Thursday, April 29, 2021

 





Phóng viên Mỹ bay vào Sài Gòn cứu cả nhà vợ

  • James Jeffrey
  • Gử cho BBC Tiếng Việt từ Texas, Hoa Kỳ
Dick Swanson với Germain Loc và gia đình cô tại Sài Gòn

NGUỒN HÌNH ẢNH,DICK SWANSON

Chụp lại hình ảnh,

Dick Swanson với Germaine Lộc và gia đình cô tại Sài Gòn

Khi nhiếp ảnh gia người Mỹ Dick Swanson lần đầu tiên bắt gặp ánh nhìn của cô nữ phóng viên địa phương xinh đẹp Germaine Lộc vào năm 1966 tại Sài Gòn, anh nghĩ cô trông có vẻ hờ hững và quá bận rộn để làm quen anh.

Còn cô thì nghĩ anh trông giống như một tay hippie luộm thuộm.

Khe Sanh

NGUỒN HÌNH ẢNH,DICK SWANSON

Chụp lại hình ảnh,

Căn cứ Mỹ ở Khe Sanh năm 1968. Dick Swanson đã có mặt tại đây và các hình ông chụp nay nằm trong kho tư liệu Dick Swanson Photographic Archive, UT Austin's Briscoe Center for American History

Mặc cho ấn tượng ban đầu không mấy hứa hẹn, họ đã hiểu nhau hơn khi nổ ra trận tấn công Tết Mậu Thân 1968, khi lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Việt Cộng bất ngờ đánh vào các đô thị của VNCH.

Ông Swanson kể lại nói:

"Chúng tôi đã làm việc cùng nhau trên những con phố bị bom đạn phá huỷ ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn.

"Chúng tôi làm việc rất ăn ý, bình đẳng và chắc là vì thấy tôi trong lúc làm tin, chụp ảnh, cô ấy dường như tôn trọng tôi hơn. Điều gì đã có thể gây ấn tượng với một người phụ nữ như thế này, với người mà ra chỗ chiến sự cũng bình thường như việc đi đến văn phòng?"

Dick Swanson Photographic Archive

NGUỒN HÌNH ẢNH,DICK SWANSON

Chụp lại hình ảnh,

Dick Swanson cứu giúp một người lính VNCH bị thương. Ảnh từ UT Austin's Briscoe Center for American History

Vào năm 1969, họ kết hôn ở miền Nam Việt Nam trước khi trở về Mỹ năm 1971, để Swanson có thể tiếp tục sự nghiệp ở tạp chí Life ở Washington, D.C.

Tuy nhiên, Germaine vẫn lo lắng cho gia đình cô khi cuộc chiến tiếp tục diễn ra ra và hỏi chồng liệu anh có thể cứu họ nếu Nam Việt Nam sụp đổ.

"Tôi nói đó là điều tôi chắc chắn sẽ làm," Swanson nhắc lại.

Đến đầu năm 1975, tình thế rõ ràng không còn nhiều thời gian cho Nam Việt Nam và gia đình Germaine nữa. Đến hôm 21/4, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, và đã có manh nha thông tin về việc sơ tán. Đã đến lúc Swanson bắt đầu sứ mệnh cứu hộ.

Ngày 26 tháng 4, Swanson đáp sân bay Tân Sơn Nhất trong chuyến bay dân dụng cuối cùng đến Sài Gòn sau 26 giờ bay từ Sân bay Quốc tế Dulles ở Washington và dừng đến 4 chặng ở Los Angeles, Honolulu, Guam và Hong Kong, và đã thuyết phục Germaine rằng sẽ an toàn hơn nếu anh đi không có cô.

Dick Swanson và đồng nghiệp

NGUỒN HÌNH ẢNH,J. SCOTT APPLEWHITE

Chụp lại hình ảnh,

Ông Swanson (tay cầm camera) cùng các phóng viên ảnh khác từng trải qua Cuộc chiến Việt Nam xem video ghi nhận sự nghiệp của các đồng nghiệp tử nạn trong cuộc chiến như Kent Potter, Larry Burrows, Henri Huet và Keisaburo Shimamoto. Đây là các phóng viên chết khi trực thăng chở họ bị bắn rơi năm 1971

Anh gặp họ hàng của cô trong nhà của mẹ cô ở Sài Gòn khi vòng đạn của Bắc Việt vẫn đang phát nổ vang vọng đằng xa.

"Tôi không hẳn là có một kế hoạch," Swanson nói, "nhưng tình hình quá hỗn độn nên việc lên kế hoạch chưa chắc đã tốt."

