Friday, January 27, 2017

Chắc nhiều người biết đào tạo một con người có tri thức về khoa học tự nhiên, về công nghệ kỹ thuật… là khó, nhưng lại tương đối dễ nếu so sánh với đào tạo một con người biết cách sống hòa hợp trong một xã hội văn minh hiện đại và hữu hiệu. Tôi muốn nói tới đào tạo một con người biết cách hành xử theo tiêu chuẩn phổ quát của xã hội văn minhcó lòng nhân bản yêu thương và tôn trọng con người, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, có ý chí tự lập và độc lập khám phá mọi chân trời tri thức, hiểu rõ cách tổ chức xã hội chính trị của các nước trên thế giới, hiểu rõ trách nhiệm và quyền làm chủ của một cá nhân trong xã hội của thời hiện đại đang phẳng hóa rất nhanh…
Và sản phẩm của sự đào tạo đó không chỉ là một hai cá nhân xuất chúng, mà là cả một xã hội văn minh, có giáo dục cao, nếu chưa đạt mức được thế giới kính trọng như Nhật Bản thì ít ra cũng được dân chúng trong nước hài lòng. . . 
Hậu quả là, trong xã hội Việt Nam, tính trung thực ngày càng bị áp chế, tính không trung thực ngày càng được khuyến khích. Tính nhân đạo ngày càng bị thu hẹp, các hành động phi nhân tính ngày càng nhiều hơn và tàn ác hơn. Con người ngày càng ích kỷ và ngoảnh mặt với cộng đồng. Con người ngày càng ít được tôn trọng.  Kiến thức rộng rãi của thế giới hiện đại khó được tiếp cận và truyền dạy.--Lê Học Cảnh Vân 

Việt Nam sẽ sớm trở thành ‘siêu quốc gia’?

bài của Lê Học Cảnh Vân .

>> Người Việt phủ sóng nail trên đất Mỹ
>> Người đàn bà 30 năm vá xe ở lề đường Sài Gòn
>> Danh hài Chiến Thắng và cát-sê trăm triệu một ngày
>> Google thay logo chúc mừng Tết Nguyên Đán của Việt Nam
>> "Người Việt của trước những năm trước là người Việt lo tết"


Lê Học Lãnh Vân

MTG - Theo Ictnews, tại cuộc Gặp gỡ đầu năm ngành Công nghệ Thông tin do Sở TT-TT TP.HCM tổ chức vào đầu xuân năm ngoái (11.3.2016), GS.TS Đặng Lương Mô phát biểu rằng “Việt Nam có thể trở thành một siêu quốc gia (supernation). Nếu không đạt được các điều kiện để trở thành siêu quốc gia trong 10-20 năm nữa, cơ hội cho Việt Nam những năm sau đó sẽ rất khó”. Nhân dịp đầu năm mới 2017, tôi muốn trở lại vấn đề này.


Dù gọi GS.TS. Đặng Lương Mô là anh, ông thuộc thế hệ thầy của tôi. Tôi có dịp làm việc, bàn bạc với ông về việc phát triển công nghệ cao, và kính trọng tấm lòng ông mong muốn góp sức cho đất nước mạnh giàu.

Theo GS. Đặng Lương Mô, cần 5 điều kiện để thành một siêu quốc gia:

1) Dân số trên 100 triệu người

2) Có thể tự túc 100% về lương thực

3) Có một nền giáo dục hoàn chỉnh

4) Có một nền công nghiệp hoàn chỉnh

5) Chính trị ổn định, xã hội ổn định

Bài viết này xin được thảo luận về 5 điều kiện nói trên của GS, mà xin thưa trước rằng tôi không lạc quan như GS. Các ý kiến phân tích và thảo luận dựa trên bài tường thuật của Ictnews.

Theo tôi thì điều kiện căn bản để một quốc gia có thể tăng trưởng giàu mạnh và ấm no một cách bền vững là một nền giáo dục hoàn chỉnh với một dân trí đủ cao. GS. Mô cho rằng “Việt Nam có thể coi là đã đạt được” một nền giáo dục hoàn chỉnh. Tôi có thể ít nhiều đồng ý với đánh giá của GS, nhưng chỉ về mặt khoa học tự nhiên, kỹ thuật.

