Thursday, March 4, 2021

Cuộc đời của đại tướng Đỗ Cao Trí qua lăng kính LTS. Ông sanh ngày 20/11/1929 - chết 23/2/1971. 



Tướng Trí nói chuyện với tướng Nguyễn văn Minh, TL của Biệt khu Thủ đô.

Đỗ Cao Trí (ko rõ cấp bậc) và quốc trưởng Bảo Đại.





1/ Dựa vào tên:  

ĐỖ = 4 7 = 11 = giữ nguyên.

CAO = 3 1 7 = 11 = giữ nguyên. 

TRÍ = 421 = 7 

Cộng lại: 11 11 7 = 29 = rất xấu. 

Hưởng hồng ân Chúa dưới áp lực (Grace under Pressure)
Số 29 có lẽ là SỐ XẤU NHỨT trong các số. Số này thử thách con nguời hay thực thể - mà nó đại diện - về sức mạnh tâm linh, thông qua những thử thách và nỗi đau khổ, nhắc nhớ (chúng ta) câu chuyện về ông Job trong Kinh Cựu Uớc (trials and tribulations echoing the Old Testament story of Job). Cuộc đời của họ thì đầy rẫy những bất trắc, sự phản bội và lừa gạt (the life is filled with uncertainties, treachery and deception) từ những nguời khác, bạn bè không đáng tin cậy, những nguy hiểm không ngờ (unexpected dangers) - và nhiều nỗi đau buồn và lo âu (and considerable grief and anxiety) tạo ra bởi nguời khác phái. Đó là số của cảnh báo nghiêm trọng (grave warning) trong mọi lãnh vực của đời sống cá nhân và nghề nghiệp. Nếu tên bằng 29, điều tất nhiên là phải đổi tên để bỏ đi tác động xấu nầy, trừ khi nguời đó là kẻ khổ dâm (it’s obvious that the spelling of the name should be changed to lift this difficult vibration, unless one is a masochist).
Nếu 29 là ngày sanh, và do đó không thể tránh đuợc, phải ý thức rằng mình phải cố gắng để giảm bớt và cuối cùng sẽ hủy bỏ, làm vô hiệu/mất tác dụng, hoặc xóa đi nghiệp quả này (conscious effort must be made to dilute and eventually to negate, neutralize, or erase this karmic burden). Nghiệp quả này, trong một chừng mực nào đó (to a great extent), có thể giảm nhẹ bằng cách chọn một cái tên mới có độ tích cực cao (be eased by choosing a new name with a strongly positive compound key number). Xa hơn nữa, nguời nào sinh vào ngày 29 nên làm mọi điều đã chỉ dẫn ở Chuơng 4 liên quan đến Nhân quả và luân hồi.
Trong truờng hợp đặc thù của số 29, cùng đến với nó là tác động thứ cấp của số 11; (số 11) cũng nên đuợc đọc hay xem xét để tìm cách giảm nhẹ nghiệp quả này - hãy nhớ rằng sự phát triển của niềm tin tuyệt đối vào đức hạnh và sức mạnh của Bản ngã (development of absolute faith in goodness and the power of the Self). . . liên tục và mạnh mẽ trau dồi/nuôi duỡng sự lạc quan (the constant and energetic cultivation of optimism). . . sẽ tác động như là một liều thuốc kỳ diệu đối với những vấn đề của số 29.
Cuối cùng, những gánh nặng hay món nợ của ông Job sẽ đuợc lấy đi, một khi ông ta đã học cách chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những khó khăn hay khốn khổ của ông, mà không đổ lỗi cho kẻ khác hoặc tìm cách trả thù cho những đau khổ mà ông đã hứng chịu (after all, Job’s burdens were finally lifted, when he had learned to accept full responsibility for his troubles, and not to blame others or seek revenge for the hurts he suffered). Cuối cùng, chẳng những vận số xui xẻo dài lâu của ông đã chấm dứt, ông còn nhận lại đuợc mọi thứ mà ông đã mất (not only did his long bad-luck streak end at last, he was given back everything he’d lost , several times over). Do đó, nếu bạn sanh vào ngày 29, hãy thay đổi tác động của tên bạn bằng một số đầy quyền lực, như số 19; hãy theo guơng ông Job, và chẳng bao lâu bạn sẽ hạnh phúc như - hoặc hạnh phúc hơn - bất cứ ai khác ( change the vibration of your name to a powerful number, such as 19, follow Job’s exemple, and soon you’ll be as happy as - or happier than - anyone else). Thật là thú vị, tên “Job” lại bằng số 10 đầy quyền lực - một tác động khó mà đánh bại (interestingly, the name “Job” equals the powerful compound number 10 - a difficult vibration to defeat)./.
Dịch từ trang 262-263 trong quyển Linda Goodman’s Star Signs.

