Wednesday, June 19, 2019

NÚI VẪN XANH
Truyện của HÀ KỲ LAM

CẢ BỐN TAY súng của toán thám sát Biệt Cách Nhảy Dù vẫn bố trí lưng chừng đồi theo hình cánh cung để bảo vệ người toán trưởng và hiệu thính viên đằng sau lưng họ trên đỉnh đồi từ nãy giờ đang hướng mặt về phía đối diện để quan sát đám người lố nhố dưới kia, trong thung lũng trãi dài hai bên con suối ngoằn ngoèo như con rắn bạc lấp lánh dưới ánh nắng ban trưa chói chang của một ngày đẹp trời tháng tư. Hết quan sát những người xê dịch dưới thung lũng lại cúi nhìn đồng hồ, người trưởng toán có vẻ nôn nóng.
- Ít nhất là một tiểu đoàn. Có thể là K 25B công binh như tin tình báo cho hay. Mẹ kiếp, máy bay lên chậm thế này để chúng di chuyển hết thì hoài công.
- Không sao đâu, ông thầy. Bọn nầy có vẻ còn ở đây lâu đấy, vì nhiều tên còn đang tắm, thậm chí giặt giũ nửa kia.
Bỗng hiệu thính viên Thịnh đưa ống liên hợp cho thiếu úy Tuấn:
- Thằng L 19 đang lên vùng và cần gặp ông thầy.
Tuấn bóp chặt ống liên hợp, đưa lên miệng:
- Họa Mi đây Thạch Ðộ, trả lời.
Giọng miền Nam của viên phi công vang lên trong ống nghe:
- Thạch Ðộ đây Họa Mi, bạn điều chỉnh hướng bay khi bắt đầu thấy tôi để xác định vị trí bạn, trả lời.
- Họa Mi đây Thạch Ðộ. Tình thế khẩn cấp lắm, tôi sẽ nháy mắt để anh có thể thấy tôi nhanh hơn, trả lời.
- Tôi nhận bạn năm trên năm, và trực máy.
Tuấn đưa tay vẫy Tâm, một toán viên dưới lưng chừng đồi đang ngoái đầu nhìn lên anh. Khi người lính vừa bò đến gần Tuấn khẻ ra lệnh:
- Mày ra chỗ lúc nãy chờ, khi thấy thằng L 19 thì chiếu kiếng cho nó thấy mình.
Lần hành quân nào cũng vậy, Tuấn chỉ giao công tác chỉ điểm này cho Tâm. Không hẳn vì anh chàng làm công việc này giỏi hơn các toán viên khác - Tuấn có bao giờ sát hạch môn này cho cả toán đâu mà chấm điểm được - nhưng tình cờ một lần giao công việc này cho anh lính và thấy được việc nên Tuấn chẳng muốn "thay đổi nhân sự".
Gài khẩu M 16 vào khoen leo núi móc gần vai bên phải, Tâm bò về phía mõm đồi cỏ tranh cách xa bên trái của Tuấn khoảng một trăm thước. Lúc mọi người vừa thoáng thấy chiếc máy bay quan sát màu trắng ở nẽo xa thì Tâm cũng vừa quỳ tại bãi cỏ tranh ngập nắng, rút từ túi áo trên cái kiếng hình chữ nhật chỉ hơi lớn hơn chiếc hộp quẹt Zippo và nâng lên ngang mắt, nhìn từ phía sau kiếng qua lỗ nhắm ở trung tâm kiếng để hướng cái chấm đỏ của tia mặt trời nằm thẳng hàng với phi cơ đang bay. Ðoạn anh ta khẻ lắc nhẹ để tạo sự nhấp nháy. Bỗng một tràng tiếng nổ dòn vang lên, cùng lúc Tâm bật ngửa ra sau rồi nằm bất động. Cả toán biết điều không lành đã đến với người đồng đội, ghìm súng ở tư thế đối đầu với mọi hướng. Thịnh nằm cạnh Tuấn khẽ nói:
- Ð.M. tụi nó ở đầy cả rừng rồi!
Tuấn chưa kịp đáp lời người lính mang máy truyền tin thì những quả đạn sơn pháo 75 ly, đạn cối 82 ly, và những loạt AK 47 thi nhau đổ về phía toán đang bố trí trên đồi. Cành cây, đất đá bắn tung tóe vào thầy trò Tuấn. Không cần lệnh của người toán trưởng, mỗi toán viên nằm thủ tại chỗ. Họ biết trong tình thế loại này tháo chạy hoặc co cụm lại với nhau chỉ tổ lãnh thêm thiệt hại. Tuấn nhìn qua các toán viên và thấy tất cả còn "nguyên". Thịnh trao ống liên hợp cho Tuấn:
- L 19 gọi.
Tuấn chụp máy :
- Họa Mi đây Thạch Ðộ.
- Ðây Họa Mi, tôi vẫn chưa thấy bạn nhưng thấy nhiều cột khói và nhiều lằn chớp dưới đó.
- Ðang bị ném đá. Tôi đang ở hướng ba giờ của anh.
Sau hai lần "bẻ góc" nữa, chiếc máy bay quan sát từ xa gióng chính hướng ngọn đồi lướt tới. Tuấn cho viên phi công biết đang bay đúng hướng và sẽ báo cho anh ta biết khi nào máy bay vừa ngang qua đỉnh đồi. Súng địch vẫn nổ dòn, mưa đạn vẫn tới tấp đổ về ngọn đồi, khiến công việc điều không của anh càng khó khăn. Nằm dài trên mặt đồi để tránh tầm đạn đi, bên chiếc máy truyền tin, tay cầm ống nói áp sát một bên tai, mắt vẫn ngước lên dõi theo chiếc L 19 trên không đang tiến gần vị trí mình, rồi ngay lúc nó vừa ở trên đầu, Tuấn bóp ống liên hợp, nói như reo:
- Họa Mi, anh đang ở ngay trên đầu tôi, trả lời!
- Thạch độ đây Họa Mi. Nhận bạn rõ năm. Rất tốt.
- Họa Mi đây Thạch Ðộ. Cứ trực máy, tôi sẽ có việc cho anh.
Tuấn vừa trao ống liên hợp cho Thịnh tiếp tục liên lạc với máy bay để bò gần về phía bìa rừng quan sát trảng cỏ tranh, thì thình lình tiếng súng im bặt. Mấy giây sau cả rừng vang tiếng thét "xung phong". Rồi trước mặt Tuấn, từ hướng mỏm đồi cỏ tranh nơi Tâm quì chỉ điểm cho phi cơ vừa rồi, và từ hướng trước mặt toán lố nhố người cứ ùn ùn tiến tới. Hóa ra đợt bắn phá vừa rồi là trò đánh phủ đầu để bộ binh tiến sát. Bóng dáng những bộ quân phục kaki màu lá cây, nón tai bèo cứ xông lên bất kể những tràng đạn M 16 đốn ngã từng đợt người. Khoảng một trung đội địch tiến hàng ngang đã lên tới đỉnh đồi, cách bọn anh không đến mười thước, với tiểu liên AK kẹp nách bắn xối xả. Một tên địch gần Tuấn hơn ria một tràng đạn về phía anh, nhưng, như một phép lạ, anh vô sự. Thịnh nhanh tay siết cò súng hạ hắn đo đất. Nhiều tràng M 16 đáp lễ ngăn được chốc lát sự "tiếp cận" kia. Lúc này hai chiếc A 37 cũng vừa xuất hiện và bay cao hơn chiếc L 19. Trung sĩ Hiến báo cáo hai sự kiện dồn dập: Châu bị nguyên một tràng đạn AK vào ngực, chết ngay trên đồi, và địch bây giờ tràn lên đông hơn. Tuấn ra lệnh cả toán rút xuống triền dốc về phía thung lũng. Anh biết thung lũng đang có một đơn vị lớn của địch. Anh chỉ muốn bỏ ngọn đồi, men theo triền dốc, rồi xin phi pháo đánh ngay trên đồi để toán tiện bôn tẩu. Nhưng di chuyển một đoạn ngắn thì nhiều tràng AK từ dưới chân đồi khạc đạn xối xả về phía bọn anh. Không xong. Tứ bề thọ địch. Chỉ vỏn vẹn bốn tay súng mà tử thủ với biển người hay liều mạng phá vòng vây trùng trùng của địch thì phỏng ích lợi gì? Tuấn bấm ống liên hợp:
- Họa Mi đây Thạch độ.
- Họa Mi nghe. Bạn cho biết cần gì?
- Anh cho đánh ngay trên đầu chúng tôi.
- Không được! Bạn xác nhận lại, đánh ở đâu?
- Tôi, thẩm quyền Thạch Ðộ nhắc lại đánh ngay trên đầu chúng tôi và bất cứ chỗ nào có người. Ðịch tràn ngập rồi, không chần chờ gì nữa. Ðánh ngay đi. Dứt!
