Sunday, July 27, 2014


KHÔNG ẢNH VÀ CHỮA CHÁY TRONG CHIẾN TRANH VN .

Nguồn : LIFE Sep 9 1966 .


Cuộc chiến trên không được chắt lọc (distill) trong phòng radar này tại căn cứ TSN . Các chuyên viên KQ Mỹ , làm việc trong ánh sáng của thiết bị điện tử , điều khiển máy bay tới mục tiêu , được biểu thị trên bản đồ hành quân trong suốt .
Thời tiết là nổi nhức đầu liên tục - một khu vực mục tiêu có thể trong suốt hay tối đen (socket) - chỉ trong giây phút , và phương án thay thế phải sẳn sàng . TSN bây giờ điều khiển 1.500 cất cánh và hạ cánh mỗi ngày - 100 lần hơn sân bay O'Hare ở Chicago .
Các chuyên viên KQ (mang nón và găng tay để tránh gàu hay móng tay làm trầy/smudge không ảnh ) đang  nhìn sát (pore over) kết quả không ảnh từ 1 chuyến bay thám thính ban đêm . Cầu bắt qua 1 con sông bị đánh sập , nhưng vận chuyễn của đối phương tiếp tục . Dương bản phim (film expose) cho thấy các điểm ngụy trang từ đó xe tải di chuyển qua sông vào ban đêm .
Tính đa năng gần như ko hạn chế của trực thăng tại VN ko ngừng phát triển . Trong hình , một TT loại HH-43 được dùng trong 1 cuộc thực tập (drill) cứu hỏa tại CC Biên Hòa , nhằm cứu 1 phi công trong 1 máy bay đang cháy .

Khi liều lĩnh (venture) rất gần 1 đám cháy ác liệt (rage) đến nỗi ngọn lửa chiếu sáng (illuminate) cánh quạt , TT này hạ thiết bị chửa cháy bằng bọt , theo sau bởi 2 lính cứu hỏa KQ . Kế đó , trong khi nó lơ lững (hover) ngay bên trên đám cháy và ngay sau lưng 2 ng lính này , một dòng không khí rất mạnh đẩy xuống (downdraft) tạo nên lối đi cho họ tiếp cận trực tiếp với máy bay cháy .
Chờ đợi trong lo âu , 1 trực thăng cấp cứu loại HH-43 Huskie đang bay vòng quanh CCKQ Đà nẳng tại Nam VN  , sẳn sàng cấp cứu cho chiến đấu cơ trở về sau 1 phi vụ .
2 rotor quay ngược chiều (counter-rotating) khiến chiếc TT đặc biệt ổn định , bay với tốc độ 110 dặm/h ở cao độ tới 25.000 bộ Anh . Hình trên và dưới từ NGS Sep 1965 .


Ảnh dưới : Phi công của Phi đoàn 12 Chiến thuật , nghỉ ngơi bên cạnh dây phơi sau chỗ đóng quân (billet) tại phi trường Cam Ranh , đang trải qua ngày chủ nhật bằng uống bia và ăn thịt nướng (steak)  (vì đầu bếp nghỉ tối thứ bảy) .







