Tuesday, June 20, 2023

CHẾT Ở TUỔI 30 VÌ UNG THƯ MÁU.

- Đời là vô thường.

Sáng nay một láng giềng kể: Một đứa cháu họ khoảng 30 tuổi, đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, đã chết vì ung thư máu trong tháng này. Xác đang quàn ở nhà xác. Y đã phát hiện ung thư từ năm ngoái.

Với mức lương cả trăm ngàn đô năm, y đã mua căn nhà 2 phòng khoảng 7-800 ngàn đô ở gần San Francisco. Y chết đi để lại cho bạn gái (chưa cưới hỏi) căn nhà này.

=======

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ (UT) MÁU VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRỊ LIỆU

Việc điều trị UT máu và UT tủy xương tùy thuộc vào loại của UT, tuổi của bạn, UT đã tiến triển nhanh như thế nào, nơi UT đã lây lan và các yếu tố khác. 

1/ Cấy/ghép (transplantation) tế bào gốc: Người ta sẽ truyền (infuse) tế bào gốc* khỏe mạnh vào cơ thể. Tế bào gốc có thể lấy từ tủy xương, máu đang luân chuyển và máu của cuống nhau. 

* Tế bào gốc này tạo ra máu. 

2/ Hóa trị: Giải pháp này dùng các thuốc trị UT để can thiệp (interfere) hay ngăn sự phát triển của tế bào UT trong cơ thể. Để hóa trị, đôi khi người ta kết hợp vài loại thuốc với nhau. Hóa trị cũng có thể dùng trước khi cấy ghép tế bào gốc.

3/ Xạ trị: Giải pháp này có thể được dùng để hủy các tế bào UT và giảm đau cho bịnh nhân. Cũng có thể được dùng trước khi cấy ghép tế bào gốc. 

===

CÁC LOẠI UT MÁU.

Có ba loại UT máu và UT tủy xương:

1/ UT máu (leukemia) xuất phát từ máu và tủy xương. Điều này xảy ra khi cơ thể tạo QUÁ NHIỀU tế bào bạch cầu (white blood cell) và can thiệp vào khả năng của tủy xương để tạo tế bào hồng cầu và tiểu huyết cầu (platelet)-hình đĩa ở trong máu giúp máu đông cục). 

2/ Hodgkin lymphoma là một UT máu phát triển trong hệ thống bạch huyết (lymphatic system) từ những tế bào có tên tế bào bạch huyết hay tế bào lympho. UT này có đặc điểm là sự hiện diện của một tế bào lympho bất thường có tên tế bào Reed-Sternberg. 

3/ Non-Hodgkin lymphoma là UT máu phát triển trong hệ thống bạch huyết từ các tế bào có tên tế bào bạch huyết, một loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống nhiễm trùng.

4/ Đa u tủy (multiple myeloma) là một UT máu bắt đầu từ tế bào huyết tương của máu (blood's plasma cell), một loại tế bào bạch huyết tạo ra trong tủy xương. 

Ngoài ra cũng có những dạng UT máu hay UT tủy xương rất hiếm khi xảy ra, hay kết hợp với các bịnh khác.

=====

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA UT MÁU

Một số triệu chứng thường xảy ra của UT máu và UT tủy xương gồm:

- Sốt, lạnh rung (chill).

- Mệt hay yếu sức day dẳng (persistent).

- Không thèm ăn, buồn nôn (nausea). (Phân biệt với nôn mửa là vomit).

- Sụt cân ko rõ lý do.

- Ra mồ hôi (sweat) vào ban đêm.

- Đau nhức xương/khớp.

- Khó chịu ở vùng bụng. 

- Nhức đầu.

- Khó thở (shortness of breath).

- Nhiễm trùng thường xuyên.

- Ngứa da hay da nổi mụn (skin rash).

- Các cục u tạo bởi bạch huyết phồng lên ở cổ, xem hình, nách và vùng bẹn (groin).



====

UT MÁU ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?

1/ Sinh thiết.

2/ Dựa vào CT scan hay MRI: Kỹ thuật này chỉ hữu ích cho một số UT. Như có thể phát hiện một khối u bạch huyết to hơn bình thường, triệu chứng thông thường của u lympho, nhưng thường ko dùng để chẩn đoán UT máu, một loại UT ko tạo ra những khối u có thể thấy được. Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn hữu ích một khi UT đã ảnh hưởng các vùng khác của cơ thể. 

3/ Thử máu.

Đếm huyết cầu trong máu hay CBC đo mức độ của các chất quan trọng trong máu. Ví dụ, mức độ bất thường của một số protein có thể cung cấp thông tin về bịnh. Nếu nghi bạn bị đa-u tủy, bs sẽ kiểm tra mức độ calcium trong máu. Nếu nghi bạn bị u lympho, bs sẽ đo mức độ của một en-zim có tên lactase dehydrogenase hay LDH.  

Bài viết này dịch từ: cancercenter.com


 Map Edition (utexas.edu)

 Map Edition (utexas.edu)

 Easter Offensive in southern Cambodia and the Mekong Delta

 The Easter Offensive in southern Cambodia and the Mekong Delta was part of the People’s Army of Vietnam (PAVN)’s Easter Offensive of 1972 and saw PAVN and Viet Cong (VC) engage the Army of the Republic of Vietnam (ARVN) and Khmer National Armed Forces (FANK) supported by the United States along the southern Cambodian border with South Vietnam and in the Mekong Delta of South Vietnam. The offensive failed to seriously disrupt the vital South Vietnamese supply routes in the Delta or the pacification efforts there.

