Monday, June 17, 2019

Trận Bình Giả (3-12-1964 – 3-1-1965)

 on 
Võ Trung Tín
Trận Bình Giả là trận đánh xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 trong Chiến tranh Việt Nam tại làng Bình Giả, tỉnh Phước Tuy, giữa Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và quân CSBV. Bình Giả tọa lạc hai bên trục lộ trải đá trên một địa hình cao với rào tre bao quanh. Trục giao thông chính của Bình Giả là LTL-7 nối liền giữa hai tỉnh Bà Rịa và Long Khánh. Đa số đồng bào định cư tại đây là giáo dân từ Thanh Hóa và Nghệ An di cư năm 1954. Khi bắt đầu định cư dân số làng Bình Giả độ khoảng 2,000 người. Đến năm 1964 dân số của Làng Bình Giả lên đến khoảng 6,000 người.
Làng Bình Giả thuộc Chi khu Đức Thạnh cách tỉnh lỵ Phước Tuy khoảng 18 cây số, cách Sài Gòn khoảng 67 cây số về phía Đông theo đường chim bay. Ngôi làng nhỏ này chỉ có hai trung đội địa Phương Quân phòng thủ.
Người dân Bình Giả rất ngoan đạo dưới sự lãnh đạo của một Cha xứ. Khi quốc sách Ấp Chiến lược ra đời Làng Bình Giả được tổ chức thành một ngôi làng kiểu mẫu, những lũy tre xanh nhanh chóng mọc lên quanh làng. Dân làng được cha xứ tổ chức thành đội ngũ, được trang bị vũ khí đến cấp Trung đội. Những trạm canh quanh làng được tăng cường với hệ thống mìn bẫy sáng tháo tối gài.
 Bản đồ làng Bình Giả
Khởi đầu xâm lược miền Nam, CS đã hoạt động tuyên truyền, phá hoại, ám sát viên chức chính quyền. Các hoạt động này dường như xảy ra khắp nơi nhưng tuyệt đối đã không xảy ra tại vùng Bình Giả. CS đã thất bại không gài được hạ tầng cơ sở của chúng trà trộn với dân làng như tại những địa phương khác. Ngược lại, mỗi người dân Bình Giả là một tình báo viên. Mọi tin tức đều được báo cáo lên cha sở để cha sở đúc kết gởi lên quận. Có thể nói là tin tức tình báo mà Chi Khu Đức Thạnh và Tiểu khu Phước Tuy nhận được từ Bình giả là những nguồn tin đáng tin cậy nhất. Khi trận Bình Giả xảy ra, người Bình Giả với hai bàn tay không đã tham gia chiến đấu sát cánh với lực lượng bạn khi hành quân tái chiếm làng. Khi CS tấn công làng dân chúng ẩn núp trong hầm kín đáo theo dõi và báo cáo về quận mọi lực lượng của địch, che dấu thương binh và khi đơn vị tái chiếm làng, cả làng mang thực phẩm và nước uống ra tiếp đón, ủy lạo.
Làng Bình Giả cũng là nơi địch quân lựa chọn để bắt đầu leo thang chiến tranh từ du kích chiến lên trận địa chiến. CS đã áp dụng chiến thuật “Công đồn đả viện”, đánh chiếm làng Bình Giả bằng lực lượng địa phương để nhữ đánh các đơn vị tiếp viện. Bình Giả được chọn làm mục tiêu vì Bình Giả ở cách xa quận/chi khu và chỉ được bảo vệ với 2 Trung đội Bảo An (Lưc lượng địa phương sau này cải tên thành Địa phương quân).
Lực Lượng CSBV:
CS đã tung vào chiến trường hai Trung đoàn chính quy Q761 và Q762, được tăng cường Trung đoàn 80 Pháo binh Miền cùng với 2 tiểu đoàn 500 và 800 chủ lực quân khu miền Đông, Tiểu đoàn 186 của quân khu 6, Đại đội D445 và các đơn vị du kích huyện và xã Tỉnh Bà Rịa. Lực lượng tham dự tổng cộng lên đến trên 7,000 người được đặt dưới sự chỉ huy của Trần đình Xu và Chính ủy Lê văn Tưởng.
Lực lượng VNCH:
– 2 Trung Đội Bảo An trấn giữ Bình Giả
– Chi Đoàn 3 Thiết Vận Xa, Chi Đoàn M24 Thiết Giáp
– Các Tiểu Đoàn 30, TĐ +33 và TĐ 38 Biệt Động Quân
– Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến
– Tiểu Đoàn 1, 3 và 7 Nhảy Dù.
Diễn tiến:
Vào đầu tháng 12 năm 1964 các hoạt động du kích CS gia tăng gấp bội tại quanh vùng Bình Giả trong khi các đại đơn vị của chúng từ Chiến Khu D di chuyển tập trung tại khu rừng phía Bắc chi khu Đức Thạnh. Mục tiêu chính của CS là đánh chiếm làng Bình Giả bằng lực lượng địa phương để nhử đánh các đơn vị tiếp viện. Bình Giả được chọn làm mục tiêu vì Bình Giả ở cách xa quận/chi khu và chỉ được bảo vệ với 2 trung đội Bảo An (Lực lượng địa phương sau này cải tên thành Địa phương quân).
Làng Bình Giả hầu như bị địch khuấy phá thường xuyên để thăm dò các vị trị bố phòng của làng. Rạng sáng ngày 3/12/1964 đại đội D445 thuộc lực lượng địa phương tỉnh Bà Rịa tấn công ấp chiến lược Bình Giả. Đồng lúc đó, tiểu đoàn 1, trung đoàn Q761 bao vây và pháo kích chi khu Đức Thạnh.
Hai ngày sau BTL Quân đoàn III cho trực thăng vận Tiểu đoàn 30 Biệt Động Quân xuống trận địa tại một địa điểm phía Tây Nam chi khu để từ đây mở cuộc hành quân giải tỏa Bình Giả. Cuộc đụng độ khá ác liệt nhưng quân CS yếu thế đã rút lui. VC bỏ lại trận địa 32 xác.
