát lên từ đoạn hồi ức trên. Khi đọc lại những sự kiện giữa tháng 3-1975, một dòng hồi tưởng mạnh đưa ta về lại thời kỳ 1944-1945. Thay cho Cao Văn Viên là tiếng nói của các Thống chế Cây-ten (Keitel) và Giốt (Jold) của Bộ Tổng tham mưu Đức. Trong Đại chiến Thế giới thứ hai, chính Hít-le là người không chịu mất một tấc đất nào tại Mặt trận phía Đông. Các viên tư lệnh Đức, tương tự như các tướng quân đội Sài Gòn, đã lảng tránh việc bàn bạc với Hít-le về rút quân, sợ bị “dán nhãn” là những kẻ bại trận. Cũng chính Cây-ten và Giốt là những nhân vật đã chủ ý không báo cho Hít-le là Đức đã bại trận.
Bản đồ của Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc họp ngày 11-3-1975 thể hiện quyết định bỏ địa bàn chiến lược Tây Nguyên, giữ các khu vực gần thềm lục địa có dầu mỏ. Nguồn: Lưu trữ phương Tây.
Cũng dễ thấy một tương tự nữa trong ngày tàn của hai nhân vật cầm quyền. Cả Thiệu lẫn Hít-le, cho đến phút cuối, đều mong chờ một phép màu nào đó đến cứu rỗi. Hít-le trông chờ vào vũ khí bí mật của phát xít Đức; Thiệu kỳ vọng sự can thiệp trở lại của Mỹ. Cả Thiệu lẫn Hít-le đều có bản đồ cho riêng mình, đều bị đám nịnh thần vây quanh và đều đưa ra những mệnh lệnh không ăn nhập gì với những gì đang xảy ra trên chiến trường. Cả Thiệu lẫn Hít-le đều không tin tưởng vào các viên tướng, đều nuôi ý đồ co cụm vào những khu vực đồn trú, cố thủ trong đó để tiếp tục cuộc chiến. Cả hai đều tự đánh mất sự tín nhiệm và niềm tin của những thuộc hạ cao cấp nhất. Cuối cùng, cả Thiệu lẫn Hít-le đều sống trong một nỗi sợ hãi thường xuyên: Sợ bị đảo chính, sợ bị ám sát… Dĩ nhiên là hai nhân vật này rất khác nhau về nhiều phương diện, nhưng trên lĩnh vực quân sự, sự tương đồng của họ khiến ta phải giật mình…
Trang 775 của cuốn sách đăng tấm bản đồ “của riêng” Thiệu, đã làm cho các tướng cao cấp nhất ở Sài Gòn kinh hoàng, nhận thấy trong đường cắt ngang “lãnh thổ Việt Nam cộng hòa” bóng dáng của sự thất bại hoàn toàn. Tác giả Đa-vít-xơn viết tiếp:
“… Ngày 14-3, Thiệu lệnh cho Phạm Văn Phú tới gặp ông ta tại căn cứ Cam Ranh, tiết lộ với Phú quan điểm “xén bớt lãnh thổ” và ra lệnh cho Phú: 1. Rút quân chính quy từ Kon Tum và Plei-cu xuống vùng ven biển, tại đó phiên chế các đơn vị này thành lực lượng phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột; 2. Bỏ lại các lực lượng quân địa phương, các đơn vị phụ thuộc và bộ máy dân sự của khu vực Plei-cu - Kon Tum; 3. Phải giữ đội hình rút lui hoàn toàn bí mật; 4. Cuộc rút lui thực hiện bằng Tỉnh lộ 7B (một con đường nhỏ, bị phá nát và bỏ hoang nhiều năm).
Nếu Thiệu muốn mang lại một thảm họa, bốn lệnh nói trên quả là bảo đảm chắc chắn cho việc ấy. Việc tách quân chủ lực ra khỏi những lực lượng khác tất gây nên một hoảng loạn ghê gớm và làm điên rồ thêm cuộc giành giật con đường mà quân chính quy dùng để rút đi. Cuối cùng, quyết định dùng đường 7B để rút quân quả là hiểm họa ập xuống đầu…”.
Đa-vít-xơn dành một số trang mô tả cuộc rút chạy từ Tây Nguyên qua Tỉnh lộ 7B, Phú Bổn. Khi đại quân từ Tây Nguyên rút theo kế hoạch của tướng Phạm Văn Phú, do đội hình hàng trăm xe bị ùn trước cầu phao vượt sông Ba và bị QĐND Việt Nam chặn đánh trên nhiều đoạn nên cuộc di tản hoàn toàn thất bại, gây thiệt hại lớn cả về lực lượng lẫn tinh thần cho chế độ Sài Gòn.
Tác giả Đa-vít-xơn nhận định về hậu quả của việc để mất Tây Nguyên:
“Quan điểm “xén bớt lãnh thổ” của Thiệu có thể khả thi nếu được thực thi vào khoảng năm 1973, hay chí ít là đầu năm 1974. Tuy nhiên, vấn đề này đòi hỏi việc lập kế hoạch và chuẩn bị thực thi phải vô cùng chi tiết và sáng suốt-điều vượt lên khả năng của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Dĩ nhiên, Thiệu đã có thể theo một phương hướng hành động khác: Vẫn để quân sĩ đóng tại chỗ chiến đấu để tự cứu mạng. Về triển vọng, phương án như thế có thể tỏ ra tốt hơn-hoặc chí ít, các hậu quả của nó có thể không tồi tệ hơn những gì mà Thiệu đã cố làm. Tuy nhiên, phương án đó cùng lắm cũng chỉ kéo dài cảnh khốn cùng của chế độ Sài Gòn mà thôi”.
