Wednesday, March 21, 2012

thơ hay

Đã khác rồi thơ hôm nay. Đang lên. Sẽ xuống? Cũng còn lâu! Theo sự nhận xét của nhà thơ Sao Trên Rừng Nguyễn Đức Sơn, thành danh nhờ hai câu "Ôi một đêm nguyệt động dáng thu mờ. Em chưa đái mà hồn anh đã ướt" thì giờ đây: Nhà thơ sáng giá nhất ở hải ngoại là Du Tử Lê. Lăn lộn cùng chữ nghĩa, gần trọn đời thơ, ông mới tìm ra được thi pháp Gạch / Chéo. Sắc Không còn được biết đối thủ - Cự Phách - nhất của ông Lê là nhà thơ Hiển Khánh, cũng với với thi pháp Gạch \\ Chéo. Xin bạn đọc để ý giùm: Dấu / (chuyên môn) và dấu \\ (nghiệp dư) hoàn toàn khác nhau, bởi tự thân hai thi pháp, vốn đối đầu. Kịch liệt. Nhà thơ Hiển Khánh, từng bán thạch chè ở Đakao Sài Gòn, vừa gửi cho Sắc Không một bài lục bát. Tuyệt vời! Nhưng đáng nghi. Na ná giọng thơ Nguyễn Hữu Nhật trong Tục Thi? Được cái rất ngọt mát: Sương sa, sương sáo, thạch chè, chanh, cam, bánh đậu xanh, kê, bánh dầy, bánh trôi, xôi nén. Đặc biệt là ăn \\ và \\ nằm:
            Ăn \\ Nằm
nằm nghiêng \\ khép \\ cõi \\ thạch đông
            đen đen \\ sương sáo \\ hồng hồng \\ khe sâu
            bình hoa \\ nhớ \\ cuống hoa \\ sầu
            lòng \\ khô cạn nước \\ dạ \\ nhầu nát tương
            sâm \\ bày lên đĩa ngấn \\ sương
            và \\ sa \\ và \\ xuống chân giường lệch \\ kê
            lạnh vào \\ lồng lộn \\ ra tê
            cây \\ vườn mong nhớ chim về đậu \\ xanh
            nằm sấp \\ nhỏ \\ hai múi chanh
            lớn \\ và \\ mọng nước \\ cam sành bóc đôi
            ngực phẩm oản \\ bụng mâm xôi
            bánh dầy \\ vú nén \\ bánh trôi \\ hạt tròn
            nằm ngửa \\ và \\ núi \\ và \\ non
            tõe \\ lông bút chấm \\ nghiên son mực \\ trào
            như nhau một nghĩa \\ ra \\ vào \\
            thời thơ gạch \\ chéo khác nào \\ về \\ đi \\
            em \\ và tôi \\ và \\ ăn chè \\ vì
            hoa nhài \\ thắng nước đường gì \\ cũng thơm

Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến

thienthanmudo02
Canh bạc chưa chơi mà hết vốnCờ còn nước đánh phải đành thua(*)
Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:a-1j_6sos_bombing1
1/ Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ – chương trình di tản “Frequent Wind” có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công thì 2 chiếc Al (Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không lực VNCH) đã bay lượn trên không phận Saigon để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ.unsungherosTrong khi đó, nhiều người đã không e sợ, đổ xô ra ngoài để nhìn một chiếc phi cơ “Rồng lửa” AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6 nồng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng đông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29/4, chiếc phi cơ anh dũng của VNCH đã bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào xuống mặt đất.ac-119k-stinger-gunship72dpi1
Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 tháng 4, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Saigon. Theo lời của Trung Úy Coleman “ít nhất những người này đã là những chiến sĩ đã chiến đấu một cách anh dũng và hi sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh”.ac119_down 2/ Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long (từ trang 312 đến 314) Nhưng sự bất ngờ cho Cộng Sản đã xảy ra ngay tại cửa ngõ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến đoàn 3 Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 tháng 4, đã sẵn sàng chờ “đón” quân Cộng Sản. Trong ngày 29 tháng 4, tướng Lâm Văn Phát đã có can đảm đứng ra nhận chức tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô với mục đích cầm quân chiến đấu bảo vệ Saigon. Tướng Phát đã ra lệnh cho các cánh quân Nhảy dù, Biệt Cách, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến… phải ngăn chận quân Cộng Sản kéo vào Saigon từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh… Tướng Phát kể lại rằng ông chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với hàng ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Saigon.t54-1 Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, tướng Phát và những người đầu hàng. Họ vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đã bị tan rã gần hết trước ngày 30 tháng, ở vùng Một và vùng Hai, và trong những trận rút bỏ khác.) Những người lính chiến đấu này không có…radio! Họ không cần biết rằng quân Cộng Sản đang thắng thế. Họ không cần biết tổng thống tạm thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho Cộng Sản. Họ không cần biết rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một chút hi vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu chống Cộng và tiêu diệt quân Cộng sản, và hình như họ chưa bao giờ có tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù Cộng Sản và sẵn sàng nhả đạn. Các xe tăng Cộng Sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa bão xen lẫn với tiếng súng lớn, đã làm cho sự hỗn loạn gia tăng.t285161lb8Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng Cộng sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngả tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long và đến đường Cách Mạng… Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy 12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng…bột, chứ không phải bằng thép! Lỗ đạn không lớn lắm. Hình như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?), để bắn xe tăng. Đạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính Cộng Sản ở trong xe tăng.tqlc-2
Cánh quân Cộng Sản từ Long Khánh kéo về Saigon qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Độc Lập thì bị quân Nhẩy Dù án ngữ. Quân Nhẩy Dù bị dồn về bảo vệ vòng đai Saigon. Họ không còn việc gì khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường vòng đai xa lộ Đại Hàn đến ngã tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà. Hầu như những cánh quân Cộng Sản đầu tiên tiến vào Saigon theo ngả này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính Cộng Sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Saigon. Tất cả hai cánh quân Việt cộng đều khựng lại.ladieusgn
Bộ chỉ huy Cộng Sản cuống cuồng vội giục Dương Văn Minh phải đích thân ra lệnh cho tướng Lâm Văn Phát, thiếu tá Tài để ra lệnh cho Biệt Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu. Tất cả những người lính chiến đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đã bị kẹt vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn lộn vào dân chúng, tìm đường về nhà.delta
Một câu chuyện khác do tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn thì ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đã đứng nghiêm chào ông và nói: “Vĩnh biệt thiếu tướng”, rồi rút súng bắn vào đầu tự tử.nguyenvannam1004-1 Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Đô đến Tổng Tham Mưu thì thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành vòng tròn và hờm súng vào… lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đã có lệnh buông súng thì anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đình. Tự tử không có ích lợi gì cho mình cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đã tự tử. Đến 1 giờ trưa, tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Đô cho tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó tướng Ba Hồng mời tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Đáng lẽ những chiến xa này đã đi thẳng sang Tây Ninh theo đườngvòng đai Saigon. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đã thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của Cộng Sản (tướng Lâm Văn Phát đã từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 tháng 10, 1998)tsq_bw21 Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, Cộng Sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má…ttsqvn21 3/ Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 tháng 5 năm 1975, bài bình luận của ký giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề “Truy Điệu Nam Việt Nam” “…Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy… Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc.svsq_thuducQuân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đã tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương. Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn”war
4/ Tài liệu của ký giả người Pháp Jean Larteguy, đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 tháng 4-75. Thứ Hai 28/4/75 Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một một thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. “Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao? Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.”nhaydutancong
Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết.” Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. “…Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng.”vobidalat
Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!” Vì sao? – Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản! “…Các xe tăng đầu tiên của Cộng Sản vào Saigon từ phía đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Hòa…
Bộ binh thì tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều.bietkichduTừ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đã bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của Sư Đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, td3ndsĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon. Một lần trước trụ sở Cảnh sát Công Lộ, nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. “Đến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng…” Darcourt cho biết đại tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.dogtag3
remembervn
(*) Tho Thanh Nam
Toàn cảnh buổi tư vấn trực tuyến. Ảnh: Thanh Đạm
Đại diện phòng visa của Tổng LSQ Mỹ tại TPHCM đang có mặt tại TT để trả lời câu hỏi của bạn đọc về thủ tục xin visa vào Mỹ với các mục đích nhập cư, du lịch, thăm người thân… Mời bạn bấm vào đây để đặt câu hỏi
và theo dõi trả lời.
Trực tiếp tư vấn cho bạn đọc là ông John Aloia, trưởng bộ phận visa không di dân, và ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân. Buổi tư vấn trực tuyến sẽ diễn ra từ 9g đến 11g sáng thứ nay (17-10-2007), tại tòa soạn báo TT.
Mời các bạn bấm vào đây để đặt câu hỏi và theo dõi nội dung. Để đảm bảo chính xác nội dung, câu hỏi vui lòng gõ bằng tiếng Việt có dấu, font Unicode.
NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC TƯ VẤN:
+ Tôi được bão lãnh diện fiance vào năm 2005. Sau đó phỏng vấn bị giấy xanh, không cho bổ túc. Tôi nghĩ cứ chờ và nhiều lần phone,viết thư, email gửi đến LSQ để biết thông tin về hồ sơ của mình. Nhưng lần nào cũng bảo chờ, cho đến 5-2007 thì tôi nhận được giấy thông báo là hồ sơ bị trả về sở di trú Hoa Kỳ.
Nhưng cho đến bây giờ hôn phu tôi vẫn chưa nhận được hồ sơ. Hiện tại chúng tôi muốn hủy bỏ hồ sơ đó và sẽ bảo lãnh theo diện vợ chồng. Cho tôi hỏi tôi phải bắt đầu làm lại như thế nào? (Thanh Van, 34 tuổi, doanvanus@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân:
Hồ sơ đính hôn của bạn đã bị từ chối vì một số vấn đề. Nhưng nếu bạn muốn điền đơn bảo lãnh theo diện vợ chồng thì bạn vẫn có thể điền đơn đó với US Citizenship and Immigration Services (USCIS). Trước đó, người bão lãnh nên liên hệ với USCIS để làm rõ hơn về tình trạng của đơn bảo lãnh trước đó (đơn bảo lãnh theo diện đính hôn K1).
+ Hiện gia đình tôi đang làm thủ tục bảo lãnh theo diện F3. Vậy visa đi Mỹ tự chính phủ Mỹ sẽ cấp hay phải làm thủ tục xin visa? Và hiện nay chương trình cha mẹ bảo lãnh con theo diện F3 đã phỏng vấn đến năm mấy rồi? (hien thuy, 40 tuổi, hienthuy72@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân:
Tu van truc tuyen Thu tuc xin visa vao My
Ông Gregory Adamson. Ảnh Thanh Đạm
Bạn phải nộp đơn xin visa và phải trải qua cuộc phỏng vấn. Trước đó, bạn sẽ nhận được thư mời phỏng vấn kèm theo hướng dẫn và nhưng mẫu đơn cần thiết. Nếu bạn chưa nhận được mẫu đơn và muốn biết thêm chi tiết về việc xin visa định cư bạn có thể liên hệ với bộ phận thông tin visa của Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM bằng cách liên lạc qua email: hcmcinfo@state.gov .
Hiện nay chương trình cha mẹ bảo lãnh con có gia đình F3 đang giải quyết những đơn xin điền từ ngày 15-2-2000 trở về trước.
+ Tôi muốn xin visa vào Mỹ thăm người thân cần phải làm những thủ tục gi để được cấp visa (Nguyễn Phi Sơn, 40 tuổi, Phisonn@ )
- Trả lời của ông John Aloia, trưởng bộ phận Visa không di dân:
Những thông tin tổng quát về việc xin visa không di dân các loại, bạn có thể tham khảo trên website của Tổng Lãnh sự quán Mỹ http://hochiminh.usconsulate.gov .
Những thông tin chi tiết về việc xin visa không di dân gồm 3 điều kiện chính mà bạn cần phải chứng minh với viên chức lãnh sự trong cuộc phỏng vấn sau đây:
- Không có ý định đi khỏi nước Việt Nam.
- Khoảng thời gian đi du lịch hoặc thăm thân nhân phải được xác định và có giới hạn.
- Những hoạt động của bạn khi đi thăm thân nhân hoặc du lịch tại Mỹ phải tuân theo pháp luật của Mỹ. (Ví dụ: trong thời gian thăm thân nhân hoặc du lịch, bạn không được phép làm việc trong các nhà hàng hoặc các tiệm làm móng tay..., vì điều này không hợp pháp).
Làm thế nào để chứng minh được 3 điều kiện nói trên?
Bạn phải thuyết phục với viên chức lãnh sự trong cuộc phỏng vấn rằng bạn không phải là người có ý định di dân qua Mỹ bằng cách chứng minh các ràng buộc về tài chính, kinh tế, xã hội và gia đình đủ mạnh để bạn sẽ quay trở về Việt Nam sau chuyến đi.
+ Tôi có lập gia đình năm 2004 và có hai con, nay tôi đã ly dị và kết hôn với một người Mỹ. Cho tôi hỏi khi nào tôi được định cư sang Mỹ và hai con của tôi có được theo cùng không? (nguyen thi kim huyen, 27 tuổi, diendang07@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân:
Về cơ bản thì 2 con của bạn có thể được đi theo cùng bạn trong trường hợp 2 con bạn còn độc thân và dưới 16 tuổi.
+ Tôi có số hồ sơ là HCM2007624004. Xin hỏi đến bao giờ tôi sẽ được gọi đến phỏng vấn? (VO THI TUYET-HONG, 29 tuổi, bintamhongtan@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân:
Bạn có thể liên hệ với bộ phận thông tin visa của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại TP. HCM qua email: hcmcinfo@state.gov . Như vậy, chúng tôi sẽ có thời gian xem hồ sơ và trả lời bạn.
+ Năm 2006 tôi có xin visa vào Mỹ thăm thân nhân và tôi ở Mỹ 1 năm dưới sự cho phép của Sở Di trú Mỹ. Vậy tôi muốn xin visa lần 2 có được không (Vũ Trần Tuấn Anh, 37 tuổi, binmap0804@...)
- Trả lời của ông John Aloia, trưởng bộ phận Visa không di dân:
Tu van truc tuyen Thu tuc xin visa vao My
Ông John Aloia. Ảnh: Thanh Đạm
Bạn có thể nộp đơn xin visa du lịch những lần sau. Chúng tôi sẽ xem xét những hoạt động của bạn trong lần bạn đến Mỹ trước đây, cụ thể là việc tuân thủ pháp luật Mỹ của bạn. Nói chung, nếu bạn qua Mỹ và tuân thủ những gì bạn đã cam kết thì đó là một điều tốt cho việc được xem xét cấp visa.
+ Ba mẹ tôi sang Mỹ định cư hơn 2 năm nay và đang bảo lãnh cho 4 anh em chúng tôi. Hiện chúng tôi đều dưới 18 tuổi, nhỏ nhất là 7 tuổi. Cho tôi hỏi thủ tục bảo lãnh nhanh nhất phải mất bao lâu và có trở ngại nào có thể xảy ra trong tương lai không? (Trung, 17 tuổi, william_jackson_vo@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân:
