Sunday, August 13, 2023

HÀNH QUÂN NEW LIFE (ĐỜI MỚI) Ở XÃ VÕ XU VÀ VÕ ĐẮT NĂM 1965





Lời nói đầu: Một số người trong chúng ta, kể cả người đã trưởng thành trước 1975, có lẽ đã ko biết nhiều về các hoạt động của quân đội Úc tại Việt Nam: thứ nhứt vì quân số tham chiến ít hơn so với quân Mỹ hay Hàn Quốc, thứ hai họ chỉ hành quân chủ yếu trong tỉnh Phước Tuy. Tuy nhiên nếu chúng ta chịu khó tìm kiếm trên mạng, sẽ thấy trong giai đoạn đầu, họ cũng hành quân ở Biên Hòa, Bình Dương, Long Khánh, Bình Tuy, v.v... Một số lính Úc còn làm cố vấn cho các trại lực lượng đặc biệt Mỹ. 

Từ chỗ chỉ có 30 cố vấn quân sự năm 1962; lúc cao điểm, đã có tới 7.672 quân nhân Úc tham chiến, nhờ quyết định tăng quân tháng 4/1965 của thủ tướng Robert Menzies, cầm quyền từ 1949-1966. 

Vì nước Úc từng thuộc Liên Hiệp Anh, quân Úc đã tham gia chiến tranh chống du kích Mã-Cộng ở Malaya, tiền thân của Malaysia bây giờ, nên họ có nhiều kinh nghiệm về chống du kích hơn quân Mỹ hay Hàn quốc. Một số đv viễn thám của VNCH, đã được huấn luyện bởi lính Úc tại trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp tại Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy. Trước 1975, rất nhiều sĩ quan VNCH được gửi đi học Khóa Chiến Tranh Rừng Núi (Jungle Warfare Course) do Anh quốc bảo trợ ở Malaysia. 

Bài viết sau đây nói về cuộc hành quân New Life (Đời Mới) mà quân Úc tham dự với quân Mỹ ở tỉnh Bình Tuy năm 1965.                           

==========

. . . 

"Cuối năm 1965, BTL Mỹ tại VN đã phát triển một chiến lược nhằm ngăn chận VC thu lúa của dân (nhân mùa lúa chín) đồng thời đưa nông dân ở khu vực sản xuất lúa gạo đó trở về với chính phủ (CP). Mục tiêu lần này là Thung lũng Sông La Ngà ở bắc của làng Võ Đắt, nằm ở đông bắc tỉnh Long Khánh. Ghi chú: Võ Đắc là một xã của tỉnh Bình Tuy, được thành lập từ năm 1955 bởi cố TT Ngô đình Diệm. Do tác giả là người Úc nên đã sai lầm khi nghĩ rằng Võ Đắt thuộc tỉnh Long Khánh -- người dịch).

Khu vực này trước đây là nơi định cư của những người di cư từ Bắc Việt Nam, phần lớn là Công giáo; và với sự cần cù nhẫn nại (great industry) họ đã biến khu vực này đứng hàng thứ năm về sản lượng lúa gạo của cả nước. Tuy nhiên, năm 1963 và 1964, VC đã tiến vào vùng này và tịch thu vụ mùa, do đó là nguyên nhân (backdrop) dẫn đến cuộc hành quân (HQ) năm 1965 này.

Lữ đoàn (LĐ) 173 Nhảy Dù Mỹ, chỉ huy bởi chuẩn tướng E.W. Williamson, đã được giao nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khu vực này để dân gặt lúa đồng thời đưa khoảng 37.000 người về vùng chánh phủ kiểm soát. LĐ này biệt lập vì ko thuộc sđ nào cả -- người dịch. LĐ này được tăng phái bởi hai TĐ của sđ 1 bộ binh Mỹ, còn gọi là sđ Anh Cả Đỏ, vì có phù hiệu là số 1 đỏ, xem hình -- người dịch. Đó là TĐ 1/2 bộ binh và TĐ 2/26 bộ binh. Kế hoạch của LĐ là sau khi lập một đầu cầu ở làng Võ Đắt, các TĐ của LĐ sẽ bảo vệ an ninh những làng lớn và những đường quan trọng, để sau đó ngày 26/11, sđ 10 của VNCH, sau này là sđ 18 bộ binh -- người dịch, tiến vào khu vực trách nhiệm và tiến về hướng đông.


Các TĐ sẽ được triển khai nhanh chóng (như là một LĐ Dù) vào khu vực trách nhiệm chiến thuật đã được chỉ định để bảo vệ việc thu hoạch lúa cũng như tiêu diệt kẻ thù.

