Thursday, August 23, 2018

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2665167816830361&set=pcb.2665142786832864&type=3
Những ngày cuối cùng của quân đội Việt Nam Cộng hòa: Lời tiên đoán của đại tá Mỹ (bài 3)
Cuộc triệt thoái cao nguyên đã tai hại cho sự sống còn của quân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH), nhưng sự tan rã tại miền Trung còn tai hại nhiều hơn nữa. Tại cao nguyên, ít ra cũng còn có những trận đánh lớn của Quân Giải phóng vào Ban Mê Thuột. Nhưng tại miền Trung, rõ ràng là quân VNCH tự gây ra sự sụp đổ tinh thần rồi đi tới chủ bại và tan rã.
>Những ngày cuối của Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Ném chiến cụ, cướp tàu tháo chạy (bài 2)
>Những ngày cuối của quân đội Việt Nam Cộng hòa: Đại họa ở mặt trận Huế vì chỉ đạo mập mờ (bài 1)
Rối loạn từ binh sĩ tới dân chúng
Khi nhìn lại tình hình an ninh ở các tỉnh phía bắc VNCH, người ta nhớ rằng cho đến đầu tháng 3/1975, tình hình ở Quảng Ngãi bất lợi hơn cho quân VNCH vì tại đây Quân Giải phóng (QGP) đã lập được một con đường mới chạy ra tới gần bờ biển.
Nỗi mệt mỏi thể hiện rõ trên gương mặt một binh sĩ VNCH
Ngày 9/3/1975, QGP mở đợt tấn công lớn nhưng phía quân VNCH không coi đó là cuộc tổng tấn công. Lần này, QGP từ trên núi đánh vào các đơn vị của sư đoàn 1, của Liên đoàn 15 BĐQ và của sư đoàn TQLC. Lúc ấy, vùng I có 35.000 ĐPQ. Các đơn vị này được chiến xa và thiết vận xa yểm trợ đắc lực nên đã tạm thời chặn được các cuộc tiến công.
Tuy vậy, họ chịu một thất bại lớn. Hai trung đoàn của sư đoàn 2 QGP tấn công vào quận lỵ Tiên Phước thuộc tỉnh Quảng Tín. Sau 12 giờ giao tranh, QGP chiếm được quận lỵ Tiên Phước. Những ngày sau đó, sư đoàn 2 của VNCH và một Liên đoàn BĐQ mở cuộc phản công để lấy lại quận Tiên Phước nhưng thất bại.
Như vậy, khi Thiệu gọi tướng Trưởng về họp tại Sài Gòn ngày 13/3, báo cáo của tướng Trưởng vẫn lạc quan, mặc dù mất quận Tiên Phước. Đó là về khía cạnh chiến thuật. Nhưng về chiến lược, tướng Trưởng bày tỏ sự lo ngại cho số phận của Huế và Đà Nẵng nếu QGP đánh lớn mà phía VNCH lại không có sư đoàn Dù nữa (lúc này, Thiệu đã cho tướng Trưởng biết ý định rút sư đoàn Dù về Sài Gòn). Trước sự lo ngại của tướng Trưởng, Thiệu vẫn giữ ý định kéo sư đoàn Dù về Sài Gòn.
Trở lại miền Trung, tướng Trưởng đành phải cho sư đoàn TQLC rút về phía Đà Nẵng để thay thế sư đoàn Dù. Sự chuyển quân này tuy gây ra một khoảng trống lớn trong hệ thống phòng thủ Huế nhưng chưa gây ra ngay biến cố gì nguy hại. Sau cuộc giao tranh vào mùa hè năm 1972, mặc dù tỉnh Quảng Trị bị bom đạn tàn phá nhưng sau đó, dân chúng đã trở về đông đảo làm ăn và canh tác. Dân số trong tỉnh này sau năm 1972 lên tới 280.000 người.
Khi thấy sư đoàn TQLC rút đi, chừng 20.000 thường dân lo ngại nên đã bỏ về Huế, nhưng vì đó mới chỉ là một tỷ lệ nhỏ nên chưa gây ra hỗn loạn. Trong khoảng thời gian này, người dân miền Trung tuy có theo dõi tình hình cao nguyên nhưng chắc chắn là họ không nghĩ tới một việc Huế hay Đà Nẵng sụp đổ nhanh như vậy.
Ngày 17/3, Trần Thiện Khiêm tới Đà Nẵng cùng với nhiều tổng trưởng của chính phủ VNCH do Khiêm làm Thủ tướng. Trong khi các tổng trưởng và các tỉnh trưởng ngồi chờ ở phòng hành quân thì Khiêm nói chuyện riêng với tướng Trưởng trong vòng 40 phút và vấn đề thảo luận là việc trợ giúp những người di cư. Khiêm cho biết là sẽ bỏ Quảng Trị nhưng không nói tới việc từ bỏ cả Huế.
Ngày 17/3 cũng là ngày Hà Nội họp bàn quyết định mở một mặt trận thứ hai ở miền Trung, kế hoạch là cắt quốc lộ 1 từ Huế đến Đà Nẵng và tiến quân thật mau từ miền núi xuống phía bờ biển.
Binh sĩ VNCH rút quân khỏi một vị trí
Lúc 8h sáng 18/3, tất cả công chức và nhân viên hành chánh VNCH tại Quảng Trị khăn gói kéo nhau về Huế mà không hề cho dân chúng biết là họ bị chính quyền bỏ lại. Cũng như trường hợp bỏ Pleiku, sự ra đi đột ngột của những kẻ cầm quyền làm cho dân chúng lo ngại. Ước lượng có tới 130.000 người trước đây từng di cư vào năm 1972, nay kéo nhau di cư tiếp về Huế.
Ngày 19/3, QGP vượt qua sông Thạch Hãn vào giải phóng tỉnh Quảng Trị mà không gặp sức kháng cự nào. Điều đáng ngại nhất là những người dân di cư đến đâu thì gieo rối loạn tới đó và không bao lâu thì hỗn loạn đã lan ra khắp miền Trung.
Đêm hôm ấy, Thiệu loan báo rằng QGP đã lại mở một cuộc tổng tấn công mới ở miền Trung. Sau lời loan báo ấy, những gì đã xảy ra tại Pleiku và Quảng Trị lại diễn ra tại Huế.
Chung cuộc những mệnh lệnh kỳ quái và ngược nhau của Thiệu cùng với nỗi lo sợ của các người binh sĩ VNCH rằng gia đình của họ có thể bị bỏ rơi đã đưa miền Trung tới thảm họa còn bi kịch hơn cuộc rút quân ở cao nguyên nữa.
Sau khi mất Đà Nẵng, kể như quân lực VNCH đã mất hơn phân nửa lực lượng. Đáng buồn hơn nữa là khi sự tan rã xảy ra tại mặt trận miền Trung thì chỉ riêng tại Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng, quân lực VNCH đã có sẵn kho lương thực và đạn dược đủ để chiến đấu trong vòng ít ra là một năm.
Trước khi xem về mặt trận duyên hải (chủ yếu là Nha Trang), chúng ta hãy xem sự tổn hại của quân lực VNCH sau hai cuộc triệt thoái tai hại, đến mức nào.
Lúc QGP giải phóng được miền Trung thì quốc hội của Mỹ còn đang bận nghỉ nhiều ngày của Lễ Phục Sinh, còn Tổng thống Ford thì bận giải trí với môn golf tại thành phố hoa lệ Palm Spring ở phía nam tiểu bang California. Tuy vậy, cũng còn có một chút an ủi cho VNCH vì Tổng thống Ford gửi hai nhân vật quan trọng tới nhận định tình hình Nam Việt Nam. Đó là tham mưu trưởng của Lục quân Mỹ và một người được coi là chuyên gia tình báo là tướng Frederick C. Weyand.
Nhiều chiến cụ của quân VNCH đã bị hỏa lực QGP phá hủy, hoặc phải bỏ lại
Phái đoàn Weyand đến Sài Thành ngày 27/3/1975 và lập tức tìm hiểu tình thế lúc ấy. Tin tức do cơ quan CIA cho ông ta hay không phải là thứ tin tức khích lệ. Theo bản tường trình của CIA tại Sài Gòn thì chừng 150.000 binh sĩ chính quy và nhân dân tự vệ ở nửa phía bắc của VNCH đã thất bại, bị bỏ rơi hoặc bị tiêu diệt.
Về các đơn vị lục quân của VNCH dàn ra tại vùng I (miền Trung), 3 liên đoàn BĐQ, toàn thể sư đoàn 1, hai phần ba của sư đoàn 2 và sư đoàn 3 Bộ binh và một phần ba của sư đoàn TQLC không còn tồn tại nữa.
Tại vùng II (Quân đoàn II VNCH tại cao nguyên), phần lớn của sư đoàn 23 Bộ binh và 5 Liên đoàn BĐQ đã bị diệt, cùng với hai trong 4 trung đoàn của sư đoàn 22 Bộ binh (sư đoàn này được đặc biệt tăng cường thêm một trung đoàn, trong khi hầu hết các sư đoàn bộ binh khác của lục quân Nam Việt Nam chỉ có 3 trung đoàn). 12 tỉnh và một số chiến cụ trị giá tới một tỷ Mỹ kim, trong số đó, có 400 máy bay và trực thăng đã rơi vào tay QGP.
Tai hại hơn nữa là toàn thể cơ cấu tình báo của VNCH ở phía bắc đã bị tiêu diệt, nên không còn khả năng theo dõi cuộc tiến quân của QGP nữa.
Phần còn lại của lãnh thổ VNCH từ đây chỉ còn có thể được bảo vệ bởi các sư đoàn thuộc Quân đoàn III và Quân đoàn IV, 3 lữ đoàn Dù rút từ miền Trung về và những binh sĩ nào còn chiến đấu được trong số 40.000 binh sĩ chính qui và không chính quy rút được từ miền Trung về.
Nhưng ngay cả các lực lượng còn lại vừa kể cũng đang phải đối phó với áp lực nặng của QGP. Ba sư đoàn của Quân đoàn III đang giao tranh nặng với QGP ở phía bắc của Sài Gòn, trong khi 3 sư đoàn của Quân khu IV phải lo bảo vệ quốc lộ 4 là con đường huyết mạch cho miền Nam, nối liền Sài Gòn với vựa lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một trong 3 lữ đoàn của sư đoàn Dù đang bị cầm chân tại Nha Trang, do đó, nhu cầu phải có thêm lực lượng trừ bị chiến lược cho miền Nam là nhu cầu sinh tử.
Phái đoàn Weyand rất lo ngại khi thấy rằng trước khi phái đoàn tới Sài Gòn thì Bộ Tổng tham mưu của Nam Việt Nam đã không có hành động gì để tổ chức lại các đơn vị quân đội rút được từ miền Trung về Sài Gòn. Thực ra thì Bộ Tổng tham mưu ấy cũng không nắm vững được rằng có những đơn vị nào đã về được tới Sài Gòn, đang có mặt tại đâu, cần được tái trang bị những gì để có thể chiến đấu trở lại.
