Tuesday, January 30, 2018

Zach King Magic Tricks - New Best Zach King Magic Best Funny Magic Video...

Sát thủ Ngọc Phan và Đoan Trinh


Sát thủ Ngọc Phan và Đoan Trinh
Lữ Giang
Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi. Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn Thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bọn lính Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…”
Trên đây là một đoạn nói về những tội ác mà hai tên sát thủ Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh đã gây ra trong Tết Mậu Thân ở Huế do bà Nguyễn Thị Thái Hòa là một nạn nhân kể lại.
SÁT THỦ HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Báo chí trong nước nói rất ít về tông tích của hai tên sát thủ Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh, có lẽ vì những sự tàn ác của hai tên này trong Tết Mậu Thân quá ghê rợn và quá rõ ràng, nên phải giấu kín để tránh phản ứng của dân chúng, nhất là của gia đình các nạn nhân.
Hoàng Phủ Ngọc Phan, em ruột của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh năm 1939 tại Huế, nhưng quê ở làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, cùng quê với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Bố của Tường và Phan làm y tá ở bệnh viện tỉnh Quảng Trị, sau về làm ở Huế, cư ngụ trong cư xá công chức ở đường Mai Thúc Loan, trong Thành Nội, gần trường Bồ Đề.
2015 MARCH 5 hoangphungocphan.jpg 300
Khi Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang phát động chiến dịch gây bạo loạn để cướp chính quyền ở Huế và Đà Nẵng năm 1966, Phan đang là sinh viên y khoa năm thứ 2 Đại Học Y Khoa Huế, đã tham gia vào “Đoàn Sinh Viên Quyết Tử” do Nguyễn Đắc Xuân làm Đoàn trưởng. Đây là một tổ chức ngoại vi của Đoàn Sinh Viên Phật Tử Huế.  Đoàn Sinh Viên Phật Tử Huế lúc đầu do Hoàng Văn Giàu làm Trưởng Đoàn, sau đó là Vĩnh Kha, cònThái Thị Kim Lan làm Phó. Đám này gồm có các tên chủ yếu sau đây: Trần Quang Long, Nguyễn Thiết, Nguyễn Hữu Châu Phan, Phan Chánh Dinh, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Tấn Hùng, Nguyễn Đắc Xuân, Thái Thị Kim Lan, Hoàng Thị Thọ, Phạm thị Xuân Quế, Bửu Chỉ…
Trong tập hồi kỳ “Năm tháng dâng người", Lê Công Cơ, một đảng viên Đảng Cộng Sản có tham dự vào Đoàn Sinh Viên Quyết Tử đã cho biết như sau:
Trước thời cơ ngàn năm có một, thông qua sự chỉ đạo của Thành ủy… Đoàn sinh viên quyết tử Huế ra đời với quân số trên 500, được chia làm 4 đại đội và do anh Xuân làm tiểu đoàn trưởng. Sinh viên quyết tử được trang bị các vũ khí tự tạo và một số súng, lựu đạn do binh lính tại Huế cung cấp. Đoàn Sinh viên quyết tử, với những chàng thư sinh ngày nào, giờ mặc những bộ đồ ka-ki, đội mũ tai bèo diễu hành qua các phố “thề bảo vệ Huế đến cùng” đã tiếp thêm sức mạnh cho người Huế trong cơn dầu sôi, lửa bỏng”.(NTDN, tr.293.294)
Nguyễn Đắc Xuân có đính chính rằng đoàn “đội mũ lưỡi trai (theo kiểu Mỹ)” chứ không phải “đội mũ tai bèo”!
Nhưng cuộc nổi loạn thất bại, nhóm Đoàn Sinh Viên Quyết Tử một số bị bắt, một số được Hoàng Kim Loan đưa vào chiến khu theo Việt Cộng, một số chạy vào Sài Gòn ẩn nấp tại 3 nơi: Trung Tâm Quảng Đức của Thích Thiện Minh ở số 294 đường Công Lý, chùa Pháp Hội ở số 702/105 đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) Quận 10 và cư xá Viện Đại Học Vạn Hạnh, nhưng Trung Tâm Quảng Đức của Thích Thiện Minh là nơi tập trung đông nhất.
Trong hồi ký trên, Lê Công Cơ cũng tiết lộ rằng khi phong trào bị đàn áp, chính Cơ đã viết thơ cho Thành Ủy xin đưa Tường, Phan và Xuân ra hậu cứ. Trong bài “Kỷ yếu về Hòa Thượng Thiện Siêu” Nguyễn Đắc Xuân cho biết Xuân đã mượn áo cà sa mặc vào giả làm Ni-cô, được Phạm Văn Rơ và Cao Hữu Điền hộ tống lên chùa Từ Đàm, sau đó qua chùa Kim Tiên rồi chùa Tường Vân, nhưng: “Không ngờ chùa Tường Vân nằm trong địa bàn lõm của Thành ủy Huế.” Đến đầu tháng 7/1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường từ Thành ủy Huế trên chiến khu gởi thư rủ Xuân ra chiến khu, chờ tình hình yên rồi trở lại. Xuân đã mặc áo cà sa ra đi hôm 10.7.1966… Những tiết lộ này cho thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đi theo Việt Cộng trước biến cố 1966.
Nhóm ở Trung Tâm Quảng Đức do Hoàng Văn Giàu lãnh đạo gồm khoảng 90 tên, trong đó có Vĩnh Tùng, Vĩnh Kha, Huỳnh Ngọc Ghênh, Nguyễn Tấn Hùng, Nguyễn Thế Côn, Trần Xuân Kiêm, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Trần Triệu Luật, Phan Long Côn, Trần Văn Long… Sau biến cố này Thích Thiện Minh quyết định tách ra khỏi Thích Trí Quang và thành lập Phật Xã Đảng để hoạt động riêng, nhưng nghiêng hẳn về phía Cộng Sản. Một số trong nhóm này đã được đưa vào chiến khu, trong đó có Hoàng Phủ Ngọc Phan và Trần Triệu Luật (đã chết trong chiến khu).
Sau nhiều lần cảnh cáo, tối 25.2.1969 cơ quan an ninh đã lục soát Trung Tâm Quảng Đức, tìm thấy nhiều truyền đơn tuyên truyền cho Cộng Sản và một số vũ khí, bắt Thích Thiện Minh và 66 sinh viên đang cư ngụ và đưa về điều tra, trong đó có lãnh tụ Hoàng Văn Giàu.
Hoàng Văn Giàu sinh năm 1938 tại Phủ Cam, Huế, con con ông Hoàng Văn Xương (ở khu sau nhà thờ), nhưng gia đình này không theo Công Giáo. Giàu là người hoạch định mọi kế hoạch đấu tranh của nhóm sinh viên Phật Giáo ở Huế cũng như ở Trung Tâm Quảng Đức và là “cố vấn” của Thích Thiện Minh. Đi sát với Giàu có Nguyễn Tấn Hùng, Phan Long Côn, Trần Văn Long… bị phát hiện là những cán bộ cộng sản nằm vùng. Khi dẫn đi, cảnh sát đã còng chung Giàu với Hùng.
Ngày 15.3.1969 Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Vùng III đã xét xử và tuyên phạt Thích Thiện Minh, tên thật là Dỗ Xuân Hàng, sinh năm 1921, 10 năm khổ sai và 5 năm cấm cố. Ít lâu sau ông được ân xá vì cam kết không hoạt động cho Cộng Sản nữa.
Riêng nhóm Hoàng Văn Giàu được chia ra hai loại, loạt cán bộ cộng sản thì bị giam giữ, có người cho đến 1975, còn loại sinh viên đấu tranh thì bị bắt đi nhập ngũ, sung vào những đơn vị thuộc Sư Đoàn 21 đóng ở Chương Thiện. Riêng Hoàng Văn Giàu chỉ ở quân trường một thời gian thì được biệt phái về Tổng Cục Chiến Tranh Chánh TrịGiàu nhân danh Vụ Trưởng Sinh Viên Phật Tử Vụ tuyên bố giải tán Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn - Vạn Hạnh vì bị các sinh viên Mặt Trận Giải Phóng thao túng. Vì thế nhiều người tin rằng Giàu là phản gián của cơ quan an ninh. Nhưng có người lại cho rằng Giàu là một tên hèn nhát, lừa thầy phản bạn, bán đứng tổ chức.
Việt Cộng cũng không tin Giàu nên sau khi chiếm miền Nam, đã bắt Giàu giam ở Trại Phan Đăng Lưu (tức trại tù Gia Định cũ) một thời gian. Năm 1982 Giàu đã qua Úc và bắt đầu viết nhiều bài trên Sachhiem.net của nhóm Giao Điểm và Chuyenluan.net chửi Công Giáo và chế độ Ngô Đình Diệm với nhiều bút hiệu khác nhau để chứng tỏ “ta đây không phải là phản gián” hay phản bội! Nay thì Giàu đã bị tai biến và không còn viết lách gì được.
Khi giới thiệu tác phẩm “Dưới ánh hỏa châu” của Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nhà xuất bản TRẺ ở Đà Nẵng đã viết “Phan nguyên là sinh viên tranh đấu ở Huế thoát ly kháng chiến. Từ Miền Trung trôi dạt vào Sài Gòn, về vùng kháng chiến Miền Đông, Miền Tây Nam Bộ, lên R, sang chiến trường Campuchia...”
Hoàng Phủ Ngục Phan đã cùng với Trần Triệu Luật từ Sài Gòn đi vào chiến khu chứ không phải từ Huế, còn Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đi từ Huế.
Trong biến cố Tết Mậu Thân, Phan đã trở lại Huế cùng với Nguyễn Thị Đoan Trinh và bộ đội Cộng Sản, đi tìm bắt hoặc giết các nhân viên chính quyền, quân đội, cảnh sát và những thành phần bị coi là chống cộng trong thành phố Huế.
Sau 30.4.1975 Phan đã trở lại Huế và làm “nhà văn” với bút hiệu là Hoàng Thiếu Phủ hay Ngọc Phang Lang. Trong tác phẩm “Dưới ánh hỏa châu”, Phan không hề nói gì đến chuyện Phan làm mưa làm gió ở Huế trong suốt 22 ngày trong Tết Mậu Thân mà chỉ cho biết “Khoảng trưa hôm ấy, đoàn công tác chúng tôi được lệnh tập kết ở khu vực Đại Nội để chờ đến tối sẽ rút ra khỏi thành phố” và Phan thấy ở đâu đều chật ních đồng bào lánh nạn.
