Monday, December 9, 2013

Chiến sĩ đồng thiếc tại tallin estonia .

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tập tin:Tallinn Bronze Soldier - May 2006 - 029.jpg
Chiến sĩ đồng thiếc tại Tallinn vào tháng 5 năm 2006
Chiến sĩ đồng thiếc (tiếng Estonia: Pronkssõdur) là một bức tượng được dựng lên tại thủ đô Tallinn, Estonia, năm 1944 khi Hồng Quân Liên Xô giải phóng Estonia. Bên dưới bức tượng có hài cốt 13 chiến sỹ Xô Viết.
Năm 1940, Liên Xô đã đưa quân vào 3 nước ven biển Baltic (Estonia, LatviaLitva) để lật đổ các chính phủ và cưỡng ép các nước này vào Liên bang Xô viết[1]
Khi quân Đức tiến vào 3 nước này trong Chiến tranh Xô-Đức thì dân chúng 3 nước chào mừng người Đức như các lực lượng giải phóng họ ra khỏi sự thống trị của người Nga[1]. Họ còn cùng các lực lượng Đức tham chiến trong chiến tranh chống Xô viết.
Khi quân Nga tái chiếm Estonia, Stalin đã lưu đày một lượng lớn dân Estonia đi lao động khổ sai và đa số đều đã chết trong thời gian này, đồng thời Stalin cũng đưa người Nga sang định cư trên những vùng đất của Estonia[2]. Sau khi ông chết, người Estonia đã được Nikita Sergeyevich Khrushchyov cho phép về lại quê hương nhưng nhà cửa của họ đã bị người định cư Nga chiếm giữ. Cuối thời Xô viết, tinh thần chống Nga dâng lên rất mạnh ở 3 nước Baltic này.
Sau khi độc lập khỏi nước Nga, hiến pháp của Estonia năm 1992 quy định chỉ có người định cư ở Estonia trước khi Liên Xô xâm lược (1940) mới được coi là người Estonia. Hiện có khoảng 1/3 dân số Estonia gốc Nga di cư sau 1940 trong thời kỳ Xô viết không có quyền công dân. Cộng đồng người Nga tự cho họ có quyền sinh sống tại đây do đã góp công giải phóng Estonia còn người Estonia coi người Nga như một lực lượng xâm lược.
Trong những dịp kỷ niệm chiến thắng 9-5, cộng đồng người Nga tụ tập tại bức tượng đồng ăn mừng trong sự căm ghét của người Estonia địa phương, do đó chính phủ quyết định di dời bức tượng đi nơi khác.
Đêm ngày 27 tháng 4 năm 2007 chính quyền Estonia quyết định di dời nó sang một địa điểm cách đó 3 km. Hành động này dấy lên làn sóng phản đối trong cộng đồng Nga tại Estonia, Nga, UkrainaBelarus. Thị trưởng thành phố Moskva kêu gọi toàn dân Nga tẩy chay hàng hóa Estonia, gọi chính phủ Estonia là chính phủ Phát xít. Tại Kiev ngày 8 tháng 5, đoàn biểu tình phản đối đã mang một chiếc đầu lợn bên ngoài có phủ quốc kỳ Estonia và biểu tượng thập ngoặc ném vào sứ quán Estonia. Tại Moskva biểu tình kéo dài nhiều ngày bao vây và đòi giải tán sứ quán Estonia. Hiện tại bức tượng đã được dựng lại ở địa điểm mới. Một số gia đình Nga yêu cầu Estonia trao trả hài cốt trong số 13 liệt sỹ dưới bức tượng.

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ a b Lịch sử quan hệ Quốc tế 1919-1945, Lê Văn Quang
  2. ^ Báo Thế giới và Hội nhập số tháng 5-2007