Friday, March 31, 2023

 NGUYỄN = 7

CÔNG = 3753 = 18 = 9

TRỨ = 426 = 12 = 3

Cộng lại: 7 9 3 = 19

Thursday, March 30, 2023

MATTHEW = 4144556 = 29 = 11 = 2

PHAN = 8515 = 19 = 10 = 1

Tuesday, March 28, 2023

 CÁCH CHĂM SÓC MÈO CON DƯỚI 5 TUẦN TUỔI

Tạm dịch từ: Caring for Kittens under Five Weeks của Liên đoàn Phúc lợi Thú vật (Animal Welfare League) ở bang New South Wales Australia. 

A/ BẮT ĐẦU

Khi bạn tìm thấy mèo hoang (stray cat) điều tốt nhứt bạn có thể làm là chờ và xem mẹ nó có đang TÌM NÓ ko. Mèo con có-mẹ có khả năng sống sót CAO HƠN so với mèo con ko-có-mẹ vì sữa của mẹ nó chứa những kháng thể (antibody) quí, tuy nhiên, đôi khi có những lý do về y khoa hay hành vi khiến phải ta tách chúng với mẹ, gồm:

- Mẹ chúng ko chăm sóc con. Dấu hiệu bao gồm: ko cho con bú, ko đáp ứng khi mèo con kêu khóc và đứng xa trong khi mèo con kêu khóc.

- Mèo mẹ đang chăm sóc con nhưng có một số quan tâm về y khoa về mèo mẹ hay mèo con, khiến phải tách chúng ra. Đây ko là điều thường xảy ra -- các nhân viên thú y sẽ nói rõ với bạn qua số (02) 8777 4424.

Bạn có thể biết một mèo mẹ có chăm sóc con hay ko dựa vào tình trạng của tổ mèo con. Nếu các mèo con yên lặng, tròn trịa (plump), đang ngủ yên và nằm sát bên nhau, chắc chắn rằng mẹ đó đang ở gần đó và do đó chúng ta ko nên đụng đến chúng hay nếu bạn muốn thì bắt chúng với mèo mẹ. MÈO CON BỊ MẸ BỎ RƠI sẽ dơ dáy, nơi chúng nằm rất dơ bẩn và chúng la khóc liên tục vì đói.

Một khi bạn đã chắc chắn rằng mẹ chúng ko ở gần đó, bước đầu tiên là NHẬN DẠNG mèo bao nhiêu ngày tuổi. Bạn có thể dùng hướng dẫn sau:

Mèo mới sanh: nặng khoảng 100g và cuống rún sẽ rớt 3 ngày sau khi sanh. Khi đó chúng vừa mù vừa điếc và ko thể tự đái ỉa được.

Tuần đầu tiên: Mắt vẫn nhắm và tai vẫn cụp xuống. Chúng ko thể đi và ngủ 90/100 thời gian (thời gian còn lại để bú).

Tuần thứ hai: Mắt bắt đầu mở ở khoảng 10-14 ngày tuổi và có màu xanh dương. Tai cũng mở và dựng đứng và chúng bắt đầu quơ quào (knead) và bò.

Tuần thứ ba: màu mắt thật sự của mèo con có thể bắt đầu xuất hiện và thị giác của chúng sẽ cải thiện. Chúng sẽ bắt đầu bước đi chập chửng (wobbby) và bạn có thể nhận thấy răng nanh ló ra. 

Tuần thứ tư: Mèo con có thể đái và ỉa mà ko cần sự giúp đỡ của mẹ nó (bạn có thể bắt đầu tập cho chúng dùng litter box) và bạn có thể bắt đầu cai sữa (wean) chúng. Chúng sẽ bắt đầu thám hiểm môi trường chung quanh, chơi với anh em chúng, đào (đất) và có thể lăn qua lăn lại và đứng trở lại.  

Tuần thứ năm: Răng cấm có thể xuất hiện và chúng có thể nhai tóp tép (munch) đồ ăn cứng như dry food.

Nếu mèo con ở tuổi bú bình (dưới 5 tuần), chúng sẽ dễ bắt và chăm sóc. Nếu mẹ nó gần đó, bạn có thể mượn bẫy của ai đó để bắt luôn mèo mẹ. 

B/ ĐỂ CHUẨN BỊ CHO MÈO CON BÚ BÌNH, BẠN SẼ CẦN:

- Sữa cho mèo con như Divetelact, Wombaroo, Biolac pink and blue, v.v...).

- Một bộ gồm bình sữa, núm vú và bàn chải để rửa bình. Cắt chữ X ở đầu núm vú. Sản phẩm của Wombaroo rất dễ dùng cho mèo.

- Một cái cân dùng trong nhà bếp. 

- Một carrier có lót vãi sạch sẻ và một chai nước nóng.

- Baby wipe.

- Khăn. 

Nếu ko có mẹ, chúng nên được ở nơi sạch sẻ và ấm áp. Giữ mèo ấm quan trọng ko kém cho chúng ăn no vì chúng chỉ dựa vào mẹ và anh em để ấm. Không bao giờ cho mèo ăn nơi lạnh lẻo. Thay vào đó dùng heat sưởi ấm từ từ, và lót nệm bên dưới chỗ nằm.

C/ CHO MÈO ĂN  

Cho mèo ăn suốt ngày: mỗi 2 giờ cho mèo 0-1 tuần tuổi, mỗi 3 giờ cho mèo 1-2.5 tuần tuổi, mỗi 4 giờ cho mèo 2.5-3 tuần tuổi và mỗi 6 giờ cho mèo hơn ba tuần -- lúc này chúng đang học cách ăn hột. Để cho mèo bú sữa, theo các bước.

1/Mèo nên tiêu thụ 32 mili-lít sữa mỗi 100g trọng lượng, mỗi ngày. Dùng mức đo trên bình hay ống chích cho chính xác. 

