Monday, March 31, 2014

1/ADVANCED SYSTEM CARE SYSTEM SPEEDUP : KHÁCH KHÔNG MỜI .
Đang rửa chén thì có bạn trong building gọi phone , hỏi ra mới biết máy tính - chạy Vista của anh gần đây xuất hiện 2 software sau đây mỗi khi mở máy : Advanced SystemCare và System Speedup .
Đây là những phần mềm thường tự động cài vào máy , còn được gọi là "ăn theo" , mỗi khi ta cài các software MIỄN PHÍ khác .
Tôi vào Control Panel > Programs and Features > Chọn phần mềm đó > Uninstall . Khi một dialogue hiện ra , nhấp > No , I want uninstall .
Nếu ta thấy xuất hiện một web page , thì đóng lại .
2/Anh định cài iCloud - 1 ổ cứng trên trời của Apple với sức chứa 5 GB, nhưng ko được vì iCloud chĩ tương thích với Windows 7 trở về sau .
3/ Một anh bạn khác có laptop chạy Vista nhưng màn hình màu đen dù điện vẫn vào , sau đó tự động mất điện và có điện trở lại . Tôi đã dùng Hard Recess và nối laptop với 1 màn hình rời nhưng chịu thua . Đây là 1 trục trặc rất khó sửa chữa (Black Screen of Death) . Có thể bị hư cục pin RTC battery , xem hình , hay trên Motherboard . 



Thông thường , kể cả hard drive bị chết , máy vẫn hiện Logo và ta vẫn vào BIOS dễ dàng ; (Khi mở máy , ngay cả không có điện , ta vẫn vào BIOS vì nó chạy bằng RTC battery - lớn hơn pin đồng hồ 1 chút) ; nhưng ở laptop này , thì màn hình đen (dù điện vẫn vào máy) .
 HARD RECESS MỘT MÁY TÍNH HP .

Thưa anh Đ. ,
Tôi đã nối laptop với 1 một màn hình/display rời nhưng ko thấy hình gì hết . Như vậy ko phải do màn hình bị hư mà do dây điện bị lõng hay trục trặc trên Motherboard . Tôi đã áp dụng Hard Recess nhưng ko kết quả . Tôi thấy điện lúc ON lúc OFF , có thể dây điện bị lỏng .

 Hard recess sẽ xóa tất cả thông tin trong memory của memory của máy tính (giúp máy chạy) .  Hard Recess buộc máy tính xóa và tái lập sự nối kết phần mềm giửa BIOS và phần cứng  .
A/ Performing a hard or forced reset might fix the following conditions/Hard Recess có thể chữa các bịnh sau :
Windows stops responding /Hệ điều hành ngưng đáp ứng .
Computer stops before Windows loads - no boot, blinking cursor on a black display, and errors relating to OS not found or a missing drive/Máy tính ngừng trước khi HĐH tải xuống - như ko có vạch chớp trên màn hình , và thông báo lỗi như 'OS not found' hay 'missing drive' 
Display suddenly goes blank and stays blank/Màn hình đột nhiên trống .
Software freezes/Phần mềm bị đơ .
Keyboard stops responding/Bàn phím ko đáp ứng .
The computer does not return from sleep or suspend mode. Máy tính không thể trở lại Sleep và Suspend .
 An external device stops responding. Một thiết bị ngoại vi (như máy in) không đáp ứng .
B/ Các bước phải làm .
 Turn off the computer/Tắt máy tính.
 Disconnect all external connected peripheral devices such as USB storage devices, external displays, and printers/Tháo các thiết bị ngoại vi như USB , màn hình rời , máy in .
Unplug the AC adapter from the computer/ Tháo AC adapter .
Remove the battery/Tháo pin .
Press and hold down the Power button for about 15 seconds to drain any residual electrical charge from the capacitors that protect the memory/Ấn và giử phím Power trong 15 giây .
Insert the battery and plug the AC adapter back into the notebook computer, but do not connect any of the peripheral devices/Lắp pin và nối lại AC adapter , nhưng ko nối các thiết bị ngoại vi .
Press the Power button to turn on the computer/Bấm phím Power .
If a startup menu opens, use the arrow keys to select Start Windows Normally , and then press the Enter key/Nếu Menu khởi động mở ra , dùng phím mủi tên để chọn Start Windows Normally .
After reconnecting each of the peripheral devices, run Windows Update and HP Support Assistant to update all device drivers/Sau khi nối các thiết bị ngoại vi , chạy Windows Update và HP Support Assistant để cập nhật các driver .
Nguồn :
http://h10025.www1.hp.com/ewfrf/wc/document?docname=c01684768&cc=us&dlc=en&lc=en

Saturday, March 29, 2014

(VTC News) - Các nhà khoa học đã kinh ngạc khi phát hiện tất cả các gian phòng đều chứa ăm ắp cổ vật, toàn vũ khí, vật dụng và châu báu.

