Saturday, May 12, 2018

https://thomasthanhnguyentu.blogspot.com/2012/08/su-oan-7-bo-binh-mot-thoi-vang-bong_3442.html

Hai truyện ngắn không quân - Tác giả Cali

Ngày đầu chập chững làm thợ nail

Ngọc Lan/Người Việt
Nhiều cảm giác mới mẻ trong ngày đầu tiên được cầm tay khách hàng. (Hình minh họa: Getty Images)
Lời tòa soạn: Trang Nail của báo Người Việt mở mục ‘Kể Chuyện Làm Nail’ để quý độc giả và nhất là những ai đã và đang làm nail chia sẻ những câu chuyện vui buồn, thành công, thất bại hay thú vị,… trong nghề. Bài viết xin không quá 1,500 chữ và ưu tiên nếu kèm hình, gởi về email: toasoan@nguoi-viet.com.
***
Tui đi làm nail từ lúc mới đi học nail được vài ngày, và như vậy đương nhiên là không có bằng, và như vậy lại đương nhiên là không hợp pháp.
Có điều, khi đó chủ tiệm nhận tui ngay tức thì bởi tui có bằng “esthetician,” tức tui có thể làm “waxing và facial.”
Hôm đó, một ngày Thứ Sáu, tui đang làm việc cho một trung tâm chăm sóc người già, và vừa mới thi đậu bằng “skincare,” ôm tờ báo Người Việt, tui đọc mục tìm việc làm. Ðọc đến chỗ có một tiệm đang “cần thợ biết làm waxing và facial,” tui thử gọi đại.
Từ đầu dây bên kia, anh Tuấn, chủ tiệm nói, “Ờ, ở đây đang cần người nè. Chị lên làm liền bây giờ được không, khách đông quá mà thiếu người.” – “Ồ không, tui đang đi làm. Ngày mai tui lên nha.”
Thế là tui hỏi những người xung quanh xem tiệm đó là ở đâu, chính xác hơn là Santa Monica cách Little Saigon bao xa. 46 miles, hơn 70 cây số! Ui cha mẹ ơi, sao mà xa dữ vậy. Nhưng lỡ rồi, hơn nữa tui cũng nôn nao muốn thử đi làm công việc này xem sao.
Thế là sáng Thứ Bảy, ông xã chở tui đi.
Lần đầu tiên bước vào tiệm nail-skincare, tim tui cứ đập thình thịch. Tui được giới thiệu với chị Liên, cũng là chủ tiệm, vợ anh Tuấn. Chị dẫn tui ra phía sau, chỉ cho tui giỏ đồ nghề với những thứ cần thiết, kêu chuẩn bị làm cho khách.
Tui níu tay chị nói nhỏ, “Em chưa có bằng nail, cũng chưa làm nail bao giờ, có gì chị chỉ em với” – “Ờ, không sao đâu, làm cẩn thận. Nhìn vài người làm là có thể làm được rồi.” Tui nhớ hoài cách chị chủ tiệm “lên dây cót” cho tui.
Tui chào những người thợ trong tiệm, hỏi thăm làm quen, hầu hết mọi người đều lớn hơn tui. Tui cũng nhờ mọi người chỉ dẫn tui vì tui mới đi làm. Sau này tui mới biết cách nói đó làm tui khác biệt với mọi người, vì chẳng ai tự nhận mình là không biết gì cả, hơn nữa đây là môi trường mà người ta tị nạnh và cạnh tranh nhau rất khốc liệt.
Sau khi quan sát khoảng nửa tiếng xem người khác làm việc, cuối cùng, giờ G cũng điểm. Tui được gọi tên làm chân cho một khách Mỹ trắng, mà như chị chủ nói, “Cô này dễ lắm, mình lựa những người dễ để Lan làm trước cho quen.”
Nhìn người ta làm thì dễ, cộng thêm một vài ngày đã trải qua trong lớp học, cứ ngỡ mình sẽ ok. Ai ngờ…
Lọng cọng ngay từ lúc cho khách lên ghế, điều chỉnh ghế theo yêu cầu và mở nước.
Khách vào ghế xong, tui kéo ghế ngồi, bắt đầu công việc của người thợ nail, cùng lời gửi gắm của chị chủ, “Chị Lan còn mới, có gì anh Quang và cô Nga chỉ thêm.” Anh Quang, cô Nga chắc là những người thợ lâu năm của tiệm.
Hehe, trong tiệm, trừ thợ là Việt, còn lại tất cả khách đều không biết tiếng Việt, chứ họ mà hiểu thì chắc bụng họ cũng đánh lô tô, sợ nhỏ thợ mới này lấy máu của mình làm tiết canh thì khổ đời.