MA NỮ NGUYỄN THỊ ĐOAN TRINH
Nguyễn Thị Đoan Trinh sinh năm 1949 tại Huế. Đoan Trinh có nghĩa là ngay ngắn và thủy chung, nhưng những gì mụ ta đã làm lại rất ghê rợn, dân Huế thường gọi mụ ta là Ác phụ hay Ma nữ. Chúng tôi phải nói qua gia đình của Đoan Trinh để đọc giả có thể hiểu tại sao đất kinh thành Huế theo Phật giáo thuần thành, phủ đầy chùa chiến mà lại sinh ra một con ác quỷ như vậy.
Nguyễn Thị Đoan Trinh là con của Nguyễn Văn Đóa, nhưng thường được gọi là Nguyễn Đóa, một đảng viên đảng Cộng Sản. Lúc đầu Đóa là giáo viên tiểu học, rồi làm giám thị trường Khải Định, khi về hưu dạy Pháp văn ở trường Bồ Đề Thành Nội.
Trường Bồ Đề Thành Nội được Hội Tăng Già Trung Việt thành lập năm 1953 ở số 35 đường Đặng Dung, phường Thuận Thành, Huế, rất gần với nhà Đóa. Ông Lê Mộng Đào là hiệu trưởng đầu tiên và các giáo viên đều là Phật tử như Võ Đình Cường, Nguyễn Đóa, Nguyễn Hữu Ba, ông Cao Xuân Lữ, Tôn Thất Dương Tiềm, Cao Cự Phúc, Lê Quang Vịnh…. Nhưng đây là một ổ hoạt động trí vận Cộng Sản. Những đảng viên nổi tiếng đều có mặt ở đây như Võ Đình Cường, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm (rể của ông Đóa)…
Võ Đình Cường, người được Việt Cộng gọi là “cây đại thụ của Gia đình Phật tử Việt Nam” sinh năm 1917 tại Huế, vào Đảng CSVN năm 1943, từng giữ chức Ủy Viên Tuyên Vận của Tỉnh ủy Thừa Thiên, bị bắt rất nhiều lần, nhưng mỗi lần Cường bị bắt, Thích Trí Quang đều can thiệp, cơ quan an ninh phải thả ra, vì Cường vừa là Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử, vừa là người chỉ đạo và “cầm tròng” Thích Trí Quang (chúng tôi đã chứng minh nhiều lần).
Nguyễn Đóa gốc Quảng Nam, có bốn người con, hai trai và hai gái, người con trai đầu tên là Nguyễn Bồng,năm nay cũng phải 82 tuổi, hiện đang ở Kim Long. Anh này không theo Cộng Sản. Đoan Trinh là con út. Cả gia đình đều đã quy y và được gọi là “Phật tử thuần thành” vì thế người ta thường gọi Nguyễn Đóa với danh xưng “Đạo hữu Nguyễn Đóa”.
Tôn Thất Dương Tiềm, rể của Nguyễn Đóa, người thấp lùn, là một cán bộ nội thành và cũng như Võ Đình Cường, đã hoạt động cho Cộng sản từ trước 1954, y cũng dạy ở trường Bồ Đề. Tiềm là anh em con chú con bác với Tôn Thất Dương Kỵ. Kỵ hoạt động cho Cộng Sản đã bị chính phủ Phan Huy Quát trục xuất ra Bắc ngày 19.5.1965 qua ngả cầu Hiền Lương cùng với Bác sĩ Phạm Văn Huyền và ký giả Cao Minh Chiến.
Nhà Nguyễn Đóa ở kiệt 2 đường Âm Hồn trong thành nội Huế, gần trường Bồ Đề. Nguyễn Đắc Xuân kể lại: “Nhân một buổi trưa vắng tiếng súng tôi theo chân cô Đoan Trinh - con cụ Nguyễn Đoá về nhà cô ở đầu kiệt 2 đường Âm Hồn xin nước giếng tắm. Tôi mới vào phòng tắm, vừa cởi cái tay nải ra khỏi thắc lưng treo lên cửa thì pháo Mỹ rót ầm ầm xuống khu vực chúng tôi đang có mặt. Nhà cụ Đoá sập, một vài bộ đội tự vệ đang trú trong nhà chết và bị thương nặng.” 
Sau 30.4.1975, ông Đóa trở về và được cấp một căn nhà khác cũng trên đường Âm Hồn, nay đổi là 22 Lê Thánh Tôn (khúc đường Tống Duy Tân), Phường Thuận Thành, Huế. Sau khi ông Đóa chết,  Đoan Trinh đã bán căn nhà này và vào ở Sài Gòn.
Trước Tết Mậu Thân, Nguyễn Thị Đoan Trinh đang học dược tại Sài Gòn, được Nguyễn Đóa gọi về và dặn dò phải thể hiện tinh thần “Bi, Trí, Dũng” như thế nào khi Cộng quân chiếm Huế, rồi đi vào chiến khu. Ông Nguyễn Thúc Tuân, một cán bộ cao cấp được Việt Cộng giao cho theo dõi các hoạt động của Hòa Thượng Đôn Hậu ở chùa Thiên Mụ, đã kể lại như sau:
Tối mồng 4 Tết Mậu Thân, tôi cùng đi với bà Nguyễn Đình Chi (tên thật là Đào thị xuân Yến), cụNguyễn văn Đóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm (3 người) lên chiến khu cách thành phố Huế độ 4km. Tối ấy ở lại một đêm, ngày sau lên chiến khu gặp Gs Lê Văn Hảo đã lên trước ngày 30 tháng Chạp, gặp Cụ Đôn Hậu cũng đã lên trước vài ngày, từ Văn Xá đi lên độ 3 km đường chim bay. Chúng tôi giờ đây gồm 6 người: Bà Nguyễn đình Chi, Ô Nguyễn văn Đóa, Ô Tôn thất dương Tiềm, Gs Lê văn Hảo, cụ Đôn Hậu và tôi. Chúng tôi lên gặp ô Hoàng Phương Thảo, chủ tịch thành phố Huế. Ông này lo toàn bộ. Ở tại chiến khu Huế 15 ngày.”
Sau khi thất bại ở Huế, những người trên đã được Việt Cộng đưa ra Bắc. Thích Đôn Hậu, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm và bà Nguyễn Đình Chi đã đến gặp Hồ Chí Minh ba lần. Ngày 8.6.1969, khi “Chính phủ Cách mạng lâm thời” được thành lập, Huỳnh Tấn Phát làm Chủ Tịch, Nguyễn Đóa làm Phó Chủ Tịch, còn Thích Đôn Hậu làm Ủy Viên Hội Đồng Cố Vấn.
Vì bố là “Đạo hữu Nguyễn Đóa” được Đảng trọng dụng như thế, nên con gái là Đoan Trinh phải thực thi tinh thần “Bi – Trí – Dũng” một cách “kiên cường” khi Cộng quân chiếm Huế. Nguyễn Đắc Xuân xác nhận: “Đoan Trinh là con gái út của cụ (Nguyễn Đóa), hoạt động trong đội thanh niên công tác của tôi”. Đoan Trinh mặc bộ đồ màu hồng, đi xe Honda, vai đeo AK-47, lưng mang súng lục K-54, cùng với Hoàng Phủ Ngọc Phan “lục soát mọi nơi tìm bắt ngụy quân/quyền. Bất kỳ ai, khi hỏi giấy tờ, thị phát hiện là quân nhân hay cảnh sát ngụy thì thị nổ súng bắn chết ngay, không cần hỏi câu thứ 2.” Chuyện dài của Đoan Trinh và Hoàng Phủ Ngọc Phan sẽ được nói sau.
Sau khi Cộng quân rút khỏi Huế, Đoan Trinh đi theo và ra Hà Nội tiếp tục học ngành dược. Sau 30.4.1975 y thị đã trở lại Huế. Khi ông Đóa qua đời, y thị vào Sài Gòn, được cấp giấy phép số 2433 ngày 18.5.2011, mởtiệm thuốc tây lấy hiệu là HỮU THIỆN (!) ở địa chỉ G15/28G đường Ấp 7, Phường Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh, Sài Gòn. Dường Ấp 7 nay đã được đổi thành Láng Le Bàu Cò, nên địa chỉ hiện nay của Đoan Trinh là:
Nhà thuốc HỮU THIỆN, G15/28G Láng Le Bàu Cò, Phường Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh, điện thoại 84 91 249 48 09. Tại đậy có bán thuốc AK-47 và K-54, ai cần cứ đến mua.
KHI HAI SÁT THỦ RA TAY
Bà Nguyễn Thị Thái Hòa, năm 1968 là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế và đang thực tập tại Bệnh Viện Trung Ương Huế khi biến cố Mậu Thân xảy ra ở Huế. Gia đình bà ở đường Hàm Nghi, Huế. Bà vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng vụ Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh đánh lừa để giết 4 người thân trong gia đình bà, đó là 3 anh em ruột của bà mà Phan quen biết khi học ở Huế: Nguyễn Xuân Kính(sinh 1942, sinh viên Y khoa), Nguyễn Xuân Lộc (sinh 1946, sinh viên Luật) và Nguyễn Thanh Hải (sinh 1949, sinh viên Văn khoa). Sau khi giết 3 người này, Phan bắn chết luôn ông nội của bà là cụ Nguyễn Tín (70 tuổi). Sau đó, Phan bắt Lê Tuấn Văn, một sinh viên Văn khoa, đào huyệt tại vườn sau nhà cụ Tín để chôn 4 người trên rồi bắn Lê Tuấn Văn luôn.
Khi các cơ quan truyền thông hải ngoại phổ biến rộng rãi lời tố cáo của bà Nguyễn Thị Thái Hòa về những chuyện gian ác mà Phan và Trinh đã làm, Phan đã mượn tờ Tạp Chí Sông Hương ở Huế do Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng Biên Tập, và một nữ cán bộ có tên là thi sĩ Đông Hà làm cò mồi để giải thích bâng quơ: Đó là luận điệu tuyên truyền vu khống của kẻ địch.” Khi được hỏi tại sao không phản biện, Phan nói: “Thường thì tôi không có hứng thú tranh luận trên những trang web lá cải của những người CCCĐ (chống cộng cực đoan)…Gia đình tôi vốn theo đạo Phật. Cả anh Tường và tôi đều có pháp danh và có phái quy y với bổn sư Thích Đôn Hậu. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, buộc lòng tôi đã phải lên tiếng vạch trần những chỗ trật lất và láo toét…” Nhưng Phan chỉ cho rằng trong Tết Mậu Thân, Tường không có mặt ở Huế, chứ không hề đả động gì đến chuyện bà Thái Hòa đã tố cáo. Đó là kiểu “vạch trần” của Phan!
Bà Nguyễn Thị Thái Hòa hiện đang ở hải ngoại. Câu chuyện bà kể khá dài và rất bi thảm, chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ trong một bài khác.
Ngày 14.8.2015
Lữ Giang

