Saturday, August 5, 2017

HEO RỪNG TẠI BERLIN, CHLB ĐỨC .

- Khi có Nhà Nước Pháp Quyền và dân trí cao, người và heo rừng (hay các thú rừng khác) có thể SỐNG CHUNG HÒA BÌNH (người không tàn phá hay hủy hại Thiên Nhiên và Thiên Nhiên cũng không gây hại cho người). Và khi không có Nhà Nước Pháp Quyền và dân trí cao, ngay cả người với người dễ dàng hay có khuynh hướng đối xử với nhau theo LUẬT RỪNG! 
"Sau khi Bức Tường Berlin bị đổ vào 1989, tự do không chỉ cho người. Hàng rào giữa Đông và Tây Đức cũng còn chứa một số lớn HEO RỪNG trong những khu rừng phía đông cửa Brandenburg. Bức Tường sụp đổ tạo dễ dãi cho những con heo bự này -- một con dài-5 bộ Anh hay 1.5 m có thể nặng hơn 300 cân Anh hay 135 kg -- được rời rừng và đi lang thang (traipse) trong TP. Mùa đông ấm át và lui tới dễ dàng tới thực phẩm đã làm cho dân số heo rừng gia tăng. Hiện khoảng 8.000 Wildschwein (1) lang thang Berlin, xem hình.
Bản tính của giống vật này đã giúp cho sự gia tăng này. "Heo rừng thông minh," Marc Franusch, người phát ngôn của sở lâm nghiệp Berlin nói. "Chúng học cách dùng khu gia cư (neighborhood). Chúng quen với người, chó, và xe cộ đi lại."
Những con heo rừng lanh lợi (wily) này có khuynh hướng đi từng nhóm và người ta thấy chúng lục lạo (rummage) rác rưởi và vườn, cho con bú trong bóng của xe đậu, và băng qua đường đông đúc. Trung bình, những con này dính líu đến một tai nạn giao thông mỗi ngày. Và dù là bất hợp pháp , một số người dân Berlin vẫn lén lút cho chúng thức ăn.
Dù heo rừng được bảo vệ theo luật Đức, sở lâm nghiệp TP được phép giết tới 2000 con này hàng năm, phần lớn nhắm vào (target) những con lớn tuổi trong những rừng quanh Berlin. Heo rừng trong ranh giới TP chỉ được bắn nếu chúng là đe dọa trực tiếp (immediate).
Không ai bị thương trầm trọng bởi heo rừng, nhưng chó lại là nạn nhân của sừng của chúng. "Sở lâm nghiệp ko nhắm loại trừ/tiêu diệt (get rid) heo rừng ," ông Franush giải thích, "nhưng chúng tôi phải giảm thiểu (minimize) những tình trạng nguy hiểm."
(1): tiếng Đức chỉ heo rừng.
Dịch từ: NAT GEO Oct 2005.
Nói thêm: 
Thú rừng và đô thị:
- Sư tử núi tại California đã vồ (maul) 12 người -- có 3 người chết -- từ 1986.
- Chó rừng đi lang thang (roam) các đường ở Queensland, Úc, đe dọa gia súc với bịnh.
- Beo lang thang vào TP Mumbai, Ấn, từ một công viên bên ngoài TP giết 19 người trong năm 2004 .
Nguồn: như trên.


ĐƯỢC GÌ MẤT GÌ KHI Ở MỸ QUỐC ?
http://aaicanada.com/news/duoc-gi-va-mat-gi-khi-dinh-cu-o-my-noi-rieng-va-nuoc-ngoai-noi-chung_166.html
Hiện tôi 51 tuổi, định cư Mỹ được một năm. Trước khi đi tôi là kỹ sư trưởng phòng trong một Tổng công ty thuộc Bộ. Tuy chức vụ bé xíu nhưng trong công ty, tôi chỉ dưới 3 người và trên 12 người. Tôi có hai căn nhà nội thành (Quận 1 và 3) - một để ở, một cho thuê. Tôi cũng đi công tác và du lịch một số nước. Vợ tôi làm kế toán cho công ty liên doanh. Tổng thu nhập hàng tháng khoảng 2500 USD (không tính khoản đột xuất).
" Ảnh minh họa cảm xúc khi con cái đạt cao trong học tập của hai ông bố Việt và Mỹ"
Trước khi có hồ sơ phỏng vấn ở Lãnh sự Mỹ, tôi cũng rất phân vân. Bạn bè, người thân, cả cha mẹ tôi (vì tôi đi theo bên vợ) đều khuyên tôi nên ở lại Việt Nam. Sau khi suy nghĩ thận trọng và cân nhắc được gì và mất gì cho bước ngoặt của cuộc đời, tôi quyết định ra đi.
Và hiện nay đối với tôi thì:
- Tôi mất đi công việc rất tốt mà nhiều người mơ ước và cuộc sống của một gia đình trung lưu ở Việt Nam.
- Tuổi đã chớm già mà phải làm lại từ đầu - đây là điều vô cùng khó khăn.
- Xa những người thân yêu (Cha mẹ, anh chị em và bạn bè thân thiết) cùng những sinh hoạt hằng ngày làm mình rất nhớ khi ra đi.
Và tôi được:
- Hai đứa con (một trai, một gái) được học hành trong nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Một cháu học ngành máy tính, một cháu học dược sĩ được chính phủ hỗ trợ tài chính (hỗ trợ học phí và cho vay không lấy lãi) cho đến khi tốt nghiệp (đây là chính sách chung của nước Mỹ). Tôi không phải lo lắng gì về tiền bạc cho các cháu học hành.
Tôi được những thứ nếu có nhiều tiền ở Việt Nam cũng không thể mua được, đó là môi trường sống tốt như không khí, nước... không bị ô nhiễm, không phải lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Về giáo dục ở Mỹ nếu cố gắng học hành dù gia đình thu nhập thấp vẫn được chính phủ giúp đỡ. Về y tế không phân biệt đối xử người có tiền hay không có tiền, khi vào bệnh viện chữa trị ai cũng như nhau. Cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người rất tốt, ra đường không sợ tai nạn giao thông rình rập. Con người được tự do sáng tạo, luật lệ rõ ràng. Đặc biệt là xã hội Mỹ luôn tạo ra cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực của mỗi người, nếu biết cố gắng học tập và làm việc.
Tôi viết bài này vì tôi thấy nhiều người Việt trên diễn đàn đang sống ở Việt Nam hay Mỹ thường đứng trên quan điểm vật chất là tiền bạc để đánh giá cuộc sống bên nào tốt hơn, mà quên rằng con người sống trong xã hội nào đi nữa thì ngoài tiền bạc còn có những giá trị tinh thần mà nếu thiếu đi thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa và buồn chán, cho dù ta có rất nhiều tiền.
Hiện nay tôi đi làm (culi) trong hãng, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 10-11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt nếu các cháu cố gắng học tập. Tôi không đặt nặng vấn đề qua Mỹ để tìm cơ hội mà vì tương lai của con tôi nên tôi cảm thấy thanh thản và tự giải đáp rằng trong cuộc sống cái gì cũng có cái giá của nó, và cũng như không có cái gì là "ngon, bổ, rẻ'' cả. Vấn đề khi đã chọn thì phải chấp nhận để mà vui sống."





                                                                                                                                                                                            

                                                                                                                            - Theo nguồn Vnexpress -