Chắc nhiều người biết đào tạo một con người có tri thức về khoa học tự nhiên, về công nghệ kỹ thuật… là khó, nhưng lại tương đối dễ nếu so sánh với đào tạo một con người biết cách sống hòa hợp trong một xã hội văn minh hiện đại và hữu hiệu. Tôi muốn nói tới đào tạo một con người biết cách hành xử theo tiêu chuẩn phổ quát của xã hội văn minh, có lòng nhân bản yêu thương và tôn trọng con người, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, có ý chí tự lập và độc lập khám phá mọi chân trời tri thức, hiểu rõ cách tổ chức xã hội chính trị của các nước trên thế giới, hiểu rõ trách nhiệm và quyền làm chủ của một cá nhân trong xã hội của thời hiện đại đang phẳng hóa rất nhanh…

Và sản phẩm của sự đào tạo đó không chỉ là một hai cá nhân xuất chúng, mà là cả một xã hội văn minh, có giáo dục cao, nếu chưa đạt mức được thế giới kính trọng như Nhật Bản thì ít ra cũng được dân chúng trong nước hài lòng.

Có quá nhiều sự việc khiến nhiều người không thể cho rằng nền giáo dục Việt Nam là chấp nhận được, trong số đó có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước, người phải thốt lời tâm huyết “Đã đến lúc phải rung lên hồi chuông báo động về vấn đề giáo dục nhân cách” (http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nguyen-pho-ctn-nguyen-thi-binh-phai-rung-len-hoi-chuong-bao-dong-ve-giao-duc-nhan-cach-20161221161007134.htm).

Hậu quả là, trong xã hội Việt Nam, tính trung thực ngày càng bị áp chế, tính không trung thực ngày càng được khuyến khích. Tính nhân đạo ngày càng bị thu hẹp, các hành động phi nhân tính ngày càng nhiều hơn và tàn ác hơn. Con người ngày càng ích kỷ và ngoảnh mặt với cộng đồng. Con người ngày càng ít được tôn trọng.  Kiến thức rộng rãi của thế giới hiện đại khó được tiếp cận và truyền dạy…

Do đó, tôi không nghĩ như GS Mô rằng “Việt Nam có thể coi là đã đạt được” “một nền giáo dục hoàn chỉnh”. Hiện trạng này của nền giáo dục Việt Nam không thúc đẩy dân trí, sẽ có ảnh hưởng xấu trên việc xây dựng nền công nghiệp hoàn chỉnh và phát triển nông nghiệp.

Về một nền công nghiệp hoàn chỉnh. Tôi cũng không cùng hy vọng với GS Mô rằng “Trong nỗ lực đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” “Việt Nam sẽ đạt được”.

Trước hết là về lịch sử phát triển kinh tế chung. Việt Nam, sau năm 1975, đã có những cố gắng để nhanh chóng phát triển ngang bằng với những nước tiến bộ như Anh, Pháp. Bốn mươi năm đã trôi qua mà nền kinh tế của chúng ta, trên nhiều tiêu chí về kinh tế và kỹ thuật, hiện nằm trong tốp 4 nước thấp nhất trong khối ASEAN. Nhớ rằng GDP tổng của các nước ASEAN với dân số khoảng 650 triệu người chỉ tương đương GDP tổng của nước Pháp có dân số khoảng 65 triệu, ít hơn 10 lần. Với lịch sử đó, trên nền kinh tế đó, thật khó tin Việt Nam có thể có “nền công nghiệp hoàn chỉnh” sau 13 năm nữa! Nhất là trong trường hợp thời cơ thế giới và cả khu vực đang không thuận lợi.

Kế đó là về hiện trạng của nền công nghiệp. Công nghiệp Việt Nam, với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế chung, hiện đang ra sao?

Một nền công nghiệp hoàn chỉnh phải có trụ cột là công nghiệp chế biến chế tạo hùng mạnh. Lãnh vực chế biến chế tạo của Việt Nam lại rất yếu ớt!

Các ngành công nghiệp chế tạo máy bay, xe hơi, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp hóa chất… là những ngành có tính tổng hợp và tác dụng thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp khác. Sự hùng mạnh của các ngành công nghiệp này góp phần quyết định vào sự hùng mạnh và hoàn chỉnh của nền công nghiệp quốc gia. Các ngành này ở Việt Nam có chung tính chất là nhỏ lẻ, yếu ớt, chủ yếu lắp ráp và công nghệ thấp. Một thí dụ về tính nhỏ lẻ này là số xe hơi Việt Nam xuất xưởng trong năm 2015 chỉ bằng 1/40 của Thái Lan, 1/20 của Indonesia. Đó là chỉ so sánh với Thái Lan, Indonesia chứ chưa nói tới Brazil, Hàn Quốc. Càng không dám ngó tới Pháp, Đức, Nhật!