Tuấn trả máy cho Thịnh trước vẻ mặt hốt hoảng của anh này. Không có thì giờ và cũng không cần giải thích về quyết định của mình với người lính truyền tin của toán, Tuấn nép sau một thân cây to để tránh các tràng tiểu liên AK từ dưới chân đồi vẫn không ngừng quạt lên. Trên đỉnh đồi bây giờ đã lố nhố người của đối phương. Bốn người thám sát Biệt Cách Dù chỉ còn biết tử thủ: Hiến và Sắc chĩa súng về hướng đỉnh đồi, còn Tuấn và Thịnh quay súng xuống chân đồi. Cả bốn tay súng chiến đấu trong một ô vuông mỗi cạnh khoảng mười thước. Họ bắn dè xẻn từng ba phát một nhưng rất hiệu quả, và nhờ vậy đã làm chậm bước tiến của địch. Trong khi đó chiếc L 19 vẫn chưa chịu thi hành điều Tuấn yêu cầu, cứ bay lòng vòng bên trên. Anh "thông cảm" cho người phi công, nhưng không khỏi tức giận vì cảnh dầu sôi lửa bỏng của mình. Anh ta phải xin lệnh từ Trung Tâm Không Trợ về điều yêu cầu "điên khùng" kia, và chắc đang chờ trả lời. Tuấn cũng lấy làm lạ lần này không có biệt đội trưởng hay một sĩ quan của Liên Ðoàn bay L 19 hay trực thăng C&C như mọi lần. Thình lình mọi người cùng nghe rõ âm thanh "chéo-éo-éo ... đoành!". Một cột khói trắng bốc cao và cuồn cuộn tỏa ra như một đám mây, vươn lên khỏi tàng cây rừng ngay đỉnh đồi mà toán thám sát vừa rời bỏ. Tuấn biết viên phi công quan sát vừa bắn một trái khói chỉ điểm mục tiêu oanh kích. Ðiều yêu cầu của anh đang được đáp ứng. Tuấn vẫn nếp sau thân cây. Rồi anh bỗng thấy hành động nấp sau thân cây rõ lẩm cẩm vì biết bom sẽ rơi hướng nào. Nhưng đành phó mặc cho may rũi, anh cứ ngồi bên gốc cây. Tuấn tưởng chừng như anh đang gồng mình lại, các bắp thịt toàn thân như rắn lại, chờ đợi sấm sét giết người từ trời cao ... Chiếc oanh tạc cơ thứ nhất đâm bổ xuống ngay trên đầu Tuấn, rồi hẳn nhiên đã đạt tới một độ thấp vừa đủ, con chim sắt ấy lại vút lên cao vài giây trước khi hai trái bom từ dưới cánh đâm thẳng xuống quả đồi của anh. Tuấn không dám tiếp tục ngẩng nhìn lên trời. Anh nằm cúi mặt xuống, thân chịu trên hai cùi chỏ để tránh áp ngực với mặt đất. Anh thấy vài con kiến ung dung bò trên nền lá khô. Thốt nhiên Tuấn cảm nhận được cái mong manh của thân xác mình lúc này - khác gì những cái kiến kia! Chỉ có mỗi một khác biệt là anh đau khổ chờ đón cái chết chóc, cái hủy diệt, còn chúng thì không hay biết gì cả, vẫn thản nhiên, vẫn ung dung cho đến khi nào cái chết xảy ra là xong, không còn cảm giác nữa. Chúng hạnh phúc hơn anh trong lúc này. Từng khuôn mặt thân yêu trong gia đình diễn hành nhanh qua trí anh: mẹ anh, các em, và chị. Rồi anh nghĩ đến Trinh thật xa xăm và cũng thật gần. Anh có còn trở lại cổng trường Trưng Vương nữa không? Rồi bên tai anh nghe mơ hồ giọng một ca sĩ quen thuộc với "em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại. Xin trả lời mai mốt anh về..." Tuấn lại nghĩ đến tập thể tuổi trẻ Sài Gòn: không có anh trong đó! Và trong cái khoảnh khắc chờ đón một sự hủy diệt khủng khiếp sắp giáng xuống mọi người, một khoảnh khắc rất ngắn nhưng cũng rất thiên thu, giác quan anh đón nhận cả một trình tự ngoại vật lướt qua chóng vánh: âm thanh động cơ phản lực gầm thét qua đầu, tiếng bom xé gió, hàng loạt tia chớp lóe lên, từng tràng tiếng nổ kinh hồn, và mặt đất rung chuyển. Tuấn bị nhiều nguồn lực từ mọi hướng đẩy bật ngửa rồi xô tới trước hoặc xoay vòng; anh có cảm giác ngực bị ai đấm một quả rõ mạnh, tức đến khó thở. Ðất, sỏi ùn lên hắt vào người anh. Khói đen tỏa ra chung quanh, không khí khét lẹt mùi thuốc nổ. Tuấn biết một trái bom đã đáp cách anh không xa, đào một hố rõ to và làm dạt một mớ cây nhỏ bên trái anh, tung tóe đất lên quần áo anh. Riêng thân cây to vẫn đứng vững và hiển nhiên đã hứng hết những mảnh bom, đất đá và sức ép cho anh. Anh sờ khắp người để thấy mình vô sự. Trái bom khác rơi trên đỉnh đồi đã bật gốc một cây cổ thụ, tạo nên một âm thanh phụ nghe đánh ầm và làm trống hẳn một khoảng rừng.
Tuấn bò qua những cành cây gãy đổ ngổn ngang, tìm Thịnh nhưng không thấy hắn đâu cả. Trong mọi tình huống anh phải có máy bên cạnh mình. Nhưng chiếc A 37 lại đang đâm bổ xuống đầu Tuấn một lần nữa. Anh vội ngồi nấp sau một thân cây. Có lẽ đây là chiếc thứ hai, đang theo gót phi tuần trưởng của nó vừa rồi. Dù sao thì anh sắp hứng chịu một "trận đòn thù" nữa. Lại "ầm! ầm!" rồi mấy tiếng "ầm" phụ nổi lên. Tuấn lại bị lộn nhào một lần nữa, và anh giật bắn người khi thấy một cây cổ thụ vừa bật gốc ngã sóng soài cách anh không đầy một thước. Giá mà nó phang ngay anh thì còn gì nữa! Ngọn đồi bỗng "đổi mới"; cây ngã la liệt. Tuấn vẫn tìm Thịnh, tìm trung sĩ Hiến - người toán phó - và Sắc. Toán may ra thì còn được bốn mạng, kể cả anh. Tâm và Châu đã ra đi rồi! Nhưng sao thế này: im phăng phắc - địch đâu rồi, và ta đâu rồi? Bỗng lá cây lay động sột soạt sau lưng. Tuấn quay phắt lại, khẩu M 18 dưới nách chỉ thẳng vào bóng người từ trong bụi rậm vừa đứng lên.
- Sắc đây ông thầy.
Tuấn thở phào một cách dễ chịu. Anh khẽ nói:
- Mày không sao chứ?
Anh lính khẻ lắc đầu thay lời đáp. Tuấn biết mình vừa hỏi một câu không cần trả lời; nó chỉ có nghĩa của một câu xác định, "à, may quá còn có mày." Anh đang lo cho số phận của các toán viên.
- Trung sĩ Hiến và Thịnh có sao không?
Sắc vừa nói vừa đưa tay chỉ về hướng hơi chếch đỉnh đồi:
- Ông Hiến bị thương nằm ở đằng kia. Ổng hỏi thăm ông thầy, và bảo em đi tìm.
Tuấn muốn đến gặp ngay trung sĩ Hiến xem tình trạng thương tích của ông ta ra sao, nhưng anh phải tìm Thịnh trước vì máy móc truyền tin là linh hồn của toán. Hai chiếc phản lực bây giờ đang ở tít trên mây; tiếng động cơ của chúng nghe nghe rất xa và đứt đoạn. Chiếc L 19 vẫn quầng trên đầu hai người. Có lẽ viên phi công đang gọi Thạch Ðộ khàn cả tiếng, Tuấn nghĩ thế. Quái, Thịnh biến đâu mất với chiếc máy truyền tin. Tuấn vẫn nhớ hắn chạy theo sau anh và nấp gần đây trước khi bom rơi. Tuấn bỗng nẩy ra ý nghĩ bới tìm trong mớ cây cối đổ ngổn ngang ngay cạnh hố bom. Và trong lúc hai thầy trò đang len lỏi bò vào từng đống cây lá nằm bên trên hoặc bị vùi lấp dưới lớp đất mới thì phía trảng cỏ tranh một tiếng nổ phát ra và một cột khói trắng bốc cao. Anh biết viên phi công máy bay quan sát vừa bắn một trái chỉ điểm cho phản lực đánh bom xuống nơi anh ta vừa thấy địch ẩn núp đâu đó.
Trong tiếng rít của hai chiếc A 37 trên đầu, tiếng rền và chấn động liên hồi của bom, Tuấn chợt nghe giọng gọi đầy khích động của Sắc:
- Ông thầy ơi.
Tuấn nguớc nhìn theo ngón tay trỏ của người lính và thấy cách họ vài thước khúc cần ăng-ten của chiếc máy PRC 25 nhú ra khỏi mớ đất vàng tươi mới tinh khôi dưới mấy cành cây phủ lên. Anh lặng người mấy giây, cảm thấy đôi chân như không đứng vững nỗi. Giọng nói Tuấn nghe yếu ớt qua hơi thở:
- Moi đất ra.
Hai người hì hục lôi các cành cây bỏ sang một bên, dùng tay bới mớ đất bột lên. Chiếc máy truyền tin bị thủng, móp méo, vỡ nhiều chỗ, từ từ lộ ra, rồi màu áo rằn ri bày ra, dính đất và máu. Tuấn và Sắc cùng nâng người Thịnh đang nằm sấp lên. Xông pha trận mạc đã nhiều, đã trông thấy bao nhiêu xác chết của cả đôi bên, nhưng anh phải nhận chưa bao giờ thấy một xác người như thế này, nói chi xác ấy là đồng đội, là thuộc cấp của mình. Cả người Thịnh từ bụng lên vai bị mất từng mảng thịt lớn, và xương vai một bên bị gãy. Nhưng cái chân, ôi cái chân trái, anh không biết phải nói thế nào ... đứt đến trên đầu gối, chỉ còn dính tòn teng với toàn thân bằng một mãnh da rộng bằng một bàn tay, và thịt chỗ hai đầu bị cắt lìa trở nên xám đen giống như vừa bị nướng trên lửa!
Sắc mở thử máy truyền tin. Chỉ là một cục kim khí im thin thít vô dụng. Chợt nhớ tới trung sĩ Hiến, hai người thận trọng di chuyển, và Sắc dẫn đường ngược lên đồi. Họ bước qua nhiều xác lính Bắc Việt nằm đủ vị thế - nghiêng, ngửa, sấp, hay cong queo. Tuấn cúi xuống bên người toán phó, xem xét vết thương ở bụng. Có vẻ một mảnh bom đã cứa một đường dài và sâu trước bụng. Anh thử xốc người thương binh lên nhưng anh ta nhăn nhó một cách đau đớn:
- Ối, ông thầy để tôi nằm đi.
- Trước khi bom nổ anh đã rút xuống triền dốc với toán mà sao lại ở đây?
Trên gương mặt tái xanh vì mất nhiều máu của Hiến Tuấn thấy một sự cố gắng dùng sức mới bật ra thành tiếng:
- Tôi chạy lên để.. kéo xác thằng Châu xuống.. kẻo bom dần nát mất nhưng..
Hiến ngưng nói, vẻ mệt nhọc, đưa lưỡi liếm quanh vành môi tái nhợt và khô khốc. Sắc mở nắp bi-đông, khẻ nâng đầu anh lên và kề miệng bình nước vào môi. Tuấn nhắc:
- Cho uống ít thôi để giữ cho máu bớt chảy.
Trong khi tháo cuộn băng cá nhân để băng cho trung sĩ Hiến, Tuấn vẫn thận trọng quan sát chung quanh. Anh thấy nhiều xác chết đối phương rải rác khắp nơi. Xác Châu nằm cách trung sĩ Hiến khoảng năm thước, mắt còn nhìn lên trừng trừng. Anh rón rén bò đến bên người toán viên vẫn hay di chuyển hàng đầu trong các cuộc xâm nhập của toán, đoạn từ từ vuốt cho đôi mắt nhắm lại. Rừng im phăng phắc. Có lẽ chúng chỉ di tản những kẻ bị thương. Những người nằm kia đều "câm nín". Sau khi đảo lại mấy vòng để bắn rocket và đại liên mười hai ly bảy xuống một điểm mới dưới thung lũng do phi cơ quan sát chỉ điểm, hai chiếc phản lực đã rời vùng. Chiếc L 19 vẫn còn lượn trên không phận hành quân. Tuấn vừa quay sang bảo Sắc lấy chiếc pa-nô tìm cách trải để ra hiệu cho máy bay biết mình có mặt tại chỗ thì bỗng rừng núi lại rền vang từng tràng nổ. Tuấn nói:
- Mười hai ly bảy.
Chiếc L 19 vụt cất cao lên và mất hút vào khoảng không. Tuấn đề nghị khiêng trung sĩ Hiến men theo triền dốc về hướng Bắc cho xa vùng giao tranh được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Anh đoán địch sẽ chiếm lại đồi này. Bỗng dưng trung sĩ Hiến quàng một tay ôm chặt chân Tuấn và thều thào nói:
- Ông thầy đi đâu anh em cũng đi theo ông thầy. Bây giờ ông thầy bỏ
anh em ...
Tuấn định thốt một lời an ủi, hay trấn an nhưng bàn tay trung sĩ Hiến đã buông rơi khỏi cổ chân anh, đầu ngoẹo sang một bên, mắt nhắm nghiền như đi vào một giấc ngủ. Anh lay mạnh vai Hiến:
- Anh Hiến! anh Hiến!
