Wednesday, September 9, 2020

Ích lợi khi làm bạn và đồng minh với Ấn Độ và sẽ "từ chết tới bị thương" khi làm bạn với TC - như VN chẳng hạn. Tài Trần: Nhờ làm bạn và đồng minh truyền thống của Ấn Độ, Bhutan đã có một nền kinh tế thịnh vượng và quốc phòng vững mạnh trước mối đe dọa tiềm tàng từ láng giềng phương Bắc. Giữa TC và Bhutan ko có quan hệ ngoại giao: hai nước giao thiệp với nhau qua TĐS của họ tại thủ đô New Delhi của Ấn . . . . "Mối quan hệ song phương giữa Vương quốc Himalaya của Bhutan và Cộng hòa Ấn Độ đã có truyền thống mật thiết (traditionally close) và cả hai nước chia sẻ một "mối quan hệ đặc biệt", làm cho Bhutan trở thành một quốc gia được bảo vệ (protected state), nhưng không phải là nước bảo hộ (protectorate) của Ấn Độ. Ấn Độ vẫn có ảnh hưởng đối với chính sách đối ngoại, quốc phòng và thương mại của Bhutan. Trong tài khóa 2012 -13, hỗ trợ ngân sách của Ấn Độ cho quốc gia Bhutan ở mức 600 triệu đô la Mỹ (khoảng 30 tỷ tiền Ấn). Hổ trợ này đã tăng đều đặn trong những năm qua để đạt 985 triệu đô la Mỹ * (61,60 tỷ tiền Ấn) trong năm 2015-16 làm cho Bhutan trở thành nước hưởng lợi lớn nhất từ ​​viện trợ nước ngoài của Ấn Độ. Thủ tướng của Bhutan, Tshering Tobgay, đã nhận một gói viện trợ bổ sung từ Ấn Độ trị giá 54 tỷ tiền Ấn (819 triệu đô la Mỹ, theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm ký kết thỏa thuận) cho quốc gia của ông trong chuyến thăm New Delhi vào tháng 8 năm 2013. Năm phần sáu của số tiền này (45 tỷ tiền Ấn) đã được dành cho kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của Bhutan. 4 tỷ tiền Ấn là cho các dự án đang chờ xử lý của giai đoạn kế hoạch trước đó. 5 tỷ tiền Ấn còn lại là một phần của "gói kích thích kinh tế" của Ấn Độ cho nền kinh tế đang chậm lại của Bhutan. Ấn Độ vận hành 3 dự án thủy điện, trong đó có 1.416 MW ở Bhutan và 3 dự án nữa là 2.129 MW đang được xây dựng. Thủ tướng thứ ba của Bhutan Lotay Tshering đã bảo đảm gói viện trợ khoảng 45 tỷ tiền Bhutan ** (khoảng 635 triệu USD) cho kế hoạch năm năm lần thứ 12 trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Ấn Độ vào tháng 11 năm 2018. Trong cuộc họp này, mức thuế suất đối với nhà máy thủy điện Mangdechhu cũng được đưa ra thảo luận trong đó Lotay Tshering đã cố gắng tăng tỷ lệ lên 4.27/100 nhưng cuối cùng đạt thỏa thuận ở mức thuế Nu.4.12/100. Chính phủ Bhutan cũng nhận được 4 tỉ tiền Bhutan để tạo thuận lợi thương mại và tăng cường liên kết kinh tế".. . . ** 1 USD = 71,78 tiền Bhutan hay BTU.Dịch từ nguồn : https://en.wikipedia.org/wiki/Bhutan%E2%80%93India_relationsẢnh 3-4 : tiền Bhutan , bằng 1/71,81 đô la Mỹ .* Đây là số tiền rất lớn vì trong năm 1974-75, viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cho VNCH khoảng 300 triệu đô .


Chau Nguyen Thi - Thời kỳ đồ đểu
!!!!!!!!!
Hắn đem gia đình sang du lịch Paris. Khi hắn vừa tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Saigon , hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử".
Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :
- Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây.
- Lịch sự ?
- À, đó là một tiếng mới - hắn cười to. Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự". Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong; không biết lịch sự thì không sống được. Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.
- Tiền lùi ?
- Đó cũng là một từ; mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đ̣i năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây.
Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây. Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu.
Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười :
- Mày lỗi thời quá rồi.. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.
Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn:
- Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ?
Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói :
- Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have. Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn".
Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói; sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp... Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, Nhà Nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ.
Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp :
- Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu. Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.
ST
SỰ THẬT VỀ CÁI-GỌI-LÀ "THẢM SÁT" TẠI TRẠI TÙ PHÚ LỢI
(Đăng lại nhân phiên xử vụ Đồng Tâm)
- Đừng nghe những gì CS nói, hảy nhìn kỷ những gì CS làm.-- Cố TT Nguyễn văn Thiệu.