Trông cậy vào 'thần may mắn'

Trở ngại lớn nhất chính là tìm cách đưa gia đình vào căn cứ không quân Hoa Kỳ qua các nhân viên bảo vệ, những người này hành xử hơi khó đoán và không thích tiếp nhận người Việt.

Em gái của Germaine là Gabrielle đã kết hôn với một đại tá trong quân đội miền Nam Việt Nam và đã có ý tưởng gọi căn cứ yêu cầu một chiếc xe tải quân đội để đón họ vào lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau trong giờ giới nghiêm.

Với vỏ bọc quân sự, chiếc xe sẽ dễ dàng được cho qua, trong khi đó Swanson, để tránh thu hút sự chú ý, quyết định đi riêng và gặp họ ở căn cứ vào ngày hôm sau.

Gia đình vợ Dick Swanson trong khách sạn xem truyền hình về chiến sự những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn sụp đổ

NGUỒN HÌNH ẢNH,DICK SWANSON

Chụp lại hình ảnh,

Gia đình vợ Dick Swanson trong khách sạn xem truyền hình về chiến sự những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn sụp đổ

Anh tỉnh dậy vào ngày 27 tháng 4 chứng kiến một thành phố đang trong bờ vực sụp đổ - đường phố Sài Gòn bị bộ đội xâm chiếm, âm thanh của những vụ nổ tên lửa ngày càng lớn dần và nhiều cửa hàng bị cướp bóc và bỏ hoang.

Một khi Swanson tìm thấy gia đình vợ ở căn cứ họ vẫn cần giấy tờ xuất cảnh thích hợp. Anh chạy đến văn phòng tạm thời của Đại sứ quán Hoa Kỳ và giả vờ đến để phỏng vấn người phụ trách văn phòng tạp chí Life.

Sau "cuộc phỏng vấn", Swanson đề cập đến giấy tờ xuất cảnh và làm cách nào để anh có thể đưa gia đình ra khỏi Việt Nam.

Người đàn ông gật đầu nhưng nói ông không thể làm gì, trước khi lấy xấp giấy tờ và con tem ra, rồi nói ông phải đi vệ sinh.

Sau khi đóng dấu giấy tờ, Swanson đưa cả gia đình băng qua đường băng để tới chiếc phi cơ của Không lực Hoa Kỳ số 202 bay đến Guam.

Tuy nhiên, các quan chức quân đội VNCH lại kiểm tra hành khách để tìm những người đàn ông trong độ tuổi đi lính - đúng độ tuổi của anh em trai Germaine.

Vì vậy, mẹ của Germaine giả vờ bị bệnh để đánh lạc hướng họ, trong khi những người đàn ông trẻ cúi thấp đầu và lên máy bay.

Ben Suc

NGUỒN HÌNH ẢNH,DICK SWANSON

Chụp lại hình ảnh,

Chiến tranh Việt Nam: xe thiết giáp có súng phun lửa trong một trận diệt cây rừng ở Bến Súc năm 1966. Ảnh từ Photographic Archive, UT Austin's Briscoe Center for American History

Qua một trong những cửa sổ máy bay, Swanson trông thấy hàng ngàn người Việt Nam đang đứng bên ngoài hàng rào xung quanh đường băng, chờ đợi những máy bay không bao giờ đến. Gia đình ông đã lên chiếc máy bay quân sự cuối cùng rời khỏi Việt Nam.

Vừa kịp giờ

Sau khi đến một căn cứ quân sự ở California, gia đình phải đối mặt với việc bị cách ly ba tháng. Nhưng các nhà báo chuyên viết những người tị nạn, và nhiều người trong đó biết Swanson, đã bắn một loạt các câu hỏi, gây áp lực cho một quan chức, người sau đó cũng cho phép cả gia đình rời đi.

Cầu nguyện ở Khe Sanh

NGUỒN HÌNH ẢNH,DICK SWANSON

Chụp lại hình ảnh,

Cha tuyên uý của Thủy quân lục chiến Mỹ cùng các quân nhân tại căn cứ Khe Sanh cầu nguyện, năm 1968. Ảnh từ Dick Swanson Photographic Archive, UT Austin's Briscoe Center for American History.

Vào ngày 30 tháng 4, trong một căn phòng khách sạn, cả gia đình chứng kiến trên màn hình TV cảnh Sài Gòn rơi vào tay quân đội Bắc Việt - cuộc chiến đã kết thúc: hình ảnh tại sân thượng của Đại sứ quán Hoa Kỳ, những người Việt tuyệt vọng cố gắng rướn tới các thanh ngang của chiếc trực thăng cuối cùng.