2/ Không nên cho mèo con nằm ngửa để bú vì nó có thể dễ dàng nuốt sữa vào phổi và ngộp thở. Nó phải nằm sấp khi bú, giống như lúc bú vú mẹ. Bạn có thể dùng khăn ấm quấn nó để nó ở vị trí đứng hay trải khăn tắm trên đùi và cho nó ngồi lên. 

3/ Nhỏ 1 giọt sữa ra ngoài và để núm vú vào miệng mèo và nhẹ nhàng đẩy tới lui, trong khi giữ bình sữa ở góc 45 độ để cho không khí vào bụng mèo. Cách này sẽ giúp mèo con bắt đầu tập ăn. Nếu lần đầu ko thành công, chờ vài phút và lập lại. Thông thường mèo con sẽ bám vào núm vú và bắt đầu bú.

4/ Nếu mèo ko chịu bú, hãy vuốt lưng mèo con hay nhẹ nhàng xoa trán nó. 

5/ Nếu bạn cho nhiều mèo con bú, hãy cho con đầu tiên bú cho tới khi nó ngừng bú, rồi bắt đầu cho con khác bú. Một khi bạn đã cho tất cả mèo con bú, hãy cho con đầu tiên khi nảy bú và lập lại với các con khác. Nếu cho bú quá mức có thể gây tiêu chảy và đầy bụng (bloat). 

6/ Mèo con cần được ợ hơi (burp), giống như trẻ con. Cho nó nằm sấp, trên vai hay đùi của bạn, và rất nhẹ nhàng vỗ nhẹ (pat) lưng chúng cho tới khi bạn nghe chúng ợ hơi. Chúng có thể cần ợ hơi hai lần mỗi lần bú bình.

7/ Sữa lấy từ tủ lạnh phải được làm ấm trên nhiệt độ phòng. Để chai sữa trong một tô chứa ít nước, rồi để trong microwave trong 10 giây. Hoặc bạn có thể để bình sữa trong một tô nước nóng trong vài phút. 

D/ KHI MÈO CON SẴN SÀNG ĐỂ CAI SỮA/WEAN (4 TUẦN TUỔI), bạn có thể theo các bước, cũng như sẵn sàng một tô nước sạch.

1/ Đổ một ít sữa trên một cái muổng hay bàn tay của bạn.

2/ Một khi chúng liếm hết sữa, thử đổ một ít sữa trên một cái dĩa. 

3/ Khi chúng biết cách liếm sữa từ dĩa, bạn có thể từ từ thêm một lượng nhỏ wet food vào sữa trên dĩa.

4/ Gia tăng lượng wet food từ từ, bằng cách thêm wet food và bớt sữa. Một số mèo con bắt kịp (catch on) ngay lập tức, những con khác cần vài ngày. 

Để chắc chắn mèo con đủ thức ăn, bạn có thể cần tiếp tục cho chúng bú bình VÀI LẦN mỗi ngày, cho đến khi chúng có thể tự ăn. 

5/ THEO DỎI CỨT MÈO để chắc chắn chúng dung nạp và tiêu hóa thức ăn pha trộn này. Nếu mèo con có phân lỏng, giảm wet food và tăng sữa cho tới khi hệ thống của chúng đã điều chỉnh. 

6/ Bạn có thể bắt đầu để hột cho chúng thử MỘT KHI chúng đủ 5 tuần tuổi. Tốt nhứt là bắt đầu với babycat biscuit vì chúng nhỏ hơn, tuy nhiên loại pro plan cũng tốt miễn là ngâm một ít nướt để chúng dễ nhai. 

E/ MÈO MẸ TẬP CHO MÈO CON ĐI CẦU bằng cách kích thích ruột của chúng cho tới khi chúng tự đi cầu (khoảng 4 tuần tuổi). Nếu ko có mẹ chúng, bạn có thể dạy điều này cho chúng.

1/ Sau mỗi lần cho chúng ăn, hãy dùng một cục bông gòn (hay khăn giấy hay vãi mềm) thấm nước ấm XOA và LAU NHẸ NHÀNG ở bụng dưới, khu vực sinh dục và hậu môn của mèo con. Mèo con sẽ bắt đầu bài tiết TRONG MỘT PHÚT. Không nên xoa HƠN một phút vì điều này gây ngứa ngáy (irritate) cho chúng. Nếu bạn thấy mèo con khó chịu và ói sữa (regurgitate) sau khi chúng ỉa thì nên cho chúng ỉa trước khi ăn trong tuần đầu tiên (tính từ lúc tập cho chúng ỉa).

2/ Nhẹ nhàng lau rửa mèo con sau khi chúng ỉa bằng cách dùng khăn mềm, sạch, thấm nước. Ghi vào sổ: mèo con ỉa ra gì và số lần mỗi ngày.

3/ Mèo con sẽ đái sau khi ăn và đi cầu BA tới BỐN lần mỗi ngày.

4/ Khi chúng ở giữa tuần thứ 3 và 4, bạn có thể dạy chúng dùng litter box. Nên dùng một hộp các-tông hay hộp plastic với cát thường (clay litter) ở đáy hộp - không dùng cát loại vón cục (clumping litter). Bỏ lên trên đó, bông gòn đã xài rồi (trước đó đã chùi vào hạ bộ của nó) để giúp chúng sẽ biết phải làm gì.

5/ Bỏ các mèo con vào litter box, để chúng làm quen. Bản năng tự nhiên thường sẽ chiếm ưu thế (prevail) và mèo con sẽ bắt đầu điều tra, cào cấu, và, trong vài ngày, dùng hộp này. Nếu chúng gặp khó khăn khi không biết cách để dùng hộp này và nếu nhà đã có một mèo lớn, bạn có thể xúc một số cát có dính cứt mèo vô hộp để mèo con ngửi mùi đó và bắt đầu biết cách dùng hộp này. 