Chỉ có tiếng gió ngàn xào xạc đáp lại. Rừng chiều hửng nắng ở những đồi xa. Sắc bỗng vỗ vào cạnh sườn Tuấn và chỉ về hướng trảng cỏ tranh. Lố nhố một đoàn quân dàn hàng ngang đang tiến lên đồi của anh. Họ vận kaki xanh, nón tai bèo, súng kẹp nách, vai đeo ba lô. Hai thầy trò vội lom khom chạy về phía triền dốc, rồi di chuyển về hướng Bắc men theo sườn đồi.
Ði được một giờ, vượt qua vài con suối, mấy quả đồi thấp, Tuấn dừng lại xem bản đồ, đoạn bảo Sắc đổi hướng, đi về đông theo phương giác 1800. Năm giờ chiều. Ðêm rừng bao giờ cũng đến nhanh. Trong ánh sáng nhá nhem hai thầy trò kẻ trước người sau cứ tiếp tục luồn lách qua cây lá, bụi rậm. Rồi sực nhớ phải có một độ quan sát tối thiểu mới có thể chọn một vị trí ngủ đêm an toàn, Tuấn khẽ nói với người toán viên đồng hành:
- Ta lên đỉnh đồi trước mặt tìm chỗ nghỉ đêm.
Mới hơn bốn giờ sáng Tuấn đã thức giấc. Bao giờ người lính hành quân cũng thức giấc sớm, vì giấc ngủ đến vào khoảng bảy giờ chiều thay vì một hai giờ sáng ở những "đêm đô thị". Trời còn tối mịt. Anh nằm nghe ngóng một lát, đoạn đưa tay sờ lưng võng của Sắc. Một giọng nói rất khẽ:
- Ông thầy thức rồi hả?
Rồi ánh sáng nhờ nhờ đổi dần sang trắng đục. Rồi mọi vật bỗng hiện rõ trước một ngày đang lên. Có vài tiếng chim hót. Có vài tiếng hú đâu đó bên một ngọn đồi khác, rồi không biết bao nhiêu tiếng hú cất lên vang cả một vùng đồi núi, cơ hồ như tiếng hú này lây sang tiếng hú khác, và cứ thế truyền đi khắp nơi. Tuấn đã quá quen với các tấu khúc bình minh của rừng núi. Hai người cuốn võng bỏ vào ba lô, dọn dẹp "sạch sẽ" chỗ đất dưới chân, lùa mớ lá cây chung quanh phủ lên, không để lại một dấu vết nào có thể tố cáo sự hiện diện của hai thầy trò. Sắc mở một bịch gạo sấy, rót nước từ bi-đông vào bao làm một bữa ăn sáng. Tuấn chẳng thấy đói, tuy suốt ngày hôm qua anh chỉ ăn có một gói cơm sấy vào buổi sáng. Tâm trí anh quay về với những gì đã xảy ra. Bị lộ, trận oanh kích, những xác đồng đội bị bỏ lại, và bây giờ hai nguời lạc lỏng giữa rừng không máy móc liên lạc để biệt đội biết tung tích. Anh có trách nhiệm gì với những thuộc cấp vừa ra đi vĩnh viễn kia? "Ông thầy đi đâu anh em cũng theo ông thầy. Bây giờ ông thầy bỏ anh em ..." Tuấn thấy miệng đắng khi nuốt nước bọt. Anh thèm một điếu thuốc, và một ly cà phê. Anh nhìn Sắc đang ngồi ăn, nhìn xuống khẩu M 18 gác trên đùi mình, ngước nhìn bầu trời xanh biếc ban mai. Sắc vụt hỏi:
- Bây giờ tính sao, ông thầy?
- Không có máy móc, không biết ở nhà thế nào, còn ở nhà cũng chẳng biết mình sống chết ra sao. Cứ tiếp tục đi về hướng Ðông, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, càng gần nhà càng tốt. Có trực thăng thì trãi pa-nô cho nó thấy mình. Thế nào biệt đội cũng cho máy bay đi tìm.
- Cha con nó bị thiệt hại nặng. Hai chiếc A 37 đánh hiệu quả thật. Sườn đồi bên kia và trảng cỏ tranh lãnh trọn mấy trái bom. Em thấy chung quanh chỗ ông Hiến nằm ít nhất cũng cả chục xác nằm la liệt. Ông thầy có để ý không? Ðợt bom đầu tiên chận đứng ngay cuộc tấn công. Em nghĩ có lẽ chúng kêu phòng không đến tiếp cứu sau này, vì suốt trong khi oanh kích đâu có khẩu mười hai ly bảy nào hoạt động đâu.
Tuấn đồng ý với phần lớn những lập luận của Sắc, nhưng anh chẳng thấy hứng thú bàn luận về chiến trận vừa qua. Tỷ số tử vong của chiến trường và tỷ số tử vong của lòng mình, cái nào làm nên chiến thắng? Ðợi cho người lính ăn xong và đào đất lấp mọi dấu vết, Tuấn đề nghị lên đường.
Sang đến ngày thứ ba hai người vẫn tiếp tục băng rừng, ngày đi đêm nghỉ. Còn khoảng hai chục cây số đường chim bay nữa mới về đến bộ chỉ huy của Liên Ðoàn. Cả hai đều thấy ngao ngán. Hai mươi cây số đường chim bay, điều đó có nghĩa là bốn, năm mươi cây số đường núi, mà tốc độ di chuyển băng rừng - chứ không phải theo theo đường mòn - có nhanh lắm cũng chỉ đạt tới bảy cây số một ngày.

Hai mươi cây số đường chim bay, điều đó có nghĩa là bốn, năm mươi cây số đường
núi mà tốc độ di chuyển băng rừng có nhanh lắm cũng chỉ đạt tới 7 cây số một ngày.

Nhưng điều bất ổn trong lòng họ không phải đường về dịu vợi, đầy đe dọa, bất trắc, lương thực cạn. Cái bất ổn là không trung vắng lặn. Từ cái buổi sáng đầu tiên sau khi bỏ ngọn đồi và đồng đội ở lại anh và Sắc không hề thấy thấp thoáng, dù xa, bóng dáng một chiếc máy bay. Lạ thật. Không một chiếc trực thăng, không một chiếc L 19, không một chiếc vận tải, không một chiếc oanh tạc cơ phản lực, thậm chí không một chiếc máy bay dân sự, không có gì ráo trên bầu trời quang đảng. Chưa bao giờ như thế, ít ra từ ngày Tuấn vào lính; chưa bao giờ có một ngày không có một hoạt động nào của không quân. Anh ngồi nghỉ mệt trên một ngọn đồi, tựa lưng vào một thân cây, dựng súng bên cạnh. Sắc ngồi xếp bằng trên mặt đất, cạnh Tuấn. Người lính cảm thấy bồn chồn khi nhìn vẻ tư lự của người chỉ huy. Anh ta không dám hỏi bất cứ điều gì lúc này. Tại sao bầu trời vắng lặng thế này? Sao không nghe một tiếng đại bác, một tiếng bom nổ xa xa? và vân vân. Cuối cùng, không nén nổi những băn khoăn trong lòng, Sắc lên tiếng:
- Em thật không hiểu nổi. Chắc có chuyện gì đây, chứ không thể nào Liên Ðoàn đem con bỏ chợ như thế này.
- Tao cũng chịu thua, không hiểu nổi. Ðành rằng mình không có phương tiện liên lạc, không biết tình hình ở nhà hay các đơn vị bạn ra sao, nhưng Liên Ðoàn vẫn có thể cho trực thăng đi tìm. Ðằng này bặt vô âm tín. Mà cái điều lạ lùng nhất là không có bóng dáng một chiếc máy bay nào cả, chứ đừng nói trực thăng C&C của biệt đội. Tao cũng nghĩ như mày: chắc có biến cố gì đây. Ðiều cần nhất bây giờ là bằng mọi cách phải gắng về tới bộ chỉ huy Liên Ðoàn. Mầy còn mấy gói gạo sấy?
- Dạ ba gói, và không tới nửa chai xì dầu.
- Tao còn năm gói. Tao sẽ đưa thêm cho mày một gói. Mỗi thằng như vậy có bốn gói.Tao ước tính từ đây về tới Liên Ðoàn có thể mất sáu, bảy ngày nữa. Bây giờ tao tạm ấn định kỷ luật dùng lương khô là mỗi thằng chỉ được ăn nửa gói một ngày. Cố gắng chịu đựng như vậy thì mới đủ sức mà lết về tới nhà. Tao nói sáu, bảy ngày là trong giả thuyết di chuyển vô sự, không đụng địch.
Ðiều Tuấn nói sau cùng nhắc lại sự bất an của hai người. Trong ba ngày qua thầy trò anh đã né tránh mấy đoàn quân dài dằng dặc. Trong đời nhảy toán của mình Tuấn chưa bao giờ thấy địch chuyển quân rầm rộ như thế. Một điều lạ lùng nữa là những đoàn người cứ nườm nượp hướng về Ðông, cùng chiều với anh và Sắc, chỉ khác là họ dùng đường mòn. Tuấn đứng dậy tháo ba lô đặt xuống đất, lôi một gói gạo sấy đưa cho Sắc, đoạn cả hai lên đường.
*
* *
Tuấn nhìn đồng hồ tay: ba giờ chiều. Tuy gần cuối ngày, cái nắng như nung như đốt của tiết trời miền Nam đầu tháng Năm vẫn chưa dịu đi chút nào. Ðưa bi đông lên miệng tu một ngụm nước xong, anh xoay xoay tấm bản đồ, nhìn thật kỷ những vòng cao độ nâu lẫn xanh nhạt, rồi ngước nhìn địa thế chung quanh. Cho chắc chắn, anh mở cái địa bàn, xoay cho hướng bắc của bản đồ trùng với hướng mũi tên của địa bàn, đoạn anh đối chiếu chi tiết bản đồ với địa thế một lần nữa. Anh hân hoan nói với Sắc:
- Tới vùng Tân Uyên rồi!
- Chắc không, ông thầy?
- Bảo đảm!
Hai thầy trò bỗng thấy khỏe khoắn trong người, mặc dù mới trước đó mấy phút họ cảm thấy gần kiệt sức sau sáu ngày băng rừng lội suối với những cơn đói triền miên làm bủn rủn chân tay, hoa cả mắt. Nhìn lại đoạn đường dài gian nan, hiểm nguy, Tuấn thấy thương hại Sắc. Hắn ta to con, ăn khỏe, nên trong mấy ngày qua quả thật là một chuỗi ngày khốn khổ "tận cùng bằng số" đối với hắn. Tuấn bảo:
- Bây giờ mày có thể ăn nốt nửa bịch gạo sấy cuối cùng cho đỡ đói. Còn vài cây số nữa là tới chi khu rồi, tha hồ mà gọi mì, phở, hủ tiếu...
- Lạ thật, không thấy thèm nữa ông thầy ơi. Thôi, mình đi lẹ tới chi khu đặng báo Liên Ðoàn đón.