2/ Vì tướng Trí sanh ngày 20 nên ông chịu thêm tác động của số này.

Sự tỉnh thức (awakening)
Ngoài việc được gọi là "sự tỉnh thức", số kép này được mô tả (is pictured) bởi người cổ Can-Đê (Chaldean) là "Sự Phán Xét". Đó là một giải thích kỳ lạ (peculiar), và được tượng trưng bởi "một thiên thần có cánh, thổi kèn, trong khi từ bên dưới, một đàn ông, một đàn bà, và một đứa nhỏ sống lại/nổi lên (arise) từ một nấm mộ, với tay chấp lại cầu nguyện (hands clasped in prayer). Ở một lúc nào đó (at some time) trong kinh nghiệm/thử thách của người hay thực thể thay mặt bởi số 20, có một sự tỉnh thức mạnh mẻ, mang lại một mục tiêu mới, các kế hoạch mới, các tham vọng mới - (đó là) lời kêu gọi hành động cho đại nghĩa hay ý tưởng nào đó (some great cause or ideal). Thỉnh thoảng có thể có những trì hoãn hay chướng ngại cho kế hoạch cho y, nhưng những điều này có thể chinh phục hay vượt qua bằng cách phát triển kiên nhẩn (cũng là thách thức của số 20) và bằng cách tiếp tục trau dồi (cultivate) niềm tin vào các khả năng tự biến đổi của y (in one's own powers to transform). Số 20 đem lại phước lành (blessing) qua những giấc mơ sống động về nhận thức (vivid precognitive dream), cộng thêm khả năng bày tỏ những giấc mơ may mắn và triệt tiêu những giấc mơ tiêu cực (negative). Số 20 không phải là số vật chất (material), vì thế ko chắc có được thành công về tài chánh (doubtful regarding financial success). Nếu cần thiết có số tiền lớn để hỗ trợ thực tế cho một đại nghĩa hay ý tưởng mới, sau đó y có thể chọn một con số nặng về vật chất tích cực hơn (a more positive materialistic number) bằng cách đổi chánh tả của tên, với giả dụ rằng 20 là ngày sanh. Nếu tên cộng lại bằng 20, vậy, hy vọng rằng, ngày sanh này sẽ ban cho (bestow) một tác động tài chánh may mắn hơn (the birth number will bestow a more fortunate financial vibration). Tuy nhiên, những ai hợp với sự tác động/rung động của số 20 ít khi để ý vấn đề tài chánh. Tiền bạc không quan trọng với họ -- và số 20 sẽ, như một luật phổ quát, cung cấp đủ cho những nhu cầu căn bản".
Dịch từ trang 257-8 của sách Linda Goodman's Star Signs.


Bãi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt

MX Lê Đình Đơn



Khoảng giữa tháng 3 năm 1975 Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) với các Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 6 và Tiểu Đoàn 9 di chuyển đến Thường Đức, Đà Nẵng để thay thế các đơn vị Nhảy Dù. Cổ Thành và các vị trí đóng quân ở phía Tây Quốc Lộ 1 bàn giao lại cho Biệt Động Quân và các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân trấn giữ.


