Wednesday, April 11, 2018

Việt Nam: Báo chí được phân phối như thế nào trong thời thuộc Pháp?

Thu Hằng

           
Nam Kỳ là cái nôi của nền báo chí Việt Nam - với một loạt công báo tiếng Pháp và tờ báo quốc ngữ đầu tiên, Gia định báo, ra đời năm 1865, sau đó là sự phát triển của báo chí tư nhân, bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Báo chí xuất hiện ở Bắc Kỳ từ cuối thế kỷ XIX, bắt đầu từ công báo, sau đó là những tờ báo tư nhân nhưng cũng là cơ quan ngôn luận của chính phủ thuộc địa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được thông tin qua phương tiện này, do đa phần người dân mù chữ (chữ Hán), trong khi tiếng Pháp chỉ được sử dụng trong một bộ phận nhỏ (giới phiên dịch), vì người dân coi là chữ của kẻ xâm lược, còn chữ quốc ngữ chưa được phổ biến. Tuy nhiên, chữ quốc ngữlại là chữ viết được chính quyền thuộc địa cũng như giới trí thức ủng hộ phát triển, vì dễ học và dần sẽ tách được Việt Nam khỏi ảnh hưởng của Hán học.
Đặt báo tại Nam Kỳ và Bắc Kỳ
Tại Nam Kỳ, đến đầu thế kỷ XX, tất cả công báo đều do đích thân chính quyền thuộc địa đảm nhiệm. Mỗi địa phương trích ngân sách để đặt mua công báo hoặc kỉ yếu của các hội. Sau đó, báo sẽ được phân phát về từng cơ quan, trường học và các văn phòng địa phương. Tư nhân có thể đặt mua trực tiếp với nhà in và đến bưu điện nhận báo.
Ngay năm 1869, Trương Vĩnh Ký, với tư cách là tân chánh tổng tài, đã nhắc đến cách hùn tiền đặt báo trong phần Tạp Vụ của Gia-Định báo số 20 (ngày 24/09/1869) :
“… Khuyên ai nấy mua lấy nhựt trình nầy mà coi, một tháng một quan sáu hay là một quan bảy thì chẳng bao nhiêu để xài việc khác có khi chẳng ra ích gì. Mà như trong làng nào người ta không được giàu cho mấy thì ba chủ hiệp lại chung tiền cho một người đứng mua.
Những kẻ muốn mua nhựt trình thì phải tới mà mua hay là sai người nhà tới tại dinh quan thượng thơ nói cho thông ngôn biên tên biên chỗ ở, lại lãnh cái giấy mà lên kho đóng bạc rồi về nhà, chẳng còn lo chi nứa, và cả năm sẽ được nhựt trình người ta gởi cho mà coi chẳng sai. Những người khác tỉnh, khác phủ thì cũng làm như vậy tại dinh quan tham biện sở tại mình”.
Kể từ năm 1881, khi tự do báo chí được áp dụng ở Nam Kỳ, mạng lưới các nhà sách phát triển khá nhanh tại Sài Gòn. Và để công báo được ký gửi bán tại tiệm của mình, chủ hiệu sách làm đơn gửi đến phòng Nội Vụ (phòng Ba) của chính phủ. Đối với một số làng quá nghèo, chính phủ cấp báo miễn phí để đảm bảo chính sách tuyên truyền, như quyết định ngày 03/07/1905 của thống đốc Nam Kỳ, dùng ngân sách địa phương để cấp công báo cho 5 làng nghèo nhất ở mỗi tỉnh.
Tại Bắc Kỳ, sau khi bình định và thành lập Liên bang Đông Dương, công báo được giao trực tiếp cho tư nhân in ấn, cụ thể là François-Henri Schneider. Chính quyền thuộc địa cung cấp thông tin và công văn để in trong báo. Cho đến những năm 1920, ngoài những tờ công báo bằng tiếng Pháp, Bắc Kỳ có tổng cộng 7 tờ báo tư nhân bằng chữ quốc ngữ, kiêm luôn vai trò “cơ quan ngôn luận” của chính quyền thuộc địa, trong đó 6 tờ thuộc về F. H. Schneider. Cũng như Sài Gòn, có hai cách đặt báo tại Bắc Kỳ : trích ngân sách địa phương đặt báo và tư nhân đăng ký mua báo.
Để phổ biến rộng rãi thông tin và “định hướng công luận”, thống sứ Bắc Kỳ vừa trả tiền đặt mua một số lượng báo hàng năm, vừa trả phí đăng tin. Ví dụ, với tờ Đại-Nam đồng-văn nhật-báo, thống sứ Bắc Kỳ chi 5.000 đồng Đông Dương để đặt 5.000 bản trong giai đoạn 1891-1902, sau đó là 16.000 đồng Đông Dương cho 10.000 bản từ 1903-1906.