Ngày 8/12 đại đội 445 cùng với một đại đội thuộc Trung Đoàn Q761 tấn công làng Bình Giả lần thứ nhì. Trong lúc đó, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn Q761 và tiểu đoàn 5 thuộc Trung Đoàn Q762 đánh chi khu Đất Đỏ. Các đơn vị thuộc đoàn 80 pháo binh pháo kích hai chi khu Đức Thạnh, Xuyên Mộc và Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp để cầm chân yểm trợ cho các cuộc tấn công trên. Tuy nhiên, quân CS đã bị đẩy lui. Các cuộc pháo kích của địch quân không gây ra thiệt hại nào đáng kể.
Ngày 9/12, Chi đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 1 thiết giáp được lệnh mở cuộc hành quân giải tỏa liên tỉnh lộ 2. Bốn ngày sau (13/12), trên đường hành quân trở về, Chi đoàn 3 lọt vào ổ phục kích của Trung Đoàn Q762 tại Bình Ba, trên trục lộ Phước Tuy-Hàm Tân, cách sông Cầu khoảng 600 thước. Có đến 14 chiếc M-113, hơn phân nửa thiết vận xa của Chi đoàn bị phá hủy và Đại úy Ngọc Chi đoàn trưởng bị tử thương.
Ngày 14/12 một ngày sau khi Chi đoàn 3 Kỵ binh bị phục kích, Tiểu đoàn 4TQLC được trực thăng vận xuống bìa làng phía Tây Bình Giả để giải tỏa áp lực địch và giải vây cho phần còn lại của Chi đoàn 3 Kỵ binh còn đang cố thủ tại nơi bị phục kích. Khi Tiểu đoàn 4TQLC bắt tay được với Chi đoàn 3 Thiết kỵ thì địch quân đã rút lui, trận địa chỉ còn lại xác người và xác các xe thiết vận xa M-113 bị phá hủy trong rừng cao su bỏ hoang. Việt cộng đã tháo gỡ, thu nhặt hết vũ khí, luôn cả quân trang trên người đã chết chúng cũng không từ. Tiểu đoàn 4TQLC bố trí yểm trợ cho Chi đoàn 3 Thiết kỵ thu dọn chiến trường và rút ra khỏi trận địa. Tiểu đoàn 4TQLC tiếp tục hành quân tiến về phía rừng Sác gỉải tỏa áp lực địch dọc theo quốc lộ 15 từ Phước Tuy đến quận Long Thành. Không có hoạt động nào đáng kể của địch quân được ghi nhận. Ngày 16/12/1964 TĐ4TQLC di chuyển bằng xe GMC về Dỉ An và hằng ngày ứng chiến cho QĐ3 tại phi trường Biên Hòa.
 Chi đoàn 3 Thiết Giáp lọt vào ổ phục kích của Q762 tại Bình Ba
Những ngày sau trận Bình Ba, không có một dấu hiệu nào cho thấy sự hiện diện của địch trong vùng. Các đơn vị tham chiến của địch đã rút sâu vào rừng gần bãi biển Hàm Tân để tiếp nhận vũ khí đạn dược từ một chiếc tàu từ miền Bắc vào cập bến tại Lộc An ngày 22/12/1964 mang theo 44 tấn vũ khí gồm súng trường CKC, Tiểu liên AK47, K50, thượng liên RPD và súng chống chiến xa B40. Số vũ khí này được trang bị ngay cho các cán binh VC đang tham chiến.
Rạng sáng ngày 28/12, đại đội D445 cùng với đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn Q761 trở lại tấn công Bình Giả lần thứ ba đồng thời dùng đại bác 75 ly không giật trực xạ vào chi khu Đức Thạnh. Ngôi làng nhỏ Bình Giả này chỉ có hai Trung đội địa Phương Quân trấn giữ, chỉ sau một vài giờ giao tranh là bị thất thủ. Sau khi chiếm xong làng, địch quân tăng viện thêm quân để cố thủ.
Sáng ngày hôm sau 29/12, Tiểu đoàn 38BĐQ được trực thăng vận xuống trảng trống phía Tây Nam chi khu Đức Thạnh để tái chiếm Bình Giả và tiếp cứu quân bạn. Tiểu đoàn 38 chia làm 3 mũi tiến quân vào Bình Giả nhưng cả ba mũi đều chạm súng nặng. Việt cộng đã bố trí trận địa, đào sẵn các công sự kiên cố chờ đánh viện binh trực thăng vận ở các bãi trống quanh làng, phục kích Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân ngay khi vừa chạm chân xuống đất. Tiểu đoàn này đã anh dũng chống trả mãnh liệt nhưng vẫn bị thiệt hại nặng, Tiểu Đoàn Trưởng và một Đại Đội Trưởng bị tử thương. Hơn một trăm chiến binh còn sống sót đã kéo vào tử thủ ở ngôi nhà thờ chính trong làng. Trước tình hình nghiêm trọng, lúc 3.45 PM ngày 29/12/1964 BTL Quân đoàn III cho trực thăng vận tăng viện Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân, TĐT là Đại úy Nguyễn văn Đương xuống trận địa tại một địa điểm phía Tây Nam chi khu để từ đây mở cuộc hành quân giải tỏa Bình Giả. Đợt đầu trực thăng thả hai ĐĐ 1/33 & ĐĐ 2/33 xuống trước. Sau đó, trực thăng quay về Biên Hòa bốc phần còn lại là BCH/TĐ33 và hai ĐĐ3/33 BĐQ & ĐĐ4/33 BĐQ nhảy xuống LZ gần dốc La Sơn. Cuộc đụng độ khá ác liệt, VC phục kích bãi đổ quân gây thiệt hại nặng cho tiểu đoàn này. TĐP/TĐ33BĐQ là Đại úy Bửu Nghi bị tử thương. Ngày hôm sau, Tiểu đoàn 30BĐQ được trực thăng vận xuống phía Tây Nam làng Bình Giả. Cuộc đổ quân không gặp sự kháng cự nào của địch quân. Nhưng Tiểu đoàn này bị cầm chân ngay khi bắt đầu tiến vào làng và suốt ngày hôm đó Tiểu đoàn 30 vẫn không tiến lên được để bắt tay với Tiểu đoàn 38BĐQ đang cố thủ cách bìa làng độ 300 thước. Trong khi đó, nhờ sự che chở tích cực của dân làng, hơn một trăm tay súng TĐ38 Biệt Động Quân vẫn giữ được vị trí, dù tất cả đều mang thương tích trên người.