Background

The Mekong Delta was the heartland of agricultural South Vietnam, it encompassed the fertile alluvial plains formed by the Mekong River and its main tributary, the Bassac River. With its sixteen provinces, the Delta contained about two-thirds of the nation's population and yielded the same proportion in rice production.[1]: 137  The terrain of IV Corps differed radically from other regions. Flat and mostly uncovered, it consisted of mangrove swamps and ricefields crisscrossed by an interlocking system of canals, natural and artificial. Except for some isolated mountains to the west near the Cambodian border, few areas in the Delta had an elevation of more than 10 feet (3.0 m) above sea level. During the monsoon season, most of the swampy land north of Route QL-4, generally called the Plain of Reeds, was inundated, especially when alluvial waters raised the level of the Mekong River from July to October. Other undeveloped swampy areas along the coast had turned into havens that sheltered VC main force units just as the scattered bases inland offered good refuge for local guerrillas.[1]: 137–9 

ARVN forces under the control of IV Corps consisted of three infantry divisions, two mobile and six Border Ranger groups. In addition, the Regional and Popular Forces of MR-4 totaled about 200,000, by far the most numerous among the four military regions. The ARVN 7th Division was headquartered at Đồng Tâm Base Camp in Định Tường Province; the 9th Division was located in Sa Đéc and the 21st Division usually operated in the Cà Mau Peninsula from its headquarters at Bạc Liêu. Despite the substantial combat support and significant advisory effort, both military and civilian, provided by the United States, primary responsibility for the combat effort in MR-4 had always been Vietnamese, even during the period when U.S. units operated in the Mekong Delta.[1]: 139 

Central Office for South Vietnam (COSVN) emphasized the strategic importance of the Mekong Delta and conceived it as the principal battlefield where the outcome of the war in South Vietnam would be decided and in early 1970 it infiltrated the PAVN 1st Division Headquarters and its three regiments, the 88th, 95A and 101D into MR-4. This effort succeeded despite heavy losses. IV Corps forces were thrown off-balance and the pacification effort declined as a result of extensive PAVN attacks and shellings. Not until after the PAVN sanctuaries beyond the border had been destroyed during the Cambodian Campaign and their capability to resupply from the sea eliminated were these 1st Division forces compelled to break down into small elements and withdraw. Part of these elements fell back into mini-bases within MR-4; others retreated toward Cambodia.[1]: 139 

IV Corps was therefore able to regain the initiative during 1971. Its efforts during the year consisted of continuing operations on Cambodian soil to assist the weaker Khmer National Armed Forces (FANK) and interdicting enemy supply routes into the Mekong Delta. Concurrently, it also emphasized the elimination of the PAVN/VC bases in the Delta. ARVN forces succeeded in penetrating and destroying most of these bases. In addition, they also established a new system of outposts to maintain South Vietnamese government control over what had been the PAVN/VC’s long-established base areas. The most significant achievements during this period were the neutralization of the extremely heavy enemy fortifications in the Bảy Núi area by the ARVN 9th Division, the continued destruction of PAVN/VC installations in the U Minh Forest by the 21st Division, the coordinated activities of the 7th Division and territorial forces in Base Area 470 on the boundary of Định Tường and Kien Phong Provinces, and finally, the successful pacification campaign in Kien Hoa Province, the cradle of VC insurgency.[1]: 141 

As a result of these achievements by early 1972 about 95% of the Delta population lived in secure villages and hamlets. Rice production had increased substantially and education was available to every child of school age. Key South Vietnamese government programs such as Land-to-the-Tiller and Hamlet Self-Development were gaining momentum and in March 1972 the government initiated the four-year Community Defense and Local Development Plan.[1]: 141 

Prior to the Easter Offensive PAVN/VC activities in the Delta were at a low level, consisting mostly of small-unit attacks, harassment of outposts and scattered road interdiction. The PAVN/VC seemed to be concentrating their effort on building up supplies in his base areas, particularly in the U Minh Forest and in Định Tường Province, preparing for future attacks. At that time, PAVN/VC forces in the Mekong Delta consisted primarily of six local force regiments, all implanted in their safe havens. The 18B and 95A Regiments were in the U Minh area; the D1 and D2 Regiments were reported southwest of Chương Thiện Province; the D3 Regiment was scattered along the common boundary of Vĩnh Long and Vĩnh Bình Provinces; and the Dong Thap 1 Regiment was located in an area south of Route QL-4 in Định Tường Province. Probable reinforcements from beyond the Cambodian border included the PAVN 1st Division which might be introduced into Châu Đốc and Kiên Giang Provinces and the Z15 Regiment north of Kiến Tường Province.[1]: 141–2 

During this time, the defense of the border for MR-4 was assigned to the 44th Special Tactical Zone (STZ) whose Border Ranger and armor forces were deployed as a screen along the Cambodian border from the Parrot's Beak area to the Gulf of Thailand. In addition to its territorial defense responsibility inside MR-4, the 44th STZ also operationally controlled two major bases in Cambodia, Neak Loeung, at Highway 1 (Cambodia) ferry crossing of the Mekong River and Kompong Trach, some 20 km north of Hà Tiên. Both bases were secured by ARVN ranger forces. The 9th Division was then conducting operations in the upper U Minh area and in Chương Thiện Province while the 21st Division operated in the lower U Minh area and in the southern portion of the Cà Mau peninsula. Meanwhile, the 7th Division was responsible for the two contested areas of MR-4, Định Tường and Kien Hoa Provinces, and other provinces sandwiched between the Mekong and Bassac Rivers.[1]: 142 

In mid-March, an ARVN intelligence report indicated that the entire PAVN 1st Division was moving southward in Kampot Province, Cambodia, to an area deeper south than where it had been in late 1970. Two other PAVN regiments, 18B and 95B, were also reported leaving the U Minh area and moving eastward in the direction of Chương Thiện Province. These movements undoubtedly presaged major actions in the Mekong Delta during the 1972 dry season.[1]: 142 

Offensive

Battle of Kompong Trach

Kompong Trach was a small Cambodian town located near a road intersection in a lightly forested area north of Hà Tiên, about 15 kilometers north of the border. IV Corps maintained an operational base there which controlled one of the PAVN/VC's major supply routes from Cambodia into the Mekong Delta.[1]: 143 

The battle for Kompong Trach started on 22 March with an engagement between elements of the 42nd Ranger Group and the PAVN 101D Regiment and did not abate until the end of April. Apparently, it had not been the PAVN's choice to fight a major battle in this area at this time. The initial engagement, however, developed into a significant battle as reinforcements kept pouring in from both sides. On the ARVN side, a large force was committed which eventually consisted of four armored cavalry squadrons, including the 7th Division's organic squadron, deployed across the entire width of MR-4 from its easternmost corner over one hundred kilometers away, six Ranger battalions, artillery units and supporting engineer elements. The PAVN initially committed only the 101D Regiment and supporting elements of the 1st Division. Eventually, however, they were forced to throw in two additional regiments in rapid succession, the 52nd and E44, which were then on their way into MR-4.[1]: 144 