Vào tháng 8/1980, trong quá trình san lấp quả đồi Tượng Cương (Quảng Châu, Trung Quốc), để xây cao ốc, khi đào sâu vào núi đá khoảng 20m, đã phát hiện lăng mộ khổng lồ. Theo tường thuật, thì hôm đó, chiếc máy múc xúc đất sâu vào núi, tạo ra lỗ thủng lớn. Dưới lỗ thủng là những phiến đá khổng lồ, máy múc không phá nổi. Doanh nghiệp đã dừng công việc, báo cáo chính quyền. Khi điều tra, các nhà khảo cổ khẳng định đây là ngôi mộ đá, được tạc vào trong lòng núi. Như vậy, chắc chắn phải có lối vào. Mở rộng khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một lối vào, sâu đến 20m. Lối vào đã bị lấp bởi những tảng đá lớn. Ngôi mộ nằm sâu trong núi đá, nên đã được bảo quản toàn vẹn suốt hơn 2.000 năm.
alt
Bộ quần áo bằng vàng và ngọc 
Ngay lập tức, công tác khai quật bắt đầu. Các nhà khoa học đã gặp nhiều khó khăn khi tìm đường vào ngôi mộ, bởi lối vào được bố trí bởi các cơ quan bí mật. Phía sau cánh cửa đá có một bộ phận, mà khi đóng cửa, bộ phận đó tuột ra, làm vòm cửa đóng xuống. Khi cửa được đóng lại, thì ngôi mộ vĩnh viễn chìm vào quên lãng, không ai vào ra được nữa. Các nhà khoa học đã phải phá đá mới vào được bên trong. Phần chính lăng mộ có diện tích 100 mét vuông, gồm 7 gian phòng, tường ốp đá xanh, trần được lắp ghép bằng những phiến đá lớn, dày, nặng cả chục tấn. Các nhà khoa học đã kinh ngạc khi phát hiện tất cả các gian phòng đều chứa ăm ắp cổ vật, toàn vũ khí, vật dụng và châu báu.
alt
 
alt
 
Vét hết lớp đất mịn, lộ ra quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng. Bên trong bộ quần áo là dấu vết xương cốt đã mủn hết. Trong quan tài có 10 thanh kiếm khảm vàng. Xung quanh chủ nhân ngôi mộ là vố số vật dụng bằng vàng, ngọc cực kỳ tinh xảo. Tiếp tục bới lớp đất phủ ở phần ngực, thì phát hiện chiếc ấn vàng, núm rồng cuộn. Đáy ấn vàng khắc chữ “Văn Ðế Hành Tỷ”, theo lối tiểu triện. Qua chiếc ấn này, các nhà nghiên cứu đã xác định người nằm trong mộ chính là Triệu Văn Vương (Triệu Muội, Triệu Mạt, hoặc Triệu Hồ, lên ngôi 137 TCN), là cháu gọi bằng ông của Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), đời vua thứ 2 của nhà Triệu nước Nam Việt. Trong sử sách, thời Tam Quốc, Tôn Quyền biết trong lăng mộ của nhà Triệu có rất nhiều châu báu, bảo vật, nên sai các tướng xua quân xuống Giang Đông tìm kiếm nhiều năm ròng. Tuy nhiên, quân Ngô chỉ tìm được mộ của Anh Tề, cháu gọi Triệu Đà bằng ông cố. Mặc dù vậy, quân Ngô cũng lấy được vô số vật báu, toàn là vàng, ngọc. Tuy nhiên, lăng mộ Triệu Đà, Triệu Muội ở đâu không ai biết, mặc dù giới khảo cổ, giới trộm cổ vật săn lùng ráo riết suốt hơn 2.000 năm qua.
alt
 
Việc phát hiện lăng mộ Triệu Văn Vương vào thời kỳ đó, khiến các nhà khảo cổ Việt Nam quan tâm đặc biệt. Theo sử Việt, Triệu Đà được coi là một triều đại của Việt Nam trước công nguyên. Ông cùng với tướng Lữ Gia đã quật cường chống lại sự xâm lược của nhà Hán. Theo sử Việt, Triệu Đà sống tới 121 tuổi, ở ngôi gần 70 năm. Vì sống thọ, nên truyền ngôi cho cháu là Triệu Văn Đế, chứ không truyền cho con. Lăng mộ có kiến trúc tiền triều hậu tẩm, tức phía trước là triều đình, phía sau là cung điện, nơi vua ở. Tổng cộng có 7 căn phòng. Tiền thất không có cổ vật, mà chỉ có những biểu tượng văn hóa. Nhưng từ căn phòng này, có 4 cửa thông sang các phòng bên. Hai phòng phía đông và tây, bên hông mộ, gọi là nhĩ thất, chứa nhiều món đồ đồng, gồm chuông, nhạc nhí, binh khí và vô số món ngọc.
alt
 
Đằng sau phòng chính, tức địa cung, nơi đặt quan tài, là một căn phòng làm kho chứa. Đây là nơi chứa hàng ngàn cổ vật, là vật dụng vua dùng, toàn bằng vàng hoặc nạm vàng, đồ ngọc, đồ sứ, sành, đồng, sắt. Các nhà khoa học đã lấy được tới hơn 200 món ngọc khí. Tất cả các món ngọc đều được chạm khắc tinh xảo, khiến các nhà điêu khắc ngày nay cũng phải kinh ngạc bởi sự sáng tạo, cầu kỳ. Hơn 500 món đồng gồm đủ các loại, từ vật dụng đến binh khí. Phần lớn các món đồng đều nạm vàng. Đặc biệt quý là bộ áo bằng ngọc khâu bằng tơ vàng, gọi là ti lũ ngọc y. Đây là ti lũ ngọc y sớm nhất được tìm thấy ở Trung Hoa. Trong mộ, quý nhất là 23 chiếc ấn, toàn bằng ngọc và vàng, một số ít bằng đồng mạ vàng. Như đã nói ở trên chiếc ấn Văn Đế Hành Tỷ là ấn vàng lớn nhất tìm thấy ở đời Hán. Hành Tỷ lớn, bằng vàng, lại núm rồng, chứng tỏ Triệu Vũ Đế, đến Triệu Văn Vương, dù thần phục nhà Hán, nhưng vẫn coi mình là vua, xã hội Nam Việt hoàn toàn độc lập với Trung Hoa. Ngoài ra, còn có 36 đỉnh đồng, khắc chữ Phiên Ngung. Vô số vật dụng có nguồn gốc từ Trung Đông, Châu Phi. Những vật dụng phương Tây này chủ yếu là trang sức vàng, hạt châu, hộp bạc, hộp vàng, ngà voi.
alt
 