Nhìn đoàn quân xa chuyển quân cùng các đơn vị Truyền Tin, Pháo Binh nối đuôi nhau theo Quốc Lộ 1 (QL1 ) xuôi Nam người dân Quảng Trị đã thảng thốt kêu lên: Thủy Quân Lục Chiến rút khỏi Quảng Trị rồi! Đường từ thị xã Huế đến chân đèo Hải Vân đông nghẹt xe cộ. Những chiếc xe đò chất đầy khách trong xe, đồ đạc cao ngất ngưởng trên mui, đang hối hả, chen chúc, chờ qua đèo.


Đại đội của tôi được lệnh sẽ thay thế vị trí đóng quân của đại đội Nhảy Dù đang trấn đóng ở cao điểm 1062.


Đoàn xe đưa chúng tôi đến điểm đổ quân ngay trên con đường ủi sát chân núi chạy dài theo hướng Tây Nam mà từ xa đã nhìn thấy. Từ đó chúng tôi sẽ di chuyển theo con đường này cho đến khi gặp đơn vị Dù. Báo cáo xuống xe, bố trí, chờ lệnh di chuyển, thì ngay tức khắc địch quân đã chào đón bằng những tràng thượng liên dòn dã cùng những quả súng cối rải rác rất gần. Bám theo từng mô đá, bụi cây sát chân núi, đại đội di chuyển thật chậm, nắng chiều đã tắt, địch ngưng bắn, chúng tôi đến được điểm đóng quân thì trời đã tối.

Tôi cho đại đội bố trí dọc theo đường tiến quân, vào gặp đại đội trưởng để nhận vị trí bàn giao. Đại đội trưởng Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 6 Dù là một niên trưởng khóa 22 VKTĐ. Thật nhanh, anh cho tôi biết đã chuẩn bị sẵn những liên lạc viên của 15 vị trí để thay thế cùng những cao điểm trọng yếu đã được đánh dấu trên bản đồ. Anh nói: “Tôi biết quân số đại đội của bạn dư sức để trám tuyến đại đội của tôi và anh cũng cho biết thêm với kinh nghiệm hoán đổi nhau nhiều lần ở đây, địch quân lúc nào cũng sẵn sàng rình rập tìm cơ hội phản công, đặc biệt là những lần đổi quân.”

Các trung đội, từng toán lần lượt theo liên lạc viên đến vị trí bàn giao với lời dặn : việc trước tiên là phải báo động tại vị trí tác chiến, không được làm gì khác, quan sát động tĩnh, canh gác cẩn thận đề phòng địch tấn công bất ngờ. Một cao điểm vô cùng quan trọng ở xa, là nơi địch luôn quấy phá, được tăng cường gấp đôi quân số (14 người ) có máy truyền tin được giao cho trung sĩ Điểu, một hạ sĩ quan dày dạn kinh nghiệm đảm trách.

Bàn giao hoàn tất, người đại đội trưởng Dù bắt tay từ giã “Chúc bạn may mắn, chúng tôi được lệnh về Sàigòn” . Người về hậu phương yên bình, kẻ vào vùng binh lửa hiểm nguy đối với chúng tôi quá quen thuộc. Biết bao lần hoán đổi như thế này trong những ngày tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị giữa các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) với nhau và giữa TQLC và Nhảy Dù.

Nhưng người niên trưởng Dù không về Sàigòn như anh nói, đơn vị của anh đổ vào Khánh Dương, Nha Trang, quần thảo khốc liệt cùng địch quân và anh may mắn thoát hiểm trở về được Vũng Tàu gặp lại tôi khi đại đội tôi chịu trách nhiệm tuần tiễu thị xã Vũng Tàu.