In spite of heavy losses incurred by both sides and the fact that eventually the ARVN base at Kompong Trach had to be evacuated, the battle resulted in a major defeat for the PAVN. The 1st Division, which was the only division size unit committed to the Mekong Delta at that time, had been forced to exhaust its combat potential on Cambodian soil whereas it was apparently needed to conduct major actions inside MR-4 in concert with the Easter Offensive and their mission to destroy the pacification progress in IV Corps caused only minor disruption. Heavy losses were inflicted on the 1st Division by ARVN armor and the devastating U.S. and Republic of Vietnam Air Force (RVNAF) airstrikes during massed infantry assaults.[1]: 144–5 


Hậu Giang

While the battle at Kompong Trach was raging, the PAVN/VC initiated offensive activities in the Mekong Delta with a series of attacks on 7 April. Most of these attacks occurred in Chương Thiện Province. They were conducted by four local main force units, the 18B, 95B, D1 and D2 Regiments, which almost in unison endeavored to destroy all ARVN bases and outposts along the PAVN/VC communication routes. These routes originated in the large U Minh base area, ran through the provinces of Chương Thiện and Phong Dinh, then connected the Hậu Giang Province area (west of the Bassac River) with Tiền Giang Province (east of the Mekong River).[1]: 145 


Elsewhere in the Delta, PAVN/VC main force and local units also surfaced to put pressure on RF/PF forces in an attempt to disrupt the South Vietnamese pacification program. Despite the fact that these attacks were spread over a large geographical area, the PAVN/VC offensive affected only remote outposts and territorial forces, almost to the exclusion of ARVN main force units.[1]: 145–6  To help maintain tactical balance for MR-4, U.S. tactical air and B-52 strikes, which had not been used in the Delta since the beginning of 1972, resumed in support of ARVN forces at Kompong Trach and in other areas under contest throughout MR-4. This air support had a significant impact on the final outcome of the PAVN/VC offensive. Without it, it is doubtful that the ARVN ground forces would have been able to defeat so decisively the large PAVN/VC forces engaged in these battle areas.[1]: 146 


On 7 April, the day PAVN/VC attacks began in MR-4, the 21st Division was ordered to prepare for movement to MR-3. By 10 April the first elements of this division were already deployed along Route QL-13 north of Lai Khê. Then on 12 May, another MR-4 unit, the 15th Regiment, 9th Division, was deployed to MR-3 in the effort to relieve PAVN pressure on An Lộc. These redeployments resulted in voids which would affect the defense posture of MR-4. Consequently, IV Corps had to readjust the tactical areas of responsibility over the entire border area with its mobile and Border Ranger units, to include a Ranger group just released from its reinforcement mission in MR-1. The 9th Division took over responsibility for all the provinces in the Hậu Giang/Bassac area while the 7th Division was given responsibility for the Tiền Giang/Mekong area with the majority of its effort concentrated north of Route QL-4.[1]: 146 


On 18 May, elements of the PAVN 52nd and 101D Regiments attacked Kiên Lương, a district town in northern Kiên Giang Province, some 20 km southeast of Hà Tiên. This was the first instance of significant PAVN re-infiltration into the Mekong Delta since the 1st Division was driven out of the Bảy Núi area in April 1971. The battle took place around the cement plant and in the town's market area. PAVN sappers initially succeeded in penetrating and holding the plant's personnel living quarters and a few blocks in town. They quickly organized these areas into solid defense positions. Fighting continued for ten days before ARVN Ranger and armor forces, in coordination with local RF and PF units, forced the PAVN troops from both areas. PAVN forces withdrew toward the Cambodian border, leaving behind hundreds of bodies scattered among the ruins.[1]: 148 


After the battle, the situation in the provinces west of the Bassac River returned to normal. The four PAVN/VC local force regiments in this area were unable to renew any significant activity, battered as they were by successive B-52 strikes and constant attacks by ARVN forces. They managed only to harass isolated bases and outposts manned by the RF and PF.[1]: 148 


In the meantime, indications were being obtained by ARVN-U.S. intelligence of a strong enemy buildup in the Parrot's Beak and Elephant's Foot (10.87°N 105.9°E) areas near the border in northern Kiến Tường Province. These reports pointed toward major actions in the Tiền Giang/Mekong area for which the 7th Division was responsible.[1]: 148 


Tiền Giang

On 23 May, a small engagement took place between ARVN Ranger and armor forces of the 44th STZ and the PAVN 207th Regiment in an area on the Cambodian side of the border, some 15 kilometers north of Cai Cai, a district town located on the common boundary of Kiến Tường and Kiến Phong Provinces near the Cambodian border. During this battle, ARVN forces captured some PAVN documents which contained plans for the infiltration of PAVN units into northern Kiến Tường Province and subsequent attacks against Mộc Hóa, the provincial capital. Then on 10 June, prisoner sources disclosed that the PAVN 5th Division, which had failed in its earlier effort to take An Lộc in MR-3, was being redeployed to the Elephant's Foot area on Cambodian territory. Eventually, this unit was to move into Base Area 470 in the Plains of Reeds.[1]: 149 


To the IV Corps commander, Major General Nguyễn Vĩnh Nghi, who had participated in MR-3 operations during the initial stage of the siege of An Lộc, it became evident that after being defeated there, the hungry 5th Division was trying to seek refuge in the food-rich Mekong Delta. Nghi was determined therefore to deny the PAVN this refuge. Actually, a new phase of the PAVN offensive was about to begin that would involve IV Corps forces in major battles not only in the Tiền Giang area but also in Cambodia.[1]: 149 


Within 48 hours, General Nghi moved the 7th Division Headquarters and two regiments into the Elephant's Foot area north of Kiến Tường Province. Soon this division was joined by its remaining elements. At the same time, U.S. tactical air and B-52 strikes repeatedly pounded away at PAVN troop concentrations in the area. IV Corps's quick action was timely and effective, successfully stopping the PAVN effort to infiltrate major units into MR-4; it also afforded IV Corps more time to consolidate the defense of Dinh Tuong Province which from all indications had been the PAVN's choice for refuge and future actions.[1]: 149 


Subsequently, several heavy engagements occurred in the Elephant's Foot area. The PAVN had brought along a powerful array of antiaircraft weapons to include the SA-7 Man-portable air-defense system which was used for the first time in the Delta. These weapons curtailed the activities of our helicopters and observation planes and inflicted extensive damage on RVNAF aircraft but intercepted by the 7th Division forces while on the move, PAVN units were surprised and suffered heavy losses. After 20 days of combat, the 7th Division was in total control of the area. Following this victory on 30 June, the division commander, Brigadier General Nguyễn Khoa Nam, pushed his forces farther north with more success.[1]: 149–50 