Sát thủ năm mậu thân ở huế
Tra trong Google, thì sát thủ Nguyễn Thị Đoan Trinh, đã sát hại rất nhiều quân nhân VNCH tại Huế, mà "không hỏi đến câu thứ hai", sau là một dược sĩ, đang làm chủ một tiệm thuốc tây: "Nhà thuốc Hữu Thiện, G15/28G Láng Le Bàu Cò, Phường Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh, điện thoại 84 91 249 48 09".

Tết Mậu Thân 1968 nhìn từ một nhà văn đảng viên cộng sản ở Hà Nội

05 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 39445)

Tết Mậu Thân 1968 ở Huế nhìn từ một nhà văn cộng sản ở Hà Nội

  • Lê Duẩn nghe báo cáo về sự thật Tết Mậu Thân bịt tai bỏ chạy
  • Tướng Giáp là người duy nhất trong bộ chính trị lên tiếng không đồng tình với ý tưởng Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Xuân 1968

Phạm Đình Trọng
Trích Về Với Dân

Part 3: Khắc Khoải Xuân Mậu Thân 1968


Sau năm 1975, học xong khóa I trường Viết Văn Nguyễn Du, tôi có hai năm làm việc ở Ban Ký Sự Lịch Sử Quân Sự thuộc Tổng Cục Chính Trị.

Ban có nhiệm vụ hoàn thành bản thảo bộ ký sự lịch sử “Trận Đánh Ba Mươi Năm” gồm 5 tập. Từ 1945 đến 1975, ba mươi năm chiến tranh được chia ra làm năm giai đoạn, mỗi giai đoạn là một tập sách.

Gần ba mươi nhà văn, nhà báo quân đội chia làm năm nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một tập bản thảo. Tôi và nhà văn Đào Thắng được bổ xung về Ban ở giai đoạn cuối và làm tập năm do nhà văn, thượng tá Nam Hà làm trưởng nhóm. Gặp gỡ các tướng lĩnh, những người hoạch định các chiến dịch, những người chỉ huy những trận đánh. Đọc hồi ký của các tướng lĩnh quân đội miền Bắc, quân đội miền Nam, quân đội Mỹ. Sục vào các kho hồ sơ lưu trữ...
Nguồn tư liệu gốc ngổn ngang đó cho chúng tôi hình dung đầy đủ và chính xác từng chiến dịch từ cơn cớ ban đầu, đến diễn biến ở bản doanh, diễn biến ở mặt trận và giá máu phải trả. Từ đó chúng tôi cũng nhận ra những góc khuất của chiến tranh, những góc khuất của lòng người. Người háo danh, háo quyền lực đã không tiếc máu xương của hàng triệu người lính và dân lành để thỏa mãn sự háo danh đó.