Ngày 30/12, Tiểu đoàn 4TQLC được trực thăng vận xuống phía Đông Nam ấp La Vân để tăng cường cho lực lượng đã có sẵn tại đây, chiếm lại Bình Giả. Quân số khiển dụng của TĐ4TQLC khoảng 550 người. (TĐT Thiếu tá Nguyễn Văn Nho, TĐP Đại úy Trần Văn Hoán, ĐĐT: Trung úy Trần Ngọc Toàn, Trung úy Đỗ Hữu Tùng, Thiếu úy Nguyễn Văn Huệ, Trung úy Nguyễn Đằng Tổng. 2 SQ cố vấn là Thiếu tá Elle & Trung úy Brady và sau tăng cường Đại úy DG Cook và 2 Hạ sĩ Quan TQLC Mỹ)
Sau đó TQLC bắt tay được với các cánh quân của hai Tiểu đoàn 30 và 38BĐQ đẩy lùi quân CS về phía đông đồn điền cao su Quảng Giao. Đêm đến quân CS trở lại tấn công làng Bình Giả nhưng đã bị đẩy lui sau gần một giờ giao tranh. Tuy nhiên trong khi yểm trợ cho quân bạn, một trực thăng của Mỹ đã bị bắn rơi trong đồn điền cao su Quảng Giao cách làng Bình Giả khoảng 4 cây số. Phi hành đoàn 4 người đều bị tử thương. Sáng sớm ngày 31/12, Tiểu đoàn 4TQLC được lệnh đưa quân vào đồn điền cao su Quảng Giao để tìm trực thăng bị nạn. Tiểu đoàn Trưởng ra lệnh cho ĐĐ2 hành quân thi hành nhiệm vụ này. Khi tiến đến đồn điền cao su, cách làng Bình Giả độ 2 cây số về phía Đông, ĐĐ2 đã tìm thấy trực thăng bị bắn rơi cùng với xác của phi hành đoàn. Đại đội 2 mở rộng đội hình khám phá ra nhiều gò mả mới chôn nhưng thật ra là các vị trí độn thổ phục kích của địch. Ngay lúc đó quân VC đã tràn lên tấn công. ĐĐ2 xiết chặt đội hình chống trả mãnh liệt, chận đứng nhiều đợt xung phong của địch. Được tin, Tiểu đoàn Trưởng điều động tiểu đoàn từ làng Bình Giả đến tiếp cứu. Khi Tiểu đoàn đến thì VC đã rút lui vì biết rằng sẽ có trực thăng đến tản thương và chắc chắn sẽ có trực thăng võ trang yểm trợ. Khoảng nửa giờ sau, một trực thăng tản thương và hai trực thăng võ trang đến. Trực thăng tản thương đáp xưống nhận xác phi hành đoàn nhưng từ chối chuyên chở 12 xác TQLC bất chấp sự phản đối của các sĩ quan cố vấn Mỹ của TĐ. Tiểu đoàn tiếp tục bố trí quân chờ trực thăng đến di tản xác 12 quân nhân TQLC. Chờ mãi không thấy và trời cũng đã xế chiều nên Tiểu đoàn trưởng quyết định di chuyển xác theo đường bộ về làng Bình Giả. Tiểu đoàn vừa thu quân chuyển sang đội hình hành quân thì địch quân xuất hiện khắp bốn phía tấn công tới tấp, nã súng không giật và súng cối và tiếp theo là xung phong lên tấn công tiểu đoàn. Tiểu đoàn chống trả chận đứng nhiều đợt xung phong biển người của địch. Khoảng nửa giờ sau khi chạm súng Thiếu tá Nguyễn văn Nho Tiểu đoàn trưởng bị tử thương và đại đội phó Đại úy Hoán bị thương nặng. Trung úy Trần ngọc Toàn Đại Đội Trưởng Đại đội 1 nắm quyền chỉ huy điều động tiểu đoàn cố thủ trên ngọn đồi giữa rừng cao su Quảng Giao. Tại đây tiểu đoàn đã chận đứng nhiều đợt xung phong và gây thiệt hại nặng cho VC. Trận đánh khốc liệt tiếp tục cho đến khi trời sụp tối.
Trận Bình Giả ngày 31/12/1964
Tối đến, phi cơ lên vùng thả hỏa châu soi sáng trận địa. Dưới ánh sáng hỏa châu, Trung úy Nguyễn Đằng Tổng ĐĐT/ĐĐ4 hướng dẫn các quân nhân còn tản lạc tìm đường trở lại Bình Giả. Quân CS cũng rút lui ra khỏi trận địa và dùng xe bò chuyên chở xác các cán binh tử trận về hướng Rừng lá và Xuyên Mộc.
Đại tướng Nguyễn Khánh chỉ định Đại tá Lâm Quang Thơ đang là Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp làm Chỉ Huy Trưởng Chiến Đoàn 5 mở cuộc hành quân Hùng Vương 2 để tảo thanh vùng Bình Giả.
Sáng ngày 1/1/1965 nhiều đơn vị quân đội đuợc vận chuyển tới để tiếp viện cho mặt trận Bình Giả. 102 xác VC bỏ tại trận.
Ngày 3/1/1965 BTL tiền phương của chiến đoàn 5 cùng Chi Đoàn Kỵ binh gồm 15 chiến xa M24 cùng với TĐ 35BĐQ tùng thiết di chuyển từ Bà Rịa lên Đức Thạnh đã lọt vào ổ phục kích của Trung Đoàn Q762 trên LTL-7. Lực lượng hành quân bị thiệt hại nặng, hầu hết sĩ quan của BTL tiền phương đều bị tử trận.