However, the PAVN seemed oblivious to the serious losses they had incurred, shifting their movement westward, pushing their regiments, two from the 5th Division and the 24th and Z18, deeper into the Tiền Giang area toward Base Area 470 where these units were to join forces with the Z15 and Dong Thap 1 Regiments. By early July, therefore, a total of six PAVN regiments were reported in northern Định Tường Province, about 65 km southwest of Saigon. Định Tường Province was about to become the area for a major contest, and perhaps this was the primary goal of the PAVN offensive in the Mekong Delta.[1]: 150 


In the meantime, and in conjunction with PAVN efforts to infiltrate the Tiền Giang area, other units, probably elements of the 9th Division, began moving toward Kompong Trabek which they took in mid-June. With the support of local Khmer Rouge units, these PAVN forces were endeavoring to tighten control over Route QL-1 from the Parrot's Beak area to Neak Loeung on the Mekong River. By 2 July, only two towns remained under FANK control in this area, Neak Loeung and Svay Rieng.[1]: 150 


Since the FANK forces were unable to dislodge the PAVN from Kompong Trabek, a combined FANK-ARVN operation was launched to retake the town. After 22 days of fighting, ARVN forces succeeded in recapturing Kompong Trabek and clearing Route QL-1 westward after a link-up with Neak Loeung. However, the PAVN were determined to keep this town under their control since it was located between two of their main supply lines. Consequently, as soon as ARVN units redeployed to the Delta, PAVN forces would return and occupy the town. This occurred not once but several times. Finally, PAVN pressure within MR-4 became so heavy that ARVN forces could no longer afford to recapture Kompong Trabek for the benefit of the FANK.[1]: 150–1 


Định Tường

The PAVN/VC took advantage of the void left in Định Tường Province by the 7th Division, which was then conducting operations in Cambodia. The PAVN/VC launched a series of coordinated attacks against three district towns, Sam Giang, Cái Bè and Cai Lậy during the period from 17 May to 11 July. The attacking forces initially consisted of elements of the Dong Thap 1 and Z15 Regiments. All of these attacks were driven back by RF/PF forces with the strong support provided by U.S. tactical air and helicopter gunships. The PAVN/VC were finally forced to withdraw into Base Area 470 to refit and recover for future actions.[1]: 151 


Despite initial setbacks, PAVN/VC pressure was also mounting at this time on Route QL-4, the vital supply line between the Delta's ricebowl and Saigon. Indications were that the PAVN/VC were bringing more troops into the area. As a result, IV Corps had to move the 7th Division back into its tactical area of responsibility, leaving behind only one regiment to form a screen along the border. By that time, the 15th Regiment, 9th Division had accomplished its mission south of An Lộc and was released by MR-3 for return to MR-4. It was immediately deployed to Định Tường at the same time as two Ranger groups and the Ranger Command of MR-4. To defeat the PAVN/VC effort against Route QL-4 in Định Tường, B-52 strikes were concentrated on PAVN/VC bases in the Delta whenever fighting became intense and profitable targets were detected.[1]: 151 


In mid-August, as the situation in Bình Long Province became stabilized, the 21st Division was returned to MR-4 and reassigned the responsibility for the southern Hậu Giang area, its former territory. Elements of the 9th Division which formerly operated in this area were directed to the Tiền Giang area where they concentrated on Định Tường. These redeployments enabled the 7th Division to devote its effort to Kiến Tường Province in the north and the border area. The 44th STZ meanwhile was assigned the responsibility for the area west of the Mekong River and south of the Cambodian border, to include the eastern part of Kiến Phong Province. The 7th Division was assigned a similar area of responsibility east of the Mekong River, to include the entire province of Kiến Tường.[1]: 151–2 


During this period the Ranger forces and 9th Division, which were occasionally reinforced with the 10th and 12th Regiments, 7th Division, fought many fierce battles in Định Tường Province and in Base Area 470. In early August, the Ranger forces under MR-4 Ranger Command fought a major battle in the Hau My area west-northwest of Mỹ Tho, and completely cleared this area of the PAVN/VC. This enabled IV Corps to rebuild a system of outposts along the Tháp Mười Canal and reestablish South Vietnamese government control over this area which had been subverted by the PAVN/VC since the beginning of the Easter Offensive. By the end of August, PAVN/VC activities in Định Tường Province had been seriously impeded by aggressive ARVN reactions on the ground and continuous pounding from the air by U.S. tactical air and B-52's.[1]: 152 


In late August and early September, IV Corps shifted its effort toward the Bảy Núi area in Châu Đốc Province where intelligence reports strongly indicated reinfiltration by elements of the PAVN 1st Division In a quick move, IV Corps brought its forces westward into Châu Đốc and across the Cambodian border into an area west of Nui 0. At the same time, it moved the 44th STZ Headquarters back to Chi Lang with the mission of engaging the PAVN 1st Division, turning over Kiến Phong Province to the ARVN 7th Division.[1]: 152–3 


Aftermath

The official PAVN history claims that the PAVN/VC "eliminated more than 30,000 enemy troops from the battlefield, annihilated ten enemy battalions, attacked and crippledfive regiments of the 7th and 9th Divisions, annihilated or forced 500 outposts to surrender, liberated 350,000 people and gained control of over 72 villages in Mỹ Tho Province and in parts of Bến Tre, Kiến Phong and Kiến Tường Provinces."[2]


During September, the situation in the Delta remained relatively uneventful. Not until early October did PAVN/VC-initiated actions resume again at a high level. The increased effort appeared to have some connection with the ceasefire agreement which was being finalized in Paris. In this effort, the PAVN 1st Division sent two regiments, the 42nd and 101D, south into An Giang Province and concurrently west into the Ba Hon Mountain area near the coast in Hà Tiên Province. East of the Mekong River, elements of the PAVN 207th and E2 Regiments, which were operating in the area of Kompong Trabek and north of Cai Cai, also infiltrated into Kiến Phong Province. South of the Bassac River, the PAVN 18B, 95A, D1 and D2 Regiments simultaneously moved eastward, establishing blocking positions along lines of communication and among populous areas. This fanning-out pattern clearly indicated an attempt by the PAVN/VC to extend their presence over the Delta, undoubtedly in preparation for a ceasefire in place. However, by the end of October when the ceasefire agreement failed to materialize, these activities declined significantly.[1]: 153 