Câu hỏi rất khó trả lời chính xác vì chúng tôi có nhiều vấn đề cần biết chính xác về hồ sơ bạn. Ví dụ: cha mẹ bạn đã có quốc tịch Mỹ chưa; nếu họ đã là công dân Mỹ rồi và hồ sơ giấy tờ hoàn chỉnh, và tình trạng tài chính của họ có thể đủ bảo lãnh cho tất cả bốn anh em, thì sẽ không có vấn đề gì.
Về phần luật di dân Hoa Kỳ có thể thay đổi hay không trong tương lai: thực tế Quốc Hội Mỹ đang xem xét thay đổi luật này trong tương lai nhưng chúng tôi không thể dự đoán thay đổi như thế nào. Tôi không nghĩ Quốc Hội Mỹ sẽ hủy bỏ những hồ sơ đã được nộp để chờ giải quyết.
Giải thích thêm: đơn xin visa định cư (immigrant visa petition) là bước đầu tiên trong tiến trình xin visa với USCIS ở Hoa Kỳ. Bước thứ hai sẽ là phỏng vấn tại Việt Nam.
+ Tôi muốn sang Mỹ để thăm người thân thì thủ tục xin visa như thế nào, có tốn nhiều tiền không? (Trần Thị Minh Cần, 29 tuổi, tuancan1105@ )
- Trả lời của ông John Aloia, trưởng bộ phận Visa không di dân:
Về thủ tục xin visa, bạn có thể xem ở câu trả lời phía trên. Về chi phí, đối với tất cả các loại visa không di dân thì bạn phải chịu một mức phí phỏng vấn không hoàn trả là 100USD.
Bạn nên cẩn thận nếu có những dịch vụ làm visa đưa ra thêm các mức phí khác. Bạn cũng cần phải chú ý việc đóng thêm các loại phí khác mà các công ty, tổ chức làm dịch vụ thu thêm để hứa hẹn cho bạn được cấp visa. Chỉ những viên chức lãnh sự Mỹ mới có thẩm quyền cấp visa cho bạn chứ không ai khác có thể đảm bảo được điều này.
+ Tôi có hồ sơ xin định cư tại Hoa kỳ theo diên cha mẹ bão lãnh con độc thân nhưng chưa đến hạn xét. Tôi có thể xin visa vào Hoa Kỳ du lịch được không? Tôi sẽ về Việt Nam vì tôi có nhiều việc phải làm xong trước khi định cư tại Hoa Kỳ. (Nguyễn Mộng Vân, 47 tuổi, cao.saigon@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân:
Nói chung, các điều kiện để cấp visa du lịch là bạn chứng tỏ với viên chức lãnh sự là bạn có ý định trở về Việt Nam sau khi bạn thăm Mỹ. Nếu bạn đã có đơn xin visa định cư (immigrant visa petition), điều này có nghĩa là bạn có ý định định cư vĩnh viễn bên Mỹ.
Do đó, về nguyên tắc, bạn không đủ điều kiện để được cấp visa du lịch. Nếu bạn quyết định nộp đơn xin visa du lịch, bạn phải rất thật thà với viên chức lãnh sự khi phỏng vấn. Và tất nhiên là phí xin visa du lịch (100 USD) sẽ không được hoàn trả nếu bạn phỏng vấn không thành công.
+ Chúng tôi đang định cư tại Mỹ. Chồng tôi là người Mỹ bản xứ, 55 tuổi. Tôi là người Mỹ gốc Việt, 40 tuổi, không có con, có ý định xin con nuôi tại Việt Nam. Chúng tôi muốn làm thủ tục xin con nuôi là cháu gái của tôi, con gái chị ruột tôi, 9 tuổi. Như vậy chúng tôi có thể xin cháu làm con nuôi được không và thủ tục như thế nào? Xin cám ơn. (Tammy Le, 40 tuổi, tulipvang1311@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân:
Tu van truc tuyen Thu tuc xin visa vao My
Ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân, đang trả lời câu hỏi của bạn đọc. Ảnh: Thanh Đạm
Nhận con nuôi trong số bà con là một vấn đề phức tạp. Nói chung, luật di dân Hoa Kỳ không cho phép nhận con nuôi trực tiếp bằng cách tự chọn con nuôi (bạn chỉ định ai sẽ là con nuôi). Bởi vì luật di dân Hoa Kỳ về con nuôi qui định rằng người con nuôi đó không còn cha mẹ (cha mẹ đã mất hoặc bị cha mẹ bỏ rơi). Nếu đứa trẻ bạn nhận nuôi vẫn còn cha mẹ, có thể bạn sẽ không được nhận nó làm con nuôi.
Theo tôi, bạn nên thảo luận trường hợp của bạn với USCIS hoặc với một luật sư về di dân. Ngoài website của Tổng Lãnh Sự Mỹ http://hochiminh.usconsulate.gov (có thông tin cho bạn tham khảo), bạn có thể lên website www.uscis.gov để tìm hiểu thêm thông tin.
+ Em có bạn trai, quen nhau đã được hơn 1năm. Anh ấy muốn mời em qua Tennessee -Loudon USA để thăm viếng gia đình và du lịch.
Anh ấy đã qua Việt Nam vào tháng 10-2006 để thăm em và gia đình em. Khi quay về Mỹ anh ấy đã hỏi thủ tục ở lãnh sự quán Wasington DC để mời em đi du lịch nhưng vẫn chưa có trả lời. Tháng 12-2007 này anh ấy qua VN 1 lần nữa để gặp em và tìm hiếu những thủ tục để mời em qua Mỹ du lịch và ra mắt ba mẹ anh ấy.
Xin cho em biết những thủ tục cần làm? Nơi nào có thể trả lời và hướng dẫn cho anh ấy để có thể làm mọi việc nhanh chóng hơn? (Nguyễn Thị Xuân Mai, 24 tuổi, sophia221284@ )
- Trả lời của ông John Aloia, trưởng bộ phận Visa không di dân:
Những thông tin về việc xin visa không di dân, bạn có thể tham khảo tại địa chỉ website của Tổng Lãnh sự quán Mỹ http://hochiminh.usconsulate.gov . Bạn trai của bạn không cần phải tìm hiểu thông tin này ở tận Washington DC. Chúng tôi không phân biệt việc bạn đi Mỹ để thăm thân nhân hoặc gia đình hoặc bạn trai... Dù mục đích của chuyến đi là gì đi nữa thì mọi người nộp đơn xin visa đều phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định mới được cấp visa.
Trường hợp của bạn, nếu bạn và bạn trai có ý định lập gia đình thì bạn trai của bạn có thể nộp hồ sơ xin visa cho bạn đi định cư theo diện fiancé (hôn thê) hoặc theo diện kết hôn.
+ Tôi đã phỏng vấn du học 4 lần nhưng không đậu. Lần cuối cùng là vào tháng 7 năm ngoái. Sắp tới, tháng 11, tôi định xin visa một lần nữa. Xin cho hỏi tôi có hy vọng nhiều vào việc được cấp visa không? (Chinh Tran, 21 tuổi, whynot1007@ )
- Trả lời của ông John Aloia, trưởng bộ phận Visa không di dân:
Chúng tôi không có giới hạn một người được phép nộp đơn xin visa bao nhiêu lần. Chính sách của lãnh sự quán Mỹ là nếu bạn đã phỏng vấn một lần với một viên chức lãnh sự nào đó mà không được cấp visa thì lần sau bạn sẽ được phỏng vấn với một viên chức lãnh sự khác. Điều này nhằm mục đích tạo sự công bằng cho những người nộp đơn xin visa, đặc biệt là những trường hợp như bạn.
Nhìn chung, bạn nên chuẩn bị để trình bày về những bằng chứng mới hơn hoặc khác hơn so với những gì bạn đưa ra trong những lần phỏng vấn trước. Hoặc bạn nên tập trung vào những bằng chứng mà bạn cho rằng lần phỏng vấn trước mình đã không trình bày tốt.
Lời khuyên của chúng tôi đối với tất cả những ai muốn xin visa là nên trung thực và đưa ra những hồ sơ thật. Vì nếu viên chức lãnh sự phát hiện ra những gì bạn trình bày không đúng sự thật hoặc hồ sơ của bạn là giả thì bạn sẽ bị từ chối.
+ Tôi muốn hỏi về diện di dân F4 (anh bảo lãnh em). Số hồ sơ của tôi từ tháng 9 năm 1998. Vậy xin hỏi còn bao lâu nữa hồ sơ của tôi mới được giải quyết? Và một vấn đề nữa là anh em cùng mẹ khác cha có bảo lãnh được không? Có khác gì diện anh em ruột không? Xin cảm ơn. (Lê Minh Hạnh, 30 tuổi, hanhnhan2001@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân:
Hiện nay, chúng tôi đang giải quyết hồ sơ bảo lãnh diện anh em (F4) cho những đơn xin visa đã được điền từ ngày 15-4-1997 trở về trước.
Giữa anh em cùng mẹ khác cha và anh em ruột không có khác biệt gì trong diện F4 này, và đều có thể bảo lãnh được (với hồ sơ đã đầy đủ giấy tờ chứng minh mối quan hệ).
Nhân tiện, chúng tôi xin cung cấp ngày ưu tiên (petition priority date) cho những hồ sơ bảo lãnh diện di dân đang giải quyết trong tháng 10-2007:
F1 (con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ): 8-11-2001 trở về trước
F2A (con độc thân dưới 21 tuổi hoặc vợ của thường trú nhân Hoa Kỳ (LPR)): 15-11-2002 trở về trước
F2B (con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân Hoa Kỳ): 15-8-1998 trở về trước.
F3 (con có gia đình của công dân Mỹ): 15-2-2000 trở về trước
F4 (anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ): 15-4-1997 trở về trước.
+ Xin vui lòng cho biết : Việc định cư đi diện bảo lãnh sang Mỹ, thủ tục như thế nào? Thời gian làm hồ sơ bao lâu? (Nguyễn Thông Dĩnh, 39 tuổi, lavang57@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa di dân:
Có 2 loại chính cho visa di dân:
1) Đơn bảo lãnh cho người thân ruột thịt như cha mẹ, con cái độc thân dưới 21 tuổi, vợ chồng của công dân Mỹ. Loại visa này không bị giới hạn số lượng được cấp hàng năm, và thời gian có thể là vài tháng.
2) Tất cả các diện visa định cư còn lại (không thuộc diện 1) như anh chị em, con đã có gia đình... Diện này có giới hạn số lượng được cấp hàng năm nên có thể phải chờ vài năm để được cấp visa nếu số lượng chờ lớn.
- Thủ tục: người thân của bạn ở Mỹ phải nộp đơn xin visa định cư cho bạn tại Cơ quan Nhập cư của Chính Phủ Hoa Kỳ (USCIS). Thậm chí trong trường hợp visa nhanh nhất, thời gian cũng mất vài tháng để đơn xin visa của bạn được chuyển đến Việt Nam, và thêm vài tháng nữa để được phỏng vấn. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ áp dụng đơn xin visa điện tử (electronic petition) để tiến trình được nhanh hơn.
+ Đi du lịch có bắt buộc phải có người bảo lãnh không? Có cần phải đặt chỗ khách sạn trước không (vì tôi sẽ ở nhà bạn bè khi thuận tiện)? Cần chứng minh tài chính trong ngân hàng tối thiểu bao nhiêu để được tin là có đủ năng lực tài chánh khi du lịch mà không có người bảo lãnh? Cần đóng bảo hiểm loại nào để được khám chữa bệnh (vì không có người bảo lãnh)? (Đào kim Hoa, 55 tuổi, daokimhoa2002@ )
- Trả lời của ông John Aloia, trưởng bộ phận Visa không di dân:
Tu van truc tuyen Thu tuc xin visa vao My
Ông John Aloia, trưởng bộ phận Visa không di dân, đang trả lời câu hỏi cho bạn đọc. Ảnh: Thanh Đạm
+ Đi du lịch thì bạn không cần phải có người bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu có người trả chi phí cho chuyến đi của bạn thì người đó có thể gửi chứng từ đóng thuế và thu nhập mới nhất cho bạn và bạn có thể sử dụng các giấy tờ này để chứng minh trong cuộc phỏng vấn.
+ Chúng tôi không bắt buộc bạn phải ở đâu nhưng chúng tôi cần phải biết kế hoạch của bạn như thế nào khi bạn qua Mỹ, như bạn sẽ ở đâu, làm gì...
+ Chúng tôi cũng không quy định cụ thể bạn phải có bao nhiêu tiền để được cấp visa. Điều bạn cần phải làm là chứng minh năng lực tài chính của bạn tại Việt Nam, các ràng buộc về mặt tài chính và kinh tế của bạn như: thư xác nhận công việc và thu nhập hiện tại của bạn, tài khoản ngân hàng, nhà cửa, đất đai, sổ tiết kiệm...
+ Đối với những người lớn tuổi hoặc đã về hưu sẽ khó có thể chứng minh các ràng buộc về mặt tài chính và kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ xem xét qua các mối ràng buộc về quan hệ xã hội và gia đình. Những người thân của họ tại Việt Nam hoặc tại Mỹ cũng có thể bảo trợ tài chính cho họ.
+ Chúng tôi không quy định việc bạn phải đóng bất cứ loại hình bảo hiểm nào đối với diện visa không di dân. Tuy nhiên, một số người có kinh nghiệm đi du lịch họ thường mua bảo hiểm du lịch để được khám chữa bệnh trong những trường hợp khẩn cấp tại Mỹ. Trong trường hợp bạn muốn đi Mỹ để điều trị bệnh, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại địa chỉ website của Tổng Lãnh sự quán http://hochiminh.usconsulate.gov .
+ Gia đình tôi sống ở Việt Nam. Ngoại tôi ở Mỹ có làm giấy tờ bảo lãnh cả gia đình vào năm 1998. Tôi xin hỏi Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM đang giải quyết hồ sơ của năm nào?
Và tôi có nghe nói nếu đến năm 21 tuổi thì tôi sẽ không được bảo lãnh nữa. Xin hỏi nếu hồ sơ đầy đủ thì khi nào hồ sơ bảo lãnh của gia đình tôi mới được xét và nếu chậm trễ, khi đã quá 21 tuổi, tôi còn khả năng được bảo lãnh cùng gia đình không? (Nguyễn Văn Thuận, 19 tuổi, giriboibac@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa định cư:
Xin xem lịch ưu tiên (petition priority date) chúng tôi đã trả lời ở trên. Nếu bạn trên 21 tuổi, có thể vẫn đi cùng gia đình được (theo đạo luật CSPA - Child Protection Act) nhưng chúng tôi phải xem xét từng trương hợp.
+ Gia đình tôi gồm 4 người, đã được National Visa Center gởi giấy để đóng lệ phí nhập cư. Trước kia thì em ruột tôi bảo lãnh, bây giờ thì nó không bảo lãnh nữa. Tôi có đơn đề nghị lên National Visa Center với nguyện vọng là khi tôi được chấp thuận vào Mỹ, tôi sẽ mang theo 60.000 USD để tự túc sống 1 năm. Sau đó con tôi lớn đến 18 tuổi nó sẽ vừa đi học vừa đi làm.
Vợ tôi làm nail và tôi làm thợ chụp hình quay phim. Xin cho tôi biết phải làm gì để được nhập cư? LE PHUOC THIET Case number: HCM2005829162 (Lê Phước Thiệt, case HCM2005829162, 1945 tuổi, lephuocthiet@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa định cư:
Trường hợp này khá phức tạp. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua email: hcmcinfo@state.gov để biết thêm chi tiết. Chúng tôi cần biết thêm nhiều chi tiết từ bạn như người bảo lãnh không đủ tiền bảo lãnh cho bạn, hay người bảo lãnh không muốn bảo lãnh bạn sang Mỹ...
+ Tôi muốn làm thủ tục xinh định cư ở Mỹ theo diện HO con thì phải bắt đầu từ đâu (Nguyễn Thành Toàn, 26 tuổi, khanhhoa_cr2000@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa định cư:
Tôi không chuẩn bị để trả lời những câu hỏi về chương trình HO. Vì vậy bạn có thể lên website Lãnh Sự Mỹ TPHCM tại http://hochiminh.usconsulate.gov , vào mục Humanitarian Resettlement Section (HRS).
+ Tôi có người anh họ bên Mỹ muốn đứng bảo lãnh tôi sang định cư bên đó. Như vậy có xin visa được không? (Kim Hoa, 42 tuổi, porpoise169@ )
- Trả lời của ông Gregory Adamson, trưởng bộ phận visa định cư:
Luật nhập cư Hoa Kỳ chỉ cho phép anh chị em ruột bảo lãnh nhau. Anh chị em họ thì không thể bảo lãnh được.
TT
Việt Báo (Theo_TuoiTre)