Nếu mèo con ỉa BÊN NGOÀI hộp này, hãy lau sạch sẻ CÀNG NHANH CÀNG TỐT vì mèo con sẽ ỉa NGAY CHỖ ĐÓ.

F/ THEO DỎI

Mèo con khỏe mạnh sẽ tăng trọng 10-15 g mỗi ngày.

- Điều quan trọng là theo dỏi trọng lượng mỗi ngày (dùng cân nhà bếp) vì giảm cân có thể cho thấy một vấn đề về sức khỏe. Nên cân vào thời gian cố định và ghi vào sổ.

Một cách cũng tốt ko kém là theo dỏi phân của chúng theo bảng sau: 

- Phân có máu đỏ: triệu chứng của giảm bạch cầu (panleukepenia). Đi bs gấp.

- Phân có mủ: chất này trong suốt hay màu vàng hay trắng. Dấu hiệu ruột bị kích thích nặng. Gặp bs gấp.

- Phân đen: Thường do chảy máu nhiều trong ruột. Gặp bs gấp.

- Phân màu nâu (brown): phân tốt.

- Phân màu cam (orange): thường chỉ dấu nhiều mật (bile) trong phân, có thể xảy ra khi mèo con bị ợ chua (reflux). Nên gặp bs.

- Phân màu vàng: Hầu như chỉ dấu rằng mất cân bằng về vi sinh trong ruột. Nếu mèo con bị tiêu chảy, thường liên quan đến coccidia. Gặp bs.

- Phân màu trắng: Thông thường chỉ dấu mất cân bằng nặng nề về vi sinh và nhiễm trùng nặng ở ruột. Mèo con có nguy cơ CHẾT, gặp bs CÀNG NHANH CÀNG TỐT.

I/ PHÂN CỦA MÈO CON: MÔ TẢ VÀ HÀNH ĐỘNG.

- Phân khô/cứng: Ko bình thường, chỉ dấu mèo mất nước. Gặp bs lập tức.

- Phân có khuôn: tốt.

- Có khuôn nhưng mềm: Nên gặp bs.

- Giống kem đánh răng: Và sẽ tách ra khi đụng tay vào. Ko bình thường, gặp bs.

- Giống phân bò (cow-patty): ko bình thường, gặp bs gấp.

- Phân loảng như nước (liquify): Có thể có mủ. Ko bình thường, mèo con nguy cơ cao và gặp bs gấp.

- Mèo con xịt ra nước (squirt): Mèo ko thể kiểm soát đường ruột và xịt nước ra ngoài hậu môn. Mèo có thể chết, gặp bs gấp. 

J/ MÀU CỦA NƯỚC TIỂU 

- Đỏ/cam xậm: Dấu hiệu nặng, gặp bs gấp.

- Vàng xậm/chỉ có màu nâu: Mất nước trầm trọng (do ko uống đủ nước) hay bilirubine trong nước tiểu. Gặp bs gấp.

- Vàng: Mèo uống ko đủ nước. Theo dỏi chặc chẻ và nếu có dấu hiệu khác, gặp bs gấp.

- Vàng nhạt: Cho mèo uống nhiều nước trừ phi có bịnh thận.

- Gần như trong suốt: Nước tiểu rất loảng. Nguy cơ vì quá uống quá nhiều nước. 

K/ BẠN PHẢI HÀNH ĐỘNG NẾU

- Mèo con sụt cân, ko năng động nhiều và/đang bị tiêu chảy. Làm hẹn bs càng nhanh càng tốt. Mèo con rất nhỏ nên bất cứ sụt cân đều ý nghĩa.

- Mèo con bị tiêu loảng hơn 12 giờ. Làm hẹn bs ngay lập tức. Mang theo mẫu phân. Tiêu chảy có thể gây mất nước khiến mèo con chết. 

- Mèo con ko ăn, có vẻ lơ là với food nhưng vẫn còn năng động. Thử cho ăn BBQ chicken hay tuna.

- Mèo con ỉa phân rất mềm nhưng vẫn còn ăn và năng động. Lấy 1 mẫu phân. Phân càng tươi càng tốt, nếu ko thể gặp bs, nên bỏ vào tủ lạnh. Nếu phân có ký sinh trùng, bs sẽ cho thuốc.

- Mèo con ko sụt cân, nhưng cũng ko tăng cân. Nếu mèo vẫn năng động, ăn được và ko bị tiêu chảy, tiếp tục theo dỏi chúng. Nếu chúng ko tăng trọng trong 24 giờ hay chúng ko còn thèm ăn (appetite), hãy gặp bs.

- Mèo con bị hắt hơi (sneeze) và khạc đàm dầy hay màu vàng/xanh lá cây. Làm hẹn bs. Hâm nóng thức ăn mèo, vì nếu mèo ko thể ngửi mùi thức ăn, nó sẽ ko ăn.

- Mắt mèo có vẻ khóc (weepy) và màu đỏ và có ghèn màu xanh/vàng. Làm hẹn bs. Trong lúc đó, hãy dùng một cục bông gòn hay vải mềm để lau nhẹ nhàng mắt của chúng (ko nên chùi) để khỏi ghèn và đấp vải băng (compress) ấm trong vài phút, một hay hai lần mỗi ngày.

L/ CHUẨN BỊ MÈO CON VỀ NHÀ MỚI

Điều quan trọng là bạn nên chuẩn bị cho mèo con để chúng được nhận nuôi khi đủ tuổi. Các mẹo gồm có:

- Mèo con nên có trên 2 buổi tiếp xúc mỗi ngày với đồ chơi và người (nhưng luôn luôn theo dỏi khi chúng chơi với đồ chơi); mỗi buổi khoảng 20 phút.

- Thay đổi khung cảnh nơi chúng chơi đùa để chúng quen với thay đổi.

- Giới thiệu chúng với người mới khi có thể.