Đa-vít-xơn kết luận:
“Quả là quá giản đơn nếu gán sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn cho sự thiếu năng lực của Thiệu, của Bộ Tổng tham mưu và quân đội Sài Gòn, bởi động lực chính cho sự sụp đổ đó là QĐND Việt Nam. Trận Buôn Ma Thuột đã buộc Thiệu tự giáng đòn chí tử lên chế độ do ông ta cầm đầu”.
LÊ ĐỖ HUY (trích dịch)



Pham Thi My Hong, Duong Tasu and 1 other

AI LÀ CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA LÃNH THỔ NÀY : CP MỸ ĐÃ ĐỀN BÙ NHỮNG MẤT MÁT VÀ ĐAU KHỔ (MÀ TỔ TIÊN NGƯỜI MỸ BẢN ĐỊA ĐÃ GÁNH CHỊU) NHƯ THẾ NÀO ?
A . Như các bạn đều biết : tổ tiên người Mỹ đã tiêu diệt dân Mỹ bản địa (American Indian hay Native American) qua nhiều cách : tấn công vào nơi ở của họ (có những lần giết ko chừa một ai , chỉ trừ những người may mắn trốn thoát) . . . dời cả chục ngàn người từ nơi ở của họ vào các trại tập trung , có cái tên mỹ miều là RESERVATION (khu dành riêng) , v.v... Trên đường di chuyển , người già và trẻ con chết rất nhiều . Có rất nhiều sách nói về việc này và cũng có phim về vụ này .
Để CHUỘC LẠI các lỗi lầm này cũng như BỒI THƯỜNG những mất mát và đau khổ mà tổ tiên của người Mỹ bản địa đã hứng chịu , nước Mỹ đã có nhiều chính sách ƯU ĐÃI họ.
1/ Họ được ưu đãi khi đi học , các phúc lợi (welfare) như YT , XH , v.v... . Ở mọi TP lớn nhỏ của Mỹ đều có những TT cung cấp phúc lợi cho dân Mỹ bản địa , xem hình : nghĩa là CP Mỹ có thể lơ là , v.v... với da trắng , da đen , hay Á châu , v.v... nhưng ko bao giờ DÁM lơ là các phúc lợi về GD , YT hay XH của dân bản địa.
Hình 1 :Trung tâm chính chăm sóc sức khỏe dành cho dân Mỹ bản địa ở quận Santa Clara , bang Cali .
2/ NGOÀI RA , CP cũng cho phép dân Mỹ bản địa được mở các sòng bạc trên lãnh thổ của các bộ lạc trên khắp nước Mỹ . Sau khi trừ các chi phí như trả lương cho nhân viên sòng bạc (theo thỏa thuận giữa bộ lạc và chủ sòng bạc) và nếu có lời , thì phải chia lời cho bộ lạc - có lãnh thổ mà sòng bạc hoạt động . (Vì theo một luật BẤT thành văn , chính người Mỹ bản địa mới thực sự có CHỦ QUYỀN (sovereignty) trên đất nước bao la này ; hay nói khác , HỌ chính là CHỦ NHÂN (master) của đất nước này ; các dân tộc CÒN LẠI chỉ là kẻ đến sau , hay nôm na là NGƯỜI THUÊ (renter) đất để khai thác) .
Theo thống kê thì trung bình một người dân bình thường (nói nôm na là dân đen , ko chức vụ gì trong bộ lạc) , mỗi năm được các sòng bạc chia lời trên dưới MỘT TRĂM NGÀN ĐÔ . Còn những người như TÙ TRƯỞNG (tribal chief) thì còn cao hơn . Các ông này đi du lịch quanh năm , ăn chơi thoải mái , v.v....
Hình 2 : Sòng bài Cache Creek ở bắc Cali có cả KS để khách ngủ qua đêm . Tôi đã đến đây 1-2 lần .
B/ Đây là một ĐẶC QUYỀN , ĐẶC LỢI (privilege) - các dân tộc khác ko được hưởng .
CP Mỹ , làm như vậy CŨNG ĐÚNG , và các dân tộc khác ko lên tiếng kêu ca gì cả vì đất nước này là của người Mỹ bản địa và gần như họ bị TẬN DIỆT . Ngày nay , hậu duệ của họ, thay vì sống ở các khu dành riêng cho bộ lạc , phần lớn ra sống ở các TP hay những khu đô thị đầy đủ tiện nghi , xây dựng gần các sòng bạc . Nhưng dù họ sống ở đâu , có đi làm hay thất nghiệp , có chơi bời , hút sách , rượu chè , cờ bạc đi nữa . . . thì các PHÚC LỢI của họ vẫn được duy trì và đặc biệt vẫn hưởng tiền lời do các sòng bạc chi trả mỗi năm .
Tôi nghĩ rằng , với các phúc lợi (đã kể ở phần 1) và đặc quyền/lợi thì hậu duệ của người Mỹ bản địa không còn gì để kêu ca, than phiền (complain) CP Mỹ .
Hình 3-5 : các cô này đều là hoa hậu trong các lễ hội (festival) của bộ lạc Navajo tại Mỹ , các cô đều mặc quốc phục với màu sắc và hoa văn truyền thống của bộ lạc . Trước đây, người già ko muốn giới trẻ ra sống tại các thành thị vì sợ mất gốc, nhưng sau này phần lớn giới trẻ đã phá bỏ tục lệ này; nhưng các lễ hội quan trọng họ cũng về tham dự, trong đó có dự thi hoa hậu .
Hình 6-7 : hai cô này có vẻ lai da trắng : cô cuối cùng mặc áo có ô vuông, theo phong cách của dân thành thị. Hai cô này cũng là hoa hậu .