Monday, September 28, 2015

Lá thư của Sirik Matak .
Tôi thành thật cảm ơn về lá thư và lời mời đưa tôi tới tự do . Than ôi , tôi ko thể rời đất nước trong một cách thức nhục nhã như vậy . Đối với ông và đặc biệt là đất nước vĩ đại của ông , tôi ko bao giờ tin rằng vào một lúc nào đó , ông lại có ý nghĩ bỏ rơi một dân tộc đã chọn lựa tự do . Ông đã từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi ko thể làm gì về (điều) đó . Ông rời bỏ chúng tôi và tôi cầu chúc ông và đất nước ông sẽ tìm thấy hạnh phúc dưới bầu trời . Nhưng ông hảy nhớ kỷ rằng , là điều rất xấu nếu tôi sẽ chết ở đây trên đất nước - mà tôi yêu quí , nhưng chúng ta đều sinh ra và phải chết vào một ngày nào đó . Tôi CHỈ phạm một lỗi lầm là TIN TƯỞNG NƠI ÔNG , người Mỹ . Xin chấp nhận , ngài đại sứ thân mến , những tình cảm chân thành và thân hửu của tôi .
Hoàng tử Sirik Matak .

Theo Kinh Phật, hiện tượng ‘Mặt trăng máu’ là điểm gở bởi nó báo hiệu sẽ xuất hiện dịch bệnh, động đất, chiến tranh. Không những thế trong Kinh Thánh cũng có đề cập những điều tương tự.

mặt trăng máu,
Hiện tương mặt trăng máu
Theo «Đại Chính Tàng Kinh» ghi lại: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát, thì là báo hiệu tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”. “Nhật nguyệt bạc thực” ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà nhiều người nói tới, khi ấy hoặc là đại ôn dịch lưu hành, hoặc là con người sẽ gặp họa binh đao.
Trong kinh Phật «Nhân vương hộ quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh» cũng có ghi chép như sau:
Phật nói: “Đại vương! Đại thiên thế giới chúng ta có bách ức Tu Di, bách ức nhật nguyệt, mỗi một Tu Di có bốn thiên hạ. Thiệm Bộ Châu này có thập lục đại quốc, ngũ bách trung quốc, thập vạn tiểu quốc, trong các nước lại có bảy nạn. Hết thảy quốc vương để trừ tai nạn, thì giảng thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa này, bảy nạn liền diệt, quốc thổ an lạc”.
Vua Ba Tư Nạc hỏi: “Bảy nạn thế nào?”
Phật nói: “Một, nhật nguyệt thất độ. Nhật sắc thay đổi—màu trắng, màu đỏ, màu vàng, màu đen, hoặc hai ba bốn năm mặt trời cùng chiếu; nguyệt sắc thay đổi—màu đỏ, màu vàng; nhật nguyệt bạc thực, hoặc có trùng luân—một hai ba bốn năm bánh xe hiện trùng nhau. Hai, các sao thất độ. Sao chổi, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh, v.v. các chư tinh, đều thay đổi hoặc hiện ban ngày. Ba, long hỏa, quỷ hỏa, nhân hỏa, thụ hỏa, đại hỏa tứ khởi thiêu hủy vạn vật. Bốn, thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường. Mùa đông mưa sấm sét, mùa hạ băng sương tuyết, mưa đất đá núi cho tới cát vụn, mưa đá bất thường, mưa đỏ sông đen, sông ngòi ngập lụt, núi lở đá rơi. Năm, cuồng phong nổi dậy, che lấp nhật nguyệt, cuốn nhà nhổ cây, cát bay đá chạy. Sáu, thiên địa kháng dương, ao hồ khô cạn, thảo mộc chết khô, ngũ cốc không thành. Bảy, bốn phương giặc đến cướp nước trong ngoài, chiến tranh nổi dậy, bách tính tử vong”.
mặt trăng máu,
Hiện tượng 3 mặt trời xuất hiện ngày 17/02, ở phía Đông Chelyabinsk, Nga
Hiện giờ “bốn năm mặt trời” đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới, đồng thời màu sắc mặt trăng biến thành đỏ hoặc vàng cũng đã xuất hiện. Nếu như những điều trong Kinh Phật là đúng thì thì thế giới sẽ có đại nạn: đó là long hỏa, quỷ hỏa, nhân hỏa, thụ hỏa, đại hỏa gây nguy hiểm cho vạn vật; hoặc là thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường. Mùa đông mưa sấm sét, mùa hạ có tuyết rơi, mưa đá bất thường, sông ngòi ngập lụt, hoặc bốn phương giặc đến cướp nước trong ngoài, chiến tranh nổi dậy, bách tính tử vong…
12-1427970291_660x0
“Khải Huyền” của Thánh Kinh, tiết 12 chương 6 cũng mô tả: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả mặt trăng trở nên đỏ như máu”. “Cựu Ước” của Thánh Kinh, tiết 1 chương 7 cũng nói: “Trước ngày tận thế là mặt trăng đỏ máu…”
mặt trăng máu,
Cổ ngữ có câu: “Nguyệt hữu huy hoàng, ám sắc thỉ quang, thiên tai hàng chỉ”.
Nghĩa là địa cầu bình thường thì Âm Dương, Ngũ hành quân bình, như vậy vạn vật mới có thể sinh trưởng, phát dục; tuy nhiên khi phát sinh hiện tượng nguyệt thực toàn phần, Ngũ hành trên địa cầu chịu ảnh hưởng, trường khí của địa cầu bị đảo loạn, như vậy tai họa sẽ phát sinh.
Địa cầu sẽ có các biến hóa mới nữa, động đất, sóng thần, hồng thủy, sấm chớp, mưa bão, núi lửa, cuồng phong, các loại ôn dịch, tai họa, v.v. Giữa các quốc gia, giữa con người với nhau sẽ chinh chiến bất đoạn. Mặt trăng nguyên là thuộc Âm, chính là chủ sát, màu đỏ đại biểu tia máu ngút trời, tương lai thế giới sẽ xảy ra chiến tranh gây tử vong rất nhiều người.
«Khai Nguyên Chiêm Kinh» cũng đề cập: “Mặt trăng đỏ” đại biểu chiến tranh và việc binh, lại có người lớn trong nước tử vong. Cũng là nói “Quốc gia đổi chủ, đại thần tương vong, khi ấy tất có binh họa phát sinh”.
Trong thời gian vừa qua, trên thế giới xảy ra rất nhiều hiện tượng bất thường, chiến tranh và dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi. Thiên tai ngày một bất thường và nghiêm trọng. Do đó những điều được nêu trong Kinh Phật, Kinh Thánh cũng như các thư tịch của người xưa không phải là không có cơ sở.
Khai Nguyên (tổng hợp)