Đầu năm 1967, Bí thư trung ương cục miền Nam, đại tướng Nguyễn Chí Thanh mới từ mặt trận miền Nam trở ra Hà Nội đã cùng Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn hình thành ý tưởng Xuân Mậu Thân 1968 Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định và chỉ đạo cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu làm kế hoạch thực hiện.

Trong mười một ủy viên Bộ Chính trị, tướng Giáp là người duy nhất lên tiếng không đồng tình với ý tưởng Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Xuân 1968. Theo ông sức mạnh chiến tranh của quân Mĩ, quân đồng minh ở Nam Việt Nam và quân đội Sài Gòn đang trên đỉnh cao với hơn nửa triệu quân Mĩ và quân đồng minh, gần một triệu quân Sài Gòn. Chưa đủ thời gian thấm đòn chiến tranh nhân dân của ta, hơn nửa triệu quân Mĩ với máy bay chuyển quân bay rợp trời, xe tăng dàn trận bò kín đất đang chủ động mở những cuộc hành quân lớn đánh vào vùng đất quân giải phóng kiểm soát. Lúc đối phương lực đang còn mạnh và thế đang lên mà dốc vốn vào tổng công kích trận cuối cùng chỉ cháy túi, kiệt vốn, tự sát. Căn cứ quân nước ngoài không đặt trong thành phố, thị xã. Đánh vào tất cả thành phố, thị xã, trung tâm hành chính đông dân là nhằm vào người dân. Đẩy mức độ ác liệt của chiến tranh lên cao ngay trong thành phố là mang chết chóc đến cho dân lành và dàn mỏng lực lượng ta ra phơi mình trên địa hình trống trải, lạc lõng trong đường phố bàn cờ nhằng nhịt sẽ bị tiêu diệt đến người lính cuối cùng, chỉ tự chuốc lấy thương vong lớn, không thể có chiến thắng quyết định.

Thời điểm này chỉ nên mở cuộc tập kích chiến lược: Bất ngờ đồng loạt đánh vào tất cả các căn cứ quân Sài Gòn, quân Mĩ và đồng minh trên toàn miền Nam, cùng với tiêu hao sinh lực là đánh mạnh vào tinh thần chiến đấu của đối phương, thúc đẩy phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ đòi Chính phủ đưa con em họ về nước, tạo ra bước ngoặt về cục diện chiến tranh. Khi yếu tố bất ngờ không còn, sức mạnh của đội quân khổng lồ, sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của công sự phía đối phương được phát huy thì ta phải thu quân bảo toàn lực lượng cho những chiến dịch đánh lớn và quyết định tiếp theo.
Lý giải đúng đắn đó của tướng Giáp chỉ là một ý kiến lẻ loi đã bị bỏ qua.

Tháng 6 năm 1967, dưới sự chủ trì của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, hội nghị trung ương 14, khóa ba quyết định Tổng tiến công và Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968.
Chiều 5. 7. 1967, Bí thư Trung ương Cục miền Nam Nguyễn Chí Thanh được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cơm trước hôm lên đường trở lại miền Nam triển khai chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968. Từ bữa cơm đạm bạc, thân tình ở ngôi nhà sàn trong phủ Chủ tịch trở về nhà riêng ở phố Lý Nam Đế, Bí thư Trung ương cục miền Nam rạo rực nghĩ đến chiến thắng trong tầm tay. Niềm tin chiến thắng Xuân Mậu Thân mạnh đến nỗi suốt đêm đó Bí thư Trung ương Cục miền Nam Nguyễn Chí Thanh âm thầm vui sướng đến mất ngủ. Quá phấn khích, rạng sáng ngày 6.7.1967, ông bị cơn nhồi máu cơ tim cướp đi mạng sống.
Còn Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, đồng tác giả Tổng công kích Xuân Mậu Thân 1968, cũng có niềm tin vững chắc vào chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 đến mức ông đã trù liệu cả việc giành độc quyền chiến thắng, không cho những đối thủ chính trị được ghé tên, chia phần chiến thắng của ông bằng cách không để Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp có mặt ở trong nước trong suốt thời gian chuẩn bị và quá trình diễn ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968.
Không có mặt ở trong nước là không can dự gì vào chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968. Chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 chỉ hoàn toàn từ Lê Duẩn, do Lê Duẩn, của Lê Duẩn.

Từ 5.9.1967, Hồ Chí Minh cùng người thư kí riêng thân tín đã phải lẻ loi, âm thầm rời đất nước sang Bắc Kinh nghỉ ngơi theo “quyết định của Bộ Chính trị và hội đồng bác sĩ”!
Gần bốn tháng sau, mãi đến 23.12.1967 Hồ Chí Minh mới được điện mời về để tham dự cuộc họp Bộ Chính trị ngày 28. 12. 1967 và để đọc lời chúc Tết Mậu Thân 1968 cho đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam ghi âm. Xong việc, ngày 2.1.1968 Hồ Chí Minh lại tất tả, lủi thủi lên máy bay sang Tàu.

Là Chủ tịch đảng, Chủ tịch nước, có quê hương đất nước, có mấy chục triệu thần dân sùng bái mà Tết Mậu Thân 1968 tuổi già Hồ Chí Minh phải đón Tết bằng bánh bao, cơm Tàu, trong cô đơn, trong trống vắng lạnh lẽo nơi đất khách quê người như một kẻ thất thế lưu vong, không người thân thích, không hoa đào mứt tết, không bánh chưng, dưa hành. Đối xử như vậy với đương nhiệm Chủ tịch đảng, đương nhiệm Chủ tịch nước lại đã ở tuổi 78, thật tệ bạc, tàn nhẫn và độc ác!
Lại nữa, với âm mưu gì mà bố trí để một người già gần 80 tuổi đi chuyến bay vào đêm đông giá rét? Rồi khi máy bay hạ cánh trong đêm thì người lái lâu năm thuộc đường băng liền phát hiện ra đèn sân bay lệch mười lăm độ, máy bay phải lượn đến vòng thứ hai vẫn không dám hạ cánh. Báo cho sân bay nhưng đèn dẫn đường hạ cánh vẫn không thay đổi. Nếu là người lái chưa thuộc đường băng cứ hạ cánh theo đèn dẫn thì máy bay đã trượt khỏi đường băng và nổ tung rồi. Nhờ người lái lão luyện thuộc đường băng như thuộc đường ngõ xóm nhà mình nên cho máy bay hạ cánh theo trí nhớ, nhờ thế máy bay mới an toàn, người đi chuyến bay đó là Hồ Chí Minh mới còn mạng sống.

Không biết trong toan tính giành độc quyền chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn có tính đến sự cố chuyến bay chở Hồ Chí Minh hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm đêm 23. 12. 1967 không nhỉ? Một sự cố nghiêm trọng như vậy mà cho chìm xuồng lặng lẽ, không điều tra làm rõ cũng là điều rất không bình thường. Sự cố tày đình đó do sơ xuất của những người quản lí, khai thác sân bay gây ra, tất sẽ được tìm ra và truy cứu trách nhiệm đến nơi đến chốn. Không được điều tra làm rõ, chỉ có thể là sự cố được bí mật tạo dựng bởi quyền lực tối cao như từ trên trời rơi xuống, không ai dám đụng đến, không thể khui ra, thôi đành cho qua!