Bị phía người Mỹ thúc đẩy quá, rốt cuộc, Tổng cục tiếp vận của VNCH mới đưa ra một kế hoạch vào ngày 27/3/1975. Nhưng kế hoạch này bị phái đoàn Weyard bác bỏ ngay vì “không tưởng”. Kế hoạch ấy dựa trên điều giả tưởng của quốc hội Mỹ sẽ cấp thêm nhiều ngân khoản và kế hoạch lại không dự trù một thời biểu nào để chuẩn bị một số đơn vị mới trước ngày 15/6/1975 và kế hoạch cũng không đề ra một quan niệm nào để điều động và sử dụng các đơn vị mới ấy.
Thiệu và đại sứ Mỹ tiếp tục “ngủ mơ”
Thất vọng về Bộ Tổng tham mưu của VNCH, phía Mỹ quyết định trực tiếp lo việc chỉnh đốn lại quân lực VNCH. Tướng Homer Smith là tùy viên quân sự của sứ quán Mỹ tại Sài Gòn tự đảm nhiệm vai trò cố vấn. Ông ta ra lệnh cho phòng tùy viên quân sự của ông ta lập kế hoạch huấn luyện và trang bị cho một số đơn vị mới của Nam Việt Nam ở cấp tiểu đoàn.
Binh sĩ VNCH phá kho đạn trước khi rút quân
Kế hoạch này chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1, cũng là giai đoạn quan trọng nhất, là số chiến cụ có sẵn tại Nam Việt Nam hoặc đang trên đường từ Mỹ tới sẽ được dùng để trang bị cho 18 tiểu đoàn Bộ binh và cho 3 pháo đội. Tất cả những đơn vị này sẽ được dàn ra chậm trễ nhất là trước ngày 19/4/1975.
Trong ba giai đoạn còn lại, tính từ 20/5 – 30/9/1975, phải lập xong 4 sư đoàn Bộ binh, 4 sư đoàn BĐQ và 27 trung đoàn ĐPQ. Ba giai đoạn này sẽ tùy thuộc khá nhiều vào sự thành công trong kế hoạch phòng thủ của Quân khu III và Quân khu IV, cũng như vào viện trợ bổ túc của nước Mỹ.
Bộ Tổng tham mưu của Nam Việt Nam tuy tán thành kế hoạch của người Mỹ vào ngày 1/4/1975 nhưng họ lại cố tình lờ đi các khoản chính yếu. Trong khi người Mỹ khuyến cáo nên nhập các tiểu đoàn tân lập vào với các sư đoàn hiện hữu thì họ lại tái lập trọn vẹn nhiều trung đoàn và nhiều lữ đoàn từng bị tan tác tại phía bắc của VNCH.
Những trung đoàn và lữ đoàn ấy được coi như những đơn vị tác chiến độc lập. Bộ tham mưu của các đơn vị ấy đều yếu kém, nhiều khi còn không thực hiện đủ quân số nữa nhưng Bộ Tổng tham mưu vẫn cứ tung các đơn vị ấy ra mặt trận. Kết quả rất đáng buồn. Ví dụ như trung đoàn 4 của sư đoàn 2 Bộ binh mới ra quân sau khi tái lập thì lại bị QGP đánh bại tan nát một lần nữa.
Phòng tùy viên quân sự của sứ quán Mỹ tại Sài Gòn tìm được lời giải thích trong sự thụ động và ù lì của Bộ Tổng tham mưu của Nam Việt Nam. Lời giải thích ấy nằm trong sự im lặng mà Nguyễn Văn Thiệu đã có ngay từ trước khi có cuộc triệt thoái cao nguyên và sự tan rã hỗn loạn tại miền Trung. Sau khi la lối rằng sẽ giữ Huế bằng mọi giá, rồi lại bỏ Huế, Thiệu càng ngày càng tách xa quần chúng miền Nam Việt Nam.
Trước những lời kêu gọi nên từ chức và trước những tin đồn đảo chánh, Thiệu tiếp tục đàn áp báo chí, bắt bớ những người mà Thiệu gọi là “âm mưu đảo chánh”, rồi hứa sẽ lập một “nội các chiến tranh”. Nhưng Thiệu không hề làm gì để có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng và cũng chẳng làm gì để có sự lãnh đạo hữu hiệu cho miền Nam về chính trị và về quân sự. Cho đến phút chót, Thiệu vẫn còn khư khư bám lấy cái ảo tưởng điên rồ là dầu sao thì rồi người Mỹ cũng sẽ tới để cứu vớt Thiệu.
Dù được đánh giá quân số đông, vũ khí nhiều, quân VNCH vẫn nhanh chóng bị đè bẹp dưới sức tấn công của QGP
Trong khi gặp tướng Weyard, Thiệu cứ nhắc lại lời yêu cầu Mỹ giúp thêm viện trợ. Thiệu không có một phút nào chịu nhận trách nhiệm của mình về sự sụp đổ ở cao nguyên và tan rã ở miền Trung. Có lúc Thiệu còn đưa vào mặt Weyard lá thư của Nixon hứa sẽ can thiệp mạnh nếu QGP vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn Paris. Khi tướng Weyard nói rõ cho Thiệu biết đừng nên nghĩ tới việc nước Mỹ tái can thiệp trực tiếp vào vấn đề Việt Nam nữa thì Thiệu tiếp tục yêu cầu nước Mỹ cho thêm đồ trang bị mới và đồ tiếp tế mới.
Đại sứ Mỹ Martin cũng mắc bệnh ngủ mơ như Thiệu, vì Martin cũng bày tỏ trước nơi công cộng rằng quốc hội Mỹ sẽ cho thêm viện trợ nhưng trong thâm tâm, Martin không lạc quan như bề ngoài của chính mình.
Nhiều viên chức khác của sứ quán Mỹ tại Sài Gòn có cái nhìn thực tế và bị quan hơn nhiều. Trong hai lần liền, phụ trách tình báo cho phòng tùy viên quân sự Mỹ tại Sài Gòn là đại tá William Le Gro nói thẳng cho tướng Weyard biết rằng “dầu cho có thêm viện trợ đi nữa thì cũng đã quá trễ rồi”.
Le Gro cho rằng con đường duy nhất để chặn QGP là gửi máy bay Mỹ tới Việt Nam và ngay cả sự gửi máy bay Mỹ trở lại cũng không bảo đảm rằng sẽ thành công. Vì không những QGP đã tăng cường các đơn vị tại Quân khu III của VNCH, mà người ta còn thấy những phi đạn SA-2, hình dạng như điếu xì gà được bố trí tại tỉnh Phước Long ở phía tây bắc Sài Gòn.
Ngày 31/3/1975, trong một bản tường trình viết, Le Gro kết luận rằng: “Nếu không có thêm sự yểm trợ về vật chất và về chính trị, cũng như sự dùng đến không lực chiến lược của nước Mỹ thì sự bại trận chắc chắn sẽ xảy ra trong vòng 90 ngày tới”.
Dù được đánh giá quân số đông, vũ khí nhiều, quân VNCH vẫn nhanh chóng bị đè bẹp dưới sức tấn công của QGP
Hai ngày sau đó, trùm CIA William Colby đưa ra một hình ảnh tiên đoán cũng ảm đạm như vậy: “Cán cân lực lượng bây giờ đã dứt khoát ngã về phía có lợi cho QGP. Tiến trình sụp đổ và chủ bại đang diễn ra có thể sẽ không thể nào trở ngược lại được và sự mau lẹ đưa tới sự sụp đổ của chính phủ Nam Việt Nam, cũng như sự sụp đổ về ý chí của chính phủ ấy”. Colby đã tiên đoán như thế khi lên tiếng trước Nhóm hành động đặc biệt tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Đến đây thì người ta chứng kiến sự sụp đổ của mặt trận Duyên Hải, bắt đầu bằng sự thất thủ Nha Trang.
Có một “điểm sáng” nho nhỏ với quân lực VNCH giai đoạn này, đó ;là trước những tin thất bại chồng chất kể từ khi QGP tấn công vào Ban Mê Thuột ngày 10/3/1975, người ta không ngờ rằng một sư đoàn hạng tồi của quân lực VNCH lại có thể chống trả thời gian khá dài.
Trong khi rất nhiều đơn vị khác của quân lực VNCH tan rã mà chưa có giao tranh thì sư đoàn 22 Bộ binh VNCH tại mặt trận nam Đà Nẵng cầm cự khá dai dẳng. Trong quân lực VNCH, sư đoàn 22 Bộ binh chỉ được đánh giá là “một sư đoàn tầm thường”. Trong cuộc tấn công của QGP vào mùa hè năm 1972, sư đoàn 22 bảo vệ Kontum và sư đoàn ấy bị QGP đè bẹp ngay từ sớm vì họ bất hạnh có một viên tư lệnh tồi.
Tại mặt trận Bình Định năm 1975, sư đoàn 22 phản ứng rất tự nhiên, như thể đó là hoạt động hàng ngày của họ. Người ta cần phải nhớ là lúc ấy, binh sĩ của sư đoàn 22 rất dễ bị lôi cuốn bởi khuynh hướng chủ bại phát sinh từ sự sụp đổ tinh thần sau cuộc triệt thoái cao nguyên và sự bỏ Huế, nhất là bởi khuynh hướng “hãy cứ bỏ chạy đã rồi sau đó, muốn ra sao thì ra”. Đã không bỏ chạy, không tan rã, sư đoàn 22 còn cầm cự trước nhiều đợt tấn công của QGP.
Lúc ấy, sư đoàn 22 đang trấn giữ một vị trí có tầm quan trọng chiến lược là đèo Bình Khê. Mãi đến khi sư đoàn 22 bị chết và bị thương đến hơn 2/3 quân số của cả sư đoàn thì các QGP mới qua được đèo Bình Khê để tới Qui Nhơn.
(Còn tiếp)
Cuộc tháo chạy bi thảm (Bài 3): 'Hợp đồng tác chiến' kiểu máy bay VNCH oanh kích… quân Sài Gòn
Thứ Bảy, 30/6/2018 06:54 GMT+7
(PLO) - Sang ngày 19/3/1975 thì đơn vị tiền phong của quân VNCH trong đoàn quân triệt thoái tới gần con sông chỉ còn cách bờ biển chừng 40km. Nhưng ở phía sau của đoàn quân, khoảng cách giữa Cheo Reo và con sông nói trên, QGP lại nhắm đánh vào sườn của đoàn quân triệt thoái, khu vực quận lỵ Phú Túc (nay thuộc huyện Krông Pa, Gia Lai). 
Cuộc tháo chạy bi thảm (Bài 3): 'Hợp đồng tác chiến' kiểu máy bay VNCH oanh kích… quân Sài Gòn
Súng ống bị binh sĩ VNCH ném lại
Quân VNCH gọi xin không quân yểm trợ để giúp chặn cuộc tấn công. Nhưng khi phi tuần chiến đấu cơ của không quân VNCH tới thì thay vì nhắm oanh kích QGP, phi tuần ấy lại nhằm vào các đơn vị thuộc Liên đoàn 7 Biệt Động quân.
Đoàn quân triệt thoái qua được Cheo Reo thì đến ngày 21/3/1975, QGP phá vỡ phòng tuyến của Liên đoàn 23 Biệt Động quân, vượt lên để chiếm tỉnh lỵ Phú Bổn và cắt đứt đường giao thông. Liên đoàn 8 và Liên đoàn 25 bị cắt đứt với đơn vị còn lại của Sư đoàn 23 VNCH.