Bỡ ngỡ khi lần đầu sơn móng tay cho khách hàng. (Hình minh họa: Getty Images)
Bên trái tui là anh Quang, bên phải tui là cô Nga. Tui nhìn họ, bắt đầu cùng lúc với họ, họ làm gì, tui làm theo, như cái máy.
Mặt tui cứ tỉnh như không, nhưng người tui cứ như bị sốt, và tay thì run, luống cuống.
Tui không biết rành các thao tác cũng như cách sử dụng hết các hóa chất có trong hộp đồ nghề. Tui chưa kịp học những thứ đó trong trường. Hơn nữa thực tế bao giờ cũng khác lý thuyết. Thêm điều tai hại là bản thân tui chưa từng đi làm móng tay móng chân ngoài tiệm nên xem như mù trất!
Tui cứ làm, mắt liếc nhìn người bên cạnh, trống ngực đập bum bum liên hồi.
Các bước làm cũng xong. Cuối cùng là sơn.
Tui nhớ hoài người khách chọn nước sơn màu đỏ đậm, trên bàn chân trắng bóc. Ðối với thợ lành nghề thì sơn màu gì cũng như nhau thôi, nhưng với người thợ mới tinh như tui, lần đầu cầm một chai nước sơn đậm, không khác gì một đứa học ESL phải đánh vật với một bài luận văn dài 4-5 trang giấy.
Mà như đã nói, tay tui run liên tục, nên tui sơn nhìn gớm ghiếc kinh khủng! Mà có lẽ như chị chủ tiệm đã nói, người khách này dễ tính, nên cô nàng chẳng nhìn xem chân cẳng mình được làm ra sao. Tui không sơn sát được vào phao chân, dù bài học lý thuyết bảo sơn cách phao chân phao tay khoảng 1 sợi tóc. Tui thì cách cả một sợi dây thừng. Tay tui cứ run run, tim tôi cứ loạn nhịp, còn hơn cả lúc tui có ý định tỏ tình với anh nào nữa. Cho đến bây giờ, chưa khi nào tui bắt gặp lại cảm giác như lúc đó.
Sau khi người khách hơ chân khô xong, tính tiền và ra về. Chị chủ tiệm nói, “Lan ơi, khách không có cho típ nghe.” Tui “dạ” và nói trong bụng “làm xong cổ đi là mừng rồi, không cần gì hết” (có điều, sau này phải hiểu, đối với những nghề phục vụ kiểu như vầy mà khách không cho típ là “chuyện lớn”).
Chưa kịp hoàn hồn, tui được kêu làm tiếp cho người khách thứ hai.
Lần này thì tả hữu đều không có ai, chỉ mình tui với tui.
Thế nhưng khi tui ngồi xuống bắt tay vào việc thì cô Nga nhảy phóc lên cái ghế bên cạnh vừa cầm cái cell phone vừa nói, “Cứ làm đi, cô nhắc cho, nhưng đừng nhìn cô, không thôi khách họ biết.” Tui mừng quá trời, “Dạ, cô làm ơn chỉ giùm con.”
Thế là cô Nga cứ ôm cái phone làm như nói chuyện, nhưng thực tình là cô đang chỉ tui làm từng bước từng bước một.
“Chùi sơn… Cắt đi… Giũa… Bỏ softener lên. Sủi… Chân kia. Ðừng cắt da nhiều quá… Rồi chà đi. Lấy cái cục chà cho softener lên chà… Rồi, rửa sạch. Xả nước đi. Massage….”
Cứ vậy, rất hên cho tui là cô Nga không có khách làm trong lúc ngồi chỉ tui hoàn tất người khách thứ hai này. Nhờ vậy mà tui nắm liền bài bản. Chứ còn người đầu tiên làm sao cho xong thì tui chẳng nhớ nữa.
Ðến khoảng 1, 2 giờ trưa, lúc đã làm được 4, 5 người khách nữa thì bỗng nhiên tui ngó ra cửa, và thấy người khách đầu tiên của tui đang từ ngoài bãi xe đi hướng vào tiệm. Tui kêu như khóc trong bụng: “Trời ơi!”
Linh tính quả không sai. “Hồi sáng ai làm cho người này, giờ sơn lại giùm kìa!” Chị chủ tiệm nói lớn.
Tui giơ tay lên. Chị Liên bảo, “À, cổ có đưa đây 10 đồng luôn rồi nha, nói cho chị, hồi sáng cổ quên!”
Cô nàng khách hàng ngồi xuống ghế nói với tui, “Tôi xin lỗi, tôi đi chợ, con tôi nó nhảy giẫm lên chân tôi nên nó bị trầy, cô sơn lại giùm tôi.”