In late October and early November, the ARVN 7th Division made several contacts with the PAVN/VC in Kiến Phong Province. During a battle in the Hồng Ngự District where the Mekong River crossed the border, elements of the Division, in coordination with RF/PF forces, annihilated a battalion of the PAVN 207th Regiment, taking 73 prisoners during eight days of engagement. Most of the prisoners were teenagers, ill-fed and ill-equipped, some without weapons or ammunition. They disclosed that they had been abandoned by their leaders who fled when the fighting became tough.[1]: 153–4 


Along the common boundary of Kiến Tường and Kiến Phong Provinces, the ARVN 10th Regiment, 7th Division supported by United States Army Air Cavalry teams also had repeated success during contacts made with infiltrated elements of the PAVN E2 Regiment, 5th Division. A PAVN/VC scheme to attack Cao Lãnh, the provincial capital of Kiến Phong, was preempted by the quick deployment of the 11th and 12th Regiments, 7th Division into this area.[1]: 154 


Meanwhile, farther west of the Bassac River, Ranger forces of the 44th STZ conducted successful operations in Hà Tiên Province and the Bảy Núi area. During these operations, they captured several supply caches, destroyed PAVN/VC installations and inflicted substantial losses to elements of the 52nd and 101D Regiments, 1st Division. A battalion commander of the 52nd NVA Regiment surrendered to the Rangers and he disclosed that his battalion had been so severely mauled by ARVN ambushes and airstrikes that only 30 men were left.[1]: 154 


As of mid-December, the overall situation in the Mekong Delta returned to its pre-offensive quietness. IV Corps took advantage of this respite to readjust command and control, expanding the 7th Division's TAOR to include both Dinh Tuong and Gò Công Provinces as the first step. The 9th Division was then assigned responsibility for the provinces of Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình and Kiến Hòa. This extension of ARVN forces brought about an improvement in territorial security, especially in those areas where PAVN/VC pressure was heavy and RF/PF forces needed ARVN support.[1]: 154 


This quiet period lasted only for about two weeks through Christmas and New Year's Day. After that, PAVN/VC-initiated activities resumed at a fairly high level. However, despite their increased frequency, most of these activities were low-keyed and inconsequential. It was obvious then that the October pattern was repeating itself and the PAVN/VC were apparently more concerned with their omni-presence as a psychological and political ploy to influence the local population and stimulate the morale of their own troops than trying to obtain military gains. This was the situation throughout the Mekong Delta on the eve of the ceasefire.[1]: 154–5 


In summary, in spite of multiple efforts and heavy sacrifices during the Easter Offensive, the PAVN/VC accomplished very little in the Mekong Delta. Route QL-4, which was one among the major objectives, remained open throughout his offensive save for brief periods of traffic interruption. They had failed to strangle this vital lifeline and had also failed to disrupt the pacification effort. No district town ever fell into enemy hands, even temporarily. Despite some ups and downs in the pacification effort, the PAVN/VC were unable to achieve any additional gains in population control. Although not as dramatic as the combat exploits achieved in An Lộc, Kontum or Quảng Trị, IV Corps won the battles in the Mekong Delta while sharing nearly half of its forces with MR-3 and MR-1.[1]: 155 


References

 Ngo, Quang Truong (1980). The Easter Offensive of 1972 (PDF). U.S. Army Center of Military History. Archived (PDF) from the original on August 13, 2020.Public Domain This article incorporates text from this source, which is in the public domain.

 Military History Institute of Vietnam (2002). Victory in Vietnam: A History of the People's Army of Vietnam, 1954–1975. trans. Pribbenow, Merle. University of Kansas Press. p. 309. ISBN 0-7006-1175-4.

 

Một ngày khó quên – Cali

Cali – acdieu.com

https://i2.wp.com/vnafmamn.com/aircraft/UH1_VNAF42.jpg

Mùa xuân năm 1972, để chuẩn bị cuộc tấn công mùa hè đỏ lửa, Việt Cộng đã gia tăng các cuộc tấn công và vây hãm tiền đồn của ta ở khắp các vùng chiến thuật. Riêng tại vùng 4, chúng thường áp dụng chiến thuật công đồn đả viện, khiến cho việc di chuyền bằng đường bộ rất khó thực hiện.

Tờ mờ sáng, khi mặt trời chưa ló dạng, chúng tôi đã xách áo giáp, nón bay, súng đạn, bản đồ, ra bãi đậu phi cơ để làm tiền phi, chuẩn bị cất cánh. Bắt đầu một ngày mới, một ngày bay trên chiến trận đầy những bất trắc, hiểm nguy đợi chờ…

Chúng tôi, bốn chiếc trực thăng rời phi trường Sóc Trăng, họp thành đội hình « quả trám » trực chỉ Cà Mâu để làm việc cho tỉnh này…

Vừa đáp xuống Cà Mâu là được phân phối đi tiếp tế ngay cho các tiền đồn thuộc các quận Cái Nước, Đầm Dơi, U Minh, Thới Bình…

Vừa đổi qua tần số Bộ Binh, đã nghe tiếng của trưởng đồn sốt ruột réo gọi.

« Ác điểu đây sơn ca…Ác điểu đây sơn ca  »

« Ác điểu nghe Sơn ca 5/5 nói đi » tôi trả lời.

Gịong Sơn ca mừng rỡ.

« Ác điểu còn mấy phút nữa đến chổ Sơn ca …trả lời ? »

« Ba phút nữa sẽ đến bạn, cho biết tình hình bãi đáp. Khi nào thấy, cho trái khói, nghe rõ trả lời? »

«Thẩm quyền yên chí, con cái tôi đã làm an ninh cho thẩm quyền rồi » …

 « Ác điểu đây Sơn ca, tôi đã thấy thẩm quyền rồi, tôi sẽ cho con cái ra bãi đáp nhận hàng »

Tiếng ông đồn trưởng sang sảng trong máy chào đón người bạn KQ đem qùa đến tặng…

Phi cơ đã đến gần đồn, chúng tôi tất cả đều căng mắt ra quan sát địa thế, tình hình địch, hướng gió để áp dụng cách đáp cho nhanh và an toàn.

https://i2.wp.com/vnafmamn.com/aircraft/UH1_VNAF3.jpg

Từ cao độ 1500 bộ, nhìn xuống đồn vắng hoe không một bóng ngưòi, tất cả binh sĩ đều ở dưới giao thông hào.Chúng tôi dự đoán phiá ngoài đồn là do địch kiểm soát, nên không ai dám nhởn nhơ ra bãi đáp để nhận hàng. Mọi người đang ngước nhìn trực thăng bay vòng vòng trên trời. Lá cờ vàng ba sọc đỏ rách bươm, bạc màu phần phật tung bay trong gió.