Xin visa du lịch Mỹ tự túc và thăm thân


Năm nay tôi 23 tuổi, độc thân và đang làm việc tại Ngân hàng HSBC. Tôi rất muốn du lịch sang Mỹ kết hợp thăm người thân. Tôi có người chị họ sống ở Mỹ, chồng chị (người Mỹ) đã bảo lãnh thành công cho mẹ vợ chị ấy đi du lịch dạng này.

Tôi định đi du lịch 2-3 tuần, dạng tự túc (đi chung cô ruột - mẹ người chị họ đã nêu ở trên), nhưng nghe nói còn trẻ rất khó xin visa du lịch, nếu được phải chứng minh tài chính thì may ra còn có thể?

Xin chuyên mục tư vấn thêm những điều kiện cần và đủ để có thể xin được visa. Mong sớm nhận được hồi âm.
 
(annvnguyen@.....)
 
- Luật sư Huỳnh Văn Nông trả lời:
 
Theo hướng dẫn tại trang bộ phận Thị thực không di dân, trang web của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, để được cấp thị thực du lịch bạn phải chứng minh các điều kiện sau:
 
(i) Bạn có ràng buộc chặt chẽ với nơi mình cư trú mà không thể từ bỏ;
(ii) Chuyến du lịch của bạn là một chuyến đi ngắn hạn và bạn sẽ rời khỏi Mỹ sau khi kết thúc;
(iii) Bạn có khả năng tài chính phù hợp chi trả mọi chi phí liên quan dến chuyến đi mà không tìm việc làm bất hợp pháp trong thời gian ở Mỹ.
 
Không có danh sách cụ thể những giấy tờ bạn cần nộp để chứng minh cho những vấn đề nêu trên.
 
Những ràng buộc tại Việt Nam là các khía cạnh cuộc sống của bạn ràng buộc bạn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và tài sản ở Việt Nam như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp bạn chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, và những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của bạn ở Việt Nam.
 
Viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) của Bộ Luật di trú và nhập tịch Hoa Kỳ (INA) để quyết định xem đương đơn có đủ điều kiện được cấp thị thực hay không. Một phần điều khoản này nêu rằng: mỗi ngoại kiều (đương đơn xin thị thực) chắc chắn sẽ được coi như có ý định nhập cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực không di dân.
 
Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự xem xét trường hợp của đương đơn dựa trên tinh thần của điều luật, luôn xem rằng đương đơn có ý định định cư tại Mỹ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại.
 
Đương đơn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại những chứng cứ này phải đủ để viên chức phỏng vấn đánh giá được hoàn cảnh chung của đương đơn và tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác của đương đơn tại Việt Nam là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Mỹ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời.
Bạn có thể liên hệ Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh tại email: hcmcinfo@state.gov hoặc số điện thoại (08) 3520 4200 từ thứ hai đến thứ sáu để được hướng dẫn cụ thể hơn.
 
Trân trọng kính chào.
 
Nguồn : www.shlaw.vn

Các tin khác :
Điều kiện và thủ tục xin visa Mỹ
* Năm nay mẹ tôi 54 tuổi. Cậu tôi đang ở Mỹ muốn bảo lãnh mẹ tôi qua Mỹ du lịch, dự tính đi trong vòng 3-6 tháng. Xin hỏi, nếu đi mẹ tôi sẽ phải làm những thủ tục gì? Có phải chứng minh tiền gửi ngân hàng hoặc sổ đỏ nhà?
Vy (maivy_tran@... )

Tư vấn du lịch Mỹ, tư vấn visa Mỹ

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại website của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, mẹ bạn sẽ làm thủ tục xin visa du lịch vào Hoa Kỳ (ký hiệu B-2) với thủ tục như sau:

(i) Quy trình và hồ sơ:

Bước 1 - Điền hoàn tất mẫu đơn DS-160 (theo mẫu trực tuyến tại đây).

Bước 2 - Đóng phí: lệ phí xét đơn 140 USD, không được hoàn trả và có thể đóng tại Ngân hàng Citibank. Mẹ bạn phải mang theo một bản sao hộ chiếu còn hiệu lực khi đến đóng lệ phí và Citibank chỉ chấp nhận USD tiền mặt.

Bước 3. Chuẩn bị hồ sơ:

(a) Một ảnh cỡ 5cmx5cm đã sử dụng cho mẫu đơn DS-160.

(b) Hộ chiếu còn hiệu lực.

(c) Thông thường hồ sơ xin visa sẽ gồm các giấy tờ nhằm chứng minh các vấn đề sau:

- Hồ sơ cho thấy chuyến đi Mỹ của mẹ bạn là một chuyến đi ngắn hạn và mẹ bạn sẽ rời nước Mỹ sau khi kết thúc chuyến đi: hành trình chuyến đi đến Mỹ, bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ tại mỗi thành phố;

- Hồ sơ chứng minh tài chính cho chuyến đi: thư của cậu bạn gửi cho Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, nêu rõ mục đích chuyến đi của mẹ bạn và bằng chứng tài chính chứng minh cậu của bạn có đủ chi phí để trang trải cho chuyến đi và các khoản chi khác của mẹ bạn (ví dụ, mẫu đơn bảo trợ tài chính, giấy khai thuế, giấy xác nhận việc làm, giấy báo lĩnh lương, giấy xác nhận tài khoản ngân hàng… của cậu bạn).

- Các thông tin chứng minh mẹ bạn có ràng buộc chặt chẽ tại Việt Nam và sẽ quay trở về sau chuyến đi: các giấy tờ chứa đựng thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn, các mối quan hệ xã hội hoặc gia đình và tài sản cá nhân của mẹ bạn (nên kê khai thật chi tiết).

- Các hồ sơ cần thiết khác (tùy theo hoàn cảnh thực tế của mẹ bạn và theo yêu cầu của viên chức lãnh sự).

Bước 6. Đăng ký trực tuyến lịch hẹn phỏng vấn tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội (tại đây), hoặc tại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM (tại đây).

Bước 7. Trực tiếp mang hồ sơ đến lãnh sự quán để dự phỏng vấn.

Nếu đơn xin visa được chấp thuận, mẹ bạn sẽ được nhận lại hộ chiếu cùng visa thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, thông thường trong vòng ba ngày làm việc. Lệ phí chuyển phát nhanh được thông báo trên trang web của EMS. Lệ phí này phải trả bằng tiền mặt và bằng đồng Việt Nam.

Trường hợp bị từ chối cấp visa, mẹ bạn sẽ được trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn.

(ii) Thời gian lưu lại Mỹ:

Có sự khác nhau giữa thời gian hiệu lực của visa (dài nhất là một năm cho người Việt Nam) và thời gian được phép lưu lại Hoa Kỳ (có thể trong một vài ngày). Do vậy, trường hợp mẹ bạn được cấp visa, khi nhập cảnh, các viên chức Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) tại các cửa khẩu sẽ là người quyết định thời gian mẹ bạn được phép ở lại Mỹ.

Trường hợp muốn lưu trú ở Mỹ lâu hơn thời hạn được phép thì mẹ bạn phải gửi đơn xin gia hạn đến văn phòng Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS).

Luật sư Huỳnh Văn Nông - Nguồn TTO
Chia sẻ

Thủ Tục Xin Visa Mỹ Thay Đổi Như Thế Nào?