Tui chùi cái móng chân bị trầy sơn để sơn lại. Không khá hơn lúc sáng bao nhiêu. Ðến lúc này, dường như cô nàng mới có thời giờ nhìn ngắm lại chân mình, rồi thắc mắc, “Ủa, sao cô không sơn sát phao chân vậy?” – “Ờ, sơn sát nhìn không đẹp, khi móng mọc dài ra thì xấu lắm…” Tui nói bừa.
Cô nàng chẳng nói năng gì thêm. Có điều, gần một năm tui làm ở đó, chưa bao giờ tui gặp lại người khách đầu tiên của mình.
Ðến gần chiều, chị Liên hỏi tui, “Lan có làm facial bao giờ chưa?” – “Có, làm nhiều lúc học tại trường” – “Chắc chắn là được phải không?” – “Dạ, làm nail thì sợ chứ làm facial thì ok.”
Thế là trong ngày đầu tiên đó, tui được thực hành luôn nghề mình đã học, chỉ khác một chút là trong trường, tui được dạy làm mặt, còn hôm nay, tui làm facial cho một cái lưng!
Cô khách này nói tối nay cổ đi dự tiệc, cổ sẽ mặc đầm hở lưng, thành ra muốn chiếc lưng phơi ra phải đẹp.
Cũng trong ngày này, tui “wax” luôn cho mấy cái lông mày. Cũng tàm tạm. Ðến lúc chị Liên kêu lại hỏi, “Lan có ‘wax bikini’ bao giờ chưa?” thì tui đành chịu chết, “Dạ, lúc học ở trường, cô có dạy, nhưng em chưa làm thử bao giờ.” – “Vậy thôi, để mình làm, rồi từ từ mình chỉ cho.”
Ðến cuối ngày, chị Liên nói, “Mình biết sáng giờ Lan không có ghi phiếu, mình làm giùm rồi. Hôm nay là ngày trả lương, mình trả luôn cho Lan. Hôm sau Lan đi làm nữa nghe.”
Tui nhớ số tiền tui kiếm được trong ngày đầu tiên là $184 đồng, cùng với $38 tiền tip.
Hôm đó, chị Hồng, một thợ làm trong tiệm, cho tui quá giang về. Chị nói ngày đầu chị không lấy tiền xe, nhưng sau này nếu đi chung thì mỗi ngày tui sẽ trả chị $10 tiền chở đi chở về.
Sau hai tuần làm việc tại đó vào Thứ Bảy và Chủ Nhật, tui quyết định nghỉ hẳn việc tại trung tâm người già để bắt đầu chính thức làm công việc full-time của một người thợ nail và waxing, trong lúc tiếp tục theo học để lấy cho được cái bằng manicurist sau đó 4 tháng.
***
Tui đã không còn làm thợ nail từ cuối năm 2007 bởi những bước ngoặt khác mở ra. Nhưng gần một năm sống với công việc này mãi là những ngày khó quên với tui, để tui hiểu hơn về một nghề đã giúp bao gia đình Việt Nam thành công nơi xứ người cũng như yêu thương và quý trọng hơn những người đã chọn công việc này để mưu sinh.
Khi Mỹ rút quân khỏi Miền Nam, họ để lại cho ngành Kiểm soát không lưu của VNCH những máy radar, thiết bị sở chỉ huy và hệ thống thông tin khá hiện đại, có khí tài vừa mới ra đời.
Tháng 5 năm 1975, thiếu tá VNCH Trần Quốc Bàn, Đài trưởng "Đài kiểm báo số 12" và Đại úy Đường, chuyên viên kỹ thuật vô tuyến siêu cao tần của VNCH nói với chúng tôi, khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Miền Nam, họ để lại cho ngành Kiểm soát không lưu VNCH những máy radar, thiết bị sở chỉ huy và hệ thống thông tin khá hiện đại. Có đài radar chế tạo trong thập kỷ 70.
Cuộc hành binh thú vị
Vào thời điểm tuần đầu tháng 5 năm 1975, khi đó tôi (Trần Danh Bảng) là đài trưởng radar thuộc Đại đội 31, Trung đoàn 294, Binh chủng Radar.
Có mặt tại sân bay Cù Hanh (Pleicu) khoảng 5 ngày, chúng tôi có nhiệm vụ kiểm tra và kết luận về khí tài của Đài kiểm báo số 12, mà phía VNCH bỏ chạy, trong cuộc "di tản chiến thuật" về Miền Trung tháng 3 năm ấy. Đó là đài radar AN/UPA-35 của Hoa Kỳ trang bị.