M/ TÌM NGƯỜI NHẬN NUÔI MÈO

Lý tưởng nhứt, bạn cho chúng khi chúng nặng một kí, vì cơ may nhiều hơn để tìm chủ mới. Những toán chăm sóc mèo như chúng tôi có thể giúp bạn tìm chủ mới cho chúng. Xin gọi chúng tôi ở (02) 8899 3333 để bàn thảo. 

Thông tin này biên soạn bởi Liên đoàn Phúc lợi Thú vật (Animal Welfare League) ở bang New South Wales của Úc. 

SJ ngày 22 Mar 2023.


 nguyễn = 7 

hữu = 566 = 17 = 8 

đường = 46753 = 25 = 7 

Friday, March 17, 2023

 VĨNH = 6155 = 17 = 8

THẠNH = 45155 = 20 = 2O

Cộng lại: 8 2 = 10 = bánh xe định mạng.

A = 1

SHAU = 3516 = 15 = 6

Cộng lại: 1 6 = 7

KONTUM = 275464 = 28 = 10

DAK = 412 = 7

TO = 47 = 11

 

THÂN CHIẾN QUỐC, PHẬN LƯU VONG


Tôi gặp ông lần đầu vào giữa tháng 2 năm 1974. Lúc đó Liên Đoàn 12 BĐQ đang chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ tại vùng cực bắc của tỉnh Quảng Tín. Có lẽ vì mới vào Xuân nên tình hình chiến sự trên toàn lãnh thổ của Quân Đoàn 1 & Quân Khu 1 nói chung và riêng tại vùng hoạt động của Liên Đoàn 12 BĐQ bỗng trở nên khá yên tĩnh. Tháng 2! Trời se lạnh vào sáng sớm, ấm áp khi vào trưa để rồi lại chớm lạnh lúc về chiều. Buổi chiều bình yên mang màu nắng thật hiền hòa trải lên khoảng sân bóng chuyền của căn cứ Hương An, nằm trong quận Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Tín, nơi có trận đấu giao hữu giữa Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 12 BĐQ và quân nhân các cấp thuộc Tiểu Đoàn 37 BĐQ- là đơn vị đang làm trừ bị- đóng chung với Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn và để bảo vệ cho căn cứ. Trận thư hùng tuy không quyết liệt nhưng rất hào hứng cho dù không có ai trong những người ra sân đã từng là một đấu thủ bóng chuyền. Kết quả sau hai trận đấu là đôi bên huề nhau 1-1 mặc dù bên Liên Đoàn có ông là người nâng và đập bóng cừ khôi nhứt. Nếu không được Đại Đội Trưởng của tôi nói trước, thì tôi không thể biết ông là vị Liên Đoàn Trưởng, là " Cọp đầu đàn " của một lực lượng tổng trừ bị trong toàn lãnh thổ của Quân Khu I. Với khổ người dong dỏng cao, nước da sậm màu, nụ cười thật hồn nhiên mỗi lần đón hụt banh hay đập hư một quả khi lên lưới, cộng thêm giọng nói Sàigòn chánh hiệu, ông có vẻ như một công chức nghiêm nghị nhưng bình dị và thân thiện. Chiều hôm đó là một ngày khó quên với không khí thoải mái và thân tình của một buổi thể thao để hưởng tạm phút giây yên bình rất hiếm hoi của đời lính trận. Dù lần đầu gặp ông chỉ là những nụ cười và cái bắt tay lịch sự sau cuộc " thư hùng " nhưng cũng đủ để cho một Cọp " nhí " như tôi thấy lời kể về ông trong đơn vị quả không sai: ông từ tốn và đơn giản nhưng cân nhắc trong ngôn từ, thái độ lẫn hành động.


 
Tháng 10 năm đó, trước khi nhận sự vụ lệnh về Huấn Khu Thủ Đức học khóa Tiếp Liệu Binh Đoàn, tôi mới gặp lại ông tại Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 12BĐQ /Hành Quân đặt tại Chi Khu Đại Lộc- thuộc tỉnh Quảng Nam. Lần này, vì nhằm lúc trận chiến tại vùng Nông Sơn- Đức Dục đang gay cấn trở lại ( lần đầu Liên Đoàn 12 BĐQ cự địch tại đây là cuối tháng 7/1974 ) và Liên Đoàn cũng khá vất vả trong việc bảo vệ cạnh sườn của các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến tại vùng đồng bằng Hà Nha của quận Đại Lộc, nên tôi và anh bạn cùng đi học khóa Tiếp Liệu Binh Đoàn chỉ vào trình diện ông, nhận vài câu khích lệ là theo xe của vị Y Sĩ Trưởng, Đại úy Bác Sĩ Nguyễn Trung Tín, về hậu cứ ngay trưa hôm đó. Cái " duyên " gặp ông lúc còn trong đơn vị chỉ có hai lần đó mà thôi vì đầu tháng 2/1975, khi tôi trở về đơn vị thì ông đã rời Liên Đoàn để theo học khóa Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp ở Long Bình. Người được Bộ Chỉ Huy BĐQ/ Trung Ương điều động từ miền Nam ra thay thế ông là Trung Tá Nguyễn Văn An, nguyên là Liên Đoàn Phó/ LĐ 33BĐQ tại Quân Khu 3. Trung tá An, thay vì trả tôi về TĐ 37BĐQ để làm Chỉ Huy Hậu Cứ, đã đưa tôi ra Ban 4/Hành Quân của Liên Đoàn để phụ giúp cho Đại úy Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng ban 4/LĐ, vì một mình anh Quỳnh không thể cáng đáng cả hai nơi: hậu cứ lẫn hành quân ( người phụ tá của anh: Đại úy Thông vừa thăng cấp là đi học ngay khóa Bộ Binh Cao Cấp ở Thủ Đức ).