Tiểu Đoàn 6 TQLC đóng giáp tuyến với tôi về phía Tây Nam đụng nặng. Địch quân tấn công mỗi đêm. Người bạn cùng khóa Võ Đăng Tâm vào được tần số nội bộ của đại đội tôi cho biết “tình hình không được sáng sủa, mày với tao ráng giữ liên lạc để có gì còn cứu nhau!”. Tôi cho biết tình hình chỗ tôi vẫn yên tĩnh, địch cố bám sát, thăm dò nhưng bị phát giác, giao chiến nhỏ rồi rút lui, không có tổn thất. Tuy nhiên chúng nhảy vào tần số truyền tin của mình khiêu khích, tuyên truyền, hăm doạ, mặc dù mình thay đổi tần số nhiều lần vẫn bị chúng bám theo. Trong những giờ phút thật rảnh rang chờ địch, bỗng dưng chợt nhớ: hôm nay là ngày 27 tháng 3, sinh nhật của người mình thương yêu! Thật buồn! Nhưng biết làm sao bây giờ!

Người hiệu thính viên báo cáo tiểu đoàn vừa ra lệnh tất cả các đại đội sẵn sàng giấy bút nhận công điện. Nghe và ghi chép thật kỹ, không được gọi lại hỏi tới, lui! Tôi linh cảm sẽ có chuyện quan trọng xảy đến. Công điện nhận được gần nửa trang giấy. Chi tiết của một Lệnh rút quân!

Tuyến phòng thủ Tiểu Đoàn 6 TQLC lại đụng nặng, tôi nghe được tiếng đạn nổ liên tục. Tôi cũng biết pháo binh, không yểm rất khó khăn, hạn chế trong lúc này!

Còn 2 tiếng nữa đúng giờ G, tôi sẽ kéo Trung Đội 2 ở xa nhất về đại đội. Khó khăn nhất là vị trí của trung sĩ Điểu. Địch từ những cao điểm gần đó luôn canh chừng, theo dõi, quấy phá, để tìm cách nhổ cho được trọng điểm tiền đồn này. Phải làm cách nào để địch không phát giác được. Chỉ có cách duy nhất là dùng liên lạc viên để chuyển lệnh đến từng trung đội trưởng rồi cứ theo đó tiến hành, tuyệt đối không được dùng máy truyền tin. Còn vị trí của trung sĩ Điểu đành phải bỏ lại lều chõng!

Thời gian như dài thêm từng giây phút từ lúc trung đội 2 bắt đầu di chuyển. Sự yên lặng, căng thẳng hiện trên từng khuôn mặt, bất cứ một tiếng súng nổ nào từ hướng đó là dấu hiệu kế hoạch rút quân bị lộ.

Tôi thở dài nhẹ nhõm khi người khinh binh trung đội 2 vừa đến tuyến đại đội. Xiết chặt tay Th/u Lê Kim Minh Cảnh, người trung đội trưởng trẻ nhưng quá phong trần, đêm nào cũng trắng đêm chờ địch tại giao thông hào, tôi cho trung đội vượt qua đại đội bố trí tại điểm tiếp tế chờ đại đội.

Trung đội 3 của Ch/u Hào cũng đã đến trám vị trí đại đội.

Bây giờ Trung đội 1 của Th/u Lê Viễn Hồng trở thành tuyến đầu, sẵn sàng khi có lệnh sẽ đoạn hậu, rồi nối đuôi theo đại đội. Tôi cũng đã chuẩn bị sẵn toán quân sẽ quay ngược lại chiến đấu cùng Trung đội 1 và đại đội sẽ phòng thủ chu vi tại điểm tiếp tế để chờ Trung đội 1 nếu bị tập kích.

Rất may, đúng theo lệnh rút quân, toàn bộ đại đội rút ra khỏi vùng đóng quân suông sẻ. Giờ đây nếu đối mặt giao chiến với địch quân, tôi có toàn bộ đại đội để đánh nhau chứ không phải phân tán hơn 15 vị trí, mỗi một vị trí chỉ khoảng 8 đến 10 người!