Có 9 chiếc bình đồng khảm vàng lấp lánh tuyệt đẹp. 9 cái thạp đồng, với những hoa văn thuyền, người đội mũ lông chim, đi chân đất… là thứ đặc trưng của người Việt, giống hệt hoa văn trên các trống đồng, thạp đồng ở Việt Nam. Điều khiến các nhà sử học Việt quan tâm, là rất nhiều món đồ tinh xảo bằng đồng như nữu chung, gương đồng, bình hương liệu… có nguồn gốc từ Lĩnh Nam, gồm cả phần miền bắc Việt Nam và nam Trung Quốc bây giờ. Nhiều món đồ đến từ miền trung của Việt Nam. Điều đáng lưu tâm nữa trong lăng mộ Triệu Văn Vương, là có tới 15 người bị chôn sống. Những người bị tuẫn táng gồm người gác cửa, nhạc công, 4 cung phi và 7 người trong nhà bếp cùng các vật dụng, để phục vụ việc ăn uống. Ngoài ra còn có 2 người ở cạnh mộ chủ, có thể là vệ sĩ. Tục chôn sống theo người chết phổ biến thời phong kiến cổ đại, từ đời Tần về trước. Đến thời Hán, tục này không còn, nhưng rõ ràng vẫn duy trì ở Nam Việt. Qua giám định pháp y, thấy rằng, những người này đều bị đánh mạnh vào ngực cho chết rồi mới chôn theo. Qua nghiên cứu những di vật trong ngôi mộ này, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng, từ hơn 2000 năm trước, vùng Lĩnh Nam đã phát triển rực rỡ cả về kinh tế lẫn văn hóa. Vùng đất này không bị lệ thuộc vào Trung Nguyên. Các nền văn hóa tồn tại song hành, giao lưu, trao đổi với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, chứ không phải một chiều từ phương bắc đi xuống như người phương Bắc vẫn tuyên truyền. Những vật dụng ở vùng Lĩnh Nam có niên đại trước thời Nam Việt, cũng đã khẳng định nền văn minh rực rỡ từng tồn tại ở vùng đất này. Nhiều vấn đề lịch sử cần được tiếp tục nghiên cứu và nhìn nhận lại từ lăng mộ Triệu Văn Vương.


__._,_.___

Thursday, March 27, 2014

10 "ngôi nhà" kỳ lạ trên thế giới . 
HOW ON EARTH???
 
 
#1
DON'T WANT VISITORS?
JUST UNHOOK THE CABLE.

 
#2

MOST PEOPLE USE TREES FOR A
WINDBREAK

 
#3

CONSIDER THE PANIC IF YOU HEAR
A BRANCH CRACK . . .

 

 
#4

#6

TREE BELOW...FLOWERS ABOVE...SOME
PEOPLE ARE JUST WEIRD!






HOW DID THEY GET THAT CAR IN THERE?

 

#5

LONG CLIMB AFTER A DAY'S WORK!
See the ladder hanging from the structure?

 


 

#7



NOT DURING HURRICANE SEASON, THANK
YOU

 
#8


GOT A LITTLE PROBLEM WITH DAMPNESS
AT YOUR HOUSE?


 
#9

I'VE HEARD OF PEOPLE'S BRIDGEWORK
BUT THIS IS RIDICULOUS!

 
#10

BETTER TELL THEM ABOUT GLOBAL
WARMING
The Chinese have a saying that goes
something like this:
'When someone shares with you something
of value,
You have an obligation to share it with others!'
I just did . . . Your turn.

Ai chằm áo tơi...