Ngày 21/11, TĐ 2/503 nhảy dù, của LĐ 173 Dù, do trung tá Dexter chỉ huy, đã được trực thăng vận xuống sân bay Võ Đắt và sau đó là cả LĐ đã đến bằng đường không và đường bộ từ Biên Hòa và đã thành lập ở phía tây của Võ Đắt một căn cứ về Chỉ Huy, Pháo Binh và Tiếp Vận cũng như một Đầu Cầu cho các loại máy bay khác nhau bao gồm C-130 Hercules, C-7 Caribou, CH-37 Mojave-dùng để câu máy bay bị rơi, CH-47 Chinook và dĩ nhiên là trực thăng chỡ quân UH-1B Iroquois và trực thăng võ trang UH-1 C, xem hình. Nói thêm: Lúc đầu ở chiến trường VN chỉ có trực thăng chỡ quân UH-1 B, nhưng do nhu cầu chiến trường nên hãng Bell gắn thêm đại liên M-60 và rocket để làm gunship. Nhưng do thiết kế ban đầu chỉ để chỡ quân, nay lại làm gunship nên đã hạn chế vai trò tấn công của gunship. Do vậy hãng Bell đã cải biến một số trực thăng UH-1B thành UH-1 C bằng cách thay động cơ mạnh hơn (1.100 mã lực so với 960 mã lực của UH-1B), trang bị hệ thống điều khiển thủy lực kép, và đầu lọc để ngăn bụi vào động cơ phản lực, v.v... Theo link dưới đây thì phi đạo Võ Đắt dài 3.700 bộ hay 1127,76 m ở độ cao 443 bộ hay 135 m so với mặt biển. TĐ 4/12 của LĐ 199 bộ binh Mỹ từng đóng tại đây. Hình như Pháo đội 161 của quân đội hoàng gia Tân Tây Lan ở đây từ 1965-- người dịch.

Vo Dat AF (rjsmith.com)

Trực thăng UH-1B chỡ quân

Trực thăng UH-1C võ trang đại liên 
M-60 và hỏa tiển.

Nhiệm vụ của TĐ 1 thuộc Trung đoàn Hoàng gia Úc, viết tắt là 1RAR, là bảo vệ an ninh con đường giữa làng Võ Đắt và làng Võ Xu, dài khoảng 7 km, bảo vệ và kiểm soát làng Võ Xu và khu vực chung quanh làng này. TĐ này được yểm trợ bởi pháo đội 161 của Pháo đội Hoàng gia Tân Tây Lan (viết tắt là RNZA), và hai đv khác của Úc gồm một chi đoàn thiết vận xa M-113 của Trung đoàn Kỵ binh Công tước xứ Wales (viết tắt là PWLH), và ba toán Công binh Hoàng gia (viết tắt là RAE). Một toán tiếp vận cấp sđ (A Echelon) của Úc do thiếu tá Harper chỉ huy, đặt tại Căn Cứ Yểm Trợ Tiền Phương của LĐ 173 Dù, nằm kế sân bay Võ Đắt, trong khi một toán tiếp vận khác cấp LĐ (B Echelon) của Úc, đặt tại Biên Hòa, do đại úy Ducie chỉ huy. Ngày 21/11, TĐ này, dưới quyền chỉ huy của TĐ phó, thiếu tá Lander, được chỡ bằng hai đợt (lift) tới sân bay Võ Đắt đầy bụi đỏ và sau đó di chuyển đến một vị trí phòng thủ qua đêm (NDP) tại một vị trí ở đông bắc của Võ Đắt. Buổi sáng kế, đại đội A, chỉ huy bởi đại úy Healy, đã bảo vệ tuyến xuất phát cho đại đội B của đại úy McFarlane để đại đội này xung phong lên một ngọn đồi, vì nghi ngờ chiếm giữ bởi đối phương, nhưng cuối cùng phát hiện đồi này trống không. Ngày 23/11, TĐ này đã tiến theo hàng một vào một vị trí phòng thủ kế cận làng Đức Hạnh, nằm hai bên đường từ Võ Đắt tới Võ Xu. Làng này trước đây là sản phẩm của "Chương trình Ấp Chiến lược" của chánh phủ Nam VN và do đó được bao quanh bởi một hào sâu cỏ mọc um tùm với chông nhọn (panji stake), thép gai, và bây giờ là mìn bẫy (booby trap) của VC. 


Đại đội D do đại úy Rothwell chỉ huy, được lịnh tấn công; trong chuyến bay thám sát địa thế trước đó và với kinh nghiệm của ông trong Chống Nổi Dậy ở Malaya, tiền thân của nước Malaysia bây giờ -- người dịch, ông đã tìm đường tiến sát kín đáo mà đối phương ko phát hiện, xem hình vẽ.