Ngay sau đó, BTL Quân đoàn III trực thăng vận 2 Tiểu đoàn 1 & 3 Nhảy Dù xuống phía đông Bình Giả mở cuộc hành quân truy kích, và TĐ7ND mở đường từ Phước Lễ đến Bình Ba  thu nhặt những xác binh sĩ tử trận của 2 đơn vị Thiết Giáp và BĐQ nhưng không có cuộc giao tranh nào xảy ra, quân CS đã rút lui. Sau đó 3 TĐND được trực thăng vận đánh thẳng vào mật khu Hắc Dịch để càn quét. Cuộc hành quân không có đụng độ lớn vì địch quân lẩn tránh. Các Tiểu đoàn Dù khám phá được nhiều kho lương thực, vũ khí, đạn dược của Việt Cộng.
Các Sĩ Quan ĐĐ32 Nhảy Dù tại Bình Giả; Từ trái sang phải:
Chuẩn úy Nguyễn văn Tèo, Chuẩn úy Trương Văn Ngoạt,
ĐĐT: Trung úy Lê Minh Ngọc, Thiếu úy Nguyễn Đức Cần
Tổng kết:
– Phía Việt Nam Cộng Hòa tổng cộng có 201 quân nhân thiệt mạng (trong đó có 5 cố vấn Mỹ), 192 người bị thương (trong đó có 8 người Mỹ), và 68 người mất tích (trong đó có 3 người Mỹ)
– Thiệt hại của TĐ4TQLC bao gồm 112 tử trận, 71 bị thương, 22 sĩ quan của TĐ đã tử trận kể cả Tiểu đoàn trưởng. Các cố vấn Donald G. Cook (cố vấn TĐ4TQLC), Harold G. Bennett và Charles E. Crafts (cố vấn TĐ33BĐQ) bị bắt làm tù binh
– Về phía Việt Cộng, theo lời xác nhận của một SQ cao cấp CS thì sự thiệt hại của họ trên 1,000 nhân mạng gồm cả chủ lực, du kích và dân công
Sự thất bại về quân sự của trận Bình Giả đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách sử dụng quân đội Mỹ để thay thế QLVNCH trong đường lối chỉ đạo chiến tranh “lùng và diệt địch”.
General William Westmoreland Bending in FieldOriginal caption: General William C. Westmoreland, Commander of the U. S. Forces in Vietnam
will return to Washington on July 1st to become Chief of Staff of the Army,
President Johnson announced late on March 22nd. General Westmoreland is shown here going through heavy jungle bush at Binh Gia, South Vietnam, in a January 10, 1965 photo.
Tài Liệu Tham Khảo:
– Chiến tranh VN toàn tập 1963-1975 của Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản 2001
– Trận Bình Giả của Huỳnh bửu Sơn trên trang nhà http://www.bariaphuoctuy.org
– Những sự thật về trận Bình Giả của Trần Ngọc Toàn, Cựu TĐT/TĐ4/TQLC trên trang nhà tvvn.org
– Trận Bình Giả lúc khởi đầu của MX Trần Ngọc Toàn trên tqlcvn.Victoria, blog.360.yahoo.com
– Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1950247788322371&set=pcb.1950214554992361&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARDtl35L_70V5LJCtzkxhyYSZuNWaFHBv0uJYpNxbMhQrL-DOAkF1bK7pyFYRyVjcXibaQQEU_baBXGS
Tưởng nhớ Cố Trung tá Nguyễn Văn Tốt (Cựu TĐT/ TĐ 35 và 22/ BĐQ), cùng các quân nhân của BĐQ và các đơn vị bạn đã bỏ mình tại Chupao.
40 năm đã qua. Thời gian thật quá dài để ôn nhớ về đời lính và cuộc chiến.
MN. Trần Tấn Đởm, LĐ2 BĐQ.
Đầu năm 1972, CSBV đồng loạt tấn công vào các cứ điểm trên khắp 4 vùng chiến thuật. Vùng I địch mở mặt trận Đông hà -Quảng trị, Vùng III mặt trận An lộc -Bình long, và Vùng II, cột sống Cao nguyên Trung phần (Mặt trận B3 cùng các sư đoàn CS trực thuộc). Chúng đã cho quân áp sát, pháo kích và tấn công các căn cứ BĐQ/ BP Daksan, Dakpek, Benhet, Polei kleng.
Chu Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường
*Tháng 4/72.
Áp lực đè nặng vùng bắc Kontum. Các cuộc tấn công cấp trung đoàn, sư đoàn bắt đầu cùng sự xuất hiện các chiến xa địch trong vùng:
* TĐ23/BĐQ quần thảo với địch suốt 7 ngày đêm, ở mặt trận đông bắc, phá vỡ căn cứ hậu cần và đường vận chuyển tiếp liệu của địch từ các mật khu Ba tơ, An lão.
* TĐ11/ Nhảy dù bị vây hãm, pháo kích và tấn công tại căn cứ Charlie ở mặt trận tây bắc. Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo đã tử thủ và ở lại với núi rừng Tây nguyên.
*Đại tá Lê Đức Đạt và toàn bộ BTL/ TP/ SĐ22 BB bị tan vỡ ở mặt trận Dakto, Tân cảnh.
*Căn cứ Biên phòng Polei Kleng ở phía Tây bị địch tràn ngập. TĐ62/ BĐQ buộc phải di tản để lại vị TĐT, Cố Thiếu tá Bửu Chuyển, đã hy sinh.
*BTL QĐII/ QK2 quyết định hoán chuyển và bổ sung đơn vị hầu giữ vững Kontumn và Tây nguyên.
*Đại tá Trần Quốc Lịch và LĐ2 Dù được lệnh TTM điều động rời Kontum.