Những người bạn từ khắp Washington, nơi mà gia đình Swanson sinh sống, đã tập trung giúp đỡ họ, bao gồm cả nhân viên của Tổng thống Gerald Ford, Donald Rumsfeld, người sẵn lòng mở rộng cửa phòng tầng hầm nhà ông, còn vợ của giám đốc CIA William Colby, cũng nói bà có hai phòng ngủ trống.

Bay khỏi Sài Gòn

NGUỒN HÌNH ẢNH,DICK SWANSON

Chụp lại hình ảnh,

Gia đình Germaine trên chuyến bay hành khách rời Sài Gòn tháng 4/1975

Tất cả các thành viên trong gia đình Germaine gần như cùng một lúc làm việc tại nhà hàng nổi tiếng ở Washington mà bà quản lý, giúp họ kiếm thu nhập và hoà nhập vào Mỹ.

Họ hàng xa của Germaine thì cuối cùng đã lan rộng khắp nước Mỹ, xoay sở kiếm được những công việc ổn định tại những công ty như United Airlines, World Bank và Lockheed Martin.

Germaine nói: "Từ 12 thành viên tị nạn của gia đình, chúng tôi có thêm 14 đứa trẻ, và những đứa trẻ này tiếp tục có thêm 15 đứa trẻ khác, và dĩ nhiên sẽ còn nhiều nữa."

"Bao gồm cả chồng và vợ của họ trong 43 năm qua kể từ khi chồng tôi đưa họ ra khỏi Việt Nam - giờ thì không ai có thể biết con số thực sự là bao nhiêu người."

Tiếp tục

Gia đình ở Mỹ

NGUỒN HÌNH ẢNH,PHOTO COURTESY DICK SWANSON

Chụp lại hình ảnh,

Dick Swanson, Germaine và gia đình trong bữa ăn tại nhà riêng ở Mỹ

"Việt Nam đang bùng nổ," Germaine nói. Bà đã nhiều lần đưa gia đình về thăm Việt Nam.

"Họ đang xây dựng các khu nghỉ dưỡng, biệt thự, khách sạn, trung tâm mua sắm và nhiều thứ khác, nó không bao giờ dừng lại."

Mặc dù có những thay đổi và phát triển kinh tế, không có ai trong 12 người muốn trở về sinh sống ở đó.

"Họ nghĩ mình là người Mỹ rồi," Germaine nói. "Các anh chị em của tôi đã rời Việt Nam khi họ còn trẻ và không hề hối hận. Họ hài lòng với ngôi nhà mới của họ bây giờ và rất thoải mái, nhìn ngắm những đứa con, đứa cháu lớn lên. "

Dick Swanson và đồng nghiệp thăm Hà Nội

NGUỒN HÌNH ẢNH,DICK SWANSON

Chụp lại hình ảnh,

Thời hậu chiến: Dick Swanson (giữa) thăm Hà Nội cùng các phóng viên chiến trường trước đây: Dirck Halstead (trái) người chụp ảnh cho UPI thời chiến tranh VN, và David Hume Kennerly (phải) nhiếp ảnh gia riêng cho Tổng thống President Ford và một ống kính được giải Pulitzer

Bây giờ cả hai đã trên dưới 80 tuổi, Germaine và Swanson có một nhịp sống chậm hơn. Ông Swanson vẫn gìn giữ di sản là những thước phim, tấm ảnh để hồi tưởng lại những năm tháng thăng trầm ở Việt Nam và vai trò của ông trong một cuộc chiến tranh khủng khiếp ấy.

Ông Swanson nói: "Những gì tôi làm không phải là ích kỷ hay vị tha."

"Tôi đã trở thành phóng viên ảnh theo một cách khá lành mạnh. Tôi cho rằng một phần của sự lành mạnh đó là vì những sự công nhận ban đầu về những gì tôi đã làm và tôi không khơi gợi lại nỗi đau đớn, một quá trình mà Germaine đã giúp tôi vượt qua."

Bài thể hiện quan điểm riêng của ông James Jeffrey, nhà báo Anh hiện sống và làm việc tại Austin, Texas. Toàn bộ các hình được ông Dick Swanson gửi riêng cho BBC để sử dụng chỉ trong bài báo này.

Quý vị có thể thêm bài về hai phóng viên khác từ chiến Việt Nam sau đây:

Eddie Adams:Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân 

 Tôi suýt là dân Nhật nếu di tản trong tháng 4/75! 


- Nước mất thì nhà tan.