Rời vị trí đóng quân được khoảng 3 cây số thì được lệnh tiểu đoàn tìm một chỗ đóng quân gần đường rồi gởi số nhà về tiểu đoàn. Qua đêm, tình hình vô sự, chúng tôi được lệnh tiếp tục di chuyển về Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn (BCHLĐ) 369.

Đến chiều vượt qua vị trí đóng quân của đại đội Trương Chí Công Tiểu Đoàn 9 đang giữ mấy khẩu pháo dọc theo đường. Thấy tôi anh nói : “Anh chơi vậy, chơi với ai, đi trước bỏ đàn em ở lại.” Nhưng đấy chỉ là giỡn chơi với nhau mà thôi. Cảnh gặp nhau như thế này, kẻ ở lại chịu trận, người rút ra vùng an toàn đối với chúng tôi như một chấp nhận rất tự nhiên. Thản nhiên như đến phiên trung đội lãnh trách nhiệm đi đầu trong thời gian hành quân ở Giồng Trôm, Kiến Hòa. Mìn bẫy khắp nơi, dẫm theo bước chân người khinh binh mở đường mà đi. Chệch một bước chân có thể đạp lên khối nổ của trái đạn 105 ly.

Đại đội đến BCHLĐ 369 thì trời vừa sập tối. Toàn bộ lữ đoàn đã di chuyển. Tôi được lệnh đóng quân tại vị trí BCHLĐ. Vừa hoàn tất rải quân trám tuyến phòng thủ thì được báo Tiểu Đoàn 9 đang đến. Tôi gặp Tân An (Đ/u Đoàn Văn Tịnh) Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 9. Anh nói “bạn sắp di chuyển, cho tôi gởi mấy thằng em theo, tụi nó bị thương đi không nổi.” Tôi nói chưa được lệnh, thì lập tức ngay sau đó tiểu đoàn báo sẵn sàng tại chỗ, xe sẽ đón ra Đà Nẵng.

Ngày 29 tháng 3 năm 1975

Xe chạy suốt đêm, vào thành phố Đà Nẵng khoảng 3 giờ sáng. Tiểu đoàn cho biết tôi sẽ gặp tiểu đoàn tại bãi biển Non Nước.

Cầu Trình Minh Thế đã bị giật sập, chúng tôi phải lên tàu nhỏ để đến bãi biển. Khi đại đội tập trung đầy đủ thì trời vừa sáng. Trời càng sáng tỏ, tôi thảng thốt khi nhìn thấy suốt dọc theo bãi biển đông nghẹt là người! Quân lính đủ mọi binh chủng, dân chúng đông không đếm xuể.


Có một chiếc tàu cặp sát bờ khoảng 100 mét đang kéo một số người lên tàu bằng lưới, xong từ từ lui ra biển. Trên bờ số đông nhốn nháo đang lội theo, một đợt sóng lớn dập tới đánh bật mọi người té lăn trở lại bãi!


Một chiếc thiết vận xa chìm nghỉm còn nhô pháo tháp cách bờ khoảng 100 mét, sợi giây thừng từ pháo tháp kéo vào bờ vẫn còn dập dềnh trên mặt nước.

Tàu đã rời xa bãi biển, thả neo, im lìm, bất động.
Người trong bờ ngóng nhìn, mong đợi!

Một chiếc trực thăng xuất hiện, đảo một vòng bãi biển, ai cũng thấy rõ phi công ở trần, mặc quần đùi. Trực thăng bay thấp gần tàu, cả phi công và trực thăng đều lao xuống biển!

Đại bác 130 ly đã pháo tới. Đạn rớt ngoài biển, trên bờ ,mọi người chạy tới, chạy lui vô cùng hỗn loạn.