Hết hy vọng vào việc phục hồi hai đài "kiểm báo" (nói theo thuật ngữ của phía VNCH) ở Cù Hanh, lý do máy phát, an ten bị đạn pháo bắn hỏng… chúng tôi được lệnh theo đường 19 về Nha Trang, đánh giá chất lượng các radar trong Trường Không quân, mà Quân giải phóng vừa giành được đầu tháng 4.
Đại đội trưởng radar 31, Trung úy Nguyễn Văn Hỏa phân công tôi ngồi xe "quân xa" Zin-157, cùng ngồi trên băng ghế là thiếu tá VNCH Trần Quốc Bàn, đài trưởng "Đài kiểm báo số 12" và đại úy Đường, (không nhớ họ) xuôi đường 19 về quốc lộ 1.
Cuộc tao ngộ này, trên suốt dọc đường khoảng hơn 1 ngày, chúng tôi biết một phần về hệ thống "kiểm soát vùng trời" của VNCH mà Hoa Kỳ để lại.
Tôi và Chuẩn úy Vũ Khắc Thường nhẹ nhàng hỏi hai sĩ quan VNCH về gia đình, dần dà chúng tôi hỏi về các đài radar an ten đặt trong vòm cầu ở Sơn Trà, Đà Nẵng, đài của thiếu tá Trần Quốc Bàn ở Cù Hanh…
Sau bữa cơm chiều tự nấu, đậm chất lính ở chân đèo Cả, chúng tôi chỉ có mắm ruốc, gạo cũ. May mà Thiếu tá Trần Quốc Bàn, được Binh chủng cho ghé thăm nhà ở Pleicu, vợ anh này dúi vào túi anh ta niêu cá kho tộ. Thế là bữa ăn hóa ngon miệng. 
Không khí nói chuyện giữa chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Lại biết chúng tôi vốn là sinh viên, năm 1972 nhập ngũ, đã qua đào tạo chỉ huy phòng không tại Trường sĩ quan, nên hai viên sĩ quan cũng "trải lòng" cho biết nhiều thông tin, bấy lâu chúng tôi chưa nắm được.
Hai người cho rằng: Với họ, hoạt động không kiểm, (cảnh giới) kiểm soát không hành (giám sát hành quân, tác chiến yểm trợ quân bạn) là chủ yếu. Hoạt động này với tần suất và cường độ rất cao.
Trung tâm điều hành tác chiến đường không TAOC trên bán đảo Sơn Trà
© ẢNH : TƯ LIỆU/THỜI ĐẠI
Trung tâm điều hành tác chiến đường không TAOC trên bán đảo Sơn Trà
Còn việc mà họ gọi là "phòng không nghênh cản", chúng tôi gọi là dẫn đường "hiện hình" chặn kích… thì "Bắc Việt" còn non trẻ so với không lực và không quân Hải quân Hoa Kỳ, nhưng buộc cọ sát với không quân sừng sỏ, nên lực lượng dẫn đường của phòng không-không quân "Bắc Việt" rất sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm.
Bằng chứng là phi công MiG-17 và MiG-21 của "Bắc Việt" bắn hạ hầu hết các loại máy bay siêu thanh của Hoa Kỳ. Trong đó hạ gục các phi công "Ace", có hàng ngàn giờ bay tác chiến. Chúng tôi còn khẳng định, không có sĩ quan Liên Xô dẫn đường cho MiG-21 đánh B-52, hoàn toàn người Việt Nam chỉ huy không chiến.
Lại nữa, khi biết hầu hết sĩ quan radar "Bắc Việt" được đào tạo tại Sơn Tây và bổ túc ở Hà Đông (An Khánh), hai sĩ quan VNCH nhìn nhau, hết sức ngạc nhiên.
Còn nhiệm vụ "phòng không nghênh cản" (dẫn đường tiêm kích đánh chặn) hướng dẫn phi F5 cất cánh nhận dạng (ID) phi cơ lạ (unknown tracks) để áp dụng biện pháp cần thiết thì rất ít.
Thiếu tá đài trưởng số 21 Trần Quốc Bàn và Đại úy Đường đều được đào tạo chỉ huy và kỹ thuật ở Hoa Kỳ.
Họ tỏ ra thán phục hệ thống radar cảnh giới và dẫn đường của "các anh", chống chọi suốt 8 năm với không quân Hoa Kỳ, nhất là thời kỳ "Pháo đài bay B52" oanh kích, trải thảm Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972, đã phát hiện được "phi cơ" Hoa Kỳ sớm và đầy đủ. Lại khéo léo thế nào mà không bị đánh phá?
Chúng tôi cho họ biết rằng, toàn bộ khí tài radar của "Bắc Việt", khoảng 10 chủng loại đều là radar cơ động. Bộ đội radar chúng tôi đã kỳ công luyện tập để phát hiện máy bay trong nhiễu, gian nan trong thu hồi anten, xe máy, cơ động di chuyển liên tục…