Trong đầu thập niên 1970, ba tôi làm đại lý tại VN cho hãng K-Lines, một trong hảng tàu biển hàng đầu của Nhật (K hình như là chữ tắt của Kawasaki). Công ty của ba tôi chuyên về stevedoring (thụ thác hàng hải , bốc xếp , v.v...). Công ty dùng trọn vẹn tầng trệt của tòa nhà 3 tầng của gđ tôi và trang bị những thiết bị điện tử tân tiến của Nhật như intercom để liên lạc giữa các phòng trong tòa nhà, teletype (viễn ấn tự, hoạt động 24/24 và 7 ngày 1 tuần) đễ nhận tin từ Nhật báo trước có tàu sắp cặp bến Sài gòn . . . với các cô thư ký xinh như mộng và cũng rất giỏi tiếng Anh . . . và vài người biết tiếng Nhật. (Trước 75, hàng Nhật tràn ngập tại SG, một phần do lính Mỹ dùng, một phần được CP nhập nhập. Phải nói Nhật phát triển hay làm giàu nhờ chiến tranh VN vì quân đội Mỹ xài toàn đồ Nhật từ máy ảnh, TV, radio casette . . . đến xe GMC và xe bus quân đội hiệu Isuzu đều sản xuất tại Nhật . . .các chiến cụ hư hỏng được chở sang Nhật để tái chế dùng cho công nghiệp . . . Nhật là hậu cần (kho chứa bom đạn, quân trang quân dụng) của QĐ Mỹ cũng như nơi giải trí R & R của lính Mỹ. 

Trong những ngày cuối tháng 4/75, trước sự sụp đổ liên tục của các tỉnh thành của miền Nam VN, người Nhật đã khẩn khoảng yêu cầu gia đình tôi, di tản đi ra khỏi nước bằng tàu lớn của họ. Ba tôi vì: chưa có kinh nghiệm với CS, tài sản quá nhiều, và đặc biệt, không nghĩ rằng miền Nam sụp đổ nhanh chóng và dễ dàng như vậy. Trong những ngày cuối cùng, trong khi nhiều ng rút tiền mua vàng thì ba tôi lại gửi tiền vào ngân hàng vì nghĩ rằng NH là nơi gửi an toàn nhứt trong thời loạn ly vì không sợ bị cướp. Và đúng như vậy, hệ thống NH của chế độ cũ chỉ "trút hơi thở cuối cùng" khi có lịnh đầu hàng của ông Dương văn Minh. 

Cũng do gđ làm ăn với ng Nhật và thỉnh thoảng họ lên tầng hai thăm gđ tôi nên tôi có học vài câu chào hỏi của Nhật như: cám ơn nhiều lắm (Arigatō gozai mashita), xin mời (dozo), . . . và nhiều từ khác và đã gần như quên hết sau các năm tù. 

Tôi nhớ, trong những ngày đầu tháng 5/1975, một đại đội quân CSBV đóng ở tầng ba của nhà tôi: khi họ vào VP của ba tôi, đặt tại một góc của tầng này thì thấy lá cờ VNCH trên bàn làm việc, họ bảo tôi vứt ngay lá cờ đó. Họ nói với tôi, đơn vị của họ đã gặp tổn thất khi đụng với sư đoàn 7 ngụy vì "chúng chuyên đánh đêm". Họ không ngờ đang nói chuyện với một quân nhân của SĐ này . . . 

Khoảng hơn 1 tháng sau, tôi đi "học tập 10 ngày" theo thông báo cũa UB quân quản Sài gòn và chỉ trở về nhà vào một đêm tối sau gần SÁU NĂM . Đây là một ngôi nhà, số 122 đường Yersin quận 1, nhỏ hơn ngôi nhà cũ vì ba tôi phải bán để trả nợ cho tiền vay từ chế độ CŨ--trong khi tiền gửi trong NH cũa chế độ cũ thì mất trắng. 

Chủ cũ của căn 122 Yersin là người Hoa, đã vượt biên. Lầu 2 của nhà này trải thảm--mà trước đó tôi chưa bao giờ thấy dù ba tôi làm thầu khoán xây biết bao nhà cửa! 

Vì trước đó ba tôi đã hiến nhiều nhà như hai biệt thự ở làng ĐH Thủ Đức, Nha Trang, v.v... nên CP đã cho ba tôi chọn một căn để ở, trong đó có một căn ở đường Nguyễn Huệ quận 1--ba tôi ko chọn căn này vì nghĩ rằng nhà nước đâu còn cho dân buôn bán thì lấy nhà ở đường Nguyễn Huệ làm gì, ông đã chọn căn ở đường Yersin vì có bạn cũ ở cách đó vài căn. 


Thôi đành tự nhủ : NƯỚC MẤT THÌ NHÀ TAN !