Theo câu ca tôi tìm về Yên Lạc, Quang Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) tìm hiểu về làng tơi duy nhất ở vùng “ chảo lửa, túi mưa” để giải đáp băn khoăn: Giữa thời công nghệ polyme hiện đại, áo bạt, áo ni lông đủ kiểu, ô tím, xanh, vàng đỏ đủ sắc màu, thì tơi đã là bảo tàng, là câu chuyện cổ tích xa xưa!?
Phận tơi
Nhưng tôi đã nhầm. Quần tụ quanh dãy đồi bát úp, nép vào dưới rặng tre xanh, làng tơi Yên Lạc vẫn tồn tại qua năm tháng, bất chấp thị trường chao đảo, bất chấp dè bỉu của “mốt” hiện đại vẫn lặng lẽ âm thầm bảo lưu một làng nghề truyền thống đã gắn bó lâu đời với mảnh đất cha ông.
Ai chằm áo tơi...
Áo giáp lá” trên đồng
“ Còn nắng, còn mưa, thì còn tơi”. Ông Đặng Văn Đức (80 tuổi) khẳng định. Cũng nắng, mưa, nhưng nắng mưa ở dải đất hẹp miền trung khủng khiếp. Nắng quăn tàu cau. Đất quăn diệp cày. Ruộng đồng nứt nẻ. Mênh mông bạc trắng . Lại thêm gió Lào táp lửa vào mặt.
Mưa thối đất, mưa chém vào mặt, quất vào da thịt.
Bao đời nay vẫn thế!
Giữa đồng không mông quạnh, nón, mũ, ni lông không thể che đậy thịt da. Chỉ có cái tơi mới là “áo giáp lá” chống lại mưa nắng nghiệt ngã thất thường.
Khi ti vi truyên hình quảng cáo kem dưỡng da, chống nắng vv… thì ở Yên Lạc nói riêng và xứ sở miền trung nói chung nhân dân tự tạo ra một “vũ khí” tiện lợi là chiếc tơi.
Người làng Yên Lạc không biết nghề chằm tơi có từ bao giờ. Chỉ biết rằng tơi là một phần cuộc sống tất yếu của người dân nơi đây.
Ông Đặng Văn Quang – Xóm trưởng xóm Yên Lạc cho biết: “ Xóm Yên Lạc có 78 / 180 hộ , thu hút trên 200 lao động ngoài độ tuổi làm nghề chằm tơi. Trung bình mỗi năm sản xuất 20.000 chiếc tơi và tạo một nguồn thu nhập gần 500 triệu đồng / mùa”.
Nghề tơi lấy công làm lời. Lá tơi, dây mây lấy ở Truông Bát (Hương Khê). Dụng cụ chỉ có một bàn tơi đắp bằng đất hay ken bằng gỗ. Một chiếc kim sắt uốn cong dài 35cm, dăm sợi dây, nuộc lạt là có thể hành nghề.
Nghề chằm tơi ai cũng làm được miễn là chăm chỉ và kiên trì. Đàn ông, đàn bà, con gái, con trai, tranh thủ nông nhàn có thể chằm tơi để tạo nên nguồn thu nhập.
Buổi trưa không ngủ, đưa bàn tơi ra ken lá. Buổi tối vừa uống nước vừa trò chuyện vừa chằm tơi. Các cháu học sinh, sau buổi học về nhà, mỗi buổi chằm dăm chiếc tơi cũng tự giải quyết được tiền sách, vở bút giấy.
Nói thế, nhưng không đơn giản thế! Lá tơi trên rừng, nhưng mang được về Yên Lạc mất một ngày. Sáng
Ai chằm áo tơi...
tinh mơ, cơm gói, cơm đùm vào rừng. Tối mịt mới về. “ Lấy lá xong, chúng tôi đốt lửa thui qua cho héo, rồi chở về. Về phải phơi sương qua đêm để lá được ngậm sương. Lá tơi gặp nắng mới thơm, mới bền. Nếu không gặp nắng thì lá úng, bợt, dễ mục. Lá ngậm sương đưa ra vuốt, xếp mới không quăn ”. Ông Nguyên Đăng Nhuận (65 tuổi) cho biết.
Chúng tôi đến nhà anh Đặng Văn Quang (46 tuổi), giữa lúc các cháu đang chằm tơi. Cháu Đặng Thị Quỳnh (Lớp 12), Đặng Thị Nga (lớp 11), Đặng Thị Giang (lớp 5) cháu nào cũng đạt học sinh tiên tiến. Đặc biệt cháu Giang năm học 2010-2011 đạt HSG. Các cháu được tặng rất nhiều giấy khen. Cháu Quỳnh cho biết: “ Để chằm một cái tơi mất hơn một tiếng đồng hồ. Trong chằm tơi khó nhất là gấp cổ, làm sao khít, bền, chặt và phải đẹp. Mùa tơi vừa rồi mấy chị em cháu chằm được hơn một trăm chiếc. Cũng đủ trang trải tiền học”.
Mỗi năm mùa tơi ở Yên Lạc chỉ có 2 tháng: Tháng 3 và tháng 4. Những tháng đó, sân ngõ phơi đầy lá tơi. Chiều chiều, những chiếc xe của người đi lấy lá tơi nối đuôi nhau về làng. Tối tối, xóm làng lại vào mùa sản xuất. Tơi sản xuất xong, khách ở Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Đức Thọ đến lấy. Cũng có khi mang bán ở chợ Nhe, chợ Tổng, chợ Chùa và các chợ lân cận. Năm nay , tơi được giá, mỗi chiếc từ 35 đến 40 ngàn đồng. Gia đình Chị Nguyễn Thị Thanh, gia đình anh Đặng Văn Quang chằm, bán được 700 chiếc thu về hơn hai chục triệu đồng. Cũng là một nguồn thu giải quyết được nhiều vấn đề của đời sống. “ Tiền giống má, nước, thuốc trừ sâu, máy bơm, tiền học của con trông chờ vào đó cả chú ạ”. Anh Quang trao đổi.
Ai chằm áo tơi...
Cháu Quỳnh, Nga, Giang tranh thủ chằm tơi lấy tiền mua sách
Nhưng điều lạ là những cô gái làng Yên Lạc lấy chồng làng khác, không mang theo nghề; ngược lại các cô gái về làm dâu Yên Lạc lại học nghề, giữ nghề. Chắc là do Yên Lạc đất hẹp, người đông? Hay do Yên Lạc xa núi, xa sông không được thiên nhiên ban tặng những thuân lợi khác phải bám lấy nghề để tạo nguồn thu nhập ổn định cuộc sống? Hay do nhân dân Yên Lạc chăm chỉ cần mẫn, lấy lao động làm gốc mà gắn bó chung thủy với nghề?