Trong những ngày Hồ Chí Minh sống khắc khoải cô đơn bên Tàu thì Võ Nguyên Giáp cũng phải ngậm ngùi sống ở trời Tây Hungari hiu quạnh.Chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 đã diễn ra đúng như những gì Võ Nguyện Giáp đã cảnh báo: Mang chết chóc đến dân lành và đội quân ở rừng đánh vào thành phố, ở lại giữ thành phố đã phải chịu tổn thất nặng nề nhất trong suốt cuộc chiến tranh ba mươi năm.
Hai bên tham chiến đã thỏa thuận ngừng chiến dịp Tết Nguyên đán để người dân được bình yên ăn tết. Bội ước thỏa thuận, đúng giao thừa Tết Mậu Thân, đêm 31.1.1968 lịch tây, đội quân ở rừng do Hà Nội chỉ huy, thực sự là đội quân miền Bắc, nổ súng đánh vào tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam. Bị bất ngờ, quân miền Nam và đồng minh không kịp phản ứng, đành để mất nhiều khu vực trong các thành phố, thị xã cho đội quân miền Bắc làm chủ. Tình thế này dẫn đến hai hậu quả.

Một. Vùng thành phố, thị xã do quân miền Bắc làm chủ trở thành nơi chiến sự ác liệt nhất, nơi tập trung bom đạn của cả hai phía, nơi tắm máu dân lành. Thành phố Huế là nơi quân miền Bắc ở lại lâu nhất, 28 ngày, cũng là nơi tang thương nhất. Hơn 116 000 ngôi nhà bị tàn phá, trong đó 9 776 ngôi nhà bị san bằng, 3 776 dân lành bị bom đạn giao tranh giết chết. Đội quân từ rừng về coi những người dân làm việc trong bộ máy hành chính của chính quyền Sài Gòn hoặc liên quan đến chính quyền Sài Gòn đều là kẻ thù, là ác ôn phải loại bỏ. Chiến dịch diệt ác trừ gian nhằm vào dân thường cũng diễn ra khốc liệt nhất ở khắp các thành phố, thị xã.

Hai. Đội quân miền Bắc đánh vào thành phố chỉ nhờ yếu tố bất ngờ mà giành được thắng lợi ban đầu. Yếu tố bất ngờ không còn, đội quân đánh vào thành phố từ chủ động thành bị động, phải lấy thế yếu, thế bị động, thế cô lập, bị bao vây, chia cắt, phơi mình ra trên địa hình đường phố trống trải và lạ lẫm đương đầu với thế mạnh áp đảo của đội quân miền Nam. Cố giữ các thành phố, thị xã, những trung tâm hành chính để hòng dựng lên một chính quyền cách mạng thay thế chính quyền Sài Gòn nhưng càng cố giữ thành phố, thị xã thì các thành phố, thị xã miền Nam càng trở thành vực thẳm không đáy chôn vùi quân miền Bắc.
Đơn vị sau thế chỗ đơn vị trước đã bị xóa sổ nhưng đơn vị thế chỗ càng về sau quân số càng ít ỏi! Nhiều đơn vị, cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, cả du kích bị xóa sổ nhiều lần! Nhiều đảng bộ, chi bộ hi sinh trắng không còn một đảng viên!
Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực.

Lứa nhà văn quân đội chúng tôi hình thành trong cuộc chiến tranh Nam Bắc được Tổng cục Chính trị tập hợp về từ giữa năm 1976 đến mùa hè năm 1984 vẫn đang có mặt đông đủ ở Vân Hồ Ba, Hà Nội. Và Vân Hồ Ba Hà Nội trở thành địa chỉ thường xuyên lui tới của những người cầm bút đất kinh kì.
Một buổi chiều muộn nhà văn Bùi Bình Thi phóng xe máy từ nhà sáng tác Quảng Bá, Hồ Tây đến Vân Hồ Ba hấp tấp kể với chúng tôi câu chuyện nhà văn vừa chứng kiến về người khởi xướng vụ tắm máu Tết Mậu Thân 1968 chạy trốn, chối bỏ trách nhiệm trước người dân, trước lịch sử.
Sau một ngày đóng cửa hì hục viết, trước bữa cơm chiều, các nhà văn đang ở trại sáng tác Quảng Bá thường sang phòng nhà văn quân đội, đại tá Xuân Thiều tán chuyện đợi nhà bếp mở cửa. Chiều nay vừa đủ mặt thì bỗng Tổng Bí thư Lê Duẩn cùng người bảo vệ xuất hiện ở cửa phòng.
Từ đại hội lần thứ tư cuối năm 1976, đảng Lao động Việt Nam đã đổi tên thành đảng Cộng sản Việt Nam và chức Bí Thư thứ nhất đổi thành Tổng Bí thư. Khu nhà nghỉ của cơ quan Trung ương đảng Cộng sản bên Hồ Tây, cách nhà sáng tác của hội Nhà Văn dăm phút đi bộ. Tổng Bí thư Lê Duẩn đang nghỉ ở đó. Buổi chiều ông đi dạo và ghé vào nhà sáng tác của các nhà văn.
Các nhà văn đều là đảng viên Cộng sản nhận ra Tổng Bí thư của mình liền nồng nhiệt đón tiếp. Tổng Bí thư vui vẻ hỏi tên từng nhà văn. Nghe nhà văn Xuân Thiều tự giới thiệu là đại tá, Tổng Bí thư tươi cười hỏi: Đại tá hỉ? Nhà văn đại tá hỉ? Tốt hỉ? Nghe nhà văn Bùi Bình Thi xưng tên, ông bảo: À, à, Thi lãnh đạo hội Nhà Văn hỉ? Nhà văn cao lớn Bùi Bình Thi có nước da ngăm ngăm đen, có khuôn mặt đầy đặn và hàng lông mày rậm giống nhà văn Nguyễn Đình Thi vội cải chính: Dạ, thưa bác, cháu là Bùi Bình Thi, không phải Tổng Thư kí hội Nhà Văn Việt Nam Nguyễn Đình Thi ạ!

Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...
Mới nghe có thế, Tổng Bí thư đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!... rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.

Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỉ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?

Chiến tranh đã qua lâu rồi. Cần thoát ra khỏi tuyên truyền tâm lí chiến, không thể coi chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968, người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, người Việt bị giết chết nhiều nhất trong một chiến dịch, người Việt kề nòng súng vào tai người Việt bắn ngay trên đường phố là chiến thắng của bất kì phía nào, của bất kì ai.

Trở về với bản thể con người, trở về với cội nguồn dân tộc để nhận ra rằng Xuân Mậu Thăn 1968 là mùa xuân tang tóc của dân tộc Việt Nam, là trang đau buồn của lịch sử Việt Nam. Trang đau buồn đó cần ghi lên hàng đầu tên hai người.
Một tên phải viết bằng mực đen và một tên viết bằng mực đỏ. Tên viết bằng mực đỏ là Võ Nguyên Giáp. Dù Võ Nguyên Giáp bị gạt ra bên lề chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 nhưng tiếng nói của Võ Nguyên Giáp khi chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 được soạn thảo, tiếng nói không đưa chiến tranh chết chóc vào nơi tập trung dân cư, không đẩy mức độ ác liệt của chiến tranh lên cao ngay trong thành phố, là tiếng nói của trái tim Con Người, tiếng nói của dòng máu đỏ Việt Nam.

(Chú thích: Vì bài viết quá dài, ra ngoài khuôn khổ của LTUC, nên chỉ xin trích 1 phần (xin lỗi Tác giả), để lớp trẻ có một cái nhìn từ mọi góc cạnh, của cuộc chiến tương tàn, mà kết thúc Dân tộc Việt luôn là kẻ bại trận)./

image066
image064
image068
image070
image072
image074
image076
image078

Đại lộ Kinh hoàng

Trần Gia Phụng - Tại sao đổi lịch tết Mậu Thân?
Tiểu Nhi 30.1.18

Biến cố Mậu Thân (1968) xảy ra cách đây đúng 50 năm (1968-2018), bắt đầu từ quyết định rất khó hiểu vào lúc đó là việc sửa đổi âm lịch ở Bắc Việt Nam (BVN) nhân dịp Tết Mậu Thân.