Hai người lội qua một con suối, tiếp tục đi về Ðông. Họ bước đi vững vàng hơn những ngày còn lếch thếch giữa rừng. Sau khoảng một tiếng đồng hồ di chuyển, nhìn xuyên qua một khoảng rừng thưa, hai người thoáng thấy mấy nóc nhà lợp tôn của chi khu Tân Uyên ở tít đằng xa, bên kia sông. Cùng với bước tiến của Tuấn và Sắc, mọi vật rõ dần. Rồi lá cờ phấp phới trên trụ cờ tuy vẫn còn mờ mờ trong quãng xa nhưng đã đủ để thấy không phải lá cờ vàng ba sọc đỏ quen thuộc. Hai người không tin nổi mắt mình: làm thế nào mà lá cờ nửa đỏ nửa xanh với ngôi sao ở giữa lại ngang nhiên tung bay nơi này. Thầy trò nhìn nhau, nhưng mỗi người theo đuổi những suy nghĩ riêng. Sắc bỗng vỗ vai Tuấn chỉ về phía con sông trước mặt, vẫn ở nẽo xa và chen vào giữa khoảng cách từ chỗ họ đến chi khu: vài chiếc ghe cũng treo loại cờ đó. Nhìn qua mấy mái nhà tranh gần bờ sông cũng lại thấy những lá cờ đó. Sắc khẽ nói:
- Chắc chúng chiếm vùng Tân Uyên rồi. Không khéo Biên Hòa cũng di tản chiến thuật nốt.
Tuấn nói, để tự trấn an hơn là làm yên lòng người thuộc cấp:
- Không thể có chuyện đó được.
Chợt nhìn bên trái, qua một khoảng rừng chồi lưa thưa, thấy có mấy người nông dân đang cuốc đất trong một thửa ruộng, anh chợt nẩy ra ý nghĩ đến tiếp xúc họ để dò hỏi tình hình. Tiến sát mãnh ruộng, để Sắc ngồi lại trong một bụi cây yểm trợ, Tuấn cầm khẩu M 18 trong tay phải, bước đến bên bốn người đang làm việc đồng áng. Họ ngừng tay, nhìn anh chằm chặp. Tuấn hỏi người lớn tuổi nhất trong nhóm người, một ông già khoảng năm mươi, xương xẩu nhưng còn nhanh nhẹn:
- Thưa Bác, hình như chi khu đã rút đi rồi, phải không ạ?
Gương mặt thoáng bối rối, ông nhìn Tuấn từ đầu đến chân rồi nói rất khẽ:
- Chú là biệt kích 81 trong rừng mới ra hả?
- Dạ phải.
- Ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng từ năm, sáu ngày nay rồi, từ hôm ba mươi tháng Tư. Ai nấy đều buông súng trở về nhà hết. Chính phủ Cách Mạng chẳng làm khó dễ gì cả. Anh em còn bao nhiêu người?
Tuấn chẳng còn nghe rõ ông già hỏi gì nữa. Anh cúi đầu rất lâu. Giòng ý thức của anh bỗng như ngừng lại - không hẳn là nó đặc quánh lại, cũng không hẳn nó trống rổng, chỉ biết nó tuồng như không còn khả năng suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc nữa. Tuấn có cảm tưởng sau bao nhiêu suy đoán, thắc mắc, giờ đây được thực tế trả lời, trí não mình bỗng thấy "no" rồi, không đòi hỏi nữa, cũng không nhận dữ kiện nào từ ngoại giới nữa! Sắc từ trong bụi vội bước ra. Nhìn dáng điệu của người toán trưởng anh đã đoán tình hình hẳn là rất xấu. Trong ánh mắt ái ngại, ông cụ lặp lại cho người lính thứ hai nghe:
- Ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng hôm ba mươi tháng Tư rồi. Các chú nên bỏ súng ống đi, trở về gia đình thôi.
Ðến lược Sắc đứng đờ người ra. Lúc ngồi trong bụi anh đã đoán tình hình phải xấu, anh đã lờ mờ phát họa một vài viễn anh tệ hại, nhưng "xấu" như ông già này cho biết thì thật vượt quá xa dự tưởng của anh.
Ðột nhiên Tuấn ngước lên chào từ giã:
- Tụi cháu cám ơn Bác. Thôi, tụi cháu về.
Tuấn bước đi trước, và Sắc theo sau. Họ tiến về phía bờ sông. Hai người đứng nhìn giòng sông êm ả, trong vắt một hồi lâu. Rồi Tuấn nhìn Sắc, ngập ngừng vài giây, nói với một giọng hơi lạt đi, nhưng không kém dứt khoát:
- Qua bên kia sông, có thể đi bộ ra đến xa lộ, từ đó đón xe về Sài Gòn. Sắc, thôi thầy trò mình chia tay. Kể từ giờ phút này tao không còn là trưởng toán của mày nữa. Cứ tự do về với gia đình. Tao chỉ muốn nói một điều. Trong những ngày mày theo toán, nếu tao có làm những gì khiến mày buồn lòng, hoặc vì trách nhiệm, hoặc vì sai lầm, tao mong mày bỏ qua cho. Cầu chúc mày thật nhiều may mắn.
Sắc cố bậm môi để giữ cho miệng khỏi bị méo xệch. Anh ta muốn nói cả nghìn lời nhưng không thốt được một tiếng. Cúi gầm mặt xuống một lúc như cố đè cơn xúc động cứ chực bật ra thành tiếng nấc, cuối cùng anh ta hỏi:
- Còn ông thầy?
- Tao không thể bỏ toán còn nằm lại trong đó.
- Nhưng họ chết hết rồi mà.
- Chính vì vậy mà tao thấy mình không thể về nhà được. Lời nói sau cùng của trung sĩ Hiến rất đúng.
Tuấn ngập ngừng một lát, định nói thêm điều gì nữa nhưng lại thôi. Anh sẽ mang những đắng cay trong lòng mình vào rừng núi. Có lẽ anh chỉ cần nói điều đó với toán của anh vẫn còn lại trong rừng: người lính ở đâu cũng thế, chỉ là công cụ; thắng bại không phải do họ định đoạt, và vinh quang của chiến thắng cũng không thuộc về họ - có thuộc về họ chăng chỉ là những đau khổ của chiến bại và của hy sinh!
Tuấn quay lưng đi về hướng khi nãy hai thầy trò từ trong rừng ra. Trong một thoáng cõi lòng Sắc như hứng chịu bão táp tơi bời từ mọi hướng. Tìm về xa lộ sao ngập ngừng bước chân. Anh muốn rão bước theo sau người toán trưởng, nhưng hình ảnh những đường phố Sài Gòn thân thuộc giờ đây không xa lắm như níu chân anh, dù anh nghĩ nơi ấy chắc cũng đang phấp phới những lá cờ này. Rồi hình ảnh mẹ anh hiện ra thật rõ và bao trùm cả không gian. Sắc gọi:
- Ông thầy!
Tuấn quay lại. Sắc đứng ở thế nghiêm, đưa bàn tay phải lên ngang mày chào. Tuấn chào đáp lễ, đoạn quay gót tiến bước. Người lính đứng nhìn theo cái dáng gầy, phong sương xa dần rồi khuất sau ngàn lá. Anh ta lại nhìn những dãy núi xa xa ở chân trời.

... cái dáng gầy, phong sương xa dần rồi khuất sau ngàn lá.

Núi ở chân trời bao giờ cũng xanh lơ. Chắc toán của anh đang nằm trên một trong những dãy núi đó. Chắc người trưởng toán lại trèo lên nơi ấy. Sắc không sao ngăn nổi mấy giọt nước mắt từ từ lăn xuống, quyện với mồ hôi làm lưỡi anh mặn chát.

Hà Kỳ Lam
Số nhà và vận may buôn bán .
Tôi có người quen làm nail kể lại : trước đây y làm ở 1 tiệm có tới 20 thợ và rất đông khách ; vì chủ quá phách lối , y xin nghỉ và làm ở tiệm mới chỉ có 4 thợ , rất ít khách .
Tò mò , tôi hỏi số nhà của 2 tiệm , y nói tiệm thứ nhứt là 1122 và tiệm thứ hai là 1183 . Dựa vào Lý thuyết Số (LTS) tôi thấy :
1122 = 1 + 1 + 2 + 2 = 6 = rất may mắn .
1183 = 1 + 1 + 8 + 3 = 13 = xui xẻo .
Theo LTS , mọi thực thể (entity) cộng lại bằng số 6 * rất cực kỳ may mắn , số 15 cũng may mắn nhưng ko bằng . Các số như 19 , 23 , 24 và 33 cũng may mắn nhưng đều ko bằng số 6 .
Vợ chồng TT Ronald Reagan đều có ngày sinh là ngày 6 : ông sinh 6/2/1911 và bà sinh ngày 6/7/1921 chết ngày 6/3/16 . Một trùng hợp kỳ lạ .
Lấy thêm tên vài tên nước :
a/ FRANCE = 8 - 2 - 1 - 5 - 3 - 5 = 24 = may mắn nhưng ko bằng 6 .
b/ CANADA = 3 1 5 1 4 1 = 15 = may mắn nhưng ko bằng 6 .
c/ VIET = 6 1 5 4 = 16 = 7 .
NAM = 5 1 4 = 10 = 1
Tổng cộng : 7 + 1 = 8 = TRẢ NỢ TIỀN KIẾP .
* Lúc qua Mỹ , tôi ở nhiều nhà , tới năm 1998 , tôi dọn về số 2301 ** đường XYZ . Thấy số nhà tôi biết sẽ gặp hên , cuộc đời sẽ lên hương : đúng như vậy , vì sau đó vài tháng tôi được mời dạy Toán tại tư gia , 15 học trò (dù 4 năm trước đó xin việc ko ai mướn) , được cấp nhà (nhưng tôi ko nhận) và nhiều may mắn khác như viết 1 lá thư tình 2 trang giấy học trò (bằng tiếng Anh) giùm mẹ của 1 HS được bà ta cho 200 đô , v.v...
** 2301 = 2 + 3 + 0 + 1 = 6
TB . Theo LTS , các số tốt là số cộng lại thành số 6 và 9 như 15 , 19 , 24 , 27 , 33 , 42 , 51 ; ngoài ra là các số 23 , 32 .
Các số xấu là là 18 , 29 . Và các số 4 , 8 , 13 , 17 , 22 , 28 , 31 cũng xấu có liên quan đến TRẢ NỢ DỒN - mà tôi đã viết nhiều lần . Theo kinh nghiệm tôi thấy tên họ tác động đối với số mạng chúng ta nhiều hơn ngày sanh . Ngoài ra ngày sanh và tên họ của chúng ta bổ túc cho nhau . Trong một cặp vợ chồng , chỉ cần 1 người tốt là đủ rồi vì ng này sẽ bổ túc cho ng kia .
Dùng Please thay vì Thank You .
Có một cô ở quê lấy chồng Mỹ : cô học lớp tiếng Anh cấp tốc để giao tiếp như "cám ơn là thank you , xin lỗi là sorry , chào là hi , làm ơn là please " , v.v...
Đêm động phòng , ko hiểu xúc động thế nào mà cô lẫn lộn , thay vì nói "thank you" cô lại xài chữ "please" . Khiến anh Mỹ này "làm việc" suốt đêm , cũng may là ko đột quỵ (heart failure)!
Nói chung , cô này vẫn giỏi hơn ông thủ tướng " cờ mờ lờ vờ" của VN !