Hai sĩ quan VNCH im lặng. Họ ngộ ra rằng, cơ động trận địa thường xuyên cũng là giải pháp giấu sóng, đột kích sóng và bảo toàn lực lượng.
Ngành "Kiểm báo" VNCH
Từ năm 1965, không quân VNCH phát triển mạnh mẽ, nhờ Hoa Kỳ viện trợ và đào tạo. Họ thành lập các sư đoàn Không quân, với tổ chức mới bao gồm thêm các không đoàn, phi đoàn. Những tài liệu của cựu sĩ quan VNCH ở Hoa Kỳ bộc lộ dần…
Chiến tranh cục bộ mở rộng, quân Mỹ vào nhiều, hoạt động không quân gia tăng theo nhu cầu hành quân, khiến cho hệ thống "Điều-kiểm chiến thuật" hoạt động theo hướng chặt chẽ hơn. Cho đến năm 1973 Mỹ rút, hệ thống không phát triển gì thêm.
Lại nói Liên đoàn Kiểm báo sau khi thành lập đầu năm 1965, đã tổ chức Bộ chỉ huy Liên đoàn với 2 Trung tâm kiểm báo: Trung tâm I ở Tân Sơn Nhất (ký hiệu PARIS CONTROL). Trung tâm II ở Đà Nẵng (ký hiệu PANAMA CONTROL).
Có 3 Đài kiểm báo, đài số 11 ở Bình Thủy, Cần Thơ (danh hiệu PADDY CONTROL); đài số 12 ở Ban Mê Thuột (ký hiệu PYRAMID CONTROL), và đài số 21 ở Pleicu (ký hiệu PEACOCK CONTROL, mà Trần Quốc Bàn là đài trưởng).
Ngoài ra còn 3 đài hướng dẫn (BOBS) ở Biên Hòa, Đà Nẵng và Pleicu. Đó là những đài chỉ huy, hướng dẫn ném bom, thả dù, dẫn đường đánh chặn… Sân bay Cần Thơ không quân bao quát vùng rộng lớn, nhưng không hiểu sao không bố trí đài hướng dẫn (BOBS).
Những tài liệu sau này chúng tôi tìm hiểu cho thấy, quân số mỗi đài kiểm báo từ 150 đến 250 người (chưa kể các thành phần phòng thủ hay biệt phái từ sư đoàn không quân, hay lực lượng tăng cường vì đài ở xa như trường hợp đài số 11 ở Đà Nẵng và đài số 12 ở Ban Mê Thuột. Quân số các đài BOBS, gồm 21 người mỗi đài.
Bộ chỉ huy Liên đoàn Kiểm báo đồn trú ở căn cứ Tân Sơn Nhất, trong địa hạt của sư đoàn 5 không quân. Bộ Chỉ Huy, có 5 phòng là Phòng hành quân, có trách vụ tham mưu và theo dõi hàng ngày các hoạt động hành quân của các đơn vị Kiểm báo, qua ban trực bằng phương tiện liên lạc trực tiếp (hot line) với các đơn vị.
Phòng kỹ thuật kiểm soát, bảo trì và tiếp liệu, Phòng kế hoạch, nhu cầu, Phòng nhân huấn (Personel & Training) dõi việc huấn luyện chuyên viên hành quân và kỹ thuật. Ngoài ra còn phòng Chiến tranh chính trị phụ trách công tác Tâm Lý Chiến và Xã Hội ở cấp đơn vị.
Hệ thống radar của không quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, báo cáo của Không quân Mỹ
© ẢNH : TƯ LIỆU/THỜI ĐẠI
Hệ thống radar của không quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, báo cáo của Không quân Mỹ
Hoạt động "Điều kiểm chiến thuật"
Đó là các hoạt động bao gồm việc mở máy, theo dõi tất cả các phi vụ hành quân của không quân bằng các "đoản lệnh" (frag order) từ Bộ Chỉ huy hành quân không quân (TACC) và các Trung tâm hành quân không trợ (DASC), gửi đến trước (dự báo bay) bằng viễn ấn (truyền chữ-teletype).
Đầu thập niên 70, do nhu cầu cường kích, chặn kích, không quân VNCH được trang bị thêm phương tiện dẫn đường oanh tạc (BOBS — Beacon Only Bombing System). Các đài này được thành lập để hướng dẫn các phi vụ oanh tạc và thả dù chính xác, đồng thời dẫn máy bay tiêm kích nghênh cản, trở về…
Liên đoàn kiểm báo còn phối hợp với Liên đoàn 505 không quân Hoa Kỳ thực thi nhiệm vụ theo kế hoạch chung của không lực Việt-Mỹ.