Phụ tá Ban 4/ Hành Quân cũng có nghĩa là ngoài việc phân phối tiếp liệu phẩm các loại thì còn kiêm nhiệm thêm vai trò làm " xếp " của các quân nhân tại hậu trạm của 3 Tiểu Đoàn trực thuộc. Dù thời gian tôi gánh vác trách nhiệm tại ban 4/ LĐ không lâu, nhưng cũng đủ để nghe quân nhân các cấp- ở hậu trạm hành quân cũng như tại hậu cứ Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn- kể những gì họ biết về ông. Trong số những người đó, thì ngoài Đại úy Quỳnh, Trưởng ban 4 và những quân nhân trực thuộc, còn có Y Sĩ Trưởng là Đại úy Bác Sĩ Nguyễn Trung Tín, Trung úy Tôn Thất Minh, Quân Tiếp Vụ và Trung úy Huỳnh Long, SQ/CTCT là những vị tôi thường gặp gỡ. Từ những vị huynh trưởng đó, tôi có dịp kiểm chứng lại những gì đã nghe đồng đội các cấp nói về ông lúc tôi còn là một trung đội trưởng ở Đại Đội 3/Tiểu Đoàn 37BĐQ. Mọi người đều có những nhận định tương tự như nhau về vị Liên Đoàn Trưởng của mình: có tài thao lược, cương nghị và cẩn trọng trong việc điều hành nhân sự và trầm tĩnh khi điều binh lâm trận. Công bằng và thanh liêm đến mức khắc khổ là hai đức tính khác mà tôi đã được nghe người " đệ tử " thân cận của ông- một hạ sĩ quan ban 4/LĐ kể cho nghe và sau đó được chính người thân của ông xác nhận qua những mẫu chuyện về cuộc sống và hoàn cảnh của vợ chồng ông trong thời chiến và lúc ông còn " trả nợ quỷ thần " ở đâu đó bên kia vĩ tuyến 17. Người đó là cháu gọi ông bằng cậu, quen thân với tôi sau cuộc đổi đời và qua một mối duyên văn nghệ.

Nhưng mãi đến cuối năm 2004, sau hơn 7 năm tìm kiếm, hỏi thăm, nhắn tin khắp nơi, tôi mới liên lạc được với vài Niên Trưởng trong Liên Đoàn 12 BĐQ thuở xưa và sau đó mới liên lạc được với ông. Có lẽ do phong thái cởi mở, hòa đồng của ông và cũng có thể vì tôi là bạn thân của cháu ông, nên chỉ sau một thời gian ngắn gọi thăm, thì sự liên lạc với ông ngày càng thêm mật thiết. Dù vậy, phải đến tháng 7/ 2014 tôi mới gặp lại ông trong một buổi tối hàn huyên cùng với các niên trưởng và huynh trưởng đã từng phục vụ trong Liên Đoàn 1&12BĐQ. Cho đến lúc gần đây, khi ông và người thứ nữ niềm nỡ đón tiếp chúng tôi tại tư gia trong suốt hai tuần vào dịp gia đình tôi qua Quận Cam mùa hè vừa qua, thì tôi mới có dịp gần gũi hơn và hiểu biết thêm về vị chỉ huy khả kính của Liên Đoàn 1BĐQ ( đến năm 1973 thì đổi danh xưng thành Liên Đoàn 12BĐQ ). Chỉ khi được hỏi thì ông mới trả lời. Có thắc mắc thì ông mới giải bày cho nghe. Tuyệt nhiên, không bao giờ ông bắt chuyện trước để nói về chính mình hay những sự việc mà ông có liên quan. Do đó, những gì ông tâm tình đều chỉ để nói tới chuyện vui thú điền viên và thời gian phục trong quân ngũ, phần lớn là tại các quân trường ở Thủ Đức, Nha Trang và cả Đà Lạt.

Chí cả bị đóng khung suốt 14 năm trong bốn bức tường thành có lô cốt của các quân trường. Tài thao lược chỉ loay hoay trên các sa bàn trợ huấn của môn Địa Hình khi huấn luyện, nên có thể nói là ông không gặp thời trên bước đường binh nghiệp. Lúc ông vào Lính ( Khóa 3 Phụ- Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tháng 9/1953 ) thì chiến tranh chưa tràn lan. Trong 9 năm " thanh bình " của nền Đệ I Cộng Hòa thì việc thăng cấp cho các quân nhân thường rất chậm chạp. Ông lên Trung úy năm 1954 nhưng mãi tới 1963 mới mang cấp bậc Đại úy. Thêm 3 năm nữa, nhờ vào sự can thiệp và đề nghị của chính các đồng khóa đang tùng sự tại Phòng Tổng Quản Trị / Bộ Tổng Tham Mưu, ông mới rời Thủ Đức để về Lực Lượng Đặc Biệt, bản doanh đặt tại Nha Trang và phục vụ trong đơn vị Mike Force khi thăng cấp Thiếu Tá sau đó không lâu. Bằng vào thời gian huấn luyện cỡ... lão làng kể trên ( Huấn Luyện Viên các Khóa Địa Hình, Trưởng Phòng Kế Hoạch và Chương Trình khi còn ở Thủ Đức , từ 1957 được cải danh thành Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức ) ông là quân nhân đầu tiên được nhận Huấn Vụ Bội Tinh ( mà ông gọi đùa là " Huy Chương Huấn Nhục " ) của QLVNCH. Kể từ năm đó ( 1966 ) trở về sau dấu giày của ông lần lượt in trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Từ những lần giải vây cho các trại LLĐB tại Thất Sơn, Katum, Đức Lập, Cồn Tiên, Khe Sanh...v/v....đến lúc làm phụ tá Hành Quân cho Chỉ Huy Trưởng BĐQ/QK4 ( thời của Đại Tá Phạm Duy Tất ) rồi Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 42 Chiến Thuật ( Vùng 4 Chiến Thuật, năm 1970-1972 ), nơi đâu ông cũng làm tròn bổn phận một cách xuất sắc. Vì vậy, vào tháng 4/ 1972 khi tướng Ngô Quang Trưởng cấp tốc rời Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4 để thay thế trung tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I, thì tướng Trưởng- ngoài Ban Tham Mưu thân cận của mình- chỉ đưa vị sĩ quan tác chiến duy nhứt là Trung tá Trần Kim Đại theo ra Đà Nẵng để giao nhiệm vụ làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 1BĐQ và góp phần phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Trung tá Trần Kim Đại đã không phụ lòng kỳ vọng của tướng Trưởng. Liên Đoàn 1BĐQ thật sự khởi sắc sau khi bị " lu mờ " vì cuộc hành quân Lam Sơn 719. Sự thành công trong việc tái chiếm cổ thành Quảng Trị đã có sự góp phần không nhỏ của LĐ 1BĐQ sau khi lần lượt tăng phái cho các đại đơn vị Nhảy Dù rồi Thủy Quân Luc Chiến suốt từ tháng 5/1972 đến tháng 9 năm đó.