Một phi công Mỹ thi mãn khoá học về mưu sinh thoát hiểm (survival) trước khi tham chiến ở vN .
HLV hỏi : nếu máy bay bị trúng đạn , anh nhảy khỏi máy bay , từ từ đáp xuống đất ; việc đầu tiên anh phải làm khi chạm đất là gì ?
- Tôi phải tìm xem cái đồ mở hộp ( can opener) còn hay mất ; vì ko có nó tôi ko thể mở các đồ hộp mang theo người !
HLV : bó tay chấm com .
====
Chuyện có thật .
1/ Trước đây , tôi có chỉ 1 ông xài computer để đọc tin tức : một hôm gặp tôi , ông mắng vốn "anh chỉ tôi làm sao mà tôi đang coi phim sex trong phòng khách , con gái tôi trên lầu đi xuống , tôi vội vàng tắt hình nhưng tiếng rên rỉ vẫn còn !"
- Chết được : thay vì nhấp vào dấu X (close/đóng) , anh đã nhấp dấu - (minimize/thu nhỏ) nên hình sẽ thu nhỏ , nằm trên taskbar ; do vậy âm thanh vẫn còn .
Con gái ông sau đó trách tôi : sao chú chỉ ổng coi phim sex .
- Tao chỉ ổng cách lướt mạng để đọc báo và nghe đài trên mạng , ổng đã tự tìm hiểu để xem phim sex .
2/ Hôm rồi , đến nhà 1 láng giềng vào buổi sáng vì iPhone 7 của y bị trục trặc (ko thể đưa hình lên TV qua Chromecast) , có vợ y ngồi gần đó .
Để chỉnh máy , tôi vào Safari , và bấm vào icon có hình "2 window/cửa sổ chồng lên nhau" : nó hiện ra mấy chục phim sex trên tv , tôi phải đóng từng window , ổng "quê" quá trời . Té ra , tối qua ông dùng iPhone để coi phim sex trên tv , sáng dậy bị trục trặc , nên nhờ tôi chỉnh .

Tiếng Anh của 1 cựu sq qua Mỹ từ 75 .
- Học ăn học nói, học hỏi học mở .
Có lần tôi đi shopping với y ở thương xá Great Mall rất lớn . Y đang lựa áo và nói với tôi : "size này lạ quá , tôi chưa từng thấy bao giờ ? (sic) " . Đến gần tôi thấy ghi "size S/P" , tôi giải thích " S là small/nhỏ , còn P là petit , tiếng Pháp , cùng nghĩa . Vì quần áo Mỹ bán khắp thế giới , kể cả nước nói tiếng Pháp hay vùng nói tiếng Pháp (như tỉnh Québec của Canada) nên họ dùng 2 thứ tiếng" . Y ko tin nên tôi nhờ chủ tiệm phân giải : ông nói tôi đúng . Lúc này ông VK qua-Mỹ-từ-75 mới chịu thua (làm sao ông dễ dàng chịu thua 1 kẻ qua Mỹ sau ông 19 năm , ít đi shopping - vì tiền đâu mà đi , tôi chỉ mua quần áo cũ ở Goodwill) .
Lần khác , một bạn trẻ qua Mỹ từ 6-7 tuổi hỏi tôi , phải ra sân bay đón một người đến từ DFW , chữ này nghĩa gì ? Tôi nói , đó là chữ tắt của Dallas-Fort Worth , tên của sân bay của một TP lớn ở Texas . Ngay từ trước 75 , nhờ đọc sách nhiều tôi đã biết TP này , gồm 2 TP nhập làm một vì nằm kế nhau .
NHẬN XÉT :
Theo một survey , phần lớn các kỹ sư trả lời : kiến thức của họ chỉ có 10/100 do trường học cung cấp , phần còn lại do họ học sau khi ra trường . Do vậy kẻ nào ko liên tục học hỏi , kiến thức sẽ bị thiếu sót .
NƯỚC MỸ DƯỚI LĂNG KÍNH CỦA KINH DỊCH VÀ LÝ THUYẾT SỐ . 
Nước Mỹ là nước của những cái NHỨT hay của các thái cực (extremes) !
Là nơi mà sinh mạng con ng rất được tôn trọng nhưng cũng là nơi con người dễ chết nhứt thế giới vì cho phép giữ súng (vì hợp hiến).
Homeless và tỉ phú giàu nhứt thế giới sống cách nhau vài mile , như ở Palo Alto , bắc Cali .
Những kẻ ghét hay chửi nước Mỹ nhứt , như các lãnh đạo VN và TQ , nhưng lại cho con đi học và mua nhà tại Mỹ ! 
Có những ng Mỹ đen được ái mộ nhứt vì họ là nghệ sĩ hay lực sĩ , nhưng là sắc tộc dễ bị CS bắn chết vì thành kiến .
Vị TT hiện nay bị dân Mỹ mến mộ nhứt và ghét nhứt tùy theo quan điểm sống của bạn .Dù ông này bị nhiều nước trên thế giới tẩy chay nhưng nước Mỹ VẪN ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI VỀ KHKT , VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH , VỀ GIÁO DỤC CAO ĐẲNG , ĐIỆN ẢNH , V.V....
Số chũng tộc sống ở Los Angeles còn nhiều hơn hội viên của LHQ .
Xin các bạn thêm những cái nhứt khác - nhưng xin đừng nói lái như NHỨT CƯ - của nước Mỹ !

===
Có bạn thắc mắc hỏi tại sao tôi đã "đi guốc vào bụng" nước Mỹ khi nói "đây là đất nước của những cái nhứt , nghĩa là tốt nhứt cũng có mà xấu nhứt cũng có".
Vì nước Mỹ tượng trưng bởi số 10 . Đây là số lạ lùng gồm số 1 tượng trưng cho SÁNG TẠO và số 0 tượng trưng cho HƯ KHÔNG hay CÁI CHẾT hay HỦY DIỆT .
Lấy một vd đơn giản : tám con số con số 0 đứng kế nhau chẳng có giá trị gì hết nhưng chỉ cần có số 1 đứng đầu , nó trở thành lô độc đắc (100.000.000 hay 100 triệu).
Tóm lại , do số 10 tượng trưng cho nước mỹ nên ở nước này Sáng Tạo và Hủy Diệt * hay Tốt và Xấu hay Sống và Chết đi liền nhau .
* Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới dùng bom nguyên tử để HỦY DIỆT hai TP Nhật .



Ngày 19/4/1975 Phan Thiết mất


+ NHỮNG NGÀY TỬ CHIẾN CUỐI CÙNG TẠI PHAN THIẾT :
Ngày 2-4-1975, Bộ Tư Lệnh/ Quân Đoàn II lần lượt tan hàng tại Pleiku và Nha Trang., và cuối cùng bị xóa tên, vào lúc 1giờ 45 trưa cùng ngày, qua quyết định của Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH, sáp nhập phần lãnh thổ còn lại vào QĐIII. Theo Thiếu Tá Phạm Huấn, tác giả “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 “cũng như tài liệu của Đốc Sự Phạm Ngọc Cửu, Phó Tỉnh trưởng BT. Cả hai đều là nhân chứng,xác nhận Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh QDII, đã tiếp nhận mệnh lệnh trên, tại BCH. Hành quân của Tiểu Khu Bình Thuận đóng trên Lầu Ông Hoàng, từ tay Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó QDIII. Sau đó,ông đã rút súng của mình để tự sát nhưng nhờ Đại Ta Ngô Tấn Nghĩa (chứ không phải Đại Tá Đức), đang đứng bên cạnh, đã ngăn cản kịp thời, nên Tướng Phú đã nói “Chết bây giờ hay chết lúc VC vào Sài Gòn, cũng thế thôi, có gì đáng tiếc”.Và ông đã giữ đúng lời hứa, vào ngày 1-5-1975, khi VC cưỡng chiếm được Miền Nam, đã quyên sinh bằng độc dược,như các Vị Tướng lãnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai… lưu danh thiên cổ, tuy chết nhưng vẫn sống muôn đời trong lòng Dân Tộc Việt.Về lực lượng quân sự bảo vệ thị xã Phan Thiết, do Tiểu đoàn 229 ĐPQ của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó đang công tác tại Khu Định Cư Nghĩa Thuận, nằm bên kia Đập Đồng Mới, thuộc xã Lương Sơn, thì có lệnh rút về tăng phái cho Nam Bình Thuận vào những ngày đầu tháng 4-1975. Đại Đội 4/229 do Trung Uý Cao Hoài Sơn làm Đại Đội Trưởng, phụ trách bảo vệ Nông Trường Sao Đó tại Bình Tú, thế cho Đơn Vị của Đại Uý Huỳnh Văn Quý, đã di chuyển. Ngày 3-4-1975, toàn bộ Tiểu Đoàn 229/ĐP được lệnh rút về bảo về Tiểu Khu và Tòa Hành Chánh Tỉnh : ĐĐ2/229 phòng thủ Tiểu Khu, ĐD4/229 trách nhiệm khu vực có chu vi là đường Nguyễn Hoàng, vườn hoa bao quanh mặt sau Tiểu Khu. ĐD3 và 1/229 phòng thủ vi trí còn lại quanh thị xã.

Một đêm trôi qua và cuối cùng Đoàn Di Tản cũng đã vào lãnh thổ Bình Thuận. Các Quận Tuy Phong, Phan Lý Chàm, Hải Ninh nhờ không nằm trên QL1 nên ít bị thiệt hại vật chất. Ngược lại Quận Hòa Đa bị tàn phá nặng nề, từ Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành,Chợ Lầu vào tới Lương Sơn nằm dưới chân núi Tà Dôn. Tiệm ăn, quán giải khát, cửa hàng tạp hóa đều bị cướp sạch.
Tại Phan Thiết, sáng ngày 4-4-1975, hầu như mọi con đường trong thành phố đều tràn ngập các loại xe cộ của Đoàn Di Tản, chẳng khác gì một con quái vật khổng lồ, dài mấy chục cây số. Hỡi ôi công trình ba trăm năm đánh đổi bằng máu xương huyết lệ của không biết bao nhiêu thế hệ, chỉ có một đêm ngắn ngủi, đã bị đốt cháy ngôi chợ lớn, nhiều cây xăng, dập phá phố xá thương mại và nhà cửa của dân lành. Nhưng nhức nhối hơn hết, vẫn là cảnh đàn bà, con gái bị hãm hiếp… ngay trước đám đông, mà không ai dám ngăn cản hay can thiệp, vì Tỉnh dã bỏ ngỏ nên không tìm đâu được bóng dáng của chính quyền.
Theo lời kể của Trung Uý Sơn, ĐĐT/ĐĐ4/229 “ Tối đêm 4-4-1975, trong lúc tinh thần đang căng thẳng, bỗng nghe một tiếng nổ rất lớn, tiếp theo là chợ Phan Thiết bốc cháy. Lập tức tôi dùng máy PRC25 gọi báo về BCH/TĐ và Tiểu Khu, đồng thời xin phép cho Đại Đội tôi tới chợ chữa cháy. Lúc đó vào khoảng 10 giờ đêm nhưng mãi tới 12 giờ khuya mới được chấp thuận, đồng thời có lệnh “bắn bỏ tất cả những ai chống cự hay thừa dịp hỏa hoạn cướp giựt”…Bấy giớ đám tàn quân thấy có Đơn Vị Địa Phương tới đường Gia Long, nên tự động rút đi nơi khác, tránh được đổ máu, một điều mà tất cả quân dân Bình Thuận không ai muốn. Theo lời tường thuật của đồng bào, nguyên nhân vụ hỏa hoạn là do một tàn quân dùng súng M72 bắn vào cửa sắt của tiệm giầy Ba Ta, nằm trong phạm vi chợ, trên đường Ngô Sĩ Liên. Lửa từ đó cháy lan khắp chợ nhưng không ai dám ra chữa cháy, vì lúc đó đám tàn quân đang bắn phá cướp giựt loạn ngầu.