*Đại tá Lý Tòng Bá cùng SĐ23 BB (-) di chuyển từ Bạn mê Thuột hoán đổi nhiệm vụ trấn thủ Kontum.
*LĐ6/ BĐQ gồm TĐ 34, 35, 51 BĐQ cũng được chuyển về Pleiku đặt dưới quyền điều động của BCH BĐQ/ QK2.
*Tháng 5/72.
*Địch chiếm dãy núi Chupao và các cao điểm chiến lược, cắt đứt QL14, con đường huyết mạch để tiếp tế và tăng viện Kontum.
*LĐ2 BĐQ (-) gồm TĐ11 và 22 BĐQ được không vận về Pleiku. TĐ23 BĐQ được đưa về trước để bổ sung quân số và tái trang bị.
*Kontum hoàn toàn bị cô lập.
Những chuyển đổi nhân sự cho phù hợp với tình hình chiến sự của các cấp chỉ huy:
– Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, tân Tư lệnh QĐII/ QK2, thay thế Trung tướng Ngô Dzu.
– Chuẩn tướng Trần Văn Hai (cựu CHT/ BĐQ) là Tư lệnh phó QĐ II.
– Đại tá Nguyễn Văn Đương CHT/ BĐQ/ QK2.
– Cố vấn trưởng QĐII, cựu Trung tá không quân Hoa kỳ John Paul Vann, tử nạn trực thăng trên bầu trời đêm Chupao khi từ Kontum trở về Pleiku.
BTL/QĐ II quyết định thanh toán cứ điểm Chupao và khai thông QL14. LĐ2 BĐQ được chỉ định thi hành là nổ lực chính để giải tỏa Chupao.
*Ngày N cuối tháng 5/72.
Tại bãi trực thăng ở hậu cứ BCH/LD tại Biển hồ Pleiku, cuộc họp chớp nhoáng của các đơn vị trưởng tham dự hành quân, gồm:
– Trung tá Chung Thanh Tòng, LĐT/ LĐ2 BĐQ.Chu Pao
– Thiếu tá Lê Đắc Thời, LĐP/ LĐ2 BĐQ.
– Thiếu tá Ngô Văn Mai, TĐT/TĐ11 BĐQ.
– Thiếu tá Nguyễn Văn Tốt, TĐT/TĐ22 BĐQ, vừa đáo nhậm đơn vị tuần trước để thay thế Cố Thiếu tá Nguyễn Đình Ngọ, cựu TĐT, tử trận. (Thiếu tá Ngọ, Thiếu tá Nguyễn Công Bao -TĐP, và Thiếu Tá Trần Mừng -Trưởng Ban 3, tử trận gần căn cứ Non Nước tại mặt trận Tây Kontum).
– Thiếu tá Trịnh Thanh Xuân, TĐT/ TĐ23 BĐQ.
– Các Trung tá Bút, Thiếu tá Bông,… và các sĩ quan không quân trong hợp đoàn.
– Và tôi, SQ/B3/LĐ (vì chưa kịp bổ sung Trưởng bạn).
Nhìn vào bản đồ hành quân, Chupao là ngọn núi ở độ cao 1,059m nằm phía Bắc Pleiku khoảng 30 cây số. Các căn cứ hỏa lực 40, 41, 41B, 42 trải dài trên QL14 được thiết lập để yểm trợ và an ninh đoạn đường huyết mạch. Căn cứ 42 nằm chếch về hướng đông nam Chupao. Một số buôn làng thượng nằm hướng nam bên trái quốc lộ dọc theo con đường đất đỏ mà chúng tôi gọi là làng không tên (vì không có tên trên bản đồ.) Con đường dẫn vào làng Pleite mà sau này VC gọi là bài tăng làng te (căn cứ hỏa lực có thiết giáp yểm trợ.) Các chấm đỏ chung quanh đỉnh Chupao đánh dấu các vị trí phòng không và sơn pháo với sự hiện diện của Trung đoàn 95B/CSBV. Trung đoàn 95B cuả CS vốn là hậu thân cuả Trung đoàn 95
VC đã bị LĐ2 BĐQ soá sổ. Khoảng 8.00H, khi các phi đoàn trực thăng từ phi trường Cù Hanh lần lượt đến bãi đáp, T/T Tốt ra lệnh các đại đội tuần tự lên máy bay theo thứ tự đã được phân công, vì TĐ22 BĐQ được lệnh đi đầu. Chiếc C&C mang Tr/t Tòng, tôi, và truyền tin cùng Cố vấn Mỹ -Thiếu tá Astrada- rời bãi.
Vần vũ trên bầu trời Pleiku từng cặp Skyraider, A 37, Cobra của Mỹ, Gunship của ta bay lượn tiền oanh kích, dọn bãi đáp và yểm trợ cuộc đổ quân. Bom không quân, đạn pháo binh nổ dòn trên mục tiêu cũng không làm tắt được tiếng phòng không của địch. Trong khi L19 bao vùng, từng đoàn trực thăng Lạc Long, Sơn Dương rời bãi, bốc theo những đơn vị BĐQ. Khi pháo binh ngưng tác xạ, các phi tuần yểm trợ và L19 bao vùng. Cuộc đổ quân xuống Chupao bắt đầu trong tiếng pháo của địch vào bải đáp, vốn là một triền núi thoai thoải nằm về đông nam đỉnh núi.
Vì trực thăng không thể xuống từng đoàn, nên từng hai ba chiếc một lần lượt thả từng tiểu đội một. Khi trực thăng chưa kịp đáp xuống mặt đất thì những người lính đã nhảy khỏi trực thăng xuống mặt đất, dạt xuống triền đồi. Khi trực thăng cất cánh, họ mới tiến lên tìm vị trí an toàn phòng thủ và an ninh bãi đáp. Lần lượt hai đại đội và bộ chỉ huy nhẹ tiểu đoàn tiến chiếm các cao điểm. Phòng không địch bớt dần, trong khi sơn pháo và súng cối địch vẫn rơi đều trên bái đáp. C&C của Tr/t Tòng theo dõi và chỉ huy cuộc đổ quân. Đại đội 1 và Ban Chỉ Huy TĐ vừa đổ xuống.