22:12 | with 0 nhận xét »
Kể từ tháng 4/2008, Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng hệ thống đặt hẹn visa mới qua mạng, trong đó bao gồm visa du học, du lịch, công tác, trao đổi văn hóa…Theo ông Peter Fricke - viên chức lãnh sự, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM - việc đăng ký cho tất cả các cuộc hẹn phỏng vấn thị thực không di dân sẽ được thực hiện trực tuyến thông qua trang web của Tổng Lãnh sự quán hoặc của Đại sứ quán Hoa Kỳ. Ngân hàng Citibank sẽ không còn chịu trách nhiệm sắp sếp các cuộc hẹn phỏng vấn.

Hệ thống đăng ký cuộc hẹn trức tuyến mới này hoàn toàn miễn phí và được mở liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần để đương đơn sẽ có thể hoàn tất qui trình đăng ký cuộc hẹn vào thời điểm thuận tiện nhất. Xin lưu ý, mặc dù không phải trả phí cho dịch vụ đăng ký cuộc hẹn trực tuyến, đương đơn vẫn phải trả lệ phí xin visa không di dân là 131 USD và khoản phí này sẽ không được hoàn lại. Đương đơn nộp lệ phí xin visa tại chi nhánh Citibank ở TPHCM hoặc Hà Nội.
Với hệ thống mới được cải tiến, đương đơn sẽ có thể đăng ký cuộc hẹn phỏng vấn cho mình trước một tháng và có thể chọn bất cứ ngày, giờ còn trống nào. Nếu muốn thay đổi ngày hẹn hoặc giờ hẹn, đương đơn cũng có thể thực hiện qua mạng mà không cần liên hệ với Tổng lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán. Website đăng ký hẹn phỏng vấn đồng thời cũng cung cấp thông tin về từng dạng thi thực khác nhau.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm thônng tin về qui trình xin visa tại website của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM: http://hochiminh.usconsulate.gov/ và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội http://hanoi.usembassy.gov/
Ngoài ra, ông Peter Fricke cũng trả lời một số thắc mắc về việc đặt hẹn visa mới, cũng như giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về xin visa vào Mỹ cho bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online. Dưới đây là nội dung được tư vấn:
* Tôi đã được em ruột làm giấy bảo lãnh theo diện đoàn tụ, nhưng chưa đến thời hạn. Nay con trai tôi nếu muốn đi du học tại Mỹ khi cháu 16 tuổi. Hỏi các thủ tục có thể tiến hành được không? (Phuong Lan, 40 tuổi, thanhnnnn@...)
- Nếu con bạn muốn xin visa du học, con bạn có thể nộp đơn xin visa. Tuy nhiên, sinh viên có hồ sơ xin định cư phải chứng minh sẽ quay về Việt Nam sau khi hoàn tất khóa học. Mỗi trường hợp đều khác nhau, do đó tất cả các đương đơn nên thành thật khi phỏng vấn; phải giải thích cụ thể trước viên chức phỏng vấn kế hoạch của bạn sau khi hoàn tất khóa học.
* Tôi có ba mẹ ở Hoa Kỳ, tôi dự định xin visa qua Hoa Kỳ để thăm ba mẹ tôi, như vậy được không? Nếu được thì tôi cần có điều kiện gì. (Hoàng Lương, 30 tuổi, luongabm@...)
- Thăm viếng gia đình là một lý do chính đáng nhưng bạn phải chứng minh là mình có những ràng buộc về kinh tế, gia đình và xã hội, buộc bạn phải quay về Việt Nam sau chuyến viếng thăm.
* Việc Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng hệ thống đặt hẹn visa mới qua mạng, thuận tiện cho việc xin visa không di dân vào Hoa Kỳ. Trong đó bao gồm visa du học, du lịch, công tác, trao đổi văn hóa... như vậy các qui định trước đây còn giá trị không? (Hoàng Văn Tuấn, 42 tuổi, tuanhoang@...)
- Bắt đầu từ hôm nay, tất cả các cuộc hẹn phải được đăng ký trực tuyến. Bạn có thể tự đăng ký cuộc hẹn trước một tháng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đóng lệ phí phỏng vấn 131 USD tại ngân hàng Citibank nhưng ngân hàng Citibank sẽ không đăng ký cuộc hẹn cho bạn nữa. Vui lòng vào trang web http://hochiminh.usconsulate.gov/ để biết thêm thông tin.
* Gia đình ngoại em đang định cư ở Mỹ, em muốn du học ngành quản trị kinh doanh ở Mỹ. Vậy em cần có những điều kiện nào và thủ tục làm trong bao lâu? Hiện em chưa có bằng TOEFL. (okay_050605@..., 19 tuổi)
- Bạn không cần phải có bằng TOEFL khi xin thị thực. Tuy nhiên bạn cần trình bày rõ ràng kế hoạch của bạn, bao gồm việc bạn sẽ ở đâu và ở với ai trong thời gian đi du học. Nếu ông bà bạn sẽ trả chi phí cho bạn đi du học, bạn phải trình viên chức phỏng vấn bằng chứng cho thấy ông bà bạn hoàn toàn có đủ khả năng tài chính. Bạn có thể nộp đơn xin thị thực trước ngày nhập học 120 ngày. Nếu bạn được chấp thuận, bạn sẽ được nhận thị thực vào ngày làm việc kế tiếp.
* Hiện tôi đang công tác tại một công ty, lương tháng 3 triệu đồng. Công ty muốn cử tôi đi công tác tại Mỹ nhưng không được vì lý do mức lương của tôi không đạt yêu cầu (phải từ 10 triệu đồng). Vậy tôi cần những giấy tờ gì để chứng minh tôi đang làm việc tại công ty và có thể đi công tác được? (Huỳnh Bích Hà, 33 tuổi, bichha.huynh@...)
- Chúng tôi không đưa ra mức lương qui định tối thiểu để có được thị thực. Viên chức phỏng vấn không quan tâm đến thu nhập của bạn mà chỉ quan tâm đến mục đích chuyến đi và ý định thật sự là bạn có trở về Việt Nam sau chuyến đi của bạn. Bạn cần phải tự trình bày kế hoạch của bạn hơn là trình các giấy tờ để chứng minh.
* Tôi được cô ruột ở Mỹ bảo lãnh đi du lịch, các giấy tờ của cô tôi gồm có giấy bảo lãnh, giấy quốc tịch, giấy chứng nhận tiền gửi ngân hàng. Tôi đã phỏng vấn ngày 22-5-2007 bị rớt. Vậy bây giờ tôi có thể phỏng vấn lại được không? (Le Thi Mung, 31 tuổi, mungle_2508@...)
- Nếu bạn bị từ chối đơn xin thị thực, bạn vẫn có thể nộp đơn lại và bạn sẽ được một viên chức khác phỏng vấn. Bạn nên chuẩn bị trình bày mục đích chuyến đi của bạn và những ràng buộc khiến bạn quay về Việt Nam sau chuyến đi.

* Tôi đã công tác ở Mỹ (hộ chiếu ngoại giao) nhưng sau khi hết hạn công tác đã ở lại một thời gian trông con, quá hạn visa. Nay muốn xin đi thăm con đang học tại Mỹ thì có gặp rắc rối gì không? (Nguyễn Hoàng Linh, 54 tuổi, chauchitaotan@...)
- Nếu bạn ở lại Mỹ quá sáu tháng mà không xin phép gia hạn, bạn cần giải thích lý do bạn ở lại quá sáu tháng và vì sao bạn không xin giấy phép gia hạn. Và bạn vẫn phải thuyết phục viên chức lý do khiến bạn quay về Việt Nam sau chuyến đi này.

