Wednesday, January 18, 2012

KHÔNG GÌ HƠN CHỮ NHỤC

Chữ Nhục : Việc lớn nhứt , quan trọng nhất cũa một người không gì hơn chữ NHỤC (Mạnh Tữ) .
"Từ ngày xưa , Mạnh Tữ đã nói : ' Việc lớn nhứt , quan trọng nhất của một người không gì hơn chữ NHỤC ' . Vì sao ? Vì hiểu được chữ nhục này , ta có thể sửa đổi được tất cả các lỗi lầm . Nếu không hiểu được chữ nhục , ta sẽ PHÓNG TÚNG LÀM CÀN , ĐÁNH MẤT NHÂN CÁCH , KHÔNG KHÁC GÌ CẦM THÚ  . Những lời trên chính là bí quyết chân chánh để sửa lỗi . " (Trích từ sách Làm Chũ Vận Mệnh cũa Viên Liễu Phàm đời nhà Minh bên Trung Quốc ) .
Sau đây là bài viết , mà cách đây 5 năm , tôi đã gửi cho một tờ báo ở VN , nhưng tính thời sự vẫn còn :


Thưa quý báo ,
Nhân đọc bài 'các cơ quan VN đã tiết kiệm như thế nào' , tôi xin kể về sự tiết kiệm ngân sách trong cơ quan nhà nước cũng như các cá nhân trên thế giới .Cái gì cũa kẻ khác nếu hay , hửu ích thì ta nên nghiên cứu , học tập chứ đừng vì KỲ THỊ , MẶC CÃM , THÀNH KIẾN , hay LỢI ÍCH CỤC BỘ  mà không dám áp dụng . Vì không có nỗi NHỤC nào lớn hơn khi cứ phải tiếp tục là một NƯỚC NGHÈO, LẠC HẬU , DÂN TRÍ THẤP KÉM , trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt từng giờ từng phút trên thế giới ngày nay .
Bà thủ tướng Đức ANGELA MERKEL , sau giờ  công sở thì TỰ LÁI XE RIÊNG cũa mình đi mua sắm hay việc riêng , v.v... Bà nói , bà rất khó khăn khi tìm chỗ đậu xe . Mà chúng ta đều biết Đức là một nước trong nhóm G-8 . (+ với Pháp là 2 nền kinh tế mạnh nhứt Âu châu) .
Riêng Nam Hàn ( South Korea ) trong giai đoạn xây dựng đất nước (thập niên 1970 , 1980 ) , họ đã bắt buộc các cơ quan NN phải dùng xe hơi sản xuất trong nước . Thời gian đó họ cỗ võ phải dùng hàng nội dù cho phẩm chất không bằng hàng ngoại . Báo đăng tin một nam hướng dẫn viên du lịch Nam Hàn , chĩ vì có một gói thuốc lá NGOẠI để trong túi áo sau một lần hướng dẩn khách nước ngoài mà bị ĐUỔI VIỆT . Do vậy , không lạ gì khi khởi đi từ một nền kinh tế không hơn gì Việt nam trước năm 1975 , nay họ trở thành một trong những cường quốc về kinh tế ở Á châu , mặc dù tài nguyên cũa họ không bằng VN , như phải nhập cãng toàn bộ xăng dầu dùng trong nước , v.v...
Trong hệ thống chuyên chỡ cũa QĐ Mỹ ở VN trước 1975 , chĩ có tướng lảnh mới có xe riêng , có tài xế , để đi lại . Mọi SQ từ thiếu tá đến đại tá đều dùng xe taxi cũa QĐ ; mỗi ngày xe taxi đến nhà , đưa họ đến nơi làm việc và đến chiều lại đón họ về nhà . Còn SQ cấp nhỏ và binh sĩ thì dùng xe buýt cũa QĐ . Họ đã lập những trung tâm điều động (dispachers' center) để quản lý hoạt động cũa các loại xe . Ngoài giờ làm việc thì các SQ , BS này phải bỏ tiền túi để kêu taxi hay xe xích lô để đi . Vì tổ chức khoa học như vậy họ tiết kiệm ngân sách rất nhiều về việc trả tiền thuê tài xế , mua xe và xăng nhớt ; ngoài ra còn giảm bớt lưu lượng xe cộ lưu thông trong thành phố .
Tôi thường được ba tôi kể về một người bạn ( xin được dấu tên ) là doanh nhân rất giàu có trước 1975 ở Sài Gòn . Ông này mỗi lần xé một tờ lịch thì giử lại để dùng lại mặt sau của tờ lịch . Ông vừa tiết kiệm và lại tiên phong về bảo vệ môi trường mặc dù trước 1975 , vấn đề này chưa bức xúc như bây giờ . Nó hiện nay là câu nói 'đầu môi chót lưởi' của các lãnh tụ thế giới .
Do đó tôi xin có thiển ý như sau : việc quản lý kinh tế trong nước phải nên tổ chức một cách khoa học , chứ đừng ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên dồi dào rồi hoang phí vì tài nguyên này nay mai sẽ cạn kiệt . Phải thực hành CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH vì nước ta vẫn còn nghèo . Phải tập trung vào việc đào tạo và nâng cao kiến thức cho mọi thành phần trong xã hội hầu bắt kịp thế giới , nhất là cho GIỚI TRẺ vì đó là tài nguyên quí giá và không bị hao mòn . Phải LẮNG NGHE ý kiến của dân để biết nổi bức xúc cũa họ . ( Tôi được biết mỗi tuần , dù quốc sự đa đoan , quốc vương cũa xứ dầu hỏa Á -Rập Sê -Út đều để riêng một ngày để trực tiếp tiếp đân ) .Nếu không cố gắng thực hiện những điều này thì sẽ HOANG TƯỞNG khi nghĩ rằng nước ta có thể sẽ là một trong nhửng cường quốc về kinh tế cũa thế giới . Vì một số nước và vùng lảnh thổ hùng mạnh về kinh tế lại không phải nhờ thiên nhiên ưu đải ( Nhật , Đức , Nam Hàn , Singapore , Đài loan , Hongkong , v.v... ) nhưng do nhờ quản lý kinh tế tốt và có nền khoa học và giáo dục tiên tiến , đẵng cấp quốc tế .
Là một người sống tha hương nhưng luôn luôn nghĩ  đến tương lai dân tộc , tôi xin chia xẽ những kinh nghiệm trên cho quí báo . Kính chào qúi báo ,
Ngày 9/7/2008 .