Tôi nhìn thấy Đại Bàng Phúc Yên ( Trung tá Nguyễ Xuân Phúc ) LĐT/LĐ369. Đại Bàng Thái Dương ( Trung tá Đỗ Hữu Tùng ) LĐP/LĐ369. Đại Bàng Hà Nội (Thiếu tá Trần Văn Hợp ) TĐT/TĐ2 đang ngồi trên bãi biển, cạnh một chiếc xe jeep, đang viết, vẽ những gì trên bãi cát. Tôi tiến lại gần chào, các vị ngẩng đầu nhìn tôi im lặng.

Tôi đã từng phục vụ dưới quyền chỉ huy của Đại Bàng Thái Dương khi ông giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn 5. Đại đội tôi có lần về trình diện Đại Bàng Phúc Yên để nhận trách nhiệm phòng thủ Lữ Đoàn. Cho nên cả hai vị đều biết tôi.

“Thưa Thiếu tá, pháo đã bắn tới nơi, xin cho tôi đem đại đội đi tìm chỗ bố trí!”

Cả 3 vị đều im lặng, cho đến khi Thiếu tá Hợp bảo tôi: “Ông muốn làm gì thì làm!”

Bây giờ thì tôi đã hiểu rõ. Tàu sẽ không bao giờ vào bờ để đón người nữa vì sóng gần bờ quá lớn. Người phải bằng cách nào ra tới ngoài kia, nơi tàu đang bỏ neo để lên tàu!

Tôi nhìn đại đội vẫn còn đang tập họp trong đội hình để chờ lên tàu mà ứa nước mắt. Bao nhiêu gian khổ, khó nhọc, còng lưng để mang đủ vũ khí, đạn dược, mặt nạ, áo giáp…một chốc nữa đây sẽ vất bỏ tất cả xuống biển.

Từng toán trở ngược lại phi trường Non Nước để lấy ruột xe làm phao. Có toán đi dọc theo biển đến xóm chài đế tìm thuyền.

Trên mặt biển nhấp nhô không biết bao nhiêu người. Pháo đã được điều chỉnh chính xác hơn. Tiếng kêu la, than khóc vang dội!


Trung úy Hiền rủ tôi tìm phao bơi ra tàu. Tôi nói tàu xa quá tôi chỉ biết bơi bì bõm chắc ra không nổi! Anh bảo “ đừng lo, tôi sẽ cột phao ông chung với phao tôi, tôi là dân miền biển bơi rất giỏi, chúng ta sẽ bơi được ra tới tàu.” Chúng tôi 4 người, Tôi,Tr/u Hiền, Dũng, Nam, đi dọc theo bãi biển về phía xóm chài, xa chỗ tập trung đông người khoảng hơn cây số thì gặp một anh công binh TQLC đang loay hoay với chiếc xuồng đã bị lật úp gần bờ. Anh đang cố gắng lật trở lại nhưng không nổi. Chúng tôi phụ lật trở lại, tát nước và kéo lên bờ. Anh cho biết sáng nay toán công binh 6 người dùng xuồng để ra biển nhưng mấy lần không qua nổi đợt sóng gần bờ, lần nào cũng bị sóng đánh lật úp! Các bạn của anh nản chí đã bỏ đi hết rồi!

Chúng tôi rủ anh mình làm thử lần nữa biết đâu thoát được. Cũng may, ngoài tôi ra ai cũng bơi rất giỏi. Tất cả đồng ý cho tôi lên trước ngồi ở giữa xuồng, còn lại mỗi bên 2 người, bơi đẩy xuồng cố gắng vượt qua được đợt sóng lớn rồi mới lên xuồng. Sóng dập mạnh phủ chụp lên xuồng, con xuồng lắc lư sắp lật mấy lần, nhưng nhờ các anh kềm nổi, chúng tôi qua được đợt sóng lớn, tất cả reo lên: thoát rồi! Cả bọn thi nhau tát nước, mỗi bên một chèo, thay phiên chèo tay hướng về tàu, anh công binh thì cố gắng để sửa máy tàu.