Sau khi báo cáo với tướng Phú, tướng Tất được phép ra lệnh cho các đơn vị VNCH đang bị cô lập vứt bỏ mọi vũ khí và chiến cụ nặng nề để tìm lấy sự thoát thân khỏi Phú Bổn. Lúc này, tướng Tất vẫn còn ở phía sau của đoàn quân. Rất nhiều binh sĩ VNCH chạy vào trong rừng.
Thách thức sông Ba
Trong khi đoạn hậu của đoàn quân triệt thoái chịu áp lực nặng nề của QGP thì đoạn đầu chỉ còn cách Tuy Hòa có 20km và chỉ còn đương đầu với trở ngại lớn sau chót. Đó là sông Ba. Tướng Cao Văn Viên đã cho chở cây cầu tới vùng này đúng hẹn nhưng QGP đã dựng lên những chướng ngại vật không cho các đơn vị VNCH qua được sông để tiến tới Tuy Hòa.
Những đoạn rời của cây cầu không thể chở bằng xe qua bờ sông bên kia. Về sau, quân VNCH phải mượn bốn trực thăng khổng lồ loại CH-47 của vùng IV để chở từng phần của cây cầu qua bên kia sông.
Ngày 22/3/1975, đúng một tuần sau khi đoàn xe ra khỏi Pleiku, cây cầu lớn trên sông Ba đã được ráp xong. Ngay ở giờ đầu tiên, vì số người và xe đi trên cầu quá nhiều nên một nhịp bị sập, đưa luôn cả người và xe cộ xuống sông. Công binh lại sửa chữa, và đến buổi chiều thì cây cầu mới lại đưa được người và xe sang sông.
Chiến đấu cơ của không quân VNCH đã oanh kích nhầm vào các đơn vị thuộc Liên đoàn 7 Biệt Động quân đang rút khỏi Tây Nguyên
Nhưng đến đây thì thời tiết bỗng trở nên rất tồi tệ. Thay cho cái nắng cháy da thịt của những ngày trước, bây giờ là mưa và lạnh. Thời tiết này không phải chỉ tai hại cho đoàn quân, mà còn tai hại cho cả sự yểm trợ của không quân, trong khi sự yểm trợ ấy rất là sinh tử cho sự sống còn của các đơn vị quân lực VNCH trên đường sắp tới Tuy Hòa.
QGP đóng nhiều chốt rải rác dài theo con đường đi của đoàn quân triệt thoái. Thời tiết xấu khiến cho không quân VNCH không thể yểm trở đắc lực, do đó, các binh sĩ VNCH phải tìm cách xoay sở, không được một phút nào nghỉ ngơi.
Từ ngày 22/3/1975 trở về sau, liên đoàn 6 Biệt Động quân phải giao tranh rất ác liệt với QGP. Lúc này thì đoạn đầu của đoàn quân triệt thoái đã tới được bờ phía nam sông Ba. Các đơn vị thuộc đoạn đầu này bắt đầu phá các chướng ngại do QGP dựng lên.
Sau khi bị thiệt hại nặng vì không quân VNCH đánh lầm vài ngày trước đó, các đơn vị còn lại của Liên đoàn 7 đã cố gắng sử dụng trên 10 chiếc thiết vận xa M-113 trong đoàn xe triệt thoái để “mở đường máu”, gặp được các đơn vị Địa phương quân VNCH cũng từ bên trong Tuy Hòa tiến ra.
Trong tổng số 179 ngàn quân nhân của Quân đoàn 2 VNCH lúc QGP mở đầu trận đánh vào Ban Mê Thuột, còn được bao nhiêu về tới Tuy Hòa? Thông cáo sau đó của Bộ tổng Tham mưu quân VNCH nghe thật não lòng. Trong tổng số 20 ngàn binh sĩ thuộc các đơn vị yểm trợ và tiếp vận, chỉ có 5000 tới Tuy Hòa.
Trong tổng số 7000 binh sĩ Biệt Động quân của Quân đoàn II, chỉ còn 900 người tới được bản doanh mới của Quân đoàn II tại Nha Trang... Tướng Cao Văn Viên buồn bã tuyên bố với báo chí: “75% số quân chiến đấu của Quân đoàn II, kể cả Sư đoàn 23 Bộ binh, Biệt Động quân, Thiết giáp, Pháo binh, Công binh và Truyền tin đã bị loại một cách bi thảm trong khoảng từ ngày 10 - 25/3/1975”.
Tướng Viên không chịu nói thêm cho rõ hơn nữa, là trong tổng số 179 ngàn quân nhân của Quân đoàn II, gần phân nửa bị loại khỏi vòng chiến mà không phải vì giao tranh! Riêng Sư đoàn 23 chỉ còn 700 người về được tới Nha Trang.
Thiệu tắt mọi ảo tưởng
Sau thông cáo ảm đạm nói trên, người ta không còn nghe Nguyễn Văn Thiệu nói gì tới sự “hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột” nữa.
Người ta không được biết rõ là tướng Cao Văn Viên đã than thở hoặc tâm sự những gì với các nhà báo hoặc tác giả ngoại quốc sau cuộc triệt thoái bi đát này. Tuy nhiên hai tác giả Clark Dougan và David Fulghum có trích lại nhận định của tướng Viên về trách nhiệm của tướng Phú trong cuộc triệt thoái ấy.
Trụ sở Bộ tư lệnh Không quân VNCH
Tướng Viên nói rằng liên tỉnh lộ 7B mà tướng Phú chọn làm đường rút quân có thể là con đường tốt, nếu các cây cầu trên tỉnh lộ ấy được làm xong, hoặc sửa chữa xong kịp thời. Về điểm này thì tướng Viên nói rằng tướng Phú, và chỉ một mình tướng Phú, chịu trách nhiệm.
Tướng Viên cho rằng, lẽ ra tướng Phú phải hoãn ngày rút quân thêm ít ngày để công binh có thời giờ làm xong những cây cầu, và sự hoãn thời gian ấy còn cho phép lập một kế hoạch thô sơ (chữ thô sơ ở đây làm cho người ta càng có thêm cảm tưởng là như vậy có nghĩa tướng Phú không có kế hoạch nào hết, dù là một kế hoạch thô sơ).
Đi tìm những lời phê bình cuộc triệt thoái tại hai này, hai tác giả Clark Dougan và David Fulghum trích dẫn nhận xét của một tướng lãnh Mỹ “hiểu nhiều về tướng lãnh của quân lực VNCH”. Hai tác giả này không ghi rõ tướng Mỹ kia tên là gì, và chỉ ghi rằng tướng Mỹ kia cho là “vấn đề ở đây không phải là việc tướng Phú có lập kế hoạch hay không, mà là cá nhân của chính tướng Phú, và đường lối chỉ huy của tướng Phú”.
Clark Dougan và David Fulgrum còn ghi nhận được ý kiến của một sĩ quan Mỹ giữ vai trò liên lạc giữa giới quân sự Mỹ tại Nam Việt Nam và quân lực VNCH. Sĩ quan Mỹ này nói: “Một tư lệnh Quân đoàn mạnh bạo như tướng Toàn (tướng Nguyễn Văn Toàn là tư lệnh Quân đoàn II trước khi bị tướng Phạm Văn Phú thay thế) phản công để tái chiếm Ban Mê Thuột, dùng mọi lực lượng có trong tay, cùng với hỏa lực yểm trợ tối đa của không quân thì có lẽ có thể chặn được đối phương ở cao nguyên, và tránh được sự thảm bại thêm một năm nữa”.
Người ta có thể tóm tắt nhận định về cuộc triệt thoái tai hại của Quân đoàn 2 vào mấy hàng sau đây: Không có kế hoạch để rút, mệnh lệnh thì luôn trái ngược nhau, do đó cuộc triệt thoái đã biến thành một cuộc tháo chạy theo đúng nghĩa dễ hiểu nhất của người trần tục.
Như đã nêu ở các bài trước, ngoài một kế hoạch thiết lập thật kỹ, tỉ mỉ, cuộc triệt thoái còn phải được thi hành trong kỷ luật triệt để, được bảo vệ tối đa về quân sự để có thể rút từng chặng, và rút nhưng vẫn yểm trợ lẫn nhau, và điều tối kỵ là không thể để cho thường dân xen lẫn vào các đơn vị triệt thoái.
Những lãnh đạo chính trị và quân sự của VNCH đều hiểu rằng liên tỉnh lộ 7B đã bị bỏ hoang từ nhiều năm. Họ cũng biết rằng cầu cống trên tỉnh lộ ấy hoặc bị hư nát, hoặc không có cầu bắc ngang một số sông nữa.
Nhưng rồi họ vẫn đi tới quyết định là cứ dùng liên tỉnh lộ 7B, nói rằng hi vọng “bất ngờ” làm cho QGP không kịp tấn công. Từ sự lựa chọn này, người ta bắt buộc phải kết luận rằng liên tỉnh lộ ấy được chọn lựa để làm đường tháo chạy, để chạy trốn, chứ không phải để triệt thoái theo đúng ngôn ngữ quân sự.
Tướng hồi hưu của Úc là Serong đã từng khuyến cáo Nguyễn Văn Thiệu về việc nên bỏ bớt lãnh thổ để có thể rút ngắn đường tiếp vận, có thể tiết kiệm lực lượng và làm cho hệ thống phòng thủ của VNCH hữu hiệu hơn.
Đoàn người và xe bị tắc nghẽn trước chiếc cầu bắc qua sông Ba
Bộ tổng Tham mưu quân lực VNCH đã biết các ý kiến này của Serong nhưng không dám thuyết phục Thiệu cho thi hành kế hoạch rút bớt lãnh thổ ấy khi còn đủ thời gian để thảo một kế hoạch kỹ lưỡng và có thể có đủ ngày giờ để thi hành kế hoạch ấy trong sự an toàn và không gây tai họa.
Một tác giả nhận xét: “Thiệu bám lấy cái chủ trương “bốn không” (Không liên hiệp, Không nhượng bộ đất đai, Không đầu hàng, Không thương lượng) ấu trĩ cho đến cùng. Cho đến phút chót Thiệu vẫn còn ôm lấy ảo tưởng là không bị nước Mỹ bỏ rơi. Vì bản chất ngoan cố tham lam cũng như lưu manh, Thiệu bám lấy địa vị lãnh đạo cho đến ngày biết VNCH không thể tự cứu được nữa thì mới từ chức để ra đi thảnh thơi”.
Chỉ huy sai lầm, binh sĩ lãnh họa
Lệnh rút lui vô trách nhiệm của Thiệu đã đưa hậu họa tới hàng chục ngàn binh sĩ VNCH. Từ cấp chỉ huy cao nhất đến cấp thấp, không ai muốn nghĩ đến an toàn cho binh sĩ thuộc cấp nữa, vì đó là giờ phút: “Mỗi người chỉ biết tự lo cho mình, sống chết mặc bay.”
Sự tan rã của cả một đại đội Biệt Động quân VNCH tại Pleiku trước giờ triệt thoái là một minh chứng về sự bất tài của Thiệu và của những sĩ quan có trách nhiệm lãnh đạo quân sự tại Quân đoàn II. Đây là một đại đội có quân số 120 người, do một đại úy làm đại đội trưởng.
Đại đội này giữ một vị trí ở cách thị xã Pleiku gần 10km về phía Tây, không xa căn cứ Holloway cũ của quân đội Mỹ trước đó. Lúc một đơn vị đặc công của QGP chuẩn bị tấn công vào vị trí của đại đội này thì viên đại úy VNCH đang ra lệnh cho binh sĩ của mình trước tin đồn rằng thị xã Pleiku sẽ bị bỏ ngỏ.