 Ngày Ra Đi

(Quê Mình Quê Người, Hồi Ký #11)


Tác giả Hồ D Thiện, DKSG74


---oo0oo---



Hình minh hoạ


Ngày này, 46 năm trước.....


Khoảng 4 giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, đằng sau kho 5 Bến Trịnh Minh Thế, Saigon…


Tôi linh cảm dường như có một đôi Mắt Thần từ trời cao đang nhìn xuống, và ra lệnh đúng lúc… Chiếc xà lan từ từ tách bến sau khi đại gia đình bên Nga, Nga (người yêu của tôi), tôi và hai người em trai đã trèo lên được trên đó an toàn. Chỉ trừ một người, một thiếu nữ trẻ đẹp. Trong khi mọi người hăm hở chạy về hướng chiếc xà lan đang cặp bến, và cố gắng để trèo qua bức tường cát, cô ấy chậm chạp bước lui, không một lời từ giã, biến mất hút trong dòng người đang hỗn loạn trước bao cặp mắt ngẩn ngơ của gia đình. “Vĩnh biệt em, cầu xin Ơn Trên phù hộ và che chở em, để có ngày anh còn gặp lại”, tôi nhủ thầm một mình, rồi đưa tay quệt dòng nước mắt, chan hòa với mồ hôi và nước mưa đang bắt đầu rơi nặng hột. Từ đó, tôi có một cảm nhận, cô ấy là “Người” được sai đến để dẫn đường cho tôi thoát hiểm vào giờ thứ 25. Sau đó, cô ta nhứt quyết theo đuổi cái quyết định táo bạo: tìm gặp lại người yêu vẫn còn đang bị kẹt đâu đó trong quân trường Quang Trung.


Khi có dịp, tôi sẽ viết rõ hơn về người thiếu nữ này, và những gì đã xảy ra cho tôi trong mấy ngày vừa qua. Hình như cũng cặp Mắt Thần đó đã theo tôi suốt một tuần qua, để giúp tôi vượt qua được bao lần trở ngại, và cuối cùng lên được chiếc xà lan này. Mặc dù, vẫn chưa biết nó sẽ trôi về đâu. Chỉ mới cách đây mấy ngày, trên đường từ Vũng Tàu trở lại Sài Gòn bằng xe Honda motorcycle với một người bà con bên Nga. Vừa qua khỏi Long Thành, nghe tiếng súng nổ vang trời ngay đằng sau lưng. Chúng vẫn cố chạy, chứ không có ý định tìm chổ ẩn núp. Tối hôm ấy về đến Sài Gòn, đài phát thanh loan báo đường Sài Gòn nối liền Vũng Tàu đã hoàn toàn bị cắt đứt ngang đoạn Long Thành. Đúng vào nơi chúng tôi vừa qua thì nghe nhiều tiếng súng nổ ở sau lưng. Và từ đó, đường Sài Gòn Vũng Tàu không còn giao thông được nữa cho đến sau ngày 30 tháng 4.


Chiếc xà lan được kéo bởi một con tàu, tuy nhỏ, nhưng rất mạnh. Nó có thể kéo được chiếc xà lan to hơn nó gấp mấy lần, chở đầy người, và cả một bức tường cát bao gần hết xung quanh, chỉ chừa lại một khoảng trống nhỏ ở khúc cuối. Dĩ nhiên là không có mái. Khi mưa khi nắng, mọi người lãnh đủ những “ân huệ” của thiên nhiên… Cho đến khoảng 7 giờ thì trời bắt đầu tối. Những người ở trên xà lan, phần vừa mệt, phần vừa lo âu, không ai còn muốn nói chuyện với ai. Mặc dù vậy, vẫn nghe ồn ào vì tiếng người ở phía cuối của xà lan, đó là những người lái những ghe nhỏ đuổi theo để được leo lên xà lan, mặc dù xà lan vẫn đang di chuyển với tốc độ khá nhanh. Tiếng động cơ trục thăng vần vũ trên trời, mà sau này tôi mới biết đoàn trực thăng vẫn tiếp tục đưa người từ nhiều địa điểm khác nhau trong Saigon ra tàu chiến Mỹ thuộc Đệ Thất Hạm Đội. Cộng thêm đủ loại tiếng súng đạn từ hai bên bờ bắn ra, mà tôi không có đủ khả năng để biết được là loại súng và đạn gì. Nghe nói có cựu Tướng Tôn Thất Đính cũng đang có mặt trên chiếc xà lan này.