Một trong những hình ảnh về Biến cố Mậu Thân (1968)
1. Sửa đổi âm lịch ở Bắc Việt Nam

Ngày 8-8-1967, nhà cầm quyền BVN ra lệnh cho Nha Khí tượng Hà Nội đổi âm lịch, và lịch mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 1-1-1968. Nha Khí tượng chỉ có khoảng 5 tháng để đổi lịch.

Thông thường, việc soạn lịch do những nhà khoa học lịch pháp nghiên cứu dựa trên những điều kiện thiên nhiên, chứ không phải theo ý muốn của con người, nhưng ở đây lại khác. Xin cùng nhau đọc "Lời giới thiệu của Nha Khí tượng" Hà Nội trong lần ấn hành thứ nhứt năm 1968 quyển Lịch thế kỷ XX của nhà xuất bản Phổ Thông (sau đổi thành nhà xuất bản Văn Hóa), Hà Nội, có các đoạn nguyên văn như sau:

"Lịch thế kỷ XX gồm thời gian đã qua (1901-1967) và thời gian sắp đến (1968-2000)...

"Đối với những năm đã qua, ngày tháng âm lịch và các tiết được sao lục theo đúng các lịch được công nhận là lịch chính thức trong từng thời kỳ, không đính chính. Phần nầy chúng tôi gọi là "Phần lịch sử (1901-1967).

"Đối với những năm sắp đến, ngày tháng âm lịch và các tiết được tính toán dựa theo quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội đồng Chính phủ. Phần nầy chúng tôi gọi là là "Phần tính toán (1968-2000)…

"… Phần nầy tính căn cứ theo Quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội đồng Chính phủ. Đã tính tất cả 792 ngày tiết và 408 tháng âm lịch, trong đó có 217 tháng đủ, 191 tháng thiếu, 12 tháng nhuận. Trong thời gian 33 năm sắp tới trên thế giới sẽ xảy ra 73 nhật thực và 48 nguyệt thực: ở nước ta sẽ trông thấy 10 nhật thực và 29 nguyệt thực...” (Nha Khí tượng Việt Nam, Lịch thế kỷ XX (1901-2000), Hà Nội: Nxb. Văn Hóa, 1982. "Lời giới thiệu của Nha Khí tượng", không đề trang.)

Những chữ in đậm do người viết bài nầy, nhằm lưu ý rằng không phải những nhà soạn lịch tự ý đề nghị sửa đổi âm lịch, mà việc sửa đổi nầy do quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội đồng chính phủ (HĐCP) BVN, tức những nhà soạn lịch phải sửa đổi âm lịch theo ý muốn của nhà cầm quyền.

Vì vậy, trong lời nói đầu, những nhà làm lịch hai lần nhấn mạnh rằng việc đổi âm lịch “được tính toán dựa theo quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội đồng Chính phủ.” Nghĩa là chính phủ quyết định trước, rồi giao cho những nhà lịch pháp thi hành quyết định đó, phải sửa lịch đúng theo yêu cầu của chính phủ. Dưới chế độ CS, tất cả các ban ngành đều phải phục vụ chính trị, phục vụ chế độ, phục vụ đảng CS.

2. Chỉ khác ngày mồng một tết

Việc sửa đổi âm lịch không ảnh hưởng gì đến dương lịch, chỉ ảnh hưởng đến âm lịch. Theo Nha Khí tượng Hà Nội, trong thế kỷ 20, âm lịch sửa đổi ở BVN có những sai biệt với âm lịch cũ, đang được Nam Việt Nam (NVN) sử dụng, như sau: "Cụ thể là, từ 1968 đến năm 2000 có thất cả 29 ngày tiết và 26 tháng âm lịch thiếu, đủ khác với lịch cũ. Sự khác nhau đó đưa đến kết quả là, so với lịch cũ, ngày Tết Mậu Thân (1968) và Kỷ Dậu (1969) sớm hơn một ngày. Ngày Tết Ất Sửu (1985) sớm hơn một tháng." (“Lời giới thiệu của Nha Khí tượng”, “Phần tính toán (1968-2000), sđd.) (Người viết bài nầy in đậm.)

Trong những sai biệt so với âm lịch cũ, gần nhứt và quan trọng nhứt là tháng Chạp (tháng 12) năm Đinh Mùi không có ngày 30, tức tháng Chạp thiếu, và ngày mồng Một Tết Mậu Thân (1968) ở BVN sớm hơn một ngày so với lịch cũ. Đó là ngày thứ Hai 29-1-1968 dương lịch. Trong khi đó, theo âm lịch cũ, cũng là âm lịch NVN đang sử dụng, ngày mồng Một Tết Mậu Thân là ngày thứ Ba 30-1-1968 dương lịch. (Lịch năm 1967 và 1968 của BVN theo Nha Khí Tượng Việt Nam [Hà Nội], Lịch thế kỷ XX (1901-2000), Hà Nội: Nxb. Văn Hóa, 1982. Lịch năm 1967 và 1968 của NVN theo Nguyễn Như Lân, 200 năm dương lịch và âm lịch đối chiếu [1780-1980], Sài Gòn 1961, tt. 216-227.)

Việc sửa đổi nầy không căn cứ trên nghiên cứu khoa học, mà căn cứ theo quyết định của HĐCP. Hội đồng chinh phủ CS nằm dưới quyền điều khiển của bộ chính trị đảng Lao Động. Lúc đó, chẳng ai hiểu vì sao BVN bớt đi một ngày vào cuối tháng chạp năm Đinh Mùi, và cũng chẳng ai lưu ý bớt để làm cái gi?

Ngày nay, muốn tìm hiểu câu hỏi nầy, cần nhìn lại diễn tiến chính trị và quân sự lúc đó ở BVN, vì ai cũng biết rằng tất cả việc làm, dù lớn dù nhỏ, của nhà cầm quyền Hà Nội đều luôn luôn dựa trên những tính toán chính trị hữu cơ rất chi tiết.

3. Hoàn cảnh đưa đến việc đổi âm lịch

Khi cầm quyền ở BVN từ tháng 10-1954, đảng Lao Động lo ổn định tình hình, cải cách công thương nghiệp, tổ chức công tư hợp doanh ở thành phố, cải cách ruộng đất ở nông thôn, quốc hữu hóa toàn bộ sinh hoạt kinh tế và làm chủ tuyệt đối BVN. Sau đó, CS nhìn về phương Nam, dự tính xâm lăng NVN, bành trướng chủ nghĩa CS.

Hội nghị Trung ương đảng Lao Động lần thứ 15 tại Hà Nội ngày 13-5-1959, đưa ra nghị quyết thống nhất đất nước (tức đánh chiếm NVN bằng võ lực) và đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa. (Nghị quyết đăng trên nhật báo Nhân Dân ngày 14-5-1959) .

Năm sau, đại hội III đảng Lao Động tại Hà Nội từ ngày 5-9 đến ngày 10-9-1960, được mệnh danh là "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà", đưa ra hai mục tiêu lớn của đảng Lao Động là xây dựng BVN tiến lên Xã hội chủ nghĩa và "giải phóng" NVN bằng võ lực.

Để chuẩn bị tấn công NVN, CSBVN thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) ngày 12-12-1960 tại Hà Nội. Mặt trận nầy chính thức ra mắt vào ngày 20-12-1960 tại chiến khu Dương Minh Châu vùng Tây Ninh ở NVN. (Dương Minh Châu là chủ tịch Uỷ ban Hành chánh Kháng chiến Tây Ninh bị Pháp giết chết trong một trận càn quét vào tháng 2-1947 tại Tây Ninh.)