Lệnh rút lui ở đây không phải là lệnh trực tiếp mà chỉ là thứ lệnh “truyền cho nhau nghe”. Hôm Chủ nhật, một binh sĩ của đại đội này về thăm gia đình ở thị xã. Là một quân nhân kỉ luật, anh ta về thăm gia đình, và cũng là để giúp tìm cho gia đình có chỗ trên chuyến bay lánh nạn về Sài Gòn.
Anh ta kể lại rằng đã phải “dùng tới mũi súng” của anh ta để hăm dọa những người xung quanh nên mới lấy được chỗ cho gia đình. Khi chiếc máy bay cất cánh rồi, anh ta trở lại đơn vị, và nói cho các binh sĩ khác biết cảnh hỗn loạn đang diễn ra tại thị xã Plieku.
Thoạt đầu, viên đại đội trưởng của anh ta không tin là Pleiku bị bỏ nhỏ, và càng không tin là đại đội của mình cũng bị bỏ rơi luôn. Nhưng đến khoảng nửa đêm thì viên trung úy đại đội phó hớt hải từ trên chiếc jeep vừa từ thị xã trở về, nhảy xuống cho biết, quả thật Pleiku đang hỗn loạn, ai cũng tháo chạy, phi trường thì đóng cửa. Viên trung úy này không tìm được một sĩ quan cao cấp nào để hỏi thăm tình hình, và có thể là các sĩ quan cao cấp ấy cũng đã tháo chạy sạch rồi.
Binh sĩ Sài Gòn tháo chạy bằng mọi loại phương tiện
Viên đại đội trưởng chỉ kịp suy nghĩ trong vòng năm phút để có một quyết định. Sau đó, ông ta ra lệnh cho binh sĩ dưới quyền chuẩn bị để gấp rút ra khỏi Pleiku. Mọi quân xa lớn nhỏ chạy được đều phải chứa vũ khí, đạn dược để ba tiếng sau lên đường. Viên đại đội trưởng tin rằng vào khoảng 3h sáng là đại đội của ông ta sẵn sàng ra đi.
Trong khi đại đội này chuẩn bị để lên đường rút lui vào 3h sáng thì nửa tiếng trước đó, nghĩa là vào lúc 2h30, đơn vị đặc công QGP bắt đầu tấn công vị trí của đại đội Biệt Động quân. QGP tiến tới cách hàng rào kẽm gai của vị trí đại đội Biệt Động quân chưa tới 700m mà không gặp một phản ứng nào. QGP dừng lại để chờ màn hỏa lực bắn súng cối và hỏa tiễn.
Hai trinh sát QGP bò sát vị trí của đối phương để nghe ngóng rồi trở về báo cáo rằng có một điều gì rất kì lạ ở bên trong vị trí: Quân xa nào cũng chất đầy đồ và thùng. Chỉ có một binh sĩ VNCH đang đứng canh gác “tượng trưng” tại mặt nguy hiểm nhất của vị trí.
Người chỉ huy đơn vị đặc công QGP không hiểu tại sao đối phương lại sắp rút đi, nhưng hiểu rằng nếu tấn công ngay thì có nhiều hi vọng tiêu tán được toàn thể đại đội này. Do đó người chỉ huy quyết định rút ngắn thời gian bắn chuẩn bị là 3 phút thay vì từ 10 - 15 phút như dự trù.
Và quả thật là sau khi QGP nổ súng thì toàn thể đại đội Biệt Động quân bị hoàn toàn bất ngờ. Chỉ có chừng 20 người, trong đó có viên đại úy đại đội trưởng, là chạy thoát được ra ngoài.
Tướng lãnh kiểu… bói toán rồi mới hành quân
Sau Nguyễn Văn Thiệu, cần nói đến trách nhiệm của hai kẻ khác là tướng Cao Văn Viên và tướng Phạm Văn Phú, vì những sĩ quan khác chỉ là những kẻ thừa hành, những nạn nhân của một hệ thống lãnh đạo nghèo nàn của VNCH trong giờ phút nguy kịch nhất.
Tùy viên của tướng Phú là thiếu tá Phạm Huấn ghi nhận rằng lúc tới Cam Ranh họp “chiến lược” với Thiệu và Khiêm, tướng Cao Văn Viên “rất ngoan ngoãn, gần như không giám nói điều gì trái ý của Thiệu”. “Tài thao lược” của ông ta được biểu lộ trong lời tán thành của lựa liên tỉnh lộ 7B làm đường rút lui.
Giày dép tư trang của binh sĩ ném lại trên đường
Nếu quả thật tướng Viên có tài lãnh đạo quân sự thì đó là lúc phải nói cho Thiệu biết rằng rút lui khi đang giao tranh với đối phương mà thiếu chuẩn bị tức là tự sát. Cao Văn Viên mà có được một chút khí phách để nói cho Thiệu biết rằng rút lui lúc ấy là nguy cho quân VNCH, thì có thể tình thế sự việc không tồi tệ với quân VNCH quá mau như vậy.
Một tác giả nhận xét: “Nhưng tướng Viên là người khôn ngoan, theo nghĩa trong ngôn ngữ Việt Nam là “ngậm miệng ăn tiền”. Trong sáu bảy năm ngồi ghế Tổng Tham Mưu trưởng, ông ta đã rất im hơi lặng tiếng, đến nỗi bên ngoài phải kết luận rằng Bộ tổng Tham mưu của ông ta chỉ là một “hộp thư khổng lồ” của quân lực VNCH.
Thất bại lớn nhất của tướng Viên là trong nhiều năm ngồi ở đây, ông ta không thuyết phục được Thiệu lập một Bộ tổng Tư lệnh cho quân lực VNCH. Thiệu không lập cơ cấu ấy vì muốn tự mình trực tiếp điều khiển luôn cả nỗ lực quân sự quân VNCH nữa”.
Lúc mặt trận Ban Mê Thuột ác liệt nhất, tướng Viên chỉ làm được một việc là ra lệnh cho máy bay thả tướng Lê Trung Tường xuống sân bay Phước An để chỉ huy các đơn vị còn lại của Sư đoàn 23. Tướng Viên có biết tướng Lê Trung Tường là người thế nào không?
Thiếu tá Phạm Huấn đi cùng tướng Phú tới thăm bản doanh sư đoàn 23 của tướng Tường, chứng kiến việc viên tướng này còn có thói quen… bói toán rồi mới hành quân. Đó là thứ tướng lãnh mà tướng Cao Văn Viên tin là có thể điều khiển nỗ lực “tái chiến Ban Mê Thuột”.
Thiếu tá Phạm Huấn nhận xét: “Thiệu chịu trách nhiệm tổng quát về cái lệnh rút lui tai hại là điều dễ hiểu, nhưng chính tướng Cao Văn Viên trong chức vụ Tổng tham Mưu trưởng của quân lực VNCH cũng không thể tránh được phần trách nhiệm nặng nề của ông ta, nếu không muốn để bên ngoài nghĩ rằng ông chỉ là một tướng lãnh công chức và nô bộc cho Thiệu.
Đoàn quân “triệt thoái” bỏ lại sau lưng những đám cháy đốt kho tàng, nhiên liệu
Thiệu và Viên đã cho tướng Phú một mệnh lệnh vô cùng tổng quát mà không cho tướng Phú thêm một sự hướng dẫn tối thiểu nào khác. Đến khi cuộc triệt thoái cao nguyên thất bại hoàn toàn, tướng Viên còn trút hết trách nhiệm lên đầu tướng Phú. Tướng Viên đã không có thái độ quân tử tối thiểu để can đảm nhận trước dư luận phần trách nhiệm của mình”.
Một tác giả nhận xét: “Thiếu tá Phạm Huấn đã gay gắt lên án tướng Phú vì quá hấp tấp ra lệnh rời bỏ cao nguyên. Lời trách cứ này rất xác đáng vì người ta nhớ rằng lúc tướng Phú ra lệnh gấp rút tháo chạy thì Pleiku chưa đến nỗi ở trong cảnh sắp bị QGP chiếm.
Lời buộc tội ghê gớm nhất của Thiếu tá Phạm Huấn là tướng Phú đã thua luôn cả chí khí của một người đàn bà. Bà vợ của tướng Phú không muốn thấy tướng Phú là “một viên tướng bại trận”. Bà ta muốn rằng, ít ra tướng Phú cũng phải ở lại để “đánh một trận thư hùng” với đối phương trước đã. Nhưng tướng Phú quá ngoan ngoãn tuân theo lệnh của Thiệu, dù rằng lệnh đó tai hại đến đâu”.
“Thiếu tá Phạm Huấn và nhiều người khác đã uổng phí khá nhiều thời giờ để kết án tướng Phạm Văn Phú trong việc rút khỏi cao nguyên. Các người ấy sẽ tiết kiệm được thời giờ, nếu nghĩ tới khả năng của tướng Phú trước tình thế quân sự đen tối của quân VNCH tháng 3/1975: Tướng Phạm Văn Phú đã giữ một vai trò vượt quá khả năng của ông ta rất nhiều.
Người ta cũng nên làm như vậy khi kết luận về Thiệu, Khiêm và Viên nhắm mắt ra lệnh rút vô trách nhiệm trong ngày 14/3/1975, những kẻ ấy cũng lại đã giữ một vai trò vượt quá khả năng của mình rất nhiều”.
(Còn tiếp)
Cuộc tháo chạy bi thảm của quân đội Sài Gòn (Bài 2): Đoàn xe 2.000 chiếc nằm chờ cầu
Thứ Sáu, 29/6/2018 06:46 GMT+7
Tài Trần : sau đây là nhận định của phe CS về cuộc rút quân này .
http://baophapluat.vn/…/cuoc-thao-chay-bi-tham-cua-quan-doi…
(PLO) - Viết về cuộc triệt thoái từ cao nguyên đến Tuy Hòa của quân đội Sài Gòn, còn có hai tác giả Mỹ Clark Dougan và David Fulghum, từng viết cả một quyển sách về sự sụp đổ của chế độ VNCH. Điều đáng chú ý ở cuốn sách của hai tác giả này là họ đã căn cứ vào tài liệu của hai bên để vẽ lại bức tranh ảm đạm của quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trên chiến trường từ tháng 1/1975 cho đến tháng 4/1975.
Cuộc tháo chạy bi thảm của quân đội Sài Gòn (Bài 2): Đoàn xe 2.000 chiếc nằm chờ cầu
Quân Sài Gòn không lường trước được sự hư hại của liên tỉnh lộ 7B
Về phía VNCH, có nhiều nhân vật quân sự cao cấp thường hay được hai tác giả trích dẫn, nhất là trích dẫn nhiều lần tuyên bố của tướng Cao Văn Viên. Điều đặc biệt khác là tham mưu trưởng của tướng Phạm Văn Phú, Đại tá Lê Khắc Lý, cũng được nhắc tới nhiều không kém.
Quên cả Địa phương quân
Dưới đây là nhận xét của hai tác giả nói trên về lệnh và sự chuẩn bị cuộc triệt thoái. Theo đó thì tướng Phú lựa liên tỉnh lộ 7B để triệt thoái từ cao nguyên về Tuy Hòa vì ông ta tin là Quân Giải phóng (QGP) không ngờ rằng cả một quân đoàn với cả mấy ngàn chiếc quân xa lớn nhỏ, với cả trăm ngàn binh sĩ lại dám lựa một lộ trình táo bạo như vậy. Liên tỉnh lộ này đã bị bỏ hoang từ nhiều năm.