Đến sáng sớm ngày 30 tháng 4, nhìn qua bức tường cát, thì thấy có vài đỉnh núi từ phía xa xa. Những người thành thạo thì bảo đó là núi Vũng Tàu. Tôi không biết đúng hay sai, chỉ thấy những ngọn núi xa dần, nhỏ dần, và mờ dần. Xà lan vẫn còn được kéo, cho đến khi những ngọn núi mất hẳn. Tôi, cũng như nhiều người, cứ yên chí là xà lan sẽ được kéo ra đến hải phận quốc tế; hoặc đến một vùng đất vẫn còn trong vòng kiểm soát của quân đội VNCH; hoặc nếu may mắn hơn, sẽ được kéo luôn qua một quốc gia lân cận nào đó để tránh một trận chiến tàn khốc vào giờ chót... Nhưng, vài giờ sau, lại thấy những đỉnh núi xuất hiện trở lại. Định thần nhìn kỹ hơn, thì biết là tàu kéo đang kéo chúng tôi trở về Vũng Tàu. Mọi người rất phân vân và lo lắng. Một lát sau, khi thấy đỉnh núi rõ ràng hơn, chiếc tàu kéo bỗng nhiên đứng hẳn lại, rút dây ra, và bỏ đi đâu mất dạng luôn. Chiếc xà lan bây giờ tự nó trôi bềnh bồng giữa biển. Xung quanh không thấy bóng dáng của một chiếc tàu hay ghe nào khác.


Có một người nào đó, đem theo được một cái radio nhỏ. Bắt được làn sóng, cho biết tân TT Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và yêu cầu binh sĩ bỏ súng. Ông Dương Văn Minh và nội các đang ở Dinh Độc Lập, chờ để bàn giao cho phe bên kia. Thôi rồi. C’est fini! Không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho chiếc xà lan này, và cho mọi người trong những ngày sắp đến. Một đêm đầy ưu tư nữa nặng nề trôi qua. Cả hai ngày qua gần như chưa ăn được cái gì, mà cũng đâu có gì để ăn. Nhưng hầu như không ai cảm thấy đói. Có một điều là, tình hình an ninh trên chiếc xà lan rất tốt đẹp. Không hề thấy hay nghe những vụ cướp giựt hay hiếp dâm đàn bà như đã nghe trên những chiếc xà lan chở người từ Đã Nẵng về Vũng Tàu khoảng một tháng trước đây.


Qua sáng ngày 1 tháng 5, cũng qua cái radio của ai đó, tôi nghe loáng thoáng ở Saigon người ta đang ăn mừng “chiến thắng” rất lớn. Vài giờ sau, có một chiếc tàu chiến của Mỹ khá lớn, sáp lại gần xà lan. Mọi người hết sức vui mừng và kêu cứu. Chúng tôi được yêu cầu phải ngồi xuống hết và giữ trật tự. Tất cả súng ống của binh sĩ đem theo phải liệng hết xuống biển. Sau đó, nhân viên và thuỷ thủ của chiếc tàu này đã giúp để đưa hết tất cả những người có mặt trên xà lan lên tàu Mỹ. Tôi ước lượng chắc cũng phải hơn 1000 người trên chiếc xà lan đó. Lúc vừa tách bến ở Saigon chỉ có khoảng vài trăm người. Tôi còn đọc được bảng tên của chiếc tàu chiến Mỹ là Miller. Sau khi tất cả mọi người trên chiếc xà lan này được đưa qua tàu Miller, tôi thấy họ còn vớt người từ vài chiếc xà lan khác. Trong khi đó hàng trăm hay cả ngàn ghe thuyền đánh cá của những làng chài lưới xung quang Vũng Tàu và Bà Rịa sắp thành hàng ngang ngay hàng thẳng lối như trong những bức tranh quân Ta sắp sửa giao chiến với quân Tầu để đánh đuổi bọn xâm lăng. Sau khi vớt hết người trên những xà lan, tàu chiến Mỹ cũng vớt hết những người trên những chiếc ghe thuyền đó. Và tiếp tục đi vớt người trong những chiếc ghe thuyền khác trong ngày hôm đó, và cả một phần của ngày hôm sau.