Hầu hết các tờ báo đều được in thành khổ lớn, một mặt, để có thể dán tại đình làng nhằm thu hút sự tò mò của người dân. Danh sách số lượng đặt báo của mỗi tỉnh do phủ thống sứ Bắc Kỳ lập và sau đó được gửi đến ông F. H. Schneider. Nhà in tự in địa chỉ và gửi báo đến tận tay người đặt theo danh sách được cấp : tri huyện, tri châu, tri phủ, đốc học, tuần phủ, quan án, tổng đốc tại các tỉnh Bắc Kỳ.
Tham nhũng và tắc trách
Báo cũng được giao đến quan lại ở các tỉnh để đội lệ phân phát đến các làng. Tại đây, lý trưởng là người chịu trách nhiệm dán báo ở đình làng để phổ biến thông tin. Ngay trong giai đoạn này đã xảy ra tình trạng tham nhũng. Tại một số tỉnh miền Bắc, các quan huyện hay nhân viên hành chính bản địa, chịu trách nhiệm đưa báo về các làng (như trường hợp tờ Đăng-Cổ tùng-báo), đã bắt các làng phải trả ít nhất một quan tiền cho mỗi số báo.
Ngoài ra, chính quyền thuộc địa cũng nhận thấy nhiều đội lệ lười phân phát báo mà để tích vài tuần trong trại lính. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền buộc mỗi phủ, huyện, châu phải lập sổ phân phát báo, ghi rõ ngày ra báo và ngày phát báo để kiểm soát thực và quy trách nhiệm cho người không làm tròn nhiệm vụ.
Ngoài ra, từ đầu thế kỷ XX, các cá nhân có thể mua báo tại hai cửa hàng sách ở Hà Nội : một của nhà Schneider và một của Crébessac. Ông chủ nhà in Schneider còn có một cửa hàng sách khác ở Hải Phòng. Ngoài những tờ công báo, độc giả có thể mua được Extrême-Orient (thành lập năm 1894), L’Avenir du Tonkin
Bán báo dạo - ki-ốt báo
Báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ năm 1927 nhờ lực lượng “tân học” và chữ quốc ngữ trở thành chữ viết quốc gia. Nhiều tờ báo quốc ngữ tư nhân ra đời và cạnh tranh nhau khốc liệt. Thông tin liên tục được cập nhật nhờ đội ngũ cộng tác viên rộng khắp và kỹ thuật truyền thông hiện đại. Để bán được nhiều báo nhất, các nhà in, chủ báo tuyển đội ngũ bán báo dạo, với khoản thù lao ít ỏi, len lỏi vào mọi ngõ ngách của thành phố.
Chính vì vậy, chính quyền đã phải áp dụng sắc lệnh ngày 04/12/1927 về việc rao bán báo và bán báo trên hè phố tại Bắc Kỳ. Người bán báo phải làm đơn xin phép trước và cung cấp thông tin cá nhân nghề nghiệp, nguyên quán… ; tám ngày sau đó, họ sẽ nhận được thẻ hành nghề. Từ ngày 20/5/1937 đến 06/08/1940, thống sứ Bắc Kỳ đã cấp miễn phí 79 thẻ bán báo (1).
Tuy nhiên, chính quyền thuộc địa cho rằng những quy định này quá tự do và gây ra nhiều phiền toái, từ trộm cướp đến truyền đơn (2) gây mất trật tự và xúi giục kích động. Đến năm 1937, chính quyền Bắc Kỳ chấm dứt quyền tự do bán báo, nhưng vì không thể đi ngược với đạo luật tự do báo chí năm 1927, nên thẻ hành nghề chỉ được cấp cho những người đã được điều tra rõ ràng về lý lịch và đạo đức và có thể bị từ chối nếu người xin cấp thẻ chưa từng hành nghề bán báo. Chính quyền hoàn toàn có quyền rút thẻ hành nghề của người bán báo gây rối trật tự. Thành phố cũng cấm rao báo, chào mời, bấm chuông, đánh gõ bất kỳ phương tiện gì gây ồn để thu hút khách. Những người bán báo phải ngừng hoạt động trên đường phố từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.