Một tuần ở đảo Hoàng Sa



Rate This
Lời dẫn: Việt Nam đã có đủ các bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Nay chúng tôi giới thiệu bài điều tra có ý nghĩa như một tác phẩm du ký công vụ của tác giả Vĩnh Phúc kể về những ngày đến thăm, kiểm tra quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và các điểm đảo Boisée (Phú Lâm), Drummond (Duy Mộng), Pattle (Hoàng Sa) và ngang qua các đảo Robert (Hữu Nhật), Duncan (Quang Hòa) do nhà nước Việt – Pháp đương thời quản lý… Trên thực tế, vào thời điểm năm 1938, ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vẫn có hải đăng do chính quyền nhà nước Việt – Pháp kiểm soát, có các đội lính tập An Nam trấn giữ và cho phép người Nhật đến khai thác phosphate và hải sản… Bài báo có tên Một tuần ở đảo Trường Sa, in trên trên Tràng An báo (Huế, số 345, ra ngày 9/8/1938, tr.1+4)…
Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, giới thiệu
  Hoàng Sa (phía dưới, bên trái, ghi là "Bãi Cát Vàng"), trong tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá biên soạn năm Chính Hòa thứ 7 (1686) đời Lê Hy Tông
Hoàng Sa (phía dưới, bên trái, ghi là “Bãi Cát Vàng”),
trong tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá biên soạn năm Chính Hòa thứ 7 (1686) đời Lê Hy Tông
Thông báo hạm La Marne từ giã Tourane dưới một bầu trời quang đãng, ít sóng ít gió. Mặt bể đem lại cho tôi một cái cảm giác khoan khoái chạy khắp mình. Đảo Paracels cách Tourane 300 cây số và Hải Nam 250. Cứ theo tốc lực chiếc thông báo hạm nầy thì ngày hôm sau mới đến.
Tàu lần lần chạy mau thêm để lại cửa bể Tourane mịt mù sau chân trời. Cái cảm giác lúc nãy đã đổi ra đủ thứ khó chịu: nặng đầu, chóng mặt, buồn nôn… Không thể chịu những nỗi cực nhọc của sự say sóng, tôi phải chui vào cabine mà một viên sĩ quan đã nhường lại cho, nằm li bì, dẫu hết sức không thể đứng trên boong tàu nhìn mấy chiếc thuyền bé nhỏ của bạn chài lưới nhởn nhơ làm nghề giữa nơi trời nước bao la.
Nhọc li bì, nằm nép trong cabine cho đến 9 giờ sáng hôm sau, nghe ồn ào trèo lên sân tàu, theo tay chỉ của mấy người thủy thủ đã thấy một vài đảo nhỏ ở xa xa. Nhưng tàu không dừng, cứ đi thẳng vì muốn đổ bộ ở đảo Boisée trước nhất.
 “Chấm đen ở bên phải là Boisée!”. Một viên hạ sĩ quan chỉ cho tôi trông theo. Tàu đến gần, tôi ngạc nhiên thấy phất phới trên đám cây xanh, ngay giữa đảo, một ngọn cờ “mặt trời” đỏ chói. Hình như hiểu sự ngạc nhiên của tôi nên viên hạ sĩ quan lúc nãy vội vàng cắt nghĩa: “Vì trên đảo có một công ty Nhựt Bổn lập cơ sở nên mới có ngọn quốc kỳ của họ”. À ra thế.
Tàu bỏ neo ngoài khơi vì gần đảo rất cạn, vả lại có một dãy đá mọc dài dưới nước rất nguy hiểm. Ngồi dưới xuồng đi từ từ vào đến đất, cặp mắt thật đã được hưởng những phút vô cùng khoái lạc. Mấy bãi cát xa xa dưới lớp nước rất cạn, phản chiếu ánh mặt trời thành một màu lục tuyệt đẹp. Nước trong một cách lạ. Đáy sâu gần 3, 4 thước nhưng trông rõ như cách vài gang. Những mô đá, những cây san hô đủ màu: xanh, đỏ, trắng, tím, lục,… dưới đáy nước giống như một bức gấm thêu, lồng dưới một tấm thủy tinh dày.
Đảo Boisée cũng khá to. Đi bộ vòng quanh đảo cũng mất chừng hơn 1 giờ rưỡi. Có vài khóm cây to, còn thì toàn một thứ cây cành to bằng cổ tay nhưng gỗ rất mềm, lá dài không cao quá đầu người, mọc khắp đảo. Không có một con thú vật gì, trừ một thứ chim muông (mouetté) bay từng đàn rất đẹp nhưng thịt lại hôi, không ăn được. Lánh mình vào giữa đảo, lá vàng rụng đầy đất, bước lên êm như đi như trên thảm. Không một tiếng động, trừ ra tiếng sóng vỗ bờ xa xa: thật là một cảnh êm đềm như mộng.
Trước hết tôi gặp một bọn người Nhựt.