Theo các tài liệu, các đài phải tiến hành các hoạt động xác đoán: (M&I=Movement & Identification) theo dõi các phiếu kiểm soát không-lưu (flight strip) của các tàu bay bay vào vùng cũng như bay ra khỏi vùng không phận trách nhiệm.
Tại đây Ban không cảnh (Plotter & Scope reading) quan sát các dấu vết phi cơ trong vùng trên máy radar scope (UPA-35).
Đây là thiết bị radar có màn hiện hình tổng thể nặng 200 tấn sử dụng 114 đèn điện tử (ống chân không) nằm rải rác trong 12 khối máy, cùng các oxylo đường kính màn hình khoảng 40cm và một bộ nguồn điện khổng lồ. Ở Đà Nẵng VNCH sử dụng đài radar FPS-20, có tầm quan sát xa hơn 500km. máy FPS100 (height finder), kiểm soát độ cao trên 20 km.
Ban không Kiểm (Tactical Air Control) sử dụng hệ thống viễn liên trên tần số VHF và UHF để liên lạc, hướng dẫn những phi vụ yểm trợ chiến trường bằng máy radar và giữ liên lạc chặt chẽ với Trung Tâm hành quân không Trợ (DASC). Ban kiểm soát không hành (Air Radar Control) theo dõi tất cả các phi cơ bay trong vùng kiểm soát.
Có lẽ căng thẳng nhất là Ban "phòng không nghênh cản", có nhiệm vụ hướng dẫn phi cơ đánh chặn nhận dạng (ID) những phi cơ lạ (unknown tracks). Trước 1973 không quân Hoa Kỳ thường lệnh cho phi cơ F-102 và F-4E.
Không quân VNCH sử dụng phi cơ siêu thanh F-5E, và tùy theo nhu cầu hay tình trạng báo động, các phi cơ nghênh cản này túc trực cho hai Vùng phòng không Nam và Bắc tại các phi trường Biên Hòa, Phan Rang và Đà Nẵng. 
Những "thành tích" nghênh cản của Ngành Kiểm báo VNCH rất mỏng, chủ yếu là các hành động hướng dẫn máy bay ném bom, bắn tên lửa yểm trợ cho bộ binh hành quân chiếm đóng vùng Giải phóng, hoặc đánh phá căn cứ của cách mạng Miền Nam…
Có chăng, một động thái có thể được ghi nhận với dân tộc Việt là Trung tâm kiểm báo 41 Đà Nẵng trong trận hải chiến giữ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, đã hướng dẫn (dẫn đường) phi cơ F-5E lên nghênh cản phi cơ kiểu MiG-21 của Trung Quốc định tấn công các tàu bảo vệ đảo. Nhưng sự áp đảo của hải quân Trung Quốc đã chiếm mất Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngay sau Giải phóng, lực lượng radar của QĐNDVN là hai trung đoàn 290, đóng ở Đà Nẵng; trung đoàn 294 đóng ở TP. Hồ Chí Minh đã sớm giăng sóng quản lý vùng trời, kể cả không phận rộng lớn trên vùng biển Miền Nam.
Hàng chục trạm radar xuất xứ Liên-Xô, từng tung sóng đánh dập đầu không quân Mỹ, đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Chỉ còn hai đài radar ở Tân Sơn Nhất, Mỹ sản xuất từ thập kỷ 60, ta thu hồi, cùng mở máy phối hợp. Trong đó có sự tham gia của một số nhân viên kỹ thuật VNCH mà trung đoàn 294 vận động vào phục vụ bảo trì, huấn luyện kỹ thuât.
Nhiệm vụ dẫn đường chủ yếu vẫn là các đài radar xuất xứ Liên xô, P-35, PRV-11 ở Miền Đông Nam Bộ, cũng các đài như vậy ở Đà Nẵng, cùng các đài dẫn đường bổ trợ như P-12, P-15, P-14 bảo đảm dẫn KQVN tuần tra, bảo vệ vùng trời, vùng biển đảo của đất nước.
Hơn 40 năm sau Chiến thắng 1975, giờ đây số lượng và chất lượng radar kiểm soát vùng trời Việt nam đã phát triển mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Đại tá Trần Danh Bảng
Nguồn: Thời Đại
https://dongsongcu.wordpress.com/2017/03/23/thieu-ta-khong-quan-anh-kiet-truong-phung/