Song song với nghề bán báo dạo, ngay năm 1933, thành phố Hà Nội cũng dự định xây nhiều ki-ốt cố định bán sách báo. Danh sách được lập gồm 25 ki-ốt được lập thành 5 lô, ví dụ như ở góc phố Hàng Than và kè Paul Doumer, góc phố Hàng Khoai và phố Hàng Giấy, Cửa Bắc thành Thăng Long trên đại lộ Carnot (Cửa Bắc)… Mỗi cá nhân có thể thầu một hoặc nhiều lô với thời hạn hợp đồng 2 năm. Dù có thể là thủ công, không đẹp bằng những ki-ốt báo ở Paris, nhưng kích thước ki-ốt cũng được quy định chặt chẽ :
“Ki-ốt có thể là hình tròn, sáu cạnh hoặc tám cạnh ; kích thước của đế ki-ốt không được vượt quá chu vi 1,50 m. Các sạp gỗ không được nhô ra ngoài quá 1,70 m và mái không được cao qua 2 m. Nền của ki-ốt phải cao khoảng 20 cm so với mặt đất để có thể quét dọn dưới gầm” (3).
Từ những năm 1930, nghề in, nghề báo và nghề xuất bản phát triển nhanh hơn nhờ đội ngũ “tân học” và du học sinh từ Pháp trở về. Cũng từ thời điểm này, kiểm duyệt được áp dụng chặt chẽ hơn, sẵn sàng cắt bỏ những phần bị cho là nhạy cảm, tác động đến danh tiếng của chính phủ thuộc địa. Và cũng từ thời điểm này, sách báo mang tư tưởng phương Tây, tuyên truyền chống Pháp cũng được bí mật truyền tay nhau, một phần nhờ đội ngũ bán báo dạo.
***
(1) CAOM, Résidence supérieure du Tonkin (RST), hồ sơ 612.
(2) CAOM, Résidence supérieure du Tonkin (RST), hồ sơ 581.
(3) Hà Nội, Fonds de la Mairie de Hanoi, hồ sơ 2606.

Nhà cổ hơn trăm năm tuổi của tri huyện giàu có ở Bến Tre

- Nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm 1890. Trải qua hơn một thế kỷ, nhà cổ Huỳnh phủ đã từng bị xuống cấp nghiêm trọng.
Hiện Huỳnh Phủ đã được trùng tu và đang là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Bến Tre.
Nhà nằm trên khu đất rộng 500m2 giữa vườn cây trái sum sê. Chủ căn nhà là ông Huỳnh Ngọc Khiêm hay còn gọi là Hương Liêm. Ông vốn là người con đất Huế nhưng cùng vợ và chín người con vào miền Nam lập nghiệp.
Cả gia đình ông di chuyển bằng ghe bầu xuất phát từ Huế vượt biển xuôi về phương Nam. Khi đến giáp sông Cái thuộc vùng Cù Lao Minh, phương tiện bị hỏng và họ không thể đi được nữa. Ông quyết định cắm sào và khai phá từ mé sông Cái trở vào.
nha co huynh phu
 Nhà cổ Huỳnh phủ 128 năm tuổi.
Nhờ chăm chỉ làm nông, ông trở nên giàu có. Ngoài đất do chính mình khai phá, ông còn mua lại đất của những nông dân nghèo nhập vào để cuối cùng ông có một gia tài đồ sộ, gần 2.000 mẫu đất.
Chính quyền thời bấy giờ cho ông làm đến chức tri huyện. Giàu có, ông nghĩ đến việc tạo dựng cho mình một cơ ngơi.
Ông trở về Huế chiêu nạp thợ thuyền và mua sắm vật liệu. Nhiều loại gỗ quý được ông kết thành bè thả theo con nước về đến Thạnh Phú. Sau 14 năm xây dựng, năm 1904, ngôi nhà hoàn thành mang đậm nét kiến trúc theo phong cách Huế.
nha co o ben tre
 Mặt chính diện của Huỳnh phủ.
Ông Huỳnh Ngọc Thu cháu đời thứ 6 của gia tộc Huỳnh Phủ kể: “Thợ từ Huế khá đông vào đây làm từ khi còn trẻ, độc thân. Đến khi nhà làm xong thì nhóm thợ này đã có vợ con đầy nhà và họ chọn luôn nơi này làm quê hương.
Như vậy có thể nói trong số bà con quanh đây chắc chắn vẫn còn những hậu duệ của những người thợ năm xưa. Thời bấy giờ, thợ chạm khắc nhận tiền lương bằng chén dăm bào. Lượng dăm bào của mỗi người thợ bỏ ra được đong lại bằng chén để trả công. Bao nhiêu chén là bấy nhiêu tiền.
Nhà có 48 cây cột tròn, lớn, hoàn toàn bằng gỗ lim và căm xe. Bước vào trong, khách tham quan sẽ bị choáng ngợp bởi hình ảnh những bức chạm khắc vô cùng tinh tế và công phu.