Ở NVN, chính phủ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ năm 1963. Nam Việt Nam bị xáo trộn liên tục trong ba năm. Chiến tranh du kích càng ngày càng lan rộng và càng ác liệt ở NVN. Quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh đến giúp NVN càng ngày càng đông. Nền Đệ nhị Cộng Hòa được thành lập giữa năm 1967, ổn định dần dần tình hình. Năm 1967 cũng là năm bắt đầu cuộc vận động tranh cử tổng thống cho năm sau (1968) tại Hoa Kỳ. Chính trường Hoa Kỳ rất nhạy cảm và dễ dao động trong giai đoạn vận động tranh cử.

Chính trong hoàn cảnh đó, BVN dự tính mở một cuộc tổng tấn công để đánh chiếm nhanh chóng toàn bộ NVN, hoặc ít nhất phá vỡ nền tảng hành chánh mới được thiết lập của nền Đệ nhị Cộng Hòa ở NVN, đồng thời để chứng tỏ cho Hoa Kỳ thấy rằng Hoa Kỳ không thể chiến thắng tại Việt Nam, dù vào cuối năm 1967 số quân Hoa Kỳ tại NVN đã lên đến 486,000 người.

Vào đầu tháng 7-1967, tại Hà Nội, diễn ra các cuộc họp quan trọng của Bộ chính trị và Quân uỷ Trung ương đảng Lao Động, duyệt y kế hoạch phát động cuộc tấn công vào các thành phố ở NVN nhân dịp Tết

Mậu Thân (1968). Cuộc họp nầy diễn ra một tháng trước khi HĐCP Hà Nội ra quyết định ngày 8-8-1967, sửa đổi âm lịch. Phải chăng chính cuộc họp của Bộ chính trị đảng Lao Động đã ra lệnh cho HĐCP, rồi HĐCP theo đó thi hành, buộc Nha Khí tượng gấp rút soạn lại lịch, chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công ở NVN?

4. Hưu chiến tết Mậu Thân

Trong cuộc chiến Quốc Cộng, hai bên thường hưu chiến trong ba ngày Tết. Đây là một thông lệ bất thành văn giữa hai bên, tôn trọng tập tục truyền thống dân tộc Việt Nam.

Ngày 19-10-1967, đài phát thanh Hà Nội đưa ra lời tuyên bố của nhà nước VNDCCH, tự nguyện ngưng bắn từ 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 27-1-1968 đến 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 3-2-1968, tức trong 7 ngày.(Wikipedia.org. Chữ khóa: “Sự kiện Tết Mậu Thân.)

Ngày 17-11-1967, MTDTGPMNVN đưa ra đề nghị hưu chiến 3 ngày trong dịp lễ Giáng Sinh, 3 ngày lễ Tết dương lịch và 7 ngày Tết âm lịch. (Don Oberdorfer, TET, New York: A Da Capo Paperback, 1971, tr. 70.) Đề nghị nầy được đài phát thanh MTDTGP lập lại ngày 15-12-1967. (Đoàn Thêm, 1967 Việc từng ngày, California: Nxb. Xuân Thu tái bản, 1989, tr. 287,) Đến gần Tết Mậu Thân, ngày 27-1-1968, đài phát thanh Hà Nội đưa ra thông báo của Thông tấn xã BVN sẽ phóng thích ba tù binh Hoa Kỳ nhân dịp Tết vì nhân đạo. (Đoàn Thêm, 1968 Việc từng ngày, California: Nxb. Xuân Thu tái bản, 1989, tr. 38.)

Trong khi đó, ngày 15-12-1967, chính phủ VNCH thông báo sẽ hưu chiến trong dịp lễ Giáng sinh từ 18G:00 ngày 24-12-1967 đến 18G:00 ngày 25-12-1967; hưu chiến 24 giờ vào dịp 1-1-1968, và hưu chiến 48 giờ vào dịp Tết nguyên đán Mậu Thân. (Đoàn Thêm, 1967 Việc từng ngày, sđd. tr. 286.)

Hưu chiến là hai bên thỏa thuận tạm ngừng đánh nhau cho dân chúng hưởng Tết. Tuy nhiên, tình báo quân đội Hoa Kỳ bắt được nhiều nguồn tin là CS sẽ tấn công lớn vào dịp Tết, và thông báo cho phía VNCH biết.

Dầu vậy, trước tình hình ngoại giao có vẻ hòa hoãn, nhứt là vào cuối năm 1967, quân đội Hoa Kỳ hiện diện đông đảo ở NVN (486.000 người), đã tạo một ảo giác bình yên trong tâm lý dân chúng miền Nam, nên ngay cả cá nhân trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, vừa mới đắc cử tổng thống ngày 3-9-1967, cũng rời Sài Gòn đưa gia đình về quê vợ ở Mỹ Tho, và trung tướng Vĩnh Lộc, tư lệnh quân đoàn 2, phụ trách lãnh thổ cao nguyên Trung phần, bỏ về Sài Gòn nghỉ Tết.

Trong khi đó, về quân sự để đánh lạc hướng dự đoán của VNCH và Đồng minh, Việt cộng tấn công mãnh liệt các cứ điểm quân sự ở Cao nguyên Trung phần và đặc biệt tung ba sư đoàn chính quy là 325C, 304, và 308 bao vây Khe Sanh (Quảng Trị) từ ngày 20-1-1968. Khe Sanh là cứ điểm chiến lược kiểm soát trục giao thông và vận tải trên đường mòn Trường Sơn của cộng sản từ Bắc vào Nam, gần khu phi quân sự, do Lực lượng đặc biệt Mỹ trấn giữ, nằm trên đường số 9, giữa biên giới Lào và thị trấn Quảng Trị, cách biên giới khoảng 20 dặm và cách Quảng Trị khoảng 30 dặm.

Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội còn đưa ra một hư chiêu, bằng cách cho báo chí Hà Nội lên tiếng rằng Khe Sanh sẽ là một Điện Biên Phủ thứ hai, khiến các nhà lãnh đạo VNCH, Hoa Kỳ, và cả thế giới nữa, đổ dồn sự chú ý vào Khe Sanh, và chờ đợi một cuộc thử sức lớn lao giữa hai bên sắp bùng nổ.

5. Tấn công đêm giao thừa

Đúng như tin tức tình báo do quân đội Hoa Kỳ bắt được, bộ đội CS đã nổi lên tấn công đêm Giao thừa và sáng Mồng Một Tết Mậu Thân ở nhiều thành phố NVN (tối thứ Hai 29-1-1968 sáng thứ Ba 30-1-1968 dương lịch). Cộng sản hy vọng tấn công trong dịp hưu chiến, thì còn gì bất ngờ hơn nữa. Tuy nhiên quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng đẩy lui cuộc tổng tấn công của bộ đội CS.

Cộng sản nổ súng đêm Giao thừa mới lòi ra âm mưu đen tối của CS. Rõ ràng BVN thay đổi âm lịch, làm cho ngày Tết Mậu Thân ở BVN trước ngày Tết NVN một ngày, nhắm mục đích diễn trò đánh lén hèn hạ, bất chấp ngày lễ cổ truyền thiêng liêng của dân tộc.

Cộng sản để cho dân chúng BVN và bộ đội của họ ăn Tết trước một ngày. Điều nầy nhắm đến hai mục tiêu: Mục tiêu thứ nhứt, trong ngày mồng Một Tết của BVN theo âm lịch mới, dân chúng BVN cũng như bộ đội CS ở BVN và NVN vui xuân bình thường như mọi năm. Đặc biệt là Không quân Việt Nam Cộng Hòa tức NVN cũng như Không quân Hoa Kỳ tôn trọng hưu chiến, không hoạt động nhân ngày hưu chiến, nên CS hưởng được một ngày an bình trọn vẹn dưới đất cũng như trên không. Mục tiêu thứ hai là đánh lừa sự quan sát theo dõi của thế giới, bảo mật tối đa đến phút chót đối với binh sĩ của họ cũng như đối với quân đội VNCH.