* Tôi đã qua Mỹ thăm con sáu lần. Năm nay con gái tôi làm đơn bảo lãnh cho tôi. Vậy tôi còn xin visa đi du lịch như hằng năm được nữa không? (Đỗ Lan Hương, 53 tuổi, huongdo552003@...)
- Bạn vẫn có thể nộp đơn xin thị thực, tuy nhiên bạn cần thuyết phục viên chức phỏng vấn rằng bạn không có ý định định cư tại Mỹ trong chuyến đi này. Nói chung, nếu bạn đã từng có thị thực đi Mỹ và quay trở lại Việt Nam thì bạn sẽ được chấp thuận một cách dễ dàng.
* Tôi nghe nói điều kiện đi du lịch Mỹ là phải từ 45 tuổi trở lên mới có thể đi được. Năm nay tôi 31 tuổi, muốn đi du lịch qua Mỹ để học hỏi thêm về kinh doanh. Vậy tôi cần làm những thủ tục gì? (Huỳnh Mỹ Tiên, 31 tuổi, mytien_huynh2001@...)
- Theo luật của Hoa Kỳ, không có qui định về giới hạn tuổi tác khi xét đơn thị thực, có nghĩa là đương đơn ở tất cả mọi lứa tuổi có thể xin thị thực.
* Tôi muốn cho em gái mình du học tại Mỹ (em gái tôi hiện đang học lớp 12), thì tôi cần những điều kiện gì để xin visa? Tôi có ông bà ngoại hiện đang sinh sống tại bang California, ông bà muốn lo toàn bộ chi phí học, ăn ở đi lại cho em tôi. Vậy em tôi có được cấp visa không? (Nguyễn Quốc Huân, 30 tuổi, huantrade@...)
- Em gái của bạn có thể nộp đơn xin thị thực. Tại cuộc phỏng vấn, em gái bạn phải chứng minh khả năng tài chính để trang trải cho việc học. Nếu thân nhân của bạn bên Mỹ muốn tài trợ chi phí cho em gái bạn, viên chức phỏng vấn cần xem xét giấy tờ chứng minh tài chính của thân nhân bạn.
* Tôi được bạn bè mời sang Mỹ để du lịch (sẽ có thư bảo lãnh). Bạn bè tôi chịu chi phí cho chuyến đi du lịch này. Kinh tế tôi tại Việt Nam ổn định, bản thân tôi đang là công nhân lái xe nhà nước (làm việc được 27 năm), tôi có nhà cửa và vợ con tại Việt Nam. Vậy tôi cần điều kiện gì nữa để được đi tham quan du lịch Mỹ? (Trần Long, 1953 tuổi, longtruong09@...)
- Bạn cần phải trình bày toàn bộ hoàn cảnh và giải thích những ràng buộc về kinh tế khiến bạn quay về Việt Nam sau chuyến đi.
* Tôi có con du học tại Mỹ, khi con tôi ra trường thì cả hai vợ chồng tôi muốn xin sang dự lễ tốt nghiệp có khó khăn gì không? (Nguyễn Văn, 51 tuổi, nv_vien@...)
- Để được chấp thuận, tất cả mọi đương đơn phải tự thuyết phục viên chức phỏng vấn rằng họ sẽ quay về Việt Nam sau chuyến đi.
* Hiện nay tôi đang nghỉ việc, có thời gian rảnh rỗi và tôi muốn đi du lịch qua Mỹ. Xin ông hướng dẫn cho tôi cách xin visa và trường hợp như tôi xin visa có khó khăn không? (Hồng Yến, 41 tuổi, daohongyen_07@...)
- Bạn có thể đăng ký cuộc hẹn phỏng vấn qua trang web: http://hochiminh.usconsulate.gov/ và đóng lệ phí phỏng vấn 131 USD. Bạn cần chứng minh bạn có đủ ràng buộc về kinh tế, gia đình và xã hội buộc bạn quay về Việt Nam sau chuyến đi. Có rất nhiều đương đơn chứng minh ràng buộc bằng việc làm hiện tại, tuy nhiên trường hợp bạn đã nghỉ việc, bạn vẫn có thể chứng minh bằng các ràng buộc về gia đình và xã hội.
* Em thuộc diện du học sinh, trong visa của em có qui định ngày hết hạn là 9-12-2008, vậy em có cần phải trở về Việt Nam hay đến một cơ quan nào khác ở Mỹ để xin gia hạn visa hay không? Trường hợp nào thì bắt buộc phải xin lại visa? (Nguyễn Đại Dương, 18 tuổi, harypotter402@...)
- Ngày hết hạn thị thực là ngày hạn chót bạn vào nước Mỹ. Bạn có thể ở lại Hoa Kỳ trong suốt thời gian học cho đến khi bạn kết thúc khóa học, bạn không cần phải xin lại thị thực. Tuy nhiên, nếu bạn rời khỏi nước Mỹ khi thị thực hết hạn, bạn cần phải xin lại thị thực khác.
* Em gái tôi hiện đang là học sinh lớp 7 (sinh năm 1996). Từ bé đến nay học lực của em tôi rất giỏi. Nay tôi muốn cho em gái tôi sang Mỹ du học ngay khi kết thúc năm học lớp 7 này được không (gia đình tôi có người thân bên Mỹ bảo trợ)? Nếu được thì tôi nên cần làm những thủ tục gì? (Quỳnh, 20 tuổi, loanquynh_0906@...)
- Em gái bạn có thể xin thị thực. Bạn có thể truy cập vào trang web của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại trang web: http://hochiminh.usconsulate.gov/ để biết được thủ tục. Tuy nhiên, tất cả các đương đơn cần phải chứng minh họ sẽ quay về Việt Nam sau khóa học. Đối với du học sinh trẻ tuổi như em gái bạn, việc chứng minh này sẽ khó khăn hơn. Do đó, em gái bạn cần trình bày rõ lý do và thuyết phục viên chức phỏng vấn sẽ quay về Việt Nam sau khi học xong.
* Vợ tôi sắp đi công tác tại Mỹ trong hai tuần. Cơ quan tôi cho tôi nghỉ phép để du lịch cùng với vợ. Tôi xin hỏi: Tôi nên dự phỏng vấn cùng với vợ tôi hay phỏng vấn vào ngày khác? Nếu tôi muốn phỏng vấn cùng vợ thì tôi phải xin lịch hẹn như thế nào? Khi đi phỏng vấn, tôi có cần mang theo các giấy tờ nhà và tài sản của tôi không hay chỉ cần mang giấy xác nhận chức vụ và lương hiện tại? Tôi có họ hàng đang sống tại Mỹ nhưng từ lâu tôi không liên lạc với họ nên không biết địa chỉ của họ. Vậy tôi nên ghi "Có" hay "Không" có họ hàng khi làm tờ khai xin visa? (Nguyển Huỳnh Nhân, 37 tuổi, vannhanhuynh@...)
- Bạn có thể xin thị thực cùng lúc hay riêng biệt tùy thời gian của bạn cho phép. Ngoài đơn xin thị thực, lãnh sự quán Hoa Kỳ không yêu cầu bất cứ giấy tờ nào khác. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng giấy tờ nhà hoặc giấy xác nhận việc làm, hay các giấy tờ khác chứng minh ràng buộc của bạn ở Việt Nam, viên chức lãnh sự có thể dễ dàng đánh giá trường hợp của bạn. Bạn cần trả lời vào mục "Có" nếu bạn có thân nhân, họ hàng bên Mỹ. Bạn có thể trình bày cụ thể hoàn cảnh gia đình mình với thân nhân sau tại cuộc phỏng vấn.
* Tôi đã tốt nghiệp highschool, sau đó học qua một khóa học ngắn hạn chuyên ngành (được cấp chứng chỉ) và có thời gian làm việc hai năm. Bây giờ tôi muốn qua Mỹ để học năm năm (ESL College University) cùng chuyên ngành để nâng cao năng lực chuyên môn thì cần những gì để có thể thuyết phục được nhân viên lãnh sự? (sweet candy, 22 tuổi, xaroituoitho1210@...)

- Bạn cần giải thích lý do khiến bạn muốn du học tại Mỹ và vì sao bạn chọn kế hoạch học tập như bạn đã nói. Bạn cần trả lời các câu hỏi một cách trung thực và không nên dùng các câu trả lời máy móc đã học thuộc sẵn tại cuộc phỏng vấn. Viên chức phỏng vấn có thể cấp visa dựa trên các kế hoạch học tập khác nhau mà không căn cứ vào một chương trình hay chuyên ngành học tiêu chuẩn nào đó.
* Em có một người bà (không là người ruột thịt của em nhưng có quan hệ thân thuộc với gia đình của em) ở Mỹ muốn bảo lãnh em sang Mỹ học. Nhưng vấn đề là nhà em không được khá giả (không thể chứng minh tài chính được). Em xin hỏi nếu như vậy thi dù bà em có đủ tiền trong ngân hàng ở bên Mỹ và có thể chu cấp đủ cho em cả tiền học lẫn tiền ăn ở mà ba mẹ em không cần lo cho em gì cả thì em có được phép đi du học hay không? Nếu như có thể được thì ngoài các hồ sơ, bà em sẽ chuẩn bị ở bên Mỹ cho em, thì em còn phải chuẩn bị hồ sơ gì nữa không? Em cũng chưa có bằng TOEFL thì em có thể sang Mỹ học lấy bằng đó được không? Nếu trình độ tiếng Anh của em không đủ tiêu chuẩn thì có được đi du học để học một khóa học tiếng Anh ở Mỹ rồi mới xin vào học ở các trường đại học Mỹ không? (Phạm Thị Mỹ Dung, phamdung.89@...)
- Bạn cần chứng minh là bạn có đủ tài chính để đi du học. Nguồn tài chính này có thể từ bất cứ cá nhân nào khác muốn tài trợ cho bạn, bao gồm người thân, bạn bè... Tuy nhiên, nếu người tài trợ cho bạn không phải là thân nhân của bạn, bạn cần giải thích mối quan hệ của bạn và người này và khả năng tài chính của người ấy đủ để chi trả học phí và các khoản chi phí khác khi bạn đi du học.
* Em có người dì ở Mỹ, em tốt nghiệp đại học ở Việt Nam. Dì bảo lãnh em sang định cư ở Mỹ và em muốn tiếp tục học lên cao học. Vậy em có phải học lại chương trình đào tạo đại học của Mỹ không? Nểu như em đi theo chế độ du học thì em cần phải có nhưng điều kiện gì? (Nguyễn Thị Diễm Trinh, ntdtrinh32@...)
- Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ không quyết định việc em cần học lại bên Mỹ hay không. Các trường bên Mỹ nơi em xin học sẽ quyết định điều đó. Nhiều du học sinh Việt Nam chọn học tại đại học bên Mỹ nhưng cũng có rất nhiều em học lên thằng bậc cao học. Lãnh sự quán Hoa Kỳ chỉ yêu cầu em nói rõ sự chọn lựa cấp học của mình.
* Chúng em có thể tìm hiểu thông tin qua mạng trên website của lãnh sự quán được không? Có văn bản hay biểu mẫu để chúng em download không? (Hồng Nhựt, 20 tuổi, nhuthong_1989@...)
- Bạn có thể truy cập trang web: http://hochiminh.usconsulate.gov/ để tìm hiểu thông tin về việc xin thị thực Hoa Kỳ.
* Tôi đã có chồng nhưng chưa có con, tôi đang làm bên bộ phận du học. Tôi có cổ phần trong công ty và là người đồng sáng lập ra công ty du học. Thu nhập của tôi khá cao, tôi có một công ty du học riêng và chồng tôi cũng vậy. Gần đây tôi thấy nhu cầu học Anh ngữ của người Việt Nam rất đông và cần thiết, vì vậy tôi có ý định mở trung tâm Anh ngữ. Nhưng khi tính kỹ tôi thấy có rất nhiều khuyết điểm tôi phải gặp phải mà không biết giải quyết như thế nào? Vì vậy tôi, chồng tôi và những cổ đông trong công ty muốn tôi sang Mỹ học Anh văn hai năm để sau đó về Việt Nam mở trung tâm Anh ngữ tốt hơn. Tuy nhiên, khi vào lãnh sự họ lại không cho đi. Họ cũng không xem hồ sơ của tôi như thế nào. Tôi không biết lãnh sự quán Mỹ làm việc như thế nào, trong khi người có nhu cầu đi học thực thì họ không cho đi, người đi qua đó làm nail là gánh nặng cho xã hội của họ thì họ lại cho đi. (Bạn đọc không nêu tên)
- Điều quan trọng nhất tại cuộc phỏng vấn là bạn có khả năng giải thích mục đích việc học và kế hoạch học tập của bạn. Mặc dù giấy tờ chứng minh rất hữu ích cho viên chức phỏng vấn, nhưng bản thân giấy tờ không đủ để giải thích một cách rõ ràng mục đích cũng như kế hoạch học tập của bạn.
* Tôi tốt nghiệp đại học năm 2007 và đi làm được sáu tháng. Tôi rất muốn đi Mỹ học để nâng cao kiến thức của mình nhưng tôi không có đủ điều kiện về tài chính. Nếu như công ty tôi đang làm việc đứng ra bảo lãnh về mặt tài chính cho tôi đi học với điều kiện sau khi học xong tôi trở về làm việc tiếp cho công ty trong thời gian mà hai bên sẽ thỏa thuận để trả dần số tiền mà công ty đã bỏ ra cho tôi đi học. Xin cho tôi hỏi như thế tôi có thể nộp đơn xin visa được hay không? Nếu được tôi phải chuẩn bị những loại giấy tờ gì để xin visa tại lãnh sự quán. (hoamuathu1806@...)
- Kế hoạch tài chính của bạn có thể chấp thuận được. Tuy nhiên, bạn cần trình bày những thỏa thuận giữa hai bên và cung cấp những thông tin chi tiết về sự thỏa thuận này với viên chức phỏng vấn.
* Vì sao sau khi tham dự buổi phỏng vấn nhiều hồ sơ du học bị loại, không thể xin được visa? (Một bạn đọc không nêu tên)
- Lý do chính dẫn đến việc từ chối thị thực là do các du học sinh không tự mình giải thích được mục đích, kế hoạch học tập và về bản thân mình. Các bạn học sinh thường dựa vào giấy tờ để chứng minh và dung các câu trả lời máy móc đã học thuộc để trả lời phỏng vấn.
* Tôi ở Mỹ trong 1974 cho một khóa học phi công trực thăng. Tôi có sáu anh chị em đang sống ở Mỹ, nhưng tôi giận và không nhìn mặt họ đã lâu nên không muốn nhờ vả họ. Tôi muốn du lịch sang Mỹ thăm bạn bè. Tôi chỉ xin đi một mình. Vợ và hai con gái của tôi không đi theo tôi. Tôi phải làm gì để có được visa sang Mỹ du lịch? (Nguyễn Trần Ngọc, 54 tuổi, ngtrangoc@...)
- Bạn nên giải thích cho viên chức phỏng vấn hoàn cảnh của bạn, nói rõ mục đích chính của bạn là đi thăm bạn bè. Điều quan trọng nhất là phải thuyết phục bạn có những ràng buộc khiến bạn quay về Việt Nam sau chuyến đi.
(Theo Tuổi Trẻ Online)
Thủ tục & lịch phỏng vấn xin visa Mỹ (cập nhật hằng ngày)
In Email
LỊCH HẸN PHỎNG VẤN XIN VISA (cập nhật hàng ngày)
Hàng ngày, Bộ phận Tư vấn visa du lịch Hoa Kỳ sẽ thường xuyên cập nhật lịch hẹn phỏng vấn visa của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ trên trang web www.dulichhoanmy.com, để du khách tiện theo dõi và chủ động sắp xếp thời gian chuẩn bị, nộp hồ sơ xin visa cho chuyến du lịch Mỹ của mình.
Ngày nộp hồ sơ Ngày hẹn phỏng vấn
21/03/2012
09/04/2012