Nhiều hình thù rất thân thuộc trong đời sống hàng ngày như cua, cá, tôm, kì lân, phụng được thể hiện rất tỉ mỉ. Tất cả như một bức tranh dân gian sống động mang rõ nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.
hoa van trong ngoi nha co
Hình ảnh chim đậu trên cành hoa được chạm khắc công phu.
Vào sâu hơn, nơi đây là không gian thờ cúng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên được đặt trang trọng giữa nhà. Đây được xem là đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc. Tất cả những phiến gỗ bàn thờ đều được chạm trổ tỉ mỉ và sơn son thếp vàng.
Bộ liễn ốp cột cẩn ốc xà cừ là một tác phẩm độc đáo trong ngôi nhà. Bà Lê Thị Hai, vợ ông Hai, cho biết: “Bộ liễn ốp vào cột được làm từ một cây to. Cây được móc ruột để ốp vào ôm chặt cây cột vừa đẹp vừa sang trọng. Thường những nhà cổ khác liễn được làm trên miếng ván ngang treo lên cột. Chỉ duy nhất Huỳnh Phủ có liễn ốp cột”.
Điều này cho thấy ông cụ là người có con mắt thẩm mỹ và rất chỉn chu trong công việc. Kế tiếp là phòng ngủ của gia đình. Hai chiếc giường lớn bằng gỗ lim đặt gần nhau vẫn nguyên vẹn.
bo truong ky kham xa cu
Bộ trường kỷ khảm xà cừ quí giá, được nhập từ Pháp về và hiện chúng có niên đại gần 100 năm.
Các công trình phụ gồm có bảy gian. Tất cả dùng để chứa lúa, nơi ở của thợ và nhà bếp. Kết cấu của những gian nhà này không được kiên cố bằng nhà chính nên đã nhanh chóng xuống cấp.
Đối với Huỳnh Phủ, trải qua một thời gian dài bị phá hoại bởi mối, mọt, sự tác động của nắng mưa nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Nền nhà  sụp lún. Gạch ngói bong rơi. Một góc móng nhà nứt nẻ. Nhiều đòn tay, đầu kèo bị mối mọt gặm nhắm rất nhiều.
chim phuong dieu khac
Chim phượng điêu khắc trên trên bàn thờ được sơn son thếp vàng.
Đứng trước nguy cơ đổ nát và trở thành phế tích, một dự án trùng tu Huỳnh Phủ với kinh phí 35 tỉ đã được cơ quan chức năng phê duyệt.  Đầu năm 2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre phối hợp với UBND huyện Thạnh Phú khởi công trùng tu, tôn tạo đến năm 2015 thì hoàn thành.
Chúng tôi đứng trước Huỳnh Phủ với một dáng dấp mới. Những đổ nát và xuống cấp đã không còn thay vào đó là sự khôi phục hiện trạng cũ nguyên vẹn, mang đầy bản sắc văn hóa.
Bên cạnh đó, những mảng tường rào bị bong tróc, sụp đổ đã được sửa khang trang. Bên trong ngôi nhà được bổ sung thêm đèn điện. Nội thất bên trong căn nhà được bảo toàn gần như nguyên vẹn. Nhờ vậy Huỳnh phủ trở thành một địa điểm tham quan thú vị và ưa thích của du khách gần xa.
Nhà cổ,Bến Tre,Di tích lịch sử,Du lịch miền Tây
Một trong những trụ liễn áp cẩn xà cừ độ nhất của Huỳnh phủ
bang chung nhan di tich quoc gia
Bằng công nhận di tích quốc gia cho nhà cổ Huỳnh phủ.
Chia tay chúng tôi, ông Thu tự hào chia sẻ: “Là con cháu Huỳnh Phủ vì thế bất kỳ ai đến tham quan tôi đều kể lại cho họ nghe về lịch sử dòng tộc. Chúng tôi rất tự hào vì đây là di tích văn hóa kiến trúc nghệ thuật đã được bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia”.

Biệt thự gần 100 tuổi của đại gia nức tiếng phố cổ một thời

- Căn biệt thự cổ tuyệt đẹp, có diện tích rộng hơn 800 mét vuông và tuổi đời gần 100 năm của đại gia phố Hàng Bè những năm đầu thế kỷ 20 vẫn còn nguyên vẹn lối kiến trúc cũ.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Theo bà Trương Thị Mô (SN 1924, Hàng Bè, Hoàn Kiếm, Hà Nội), căn biệt thự hơn 800 mét vuông được cha mẹ bà - vốn là chủ thầu có tiếng ở nhiều lĩnh vực - xây dựng từ năm 1925, khi bà mới lên 1 tuổi.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Căn biệt thự mang đặc trưng văn hóa kiến trúc thời Pháp thuộc nhưng vẫn có nhiều chi tiết được thiết kế để phù hợp với văn hóa người Việt Nam.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Biệt thự có hai khối nhà chính và phụ chiếm phần lớn diện tích khu đất.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Phần còn lại là sân vườn, lối đi lại...