Một nền công nghiệp như thế có thể nói là hoàn chỉnh được chăng? Và chừng nào mới có thể xem là tiến gần tới hoàn chỉnh?

Để ước lượng tốc độ phát triển của ngành công nghiệp nước ta trong các năm sắp tới, xin cùng nhau đặt các câu hỏi: Các ngành công nghiệp thật sự có thể cạnh tranh trên thế giới của Việt Nam là gì? Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam có kích thước kinh doanh trung bình là bao nhiêu? Độ lớn của tổng doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp là bao nhiêu so với doanh nghiệp nhà nước? Có điều kiện chính trị, xã hội, tài chánh gì cho chúng phát triển? Trả lời những câu hỏi trên và so sánh với các nước bậc trung như Ba Lan, Hung, Thái Lan… là chúng ta sẽ tự có một cái nhìn tổng thể.

Về điều kiện tự túc 100% về lương thực, tôi có thể tạm đồng ý với GS Mô rằng “điều này Việt Nam có thể làm được” với tài nguyên thiên nhiên nông nghiệp của mình. Tuy nhiên trong điều kiện hòa bình, dân chúng không chỉ cần và cũng không đồng ý chỉ ăn cơm no. Họ yêu cầu ăn ngon, ăn bổ, ăn an toàn, có thực phẩm chức năng có ích…

Tài nguyên thiên nhiên phải có con người dùng kỹ thuật, công nghệ khai thác. Lại phải có trình độ quản trị, cấp nhỏ là nhà quản trị sản xuất nhỏ, cấp cao hơn là quản lý công ty, cấp cao nhất là tổ chức và quản lý xã hội, quốc gia. Nếu không có những điều đó thì tài nguyên chỉ là tiềm năng và đất nước vẫn chậm phát triển. Hãy nhìn xem ngành kinh tế lúa gạo của “cường quốc lúa gạo” Việt Nam. Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón giả hay kém chất lượng tràn lan. Giá lúa trồi sụt thất thường. Thị trường không lành mạnh, thương lái ép giá nông dân, nông dân và thương lái bẻ kèo nhau. Sân sau của các quan chức rất nhiều.

Môi trường từng sạch và màu mỡ cho nông nghiệp nay bị ô nhiễm hay bị đe dọa ô nhiễm tràn lan. Xuất khẩu phải được Hiệp Hội Lương thực Việt Nam đồng ý, năng suất nông nghiệp hiện nay cho phép một người sản xuất hiệu quả trên hàng chục hec-ta còn Việt Nam lại hạn điền 3 hec-ta! Ngoài chợ, thực phẩm không an toàn là nỗi lo cho người tiêu dùng tầng lớp trung lưu. Tầng lớp này có sẽ là thị trường của các sản phẩm kém chất lượng so với cam kết hay không? Nền kinh tế lúa gạo chỉ là một thí dụ, cứ nhìn xem nền kinh tế cá tra, hay những loại nông sản khác chúng ta đều thấy sự bát nháo, thật giả khó phân trong đó.

Như vậy, Việt Nam có thể tự túc 100% về lương thực, nhưng chỉ đủ cung cấp cho một xã hội phát triển thấp, chứ không đủ cho một xã hội no ấm, phồn vinh, tri thức.

Các phân tích nhanh trên để thấy rằng trong 5 điều kiện để đất nước thành siêu quốc gia, trên thực tế thì Việt Nam, ngoài điều kiện dân đông, không có các điều kiện còn lại mà chỉ có chúng ở dạng tiềm năng.

Làm sao để biến tiềm năng thành hiện thực? Theo tôi, việc đầu tiên là Việt Nam nên đặt những câu hỏi như sau để tìm giải pháp tốt:

1) Cách tổ chức xã hội-chính trị Việt Nam có tính khai phóng không? Có đủ sức mời gọi sự góp sức của số đông các thành phần dân chúng không? Có đủ sức thúc đẩy tinh thần sáng tạo để phát triển không?

2) Các giá trị cốt lõi của xã hội có đủ hữu hiệu để đa số dân chúng sống và làm việc lương thiện, trung thực, tuân thủ luật pháp, tôn trọng con người, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng?

3) Sự hữu hiệu của chính quyền và chính phủ tới đâu trong việc phục vụ đời sống dân chúng, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội, bảo vệ nền tự chủ dân tộc?