Ông thăng cấp Đại Tá ngay sau trận Quảng Trị và chỉ vài tháng sau, ngay khi Hiệp Định Paris có hiệu lực vào ngày 27/1/1973, thì ông đã cùng Liên Đoàn 1BĐQ có mặt tại Sa Huỳnh ( quận Đức Phổ- Quảng Ngãi ) để, một lần nữa, khẳng định khả năng điều binh thần tốc và hiệu quả của ông trong việc tái chiếm phần đất ven biển , đồng thời bẻ gãy âm mưu lấn đất, dành dân cũng như chia cắt lãnh thổ của Cộng Sản ngay ranh giới QKI và QKII tại vùng duyên hải. Mặc dù vai trò chính yếu của LĐ 1BĐQ bị bỏ quên trên mặt truyền thông và báo chí, nhưng trong lòng dân chúng Quảng Ngãi và nhứt là trong phần đánh giá của vị tướng Tư Lệnh QĐI & QKI cũng như của chính vị tư lệnh SĐ2BB lúc đó, đã không thể phủ nhận công lao của các chiến sĩ Mũ Nâu tại mặt trận Sa Huỳnh. Qua năm 1974, Liên Đoàn 1BĐQ ( lúc đó đã cải danh thành LĐ 12BĐQ ) còn được thêm hai lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội sau khi cầm chân rồi đẩy lui các đại đơn vị CSBV tại Tiên Phước, Quảng Tín ( tháng 5/1974 ) rồi Nông Sơn- Đức Dục ( lần đầu là tháng 7 và lần thứ nhì là vào tháng 10/1974 ). Quà của ông để lại cho Quân Sử của Quân Đoàn I và Quân Khu I ( cũng như của Binh chủng Biệt Động Quân ) trước khi về Sàigòn theo học khóa Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp ( như đã nói trên ) là một quận Đức Dục còn nguyên vẹn và khu Kỹ Nghệ An Hòa ( đã đổ nát và hoang phế từ 1965 ) vững vàng như một thành trì sau khi đã quyết liệt cự địch dù với quân số chỉ bằng 1/3 so với CSBV trong suốt 4 tháng trường và sau những đợt xa luân chiến của địch quân.

Đời binh nghiệp của ông - và của toàn thể quân nhân QLVNCH- chấm dứt khi toàn miền Nam Việt Nam rơi vào tay Hà Nội. Những gì xảy ra sau đó là hệ lụy tất yếu của một định phận oan nghiệt. Nhưng cảnh khổ sai chung thân trong cái gọi là " trại cải tạo " đã không làm ông nhục chí và hạnh phúc nội tại chính là được cùng các đồng liêu và đồng cảnh chia nhau phần khốn khó khi bị kẻ thắng cuộc đọa đày về cả thể xác lẫn tinh thần. Một trong những niềm vui và cũng là liều thuốc mang lại hạnh phúc dẫu muộn màng nhưng cũng đủ ấm lòng đó, là nguồn tin nhận được từ một bạn tù. Vị sĩ quan này làm ở phòng Tổng Quản Trị của Quân Đoàn I & Quân Khu I nên đã thấy Quyết Định bổ nhiệm ông vào chức vụ Chỉ Huy Trưởng BĐQ / QĐI & QKI, một chức vụ tuy nặng về hành chánh và tham mưu nhưng lại là nấc thang tất yếu trên đà thăng tiến của một sĩ quan cao cấp trong binh chủng Biệt Động Quân. Rất tiếc là sự đề bạt của tướng Trưởng đã đến quá trễ, bằng không thì chỉ sau một thời gian ngắn nữa thôi, QLVNCH sẽ có thêm một vị tướng mẫn cán và hết lòng vì Quân Đội và Tổ Quốc.


Rồi cũng qua những chuỗi ngày đen tối trong ngục tù bao la của chế độ cộng sản. Sau hơn 12 năm " trả nợ quỷ thần " và thêm vài năm chờ đợi, thì ông và gia đình được qua Mỹ năm 1992 theo diện HO13. Đây vốn là một hình thức chuộc tội của chính phủ Mỹ với người quân nhân QLVNCH sau khi đã bán đứng đồng minh nhỏ bé của mình cho khối Cộng Sản Âu-Á. Ngày nay, mặc dù tuổi cao, nhưng sức khỏe thì rất khả quan nhờ ông thường xuyên tập thể dục và giữ vững tinh thần trong bất cứ hoàn cảnh và tình huống nào: trong lúc còn là một quân nhân và ngay cả khị bị đày đọa trong lao tù cộng sản. Hình ảnh của một quân nhân trong thời chiến đã không còn. Sau 43 năm, không ai nhận ra tính cách võ biền ở nơi ông. Thay vào đó là hình ảnh của một lão niên bình dị trong mọi sinh hoạt đời thường tại nơi xứ lạ quê người: vui vầy với con, cháu và nếu không du lịch đó đây, hay theo các phó nhòm đi săn ảnh nghệ thuật thì ông luôn tất bật với những sở thích có thể nói là rất phù hợp với biệt danh mà người dân vùng châu thổ và đồng đội các cấp đặt cho lúc ông còn là Liên Đoàn Trưởng LĐ 42 Chiến Thuật: " Ông Năm Ruộng "- khi sáng, chiều mãi mê chăm sóc cho mảnh vườn với khá nhiều rau quả và cây trái không khác gì một khu vườn nơi quê nhà Vĩnh Long của ông.