Để đề nghị ngày phỏng vấn sớm hơn, xin vui lòng liên hệ nhân viên tư vấn của Du lịch Hoàn Mỹ để được hướng dẫn làm Đơn đề nghị phỏng vấn khẩn. Nếu đơn xin phỏng vấn sớm của du khách được chấp thuận, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ liên lạc qua địa chỉ thư điện tử xác nhận rằng du khách có thể đến phỏng vấn vào bất kỳ ngày làm việc nào.

THỦ TỤC XIN VISA DU LỊCH MỸ
Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM quy định trình tự xét duyệt và những giấy tờ cần thiết khi làm visa du lịch đối với những người mang hộ chiếu VN như sau:
- Hoàn tất đơn xin cấp thị thực theo mẫu DS-160
- Lấy hẹn phỏng vấn trên trang web của LSQ (https://evisaforms.state.gov/default.asp?postcode=HCM&appcode=3), in thư xác nhận cuộc hẹn và mang theo khi đi phỏng vấn.
- Nộp lệ phí xin cấp thị thực không hoàn lại là 140 USD (nộp bằng USD, tiền mặt) tại ngân hàng Citibank (tòa nhà Sun Wah, tầng trệt, 115 Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM). Lệ phí này chỉ cho một lần phỏng vấn, không thể hoàn trả nhưng có thể chuyển nhượng cho người khác.
- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để mang theo khi đi phỏng vấn:
  • Hộ chiếu còn hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên.
  • Các hộ chiếu cũ đã từng đi du lịch các nước, đặc biệt là các nước phát triển (châu Âu, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc...) hoặc hình ảnh chứng minh nếu không còn hộ chiếu cũ.
  • 2 ảnh cỡ 5 x 5 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất (chụp thẳng, phông trắng).
  • Các lợi tức/ tài sản như: giấy tờ nhà/ đất, xe ô tô, giấy xác nhận có cổ phần, cổ phiếu, tài khoản/sổ tiết kiệm, hợp đồng cho thuê nhà/xe, góp vốn… (nếu có)
  • Hộ khẩu, giấy hôn thú hoặc giấy xác nhận ly hôn (nếu có), khai sinh các con (nếu có).
  • Nếu quý khách có con du học ở Mỹ, chuẩn bị thêm: bảng điểm hoặc thông báo kết quả học tập gần nhất của người đang du học, các biên lai đóng học phí, biên nhận chuyển tiền.
  • Nếu là chủ công ty TNHH, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể:  giấy phép thành lập DN/ giấy phép đăng ký kinh doanh; giấy đăng ký mã số thuế, báo cáo tài chính hàng quí hoặc năm (nếu có); hoá đơn đóng thuế 3 tháng gần nhất; danh sách/ bảng lương nhân viên (nếu có), các hợp đồng mua – bán với đối tác, khách hàng (nếu có), Tờ bướm giới thiệu về công ty, doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh (nếu có), Danh thiếp giao dịch (nếu có).
  • Nếu là cán bộ công nhân viên công ty nhà nước, công ty TNHH, DNTN: Hợp đồng lao động; Giấy bổ nhiệm chức vụ (nếu có); Giấy xác nhận của cơ quan công tác có ghi rõ thời gian công tác, chức vụ, mức lương hàng tháng; Giấy cho phép nghỉ phép đi du lịch với thời gian cụ thể của cơ quan chủ quản.
  • Nếu là cán bộ hưu trí: thẻ hưu trí, sổ lương hưu.
  • Nếu đi theo tour của công ty du lịch cần có hợp đồng du lịch, chương trình tham quan cụ thể, vé máy bay khứ hồi...
LƯU Ý: Khi đăng ký tham dự tour, quý khách chỉ cần NỘP các giấy tờ kể trên bằng BẢN PHOTO, KHÔNG CẦN CÔNG CHỨNG. Bộ giấy tở bản chính chỉ mang theo vào ngày tham dự phỏng vấn xin visa.
- Đến dự phỏng vấn đúng hẹn, tốt nhất nên đến sớm hơn 20 phút so với giờ ghi trên giấy hẹn. Khi đi mang theo đơn xin cấp thị thực, thư xác nhận cuộc hẹn phỏng vấn qua mạng, biên lai đóng lệ phí phỏng vấn và các giấy tờ cần thiết khác (bản chính). Trả lời trung thực và ngắn gọn các câu hỏi của viên chức lãnh sự.