Họ đến đó tất cả là 56 người, chia làm hai đội. Một đội ở trên bộ phá rừng làm nhà, hiện đã xong ba cái nhà cây lợp kẽm và hiện đang làm thêm một cái to hơn. Một nửa làm cả dưới bể. Người cai quản có hơi biết tiếng Anh nên tôi với họ cũng có thể hiểu nhau được. Theo họ thì gần hết người ở đấy đều là thổ dân Đài Loan, chỉ có ba người quê ở Nhựt Bổn. Mỗi tháng có một chuyến tàu của công ty (tiệm chánh của công ty nầy là ở Đài Loan) đưa gạo muối sang và mang cá ướp, cá muối, rùa và cẩn xà cừ họ làm được về. Công ty Nhựt nầy không lấy phosphate như công ty trước.
Cơ nghiệp họ ở đảo Boisée cũng nhỏ hơn trước nhiều, vì với cái hình trạng của họ hiện thờ và những dấu vết của công ty trước để lại có thể quả quyết thế được. Ngay trước trại họ đóng còn thấy một cái nồi “úp de” cao hơn ba thước và vài chục thùng kẽm to tướng đã cũ nát, nằm ngổn ngang. Lại nhiều bức tường và hầm bằng béton đổ nát, chứng rằng cơ sở của công ty trước kia phải to lớn. Một cái cầu sắt bắt nằm ra bể, nay chỉ còn lại những thanh sắt mục rơi dài dưới đáy nước, tình cờ đi tắm mới trông thấy.
Bọn người Nhựt nầy chỉ toàn đàn ông. Họ ở đó một thời kỳ 8 tháng, đến mùa gió bão họ lại về xứ, đổi một ê kíp khác sang. Cơ nghiệp họ, hiện nay chưa có gì. Theo như hôm chúng tôi đến viếng họ, thấy cá ướp cũng chẳng có bao nhiêu và nhà cửa cũng còn sơ sài lắm.
Trên đảo trừ những người Nhựt ra, còn thấy nhiều mồ mả của ngư phủ Tàu không biết vì chết đuối hay là đến làm ăn ở đây mà mạng vong. Nhưng điều đáng chú ý nhứt là một cái miếu con ở gần trại của người Nhựt. Theo kiến trúc ấy, thật cũng khó phân biệt được của ta hay của Tàu, nhưng phần nhiều đều cho là của ta, của đội Tây Sa lập nên từ đời Minh Mạng. Nói vậy tưởng cũng không phải là vô lý.
Chúng tôi từ giã đảo Boisée vào khoảng sáu giờ chiều, sau khi đã để lại cho mấy người Nhựt ít bao thuốc lá (French Tobacco) và ít đồng hào Đông Dương làm kỷ niệm, và sau khi đã nhận được vô số vỏ nghêu hào và xác cây san hô đủ hình và đủ mùi tuyệt đẹp.
Quần đảo Paracels có 5 đảo chánh là: Boisée, Robert, Drummond, Duncan và Patle, ba đảo về giữa không quan hệ mấy vì diện tích nhỏ, không có cây to nên tàu chỉ dừng lại mỗi nơi ít giờ thôi. Trên đảo chẳng có gì cả, trừ ra vài cái mộ người Tàu và ròng một thứ cây nhỏ đã thấy ở đảo Boisée. Tôi quên nói mỗi đảo xa nhau những 3, 4 chục cây số, tàu phải chạy hằng giờ mới đến.
Trong khi tàu bỏ neo trước đảo Brummond, tối đến đã thấy tận chân trời một ngọn đèn phare nhấp nháy. Ngọn đèn ấy của Sở Địa dư Đông Dương đặt ở đảo Patle từ Novembre 1937 để giúp các nhà hàng hải tránh sự hiểm nghèo quanh quần đảo ấy trong những đêm gió bão mịt mù.
Trưa hôm sau tàu mới đỗ trước đảo Patle. Đảo nầy cũng bé nhỏ hơn đảo Boisée, nhưng quan hệ hơn là vì nó nằm gần bờ bể Đông Dương nhứt. Cũng như ở ba đảo kia, đảo nầy không có cây to.
Ngọn đèn phare đặt về phía tây đảo, thắp bằng hơi đá (acétylène), sáu tháng phải ra thay một bận. Cách đó chừng 100 thước có một cái miếu nhỏ; sau miếu lại có một tượng đá hình người đàn bà chắp tay trước ngực. Tượng cao chừng 1m50, chạm trổ rất đẹp. Có lẽ là của người Tàu làm chài lưới đem đến đó thờ.
Trên đảo Patle hiện nay là nơi căn cứ của đội lính tập An Nam. Chánh phủ không những muốn lập ở đó một đài thiên văn, còn muốn làm nơi trú ngụ cho những người chài lưới An Nam ra đó làm nghề.
Tôi không muốn bàn những sự lợi ích về việc dụng binh hay là một vấn đề gì khác, tôi chỉ tiếc ở dãy Tây Sa còn biết bao nhiêu mối lợi có thể nuôi sống biết bao nhiêu là gia đình. An Nam bấy lâu chỉ lo bo bo quanh nhà để chịu đói cực. Không kể đến những mỏ phosphate, riêng một nghề câu cá cũng đủ làm giàu. Nhiều thủy thủ đứng trên  tàu La Marne, thả sợi dây có lưỡi câu móc miếng thịt bò mà cũng có thể kéo lên được nhiều con cá rất to và rất ngon. Nếu người ta biết dùng những khí cụ thích hợp thì kết quả tất phải mỹ mãn lắm.
Sau một tuần linh đinh trên mặt bể bước chân lên đất bằng thật là một sự thích chí. Lúc bấy giờ thật là cũng chưa ngờ mấy hòn đảo khô khan ấy ngày nay lại thành một mối tranh giành của hai cường quốc, và biết đâu không vì nó mà thay đổi cuộc diện Thái Bình Dương./.
Vĩnh Phúc (VHNA)