Câu chuyện của ông Nguyễn Danh Ân đã ám ảnh chúng tôi trong lần về điều tra viết bài về làng tơi Yên Lạc.
Ai chằm áo tơi...
Choàng áo tơi phơi lá tơi
Sinh năm 1939. Mười tuổi đã biết chằm tơi. Ông Ân đã có “ thâm niên” chằm tơi hơn 60 năm. Hai lần gia nhập quân ngũ. Lần 1 vào năm 1959 bộ đội quân tình nguyện Việt Lào, trở về quê Yên Lạc lại tiếp tục nghề chằm tơi. Năm 1967 tái ngũ. Hai năm sau xuất ngũ lại gắn bó với bàn tơi. Đến năm 1972, buông tơi tham gia vào đội quân xe đạp thồ. Hết ra rồi vào trên các cung đường ác liệt. Ra quân lại về Yên Lạc vót mây, chuốt lá, chằm tơi. “ Có lẽ nghề tơi với tôi là duyên phận chăng nên cứ bám vào tôi đeo đẳng đến tận bây giờ!”.
Tôi ngước mắt nhìn lên tường nhà đầy Huân, Huy chương, Bằng, Giấy khen ghi công những đóng góp của người chiến sỹ năm nào. Đó là niềm kiêu hãnh, niềm vui tinh thần nhưng cuộc sống còn cơm áo gạo tiền, nên nghề chằm tơi trở thành duyên phận.
Một ông già 75 tuổi, mà sáng tinh mơ, cơm đùm xe đạp vào tận khe Giao lên rú Truông Bát hái lá tơi, tối mịt mới về. Về chuốt lá, vót mây, bện triêng cho bà nhà chằm tơi. Năm nào cũng thế. Bền bỉ. Cơm, gạo, mắm, muối, trầu, cau đầu tay, đầu chân. Tịnh không một tiếng kêu ca, phàn nàn.
“Bà nhà” là cụ Đặng Thị Cháu, năm nay đã “ thất thập cổ lai hy”. Ở tuổi 70, bà Cháu vẫn bám ruộng sản xuất . “ Hai ông bà làm hai sào. Tiền giống, nước, thuốc trừ sâu, phân bón tăng vùn vụt. Hai sào thu hoạch gần 5 tạ, trừ trầm chẳng lãi bao nhiêu. Cho nên hai ông bà phải còng lưng chằm tơi góp nhóp thêm đồng trả tiền nước, tiền thuốc chú ạ!”.
Thế là hóa ra, nghề chằm tơi lại nuôi nghề làm ruộng!?
Theo ông Ân, nghề chằm tơi với người già đau gối, mỏi lưng, nhưng với hai ông bà không thể không làm, vì đó là nguồn sống. Ông cho biết, con trai ông là anh Nguyễn Danh Thủy và cháu là Nguyễn Thị Thùy hiện ở xóm Yên Lạc vẫn lấy chằm tơi làm nghề phụ. Như thế, nhà ông Ân, nghề tơi là nghề cha truyền con nối.,
Vẫn biết nghề mọn này chẳng thể giàu có, nhưng là nghề lao động, mồ hôi, nước mắt làm cho con người thánh thiện ra, nên ông khuyến khích con cháu không bỏ nghề.
Mai sau, con cháu học hành đỗ đạt, có thể làm nghề khác, sinh sống bằng nghề khác, nhưng nghề chằm nón đã dạy cho bài học giản dị, chất phác, bài học yêu lao động để từ đó hình thành nên cốt cách của người lao động thì không thể phụ bạc và khinh nhờn.
Áo tơi và nghề chằm tơi: Chuyện không bao giờ cũ
Vào vụ gặt hay vụ cày cấy (khoảng tháng 5 hay tháng 6) nhìn xuống cánh đồng ở Cẩm Xuyên hay Thạch Hà, Can Lộc, những chiếc áo tơi đã làm dịu đi những nắng lửa.
Tơi không chỉ dùng cho người có tuổi mà trẻ em, thanh nữ cũng khoác áo tơi quê nhà.
Trẻ em choàng áo tơi chăn trâu, chăn vịt hay nhổ mạ trên đồng. Quây tròn lại, đố gió thổi vào được.
Thanh nữ giưa đồng không, mông quạnh, chụm tơi trên bờ là có một WC di động.
“ Trên nắng, dưới nước như đun sôi, lại gió Lào quần quật quạt lửa nữa, không có áo tơi làm răng có thể cúi xuống gặt, cấy hái được chú”. Bà Đặng Thị Cháu trao đổi.
Cái áo tơi lại tiện lợi ở chỗ, buổi trưa giờ nghỉ lên bờ, mấy cái tơi chụm lại thành bóng râm để ăn uống tại chỗ rồi tiếp tục xuống ruộng
“ Tôi lái máy cày, máy bừa mang tơi chống được nắng nóng. Đúng là hiện đại đồng hành cùng thô sơ”. Anh Thân Viết Thi (38 tuổi) nói.
“ Mùa mưa bão, ni lông, ni liếc mang cảnh, nhằm nhò chi. Cái áo tơi, gió bề nào che bề nấy, mưa có táp vào, bão có quất tơi bời cũng chẳng làm cóc khô chi được!”. Ông Đặng Văn Quang khẳng định.
Cái áo tơi bao đời nay bạc sờn qua năm tháng, dầm mưa dãi nắng là người bạn thấm hết nỗi gian lao của người nông dân.
Khi tả tơi, những chiếc áo tơi áy, ngã mình, khum lại lót ổ cho gà ấp trứng hay lại hiến mình che đậy những vại cà, vại nhút mà không chịu là vô ích.
Chiếc áo tơi cùng người nông dân đã thăng hoa thành ca dao, lục bát, thành tranh ảnh, thơ văn và cất lên không chỉ ở “Hà Tĩnh mình thương”…
Vì lẽ đó, còn mưa nắng, còn đồng ruộng, còn nông dân là còn nghề chằm tơi.
Về Yên Lạc, nhân dân đang hồ hởi xây dựng nông thôn mới. Chiếc áo tơi với nghề chằm tơi câu chuyện không cũ bao giờ!
Bài và ảnh : Lê Văn Vỵ
Đọc thêm :  http://danso.giadinh.net.vn/xa-hoi/lang-ao-toi-20110919110641757.htm