Người quân nhân của thời binh lửa đã không còn. Thay vào đó là hình ảnh của một người dân bình thường đang sinh sống tại Quận Cam, California: " thủ đô của người Việt quốc gia lưu vong " trên đất Hoa Kỳ. Tại phòng tập thể dục gần nhà, người ta chỉ biết ông là một lão niên mỗi ngày hai tiếng hoạt động cho cơ thể được khỏe khoắn. Trong tâm tư của người đã từng chỉ huy những đơn vị thiện chiến của QLVNCH- từ Chỉ huy trưởng toán B22 gồm 6 Đại Đội Biệt Kích Quân tức 2 tiểu đoàn Mike Force ) đến liên đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng vùng IV rồi một liên đoàn BĐQ Tiếp Ứng/ Tổng Trừ Bị cho Quân Đoàn I- thì những gì ông đã làm đều là vì bổn phận và trách nhiệm của một quân nhân chân chính. Ông khiêm nhường không nhận bất cứ lời khen tặng hay thành quả nào cho riêng mình, nhưng trong thâm tâm, ông luôn tự hào về khoảng thời gian ông chỉ huy hai tiểu đoàn Mike Force, bản doanh đặt tại Nha Trang- Khánh Hòa ( 1966-1970 ). Có thể nói đây là đơn vị " tổng trừ bị " của Lực Lượng Đặc Biệt/ VN vì mỗi khi có tin một trại biên phòng nào đó ( của Dân Sự Chiến Đấu, từ Bến Hải tới tận cùng châu thổ sông Cửu Long ) bị địch tấn công hay cô lập thì đơn vị của ông được trực thăng vận tới giải vây ngay lập tức. Đây cũng là một đơn vị khá đặc biệt vì mỗi tiểu đoàn của ông tuy chỉ có 3 Đại Đội nhưng mỗi đại đội đều có tới...200 tay súng! Đặc biệt hơn nữa là 6 đại đội này bao gồm 6 sắc dân khác nhau: Rhađê, K'Ho ( Cơ Ho ), Sê đăng, Chàm, Nùng và Kinh. Việc điều động đơn vị thì phải cần tới thông dịch viên nhưng liên lạc nội bộ trong từng đại đội thì...mạnh ai nấy nói tiếng sắc tộc của mình! Công việc chỉ huy tưởng như rất khó khăn nhưng lại vô cùng suông sẻ và có hiệu quả cao là nhờ khả năng lãnh đạo của ông, nhưng thành tích đạt được phần lớn là nhờ vào tinh thần phục vụ, kỷ luật nghiêm minh và khả năng chiến đấu thật dũng cảm của cả đơn vị. Có thể nói những tiểu đoàn Mike Force của B22 này đã góp phần tạo nên truyền thống và danh tiếng lẫy lừng của Lực Lượng Đặc Biệt nói chung và nói riêng là của những đơn vị thoát thai từ binh chủng này như Biệt Kích Dù, Biệt Kích 81...về sau này. Nhắc tới cuộc chiến đã qua và về những thành tích của mình, ông chỉ mĩm cười rồi thở dài:
“ ...Là công sức của toàn thể quân nhân các cấp trong đơn vị đó thôi!…Mình đã tận nhân lực. Như vậy cũng đủ để gọi là góp chút gì đó cho đất nước …”

Nói về ông, Trung Tá Hoàng Phổ, Liên Đoàn Phó LĐ 12 BĐQ cho biết như sau:
" Ông rất mực thanh liêm, hết lòng cho đơn vị và là người chỉ huy tài đức nhất mà tôi đã từng phục vụ qua suốt mấy trào Liên Đoàn Trưởng !"

Đại úy Bác Sĩ Nguyễn Trung Tín, Y Sĩ Trưởng của Liên Đoàn 12 BĐQ cũng nhận thấy:
“ …Về mặt y tế, ông rất thương lính và luôn quan tâm đến thương binh. Ông kín đáo theo dõi và giải quyết những khó khăn của Quân Y tại chiến trường, như ra lệnh cho tôi thành lập một bệnh xá dã chiến với một số giường ngay tại mặt trận. Mặt khác, ông cũng cho xây một nhà Hộ Sinh để phục vụ cho gia đình Binh sĩ trong trại gia binh tại thôn Phú Lộc ở ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Đây là những thành quả mà tôi rất mãn nguyện trong suốt 5 năm ở với LĐ12 BĐQ dù rằng đã có tên đi về Vĩnh Long trong miền nam để làm y sĩ trưởng một Dân Quân Y viện, lúc đó có thể làm phòng mạch để kiếm tiền…”

Riêng Đại Úy Trần Văn Vương, ĐĐT/ĐĐ3/TĐ37 BĐQ thì cụ thể hơn khi cho rằng:
“…Ông xứng đáng là một vị lãnh đạo ngoài chiến trận, ở ông có cả tài lẫn đức: một tấm gương cho thuộc cấp. Liêm khiết như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, với chiến thuật và thị sát ngay dưới làn mưa đạn…Một nét son!.”.



Trong quân sử hào hùng, ông là một Đại Tá như hàng trăm Đại Tá khác của Quân Lực VNCH, nhưng trong lòng người Lính của đơn vị sau cùng là Liên Đòan 1 BĐQ ( trước 1973 ) tức Liên Đoàn 12 BĐQ sau này, ông vẫn là Đại Tá Trần Kim Đại, là Phong Châu: mãnh hổ đầu đàn của chúng tôi thuở xưa!