NHỮNG THÔNG TIN QUAN TRỌNG KHI PHỎNG VẤN XIN VISA MỸ
Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị và nộp hồ sơ nhanh chóng hơn.
A - Trước ngày phỏng vấn: Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ theo đúng thứ tự sau đây:
  • Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh (Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM không yêu cầu nộp CMND)
  • Hộ chiếu đã ký ở trang 3 và tháo hết vỏ ngoài. Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự kiến kết thúc chuyến đi Mỹ. Trẻ em phải có hộ chiếu riêng kể cả khi đi cùng với bố mẹ. (LSQ tại TPHCM không yêu cầu trẻ em phải có hộ chiếu riêng)
  • Tờ xác nhận của đơn xin visa DS-160, có mã vạch. Đơn này được điền và nộp trên mạng tại địa chỉ https://ceac.state.gov/genniv/ (không cần in toàn bộ hồ sơ mà chỉ cần in  giấy xác nhận, nên in bằng máy in laser để đảm bảo mã vạch hoạt động tốt nhất).
  • Biên nhận đóng lệ phí xin cấp thị thực không hoàn lại là 140 USD của ngân hàng Citibank (bao gồm cả 2 liên màu hồng và màu vàng).
  • Một ảnh 5 x 5 cm mới chụp trong vòng 6 tháng, trên nền trắng, thấy rõ cả 2 tai. Ảnh phải được dán hoặc dập bằng 2 ghim vào góc dưới bên tay trái của tờ xác nhận đơn DS-160.
  • Phiếu xác nhận cuộc hẹn phỏng vấn đã đăng ký trên mạng
Những người sử dụng hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ cần nộp thêm: Bản gốc công hàm của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Nếu nhiều người có chung một công hàm, người nộp hồ sơ đầu tiên phải nộp bản gốc, những người sau mỗi người nộp một bản sao.
Những người xin visa du học và khách trao đổi (visa F, M, và J) nộp thêm: Mẫu đơn I-20 hoặc DS-2019 (đương đơn kí vào cuối trang 1). Nếu đương đơn xin visa du học (F1) chưa đủ 18 tuổi, bố/mẹ hoặc người giám hộ cũng phải kí vào mẫu I-20.
Những người xin visa để làm việc có thời hạn và những người lưu chuyển trong công ty (visa H và L) nộp thêm: Mẫu đơn I-129, Hồ sơ làm việc không định cư, hoặc mẫu I-797, Bản thông báo.
Lưu ý:
  • Nếu không nộp đầy đủ giấy tờ hoặc nộp không đúng thứ tự, bạn sẽ được yêu cầu rời khỏi hàng, bổ sung hoặc sắp xếp lại hồ sơ và xếp hàng lại từ đầu.
  • Tất cả những giấy tờ hỗ trợ (chứng minh những mối ràng buộc về công việc, tài chính, gia đình tại Việt Nam như: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, xe ô tô, cổ phần, cổ phiếu….) phải để riêng và chỉ nộp khi có yêu cầu.
B - Vào ngày phỏng vấn
1.    Trước khi qua cửa bảo vệ:
  • Bạn có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn giờ hẹn nhiều nhất là 20 phút.
  • Toàn bộ cuộc phỏng vấn bao gồm các bước nộp hồ sơ, lấy vân tay, phỏng vấn có thể kéo dài vài giờ đồng hồ. Bạn vui lòng dành trọn một buổi sáng hoặc chiều để tham dự phỏng vấn. Những người được hẹn phỏng vấn sau 11h có thể sẽ ra về lúc 12h và quay lại lúc 13h30 để tiếp tục buổi phỏng vấn.
  • Bạn không được phép mang các thiết bị điện tử (điện thoại di động, radio, máy ghi âm, máy tính, PDA, máy quay phim, máy ảnh, máy casstte…) vào bên trong Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên để các thiết bị này ở nhà, trong ô tô/xe máy hoặc gửi ở phòng bảo vệ trong thời gian phỏng vấn.
  • Đại sứ quán/Lãnh sự quán không có chỗ đậu xe ô tô/xe máy. Tại TPHCM, bạn có thể gửi xe tại các bãi giữ xe trên đường Lê Văn Hưu (đối diện LSQ) hoặc dưới tầng hầm Kumho Asiana Plaza. Phí giữ xe: 5.000vnd/chiếc.
2.    Sau khi qua cửa bảo vệ:
  • ĐSQ tại Hà Nội: Bảo vệ sẽ giữ CMND (hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh) cho đến khi bạn rời khỏi tòa nhà. Bạn phải đeo thẻ dành cho khách lên áo ở vị trí dễ nhìn, trong toàn bộ thời gian ở trong Đại sứ quán. Phòng chờ nằm ở tầng 2.
  • LSQ ở TPHCM: Trình hộ chiếu và giấy hẹn phỏng vấn. Bảo vệ chỉ giữ lại các thiết bị điện tử (điện thoại di động, laptop, PDA...), các vật dụng bằng kim loại (hộp quẹt, chìa khóa...) và phát cho bạn một thẻ nhựa có đánh số. Bạn sẽ giữ thẻ này cho đến hết buổi phỏng vấn, ra cổng và đổi thẻ để nhận lại các vật dụng cá nhân. Phòng chờ nằm bên tay trái, sau cổng bảo vệ.
3.    Tại phòng chờ:
  • ĐSQ tại Hà Nội: Lấy số tại máy phát số ở cửa phòng chờ (nhớ lấy 2 liên số cho mỗi hồ sơ). Sau đó xếp hàng nộp đơn ở các cửa sổ nhận đơn theo chỉ dẫn của bảo vệ hoặc nhân viên đại sứ quán (bạn đưa 1 liên số cho nhân viên nhận đơn và giữ liên kia suốt buổi phỏng vấn), rồi ra ghế ngồi chờ gọi số để lấy vân tay 10 ngón. Trong thời gian ngồi chờ, bạn nên lau sạch 10 đầu ngón tay bằng nước rửa tay khô có trong phòng chờ, xem hướng dẫn lấy vân tay chiếu trên tivi hoặc treo trên tường. Sau khi lấy dấu vân tay, tiếp tục chờ gọi số để vào phòng phỏng vấn.
  • LSQ tại TPHCM: Bạn xếp hàng nộp hồ sơ (hộ chiếu, tờ xác nhận đơn xin visa D-160 có mã vạch, biên nhận đóng lệ phí tại Citibank, hình, giấy hẹn đăng ký phỏng vấn) và lấy số thứ tự, sau đó ngồi chờ gọi số lên lấy dấu vân tay và chụp hình. Tiếp tục quay lại ghế ngồi chờ gọi số lên phỏng vấn.
4.    Phỏng vấn và lấy kết quả:
  • Viên chức người Mỹ sẽ phỏng vấn bạn bằng tiếng Việt thông qua thông dịch viên và có thể sẽ kiểm tra vân tay 1 ngón bất kỳ. (Viên chức ĐSQ & LSQ gọi số theo mức độ phức tạp của từng trường hợp chứ không nhất thiết theo thứ tự, vì vậy, bạn nên chú ý nghe gọi số trong thời gian ngồi chờ).
  • Nếu đơn xin visa được chấp nhận, viên chức người Mỹ sẽ thu lại hộ chiếu và phát cho bạn một giấy biên nhận. Sau đó, bạn cầm biên nhận đến quầy EMS trong phòng chờ, làm tờ khai địa chỉ nhận lại hộ chiếu cùng visa và đóng lệ phí 30.000vnd. Hai ngày sau, EMS sẽ gửi hộ chiếu và visa về địa chỉ bạn yêu cầu.
  • Nếu bị từ chối cấp visa, bạn sẽ được viên chức người Mỹ trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn.
THỦ TỤC LÀM MỚI VISA QUA ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN
Khách du lịch, sinh viên về phép, những người làm việc có thời hạn... (đã và đang có các loại visa B, F, M, J, H và L) mang quốc tịch Việt Nam có thể làm lại visa của họ bằng cách gửi đơn xin visa qua bưu điện (công ty chuyển phát EMS) đến Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội mà không cần phải trực tiếp đến phỏng vấn và lấy dấu vân tay.
  • Du khách, du học sinh... phải là những người đang có mặt tại Việt Nam tại thời điểm nộp đơn và muốn xin visa cùng loại giống như loại thị không định cư mà mình đã có trước đây (có nghĩa là cùng loại visa và cùng loại đối tượng: ví dụ đều là người xin chính và/hoặc người phụ thuộc). Visa trước phải có giá trị sử dụng nhiều lần trong vòng 12 tháng.
  • Các du khách, du học sinh... có visa cũ đã hết hạn nhưng chưa quá 11 tháng. (Vì thời gian xử lý chương trình làm mới visa có thể kéo dài 2 đến 3 tuần, những du khách, du học sinh... chỉ còn 10 ngày làm việc là hết hạn visa 11 tháng nên đặt hẹn phỏng vấn visa qua mạng như bình thường)
Hồ sơ gồm có:
  • Hộ chiếu có thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày đương đơn dự định rời Việt Nam. Nếu visa trước nằm trong hộ chiếu cũ, đề nghị nộp cả hộ chiếu cũ.
  • Đơn xin visa DS-160 được điền và nộp trên mạng https://ceac.state.gov/genniv/.
  • Cả hai bản (màu hồng và màu vàng) của hoá đơn của Citibank trả tiền lệ phí phỏng vấn. Lệ phí này có thể trả trực tiếp tại Citibank.
  • Các sinh viên và học sinh theo các chương trình trao đổi khách mời (mang các visa F, M và J) sẽ phải nộp: Bản gốc đơn I-20 hoặc DS-2019 (đơn I-20 phải có xác nhận của quan chức của trường ở trang sau trong vòng không quá 12 tháng) và bảng điểm.
Để tránh những chậm trễ không lường trước, bạn nên nộp đơn ít nhất là ba tuần trước ngày dự định khởi hành.
MỸ TĂNG LỆ PHÍ VISA LÊN 140 USD (TỪ NGÀY 4/6/2010)
Những người nộp hồ sơ xin visa không di dân vào Mỹ như du học, du lịch, sẽ chịu mức phí tăng bắt đầu từ ngày 14/6/2010.
tanglephixinvisamy
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thiết lập bảng lệ phí phân tầng cho các diện visa không di dân khác nhau. Theo quy định mới, hầu hết các loại visa như du lịch và công tác ngắn ngày (B1/B2), visa cho sinh viên và các chương trình trao đổi (F, M, J) sẽ tăng lên 140 USD thay vì 131 USD như trước.
Những thị thực theo giấy phép làm việc của Bộ An ninh Nội địa Mỹ như thị thực dành cho thực tập sinh, người nước ngoài có khả năng xuất chúng, vận động viên thể thao, nghệ sĩ, lao động tạm thời và được điều chuyển giữa các công ty sẽ có mức phí 150 USD.
Theo sứ quán Mỹ tại Hà Nội, việc thay đổi này nhằm tăng nguồn thu và đảm bảo chi phí cho quá trình xét duyệt cũng như tăng cường an ninh. Dự định thay đổi các lệ phí khác có liên quan tới hộ chiếu Mỹ, visa nhập cư, và các dịch vụ lãnh sự khác vẫn trong quá trình xem xét.
BP Tư vấn visa du lịch Hoa Kỳ
Công ty Du lịch Hoàn Mỹ