Trời đã về chiều, khoảng cách đến tàu còn quá xa. Nhưng lại một lần nữa, sự may mắn lại đến với chúng tôi, cuối cùng máy đã nổ, chiếc xuồng phăng phăng lướt sóng đến tàu.

Lên được tàu, chúng tôi được hướng dẫn thẳng xuống hầm tàu đã đông nghẹt lính. Chỉ khác với chúng tôi, họ còn quân phục chỉnh tề, giày trận đầy đủ. Tôi không biết họ lên tàu lúc nào và bằng cách nào!

Xa xa nhấp nhô trên mặt biển rất nhiều người đang ôm phao bơi đến. Những chiếc thuyền nhỏ không biết phát xuất từ nơi nào trên bãi biển, đưa người ra tàu rồi quay trở lại để tiếp tục làm chuyến khác. Đèn pha trên tàu bật sáng cả một vùng biển, là cái đích để mọi người đang bơi trên biển tìm tới.

Cho đến khuya thì không còn thấy ai nữa!

Tàu nhổ neo xuôi Nam. Bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng xa khuất dần cho đến khi mất hẳn!

Bộ đồ trận thấm ướt nước biển đã khô, toàn thân vô cùng ngứa ngáy khó chịu. Tôi được cho vào phòng tắm để tắm rửa, giặt bộ đồ duy nhất để mặc lại. Các bạn Hải Quân trên tàu đã lo cho mọi người thật chu đáo, từ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh với một số người quá đông đảo. Tôi và Hiền len lỏi trong đám đông người để tìm kiếm có ai trong đại đội, tiểu đoàn lên được tàu. Tôi gặp Trần Đình Công ĐĐT/ĐĐ4, tôi hỏi người bạn cùng khóa: “mày có gặp được ai khác?”. Có Đại úy Nghiêm ĐĐT/ĐĐCH và Thiếu tá tiểu đoàn trưởng. Nó đã quần khắp mọi nơi tìm kiếm nhưng không còn ai khác!

Tiểu đoàn 2 TQLC đã tan tác rồi! Không đánh nhau mà tan hàng trong nỗi cay đắng, uất nghẹn!

Trên đường từ Thường Đức di chuyển ra Đà Nẵng, Trung úy Thanh ĐĐT/ĐĐ1 liên lạc với tôi nhờ báo với tiểu đoàn là đại đội của anh lạc mất tiểu đoàn và giờ này còn kẹt trong núi. Anh đã cố gắng liên lạc với tiểu đoàn và các đại đội khác mà không được. Tôi báo ngay cho tiểu đoàn biết và liên lạc nhiều lần với anh sau đó nhưng không được!

Thiếu tá Tiểu đoàn phó, Đại úy Huỳnh Văn Trọn ĐĐT/ĐĐ5 chắc còn kẹt lại trên bãi biển.

Tàu đổ xuống quân cảng Cam Ranh tiếp nhận tân binh, vũ khí, quân trang, quân dụng.
Tiểu đoàn 2 TQLC bây giờ chỉ có tiểu đoàn trưởng, trưởng ban 3 và 2 đại đội trưởng.

Bãi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt!



MX Lê Đình Đơn 


 

Một công tác cực kỳ khó khăn : máy bay khổng lồ C-124 của Mỹ đáp xuống sân bay chỉ-chịu-đựng-nổi-C-130.

Khoảng đầu năm 1967, một khẫu đại bác 203 ly (8-in) loại tự hành và lớn nhứt của QĐ Mỹ đặt tại phi trường Quản Lợi (Bình Long) bị cối 81 ly của VC gây hư hỏng nặng. Đường bộ từ Sài Gòn lên Quản Lợi bị gián đoạn, trong khi đó lực lượng Mỹ tại đây rất cần khẩu này nhưng ko thể sửa chữa tại chỗ với phụ tùng từ các nơi khác chở bằng C-130. Do vậy BTL Mỹ yêu cầu dùng một máy bay (lớn hơn C-130) là vận tải cơ cánh quạt C-124 vì chỉ có chiếc này mới mang nỗi khẩu đại bác tự hành này (nặng 28,3 tấn). (Thời đó đã có vận tải cơ phản lực khổng lồ C-141 nhưng ko thể xuống phi trường QL).