Thấy có quân đội tới, đồng bào ở các khu phố Gia Long, Ngô Sĩ Liên, Lý Thường Kiệt, Minh Mạng… mới túa ra khỏi nhà, xông vào chợ để khuân vác những đồ đạc còn lại. Phần Đại Đội tôi vừa lo chữa lửa, vừa phụ giúp chuyển vận hàng hóa từ chợ ra chất đầy truớc Rạp Chiếu Bóng Ngọc Thuý. Đồng lúc có hai xe chữa lửa của Trung Tâm Yểm trợ Tiếp Vận, do Thiếu Tá Phạm Minh chỉ huy, tới chữa cháy cho hai dãy phố Ngô Sĩ Liên và Gia Long, vì chợ lúc đó đã thành đống tro tàn. Thảm nhất là cả hai xe cứu hỏa, đều không có nhân viên cứu lửa mà chỉ có tài xế, nên Thiếu Tá Phạm Minh và Tôi, phải đích thân cầm vòi rồng xịt nước dập lửa. Công tác kéo dài gần tới sáng mới dập tắt hết lửa. Đồng bào đường Gia Long đã hết lòng cảm ơn, tự nguyện quyên góp được 120.000 đồng, để ủy lạo anh em binh sĩ và tài xế xe chữa lửa, vi đã hết lòng giúp đỡ mọi người trong cơn họan nạn, nhất là Thiếu Tá Phạm Minh. Trời mới sáng, chưa kịp nghĩ ngơi, thì VC pháo kích vào BCH/TK nhưng lại rớt ra ngoài, quanh vườn hoa, bờ sông và ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Có hai trái rớt vào khu đông dân ở Bình Hưng, khiến cho nhiều người thương vong. Tôi được lệnh trèo lên sân thượng của Ngân Hàng VNTT để quan sát hướng đạn, sau đó gọi Pháo Binh tại Lầu Ông Hoàng phản pháo, nhờ đó mới dập tắt được pháo kích.
Khoảng 10 giờ sáng, lúc VC đang pháo kích, bỗng có một bọn du đảng, nhặt ở đâu được một xe Jeep quân đội bỏ lại, cắm cờ Mặt Trận GPMN, tay cầm súng AK47, mang băng đó, lái xe chạy băng qua cầu Quan, tới trước Rạp Chiếu Bóng và Khách Sạn Anh Đào, thì đụng độ với ĐĐ1/229/ĐP của Trung Uý Nguyễn Văn Thư, nên chúng đã bị bắn chết ngay trên xe. “
Buổi trưa, có thêm hai hỏa tiễn 130 ly, từ hướng Xuân Phong,Trinh Tường, pháo vào trung tâm Phan Thiết., làm thương vong một số người. Chừng ấy đoàn di tản mới chịu rời thành phố nhưng lại rơi vào ổ phục kích của VC tại cây số 37 trên QL1. Số còn lại chạy thoát về tới Căn cứ 10, thì bị Tiểu khu Bình Tuy giải giới hết.
Ngày 7-4-1975, sau khi Lâm Đồng bỏ ngõ, quân Bắc Việt từ Di Linh về tấn công Chi Khu Thiện Giáo và Trung Đội Nghĩa Quân,bảo vệ Cầu Ngựa tại Xóm Gọ,đồng thời pháo kích vào TD230 DPQ của Đại Uý Mai Vi Thành, Quyền Tiểu Đoàn Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Chi Khu Thiện Giáo. để chận đường tiếp viện. Trận chiến thật ác liệt., VC mở nhiều đợt tấn công nhưng đều bị chận tại hàng rào phòng thủ,bỡi mìn Claymore, lựu đạn và những khẩu đại liên ở các lô cốt. Trận này, có sự tham dự của hai Đại Đội thuộc TD230, do Đại Uý Tập và Trung Úy Sanh chỉ huy, thêm vào yểm trợ của Pháo Bi nh và Trực Thăng võ trang. Sáng ngày 8-4-1975, VC chém vè, bỏ lại chiến trường 72 xác chết, bên ta có 14 tử thương và nhiều binh sĩ thương nặng. Ngày 15-4-1975, VC từ khắp nơi, pháo kích dồn dập vào Chi khu Thiện Giáo. Do trên Đại Tá Nghĩa cho lệnh di tản và điều động TD230 về phòng thủ Phan Thiết.
+ TỬ CHIẾN TẠI PHÚ LONG :
Chiều ngày 12/4/1974, Đại Uý Huỳnh Văn Quý đang là Liên Đội Trưởng Liên Đội Đặc Biệt, bảo vệ Nông Trường Sao Đỏ, ở phía nam phi trường Phan Thiết, được chỉ đinh làm Tiểu Đoàn Trưởng, TĐ 249 DPQ thay thế Thiếu Tá Phan Sang, với nhiệm vụ tái chiếm lại Phú Long, đã mất từ mấy ngày qua. Vì quân số quá hao hụt, nên TK biệt phái thêm cho TD, Đại Đội 283 Biệt Lập của Đại Uý Nguyễn Văn Ba, một sĩ quan LLDB rất gan dạ và tài giỏi. Ngoài ra Đại Uý Nguyễn Văn Hạnh, một sĩ quan Biệt Động Quân, đang làm việc tại Phòng 3/TK, cũng được chỉ định làm TDPhó/249 thay DU Huỳnh Đắc Hoá.
Lúc 4 giờ chiều ngày 13-4-75, xe chở TD249 và DD283, từ Phan Thiết tới Phước Thiệu Xuân thì đổ quân và tái chiếm Phú Long bằng ba cánh : – 1 do DD283 tăng phái của DU Ba và DD3/249 của Trung Uý Thời, đánh từ Lò Vôi tới Chợ và Cầu Phú Long. Cánh 2, do DD4/249 của Trung Uý Thành và Trung Đội Thám Sát của TD, đánh từ Lò Vôi tới Trụ Sở Xã Phú Long. Cánh 3, do DD1/249 của DU.Đáp, tấn công hướng đông. Riêng DD2/249 của Đại Uý Nguyễn Chánh Trúc, làm lực lượng trừ bị cho TD.
Trận chiến rất khốc liệt, kể cả TrD6/SD2BB biệt phái, mấy ngày trước vẫn phải rút về Phước Thiệu Xuân, vì hỏa lực của giặc rất mạnh, lại chiếm được nhiều cao ốc trên QL1, đặt súng Đại bác 57 ly và B40 bắn từ trên cao xuống. Thêm vào đó là pháo 105 ly, mà giặc đã chiếm được ở Lâm Đồng, Tuyên Đức kéo về, bắn liên tục từ Bình An sang, làm thương vong nhiều người, trong đó có TrU Thời (DDT) và TrY Nhàn (DDP) của DD2/249, tại Ấp Phú Trường. Vì vậy tới ngày 14-4-75, TD phải đánh cận chiến bằng lưu đạn, cũng như tranh giành từng thước đất khắp các vị trí, mới chiếm lại được xã Phú Long. Suốt trận đánh, dù bom đạn đã biến Phú Long thành biển lửa nhưng các cấp chỉ huy chiến trường, đã cố gắng tuyệt đối giữ nguyên vẹn những chốn tôn nghiêm, một sự khác biệt giữa người Việt Quốc Gia nhân bản, và bọn Việt Gian Cộng Sản, mang mặt người mà con tim khối óc thú vật, nên không chừa bất cứ ai, kể cả tù nhân, thương phế binh, cô nhi quả phụ… thì noí gì tới các đấng Thần Linh, Trời Phật…
Sau đó TD249 và DD283 biệt lập cố thủ tại Phú Long, cho tới chiều ngày 18-4-1975 được lệnh lui quân, vì các binh đoàn của Cộng Sản Bắc Việt đã vào tới Xã Tùy Hòa. Tuy Phan Rang đã thất thủ từ chiều ngày 16-4-1975, nhưng CS Bắc Việt đã tổn thất rất nặng nề tại mặt trận này, hơn nữa dọc theo bờ biển, từ Mũi Dinh vào tới Vịnh Cà Ná có rất nhiều chiến hạm của BTL Vùng 2 Duyên Hải, nên chúng chỉ dám tới Cầu Đá Chẹt, ở bên kia ranh giới tỉnh Bình Thuận mà thôi. Vì Bắc Bình Thuận đã bỏ ngỏ ngay từ chiều 16-4-1975, nên Binh Đoàn Bắc Việt tiến vào Phan Thiết rất nhanh và chiều ngày 18-4-75, đã tới Tà Dôn. Bỡi vậy Đại Uý Quý, xin Đại Tá Nghĩa, tăng cường cho TD249, Chi Đoàn Thiết Giáp của SD2BB, đóng tại Phước Thiệu Xuân, cùng với TrD 6/SD2BB, do Trung Tá Tôn Thất Hổ làm Trung Đoàn Trưởng, nhưng TK không đáp ứng, vì các Đơn Vị tăng phái này, đang chuẩn bị rút về Nam, khi biết tin quân Bắc Việt sắp tới Phú Long. Khoảng 6 giờ chiều ngày 18-4, qua hệ thống truyền tin, Đại Uý Quý, biết BCH. Tiền Phương của Đại Tá Nghĩa, đóng trên Lầu Ông Hoàng, đã rút ra bờ biển, theo đường Phú Hài về Phan Thiết. Dù nhận lệnh cố thủ Phú Long, nhưng Quý không thể chấp hành lệnh, khi tất cả các đơn vị,kể cả Thiết Giáp đã rút. Lúc đó, coi như TD249 và DD283/DPQ là đơn vị đoạn hậu.
Tuy nhiên cuộc rút quân, chỉ thực hiện, khi biết xe tăng địch đã tới Xã Tuỳ Hòa,cách Phú Long chừng 2 km, vào lúc 7 giờ tối. Theo kế hoạch, DD4/249 đóng ở Cổng Bắc xa nhất, rút trước. Còn DD2/249 là thành phần trừ bị, nên rút sau cùng. Vì nghĩ rằng sẽ về tái chiếm lại, nên DU Quý không cho phá Cầu Phú Long, ngang sông Cả, trên QL1, như lệnh của TK/BT đã ban hành, mà chỉ gọi Hải pháo bắn yểm trợ. Trong lúc TD249 rút quân, thì máy của Thiết Giáp/SD2BB, liên lạc ngăn chận, bảo chờ gở mìn. Tại Lầu Ông Hoàng, lúc đó còn có DD1/275DPQ của Đại Uý Nguyễn Đình Uý, từ Tà Dôn rút về. Còn DD290/DPQ biệt lập của DU Sâm, thì từ lâu ở đó, để bảo vệ BCH nhẹ của TK và Khẩu Đội Pháo Binh 105, đóng tại đây. Cuối cùng trong đêm 18-4-1975, TD 249 và DD283 rút về Rạng và được thuyền đánh cá, chở tới Vũng Tàu. Riêng DD1/275 của DU. Uý và DD290 của DU.Sâm, chỉ rút khỏi Lầu Ông Hoàng, khi xe tăng VC tấn công.