Wednesday, March 26, 2014

  • BS NGUYỄN TẤN TỜI .
    ( Minh họa cho hình ảnh trên, trích tự truyện của Quân Y sĩ Nguyễn Tấn Tờn) Cuối cùng nhóm chúng tôi cũng lên được boong tàu Hải Vận Hạm 09, lên được boong tàu bằng dây thừng thòng xuống biển không phải dể, nhất là anh Quang phải giúp vợ, giúp đứa con trai 3 tuổi và con chó nhỏ, lên đến nơi ai cũng mệt lả. Tôi thì khá hơn vì còn trẻ. Nhóm chúng tôi “chụm” lại một góc tàu, nhìn toàn cảnh trên boong tàu: Vô số người di tản, người già trẻ con ngồi la liệt. Không hiểu tàu vớt người từ các cảng nào ở rải rác miền Trung để neo trạm cuối tại biển Nha Trang? Vớt tiếp những người còn rơi rớt trên biển, trong đó có nhóm chúng tôi? Chúng tôi lên được boong tàu, sau 1 giờ thì tàu nhổ neo vào miền Nam. Trên tàu có lẻ đã chứa hàng ngàn người. Nhóm chúng tôi chẳng ai nghĩ đến ăn uống, thôi thì phó mặc cho tàu. Ra đi không ai đem theo gì để ăn uống cả! Tàu đi xa bờ, trong 3 ngày đầu, chúng tôi không thấy đất liền, không thấy núi. Toàn biển, biển, biển êm đềm “Tháng 3 bà già đi biển”. Vấn đề vệ sinh trên tàu thật gay go, đàn ông chúng tôi thì dễ, nếu muốn “tè” thì cứ xả ra biển, bên mạn tàu, còn vợ Quang? Chị cứ ngồi như thế chịu đựng, đứa bé thì sợ quên cả quấy rối, nó ôm con chó đen không rời, con chó cũng sợ đến nỗi cứ rúc đầu vào đứa bé! Tôi không biết vợ Quang “tè” bằng cách nào? Tôi cũng quên mất, lúc đó chúng tôi ăn uống bằng gì? Có lẻ tàu có phát “gạo sấy” và ít nước ngọt cầm hơi?
    Sáng ngày thứ 3 có tiếng loa phóng thanh từ đài chỉ huy: “Yêu cầu các Bác sĩ Quân, dân y tị nạn trên tàu đến đài chỉ huy gặp hạm trưởng để bàn kế hoạch giúp đỡ dân tị nạn trên tàu, có nhiều người bị bệnh”. Loa kêu gọi nhiều lần, tôi cứ phớt lờ, tôi cũng yếu rồi, ngồi một góc trên boong tàu dưới cái nắng như thiêu đốt đã 2 ngày làm sao không yếu? Một lát sau loa phóng thanh lại dục dã gọi các Bác sĩ Quân, dân y đến gặp hạm trưởng gấp! Tôi không phớt lờ được nữa, tôi nói với Quang và Trạm “Tôi phải đến xem sao?” Tôi đi loạng choạng, dò từng bàn chân để khỏi đạp vào vô số người nằm, ngồi trên boong tàu. Trên đường đi người đầu tiên tôi gặp là Y Tá trung sỹ Ninh cùng gia đình, trước đây tôi và anh ta cùng làm việc tại Quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang. Tôi rủ anh ta đi cùng tôi, theo lời kêu gọi của đài chỉ huy. Anh nói “Ông thầy khoẻ thì cứ đi lo cho họ, tôi không làm nổi”. Tôi ngao ngán quá, không nói gì thêm, đâu đó tôi thấy Bác Sĩ Cương (cùng khóa với tôi), ông ta bắt gặp ánh mắt tôi cũng xoay chổ khác. Tôi chẳng nghĩ ngợi gì nữa, cứ len từng bước đến đài chỉ huy: Tôi nói với viên sỹ quan hải quân thường trực về lý do có mặt của tôi. Ông ta dẫn tôi xuống phòng hạm trưởng: Căn phòng khá bề thế, hai hàng ghế đệm quanh chiếc bàn dài bóng loáng, phòng họp chứa hàng chục chỗ ngồi. Ông hạm trưởng đang có mặt trong phòng. Ông mang “lon” đại tá hải quân, Ông còn trẻ nhưng dáng bệ vệ, vẻ mặt phúc hậu? Viên sỹ quan trực giới thiệu tôi với ông, ông chỉ ghế tôi ngồi gần đó, lịch sự xin lỗi tôi đợi một chút. Ông đang nói chuyện với 3 quân nhân khác cũng có mặt trong phòng họp; Hai trong 3 ông ấy mang “lon” đại tá bộ binh. Ông nói với họ: “Tàu của chúng tôi đi trên biển đã hơn một tháng, chưa được vào đất liền, lương thực sắp cạn mà phải chu cấp hàng ngàn người tị nạn nên không thể giúp gì hơn cho các ông!” Ba ông sĩ quan xin xỏ gì đó tôi không nhớ và không quan tâm vì việc tôi lên gặp ông hạm trưởng là “chẳng đặng đừng” do “loa” gọi rát quá, tôi không thể không đến! Tôi thấy ông hạm trưởng gọi sỹ quan trợ lý đem đến vài bao “Gạo sấy” đưa cho 3 vị sỹ quan cấp tá rồi tiễn họ. Công việc chỉ thoáng chốc; Ông xoay qua tôi, ánh mắt đã dịu. Tôi tự giới thiệu về mình một chút. Có lẻ ông thấy dáng đi xiêu vẹo lúc tôi bước vào phòng nên ông nói với tôi: “Bác Sĩ phải tự cứu mình trước khi cứu người”. Thế rồi ông nhờ tôi điều trị cho một bệnh nhân đặc biệt!.
  • Bacsi Nhaque Chẳng có người tị nạn nào trên tàu bị bệnh như “loa” kêu gọi cả! Ông gọi sỹ quan thường trực dẫn tôi xuống phòng quân y ăn uống, lấy lại sức rồi dẫn tôi đến khám bệnh và điều trị cho “người bệnh đặc biệt”. Họ đưa tôi vào một căn phòng sạch sẽ khoảng 3m*3m, trong phòng có một giường chiếc trải ra trắng, có một người đàn bà khoảng 30 – 40 tuổi, vẻ mặt xanh xao, nhăn nhó, có vẻ đau đớn, khó chịu? Bà ta đang được tiếp dịch truyền, loại dịch DW 5% của quân đội Mỹ ! Tôi được viên sỹ quan đi theo giới thiệu bệnh nhân là vợ Đại Úy Hiệp cơ khí trưởng của tàu (sau này tôi mới biết trên tàu cơ khí trưởng là nhân vật quan trọng, chỉ sau hạm trưởng, mặc dầu cấp bậc sau các hạm phó?). Tôi khám bệnh cho bà ấy: Tôi sợ nhất là bệnh nhân đau bụng, dù đơn giản là viêm ruột thừa thì cũng không biết phải làm thế nào? Phòng y tế của tàu chỉ xử lý những trường hợp đơn giản! Nhưng thật may là tôi khám kỹ bụng của bà ta không có dấu hiệu gì phải can thiệp ngoại khoa! Huyết áp bệnh nhân hơi thấp, buồn nôn nhiều lần, không ăn được nên cơ thể suy nhược. Bệnh nhân có vẻ say sóng và dị ứng thứ gì đó? Tôi có đem theo mấy ống Hydrocortison, ít viên thuốc an thần, thuốc kháng histamin và ít thuốc chống co thắt (spasmavérin), tôi sử dụng thận trọng nhưng đủ liều…Vài giờ sau bà ấy đỡ hơn, sắc mặt “hồng” hơn, chuyền hết chai DW 5% là bà ấy gần như khoẻ hẳn?