Đó chỉ là sự ước tính lạc quan của tướng Phú. Thực tế thì đã có sẵn nhiều trở ngại. Ví dụ không có một ai trong Bộ Tham mưu của Quân đoàn 2 biết rõ tình trạng của liên tỉnh lộ 7 tồi tệ đến mức nào. Người ta chỉ được biết là một cây cầu lớn trên sông Ba đã bị phá hủy, và rằng 30km số đường trước khi đến Tuy Hòa đã bị quân lực Đại Hàn đặt mìn trong thời kì quân Đại Hàn tham chiến tại Nam Việt Nam.
Tuy vậy tướng Phú tin rằng nếu Bộ Tổng Tham mưu cung cấp đủ phương tiện để vượt sông thì ông ta tin là có thể an toàn đưa Quân đoàn 2 ra khỏi vùng Cao nguyên, trong khi Địa phương quân (ĐPQ) chặn đối phương tại Pleiku và dọc lộ trình rút lui.
Điều kỳ lạ nhất là khi thiết lập vội vàng kế hoạch triệt thoái, Quân đoàn 2 đã quên hẳn các đơn vị ĐPQ. Quân đoàn không cho ĐPQ biết gì về cuộc rút quân nhưng lại tin tưởng là ĐPQ sẽ đắc lực yểm trợ cuộc rút quân ấy.
Nói một cách khác, Quân đoàn muốn ĐPQ phải bảo vệ cuộc rút quân tuy rằng ĐPQ không hề biết chút nào về việc rút quân ấy. Có thể đây là một trong những điều kỳ quái nhất và đáng xấu hổ nhất của lịch sử lãnh đạo chính trị và quân sự VNCH.
Tướng Phú chỉ chú ý tới có một điều là làm sao triệt thoái cho thật mau. Do đó, bộ tham mưu của ông ta chỉ có đúng hai ngày để lập kế hoạch. Và ông ta dự trù chỉ cần bốn ngày là triệt thoái xong. Mỗi ngày sẽ có một quân đoàn xa khoảng 250 chiếc ra khỏi Pleiku để theo liên tỉnh lộ 7 tiến xuống Tuy Hòa.
Liên đoàn 21 công binh chiến đấu sẽ dẫn đầu đoàn quân xa thứ nhất để khai quang và sửa chữa cầu cống, đường xá. Tướng Phú ước lượng rằng công binh chỉ cần hai ngày là có thể làm cho quãng đường 200km từ ngoại ô Pleiku tới Tuy Hòa dùng tốt rồi. Và sự phân chia thứ tự triệt thoái theo tướng Phú là công binh chiến đấu đi trước.
Đoàn xe và người hướng về phía Tuy Hòa
Ở khúc giữa là pháo binh, quân y, bộ tham mưu Quân đoàn và các đơn vị còn lại của sư đoàn 23 Bộ binh. Hai bên sườn được Trung đoàn 21 Thiết giáp bảo vệ. Ở đoạn hậu của quân đoàn xa triệt thoái là các đơn vị của tướng Phạm Duy Tất. Các đơn vị chỉ nhận được lệnh khởi hành một giờ trước khi lên đường.
Vì chỉ có hai ngày để thi hành mệnh lệnh cho nên Sư đoàn Không quân tại Pleiku không thể lo cung cấp sự yểm trợ cho đoàn quân xa sắp rút. Các đơn vị Không quân còn phải lo chuyển máy bay, nhân viên và gia đình binh sĩ ra khỏi Cao nguyên. Sự việc này là một bất lợi và nguy hiểm lớn cho các đoàn quân xa nếu QGP chặn đánh trên lộ trình rút lui.
Tướng Phú chỉ định đại tá Lý đi theo các quân đoàn xa. Ông ta nói với đại tá Lý: “Chúng sẽ từ Nha Trang lập kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột”.
Khi đại tá Lý hỏi về kế hoạch rút các đơn vị ĐPQ ra khỏi Pleiku thì tướng Phú trả lời: “Hãy quên họ đi. Nếu ông nói cho họ biết về cuộc triệt thoái thì ông sẽ không kiểm soát được họ và ông sẽ không thể tới được Tuy Hòa vì sẽ có hỗn loạn”.
Tướng Phạm Duy Tất chỉ huy đoàn quân triệt thoái. Đại tá Lý chỉ huy Bộ tham mưu của Quân đoàn và các đơn vị tiếp cận. Nhưng tướng Phú lại còn chỉ định phụ tá hành quân của ông ta là tướng Trần Văn Cẩm làm “giám sát” cuộc triệt thoái. Mọi người, kể cả tướng Cẩm, đều không ai hiểu rõ ý định của tướng Phú về cơ cấu điều khiển cuộc rút quân này.
Thấy phải chia sẻ quyền chỉ huy với tướng Tất, tướng Cẩm giận dữ và sau khi tướng Phú đi khỏi Pleiku, tướng Cẩm lẳng lặng dúng máy bay về Tuy Hòa.
Khi liên lạc với tướng Tất để nhận lệnh thì đại tá Lý được nhân viên của tướng Tất trả lời rằng tướng Tất còn đang lo điều động để rút các đơn vị Biệt động quân ra khỏi Pleiku và chuẩn bị cuộc triệt thoái. Rồi tướng Tất ra lệnh cho đại tá Lý lập kế hoạch rút quân. Đại tá Lý tuân hành nhưng các đơn vị sắp rút không được bảo vệ trước khi rút vì lẽ giản dị là ĐPQ không được thông báo về cuộc triệt thoái.
Tỉnh trưởng cũng… không biết tin
Tin về cuộc rút lui lan truyền đến mọi cấp chỉ huy, và từ đó, mọi người đều chỉ biết lo cho sự rút lui của chính bản thân. Viên Tỉnh trưởng Kontum chỉ được biết có cuộc triệt thoái khi ông ta thấy có đơn vị Biệt động quân ở gần đó rút đi. Ông ta vội nhảy lên một xe Jeep và nhập được vào đoạn cuối của đoàn quân xa.
Nhưng ông ta đã tử trận trước khi tới Pleiku vì đoàn xe lọt vào một ổ phục kích. Khi cấp chỉ huy của ĐPQ phải tháo chạy như vậy thì các đơn vị ĐPQ không còn ai điều khiển nữa, và không thể nào chờ đợi rằng các đơn vị ĐPQ sẽ đánh cầm chân quân đối phương để các đơn vị chính quy của VNCH rút lui an toàn.
Trong giới hạn khả năng của mình lúc ấy, đại tá Lý cố gắng loan báo cuộc triệt thoái. Ông ta thông báo cho các cơ quan của Mỹ và các tổ chức khác tại Pleiku. Đại tá Lý nói rằng: “Thoạt đầu, họ không tin lời của tôi là có cuộc rút lui thật nhưng tôi bảo họ cứ là đi đi và đừng nói nữa”.
Đến 10h sáng ngày 15/3/1975 thì tin về cuộc triệt thoái đã được người Mỹ tại Pleiku chuyển về Sài Gòn. Và đến buổi trưa cùng ngày thì sứ quán Mỹ ra lệnh cho mọi người Mỹ phải ra khỏi vùng cao nguyên. Trong vòng bốn giờ rưỡi, 450 nhân viên (Mỹ và người Việt làm việc cho cơ quan Mỹ tại Pleiku) đã được các máy bay của Air America (là hãng máy bay phục vụ cho cơ quan tình báo CIA của Mỹ tại Việt Nam) chở ra khỏi Pleiku.
Trực thăng bốc các đơn vị quân Sài Gòn rời khỏi nơi đóng quân
Mặc dù sứ quán Mỹ và chính quyền Mỹ tại Washington bị bất ngờ về cuộc triệt thoái này, nhưng trước đó ít ngày, chính quyền Thiệu đã thăm dò ý người Mỹ về vụ rút quân này. Được biết vào ngày 11/3/1975, Thiệu cho Tổng trưởng Kinh tế tới gặp cố vấn sứ quán Mỹ là Dan Ellerman để hỏi xem đại sứ Mỹ “có tán thành một cuộc giảm bớt lãnh thổ của VNCH không?”.
Vì lúc ấy đại sứ Mỹ Graham Martin không có mặt tại Sài Gòn cho nên Ellerman và thường vụ sứ quán Mỹ là Wolfgang Lehmann trả lời rằng quyết định cắt bớt lãnh thổ phải là quyết định của VNCH chứ không thể là quyết định của đại sứ Mỹ.
Ngày 16/3/1975, khi tin tức về cuộc triệt thoái truyền tới Washington, phụ tá cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ là Brent Scowcroft tiếp xúc với đại sứ Mỹ Graham Martin lúc ấy đang chữa răng tại nhà riêng thuộc tiểu bang North Carilina. Martin nói rằng trước đây khi rời Sài Gòn thì ông ta có được thông báo rằng Quân đoàn 2 phải di chuyển tới vùng bờ biển nhưng ông ta nói rằng chỉ biết có bấy nhiêu thôi.
Tin Ban Mê Thuột lọt vào tay QGP đến với ngoại trưởng Mỹ Kissingers lúc đang ở trên một chuyến bay tới vùng Trung Đông. Vì không có ý kiến của đại sứ Mỹ Martin, Kissingers quyết định tuyên bố rằng sự thất thủ ấy không phải là cuộc khủng hoảng thật sự. Kissingers nói với các phụ tá cho rằng đây là bước đầu tiên của Thiệu để củng cố lực lượng để chuẩn bị một tuyến phòng thủ vững chắc hơn.
Mãi tới hai ngày sau, phía Mỹ mới được biết cái lập luận của VNCH. Buổi tối ngày 17/3/1975, trong bữa ăn tại nhà riêng của trùm CIA tại Sài Gòn là Thomas Polgar, với sự có mặt của một số nhân vật Việt và Mỹ, cố vấn an ninh của Thiệu là tướng Đặng Văn Quang đã mang lịch sử ra để giải thích quyết định rút lui của Thiệu.
Quang nói rằng “cũng giống như khi người Nga đã tiêu diệt quân của Napoleon năm 1812 bằng cách đổi lãnh thổ lấy thời gian, VNCH cũng sẽ đánh bại QGP. Có lẽ mùa mưa cũng sẽ giúp chúng tôi, cũng như mùa đông đã giúp người Nga khi trước”.
Đại tá chỉ huy phải bỏ xe đi bộ
Nhưng ở vùng cao nguyên, người ta không chờ những lời biện bạch của Quang và của Thiệu, họ chỉ biết hành động dựa theo thực tế. Khi thấy các đơn vị quân đội VNCH bắt đầu rút khỏi các vị trí ở Pleiku, và khi thấy các máy bay thay nhau chuyên chở binh sĩ làm nhiều đợt suốt ngày đêm thì người dân bảo nhau rằng đã đến lúc rút lui theo quân đội.