Tài Trần: từ vài ng tù bị đau bụng, qua đài Hà Nội, trở thành mấy ngàn ng chết trong cái-gọi-là vụ “thảm sát” năm 1958 tại trại tù Phú Lợi thời ông Diệm. Sau 75, nhờ một số cán binh VC, ng ta mới biết được sự thật. Ng viết bài này, kỹ sư Nguyễn đình Cống là một cựu Đảng viên, nay đã bỏ Đảng. Ng thứ hai là GS Thái Bá Tân, từng du học nước ngoài về Anh văn, hay làm thư bốn chữ về tình hình chính trị VN. Tóm lại họ đều là ng được đào tạo tại miền bắc XHCN, nay can đảm nói lên sự thật - mà nhiều ng cũng biết điều đó nhưng ko dám làm như họ vì sợ mất sổ hưu hay mất quan điểm.
——-
Đâu là sự thật?
FB Nguyễn Đình Cống
9-9-2017
Tháng 12 năm 1958 có một sự kiện động trời ở Miền Bắc Việt Nam mà những người hồi đó đã có trí khôn (hiện nay, năm 2017, trên 70 tuổi), và có trí nhớ bình thường chắc là không thể quên. Đó là vụ thảm sát ở nhà tù Phú Lợi do Mỹ Diệm gây ra tại Miền Nam, đầu độc chết hàng ngàn tù nhân là người yêu nước. Điều này nhiều báo và đài tuyên truyền trong nhiều ngày. Các nơi tổ chức mít tinh, biểu tình phản đối, lên án. Không khí sục sôi căm thù trong mọi cơ quan, trường học, khu vực dân cư. Tố Hữu viết bài thơ: Thù muôn đời muôn kiếp không tan”, được phổ biến rộng rãi (in trong tập thơ Gió Lộng). Mấy câu đầu như sau:
Đồng bào ơi, anh chị em ơi!
Hỡi lương tâm tất cả loài người
Hãy nghe tiếng của nghìn người bị giết
Không sống nữa, nhưng không chịu chết
Nghìn hồn oan bay khắp nhân gian
Thù muôn đời, muôn kiếp không tan!
Hãy nghe tiếng của nghìn xác chết
Chết thê thảm, chết một ngày bi thiết
Cả nghìn nguời, trong một trại giam
Của một nhà tù lớn: Miền Nam!
Hãy nghe tiếng của một nghìn cái xác
Không chịu chết, vạch trời kêu tội ác!
Trong một ngày – Mồng một tháng mười hai
Nào ai ngờ không sống nữa ngày mai!
Chúng tôi chết, chết quay lăn lóc
Đứt ruột đứt gan, nắm cơm thuốc độc
Chết mà chưa giết được lũ đê hèn
Trái tim hồng chết uất máu bầm đen ….
Thế nhưng gần đây Thái Bá Tân làm bài thơ như sau: Thù muôn đời muôn kiếp không tan!
Lúc ấy, năm Năm Tám,
Chúng tôi, lũ học sinh,
Được trường cho nghỉ học
Cùng thầy đi biểu tình.
Biểu tình, hô khẩu hiệu
Đả đảo Diệm dã man
Giết người tù cộng sản.
Thù muôn đời không tan.
Ở nhà tù Phú Lợi,
Hơn năm nghìn tù nhân
Đã bị Diệm giết hại,
Bằng đầu độc thức ăn.
Chúng tôi hô, căm phẫn.
Đến cổ rát, giọng khàn.
Đã đảo Ngô Đình Diệm.
Thù muôn kiếp không tan.
*
Tháng Năm năm Bảy Bảy
Tôi đến nhà tù này.
Một khu nhà hoang vắng,
Xung quanh cỏ mọc dày.
Hỏi thì người ta nói:
Đó là chuyện tầm phào.
Không hề có chuyện ấy.
Không có thảm sát nào!
Rồi tôi đến Côn Đảo.
Ngẫu nhiên, trưởng đảo này
Cũng là tù cộng sản
Ở Phú Lợi trước đây.
Ông nói: Cái vụ ấy
Là do ta dựng nên.
Nhằm mục đích chống Diệm,
Bôi nhọ và tuyên truyền.
Đơn giản ngày hôm ấy
Mấy người ăn bánh mì
Kêu đau bụng, và họ
Được quản giáo đưa đi.
Sau thì mọi người biết,
Thành một vụ tày trời.
Vụ thảm sát Phú Lợi,
Giết hơn năm nghìn người…
*
Vậy là những ngày ấy,
Chúng tôi, lũ học sinh,
Đã uổng công bỏ học
Để tham gia biểu tình.
Khóc cho cái không có.
Căm thù cái hư vô.
Uổng những giọt nước mắt.
Uổng cổ họng rát khô.
Mãi sau này mới biết:
Cộng sản, cả Việt Nam,
Vì mục đích của họ,
Không gì không dám làm.
Giờ thì thêm điều nữa,
Thuộc về Tham Sân Si:
Người cộng sản hiện đại
Ăn không từ cái gì!
Tôi chỉ là người chứng kiến, tự mình không điều tra nghiên cứu như Thái Bá Tân. Thấy thông tin trái ngược nhau, nêu ra để các bạn tham khảo và suy nghĩ.