https://dongsongcu.wordpress.com/2017/03/23/thieu-ta-khong-quan-anh-kiet-truong-phung/
THẢM SÁT TẠI LÀNG DAKSON , TỈNH PHƯỚC LONG , NGÀY 5/12/1967 .






Một tuần lễ sau .









THE MY CANH RESTAURANT BOMBING
48 người chết tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh , trong đó có 18 người Mỹ gồm dân và lính , 100 người bị thương . (Forty eight (48) are killed as Terrorists Bomb Saigon Restaurant- 18 Americans Among Dead - 100 Wounded). 








Terrorist bombs shattered a floating restaurant on the Saigon river here tonight and killed at least 29 persons, including eight Americans.

Two big explosions sounded almost simultaneously from the river bank. Witnesses said they believed that as many as 50 persons may have died in the crowded restaurant, the My Canh, and on the riverside boulevard nearby.

Police said that 17 of the dead were Caucasians, and presumably most of these were Americans. Of six Viet Namese dead in the initial count, most were women. A United States military spokesman said the dead included five U.S. servicemen and three American Civilians. He said 30 persons injured were targeted at American installations. One hundred or more persons were wounded...

The explosions at the My Canh occurred at 8:15 p.m. (7:15 a.m. St Louis time). One was caused by a powerful shaped charge - possibly an American-made Claymore electric mine - planted in the bank of the river. The Claymore explodes in the direction it is pointed.

The restaurant which is moored about 25 feet from the bank, has an entry over a gang-plank leading from the waterfront street. It is patronized mostly by Americans and wealthy Vietnamese.

A second blast, which investigators believed was caused by a bomb mounted on a bicycle went off at a tobacco stall on the bank next to the restaurant. Investigators assumed that the explosions were placed in advance and timed to explode at the peak of the dinner hour on a weekend night. The restaurant was crowded and its glass walls were crushed under the haul of fragments. Victims were carried to a number of Saigon hospitals and authorities had difficulty in compiling casualty lists.

The riverfront normally is thronged with strollers seeking cool breezes in the early part of the night. Women walking with the children were among the casualties. At least one American woman was believed to have been killed. The dead and wounded were scattered in a wide arc...

In sheer power the blasts were exceeded by several others, including the bombing last Christmas eve of an officers hotel and the bombing in March of the United States Embassy. Although Viet Namese police patrol the Saigon waterfront, the My Canh restaurant has not been regarded as a likely prime terrorist target. There were no American military police near the establishment when the blasts occurred. The scene is about 500 yards from the U.S. Embassy, which is heavily guarded since it was damaged March 30 by a terrorist bomb that killed 30 persons.