– Bình minh, đây 30 gọi. (Danh hiệu LĐT và T/t Tốt, TĐT 22 BĐQ) Tiếng âm thoai viên vang đều khẩn cấp.
– 93 tôi nghe đây. Tôi lên tiếng thay Tr /T Tòng.
– Đại bàng của tôi đi rồi. 30 đã đi rồi.
– Lập lại đi. Tôi ngỡ ngàng trong giây lát và hỏi thật kỹ.
– Báo cáo, 30 đi rồi.
Sau khi nghe tin Thiếu Tá Tốt đã hy sinh, Tr/t Tòng xúc động bàng hoàng, giọng khô cứng,
– Tiếp tục đổ quân. Bảo thằng Hương (Đ/U, TĐP) điều động con cái bung rộng và tiến lên. Bảo thằng Xuân (Th/T, TĐT/ TĐ23 BĐQ) lên gấp để tiếp ứng.
Khi sơn pháo từ trong các hẻm núi, súng cối từ trong các hang động tiếp tục đổ vào bải đáp, TĐ23 BĐQ của T/t Xuân và BCH/LĐ lần lượt đáp xuống Chupao.
Khoảng 16.00h cuộc đổ quân hoàn tất với tổn thất trung bình, nhưng đã cướp đi mạng sống T/T Nguyễn văn Tốt bị một mảnh pháo cắm vào đầu, chỉ sau một tuần nhậm chức. Ông đã từng chiến đấu trên khắp chiến trường miền nam và Campuchia, và là SQ đầu tiên nằm xuống tại cứ điểm Chupao.
Tình hình Kontumn trở nên nguy ngập vì địch bao vây. Ta chỉ còn giữ khu thị xã. Ông tướng Thiết giáp càng nóng nảy khi nhìn ngọn Chupao vẫn mịt mù lửa đạn. QL14 dưới chân núi vẫn ngoằn ngoèo lỗ chỗ đạn bom. Chuẩn tướng Hai, người anh cả BĐQ, cũng được hưởng lây cái nóng “mặt trời” Pleiku. Khi cuộc họp hành quân bất chợt được triệu tập tại căn cứ Plei Mrong, TrT/LĐT và tôi được bốc về tham dự.
Đến nay 40 mười năm qua, tôi vẫn còn nhớ như in khuôn mặt lạnh căm và lời huấn dụ của Chuẩn tướng Hai với Tr/T LĐT,
– Các anh là BĐQ, các anh không sợ các đơn vị bạn cười chê à. Gần cả tháng trời các anh không lấy được Chupao, không giải tỏa được quốc lộ. Các anh chỉ có tản thương rồi tiếp tế, tiếp tế rồi tản thương. Tôi lệnh cho LĐ2 bằng mọi giá phải chiếm cho được Chupao để giải tỏa quốc lộ.
Tr/T LĐT nghẹn lời, nêu lên những khó khăn trên địa hình địa vật, những hiểm nguy tổn thất hàng ngày phải trả và mời Chuẩn tướng lên chứng kiến các cuộc tấn công của LĐ. Hai ngày sau, vào một buổi sáng trời nắng trong, C&C của C/T Hai ghé thăm LĐ. Trực thăng vừa đáp xuống triền đồi, C/T Hai vừa rời khỏi phi cơ, thì viên T/U tùy viên đã bị cánh quạt trực thăng phiá sau đánh vào đầu khi vừa bước xuống. C&C vội vã đưa anh về Pleiku nhưng không thể cứu mạng sống của anh.
Đón C/T Hai, Tr/T Tòng thuyết trình tình hình hiện tại của ta và địch. Leo lên một tảng lớn, dùng ống nhòm, C/T Hai theo dõi cuộc tấn công của các toán thám kích vào các chốt và hang động có địch. L19, Bắc Đẩu, đang hướng dẫn hai phi tuần Thái Dương (khu trục) bắn phá vào các mục tiêu của địch theo sự hướng dẫn cuả LĐ. Trong khi đó, các toán thám kích trang bị gọn nhẹ tràn lên tấn công.
Họ phải lợi dụng từng hốc đá, thân cây, bò lên các vị trí cố thủ cuả VC. Nơi đây M16 không có chỗ dùng vì địch trú ẩn sâu trong lòng núi. Sự yểm trợ cuả máy bay cũng không hoàn toàn hữu hiệu, chính xác do trở ngại điạ hình. Lựu đạn, M.72, M79 của ta thi nhau nổ hoà lẫn với tiếng B40, 57ly, AK cuả địch. Nhìn từ trên cao, tôi có cảm giác như đang xem một phim chiến tranh mà những người đóng phim dùng ngay mạng sống của mình để diễn. Ai có thể hiểu thấu nỗi nguy hiểm của những người lính vô danh kia khi tử thần đang rình rập họ? Một sai lầm nhỏ đủ cướp đi một hay nhiều sinh mạng. Định mệnh khắc nghiệt chờ đón họ bất cứ lúc nào.
Lợi dụng các hầm trú ẩn thiên nhiên, VC trong hang, không suy suyển, càng bắn trả dữ dội hơn, pháo địch lại rót xuống nhiều hơn. Đá vẫn trơ gan, đạn thù vẫn rưới đều vào các toán thám kích. Quân ta bị cầm chân tại chỗ. Vẻ mặt đăm chiêu, Chuẩn Tướng Hai thở dài khi nhìn thấy các khó khăn mà những người lính mũ nâu phải gánh chịu. Im lặng, ông gọi C&C đưa về Pleiku.