 Sáng sớm ngày 24/11, đại đội D đã di chuyển tới vị trí tấn công (1) và trung đội 12 đã tạo một cửa mở trên hào nước (2) chung quanh ấp chiến lược (ACL) này để BCH của đại đội và các trung đội 11 và 10 tiến vào. Ghi chú: số màu xanh chỉ vị trí của quân Úc, số màu đỏ chỉ vị trí của VC -- người dịch. Khi trung đội 12 đang dàn đội hình, họ bị bắn bởi một xạ thủ và khi vượt qua con đường để tiến vào làng, họ đã bị bắn bằng súng tự động từ một vị trí (khoảng 20 VC) gần nhà thờ (3)Tuy nhiên, khi trung đội này dàn đội hình để xung phong vào vị trí địch (4), trung đội bị chia cắt và phần còn lại đã xung phong theo lịnh của trung sĩ Carnes, trung đội phó; khiến địch phải rút lui (5). Họ ráo riết đuổi theo và địch đã chiếm một vị trí mới (6) để chống trả trung đội nhưng bị pháo binh đánh chặn (7). Hơn phân nửa quân địch đã chết hay bị thương vì pháo binh.

Sau khi chiếm làng này, họ đã khám phá một vị trí phục kích của đối phương trên đường ở cổng phía tây của làng (8) nhưng địch đã rút bỏ đêm trước. Rõ ràng đối phương đã nghĩ rằng TĐ sẽ tiến quân dọc theo con đường từ Võ Đắt (như quân VNCH thường làm) và đã bị bất ngờ khi đại đội D đã xuất hiện từ bìa rừng, xem hình vẽ.


Ngày 26/11, được chỡ bằng thiết vận xa M-113, đại đội C được giao nhiệm vụ lục soát con đường giữa Đức Hạnh đến và xuyên qua Võ Xu. Khoảng 8 g sáng, khi chiếc M-113 đi đầu với trung sĩ Smith và hạ sĩ Bland tiểu đội trưởng tới gần cổng làng, họ bị tấn công bằng súng nhỏ và súng tự động (9). Hai người đã nhanh chóng di chuyển tới cổng làng và mở cổng cho xe chạy qua khiến đối phương phải  rút chạy để lại 2 mìn bẫy chưa nổ.

Sau khi lục soát kỹ càng từ 24 đến 29/11 ấp Chánh Đức, ngày 29/11, đai đội C tùng thiết với xe M-113, lục soát làng Võ Xu, với các đại đội khác bảo vệ cạnh sườn. Gần như họ ko gặp địch, tuy nhiên trung đội 4 khi lục soát đoạn phía đông của làng này, giáp với Sông La Ngà, họ đã bị tấn công bởi khoảng một trung đội địch, võ trang 2 súng liên thanh, từ bờ đông của sông (10). Hai lính Úc bị thương, một chết. Hai trung đội lính Úc, đại bác, cối và gunship đã hủy diệt các súng liên thanh này và xạ thủ và có thể các đồng đội khác của chúng. 

Từ 30/11 đến 12/12, TĐ đã làm chủ tình hình và các đại đội tuần tiểu trong và chung quanh làng Võ Xu, trong khi lính Công binh sửa đường và phá hủy công sự của địch. Họ phát hiện một số nơi đóng quân của VC đã bỏ trống (11) và khoảng 100 tấn lúa được khám phá từ những kho dấu ở 3 km nam Võ Xu. 

Ngày 13/12, TĐ, giờ dưới quyền trung tá Preece, di chuyển tới Võ Đắt để bảo vệ Đầu Cầu để chuẩn bị cho một cuộc HQ mới của LĐ 173 Dù, có tên HQ Smash, bắt đầu ngày 17/12. TĐ sẽ tới một khu căn cứ của địch, có tên Hát Dịch. Quân Úc và Mỹ sẽ tiến hành nhiều cuộc HQ trong tương lai vào căn cứ này. 

Dù cuộc HQ Đời Mới đã thành công trong việc bảo vệ dân gặt lúa, như đã xảy ra nhiều lần trong chiến tranh VN, nhưng chỉ là tạm thời, vì vài tuần sau đó, VC đã trở về với sức mạnh và hủy diệt (raze) làng Võ Xu./."

. . . 

Chuyển ngữ từ trang 9-11 của phụ lục 2016 từ sách "A Duty Donexuất bản năm 2014 của cựu trung tá Fred Fairhead thuộc Trung đoàn Hoàng gia Úc (RAR).

San Jose ngày 27 tháng 8 2023.

Tài Trần.

===========

Đọc thêm: 

Lính của trung đoàn 33 csbv vượt cầu treo bắt qua sông Rai ở tỉnh Phước Tuy, có lẽ phía tây của núi Mây Tào. Ảnh của Ernest Chamberlain, Úc.
 Ảnh chụp núi Võ Đắt vào khoảng đầu tháng 11/1970 bởi chuyên viên bậc 5 (SP-5) hay hạ sĩ Sam Weaver, đại đội C của TĐ 125 trực thăng tấn công của Mỹ . Nói thêm: núi này được lính VNCH gọi là đồi Bảo Đại. Vì có lời đồn rằng hoàng đế Bảo Đại đã từng xây nhà nghỉ mát ở đây.