Nhận thấy tình hình không được an ninh như ông trưởng đồn đã nói, tôi cho phi cơ đáp theo vòng xoắn ốc xuống thật nhanh ngay trên sân đồn. (Với lối đáp này có thể vô hiệu hóa hỏa lực nhỏ của địch ở đâu đó chung quanh khu rừng, còn ăn pháo hay không là do may rủi).Vừa chạm đất, tất cả thùng hàng được tuôn xuống thật nhanh. Phi cơ lại vội vã bốc lên.

 Đáp trở lại U Minh, ông Quận trưởng cho biết là phải trả chúng tôi về lại Cà Mâu vì có lệnh. Khi đến Cà Mâu, ba chiếc kia cũng đã đáp rồi.Tại đây sĩ quan tiểu khu bảo chúng tôi liên lạc với Không Quân vùng 4 để nhận chỉ thị. Gọi phòng Hành Quân Chiến Cuộc KQ,chúng tôi được lịnh cấp tốc đến tăng cường cho Biệt Động Quân ở phi trường Tô Châu thuộc Hà Tiên.

Lấy thêm xăng để đi Hà Tiên,sau gần một giờ bay,chúng tôi vào đáp phi trường Tô Châu.Từ trên cao nhìn xuống thấy đã có sẵn mười chiếc trực thăng đậu ở hai bên phi đạo.

Chúng tôi tự hỏi, không hiểu tại sao ở đây, hôm nay lại tập trung nhiều trực thăng thế, chắc có cuộc hành quân quan trọng? Chúng tôi được biết một nửa phi cơ là của phi đoàn bạn do một thiếu tá VN chỉ huy, nửa kia thuộc đơn vị Hoa Kỳ do một thiếu tá Mỹ dẫn đầu.Ông đại úy liên lạc của BĐQ cho hay là BĐQ và Thiết kỵ đang bị VC vây hãm tại vùng Kâm –pông- Trạch bên Miên. Cần được tiếp viện để giải tỏa áp lực địch gấp.

Kâm –pông- Trạch là một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Kâm-Pôt của Cambodia, về phía Bắc, Tây Bắc Hà Tiên, cách phi trường Tô Châu chừng mười lăm phút trực thăng.

PtToChau.jpg

Trong vùng rừng núi khô cằn nằm trên đường đi từ thị trấn này tới biên giới Hà Tiên, liên đoàn 7 Biệt Động Quân (800 người) cùng thiết đoàn 12 (hơn 80 chiếc thiết vận xa M113+ 250 người) đã bị bao vây bởi sư đoàn Sao Vàng CSBV tăng viện một phần của sư đoàn Thép 320 và hai trung đoàn đặc công 51 và 52, tổng cọng quân số Cộng sản trên bảy ngàn người.

Với quân số chênh lệch 1 chọi 7, các chiến sĩ anh dũng Biệt Động Quân và Thiết Giáp của QL/VNCH đã kiên cường chống trả bao đợt xung phong, pháo kích của địch, ròng rã gần một tháng trời mà căn cứ vẫn đứng vững. Dù đêm đêm, Việt Cộng thường bắt loa kêu gào « hàng sống, chống chết »vẫn không làm sờn lòng các chiến sĩ BĐQ và Thiết kỵ. Để rồi về sau bị quân tiếp viện của ta từ Hà Tiên qua đánh lui, giải tỏa áp lực cho căn cứ.Tiếc thay, khi liên đoàn 7 rút lui đã để lại tiểu đoàn 94 BĐQ đóng ở phiá bắc Kâm Pông Trạch khiến tiểu đoàn này bị Việt Cộng tràn ngập. Chỉ có tiểu đoàn trưởng và một số ít binh sĩ sống sót chạy về !!!

 Tôi được đưa đến trình diện trung tướng Ngô Quang Trưởng từ vùng 1 đổi về làm tư lệnh Quân đoàn 4 và Quân khu 4, đang đứng cùng với nhóm sĩ quan tham mưu bên cạnh phi đạo của phi trường Tô Châu.

Tướng Trưởng nói với tôi là ông chỉ cần một chiếc trực thăng để bay vào chổ quân ta đang bị bao vây và thi hành hai nhiệm vụ sau đây:

1. Đón phi hành đoàn trực thăng bốn người bị bắn rớt ngày trước, đang ở với BĐQ và Thiết Giáp trong căn cứ.

2. Chở vào một số thuốc men cần thiết và một số súng bắn xe thiết-vận -xa, cho quân ta dùng để triệt hạ 5 chiếc M113 đã bị địch chiếm được và đang xử dụng bắn lại quân ta.

Có lẽ vì giao cho chúng tôi một việc làm đơn độc, nguy hiểm, mà hy vọng thành công rất mong manh, nên tướng Trưởng dặn thêm: « phòng không địch được ghi nhận là rất mạnh chung quanh căn cứ, các em phải cẩn thận, nếu vào không được thì thôi, còn nếu vào được nhớ đừng quẹo rộng quá coi chừng bị bắn ».

Tôi nhận lệnh và trở về tàu mình.Trong lòng đầy ưu tư, lo lắng và thắc mắc tại sao mười chiếc trực thăng vừa Mỹ vừa Việt, không một chiếc nào cất cánh mà lại bắt chúng tôi phải hủy bỏ phi vụ đang tiếp tế cho các đồn bót ở Cà Mâu để về đây nhận lấy mission này?

 Tôi tập họp bốn phi hành đoàn lại, thuyết trình cho họ biết ý định của tướng Trưởng và nói là tôi sẽ bay chuyến này. Tất cả có vẻ lo ngại cho chúng tôi nhưng không nói gì và trở về tàu của họ.

Trải tấm bản đồ xuống bãi cỏ và ngồi bệt xuống cùng ông trung úy hoa tiêu phụ nghiên cứu xem đường bay nào có thể đánh lạc hướng địch, thế bay nào có thể cứu mạng chúng tôi khỏi những dàn phòng không đang chĩa lên trời chờ làm thịt con tàu chậm chạp, mong manh, không có khả năng tự vệ này!