Đêm 27/6/72 khoảng 22.00h, khi tôi đang trực trong lều hành quân, T/T Astrada, Cố vấn trưởng LĐ, cầm bản đồ chạy sang cho hay sáng sớm ngày 28/6 sẽ có 2 pack B52 đánh ngay trên đỉnh Chupao. Ông ta cho tôi tọa độ hai box ấy. Sau khi chấm trên bản đồ, tôi hồn phi phách tán, vì mục tiêu B52 bao trọn các điểm đóng quân của 2 TĐ cùng BCH/LĐ. Tôi trình Tr/T Tòng. Ông cũng ngạc nhiên không kém hỏi lại T/T Astrada. Một lần nữa ông ta xác định Ban CV/ QĐII vừa gọi cho biết rằng đúng 5.50h sáng ngày hôm sau B52 sẽ đánh như dự liệu. Lệnh di tản được âm thầm ban hành cho các đơn vị rời khỏi khu vực trú đóng. Các đơn vị trang bị gọn nhẹ, chiến đấu nhưng poncho, lều, balô để lại tại chỗ.
Đúng 4.00h sáng toàn bộ đơn vị di hành đánh thốc lên đỉnh Chupao. Đêm tối mù sương đoàn quân ma di chuyển tránh lưỡi hái tử thần. Đúng 5.45h, chiếc OV10 lên vùng, toán cố vấn Mỷ cố gắng liên lạc nhưng vô tuyến hoàn toàn im lặng.
Đúng 5.50h, lần đầu tiên trong đời tôi nghe tiếng rú của loạt bom B.52 đổ xuống, và tôi không thể nào quên. Mặt đất rung lên từng chập như cơn địa chấn. Khói lửa của bom và bụi đất bao trùm khoảng không gian trước mắt. Nhiều tảng đá vỡ vụn đang lăn lóc xuống triền. Trời sáng dần, nhìn xuống dưới nơi bom đạn rải qua, tôi thấy một cảnh hoang tàn khủng khiếp, không tưởng tượng nổi. Liên đoàn tiến thẳng lên đỉnh Chupao, những ổ kháng cự không còn giống như trước.
Ngày 29 và 30/6, khi hai TĐ 22 và 23 BĐQ bung rộng sang các ngọn núi chung quanh, địch kháng cự lẻ tẻ và yếu dần. Chiếm các cao điểm, đoàn quân dàn xuống lưng chừng núi. QL14 chạy dài dưới tầm mắt, người lính mũ nâu LĐ2 mừng rỡ vì đã giải tỏa được Chupao. Tin báo về QĐ, những chiếc L19 và khu trục bay lên bầu trời Chupao không còn phải tránh phòng không của địch, không còn phải oanh kích vị trí nghi ngờ, mà phun khói hình cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH mừng chiến thắng của LĐ2 BĐQ. Tr/T Nguyễn Đạt Thịnh (Sao Bắc Đẩu) bay lên tận BCH/ LĐ với 2 chai Martell trao tận tay Tr/T Liên Đoàn Trưởng. Nỗi vui không cùng, ngay chiều 30/6, từng đoàn quân xa di chuyển trên QL14 tiếp tế và trang bị cho Kontumn giữa tiếng reo hò của đoàn quân Chupao và các đơn vị dọc theo quốc lộ.
Đáng nhớ hơn, ngày LĐ2 BĐQ giải tỏa Chupao (1-7-1972) cũng trùng với ngày thành lập binh chủng BĐQ (1/7/1960).
Sau đó LĐ2 BĐQ bàn giao vùng hành quân cho LĐ6 BĐQ, và trở về Hậu cứ Biển hồ Pleiku chuẩn bị cho cuộc Hành Quân Quang Trung 22/8 tái chiếm Tam quan-Bình định.
CUỘC HÀNH QUÂN TÁI CHIẾM TAM-QUAN, BỒNG SƠN.
Sau cuộc hành quân giải tỏa Chupao, khai thông QL14, mặt trận vùng Kontum, Pleiku tương đối lắng dịu. CSBV, sau những âm mưu chiếm đất dành dân bị thất bại nặng nề tại các mặt trận An-lộc, Kontum, Quảng trị lực lượng, đã suy yếu rõ rệt. Chiến dịch Xuân Hạ 72 của chúng bị tan tan vỡ.
LĐ2 BĐQ được di chuyển về hậu cứ Biển Hồ dưỡng quân, bổ sung quân số và chỉnh đốn các nhu cầu cần thiết. Ngày 18/7, LĐ lại nhận được lệnh tăng phái cho SĐ 22 BB trong Chiến dịch Quang Trung tái chiếm Tam-quan, Bồng sơn còn nằm trong vòng kiểm soát của CSBV. Một cuộc hành quân hầu như được báo trước để ta và địch cùng chuẩn bị. Lâu lắm rồi những con cọp núi mới có dịp về đồng bằng Bình Định.
Ngày 19/7, khu trại gia binh các TĐ 11, 22, 23 BĐQ dậy thật sớm. Mọi người nhộn nhịp chuẩn bị cho cuộc hành quân mới nhưng cũng không dấu được những vẻ âu lo.
06.00h, các GMC được phân phối đến các TĐ trực thuộc. Hôm nay trời nắng đẹp, L19 bao vùng cho cuộc di quân, trong khi C&C biệt phái cho Liên Đoàn đã sẵn sàng trước sân. Giờ G, đoàn xe bắt đầu di chuyển theo thứ tự TĐ 11, 22, BCH/LĐ, 23 từ Biển hồ vào phố Pleiku để theo QL 19 xuôi xuống đồng bằng. Phố núi vẫn đông đúc với nhịp sống thường nhật, dân chúng bên đường vẫy tay chào đoàn quân mũ nâu đi vào trận chiến mới. Rời Phố núi, đèo Mang giang, đèo An khê, Phú Phong, An Nhơn, khoảng 16.00h LĐ dừng quân và tạm trú tại ngả ba cầu Bà Gi trong căn cứ cũ của Sư Đoàn Bạch Mã, Đại hàn.