Đến đêm Chủ nhật, đoàn quân xa đầu tiên ra khỏi Pleiku, đèn xe nào cũng mở rất sáng. Một bài báo ghi rằng người bên ngoài nhìn đoàn xe di chuyển cách ấy sẽ nghĩ rằng “đây là một đoàn xe đi nghỉ cuối tuần trở về”. Ở phía sau của đoàn xe là những tiếng nổ lớn vang dội, đánh dấu cuộc phá hủy đạn dược của quân VNCH và bầu trời nồng nặc mùi nhiên liệu của các kho xăng bị quân VNCH đốt trước khi rút.
Theo sau đoàn quân xa cát bụi ngập trời là một đoàn người dân dài tưởng như bất tận, theo sát. Trong vòng ba ngày đầu (từ 16 - 18/3/1975), cuộc triệt thoái diễn ra tốt đẹp, đến nỗi từ Sài Gòn chính quyền Thiệu đánh điện khen Quân đoàn 2. Từng đoàn xe nối đuôi nhau ra khỏi Pleiku và các đoàn xe dân sự cũng nối đuôi nhau đi xen kẽ vào các đoàn quân xa. Nhưng sự yên tĩnh ấy chỉ là sự báo trước đại họa sắp đến.
Súng đạn quân VNCH ném lại trên đường phố
Đến nửa đường từ cao nguyên đến Tuy Hòa thì đoàn người và xe dài uốn khúc như một con rắn khổng lồ bị khựng lại vì phải chờ công binh Quân đoàn 2 hoàn tất một cây cầu bắc ngang con sông Ea-pa ở cách Cheo Reo vài cây số về phía Đông Nam. Cheo Reo còn gọi là Hậu Bổn, là tỉnh lị của tỉnh Phú Bổn (trước 1975 VNCH chia Pleiku ra hai tỉnh Pleiku và Phú Bổn. Từ năm 1976, tỉnh được nhập vào tỉnh Đắk Lắk, sau đó phần lớn diện tích lại được nhập sang tỉnh Gia Lai - Kon Tum - NV). Như vậy là tướng Phú đã quá lạc quan khi ông ta tiên đoán rằng mọi sự sửa chữa trên liên tỉnh lộ 7 chỉ cần hai ngày. Bây giờ, lo được một cây cầu lớn đầu tiên trên liên tỉnh lộ sinh tử ấy đã mất hết 3 ngày.
Đến tối ngày 18/3/1975, sau ba ngày di chuyển thật mệt mỏi, đoàn người và quân xa chen chúc đã tự động ngưng lại ở quanh Cheo Reo, một thị trấn quá nhỏ để có thể chứa hàng chục nghìn binh sĩ, thường dân và xe cộ đủ loại.
Ngoài những sự rối loạn không tránh được trong một tình thế phức tạp như lúc ấy điều nguy hiểm nhất là đám dân chúng hoang mang, sợ sệt, cố bám lấy cái sống một cách tuyệt vọng đã là cản trở lớn nhất, khiến cho các đơn vị quân lực VNCH không thể thiết lập được một sự bố trí hữu hiệu để bảo vệ ngay chính những thường dân ấy.
Trong tình thế nguy kịch lúc ấy của Cheo Reo, nhu cầu khẩn cấp là phải có cấp chỉ huy để tổ chức cuộc phòng thủ tối thiểu. Nhưng người chỉ huy tổng quát là tướng Phạm Duy Tất còn kẹt ở phía sau để lo cho các đoàn Biệt động quân của ông ta, đồng thời, ông ta còn giữ nhiệm vụ nặng nề là bảo vệ đoạn hậu của cuộc triệt thoái. Các loại xe nằm ngổn ngang làm nghẽn lối, khiến cho đại tá Lê Khắc Lý phải bỏ quân xa, xuống xe đi bộ để tới đài chỉ huy đặt tại Cheo Reo.
Điều động kiểu… chặt đầu rắn
Sự việc diễn ra sau đó cho thấy rằng, trong ba ngày đầu của cuộc triệt thoái, sự dự đoán của tướng Phú đúng. Nghĩa là quả thật phía QGP không thể ngờ rằng Quân đoàn 2 của VNCH dám dùng một liên tỉnh lộ bỏ hoang từ nhiều năm để rút về phía bờ biển.
Nhưng QGP đã không bỏ qua một cơ hội để tìm cách loại khỏi vòng chiến đấu cả một quân đoàn của VNCH. Do đó, sự yên tĩnh của đoàn quân triệt thoái chỉ kéo dài được có ba ngày.
Phía quân lực VNCH thì vẫn hi vọng rằng sẽ được thêm vài ngày nữa để được tới Tuy Hòa. Nhưng đến chiều tối ngày 18/3/1975, QGP bắt đầu tấn công vào đoàn quân xa đang ứ đọng trên liên tỉnh lộ 7. Đường triệt thoái của quân Sài Gòn không còn là một điều bí mật đối với QGP nữa.
Những đơn vị tiên phong của Sư đoàn 320 QGP đuổi kịp được Quân đoàn 2 VNCH trong đêm 18/3/1975 tại Cheo Reo. Cũng trong ngày này, các đơn vị khác của QGP đã đuổi kịp và tấn công Biệt động quân VNCH tại thị trấn Thanh An nằm giao điểm quốc lộ 14 và tỉnh lộ 7B.
Lệnh triệt thoái của quân Sài Gòn bị đánh giá là vội vàng, thiếu chuẩn bị, thiếu phối hợp
Cặm cụi đi bộ theo đoàn người di chuyển, rốt cuộc đại tá Lý cũng về được đài chỉ huy tại Cheo Reo vừa kịp để giúp Liên đoàn 23 Biệt động quân bố trí định chặn cuộc tấn công của QGP đang nhắm vào đèo Ban Bleik ở phía Tây của Cheo Reo.
Trong khi đó, QGP bắn vào đoàn quân xe, lúc ấy nằm trải dài ra rất xa, đến nỗi có những xe chỉ mới rời Pleiku vài cây số. Quân xa đủ loại bị hư hại hoặc bị bỏ lại trên đường. Một phi công trực thăng của VNCH kể: “Khi tôi bay xuống thấp, tôi nhìn thấy rõ ngổn ngang những chiếc quân xa bốc cháy trên đường”.
Tuy rằng QGP đã chiếm được sân bay của tỉnh Phú Bổn nhưng Liên đoàn 23 Biệt động quân VNCH vẫn còn kiểm soát được ngọn đèo và rồi công binh của Quân đoàn 2 VNCH cũng đã làm xong cây cầu ở phía đông nam của tỉnh lỵ.
Khi chiếc cầu được hoàn thành thì đoàn quân VNCH cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút. Đại tá Lý và các viên tiểu đoàn trưởng quanh ông ta lại cố gắng cho đoàn quân xa lên đường, mặc dù lúc ấy có tới 2000 chếc xe ứ đọng.
Nhưng đoạn xe bẳt đầu chuyển bánh thì tướng Phạm Văn Phú đột nhiên ra lệnh cho đại tá Lý phải dùng trực thăng gấp rút ra khỏi Cheo Reo. Trong khi đó, tướng Tất vẫn còn đang lo điều khiển cuộc triệt thoái. Từ 19/3/1975 trở đi chỉ còn trưởng và tiểu đoàn trưởng cố gắng điều khiển các binh sĩ nào còn chịu tuân theo mệnh lệnh của họ.
(Còn tiếp)
Chú thích :
Khi quân VNCH bắt đầu vào liên tỉnh lộ 7 để rút về bờ biển thì phía QGP, tướng Văn Tiến Dũng vẫn còn tìm hiểu ý định của VNCH trong cuộc chuyển quân. Tướng Dũng đã nhiều lần hỏi Tư lệnh Sư đoàn 320 xem những con đường nào có thể được các đơn vị VNCH dùng tới.
Cho đến lúc ấy tướng Dũng vẫn chưa kết luận rằng cuộc chuyển quân quy mô của Quân đoàn 2 VNCH là một hành động thế thủ (rút) hay để tăng cường rồi phản công để chiếm lại Ban Mê Thuột.
Cũng cần nhắc lại là ngay từ khi còn họp tại Hà Nội những tuần lễ cuối của năm 1974, chính tướng Văn Tiến Dũng đã tỏ thái độ dè dặt khi bàn về kế hoạch giải phóng miền Nam. Trong hồi ký “Đại thắng mùa Xuân”, tướng Văn Tiến Dũng kể lại kế hoạch đề ra rất thận trọng, không coi thường phản ứng của quân lực VNCH.
Đầu tiên, khi được cấp dưới đoán rằng liên tỉnh lộ 7 không thể dùng được, tướng Dũng nhận định con đường ấy không thể là đường rút lui hoặc là đường tăng cường của quân lực VNCH.
Nhưng tướng Dũng đã có một cái nhìn khác sau khi tình báo QGP thu lượm tin tức từ các nguồn tin báo chí, truyền hình Tây phương, kể cả tin tức do các đơn vị dò hỏi được từ các thường dân. Tình báo QGP cũng nghe được các mẩu đối thoại vô tuyến truyền tin trong các đơn vị VNCH về các chuyến bay đi từ Pleiku đi Nha Trang.
Rồi đến ngày 16/3/1975, tướng Dũng được mật điện từ Hà Nội gửi vào, xác nhận Bộ Tham mưu và bản doanh của Quân đoàn 2 VNCH đã chuyển từ cao nguyên về vùng bờ biển. Từ khi ấy, tướng Dũng nghĩ đến sự rút lui của quân VNCH khỏi cao nguyên và dự đoán xem các đơn vị quân VNCH sẽ rút theo ngả nào.
Đến 4h chiều ngày 16/3/1975, tình báo QGP báo tin đã phát hiện được một đoàn quân xa rất dài từ Pleiku di chuyển về phía nam hướng về Ban Mê Thuột. QGP lại giải đoán mục tiêu của cuộc di chuyển này. Câu hỏi vẫn là quân Sài Gòn sẽ rút lui hay là sẽ phản công?
Sau đó thì QGP tìm được câu trả lời khi tình báo báo cáo là quân VNCH đã phá hủy các kho đạn và kho xăng ở Pleiku, và đoàn xe dài đã tách khỏi quốc lộ để quẹo về liên tỉnh lộ 7B, hướng về tỉnh Phú Bổn.
Trong đêm hôm ấy, Bộ tham mưu của tướng Văn Tiến Dũng làm việc thâu đêm để tìm các ngả đường chặn cuộc rút lui. Trong hồi ký, tướng Văn Tiến Dũng viết rằng đã suy nghĩ rất nhiều về ý nghĩa chiến lược của sự rút bỏ cao nguyên: “Khi cả một quân đoàn của VNCH với súng đạn và đồ trang bị tối tân mà rút khỏi một vùng chiến lược quan trọng thì việc ấy sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền có thể lan tới cả nước Mỹ nữa”.
Tướng Dũng ra lệnh cho Sư đoàn 320 đang hoạt động dọc quốc lộ 14 tiến về phía đông bắc cùng với pháo và xe tăng để tấn công vào bên sườn của đoàn quân xa VNCH trên liên tỉnh lộ 17.
Sư đoàn 320 có nhiệm vụ làm chậm lại cuộc rút quân của nam VN, trong khi sư đoàn 968 sẽ ra khỏi Pleiku để đánh vào phía sau của đoàn quân VNCH đang triệt thoái. Sau cùng, tướng Dũng ra lệnh cho các đơn vị ở gần bờ biển tìm cách chặn không cho các đơn vị quân đội VNCH tiến được tới Tuy Hòa.