HUY VĂN ( HVC )

          




Monday, March 13, 2023

 

How to Share Photos from an iPad to Facebook

How to Share Photos from an iPad to Facebook

Although Instagram is the photo social media app, Facebook would not work without photos. Today, everyone is looking to sift through irrelevant content so quickly that they skip over some important stuff. So, to really catch people’s attention, those who post on Facebook often choose to include photos.

Besides, posting photos on Facebook is done for a variety of reasons – for the memories, to shed light on something, or to make people laugh.

Many people access Facebook using their iPads by default. And, of course, you can share photos on Facebook using this popular tablet. Here’s how to do it.

Multiple Ways

There are many ways to share photos on Facebook, even when only looking at the iPad. Given the fact that they share an identical OS (up to iOS 12) or very similar (iOS 13 and the more specialized iPadOS), posting/sharing/sending photos on Facebook works the same way on iPhones and iPads. This means that everything that follows is also applicable to your iPhone.

How To Share Photos from iPad to Facebook

Here’s how to share photos from your iPad to your Facebook account.

From the Photos App

You’re probably using Apple’s native Photos app to browse your photos. Whether you’ve taken photos or saved them from somewhere, all images and photos on your iPad device will be located inside this app (as well as videos, gifs, etc.)

So, to share a photo on Facebook using the Photos app, start by opening the app. Now, find the photo that you want to share. You can sort the photos by year, month, or day and zoom in or out using the pinch gestures, etc.

Once you’ve found the photo that you want to share, tap to enter it. Then, navigate to the bottom-left corner of the screen and tap the share icon (a square with an arrow pointing upward). You’ll see various social media and app icons. One of them should be Facebook.

Once you’ve tapped the Facebook icon, you’ll get to choose whether you want to share the photo on your News Feed or Story. Tap the desired share option, add a caption/other features, and tap Post or Share to Story.

You can also share photos from the Photos app using Facebook’s Messenger app. Once you’ve got the desired photo selected and are in the Shared screen, you’ll see a list of Messenger contacts. Scroll through them and select the desired messenger contact. Alternatively, select the Messenger app icon and then find/select the contact/group chat that you wish to send the photo to. You can select multiple entries.

From the Facebook App

The official Facebook app allows you to add photos to Facebook in a couple of ways. To share a photo on your News Feed, just open the Facebook app by tapping its icon on the home screen. If you aren’t on the News Feed, tap the icon that resembles a house (bottom-left corner of the screen).

Then, you’ll see the “What’s on your mind?” section. Below it are three options – Live, Photo, and Room. Select Photo. This will open the list of photos that you have on your iPad. Tap the Camera Roll feature at the top of the screen to navigate to a different album. Alternatively, you can take a photo immediately by selecting the camera icon.

Once you’ve selected the photo/photos, tap Done. Then, you’ll be prompted to add a description to the photo post. Once you’re done, select Post in the upper-right corner. That’s pretty much it, your photo will be posted.

Share Photos from an iPad to Facebook

You can also change your profile photo by selecting the profile icon in the bottom part of the Facebook app screen. Then, tap your current profile picture and go to Select Profile Picture or Video. Then, you’ll be prompted to select your new profile photo. You can also edit it. Once you’re done, the modified profile picture will be shared, and your photo will be added to your Profile Pictures album on Facebook. The same goes for your cover photos.

To change the cover photo, tap your current one and then either select Upload Photo or Select Photo on Facebook to choose one of your other Facebook photos.

From the Messenger App

Facebook’s Messenger app is one of the most popular apps of its kind. Navigate to the Messenger icon and open Messenger. You’ll see a list of your previous chats. Either select a chat that you wish to share a photo to or use the Search function at the top of the screen to find the user/group in question.

Once inside the chat that you want to share a photo or photos to, navigate to the quick menu at the bottom. If you select the camera icon, you’ll automatically be redirected to your iPad’s camera, allowing you to take a photo. Take a photo and hit Send to share it.

Right next to the camera icon, you’ll see an image icon. Tap it to choose from the photos that are already on your phone. Feel free to scroll through. If you want to switch to a different album, tap the Albums option in the upper-right corner (only available if you start scrolling through photos).

Once you’ve selected the photo or photos that you want to share to the app, a Send option will appear. Tap it to send the photos to the chat you’re in.

Using the Browser

If you go to the Safari app and visit www.facebook.com, you’ll be able to share photos from there as well. It’s all fairly similar to sharing the photos via the Facebook app. On the News Feed screen (this option located in the upper-right corner of the screen this time), select the Photo entry. Now, either tap Take Photo or Photo Library. You can choose multiple images just the same.

Once you’re done selecting, and once your post is ready to go, tap Post (upper-right corner or bottom of the screen).

Sharing Photos on Facebook from an iPad

Sharing photos to Facebook using an iPad has been made very simple and straightforward. Plus, there are multiple ways to do it. Keep in mind that this applies to iPhones, considering the similarity of the OS.

Have you managed to share your photo/photos to Facebook the way you wanted to? Did you have something else in mind? Feel free to let us know in the comments below, and fire away with any questions or tips that you might have.

The Best Noise-Cancelling Earbuds [August 2020]

Read Next 

2 thoughts on “How to Share Photos from an iPad to Facebook”

 Annette
i have a apple ipad i take pics and record and didn’t have a problem sharing automatically to my fb timeline. but when i do now its like when i send pic its not downloaded and not sending. but. no problem sending my pics to messenger i do not want them all to go to messenger big issue i cannot get it to post in fb.
 sharon francisco
Annette I have the same problem around the same date what did you find out
 JEss
I couldn’t reply to a post using the photo I wanted; it went to cameral roll which only had one photo – not the one I wanted.

Friday, March 10, 2023

 BÙI = 261 = 9

THỊ = 451 = 10 = 1

QUỲNH = 16155 = 18 = 9

VÂN = 615 = 12 = 3

cộng lại: 9 1 9 3 = 22