*Ngày 20/7, LĐ tiếp tục di chuyển lên hướng bắc Bình Định theo QL1 đến Bồng sơn, Tam Quan. Tiền cứ được đặt tại BCH/ TrĐ41/ SĐ22 BB Trà Quang (Phù Mỹ). LĐ tạm dừng quân phía bắc Phù Mỹ và đóng quân dọc QL1. TĐ11 BĐQ chiếm các cao điểm dọc quốc lộ phía nam đèo Nhông, tiếp đến TĐ23 BĐQ và BCH/LĐ sau cùng TĐ22 BĐQ, do T/T Vĩnh Hùng vừa được bổ nhiệm làm TĐT (Thế Cố Tr/t Nguyễn văn Tốt hy sinh tại đỉnh Chupao).
*Ngày 21/7, LĐ nhận nhiệm vụ chính thức từ Đại tá Phan đình Niệm, TL/ SĐ22 BB. LĐ sẽ phải tái chiếm Tam Quan, Bồng Sơn, đồng thời giải tỏa áp lực địch và khai thông QL1 từ đèo Nhông đến Đèo Bình Đê (Sa Huỳnh, Quảng Ngãi).
*Ngày 22 và 23/7, C&C từ phi trường Phù Cát đón Tr/T LĐT lên quan sát trận địa, chọn bãi đáp và đổ quân đồng thời rải truyền đơn Chiêu Hồi kêu gọi cán binh CS ra đầu thú. Một cuộc hành quân tái chiếm được báo trước. Tr/T LĐT phân nhiệm cho các TĐ trưc thuộc như sau:
– TĐ 11 (T/T Ngô văn Mai) có nhiệm vụ giải tỏa QL1 từ nam đèo Nhông, đèo Phù Củ đến cầu Bồng Sơn, mở rộng và kiểm soát toàn bộ khu vực trách nhiệm.
– TĐ 22 (T/T Vĩnh Hùng) được trực thăng vận xuống Đệ Đức tái chiếm Bồng Sơn, Hoài Nhơn bắt tay với TĐ11 hướng nam và TĐ 23 hướng bắc.
– TĐ 23 (T/T Trịnh thanh Xuân) được trực thăng vận tái chiếm Tam Quan, sau đó cho phối trí lực lượng tiến chiếm đồi 10 đồng thời bung rộng ra hướng biển Tam Quan, Cửu Lợi.
*Ngày 24/7, cuộc hành quân bắt đầu, các đơn vị đã sẵn sàng vào cuộc chiến. Bãi đáp được chọn là khu mả A Sầu, khu nghĩa trang của một gia tộc người Hoa để tránh thiệt hại nhà cửa ruộng vườn. Nơi đây, dân chúng còn kẹt lại trong vùng gần 3 tháng dưới sự kiểm soát của CS.
Khoảng 08.00h, hải pháo Hoa Kỳ ngoài khơi biển Tam Quan được xử dụng tối đa để yểm trợ hầu giảm thiểu thiệt hại khi đổ quân. Toán tiền sát viên Hoa Kỳ biệt phái cho LĐ được toàn quyền xử dụng hải pháo khi có nhu cầu… Khu trục và trực thăng vũ trang dọn sạch bải đáp, phá hủy tháp nước trong khu mả.
Khoảng 09.00h, hai đại đội đầu tiên của TĐ 23 BĐQ được trực thăng vận vào vùng từ hướng biển, bay sát trên rừng dừa bạt ngàn để tránh phòng không và xuống mục tiêu đã định. Khi những chiếc trực thăng đầu tiên vừa xuống, hàng loạt đạn pháo của địch nổ dòn trên bải đáp vẫn không cản được bước tiến của đoàn quân mũ nâu. Trực thăng chưa chạm đất những người lính đã rời khỏi tàu, tiến sát vào rừng dừa chiếm các cao địa. Trực thăng vũ trang cố gắng tìm kiếm và thanh toán pháo địch.
Dân chúng Tam Quan cũng bắt đầu xông trận. Không sợ pháo và đạn thù, họ ùa nhau lên những chiếc trực thăng vừa đổ quân mong được bốc ra khỏi vùng lửa đạn. Lính bị thương, dân bị thương nhưng họ vẫn không nản lòng và chùn bước. Những ông bà cụ già, những phụ nữ trẻ em mang tất cả gia sản còn lại trên lưng cố gắng chen chúc nhau lên trực thăng để được trở về vùng tự do. Hai đại đội đầu đã tiến sâu vào rừng dừa, chiếm nhà thờ của dòng họ. Chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ. Trước áp lực của quân ta địch đã bỏ chạy và rút đi. Hai đại đội sau và BCH/ TĐ bung rộng ra hướng QL xuôi về hướng nam chiếm những cao ốc hai ven lộ. Những lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trở lại trên đường phố Tam Quan sau gần 3 tháng xếp mình. Một số dân chúng đã ở lại với đoàn quân mừng vui kể chuyện tháng ngày qua tạm sống dưới nanh vuốt cuả CS.
Tiếp đó, TĐ 22, được trực thăng vận xuống Đệ Đức, cũng chỉ gặp sự kháng cự lẻ tẻ của địch. TĐ tiến quân lên bắc bắt tay với TĐ 23 đổ quân về nam, giải tỏa quận lỵ Bồng Sơn, Hoài Nhơn với những tổn thất không đáng kể.
TĐ 11 cũng hoàn thành nhiệm vụ khai thông QL, đánh bật các chốt ở đèo Nhông và đèo Phù Củ, kiểm soát cả vùng Dương Liễu và bắt tay với TĐ22 ở hướng bắc.
Cuộc hành quân trực thăng vận tái chiếm Tam Quan, Bồng Sơn và khai thông QL1 thật nhanh chóng và thành công ngoài dự liệu. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ LĐ 2 BĐQ đã hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Ngày 25/7, Thiếu tướng Nguyễn văn Toàn -TL/QĐ2 và QK2, Đại tá Phan đình Niệm – TL/SĐ22, Đại tá Phạm duy Tất – CHT/BĐQ/QK2, và Đại tá TKT/TK/BĐ cùng phái đoàn báo chí, truyền thanh truyền hình quân đội xuống thăm LĐ và dân chúng sống ven QL1, đăng tải tin tức chiến cuộc và đã ca ngợi QLVNCH.