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Biệt thự được xây 2 tầng với nhiều không gian chức năng như: Chỗ để xe, nhà bếp, các kho và phòng ở gia nhân, phòng khách, phòng sinh hoạt gia đình, phòng ăn, sân chơi...
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Bà Trương Thị Mô - con gái chủ nhân căn biệt thự, chia sẻ, trải qua nhiều biến động lịch sử, hiện nay ngoài gia đình bà, biệt thự còn có người dân từ nơi khác đến ở. Gia đình bà Mô chỉ quản lý và sử dụng diện tích hơn 200 mét vuông.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Nội thất biệt thự như sàn, cột, đồ dùng đều bằng gỗ lim. Phần diện tích gia đình bà Mô quản lý hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
 Khu trung tâm có một giếng trời lớn để đảm bảo tất cả các phòng trong biệt thự đều có ánh sáng.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Tầng hai gồm các phòng ngủ, phòng thờ và ban công. Bà Trương Thị Mô cho hay, phòng làm việc và thư viện được bố trí ở tầng một. Căn biệt thự này có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Cầu thang dẫn lên khu vực tầng 2 của căn nhà. 
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Cầu thang được làm bằng gỗ, mặc dù đã gần 100 năm nhưng cầu thang này vẫn khá tốt, chưa bị mối mọt. Trong biệt thự có 2 cầu thang như thế này, dẫn lên hai dãy nhà chính.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Đồ đạc trong phòng ngủ của mẹ bà Mô vẫn được giữ nguyên như ngày cụ còn sống. Theo bà Mô, căn phòng ngủ này có thể thông sang các phòng bên cạnh bằng hệ thống cửa thông phòng. Mặc dù sống cách đây gần 1 thế kỷ nhưng mẹ bà Mô đã có lối sống rất hiện đại. Nội thất phòng ngủ từ bàn phấn, tủ quần áo, giường ngủ đều được thiết kế theo phong cách Pháp. 
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Ngoài ra, căn phòng còn được bố trí thêm bộ bàn ghế uống nước, kệ gỗ để bình hoa và chiếc tủ ngăn kéo. Bà Mô cho biết, chúng đều có tuổi đời bằng căn biệt thự. 
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Bên trong căn phòng ngủ này được bố trí thêm một chiếc giường bằng đồng do cha bà Mô đặt mua từ bên Hồng Kông (Trung Quốc). Chiếc giường này có màn rủ bằng gấm nhung đẹp mắt. Sinh thời, mẹ bà Mô rất yêu quý chiếc giường này. 
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Phòng thờ tự của gia đình bà Mô vẫn còn đủ hoành phi câu đối...
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Con gái bà Mô giới thiệu với chúng tôi phòng thờ của gia tộc.
Các bàn thờ bằng gỗ lim này đều có từ thời cha mẹ bà Mô mới xây biệt thự.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Hàng lan can được cấu tạo bằng sắt uốn họa tiết kết hợp với các trụ bằng gỗ lim. 
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Phòng ngủ này có thêm 1 hành lang nhỏ, nhìn sang khu nhà phụ của biệt thự. Khu nhà còn bố trí nơi để xe, bếp, kho, phòng ở cho các gia nhân và khu vệ sinh dành cho họ. Bà Mô chia sẻ thêm, ngày đó, nhà bà có 1 đầu bếp nấu ăn giỏi, có thể nấu được các món từ Âu sang Á, 1 lái xe, 3 vú em và 3 cậu nhỏ chạy việc vặt. Các gia nhân được cha mẹ bà đối xử rất tử tế, coi như người thân trong nhà.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Cũng như nhiều biệt thự đương thời, biệt thự của gia đình bà Mô được quét vôi vàng, cửa sơn màu xanh.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Họa tiết đẹp mắt tạo sự sinh động cho không gian biệt thự.
Biệt thự cổ,Đại gia,Phố cổ,Hà Nội xưa
Đặc biệt, ở khu vực tầng 1 của căn nhà, chủ nhân đã bố trí 4 cột trụ bằng đá nguyên khối, chạm trổ hoa văn tinh xảo. Đây là nét pha trộn giữa văn hóa kiến trúc phương Tây và Việt Nam.