Tại QL số 1, dù SD2/BB cũng như các TD249/DPQ và TD274/DPQ rút về Phan Thiết, nhưng các Trung Đội Nghĩa Quân vẫn ở lại, dù có lệnh di tản. Chính Họ đã bắn cháy một T54, trước Nhà Thờ Kim Ngọc. Kiêu hùng nhất là Trung Đội Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân của Bảy Neo (Trung Đội Trưởng) và Phụ Tá là Bảy Bửu (Ủy Viên Cảnh Sát) nhất quyết ở lại không chay. Được biết cả hai trốn vào rừng, sau đó thay tên đổi họ lưu lạc khắp bốn phương trời. VC nhiều lần bắt vợ con hù dọa nhưng vẫn không được tung tích hai vị anh hùng vô danh trên.
+ TỬ CHIẾN TRONG THỊ XÃ PHAN THIẾT :
Từ ngày 15-4-1975, Tiểu Đoàn 229/ĐP được lệnh phòng thủ từ Cầu Sở Muối trên QL1 qua tới Tân An trên Liên Tỉnh Lộ 8, tiếp giáp với Tiểu Đoàn 202/ĐP của Đại Uý Huỳnh Văn Hoàng. Ba Đại Đội 2,1,4 dàn quân thành vòng cung, từ QL1 tới Tỉnh Lộ 8, ôm trọn phía bắc Ấp Tân Điền. Còn Đại Đội 3/229 của Trung Uý Quang, đóng ở Ruộng Muối ngang với Ấp Tân Điền, BCH Tiểu Đoàn đóng dưới chân Cầu Sở Muối. Lúc bấy giờ Tiểu Đoàn 249/ĐP của Đại Uý Quý đang anh dũng tử chién với giặc tại Phú Long, nên CS pháo kích liên tục vào BCH/TĐ229 liên tục nhưng không gây thương vong cho người nào.
Theo lời Trung Uý Sơn kể “ Trưa ngày 18-4-1975, tôi nhận được lệnh, đem ĐĐ4/229 tấn công tái chiếm Tân Điền. Sau khi được Pháo Binh và Súng cối 81 ly của TĐ bắn yểm trợ, chúng tôi xung phong vào Ấp, qua sự yểm trợ của ĐĐ2/229 của Đại Uý Duyên và ĐĐ1/229 của Trung Uý Thứ. Hỏa lực của địch phản công dữ dội, khiến 1 Chuẩn Uý và 2 Binh sĩ bị thương nặng, nên tôi xin lệnh rút lui. Sau khi trở về vị trí phòng thủ, tôi nhận được lệnh TỐI NAY GIỜ N LÀ LÚC CẦU PHÚ LONG BỊ GIỰT SẬP. Từ đó Tiểu Đoàn sẽ lui quân xuống Bải Biển Bình Tú, chờ Tàu Hải Quân vào vớt, chở tới Vũng Tàu. Đây là tiêu lệnh chung của Đại Tá Nghĩa ban hành cho tất cả các đơn vị ĐPQ đang tham chiến tại Phan Thiết và vùng phụ cận, trước khi di tản xuống tàu Hải Quân, để xin phương tiện của Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyển Hải, lúc đó do Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh chỉ huy.
Nhưng cả Tiểu đoàn chờ mãi tới 8 giờ tối vẫn không thấy tín hiệu, trong lúc đó có Trung Đội Nghĩa Quân đóng ở một đồn nhỏ cạnh QL1, liên lạc xin được nhập chung với Đại Đội tôi để rút quân. Tới 9 giờ tối, nhìn về Phú Long vẫn im hợi lặng tiếng, khác với những ngày qua, lúc nào bom đạn cũng nổ rầm trời. Chờ tới 10 giờ, thì nghe tiếng xích sắt của xe tăng VC lăn trên QL, thật ghê rợn, tiếp theo là tiếng đại bác trên xe tăng nhắm bắn vào tháp chuông của Nhà Thờ Kim Ngọc. Lúc đó tôi đã gọi máy báo cáo về BCH/TĐ rằng xe tăng của địch đã qua cầu Phú Long và đang tiến về hướng Phan Thiết. Nhưng Thiếu Tá Tiến không tin, bảo đó là tiếng máy cầy kéo vĩ sắt để hù chúng ta (ThT Tiến sau khi học tập về, được con bảo lảnh sang Úc và qua đời vì bệnh)… ngoài ra cho biết sẽ bắn trái sáng để cho tôi quan sát, còn ra lệnh bắn hạ ngay chiếc xe đi đầu. Nhưng lệnh chưa thi hành kịp, thì xe tăng chỉ còn cách chúng tôi chừng 200m. Vì trước sau đều có địch, nên tôi ra lệnh nằm im tại chỗ, lúc đó xe tăng chạy ngang đồn Nghĩa Quân đã nả vào mấy trái, rồi tiếp tục chạy về hướng Phan Thiết. Khi hai bên còn cách nhau 100m, thì TĐ bắn đạn chiếu sáng nên địch phát hiện được và quay pháo tháp về phía chúng tôi khai hỏa. Đơn vị tôi tháo chạy về phía Tân An, cùng ĐĐ1 và 2. Riêng ĐĐ3 thì chạy về hướng Hưng Long và được tàu đánh cá chở tới Vũng Tàu. Lúc tăng qua cầu Sở Muối, BCH/TD nằm ở dưới chân cầu, nên lặng lẽ rút về hướng Tân An.
Sau khi qua cầu, xe tăng địch quẹo vào con đường nhỏ nối liền QL1 và đường Lương Ngọc Quyến, để truy sát TĐ229. Cũng may lúc đó, chúng tôi liên lạc được với Đại Tá Nghĩa đã di tản ra Chiến Hạm HQ Trần Khánh Dư, trước khi ban lệnh “Di Tản Cho Các Đơn Vị”.Tiểu Đoàn xin Đại Tá gọi Không Quân Yểm Trợ, để lui binh vì không thể băng ngang Phan Thiết xuống Bình Tú, mà phải đi vòng phía sau nhà thương và lội sông Cà Ty mới thoát được. Riêng TD202 của Đại Uý Hoàng, đã rút từ chiều. Nói chung giờ này, chỉ còn đơn độc TĐ229/ĐP kẹt ở phía bắc Phan Thiết mà thôi.
Trong lúc nguy ngập, thì một chiếc Hỏa Long C-47, được Đại Tá Nghĩa đích thân gọi từ Tàu HQ, xuất hiện cứu kịp chúng tôi, bằng cách thả hỏa châu và bắn đại liên vào vị trí địch. Hai bên quần thảo chừng 10 phút thì Hòa Long trúng đạn phòng không của địch, từ Tân Điền bắn lên, nên phải bay về Biên Hòa. Nhờ vậy mà cả TĐ229, mới có cơ hội, chạy tới bờ sông Cà Ty, để lội qua phía bên Phú Lâm Khi kiểm điểm lại quân số, chỉ riêng ĐD4/229 từ 120 người, sau khi đụng với tăng, chỉ còn lại 50 người. Tất cả qua sông, tới QL1 lúc 4 giờ sàng và di chuyển xuống bãi biển Bình Tú vào lúc 5 giờ sáng ngày 19-4-1975 đề chờ tàu HQ như kê hoạch đã định.
Tóm lại cũng nhờ Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa di tản được ra chiến hạm sớm, nên ông mới liên lạc với Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải, giúp đoàn tàu đổ bộ vào bờ, cứu hết các đơn vị ĐPQ/BT vào lúc 2 giờ chiều ngày 19-4-1975. Có một số đi theo bờ biển vào Bình Tuy nhưng tới Ba Hòn thì bị phục kích, nên quay trở lại và cũng được tàu HQ vớt. Khi mọi người ra hết Tàu Trần Khánh Dư, thì được chuyển sang hai tàu há mồm. Tất cả quân số chừng 5000 người, được chở về Vũng Tàu. Vậy mà có người dám viết là Binh Sĩ Bình Thuận những ngày cuối cùng, chiến đấu không có đại bàng ? “
Trong khi đó, khắp Thị Xã Phan Thiết, từ 9 giờ tối đêm 18-4, xe tăng và bộ binh của Bắc Việt, đã tràn ngập nhưng chỉ chiếm được Tòa Hành Chánh và Tiểu khu đã bỏ ngỏ. Còn các vị trí quân sự khác vẫn do DPQ /BT trấn giữ, như DD206 Trinh Sát của Đại Uý Hùng, ĐĐ954/DPQ của Đại Uý Mai Xuân Cúc, Yếu Khu Châu Thành của ThT Cư và Xã Châu Thành Phan Thiết của ThT Hải. Nói chung, khắp thành phố lửa đạn mịt mù, VC tuy vào được trong thành phố nhưng chỉ cố thủ trong các vị trí vừa chiếm được, chứ không dám bung ra trong đêm, vì chỗ nào cũng còn quân ta chiến đấu, chứ không tan hàng như tại các địa phương khác. Quan trọng nhất, là máy truyền tin của ba BCH.Bình Thuận vẫn hoạt động liên tục (Đại Tá Nghĩa, Thiếu Tá Trị và Phó Cửu), để theo dõi và ra lệnh cũng như hướng dẫn các đơn vị, tới các vị trí an toàn, chờ các chiến hạm của BTL.Vùng 2 Duyên Hải, vào vớt chở tới Vũng Tàu…
+ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI QUÂN Y VIỆN ĐOÀN MẠNH HOẠCH :
Đại Uý Lê Bá Dũng sinh năm 1940 tại Đà Lạt nhưng từ năm 1944 đã theo song thân (GS Lê Bảo, Hiệu trưởng trường TH Tư thục Bạch Vân) tới lập nghiệp tại Phan Thiết. Sau khi đỗ Tú Tài II tại Trường TH Võ Tánh Nha Trang, ông vào Sài Gòn học và tốt nghiệp Bác Sĩ năm 1967. Ngày 10-1-1968, tổng động viên theo Lệnh Trưng Tập Khóa 10 Y Sĩ (chừng 200 người). Vì biến cố Tết Mậu Thân (1968), nên đặc biệt khóa này, đã tới học quân sự tại Trường Võ Bị Đà Lạt 2 tháng, mới trở tiếp tục học tại trường Quân Y tại Sài Gòn. Mãn khóa, ông phục vụ tại Bệnh Viện Quảng Trị, cho tới cuối năm 1971, mới xin thuyên chuyển về QYV Doàn Mạnh Hoạch, mang câp bậc Đại Úy.
Lúc đó QYV/ĐMH do Y Sĩ Thiếu Tá Võ Đạm làm Chỉ Huy Trưởng, Y Sĩ Đại Uý Nguyễn Văn Lâm là CHP. Ngoài ra còn có Bác Sĩ Đại Uý Bùi Hoành (Cựu Tỉnh trưởng Dân sư Quảng Ngãi, khóa 10/Trưng Tập), sau cùng với Bác Sĩ Thiếu Tá Đinh Xuân Dũng, biệt phái về Dân Y Viện Phan Thiết. Bác Sĩ Đại Uý Nguyễn Hữu Toại (Sĩ Quan Quản Lý), Đại Uý Nguyễn Tư (Hành Chánh), Đại Uý Bác Sĩ Lê Bá Dũng (Trưởng Khối Chuyên Môn), Đại Uý Bác Sĩ Duyên (Điều Dưỡng, đã chết trong tù), Tôn Thất Phùng (Trung Uy Trợ Y), Trung Uý Nguyễn Văn Công (Sĩ quan An ninh va Chiến tranh Chính trị).