BAOPHAPLUAT.VN
(PLO) - Viết về cuộc triệt thoái từ cao nguyên đến Tuy Hòa của quân đội Sài Gòn, còn có hai tác giả Mỹ Clark Dougan và David Fulghum, từng viết cả một quyển sách về sự sụp đổ của chế độ VNCH. Điều đáng chú ý ở cuốn sách của hai...

Cuộc tháo chạy bi thảm của quân đội Sài Gòn (Bài 1): Sai lầm không thể cứu vãn
Thứ Năm, 14/6/2018 07:22 GMT+7
Tài Trần : sau đây là nhận định của phe CS về cuộc rút quân khỏi QK2 của quân đội VN đăng trên : http://baophapluat.vn/…/cuoc-thao-chay-bi-tham-cua-quan-doi…
======
"Thiên tài quân sự thế giới Napoleon có nói đến hai điều áp dụng rất đúng cho sự tan rã của quân lực VNCH mùa xuân năm 1975. Một là “không có những trung đoàn tồi mà chỉ có những đại tá tồi”. Hai là “trong chiến tranh, tinh thần cần thiết hơn vũ khí theo tỷ lệ bốn trên một”.
(PLO) - Trước sức mạnh của Quân Giải phóng miền Nam (QGP) trong Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 – 3/4/1975), những nỗ lực tái chiếm Buôn Ma Thuột của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong các trận phản công đều thất bại.
Cuộc tháo chạy bi thảm của quân đội Sài Gòn (Bài 1): Sai lầm không thể cứu vãn
Những đoàn xe khổng lồ tháo chạy khỏi Cao nguyên
Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu đã có một bước đi hết sức sai lầm khi ông ta quyết định rút quân trên toàn địa bàn Tây Nguyên để về giữ miền duyên hải Trung bộ. Ba ngày sau đó, hầu như toàn bộ Quân đoàn II quân VNCH tử trận và tan rã trong cuộc rút quân hỗn loạn trên con đường số 7 định mệnh.
Cuộc triệt thoái này của quân đội Sài Gòn đã tạo nên một lỗ hổng rất lớn trong tuyến phòng thủ quân sự, mở đầu cho những thất bại quân sự không thể cứu vãn nổi của VNCH. Ngay trong hồi ký, hồi ức của những sĩ quan VNCH và các nhà bình luận quân sự, điều này đều được thừa nhận.
Đọc quân sử thế giới, người ta thấy một định nghĩa chung về “hành quân triệt thoái”: Đó là hình thức hành quân khó nhất và nản lòng nhất. Đội quân nào được kể là thiện chiến nhất trên thế giới cũng vẫn e ngại khi phải thực hiện hành quân triệt thoái khi đang giao tranh với đối phương.
Kế hoạch triệt thoái thiết lập thật tỉ mỉ, sự thi hành kế hoạch phải thật nghiêm chỉnh và đúng. Phải có sự lưu thông rất cao. Đó là những đòi hỏi căn bản để thực hiện tốt đẹp một cuộc triệt thoái.
Trên bản đồ thì triệt thoái chỉ có nghĩa là một vài nét vạch bằng viết chì giải thích nhu cầu gom quân lại để có thêm lực lượng dự bị, để rút ngắn đường tiếp tế hòng lập một kế hoạch phòng thủ hữu hiệu hơn, hoặc một mục đích khác.
Nhưng áp dụng VNCH năm 1975, các nhận xét trên đây không dùng được. Cuộc triệt thoái được thiết kế thật tồi tệ, thời gian triệt thoái sai lầm một cách tai hại, thi hành kế hoạch thật nghèo nàn từ cấp lãnh đạo cao nhất ở Sài Gòn cho đến cấp tiểu đoàn.
Thiên tài quân sự thế giới Napoleon có nói đến hai điều áp dụng rất đúng cho sự tan rã của quân lực VNCH mùa xuân năm 1975. Một là “không có những trung đoàn tồi mà chỉ có những đại tá tồi”. Hai là “trong chiến tranh, tinh thần cần thiết hơn vũ khí theo tỷ lệ bốn trên một”.
Lệnh triệt thoái vô trách nhiệm với cấp dưới
Hãy nhìn lại cuộc triệt thoái từ cao nguyên đến Tuy Hòa 7 ngày 7 đêm trên quãng đường 300km này. Ai ra lệnh triệt thoái? Triệt thoái để làm gì? Cuộc triệt thoái được thi hành như thế nào?
Lúc 11h32’ ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa một phiên họp tại Cam Ranh, trong tòa nhà màu trắng nguy nga như một lâu đài. Tòa nhà này từng được làm trong thời gian cực ngắn, tốn phí một triệu USD để tổng thống Mỹ London Johnson tới làm việc và nghỉ có đúng một đêm.
Nhật ký hành quân của thiếu tá VNCH Phạm Huấn, sĩ quan tùy viên của tướng Phạm Văn Phú, ghi có những nhân vật sau đây dự buổi họp với Thiệu: Tướng Trần Thiện Khiêm (Thủ tướng VNCH), tướng Cao Văn Viên (Tổng tham mưu trưởng quân lực VNCH), tướng Đặng Văn Quang (Phụ tá An ninh Quân sự của Thiệu) và tướng Phạm Văn Phú (Tư lệnh Quân khu 2 và Quân đoàn 2).
Một binh sĩ VNCH gục đầu chán nản
Buổi họp kéo dài từ 11h32’ đến 13h29’. Vẫn theo nhật ký của thiếu tá Phạm Huấn, Thiệu đã ra những chỉ thị quái gở sau đây trong buổi họp.
Thiệu ra lệnh cho tướng Phú: “Tôi ra lệnh cho các anh mang chủ lực quân, chiến xa, đại bác, máy bay về phòng thủ duyên hải và tổ chức hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.
Có nghĩa là các lực lượng Địa phương quân vẫn ở lại chiến đấu. Các cơ sở hành chính ba tỉnh Pleiku, Kontum, Phú Bổn (trước 1975 VNCH chia Pleiku ra hai tỉnh Pleiku và Phú Bổn. Từ năm 1976, tỉnh được nhập vào tỉnh Đắk Lắk, sau đó phần lớn diện tích lại được nhập sang tỉnh Gia Lai - Kon Tum - NV) vẫn tiếp tục làm việc cùng với tỉnh trưởng, quận trưởng như thường lệ.
Quyết định mang tất cả chủ lực quân, chiến xa, pháo binh, máy bay của quân đoàn 2 khỏi Pleiku, Kontum, tôi đã thảo luận với các tướng lãnh. Đây cũng là một quyết định chung của Hội đồng Tướng lãnh như quyết định hôm qua cho tướng Trưởng ngoài Quân đoàn I”.
Tướng Phú bỗng hỏi Thiệu:
“Thưa tổng thống, nếu chủ lực quân thiết giáp, pháo binh rút đi, làm sao địa phương quân chống đỡ nổi khi đối phương đánh? Còn hàng chục ngàn dân, gia đình anh em binh sĩ?.
Thiệu trả lời:
“Tôi “cho” đối phương số dân đó. Với tình hình nặng nề hiện tại, mình phải lo phòng thủ, giữ được những vùng dân cư đông đúc, màu mỡ… hơn là bị kẹt quá nhiều quân trên vùng cao nguyên”.
Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm và Đặng Văn Quang đều im lặng, cái im lặng mặc nhiên xác nhận sự đồng lõa của họ trong quyết định liều lĩnh kiểu “điếc không sợ súng” của Thiệu.
Khi bàn về lộ trình rút, tướng Phú đề nghị cho liên tỉnh lộ số 7 để rút quân vì ông cho rằng trên trục lộ ấy, “hiện không có chủ lực quân của đối phương”.
Tổng tham mưu Cao Văn Viên trả lời như sau, khi được Thiệu hỏi ý kiến về sự lựa đường số 7 để rút: “Trình Tổng thống, nếu sử dụng được tỉnh lộ 7, sẽ có yếu tố bất ngờ và hi vọng thành công hơn Quốc lộ 19, nối liền Pleiku - Qui Nhơn”.
Và đây là chỉ thị chót của Thiệu cho tướng Phú: “Thiếu tướng Phú, tôi cho anh toàn quyền tổ chức và quyết định về cuộc hành quân để mang tất cả chủ lực quân, chiến xa, pháo binh, máy bay của Quân đoàn 2 về phòng thủ duyên hải, và tái chiếm Buôn Mê Thuột.
Vì tính cách vô cùng quan trọng của cuộc hành quân này, và để giữ được yếu tố bất ngờ với đối phương, anh chỉ cho các tướng lãnh, cấp chỉ huy biết từng phần của lệnh này, và ra lệnh tuyệt đối giữ bí mật với dân chúng”.
Kế hoạch sơ sài, người chỉ huy thiếu kinh nghiệm
Cần nhắc lại rằng lúc Thiệu ban hành lệnh triệt thoái một cách rất vô trách nhiệm này thì trên lãnh thổ Quân đoàn 2, quân lực VNCH còn có quân số tới 179 ngàn người. Trong số này, có sư đoàn 22 Bộ binh, sư đoàn 23 Bộ binh, sáu Liên đoàn Biệt Động quân, bốn Trung đoàn Kỵ binh Thiết giáp, và 12 tiểu đoàn pháo binh. Số quân xa tổng cộng lên tới 4000 chiếc lớn nhỏ. Đó là chưa kể số máy bay của Không quân VNCH.
Tướng Phú làm thế nào mà giữ được bất ngờ nếu cả trăm ngàn quân sĩ và 4000 quân xa đủ loại kia ào ào kéo nhau di chuyển trên liên tỉnh lộ 7? Phải chăng ông ta tin rằng đối phương sẽ ngồi yên cho phía VNCH an toàn mang chủ lực Quân đoàn 2 về duyên hải, và lại cũng sẽ ngồi yên cho Quân đoàn ấy tổ chức hành quân tái chiếm Buôn Mê Thuột, như lời Thiệu đã nói trong cuộc họp tại Cam Ranh buổi trưa 14/3/1975?
Tầm vóc và kích thước nỗi bi thảm của sự sụp đổ mau lẹ của VNCH càng ngày càng hiện rõ trước các lệnh mới của Thiệu, và trước các hành động của cấp thừa hành.
Một thông tin khác cũng do thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan tùy viên tướng Phú nêu ra, đã giúp người ta hiểu được một phần lý do đã đưa tới sự tan rã mau lẹ của cả một Quân đoàn:
“...Lại thêm một cái lệnh, một biến chuyển vô cùng quan trọng nữa mà tôi không thể hiểu nổi. 23h đêm 11/3/1975, tổng thống Thiệu gọi cho tướng Phú để chỉ thị tránh sa lầy, sử dụng quá nhiều quân vào một mặt trận. Toàn quyền linh động, có thể bỏ Ban Mê Thuột.
Nhưng ngay sáng hôm sau, 12/3/1975, các hệ thống truyền thanh, truyền hình và báo chí khai thác tối đa lệnh tái chiếm Ban Mê Thuột của tổng thống Thiệu. Tất cả lực lượng trực thăng bốn quân khu của VNCH đã được tập trung để thực hiện cuộc đổ quân tăng viện tái chiếm Ban Mê Thuột, rồi thất bại. Và rồi ngày 14/3/1975, tổng thống Thiệu bay ra Cam Ranh cùng với Hội đồng tướng lãnh gần như bắt buộc Tư lệnh Quân đoàn 2 phải rút bỏ cao nguyên...