Ngày mồng Một Tết Mậu Thân của BVN tức là ngày 30 tháng chạp âm lịch của NVN (29-1-1968), dân chúng BVN và bộ đội CS, ở ngoài Bắc cũng như bộ đội CS ở trong Nam, đều vui chơi hưởng Tết, khiến ai cũng tưởng rằng CS sẵn sàng tôn trọng cuộc hưu chiến trong dịp Tết và không hoài nghi gì về việc CS đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô trên khắp lãnh thổ VNCH.

Tuy chuẩn bị kế hoạch đầy đủ, nhưng vấn đề chính trị luôn luôn biến chuyển sinh động từng ngày, từng giờ, đôi khi đột biến bất ngờ. Có thể có những yếu tố đột biến xoay chuyển cả lịch sử. Trên thế giới đang diễn ra những cuộc vận động ngoại giao ráo riết liên tục từ nhiều nước, để giải quyết chiến tranh Việt Nam, nên đảng Lao Động phải đợi đến giờ chót mới ra lệnh là sẽ tấn công hay không tấn công?

Lệnh tổng tấn công nầy cần được ngụy trang, và Hà Nội chọn cách ngụy trang hầu như không ai chú ý, là thơ chúc Tết mà hằng năm Hồ Chí Minh thường đọc trên đài phát thanh Hà Nội. Đây là điều bình thường hằng năm ở BVN, nên chẳng ai chú ý. Lần nầy thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh là hiệu lệnh tổng tấn công.

Lệnh tấn công thì phải đọc trước giờ tấn công. Giờ tấn công định vào giờ Giao thừa ở NVN. Nếu đã định vào giờ Giao thừa, mà đọc thơ chúc Tết sáng 30 tháng chạp thì sẽ bị chú ý ngay, vì đây là một hiện tượng bất thường chưa hề xảy ra về trước. Phải đọc thơ chúc Tết đúng đêm giao thừa và được lập lại nhiều lần sáng mồng Một ở Hà Nội bình thường như mọi năm, mới tránh được sự nghi ngờ từ mọi phía.

Vậy chỉ có một biện pháp duy nhứt là sửa lịch thế nào cho BVN là mồng Một mà NVN vẫn là Ba mươi, tức là BVN trước NVN 24 giờ. Như thế Hồ Chí Minh đọc thơ chúc Tết đêm Giao thừa và lập lại sáng mồng Một ở BVN (trước Giao thừa NVN 24 giờ) nhằm truyền lệnh tấn công cho bộ đội CS vào đêm Giao thừa tức đêm Ba mươi Tết ở NVN (sau đêm Giao thừa Bắc Việt 24 giờ).

Dĩ nhiên đài Hà Nội phát đi phát lại nhiều lần bài thơ nầy trên làn sóng điện từ đêm Giao thừa và suốt trong ngày mồng Một Tết ở BVN, tức trong ngày Ba mươi ở NVN, nên ở đâu trên toàn cõi NVN tức VNCH, các cấp chỉ huy CS cũng đều nghe được mật lệnh nầy, và đều có thời giờ chuẩn bị sẵn sàng nhất loạt hành động. Cách truyền lệnh nầy hầu như không bị chú ý.

Lúc đó phương tiện thông tin liên lạc còn rất kém. Muốn ra lệnh kịp thời vào giờ chót cho các lực lượng CS trên toàn lãnh thổ NVN, trải dài từ sông Bến Hải đến mũi Cà Mau (từ bắc xuống nam VNCH), thì chỉ có phương tiện duy nhứt là đài phát thanh Hà Nội, là đài phát thanh rất mạnh mà ở đâu trên toàn cõi VNCH cũng có thể nghe được. Do đó, nhà cầm quyền CSBVN chọn đài phát thanh Hà Nội để ra lệnh.

6. Tại sao đêm giao thừa?

Ngang đây, có một câu hỏi phụ thêm là CS có thể giữ nguyên lịch cũ, đêm Giao thừa, Hồ Chí Minh đọc thơ ra lệnh, tối mồng Một tấn công, cũng bất ngờ vậy? Điều nầy đúng, nhưng chắc chắn thời điểm tấn công tối mồng Một không thuận lợi bằng tấn công đêm Giao thừa.

Lý do đơn giản là đối với người Việt Nam ở Bắc cũng như Nam, ở thành thị cũng như nông thôn hay rừng núi, đêm Giao thừa có ý nghĩa linh thiêng, ở đâu mọi người đều lo cúng rước ông bà, tổ tiên về vui Tết với con cháu, và đón mừng năm mới theo tập tục cổ truyền của dân tộc.

Chắc chắn việc trực gác cơ quan hay đơn vị quân sự cũng có phần lơ là hơn là các ngày mồng Một hay mồng Hai Tết. Tại các tiền đồn hẻo lánh, các đơn vị quân đội hẵn cũng tổ chức đón mừng năm mới vào đêm Giao thừa. Do đó, tấn công đêm Ba Mươi Tết là thời điểm bất ngờ hơn cả, hy vọng đạt kết quả hơn cả. Đó là lý do CS chọn đêm Ba Mươi để hành sự. Muốn chọn đêm Ba Mươi (ở NVN) và bảo mật đến mức tối đa đến phút chót, thì CS phải sửa âm lịch theo kế hoạch như đã trình bày ở trên.

Để giữ bí mật đến phút chót, nhà cầm quyền Hà Nội còn ra lệnh cho Nha Khí tượng áp dụng lịch mới đổi từ ngày 1-1-1968, chỉ được phát hành lịch mới nầy vào đầu năm 1968, tức là ngay cả dân chúng BVN, đến phút chót vào đầu năm 1968, mới được biết việc thay đổi âm lịch.

Do đó, về phần Nha Khí tượng Hà Nội, trong lời giới thiệu rất ngắn, để tránh bớt trách nhiệm, kín đáo nhắc lại hai lần: "Đối với những năm sắp đến, ngày tháng âm lịch và các tiết được tính toán dựa theo quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội đồng Chính phủ. Phần nầy chúng tôi gọi là là "Phần tính toán (1968-2000)".

Đặc biệt, trong những lần ấn hành lịch vào những năm sau, Nha Khí tượng Hà Nội đều không quên in lại lời giới thiệu lần đầu nầy, như một cách tránh né trách nhiệm trước dư luận. Sự cẩn trọng của những chuyên viên lịch pháp Nha Khí tượng Hà Nội chắc chắn có những lý lẽ ngầm mà họ không thể nói ra.

Kết luận

Tóm lại, tất cả những diễn tiến chiến tranh trên đây đã trả lời câu hỏi là Hà Nội sửa đổi âm lịch năm Mậu Thân 1968 để làm gì? Nói văn hoa là để tấn công bất ngờ. Nói nôm na là để đánh lén. (Nói thô tục lả để cắn trộm.)

Tuy bội ước, tráo trở, tấn công bất ngờ, hay đánh lén, CS cũng không thành công trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, mà còn mang lấy thảm họa, đến nỗi khi nghe nhà văn quân đội CS, đại tá Xuân Thiều trình bày: “Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều... Mới nghe có thế, Tổng Bí Thư [Lê Duẩn] đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại Tá mà ngu!... rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.” (Phạm Đình Trọng, Về Với Dân, phần 3: Khắc khoải xuân Mậu Thân 1968, https://nhatbaovanhoa.com/a692/tet-mau-than-1968-nhin-tu-mot-nha-van-dang-vien-cong-san-o-ha-noi)

Hứa hẹn hưu chiến, hứa hẹn tôn trọng truyền thống dân tộc. Rồi bội ước, vi phạm hưu chiến, bất chấp truyền thống dân tộc. Vì vậy không ai lấy làm lạ CS bội ước luôn cả những văn kiện quốc tế có nhiều nước trên thế giới làm chứng. Bội ước là thói quen thường ngày của người CS. Chức tước càng cao, càng có nhiều kinh nghiệm bội ước.

Trần Gia Phụng

29-01-2018

(Dân Làm Báo)