Những ngày đầu tháng 41974, Y sĩ Thiếu Tá Võ Đạm (chỉ huy trưởng), đã dọn nhà, cuốn gói, chở vợ con, đào ngủ về Sài Gòn. Lúc bấy giờ, Đại Uy Lê Bá Dũng là Chỉ huy Phó, đã phải vào Sài Gòn bằng ghe, để trình diện Cục Quân Y, xin bổ sung tiếp tế thuốc men đang thiếu hut, mà số thương bệnh binh lại quá đông, từ các mặt trận tải về. Sau khi trình diện Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh, Cục Trưởng Quân Y, Đại Uý Dũng được cữ làm Q.Chỉ Huy Trưởng QYV Đoàn Mạnh Hoạch, thế cho Võ Đạm, đã bị báo cáo đào ngũ với giấy báo thị tầm nã.
Bác Sĩ Dũng trở về Phan Thiết bằng trực thăng UH1B, cùng với 1 HSQ Quân Y có nhiệm vụ tảii các thuốc men cần dùng về QYV. Tại phi trường Phan Thiết, Đại Uý Dũng đã gặp Đề Đốc Chung Tân Cang (Tư Lệnh Hải Quân) và Đại Tá Nghĩa, với lời hứa “sẽ yểm trợ và cứu giúp kịp thời QYV khi cần thiết”.Để tiện liên lạc, Tiểu Khu đã cấp cho QYV một máy truyền tin PRC25, đề phòng khi đường dây liên lạc bằng điện thoại bị cắt.
Ngày 18-4-1975, đã có một số binh sĩ đào ngũ nhưng QYV vẫn hoạt động, để chăm sóc và điều trị thương bệnh binh và phòng thủ. Kể từ lúc 6 giờ chiều, tình hình Phan Thiết đã bắt đầu hổn loạn, khăp nơi lửa đạn mịt mù, của ta lẫn đích. Tiếng nổ càng lúc lúc càng lớn và thêm gần. Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Yểm trợ Tiếp Vận là Thiếu Tá Phạm Minh, cùng với một số sĩ quan và binh sĩ, đã di tản tới QYV vì tình hình quá nguy khổn. Lúc 11 giờ 30 phút, QYV nhận được lệnh “Di Tản của Tiểu Khu”, thay vì đường bộ, sẽ di chuyển theo đường bờ biển Bình Tú, chờ tàu Hải Quân vào vớt. Cũng may QYV đã cho làm một con đường bậc thang phía sau, để đi xuống bãi biển.
Tất cả tính luôn quân số đơn vị và thương bệnh binh, được 200 người. Vì con đường dốc rất cao, nên chỉ có thể di chuyển các thương bệnh binh nhe. Đó là nỗi khổ tâm của người bác sĩ nhưng hoàn cảnh quá cấp bách và nguy khốn, nên cũng đành chịu. Ngoài biển, đèn của tàu thuyền đánh cá san rực một góc trời, nhìn không biết cứ tưởng đó là một thành phố. Xa về phía thành phố Phan Thiết, Lầu Ông Hoàng, phía bên đường 8 đi Thiện Giáo, bom đạn vẫn liên hồi vang dậy không dứt, thỉnh thoảng là ánh hỏa châu soi sáng cả vùng. Phan Thiết chìm ngập trong lửa đỏ, thảm cảnh của chiến tranh, chỉ có người Lính đang chiến đấu và người Dân bị tai ương, mới cảm nhận được nỗi đau khổ này mà thôi… Tất cả nằm yên trên bãi biển, cứ mở máy PRC25 để theo dõi nhưng vẫn không nhận được lệnh lạc gì. Còn trên QYV tình hình cũng yên tỉnh, không có gì thay đổi.
Nằm yên tại chỗ tới 3 giờ sáng ngày 19-4-1975, Đại Uý Dũng ra lệnh di chuyển về hướng Bình Tú. Đoạn đường chỉ xa vài cây số nhưng rất khó đi, vì bãi biển mọc đầy dây rễ chằng chịt, vô ý là vâp té, nhất là cac thương bệnh binh. Do đó tới gần 7 giờ sáng, mới tới điểm hẹn. Tại đây đã có mặt rât nhiều đơn vị DPQ/BT chờ tàu HQ tới rước. Thiếu Tá Tiến (TĐT229) và Đại Uý Hoàng (TDT202), đã bố trí đơn vị thành hình cánh cung, để bảo vệ cho Thương Bệnh Binh và QYV.
Đúng 12 giờ trưa ngày 19-4-1975, tàu HQ vào bờ đón quân. Theo lời kề của Bác Sĩ Dũng, thì cuộc di tản rât trật tự, cảm động nhất là ai cũng nhường cho QYV và thương bệnh binh lên tàu trước, sau đó mới tới phiên mọi người. Đoàn tàu vào bờ thuộc loại đổ bộ và Ferro-Ciment. Ngoài ra còn có cac ghe thuyền của Duyên Đoàn 28 cũng cặp sát bờ, để mà vớt lính. Trong lúc đó, nhìn về hướng phi trường Phan Thiết, đã thấy bóng dáng của xe tăng Bắc Viết xuất hiện Cuộc lui quân của TK Bình Thuận chấm dứt vào lúc 2 giờ chiều ngày 19-4-1975, số quân di tản được trên 3000 người, trong tổng số 13.000 quân của tỉnh.Tất cả lính được dồn vào ba chiến hạm, chạy ra đậu ngoài tầm đại bác, cho tới trời sập tối mới được di chuyển về Nam va tàu cập bến Rạch Dừa vào sáng ngày 20-4-1975. Tai đây toàn bộ Thương Bệnh Binh được gửi vào điều trị tại QYV Nguyễn Văn Nhứt, còn Đại Uý Dũng và quân nhân QYV Đoàn Mạnh Hoạch về trình diện Cục Quân Y ở Sài Gòn. Riêng tại QYV ở Phan Thiết, sang ngày 20-4-1975, Trung Sĩ Nguễn Văn Sáu, Y Tá Trưởng đã bàn giao cho VC, còn tất cả thương bệnh binh nặng nhẹ, đều bị đuổi về nhà.
Cùng di tản với Đại Uý Dũng, còn có Đại Uý Toại, Thành, Tư, Trung Uy Công, Phương, Thọ. Những ngày đầu thang 5-1975, Bác Sĩ Dũng, Đại Uý Tư, TRung Uý Thọ về Phan Thiết trình diện và cùng vào tù tại Kà Tót. Ở đây Tư bị bệnh sốt rét chết, còn Bác sĩ Dũng chuyển ra Sông Mao, Sông Cái, Lương Sơn, Huy Khiêm… tổng cộng hơn 7 năm tù. Năm 1992, ông được tới Mỹ qua diện HO, hiện định cư tại Houston (TX).
Riêng các đơn vị ĐPQ/BT, khi tàu vào Bến Đình, đã có Đại Tá Vũ Huy Tạo, Thị Trưởng Vũng Tàu và Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, TT.BT chực sẵn, đón các đơn vị, đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, tái trang bị và tiếp tục chiến đấu khắp lãnh thổ Phước Tuy, cho tới khi Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, mới rã ngũ. Sau đó, tất cả các Sĩ Quan của TK.Bình Thuận, bị chở về Xuân Lộc và tập trung trong doanh trại của của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43/SD18BB và đi cải tạo chung với Sĩ Quan của SD5BB, khắp các trại tù miền Bắc. Ngoài ra, đêm 18-4-1975, Trung Tá Dụng Văn Đối, QT. Hàm Thuận, đã chỉ huy các Tiểu Đoàn DPQ, Liên Đội NQ, Cán Bộ XDNT, Cảnh Sát, Viên Chức Xã Ấp thuộc Chi Khu, cùng với Pháo Binh và một Chi Đội Thiết Giáp V100, di tản bằng đường bộ vào tới Bình Tuy. Sau đó được tàu Hải Quân chở vào Vũng Tàu và tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh của Tướng Niệm, đang trấn giữ tại Cầu Bến Lức-Long An, cho tới khi tàn cuộc.
20-4-1975, BT coi như đã lọt vào tay Hà Nội, VC lập ra ủy ban quân quản thị xã, do thiếu tá VC Từ quảng Tuyên làm Chủ tịch, khắp nơi lập ra 16 địa điểm để các quân, công, cán, cảnh VNCH tới khai báo trình diện, để cùng nhau vào địa ngục trần gian tại Cà Tót, Huy Khiêm, Sông Mao và mọi nẻo đường tận tuyệt.
Hỡi ơi đời là vậy đó, lính khổ như thế đó nhưng có bao nhiêu người cần biết tới họ, ngoài những bà mẹ già một lần tiễn con thơ lên đường nhập ngũ, những cô gái có người yêu là lính chiến, chỉ một lần và một lần thồi rồi trở thành nàng Tô Thị Vọng Phu trông chồng nơi biên tái như Trương Đức Nghi, Phan Thi Sâm, Nguyễn Kim Sang, Hồ Thị Ngọc Trai… và muôn ngàn người yêu, người vợ của lính, nay chỉ biết âm thầm thay chồng nuôi con. Đó đời lính, đời phế binh, đời quả phụ cô nhi của VNCH thảm thê tận tuyệt, không phải chỉ xảy trong quá khứ mà tới bây giờ vẫn hận hờn tê tái, đó là chưa nói tới nỗi đau bị chính bạn bè đồng đội ta vì đố kỵ mà nhẫn tâm đâm tan nát trái tim người.
Cho nên nỗi đau của lính trong quá khứ, tưởng đâu đã hóa đá theo nàng Tô Thị Vọng Phu… nay bỗng bừng lên ánh lửa hồng soi sáng những khuôn mặt đẹp của người chinh phụ VNCH, bên cạnh hình ảnh phi thường của người lính trận. Tất cả cùng đóng góp máu xương để tô bồi thêm dầy những trang Việt Sử. 19-4-1975 tuy Phan Thiết bị lọt vào ay giặc nhưng các Anh đã chiến đấu thật hào hùng cho tới giây phút cuối. Máu người lính trận thấm vào đá núi cây rừng, hòa chung trong giòng nưóc Mường Giang, trở thành bất tử như những địa danh Tà Dôn, Tà Cú, Tháp Nước, Ngôi trường… để đời đời con cháu mai sau được xanh hạnh phúc. Các Anh đã viết tiếp những trang Sử Vàng Ba Trăm Năm Bình Thuận, làm chói lọi rực sáng thêm nòi giống Lạc Hồng, khiến cho người lính già, đang vất vưởng úa tàn ngoài biên tái mà cứ tưởng như mình đang cùng đồng đội trẩy bước quân hành, qua những con đường quê hương biển mặn, giữa hai hàng người hân hoan chào đón, trong đó có người em gái thơ ngây, mà tôi trót thương yêu năm nào.
Đời lính như vậy, sao ta không buồn ?
Xóm Cồn