Trước khi máy bay này chạm đầu phi đạo, phi công đã để số de phải tắt máy (full reverse crew)... Sau khi cất hàng, chiếc vận tải cơ khổng lồ này bay đến Biên Hòa để đổ xăng trước khi bay về Nhật.

Dịch từ: 

(The safety team told the observers that the pilot would actually reverse pitch on the props prior to ground contact. The aircraft would drop to the start of the runway since airspeed had been lost.  The crew’s precise timing worked. Initially, the only visible confirmation that the plane was on the ground was a growing huge red cloud approaching the battery end of the strip. The roar of the four piston engines in full reverse grew.  Out of the red cloud came the large shape of a C-124.

There was no taxi to a gate. The crew didn’t wait for the captain to turn off the seat belt sign. Their job was half complete; they were safely on the ground waiting to open the cargo doors. You can just about make out a smile of satisfaction on the crew member faces as they were getting their first look at our home. Without ever shutting down the engines, the loadmaster got the doors opened and started the track. Out it came").

                                   


Hình 1-2: khẩu 8-in tự hành bị hư hại vô phương cứu chữa.

                   H3: phi đạo của phi trường                        



               


H4-5-6-7: chiếc C-124 đáp xuống.

H8: sau khi lắp ráp lại, khẩu đại bác tự hành lớn nhứt của quân đội Mỹ đã nả đạn xuống địch quân.

Tìm hiểu  chiếc C-124 ở : https://vi.wikipedia.org/wiki/Douglas_C-124_Globemaster_II

Nguồn : Quan Loi International Airport



 MÌNH ĐỒNG DA SẮT 

Hình 1: Các thợ lặn lấy rong biển sưởi ấm bằng lửa từ gổ trôi dạt.

Từ đáy biển Sagami ngoài khơi đảo Hatsu Shima, họ mang lên rong biển chứa nhiều chất agar-agar, dùng làm thức ăn và thuốc. Các cô gái này lặn trong một giờ, và ngồi nghỉ bên lửa trong 2 giờ. Là người trên đất liền, 33 thợ lặn này làm cho 48 người chủ tại đảo này. 

Mềm mại (lithe) như người cá (mermaid), các cô gái có thể lặn sâu 30 bộ Anh/9.14 m.


Hình trái: Một cô gái điều chỉnh mặt nạ, giúp cô thấy rõ. Hình  phải: hai cô khác chuẩn bị lặn. Họ có thể ở dưới nước (nín thở) trong khoảng một phút. Mỗi cô kiếm 300 yen (khoảng 83 cent) một ngày, cộng thêm chỗ ở và thức ăn trong mùa kéo dài 6 tháng. 

Dịch từ : NGS May 1950, cách đây gần 71 năm .

=============

THÀ LÀM TỚ THẰNG KHÔN HƠN LÀM THÀY THẰNG DẠI ! 

Nhân tin về tục giết trâu tại một làng tại VN, đc quảng bá rộng rải dù bị trong nước và thế giới phản đối; ta hãy xem ảnh về tục "chọi bò" tại Nhật. Do bị người Mỹ cai trị từ năm 1945 nên ng Nhật ko thể có được những phong tục quái gở như VN (như giết heo hay trâu để tế thần). 

                          


"Các con bò đực (bull) này đc huấn luyện để húc nhau, nhưng ít có đổ máu hay chết. Các huấn luyện viên, đứng trong võ đài, thúc dục bò bằng lời nói và dây. Trung thu là mùa đấu bò". Nguồn: NAT GEO May 1950