Nếu bay trên đất liền, dù ở bất cứ cao độ nào, khi vào vùng kiểm soát của địch, mà đường ta ta cứ bay thì trưóc sau gì cũng bị phòng không chiếu cố. Phản lực bay nhanh mà còn bị bắn te tua! Chúng tôi bay thấp, nằm trong tầm súng từ cá nhân AK47,phòng không 12ly 7 đến hỏa tiển tầm nhiệt SA7.Trực thăng bay chậm, chở nặng, không có vũ khí tự vệ mà còn đưa cái bụng phệ ra thì chỉ có nước chờ…chết. 

Bay sát ngọn cây, trên đầu địch bên đất Cam Bốt lại càng không được an toàn vì phần lớn là đồng trống, rừng cây thưa thớt không đều và khô cằn, ngoại trừ những vùng có sông rạch… Đây qủa là là một phi vụ tiến thối lưỡng nan!

 Có một con sông nhỏ mà dài, chảy quanh co từ biển Hà Tiên vào tận Châu Đốc. Một con sông khác ngắn hơn nối với sông này chảy vào Kâm Pông Trạch, gần căn cứ của BĐQ và Thiết Kỵ.

Anh binh sĩ BĐQ có nhiệm vụ theo tàu để phụ hai anh cơ phi, xạ thủ vứt đồ xuống cho nhanh khi tàu đáp, đã từ chối đi với chúng tôi vì quá sợ hãi. Ông đại úy BĐQ phải cự nự, chửi thề, xô anh này lên tàu và nói: « phi công người ta không sợ mà mày sợ cái gì? », anh ta mới miễn cưỡng leo lên.

Nếu ông đại úy tinh ý, chắc sẽ thấy chúng tôi cũng không hơn gì anh lính kia, nhưng vì kỷ luật Quân đội, danh dự Quân chủng, danh dự cá nhân và truyền thống của Không Quân là “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”mà phải thi hành thôi…Có ai bình thường mà không sợ chết ?

Trước khi cất cánh, toàn thể phi hành đoàn chúng tôi đều cởi bỏ áo Nomex (một loại phi bào chống lửa mà pilot của US Army xài), chỉ bận áo thun, và quần Nomex mà thôi. Bỏ lại bóp tiền bạc, giấy tờ cho bạn giữ.Vì nếu bị bắn rơi, bị bắt làm tù binh thì nhất thời địch sẽ không biết chúng tôi là ai, mang cấp bậc gì.

Còn nếu bị bắt, bị dẫn ra bờ sông sắp hàng… bắn bỏ thì hết chuyện!

Trong đời bay bổng, tôi chưa hề thấy một hình ảnh vừa khôi hài vừa bi tráng và kém an phi như phi hành đoàn “áo thun” của chúng tôi như lúc này.

uh-1_047.jpg

Cất cánh ra hướng biển, bay trên phi đạo để lấy cao độ, chúng tôi nhìn xuống thấy vài người cả Mỹ lẫn Việt dỡ nón phất chào. Không biết họ chúc thượng lộ bình an, vẫy chào tạm biệt hay vĩnh biệt ?

Bay vài vòng trên không phận Tô Châu để đưa tàu lên đến một độ cao khả dĩ có thể quan sát chiến trường xa tít, đồng thời nhận diện địa thế…Chúng tôi quyết định bay bên hữu ngạn con sông trên địa phận Hà Tiên, hướng về ngã ba sông để vào Kâm pông Trạch.Tôi nhắc nhở mọi người phải ráng nhìn ở dưới những lùm cây, hể phát hiện đốm lóe hay những cụm khói đen nhỏ bắn lên thì báo động ngay.

Bốn cặp mắt lo lắng trừng trừng nhìn xuống những khoảng rừng thưa và đồng trống ở dưới để canh chừng phòng không địch.

Từ giờ phút này, chúng tôi thật sự đang đánh đu với tử thần…! Sự may mắn của chúng tôi không kéo dài được bao lâu, vì khi vừa vào không phận Cam Bốt, địch đã nghe tiếng trực thăng, đã phát hiện chúng tôi và đang sẵn sàng bắn hạ…

Bổng anh trung sĩ xạ thủ hốt hoảng la lớn: « phòng không nó bắn mình đó ông ơi, tui thấy nhấp nháy hướng… ».Như đã dự định,lập tức tôi cho phi cơ rơi tự do, đảo qua đảo lại, nghiêng ngã như sắp bị rớt. (Mẹo này có lẽ làm những tên xạ thủ VC tưởng đã hạ được trực thăng nên ngưng bắn, hay vì bay không đường lối, lại rơi nhanh khiến chúng bắn không trúng?).

Với độ rơi của phi cơ ở 3000 bộ một phút, con tàu rung bần bật tưởng như sắp rớt ra từng mảnh, mà chúng tôi vẫn cảm tưởng như đứng một chỗ. Những giây phút chờ đợi trúng đạn nổ tung, bốc cháy, hoặc một viên đạn oan nghiệt bắn vỡ mặt, văng óc thật là căng thẳng…

Khi tàu xuống trên ngọn cây, tôi quẹo gắt để cắm vào giữa giòng sông, bay giữa hai hàng cây mọc cao bên sông, cứ thế lướt trên mặt nước và lượn theo những khúc ngoặc của sông.

liếc nhanh qua bên trung úy hoa tiêu phụ, thấy anh đang gồng mình ngồi, nhìn thẳng về phía trước,tay cầm Thánh giá, miệng lẩm nhẫm đọc kinh. Tự nhiên tôi trở nên bình tỉnh hơn, tin tưởng sẽ được các bề trên che chở bởi lời cầu nguyện và nét mặt thành khẩn của anh.

(Anh Vân, nếu anh tình cờ đọc được bài này, một lần nữa xin cám ơn anh, người trung úy hoa tiêu phụ hiền lành, đã cầu nguyện bình an cho cả phi hành đoàn chúng ta ngày đó).

Sắp đến chỗ quân bạn bị vây rồi mà chúng tôi vẫn chưa thấy phản ứng của địch trên khúc sông này. Có lẽ chúng tôi đột nhập bất ngờ bằng đường sông nên địch không kịp trở tay. Hay là bộ đội VC quá ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy giặc lái của KLVNCH bay trên sông như tàu cao tốc mà còn nhấp nhô lã lướt uốn lượn quanh co, nên mải mê xem mà quên cả bắn?