(St. Louis Post-Dispatch, Friday June 25, 1965)
VÌ ĐÂU DÂN VIỆT BÂY GIỜ KHỔ ĐAU ?
(Thơ của ông Đặng Huy Vân , đăng trên tintuchangngayonline . Ở tuổi 70 , đầy bịnh tật , ông đã chửi cả giòng tộc ĐCSVN (từ HCM đến đám lãnh đạo bây giờ) qua 1 bài thơ ngắn gọn nhưng xúc tích . Chính HCM đã du nhập 1 chủ nghĩa ngoại lai từ đàn anh TQ và LX để áp dụng lên VN từ 1949 , là nguyên nhân của mọi TAI HỌA cho dân Việt từ đó đến tận ngày hôm nay .- Tài) .
"Đặng Huy Văn: Bấy lâu bị ốm phải nằm viện, nay đang dưỡng sức thì đọc được tin giặc Tàu, người bạn láng giềng “bốn tốt” và “mười sáu chữ vàng” của đảng ta ngày 2/5/2014 đã ngang ngược đưa dàn khoan dầu khổng lồ HV 981 vào khoan dầu tại thềm lục địa Việt Nam cách đảo Lý Sơn chỉ 120 hải lý. Nghiêm trọng hơn, chúng còn đưa gần 50 tàu hải quân, hải giám, cảnh sát biển và kiểm ngư vào lãnh hải Việt Nam để hộ tống giàn khoan HV 981 và trắng trợn tấn công các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của nước ta gây hỏng một số tàu và làm bị thương các cán bộ của chúng ta. Tiếc là trong khi cả thế giới đang cực lực lên án hành động gây hấn trắng trợn của chính phủ Trung Quốc đối với Việt Nam thì người lãnh đạo cao nhất của đảng ta lại im lặng một cách khó hiểu!
Bức xúc đau đớn đến tận cùng nhưng do năng lực và sức khỏe không cho phép nên tôi chỉ xin gửi tới quý vị độc giả mấy dòng đồng dao trẻ chăn trâu mà thời nhỏ đi ở chăn trâu tôi đã quen làm, để bày tỏ tình cảm của mình. Tiếc là cậu bé chăn trâu ngày đó nay đã ở tuổi 70, đã lẩm cẩm rồi, nên viết đồng dao không còn được hay như thời đi ở chăn trâu trên đồng nội nữa. Vậy kính mong quý độc giả gần xa hãy đại xá cho những sai sót của “cậu bé chăn trâu tuổi 70” này nhé!
Vì đâu dân Việt bây giờ khổ đau?
(Đồng dao “trẻ chăn trâu” tuổi 70)
Bao năm trăn trở ngẩn ngơ
Vì đâu dân Việt bây giờ khổ đau?
Bởi chưng “CHA” * quá lụy Tàu
Bắt con cháu rước họ Mao lên thờ
Một thời chúng quá ngây thơ
Tưởng thờ bảo bối tới bờ vinh quang
Vậy mà chú CUỘI ** cung trăng
Tôn “cha” là bậc thành hoàng trời Nam!
Dân lành sống kiếp lầm than
Tài nguyên cuội để quan tham làm giàu
Biển Đông cuội mặc giặc Tàu
Vào thềm lục địa khoan dầu tự do(1)
Dân kêu cuội cứ làm ngơ
Như Hoàng Sa thuở Bảy Tư thét gào(2)
Thương thay xương trắng máu đào
74 người lính rơi vào lãng quên!
Cầu Đức Phật! Lạy Thánh hiền!
Hãy lôi chú cuội luyên thuyên ra tòa!
Dể dân ta giữ biển ta
Chung tay đòi lại Hoàng Sa thuở nào
Đoàn kết lại! Hỡi đồng bào!
Đứng lên quét sạch cộng Tàu, Việt gian
Để đêm trăng sáng non ngàn
Triệu oan hồn lính Trường Sơn bớt buồn!
Để người Việt khắp bốn phương
Góp sức xây lại quê hương đẹp giàu
Biển Đông sạch bóng giặc Tàu
Hoàng Sa trở lại đồng bào Việt Nam
Không còn bè lũ quan tham
Hết bầy vua lú Việt gian lụy Tàu
Biển nhà hòa biển năm Châu
Nhân quyền về lại đồng bào mến thương! "
Hà Nội, 12/5/2014
Đặng Huy Văn .
=======
* Cha tượng trưng cho HCM .
** Cuội tượng trưng cho ĐCSVN .