Cécilia Attias 

Nguồn : wikipedia .

- Trong một cuộc phỏng vấn  Cécilia Sarkozy thừa nhận rằng trong năm 2005 bà đã rời bỏ Sarkozy để đến chung sống với người tình Richard Attias ("Tôi đã gặp, đã yêu, và đã đến với người ấy . . .  Điều xảy đến cho tôi cũng đã xảy ra cho hằng triệu người khác: rồi đến một ngày bạn nhận thấy không còn có chỗ cho mình trong cuộc sống hôn nhân. Hôn nhân không còn là điều quan trọng cho cuộc đời bạn. Không còn là điều tốt đẹp, không còn là tháng ngày hạnh phúc ".





Cécilia Attias
SinhCécilia María Sara Isabel Ciganer-Albéniz
12 tháng 111957
Boulogne-Billancourt,France
Tên khácCécilia Sarkozy
Vợ (hoặc chồng)Jacques Martin (1984-1989)
Nicolas Sarkozy (1996-2007)
Richard Attias (2008-)
Con cáiJudith Martin (b.1984)
Jeanne-Marie Martin (b.1987)
Louis Sarkozy (b.1997)
Cécilia Attias (nhũ danh Cécilia María Sara Isabel Ciganer-Albéniz), sinh ngày 12 tháng 11 năm 1957tại Boulogne-Billancourt, Hauts-de-SeinePháp) là vợ cũ của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Vợ chồng Sarkozy bắt đầu xúc tiến thủ tục ly hôn từ ngày 10 tháng 10 năm2007[1]. Sáu ngày sau, Điện Élysée công bố hai người đã ly thân, sau đó sửa lại là họ đã chính thức ly hôn[2].
Cựu đệ nhất phu nhân của Pháp đã kết hôn với Richard Attias, một nhà tổ chức sự kiện, vào ngày 23 tháng 32008, tại Trung tâm Rockefeller của New York[3].