Quẹo trái để tiến về căn cứ. Vừa lấy lại thăng bằng, tôi bổng giật nảy người.Trên một cành cây cao chắn lối, một tên VC đang đứng cheo leo núp sau thân cây, có lẽ đang quan sát hoạt động của quân bạn bên trong căn cứ bị vây. Hắn ngạc nhiên nhìn xuống, tôi chới với nhìn lên.Việc thấy tên VC chần dần trước mặt xãy ra quá nhanh khiến tôi ú ớ, không kịp báo động cho hai xạ thủ, và do phản ứng tự nhiên, tôi kéo tàu vọt lên, ngang qua đầu hắn, bụng phi cơ lướt ào ào trên ngọn cây với hy vọng là hắn không có thì giờ phản ứng…Tôi chờ đợi tiếng

AK của hắn bắn đuổi theo nhưng hoàn toàn im lặng.

Tàu ngóc lên cao, ngay phía dưới, trước mặt là căn cứ của BĐQ và Thiết Kỵ đã hiện ra.

Nhớ lời dặn của tướng Trưởng, tôi quẹo thật gắt đến độ sợ cánh quạt chém mấy cây antenna của thiết giáp bên dưới. liếc mắt xuống, chúng tôi thấy các thiết vận xa M113 làm thành môt vòng tròn bao quanh căn cứ, nằm sau những ụ đất, bên trong có rất nhiều luống đất đỏ như những nấm mồ vừa chôn vội vã ?

Đã thấy tấm panneau đánh dấu bãi đáp đàng xa nhưng vì quẹo qúa gắt, tàu chở nặng trì xuống nên tôi không kịp đưa tàu đến đáp.

Tôi quyết định đặt tàu xuống bên dãy ụ đất đỏ,như vậy sẽ gần hơn cho phi hành đoàn trực thăng võ trang bị bắn rơi ngày hôm qua khỏi phải mất công chạy ra tận bãi đáp và cũng tiện cho việc hất đồ tiếp tế xuống gần quân bạn hơn…

Trong chốc lát các thùng hàng đã được liệng xuống. Tôi nhìn lại phía sau, đã thâý lố nhố mấy người bận áo bay ngôì trên tàu.Anh trung sĩ cơ phi báo cáo là phi hành đoàn đã lên đủ. Một ông lính BĐQ khác râu ria lởm chởm, không biết từ đâu, nhảy vội lên tàu và la lớn với chúng tôi : « cất cánh nhanh lên,chúng nó đông lắm 6,7 nghìn tên chung quanh,nhanh lên, nhanh lên».Tôi nhìn lên bờ đất, thấy một số binh sĩ  đang dìu đồng bạn vượt ụ đất chạy về phía tàu, dường như là thương binh? Cùng lúc đó có một tiếng nổ ầm vang gần tấm panneau.Thì ra VC phát hiện chúng tôi đã đáp nên đang pháo vào từ những núi đá thấp gần đó, nhưng lại rơi ra xa…

Mọi sự xảy ra trong nháy mắt.Không chậm trễ một giây, tôi nhấc bổng tàu lên vì sợ địch điều chỉnh tác xạ, sợ bị lính leo lên thêm vì trên tàu đã có sẵn mười người rồi sẽ không bay ra được vì quá nặng.

Tôi chúi mũi lủi về phía trước, thoát đi thật nhanh để lại sau lưng một đám bụi mù…

Trên đường bay ra, vừa đưa tàu lên cao để né tên trinh sát, tôi lại thấy hắn nhưng không phải đứng trên cây mà đã té nằm thẳng cẳng dưới đất. Chắc đã bị tàu bay đụng và đã…sinh Bắt tử Miên.

Không còn bị ai cản trở, tôi cho tàu lạng xuống trên mặt nước, chổng đuôi bay thật nhanh.Sợ lần này bộ đội VC đã đề cao cảnh giác sẽ chận đường thối lui, tôi thay đổi lối bay liên tục. Khu nào dọc theo bờ sông có nhiều cây rậm rạp thì tôi bay sát trên ngọn cây để tránh tầm quan sát và hỏa lực của địch. vùng nào trống trãi thì tôi lại nhào xuống nước làm cao tốc đĩnh…Có nhiều khi đã tính bỏ giòng sông mà bay ngang rừng thì sẽ thâu ngắn đoạn đường về Tô Châu vài cây số, nhưng biết đâu chính đoạn đường rừng thưa thớt này sẽ thâu ngắn tuổi thọ chúng tôi !

Khi thấy ngã ba sông hiện ra trước mặt, tôi biết là mình sắp thoát, vì bên kia sông là Hà Tiên xinh đẹp, an lành.

Kéo tàu vọt lên cao, tôi trao cần lái cho trung úy hoa tiêu phụ.

Bình an trở lại Tô Châu.Các phi hành đoàn bị bắn rớt được chúng bạn đón mừng, chúng tôi được các anh em cùng phi đoàn ân cần thăm hỏi.

Phi vụ hoàn tất mỹ mãn.Tôi lại được đưa đến gặp tướng Trưởng, vẫn còn đứng ngoài phi đạo theo dõi chuyến bay của chúng tôi.Tôi rất ngạc nhiên vì lần này lại có sự hiện diện cuả  tướng Tư lệnh SĐ 4 KQ là tướng nguyễn Huy Ánh.

Tôi đứng nghiêm chào hai Vị Tướng đáng kính này. Mấy ông bắt tay khen ngợi, tướng Trưởng nói với một đại tá Bộ binh đứng bên lấy tên phi- hành- đoàn để cho huy chương. Ông nói với tướng Ánh KQ cũng nên cho chúng tôi huy chương tương xứng.Tướng Ánh hứa là sẽ cho.

Không lâu sau đó tướng Trưỏng lại đỗi ra vùng 1 CT.Tướng Ánh bị tử nạn trong một phi vụ câu máy bay quan sát. Sư Đoàn 4 nói riêng và KLVNCH nói chung đã mất một vị tướng văn võ song toàn, tài năng và đức độ hơn người.

Tờ báo Lý Tưởng của bộ tư lệnh KQ có viết một bài tường thuật phi vụ Kâm Pông Trạch của chúng tôi. Còn mấy cái “anh dũng bội tinh với nhành dương liễu” thì mấy tháng sau đã có người khác không bay… thay mặt đeo giùm.

Cali

Nguồn: http://www.acdieu.com/Stuff/Truyen-Doi_Linh/Mot-ngay_kho_quen/Mot_ngay_kho_quen.html