Saturday, July 5, 2014

KHẾ ƯỚC XÃ HỘI (DU CONTRAT SOCIAL)
. . .
"Jean-Jacques Rousseau (1712-78) tiếp tục đi xa hơn khi cho rằng quyền lực phải được trao cho những người đại diện cho ý chí nguyện vọng của quần chúng. . . Trong một nước, Hiến Pháp chính là bản Khế ước xã hội hay Xã Ước (XU) cơ bản nhất, nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng. Thông qua HP , con người . . . chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay nhà cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị trị) để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp. Để công bằng, trong XU cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền. . . như ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng hộ. Người cầm quyền, đối trọng với quyền lực y có, là những trách nhiệm với cộng đồng. Nếu y không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản HĐ giữa y và CĐ phải bị coi như vô hiệu, và CĐ phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.
. . . Thomas Jefferson, Cha đẻ của Tuyên ngôn Độc lập tiếp tục hoàn thiện khi cho rằng quyền tự nhiên của con người phải là một phần của XU và quyền lực của nhà nước chỉ có thể thực hiện khi xuất phát từ sự đồng thuận của chính những người bị trị.
Nhìn chung, XU thường được nhìn nhận dưới góc độ một quốc gia. Tuy nhiên tư tưởng về XU không hề bị giới hạn ở đó. Chỉ cần có hai người là đã có thể có một bản thỏa ước . . . Như điều lệ doanh nghiệp quy định nguyên tắc hoạt động của DN , quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên. GĐ là người đại diện cho DN . . . bị ràng buộc bằng một HĐ và được trả lương cao hơn vì công việc quản lý xứng đáng được trả lương cao hơn."
. . .
Rút gọn từ nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%BF_%C6%B0%E1%BB%9Bc_x%C3%A3_h%E1%BB%99i