Các câu hỏi trên cần được đặt ra và trả lời bởi các chuyên gia độc lập trên nhiều lãnh vực, với một phương cách khoa học trong sự so sánh với các nước trong tốp 30% trên của thế giới. Thành quả của trách nhiệm cần được mô tả và định lượng rõ ràng để có sự đánh giá khách quan.

Như vậy thì mới có thể huy động kiến thức của dân chúng tìm ra những giải pháp hữu hiệu để cải tiến môi trường sống và làm việc của đất nước. Các giải pháp đó là căn bản của sự phát triển quốc gia, căn bản cho việc đạt được các điều kiện của một siêu quốc gia mà GS Đặng Lương Mô nêu lên.

Trong khi rất tin tưởng vào tiềm năng của dân tộc và đất nước, việc thiếu các điều kiện căn bản trên khiến tôi thực lòng lo lắng! Xin kính trình các độc giả cùng GS. Đặng Lương Mô những dòng chân thành với mong muốn được cùng nhau suy nghĩ…

11.479. Ba tỉ phú lên tiếng phản đối chính sách nhập cư của Donald Trump

Posted by adminbasam on 28/01/2017
Đôi lời: Hôm nay, ba tỉ phú hàng đầu ở Mỹ đã lên tiếng phản đối chính sách nhập cư của tân tổng thống Donald Trump. Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook vừa lên tiếng trong một status trên Facebook cách đây vài tiếng, hai tỉ phú hàng đầu khác là Bill Gates và Warren Buffett cũng đã lên tiếng ở một sự kiện khác hôm nay.
_____
Người dịch: Ngọc Thu
Ba tỉ phú (từ trái sang) Bill Gates, Warren Buffett và Mark Zuckerberg.
Ba tỉ phú (từ trái sang) Bill Gates, Warren Buffett và Mark Zuckerberg. Ảnh: internet
Ông bà cố nội, ngoại của tôi đến từ Đức, Áo và Ba Lan. Cha mẹ của Priscilla (vợ của Mark Zuckerberg – ND) là người tị nạn từ Trung Quốc và Việt Nam. Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư và chúng ta nên tự hào về điều đó.
Cũng giống như nhiều người, tôi lo ngại về tác động của các lệnh điều hành gần đây do Tổng thống Trump đã ký.
Chúng ta cần giữ cho đất nước này an toàn, nhưng chúng ta nên làm điều đó bằng cách tập trung vào những người thực sự đặt ra mối đe dọa. Mở rộng sự tập trung vào việc thực thi luật pháp đối với những người không phải là mối đe dọa thực sự, sẽ làm cho tất cả người Mỹ cảm thấy ít an toàn hơn, bởi nguồn lực chệch hướng, trong khi hàng triệu người không có giấy tờ nhưng không phải là mối đe dọa, họ sẽ sống trong nỗi lo sợ bị trục xuất.
Chúng ta cũng nên mở rộng cửa đón những người tị nạn và những người cần được giúp đỡ. Chúng ta là những người như thế. Nếu chúng ta quay lưng với người tị nạn vài thập niên trước, gia đình của Priscilla sẽ không có mặt ở đây hôm nay.
Điều đó có nghĩa là, tôi rất vui khi nghe Tổng thống Trump nói, ông sẽ “làm điều gì đó” cho những người có niềm mơ ước – những người nhập cư đã được cha mẹ họ đưa đến đất nước này ở lứa tuổi còn nhỏ. Ngay bây giờ, 750.000 người đang mơ ước đó, được hưởng lợi từ hành động hoãn lại chương trình DACA – Những người đến Mỹ khi còn nhỏ (DACA – do Obama ban hành năm 2012 – ND), cho phép họ sống và làm việc hợp pháp tại Mỹ. Tôi hy vọng Tổng thống và nhóm của ông tiếp tục sự bảo vệ này, và trong vài tuần tới, tôi sẽ làm việc với đội ngũ của chúng tôi tại FWD.us, tìm cách để chúng tôi có thể giúp đỡ.
Tôi cũng vui mừng khi Tổng thống tin rằng, đất nước chúng ta cần tiếp tục được hưởng lợi từ “những người có tài năng tuyệt vời [từ nước ngoài] đến đất nước này”.
Những vấn đề này đối với tôi là những vấn đề cá nhân, mặc dù nó vượt ra khỏi phạm vi gia đình tôi. Vài năm trước, tôi dạy một lớp học tại một trường cấp 2 ở địa phương, nơi có một số học sinh giỏi nhất nhưng đến Mỹ bất hợp pháp. Họ cũng là tương lai của chúng ta. Chúng ta là một quốc gia của những người nhập cư, và tất cả chúng ta được hưởng lợi khi những người tốt nhất và rạng rỡ nhất, từ khắp nơi trên thế giới có thể sống, làm việc và đóng góp ở đây. Tôi hy vọng chúng ta có đủ can đảm và lòng từ bi để đưa mọi người đến với nhau và làm cho thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
_____