Thiếu thời

Cha của Cécilia mang hai dòng máu: gypsy ở România và Do Tháiở Nga. Ông tên André Ciganer (tên khai sinh Aron Chouganov) và là một di dân Nga gốc Do Thái sinh tại Bucharest năm 1898.[4][5]Năm 13 tuổi, André rời bỏ quê hương ngay trước lúc Thế chiến thứ nhất bùng nổ.[6] Ông đến sinh sống tại Paris và thành công với nghề buôn bán da lông thú.[7] Ông là người bạn thân thiết với nhà văn Pháp Joseph Kessel. Mẹ của Cécilia, Teresita Albéniz de Swert, cũng mang hai dòng máu (Bỉ và Tây Ban Nha),[6] và là con gái của Alfonso Albéniz Jordana, một nhà ngoại giao Tây Ban Nha.[8][9]
Cécilia có ba anh trai. Patrick Ciganer làm việc cho NASA,[10]Christian Ciganer-Albéniz là một nhà tư vấn,[11] và Ivan Antoine Ciganer-Albéniz là giám đốc bán hàng của công ty movistar củaPeru, cố vấn thương mại và chủ tịch Phòng Thương mại Pháp-Peru. Theo Catherine Nay, tác giả quyển tiểu sử về Nicolas Sarkozy với tên Un pouvoir nommé désir (Grasset 2007), thì Patrick mang họ Ciganer trong khi Christian và Ivan Antoine mang họ Ciganer-Albéniz; còn cô em gái bắt đầu chấp nhận họ Ciganer-Albéniz từ năm 1979.
Từ khi còn bé, những vấn đề tim mạch Cécilia mắc phải đã kìm hãm sự phát triển cơ thể của cô. Đến năm 13 tuổi, cô phải trải qua một cuộc giải phẫu tim, từ đó cô mau chóng phát triển chiều cao lên đến 178 cm (5 ft.10).[12]
Cécilia học chơi piano (đoạt giải nhất tại Nhạc viện Paris), nhận bằng tú tài sau 13 năm theo học tại một trường tôn giáo PhápSœurs de Lübeck. Cô học luật tại Assas. Trong thời sinh viên, Cécilia nhận làm một số công việc trong ngành truyền thông, và làm người mẫu cho Schiaparelli vào buổi tối. Cô bỏ học và làm phụ tá cho thượng nghị sĩ René Touzet (dân chủ cánh tả), một người bạn của anh cô.[13]

Hôn nhân

Ngày 10 tháng 8 năm 1984, Cécilia kết hôn với Jacques Martin, người dẫn chương trình nổi tiếng trên truyền hình Pháp.[6] Cô dâu 26 tuổi và đang mang thai 9 tháng, chú rể 52. Hôn lễ cử hành tạiNeuilly-sur-Seine; thị trưởng thành phố lúc ấy, Nicolas Sarkozy, là người chủ hôn. Gia đình Martin có hai cô con gái, Judith (sinh ngày 22 tháng 8 năm 1984) và Jeanne-Marie (8 tháng 6 năm1987).
Nicolas Sarkozy, yêu cô dâu ngay khi đang cử hành hôn lễ,[13]dành trọn bốn năm sau đó để chinh phục cô. Năm 1988, Cécilia bỏ Martin để về sống với Sarkozy, khi ấy Jeanne-Marie mới sáu tháng tuổi. Đến năm 1989, cô hoàn thành thủ tục ly dị với người chồng cũ. Sarkozy ly dị vợ năm 1996 để kết hôn với Cécilia vào ngày 23 tháng 10 cũng trong năm ấy. Người chứng cho hôn lễ của họ là Bernard Arnault và Martin Bouygues. Sáu tháng sau, ngày28 tháng 4 năm 1997, Louis, người con duy nhất của Nicolas và Cécilia, chào đời.
Năm 2005, Cécilia Sarkozy bắt đầu có mối quan hệ công khai với giám đốc điều hành công ty truyền thông và quảng cáo Publicis,Richard Attias.[7][12] Tuy nhiên, đến đầu năm 2006 bà quay trở lại với chồng, khi ấy ông cũng đang có quan hệ với Anne Fulda, một nhà báo làm việc cho tờ Le Figaro.