Sau đó, tàu Miller trực chỉ hướng đông và di chuyển rất nhanh. Sau này, tôi nghe nói chiếc tàu này, trong thời chiến, có thể vận chuyển được khoảng 5000 binh sĩ, vậy mà lần đó họ đã vớt tổng cộng khoảng 30,000 người Việt chạy tỵ nạn. Với một số lượng người đông nghẹt như vậy, dĩ nhiên, chuyện kiếm được một chỗ để nằm nghĩ cái lưng cũng không phải dễ. Chuyện nước uống và thức ăn cũng phải giới hạn tối đa. 36 tiếng đồng hồ, mỗi người được một nắm cơm nguội, một ly nước để ăn uống cầm chừng. Dù vậy, tôi cũng không nghe ai than phiền. Chỉ mong sao sớm đến được một nơi nào đó, an toàn và thanh bình. Hơn 3 ngày sau, bắt đầu thấy bờ. Càng đến gần, càng thấy như không phải Việt Nam. Có vài người xung quanh tiên đoán, chắc là Phi Luật Tân. Khi tàu cặp bến, thì đúng là đất của Phi. Nhưng cũng chưa biết chính xác là ở đâu trên đất Phi. Sau này, thì tôi biết rõ đó là một trại lính của quân đội Mỹ, hình như có tên là Clark, nằm ở Subic Bay. Nơi đây được dùng để làm như một nơi tạm dừng chân cho những người di tản sau khi được tàu Mỹ vớt ngoài khơi Thái Bình Dương. Sau đó sẽ được đưa qua một trong hai nơi để làm thủ tục định cư: hoặc là đảo Guam, hoặc là đảo Wake rất nhỏ nằm giữa Phi Luật Tân với Hawaii.


Khoảng 5 giờ chiều người ta bắt đầu cho người di tản xuống bến. Số lượng người dồn ở hai phần đầu và đuôi của chiếc tàu. Phần giữa hình như là nơi trú ngụ và làm việc của thủy thủ đoàn. Mỗi đầu và đuôi chỉ có một cái thang bằng sắt rất hẹp để di chuyển. Nhóm chúng tôi xuống bến khoảng 9 giờ đêm. Đã thấy có nhiều lều được căng lên cho đồng bào di tản vào ở tạm. Có bảng chỉ đường đi lên nhà ăn, đi phòng vệ sinh, phòng tắm rất chu đáo. Ba anh em tôi và Nga rủ nhau đi tắm rửa, rồi lên phòng ăn, ăn qua loa. Đã 5 ngày rồi, chưa có cơ hội để làm được những việc này. Phòng ăn đông như hội chợ, thức ăn nước uống ê hề. Có vài người đã bắt đầu phung phí thức ăn. Trên đường về lều, khoảng 11 giờ đêm, vẫn còn thấy người di tản đi bộ xuống ở hai cái cầu thang. Ngủ một giấc đến 5 giờ sáng, người vẫn còn xuống ở hai cái cầu thang. Không thể hình dung được. 12 giờ đồng hồ đã trôi qua, vẫn còn người đi xuống ở hai cái cầu thang sắt. Đến giờ này, những người chưa xuống được chắc là phải đói lắm rồi. Tôi chợt nghĩ đến xa hơn, giờ nầy bên quê nhà, mọi người đang ra sao …


Sau này nghe nói chiếc xà lan đưa chúng tôi ra khơi là một trong 4 chiếc xà lan do Toà Đại Sứ Mỹ tổ chức, và cho đậu một cách bí mật ở Kho 5 Bến Trịnh Minh Thế. Phòng hờ vào giờ chót, nếu Phi Trường Tân Sơn Nhứt bị bắn phá hư hại, thì sẽ đưa những người đã được chọn lọc đến Bến Trịnh Minh Thể để ra đi bằng xà lan, thay vì ra đi bằng máy bay từ PT Tân Sơn Nhứt. Tuy nhiên, mọi chuyện diễn tiến quá nhanh. Cho nên vào giờ đó, ai biết và leo lên xà lan, đều được xà lan đưa ra khơi, và cuối cùng sẽ được vớt bởi tàu Mỹ đang rà sát bờ biển Vũng Tàu. Trong 4 chiếc xà lan, thì chiếc cuối cùng đã không thể tách bến được, vì tình trạng quá sức hỗn loạn. Súng nổ vang rền. Tàu kéo bỏ luôn, không dám đến để kéo xà lan ra khơi như đã dự định. Chiếc xà lan đưa chúng tôi ra khơi là chiếc thứ hai tách bến trong chương trình đã được sắp xếp.



Hồ D Thiện, DKSG74

 Nguyễn Xuân Phúc (born 20 July 1954) is a Vietnamese politician currently serving as the President of Vietnam, one of the highest-ranked officials in Vietnam along with Nguyễn Phú TrọngGeneral Secretary of the Communist Party of Vietnam (de facto leader). Phúc ranked 2nd in the Communist Party's 13th Politburo behind Nguyễn Phú Trọng and was ranked 3rd in the 12th Politburo.[1] Nguyễn Xuân Phúc is also a full member of the National Assembly, serving in its 11th, 12th, 13th and 14th terms. He was elected to the post by the National Assembly of Vietnam on 5 April 2021 after serving 5 years as Prime Minister of the country.