Waren Buffett tuyên bố những người nhập cư là phước đức cho Mỹ, khi Trump đóng cửa chương trình nhập cư

Người dịch: Ngọc Thu
28-1-2017
Warren Buffett nói rõ rằng, ông không ở cùng phe với Tổng thống Donald Trump khi nói đến vấn đề nhập cư.
Ông nói với một đám đông sinh viên tại Đại học Columbia vào [hôm nay], thứ Sáu ở New York: “Đất nước này đã được ban phước bởi những người nhập cư. Các bạn có thể đưa họ đến từ bất kỳ nước nào mà các bạn muốn, họ đã đến đây và họ tìm thấy một cái gì đó mở ra tiềm năng mà những nơi họ bỏ đi không [cho họ cơ hội đó], và chúng ta là những sản phẩm đó“.
Câu trả lời đó đã đáp lại câu hỏi của sinh viên về việc Buffett và Bill Gates – người đồng sáng lập Microsoft, cũng xuất hiện tại sự kiện này – sẽ tư vấn cho chính quyền mới về chính sách nhập cư và chăm sóc sức khỏe như thế nào.
Tôi luôn luôn nói với mọi người rằng, ai chống lại vấn đề nhập cư, chúng ta hãy đặt nó vào thời điểm có hiệu lực trong quá khứ (hồi tố). Tất cả mọi người phải rời khỏi [đất nước này]”. Buffett nói, làm cho đám đông cười to.
Trump đã nhanh chóng thực hiện đầy đủ những cam kết với cử tri trong chiến dịch tranh cử, những người cảm thấy đất nước đang bị choáng ngợp bởi những người nhập cư, lấy hết việc làm ở Mỹ. Tuần này, ông ta đã ký các chỉ thị, sẽ dẫn tới việc xây dựng một bức tường dọc biên giới với Mexico và trở nên cứng rắn hơn trong việc thực thi vấn đề nhập cư vào Mỹ. Tổng thống cũng đã ký một lệnh điều hành hôm thứ Sáu để thiết lập các thủ tục rà soát đối với một số người tìm cách nhập cảnh vào Mỹ, nói rằng các biện pháp này sẽ ngăn chặn những kẻ khủng bố, không cho họ vào.
Những chứ ký của Trump là kế hoạch tạm thời đóng sập cánh cửa đối với hầu hết những người tị nạn vào Mỹ.
Buffett, 86 tuổi, là giám đốc điều hành của công ty Berkshire Hathaway, ủng hộ bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống. Ông vận động cho bà ở Omaha, Nebraska, và gây quỹ rầm rộ. Các tỷ phú thường xuyên đụng độ với Trump và trách ông ta vì đã không đưa ra hồ sơ thuế thu nhập, mà các ứng cử viên tổng thống của các đảng chính đã làm trong gần bốn thập niên qua.
Từ sau khi bầu cử, Buffett thường xuống giọng hòa giải hơn đối với Trump và kêu gọi mọi người đoàn kết. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN hồi tháng 11, ông nói rằng mọi người có thể không đồng ý với Tổng thống mới đắc cử, nhưng cuối cùng ông ta “đáng được mọi người tôn trọng”.
Hôm thứ Sáu, ông Buffett đã không đề cập đến tên tổng thống trong khi trả lời câu hỏi về vấn đề nhập cư. Tuy nhiên, ông đã đề cập đến hai người nhập cư đã thay đổi lịch sử nước Mỹ: Albert Einstein và Leo Szilard.
Năm 1939, các nhà vật lý sinh ra ở châu Âu đã viết thư cho Tổng thống Franklin Roosevelt, cảnh báo về khả năng Đức chế tạo một quả bom nguyên tử. Tài liệu này đã đưa đến dự án Manhattan, một nỗ lực đã giúp Mỹ chế tạo vũ khí hạt nhân và chấm dứt Chiến tranh Thế giới II.
Buffett nói rằng: “Nếu hai người đó không được cho nhập cư, thì liệu chúng ta có được ngồi trong phòng này hay không”.