Tướng Phú trong buổi họp tại Cam Ranh, và trên đường về, nói với tôi, thề quyết sẽ tử thủ Pleiku. Nhưng chỉ mấy giờ sau, ông họp Bộ Tham mưu thiết kế lệnh triệt thoái. Và sáng hôm nay, ông đã bỏ đi như một người chạy trốn, một cấp chỉ huy không có trách nhiệm”.
Ở đoạn trên, thiếu tá Phạm Huấn đã nói đến lực lượng trực thăng gom từ bốn Quân khu về Pleiku để đổ quân tăng viện trong cái ý định gọi là tái chiếm Ban Mê Thuột. Thế nhưng phân tích chi tiết này, người ta sẽ thấy chưa bao giờ sự yếu kém của quân VNCH hiện rõ như lúc này. Phải mất gần ba ngày, quân lực VNCH mới chuyển được gần sáu tiểu đoàn tới sân bay Phước An.
Một con số khác cũng cần được nhắc lại ở đây để làm rõ thêm số phận của một quân đội được huấn luyện theo binh pháp nhà giàu, rồi bỗng bị bỏ rơi một mình ôm cái lý thuyết nhà giàu ấy để áp dụng bằng những phương tiện nhà nghèo: Chỉ riêng trong trận Ia Drang, quân lực Mỹ đã dùng tới toàn thể 450 chiếc trực thăng của Sư đoàn Kỵ binh Không vận Mỹ, chưa kể hàng trăm vận tải cơ lớn nhỏ của không lực Mỹ để chở cùng một lúc sáu tiểu đoàn dù VNCH nhảy xuống vùng biên giới ranh giới tỉnh Pleiku.
Nhật ký hành quân của Quân đoàn 2 ghi rằng kế hoạch triệt thoái được thảo xong trong vòng có hai ngày. Mọi nguyên tắc căn bản và sơ đẳng để thiết kế và điều khiển một cuộc hành quân triệt thoái cấp chiến lược đã hoàn toàn bị gạt sang một bên.
Khu vực trung tâm Kontum nhìn từ máy bay đầu năm 1975
Sĩ quan được chọn lựa để điều khiển cuộc hành quân lịch sử này là đại tá Phạm Duy Tất (chỉ huy trưởng các đơn vị Biệt động quân của Quân khu 2). Không ai chối cãi rằng đại tá Tất là một sĩ quan cấp tá giỏi và can đảm, nhưng ngoài nhiệm vụ chỉ huy các liên đoàn ở cấp quân khu, ông ta chưa có vinh dự thử lửa để điều khiển một cuộc hành quân cấp sư đoàn và cấp cao hơn nữa.
Binh sĩ tức giận bắn lên máy bay Tư lệnh mặt trận
Buổi chiều 14/3/1975, tướng Phạm Văn Phú họp Bộ Tham mưu Quân đoàn, long trọng “thừa ủy nhiệm Tổng thống, Tổng Tư lệnh Tối cao Quân lực VNCH” đặc cách thăng cấp Chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất (lúc ấy là Tư lệnh Mặt trận Kontum). Gắn lon cho Đại tá Tất xong, tướng Phú chỉ định chuẩn tướng Tất điều khiển tổng quát cuộc triệt thoái.
Vụ gắn lon cấp tướng theo tinh thần khẩn cấp này làm buồn lòng không ít sĩ quan trong bộ tham mưu của tướng Phú. Nhưng mọi người đã tìm được một lời giải thích không mấy vẻ vang: “Ai cũng biết đại tá Tất trước kia cùng ở Lực lượng Đặc biệt, và là đàn em thân tín của tướng Phú.”
Tình trạng vô kỷ luật bắt đầu diễn ra từ đây. Khi được chỉ định làm tân tư lệnh sư đoàn 23 Bộ binh, Tỉnh trưởng Nha Trang là đại tá Lý Bá Phẩm từ chối. Sau đó, ông ta lại được tướng Phú ra lệnh “chịu trách nhiệm về quốc lộ 21 từ Khánh Dương về Nha Trang, và tổ chức tuyến phòng thủ thứ 3 tại Dục Mỹ. Người ta có thể đoán trước số phận của “tuyến thứ 3” sẽ ra sao trong tình thế này rồi.
Vào buổi chiều ngày đầy hỗn loạn này, viên tổng lãnh sự Mỹ ở Nha Trang đến gặp tướng Phú. Phía Mỹ đã biết là VNCH muốn rút bỏ cao nguyên, nhưng họ phàn nàn là “không được thông báo và không được sự hợp tác của phía VNCH”. Do đó họ đành phải “tự lo liệu di tản nhân viên và các hồ sơ mật tại ba tỉnh Kontum, Pleiku và Phú Bổn.”
Một đoàn xe tăng VNCH tìm đường rút quân
Trước khi cuộc triệt thoái bắt đầu, nhật ký hành quân của Quân đoàn 2 ghi những chi tiết này:
1. Hai Liên đoàn Biệt động quân của Quân đoàn 2 (mang số 25 và 47) đang phòng thủ ở tuyến xa nhất của mặt trận nam Pleiku thì được lệnh rút mà không được bảo vệ. Tướng Tất gọi về Quân đoàn xin oanh tạc để yểm trợ cuộc rút của hai liên đoàn kia.
Một sĩ quan cùng ngồi trên chiếc trực thăng chỉ huy của tướng Tất tiết lộ rằng “khi Tư lệnh Mặt trận bay trên đầu cánh quân này, phía dưới đã bắn lên. Tất cả các cấp của hai liên đoàn này đều rất tức giận vì cuộc rút quân diễn ra mau quá, họ cảm thấy như bị bỏ rơi”.
2. Lúc gần chiều tối, phi trường Cù Hanh ở Pleiku bị pháo, nhưng báo cáo lại khác nhau. Phụ tá hành quân của tướng Phú và tham mưu trưởng của Quân đoàn 2 báo cáo rằng sân bay chỉ bị pháo nhẹ, trong khi Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân lại báo cáo rằng sân bay bị pháo nặng.
Phi trường rất hỗn loạn. Tại Pleiku, khi tướng Phú đi rồi, bốn người có quyền hành nhất là tướng Tất, tướng Cẩm, tướng Sang và đại tá Lý. Không ai phục ai. Mọi việc đều được quyết định theo kiểu tự do và chỉ có mục đích có lợi cho phe nhóm, cho em út dưới quyền.
3. Khoảng 20h. Tướng Phú gọi Tư lệnh Sư đoàn 23 và Tỉnh trưởng Nha Trang ra lệnh phải bảo vệ tối đa quốc lộ 21 (Khánh Dương - Nha Trang) không để cho đối phương đóng chốt, và đề phòng sự xáo trộn, hỗn loạn trong thị xã.
4, Sau đó, tướng Phú ra lệnh cho tướng Cẩm ủy nhiệm các tỉnh trưởng Kontum và Pleiku phải giữ hai tỉnh ấy sau khi Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã rút đi.
5, Tướng Phú ra lệnh cho tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đức (địa bàn tỉnh Quảng Đức gần như là địa bàn tỉnh Đắk Nông ngày nay - NV) là phải giữ tỉnh ấy “bằng mọi giá,” dầu cho có phải chết tại đó.
Người ta có thể tóm tắt lệnh của tướng Phú như sau: “Quân đoàn rút đi, còn các tỉnh địa đầu như Kontum, Quảng Đức phải tử thủ. Các đơn vị Địa phương quân tuy chỉ được trang bị toàn súng hạng nhẹ lại được giao trọng trách ở lại đương đầu với lực lượng chủ lực của QGP, chưa kể là QGP còn được tăng cường nhiều đơn vị chiến xa và pháo binh”.
Tình cảnh “thượng bất chính, hạ tắc loạn”
Tin Quân đoàn 2 rút khỏi cao nguyên chẳng còn gì gọi là bí mật nữa. Hai ngày trước khi cuộc triệt thoái bắt đầu, những người sống ở thị xã Pleiku (dân cũng như quân) đều biết. Hậu quả đầu tiên và không tránh được là cướp phá, bắn giết và hỗn loạn ở trong và ngoài thị xã.
Tình hình hỗn loạn không kém tại các phi trường
Trong cái không khí đượm màu bại trận ấy, người ta còn phải chứng kiến sự chia rẽ, bất mãn và thù hận lẫn nhau trong Bộ Tham mưu Quân đoàn 2 trước và trong lúc triệt thoái.
Thiếu tá Phạm Huấn ghi lại các báo cáo “chọi” nhau của các giới hữu trách quân đội VNCH. Tham mưu trưởng của Quân đoàn 2 (đại tá Lê Khắc Lý) báo cáo về phòng 3 Bộ Tổng Tham mưu rằng Pleiku rất hỗn loạn trong ngày 16/3/1975. Dân chúng và gia đình binh sĩ tràn vào sân bay Cù Hanh dữ dội quá đến nỗi lực lượng an ninh không cản được.
Nhưng Tỉnh trưởng Pleiku là đại tá Nhu lại báo cáo với tướng Phú (lúc này có mặt tại Nha Trang) rằng tình hình có rối loạn nhưng không trầm trọng lắm.
Vì Tỉnh trưởng Pleiku được coi như tiếng nói chính thức đại diện cho tướng Phạm Duy Tất (Tư lệnh cuộc triệt thoái) nên tướng Phú tin ở báo cáo của ông ta và tường trình với phòng 3 Bộ Tổng Tham mưu rằng “đại tá Lý mất bình tĩnh nên báo cáo không đúng sự thật”.
Nhân chứng Phạm Huấn nhận xét rằng, đại tá Lý là một sĩ quan tham mưu tài giỏi, nhưng ông ta bất mãn vì đã từng được tướng Phú hứa cho thăng cấp tướng, rồi lại chứng kiến cảnh cho thăng cấp tướng “khẩn cấp” cho đại tá Tất. Vì sự bất mãn này, cho nên sau khi tướng Phú đi khỏi Pleiku, đại tá Lý đã bất chấp mọi mệnh lệnh của những cấp chỉ huy trực tiếp của ông.
Nhân chứng Phạm Huấn làm cho người đọc có thể hiểu lầm rằng đại tá Lý quá bất mãn về vụ không được thăng cấp tướng nên đã bất phục tùng, nhưng Thiếu tá Phạm Huấn đã cho người ta một cái nhìn thẳng thắn về sự bối rối của toàn thể bộ tham mưu của Quân đoàn 2, từ Tư lệnh Quân đoàn Phạm Văn Phú cho đến Tham Mưu trưởng Lê Khắc Lý và các sĩ quan cao cấp khác.
Từ nhận xét của Phạm Huấn, người đọc sẽ nhận ra một cuộc triệt thoái chiến lược lại được thiết kế một cách cẩu thả gần như vô trách nhiệm như vậy. Cấp lãnh đạo Quân đoàn lại còn mắc vào cái lỗi sơ đẳng là “thượng bất chính, hạ tắc loạn” nữa.
Ảnh minh họa cho cuộc rút quân tại QK 2 .

Cuộc tháo chạy bi thảm của quân đội Sài Gòn (Bài 1): Sai lầm không thể cứu vãn





Mời bạn đọc đón đọc tiếp kỳ sau.