    Từ đó ông Đại tá hạm trưởng tín nhiệm và cảm tình với tôi, ông đề nghi tôi ở hẳn phòng quân y. Tôi đến phòng quân y của tàu, phòng có 3 y tá, trong đó có một ông y tá thượng sỹ già. Thời quân đội Sài Gòn thượng sỹ quân y là những người có tay nghề khá, lăn lộn chiến trường lâu năm, có người có nhiều công trạng, được cấp trên tín nhiệm. Ông thượng sỹ nhìn tôi qua ánh mắt thiếu thiện cảm và khinh khỉnh! Thế nhưng lệnh của Hạm trưởng ông phải chấp hành. Tôi được ăn cơm nấu chín, có cá, có nước trà uống! Thế nhưng ông y tá thượng sỹ già khó chịu quá! Ông không ưa tôi ra mặt, không nói, không rằng nếu có nói gì đó thì ông gọi tôi là “Trung úy” điều mà trong ngành quân y chế độ cũ người ta không gọi như thế! Thường thì họ gọi “Ông thầy” hay “Bác Sĩ”, hồi đó cái trật tự thông thường là như thế?! Đặc biệt ông thượng sỹ và 2 đàn em của ông không buồn nói chuyện với tôi! Thế thì thôi vậy! Tôi cũng muốn trở lại cái góc boong tàu chịu nắng gió, đói khát với gia đình Quang và Trạm.
  • Bacsi Nhaque Nhưng một chuyện không ngờ lại đến: Ngày thứ hai tôi ở phòng quân y tàu, có một chị từ Pleiku, không hiểu sao lưu lạc di tản trên con tàu này lại đến ngày sanh, họ đưa chị vào phòng quân y khoảng 9 giờ sáng. Ông thượng sỹ già thì biết gì về sản khoa, ông chỉ biết các vết thương chiến tranh sơ sài, các bệnh tật xoàng xỉnh của các anh lính. Có bệnh khó thì đã được đem về bệnh viện hải quân hoặc có tàu y tế? Ông thượng sỹ bối rối trước “Bà bầu” sắp đẻ! Mặt khác ông muốn thử tôi? Sản phụ con so, tôi khám thấy chị khoẻ mạnh, thăm cổ tử cung thấy đã nở 6 phân, cơn go tốt, mạch, huyết áp tốt; Lý tưởng để chuẩn bị sanh; Lúc đó là 9 giờ sáng, tôi nói với ông thượng sỹ chuẩn bị dụng cụ: Tôi yêu cầu đơn giản chỉ cần 2 cái kẹp, 1 cái kéo, 1 sợi chỉ, tôi nói “chỉ may áo quần cũng được!” và nước sạch. Tôi nói thêm là khoảng 12 giờ trưa thì sanh! “Hay không bằng hên”: Sau 3 giờ chờ đợi chị ta “đau bụng dục sanh”, tôi thăm dò âm đạo lần cuối; Cổ tử cung đã xoá hoàn toàn. Đúng 12 giờ trưa ngày 2-4-1975 tôi đỡ cháu bé gái chào đời, mẹ tròn con vuông. Tôi không thấy mừng vì một mình tôi làm túi bụi: Cột rốn, cắt rốn, chốc ngược đứa bé vỗ vỗ vào mông cho nó khóc “oe oe”, tắm rửa cho nó…nửa giờ sau tôi lấy nhau, may quá, nhau đầy đủ, sản phụ mạnh khoẻ, nét mặt chị ta vui vẻ như ở nhà, tôi bế đứa bé để nằm bên chị. Ông thượng sỹ già nhìn tôi khác hẳn, ông nói “Ông thầy” giỏi quá! Nói 12 giờ sanh là đúng y chang! Tôi nói: “Có gì đâu, sanh đẻ là tự nhiên mà, mình chỉ đỡ giúp đứa bé ra thôi”. Thế nhưng thái độ của ông thì khác hẳn; Buổi chiều hôm đó ông cùng 2 đệ tử dùng cơm với tôi, ông còn gắp đồ ăn cho tôi, nói cười vui vẻ! Tôi thấy hơi ngượng nhưng cố chịu. Tôi “gồng mình” xin phép ông thượng sỹ cho tôi một ít cơm nóng, ít nước trà đem lên boong cho vợ chồng Quang và Trạm. Họ vui mừng lắm; Đã hơn 3 ngày nay họ chỉ ăn ít “Gạo Sấy” uống ít nước để sống cầm hơi! Tôi lại đem vợ Quang xuống “tè” dưới phòng quân y tàu, sướng quá, mấy ngày nay vợ Quang “nín” tài thật! Quang và Trạm còn nói giỡn: “Một người làm quan cả họ được nhờ”; Nhưng chỉ là do vận may của tôi: “Chó ngáp phải ruồi”.
    Gần tối tôi lên phòng hạm trưởng báo với ông về công việc tại phòng quân y, đề nghị ngày mai ông cố gắng xuống phòng quân y đặt tên cho cháu bé. Ông đồng ý. Sáng hôm sau ông xuống thăm sản phụ và cháu bé duy nhất ra đời trên tàu của ông. Ông đặt tên cho cháu là Đỗ Thị Cần Thơ, ông nói hải vận hạm 09 có tên khác là tàu Cần Thơ.
    Sau đó tôi gặp ông nhiều lần, ông nói “Ông sẽ đề nghị với Bộ tư lệnh hải quân (chế độ Nguyễn Thiệu) cấp cho tôi cái hải vụ bội tinh!”, lúc đó tôi chẳng thiết tha gì! Tôi là một người lính “Bất đắc dĩ”, đi lính 3 năm nay chẳng có bằng khen, giấy khen gì đâu?.
    Tàu đi hơn một tuần trên biển, ông cho tôi biết không “cập” tàu đâu được, ở đâu cũng từ chối, Vũng Tàu tràn ngập dân tị nạn; Sài Gòn không có chỗ cho tàu vào, tình hình rất lộn xộn! Ông phải cho tàu ra Phú Quốc. Mười một ngày lênh đênh trên biển tàu cũng đến được cảng An Thới Phú Quốc chiều ngày 10-4-1975. Hạm trưởng mời tôi lên phòng của ông để cho tôi biết đã đến lúc tất cả người di tản trên tàu đều được đưa về trại tập trung, riêng tôi ông hỏi có yêu cầu gì trong phạm vi có thể được ông đều giải quyết. Tôi xin ông gọi điện cho bạn tôi là Bác Sĩ Lê Huy Thụy bệnh xá trưởng Phú Quốc, cho Thụy biết có tôi trên tàu và nói với Thụy đón tôi tại cầu tàu. Tôi xin ông cho tôi đem theo một người bạn là thiếu tá Trạm, anh ta quá yếu đuối, có nhiều bệnh tật, đi với tôi để tôi giúp ông khỏi vào trại tập trung. Hạm trưởng đồng ý, ông bảo tôi về phòng quân y chờ ông sắp xếp xong sẽ có “loa” mời. Vài phút sau trên loa có tiếng: “Mời Bác Sĩ Tờn và ông bạn lên phòng hạm trưởng để sắp xếp vào đất liền”. Thế là tôi và Trạm như trúng số, giả từ tàu, xuống ca nô vào cầu cảng, ở đó đã có Bác sĩ Lê Huy Thụy đón chúng tôi bằng xe Jeep do anh lái. Chúng tôi vào trạm xá khoảng 4 giờ chiều ngày 10-04-1975. Thụy dẫn chúng tôi đi thăm trạm xá, rồi anh có điện phải lên bộ tư lệnh để nhận chỉ thị mới? Chúng tôi chờ Thụy ở trạm xá, đến tối anh về đãi chúng tôi ăn phở ở quán Bò Vàng, anh nói với tôi: Chế độ Nguyễn Văn Thiệu sắp xoá sổ. Tư lệnh đã sắp xếp để đoàn tùy tùng và Thụy lên máy bay di tản sang Mỹ, anh nói anh đã xin Tư lệnh để tôi cùng đi, anh hỏi tôi: Thế nào? Tôi không đồng ý. Tôi xin anh cho tôi một chiếc ca nô ngày mai sang Dương Đông để mua vé máy bay về Sài Gòn. Hồi đó ở Phú Quốc chỉ có đảo Dương Đông là có phi trường dân sự, phi trường rất đơn sơ, chỉ sử dụng cho phi cơ loại nhỏ. Sáng 11 – 04 – 1975 tôi và Trạm dùng ca nô do Thụy sắp xếp qua đảo Dương Đông mua vé máy bay về Sài Gòn. Về Sài Gòn Trạm đi đâu đó ở với người thân, tôi thì “không đồng xu dính túi” tìm về tá túc tại nhà bạn thân là Kỹ sư Huỳnh Thu Nguyên ở đường Võ Di Nguy (nay là đường Nguyễn Kiệm) quận Phú Nhuận. Nguyên cưu mang tôi không thiếu thốn…