Trong chính trường

Mặc dù không đảm nhận vai trò chính thức nào, Cécilia Sarkozy cho thiết lập một văn phòng kế cận văn phòng của chồng khi ông trở thành bộ trưởng.[13] Năm 2004, bà được bổ nhiệm làm cố vấn kỹ thuật cho chồng khi ông đảm nhiệm chức Bộ trưởng Kinh tế.
Dù không có vị trí chính thức trong đảng UMP (Union pour un Mouvement Populaire), Cécilia có một văn phòng tại trụ sở chiến dịch tranh cử của chồng năm 2007.[14]
Cécilia Sarkozy không cùng đi với chồng đến bầu phiếu[15] dù hai cô con gái của bà tháp tùng Nicolas đến phòng phiếu, bà cũng không ở bên chồng trong thời gian kiểm phiếu, nhưng dành hai tuần lễ trước ngày bầu cử để nghỉ dưỡng tại Florida.[12][13][16]Theo lời đồn đại, chỉ vì yêu cầu của hai cô con gái mà Cécilia Sarkozy vào phút chót đã bay từ Luân Đôn về dự lễ nhậm chức tổng thống của Nicolas Sarkozy, với một trang phục bình thường mà một người bạn đã gọi đùa là "trang phục đào tẩu".[14]

Phu nhân Tổng thống

Cécilia Sarkozy chỉ có một lần xuất hiện ngắn ngủi tại hội nghị thượng đỉnh G8 trong tháng 6 năm 2007, rồi biến mất, lấy cớ là có cuộc hẹn quan trọng tại Paris, để Tổng thống Sarkozy một mình dự quốc yến mà không có phu nhân bên cạnh.[16] Tháng 8 năm 2007, khi cùng chồng viếng thăm Wolfeboro, New Hampshire, Cécilia đã rút lui vào phút chót khỏi bữa ăn trưa với George W. Bush và Laura Bush, với lý do bà và các con bị viêm họng, dù sau đó bà đi mua sắm tại một trung tâm thương mại ở New Hampshire.[17]
Trong tháng 7 năm 2007, Cécilia Sarkozy đến Libya hai lần để gặpMuammar al-Gaddafi nhằm giúp bảo đảm việc trả tự do cho năm điều dưỡng người Bulgaria và một bác sĩ người Palestine. Những người này đã mất 5 năm trong tù chờ đợi án tử hình vì những cáo buộc đã làm lây nhiễm virus HIV cho các trẻ sơ sinh ở Libya.[18]Trong tháng 10 năm 2007, cánh tả ở Pháp đòi Cécilia Sarkozy ra điều trần trước một ủy ban của quốc hội về những điều kiện trả tự do cho sáu tù nhân ấy.[19] Arnaud Montebourg (PS) chỉ trích phu nhân tổng thống, cáo buộc bà đã vận động ngầm với Bộ trưởng Ngoại giao Bernard Kouchner, trong khi tổng thống lên tiếng ca ngợi vợ mình.[19]

Ly hôn

Tháng 10 năm 2007, một vài phương tiện truyền thông tiết lộ những tin đồn cho rằng vợ chồng Sarkozy đã ly thân và sắp sửa đi đến quyết định ly hôn.[20][21] Một bản tin trên tạp chí Time (16 tháng 10 năm 2007) ghi nhận việc Cécilia Sarkozy thường đến ngụ tại một khách sạn ở GenèveThụy Sĩ; đây cũng là nơi Richard Attias đang sinh sống.[22]
Ngày 18 tháng 10 năm 2007, AP và CNN.com tiết lộ sắp có tuyên bố chính thức về cuộc ly hôn. Trong ngày, tờ New York Times đưa tin Điện Élysée ra thông báo vợ chồng Sarkozy "công bố ly thân bởi sự đồng thuận từ hai phía"; nhưng sau đó lại sửa thông báo trên bằng công bố hai người đã chính thức ly hôn.[23]
Ngày 19 tháng 10 năm 2007, trong một cuộc phỏng vấn đăng trên trang đầu của tờ L'Est Républicain, Cécilia Sarkozy thừa nhận rằng trong năm 2005 bà đã rời bỏ Sarkozy để đến chung sống với người tình Richard Attias ("Tôi đã gặp, đã yêu, và đã đến với người ấy"); bà cũng cho biết dù đã trở lại với Sarkozy, cuộc hôn nhân của hai người cũng không thể hàn gắn được. "Điều xảy đến cho tôi cũng đã xảy ra cho hằng triệu người khác: rồi đến một ngày bạn nhận thấy không còn có chỗ cho mình trong cuộc sống hôn nhân. Hôn nhân không còn là điều quan trọng cho cuộc đời bạn. Không còn là điều tốt đẹp, không còn là tháng ngày hạnh phúc."[24]