NGUYỄN = 536155 = 25 = 7

XUÂN = 5615 = 17 = 8

PHÚC = 8563 = 22 = giữ nguyên

Cộng lại: 7 8 22 = 37. 

Số 37
Số này có quyền lực/thế lực (potency) của riêng nó. Nó kết hợp (be associated) với một bản chất/bản tính/đặc tính cực kỳ nhạy cảm - những quan hệ tốt và may mắn - một từ tính/thu hút mạnh mẻ với công chúng, thường trong lãnh vực Nghệ Thuật - và các hùn hạp làm ăn sinh lợi trên mọi thứ. Số này coi trọng tình yêu và lãng mạn, và đôi khi quá coi trọng về tình dục. Các thái độ đối với tình dục có thể ko theo tập tục/lễ nghi (unconventional) (nhưng khía cạnh này có thể ko luôn luôn có). Có một nhu cầu luôn nói ra (pronounced need) về hài hòa trong những quan hệ. Hạnh phúc và thành công thì đạt được dễ dàng khi hợp tác (in partnership) với người khác hơn là khi làm một mình (operate alone as a single individual).

Dịch từ: Linda Goodman's Star Signs trang 265

 Phạm Minh Chính sinh ngày 10 tháng 12 năm 1958 tại xóm Hoa Trường, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong một gia đình tám anh chị em.

PHẠM = 8514 = 18 = 9

MINH = 4155 = 15 = 6

CHÍNH = 35155 = 19 = 10 = 1 

Cộng lại: 9 6 1 = 16.

 Vương Đình Huệ (sinh ngày 15 tháng 3 năm 1957) là một chính khách người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 của Thành phố Hà Nội, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn Hà Nội.

1/ Dựa vào tên họ.

VƯƠNG = 66753 = 27 = 9

ĐÌNH = 4155 = 15 = 6

HUỆ = 565 = 16 = 7 

Tổng cộng: 9 6 7 = 22.

Theo LTS, số 22 ko tốt nhưng ông lại có ngày sinh rất tốt là 15.

2/ Sau đây là ý nghĩa của số này.

NHÀ ẢO THUẬT (THE MAGICIAN)

15 là số có ý nghĩa huyền bí (esoteric) sâu xa, của sự rung động của thuật giả kim (alchemy) qua đó tất cả ma thuật được bày tỏ (all magic is manifested). Số này cực kỳ may mắn và mang theo nó đặc tính làm say mê kẻ khác (essence of enchantment). 15 đi đôi với tài hùng biện, sự khéo ăn khéo nói, và những tài năng về âm nhạc, nghệ thuật, và kịch nghệ. Số này ban cho (bestows upon) người mang số này một tính khí bất ngờ/đầy kịch tính (dramatic temperament) và sự hấp dẫn/thu hút (charisma) cá nhân mạnh mẽ và kỳ lạ. Số 15 đặc biệt may mắn vì nhận được tiền, quà tặng, những giúp đỡ từ những kẻ khác, vì số này có sự thu hút mạnh mẽ đối với tính vị tha của người khác. Tuy nhiên, không hoa hồng nào lại không có gai, và người xưa cảnh báo rằng số 15 sẽ điều khiển những mức thấp của khoa huyền bí học (lower level of occultism) khi nó liên kết với số 4 hoặc 8. Những người như thế sẽ có thể dùng ma thuật (black magic), thôi miên, và sự dẫn dụ về tinh thần – để thực hiện mục tiêu của họ. Do đó, nếu 15 là ngày sanh, và tên cộng là 4, 13, 22, hoặc 31, thì bạn nên đổi tên sao cho nó bằng một số có thể thu nhỏ bằng 1, như số 10 hoặc 19. Nếu ngày sanh là 15, và tên bằng 8, 17, hoặc 26, thì bạn nên đổi tên sao cho nó bằng 6 hay 24. Nếu tên bằng 15, và bạn lại sanh ngày 4, 13, 22, và 31, bạn nên đổi tên thành 6 hay 24. Nếu tên bằng 15, và bạn sanh ngày 8, 17, hoặc 26, bạn nên đổi tên bằng 6 hay 24.

Ngoài sự cảnh báo trên, số 15 rất may mắn. Nếu bạn sanh ngày 15, và tên cũng bằng 15, bạn được ban cho khả năng mang hạnh phúc đến kẻ khác và đưa ánh sáng vào nơi tối tăm, với điều kiện là bạn không dùng tác động kỳ diệu và may mắn này cho các mục đích vị kỷ./.

Dịch từ quyển Linda Goodman’s Sun Signs nơi trang 252-253.