Sunday, February 16, 2014

Người Jeh và Mnong ở cao nguyên Việt Nam . 
Hình và bài đều lấy từ : National Geographic April 1968 .


Trại LLĐB ở Dak Pek (phía bắc Dakto) , bảo vệ những làng của ng Jeh chung quanh . Trên bản đồ là vị trí của 16 làng . Tên của nhiều sông và ấp có chữ Dak , có nghĩa "sông' và 'làng' .


Người Jeh cũng có những nhà sàn , hình trên , được gọi là marao , được chống đở bởi cột gỗ . Khi trai và gái đủ 7- 8 tuổi - phải vào đó , sống trong những khu có vách ngăn ; khách cũng ở đó . Trong ảnh là các lính Lực lượng Đặc biệt người Jeh và trẻ em .

Người cha Jeh này , vừa giữ con , vừa đan rỗ để vợ dùng nó đựng lúa vừa gặt .

Dụng cụ của người Jeh (từ phải sang trái) : 2  dụng cụ  dùng để chặt cây và tách gỗ . Ba món kế dùng để khắc gỗ .  Hai loại mác được đàn ông hay đàn bà dùng để phát quang/dọn rừng .

" . . .Tới ngày sanh , phụ nữ người Jeh (sống ở phía Bắc Kontum) vào rừng , phải nắm chặt một khúc gỗ - được đẻo/cắt đặc biệt (clutch a specially cut wooden staff) - trong khi sinh đẻ ; đôi khi chị phải đứng để làm điều đó . Mẹ và con chỉ về nhà chung của làng sau 10 ngày , và phải vào bằng cửa sau hay cửa hông . . . "
 . . .
Mỗi làng người Mnong (ko liên quan với ng Hmong , sống ở phía Tây của Đà Lạt) có những ngôi nhà chung chứa được 8 gđ , được sưởi ấm bởi lửa , cũng được dùng để chứa gạo , chỗ để dụng cụ , và chỗ ngủ . Một phụ nữ Mnong tại buôn Buôn Rocai hút ống vố (pipe) , hình trên ,  trước khi nấu ăn tối . Bên trong nhà sàn này ko có ngăn chia , nhưng mỗi gđ có cửa riêng . Đàn ông trong làng ngủ trên giường lót ván như bên trái của hình  . 
Bản đồ khu vực của người Mnong , phía tây của  Đà Lạt



1/ Quốc lộ 14 , do Pháp làm , không còn xử dụng vì sợ phục kích . Trước kia nối liền Sài Gòn và Đà Nẳng . Xe hủ lô rỉ sét , bỏ hoang từ 1954 , đã từng bảo trì đoạn đường trải nhựa hai làn này . Các KS của VNCH đang cố gắng tái lập đoạn đường này .
(QL 14 chỉ đi tới Dak To , bắc Kontum , nơi diễn ra những trận đánh dữ dội trong mùa hè năm 1972 . Đoạn từ Dak To đi Đà Nẳng trước đó không xử dụng . Tuy nhiên , sau HĐ Paris 1973 , CSBV đã sửa chữa đoạn QL14 ở phía tây Đà Nẳng (thuộc quận Thường đức, Quảng nam) để chuyển quân  tới gần Đà nẳng (QL 14 gặp QL 1 ở Tam Kỳ) . Những trại lực lượng đặc biệt dọc theo đoạn đường này đều bị tấn công . Những trận đánh ác liệt nhứt tại vùng 1 chiến thuật gần như đều xảy ra tại vùng này , giửa SĐ Dù + bộ binh với quân csbv . Quân VNCH tiến vào vùng này , bằng QL 14 , hai bên toàn núi non rất bất lợi . - Tài)
Người phụ nữ Mnong này ở buôn Rocai , hút píp và dệt vãi . Ng khác thì chuẩn bị bửa ăn tối với cơm/gạo , được gặt trước khi chín , để nuôi những ng tị nạn khác . Thang gỗ trước nhà và rổ rá , để rải rác hai bên đường làng
Đứa bé Mnong này , được mẹ  địu bằng một cái mền sọc để di dự lễ hội được mùa .

Người phụ nữ Mnong này ở buôn Rocai biểu diễn tài nghệ với khung cửi (handloom) .  Chị cẫn thận luồn que gỗ để nâng một số sợi chỉ và do vậy tạo ra mẫu mã . Dân làng se chỉ từ cây bông gòn , trồng xen kẻ với lúa .
Bản đồ Việt Nam  
PS . Mỗi người Thượng là một nghệ nhân (tự dệt vãi , khắc gỗ , v.v...) ; cả đàn bà cũng trang bị mác để phát quang rừng . Họ sống  hòa hợp thiên nhiên : trung bình 7 năm họ đổi chỗ ở 1 lần theo phong tục. 
NÓI THÊM :
 Người Mnong còn gọi là Bu-dâng .
a/Tổ chức cộng đồng
Mỗi làng thường có vài chục nóc nhà, ông trưởng làng đóng vai trò to lớn trong dân làng. Mọi người sống theo kinh nghiệm và tập tục truyền lại từ nhiều đời. Nam nữ, trẻ, già ai cũng thích rượu cầnthuốc lá cuốn.
b/Hôn nhân gia đình
Người M'Nông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, trong gia đình người vợ giữ vị trí chính, nhưng người chồng không bị phân biệt đối xử, họ sống tôn trọng nhau. Cha mẹ về già thường ở với con gái út.
Theo nếp cũ, đến tuổi trưởng thành, người M'Nông phải cà răng mới được yêu đương lấy vợ lấy chồng. Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính là dạm hỏi, lễ đính hôn, lễ cưới. Nhưng cũng có nơi đôi vợ chồng trẻ ở phía nào là tùy thỏa thuận giữa hai gia đình. Người M'Nông thích nhiều con, nhất là con gái. Sinh con sau một năm mới đặt tên chính thức.
c/Tục lệ ma chay
Trong tang lễ, người M'Nông có tập quán ca hát, gõ chiêng trống bên áo quan suốt ngày đêm. Sau khi hạ huyệt, họ dùng cây, que và lá cây trải kín miệng hố rồi mới lấp đất lên trên. Qua 7 ngày hoặc một tháng, gia chủ làm lễ đoạn tang.
H 2 : Một máy bay C-123 * đang cất hàng hóa tại Buôn Brieng (phía bắc Ban mê Thuột) . 
* Tải trọng rỗng : 16 tấn , tải trọng khi cất cánh tối đa 27,2 tấn , chở 60 ng hay 12 tấn hàng .