    Sài Gòn những ngày đó tôi ví như cái chảo khổng lồ trên biển lửa mà con người thì cứ chạy lui chạy lại trong cái chảo càng ngày càng nóng. Tôi thì “bình thân như vại”. Cứ chờ, cứ chờ, chờ cái gì?... Cho đến ngày 30 – 04 – 1975… Rồi tôi tiếp tục sống lây lất đến tháng 6 năm 1975: chung một con tàu cùng các bạn vào trại học tập cải tạo.
    04 – 09 – 2006

Tuesday, March 25, 2014

DANH SÁCH NGƯỜI VIỆT NAM NỔI TIẾNG TRONG DÒNG CHÁNH CỦA MỸ .

List of Vietnamese Americans

From Wikipedia, the free encyclopedia
This is a list of notable Vietnamese Americans. To be included on this list, a person must not only be notable in the Vietnamese-American community, but must have also garnered recognition from mainstream America. (Thus, the inclusion of a Vietnamese-American with recognition only within the Vietnamese community, such as a singer from Thúy Nga's Paris by Night concerts, is not acceptable.)

Arts and entertainment

Actors

Anchors

Directors

Dance group

  • Poreotics ABDC season 5 Champions
    • Matthew "Dumbo" Vinh Quoc Nguyen
    • Charles Viet Nguyen
    • Can Trong "Candy" Nguyen

Musicians

Other

Business

Literature and journalism

Military

Politics and law

Science and education

Han Dinh

Sports

Religion