Saturday, September 26, 2015

VU KHI SONG DUNG CUA TQ .
http://www.strategycenter.net/research/pubID.187/pub_detail.asp







Thursday, September 24, 2015

HỆ THỐNG CỐNG RÃNH PARIS : LÃNH ĐẠO CÓ TẦM NHÌN XA THÌ DÂN NHỜ .
 - THÀ LÀM TỚ THẰNG KHÔN HƠN LÀM THÀY THẰNG DẠY - CHÂM NGÔN VN .
Nghĩ tới trận lụt mà Sài Gòn , Hà Nội và Hải Phòng đã bị chỉ sau khi mưa ba giờ , tôi thấy câu nói trên ngày càng đúng đắn .
I/ Paris có sạch đẹp như ngày nay là nhờ hoàng đế Napoleon đệ tam .
Một hệ thống cống rãnh lạ lùng giúp Paris sạch đẹp , đc xây dựng từ 1852-1869 , nghĩa là cách đây trên 150 năm .
Hình 1 - 2 : họ ngăn ko cho rác rưởi (debris) làm nghẹt ống cống .


Hình 3- 4 : Kế bên lổ cống thoát nước thì lại có hệ thống phun nước , lấy từ sông , để rửa đường . Nước thải lại chạy vào ống cống để xuống các đường hầm thoát nước cao 2.3 m và rộng 1.3 m nằm ngay dưới vĩa hè . Kế đó là đường hầm lớn hơn cao 4.4 m và rộng 5.6 m .



Hình như chỉ Paris mới có hệ thống rửa đường như vậy ?
Ở San Jose , mùa nóng các cống rãnh bốc mùi hôi thúi vì ko có hệ thống phun nước rửa đường như Paris . Hàng tuần chỉ có xe quét đường (street sweeper) để nước ko ứ động làm hư lề đường .
II/ Nếu HCM và bọn đàn em của ông có được sự khôn ngoan , có tầm nhìn xa như các hoàng đế Pháp * (Napoleon đệ tam , v.v...) thì các tp này đâu có ngập lụt thường xuyên như giờ .
Cách đây hơn 150 năm , các ks Pháp , dưới lãnh đạo của hoàng đế này đã làm mới toàn bộ hệ thống cống rãnh tại Paris , dài trên 1.000 km mà tác dụng còn hửu ích tới bây giờ . Họ đã hảnh diện với ht cống rãnh này đến độ lập viện bảo tàng .
* Thời Sài gòn còn là thuộc địa Pháp , ng Pháp đã không đô thị hóa các vùng trủng như Nhà Bè , Thủ Thiêm hay quận 7 . Thời VNCH cũng áp dụng như vậy . Chỉ có ĐCSVN quang vinh mới coi thường quy luật đó .
III/ Đọc thêm : Bảo tàng về hệ thống cống rãnh Paris , http://www.atlasobscura.com/places/paris-sewer-museum

Monday, September 14, 2015


TRẬN ĐÁNH ĐỒN NGÃ SÁU, TRÊN RANH GIỚI GIỮA TỈNH KIẾN PHONG VÀ ĐỊNH TƯỜNG

Viết về một trận đánh lớn ngày 11.3.75 và ba ngày sau đó, nhưng chưa từng đăng trên báo chí hải ngoại. Để tưởng nhớ các đồng đội thuộc TĐ 2/10 sư đoàn 7 bộ binh VNCH đã hy sinh hay mất một phần thân thể trong trận đánh này. 



Đường màu vàng cam là hương lộ 20 chạy từ quốc lộ 4 vô quận lỵ Hậu Mỹ. Đường màu xanh lục là quốc lộ 4. Trị Pháp và Đồng Tháp Mười kế đó là căn cứ địa (base area) của quân CSBV và MTGPMN. Căn cứ địa 20/7 ở phía nam QL-4, thuộc quận Sầm Giang. 

Đường màu xanh lá là Kinh Bằng Lăng, đường màu tím là Kinh số 7. Hương lộ 20 chạy từ QL-4 đến quận lỵ Hậu Mỹ - thành lập từ thời ông Diệm, nằm ở ngã tư Kinh số 7 và Kinh Tổng đốc Lộc, và tôi từng đóng quân ở quận lỵ này, với chợ quận chỉ còn khung sắt, vì bị CS phá hủy sau một trận đánh. Bản đồ in năm 1971 bởi Nha Địa dư VNCH tại Đà Lạt.
Kinh Tổng đốc Lộc, chạy qua đồn Kinh Ngã Sáu, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Kiến Phong và Định Tường. Kinh Rạch Ruộng nối kinh Tổng đốc Lộc với sông Cửu Long.

LỜI NÓI ĐẦU: Mới đây tôi đã đăng bài Chiến dịch Trị Pháp diễn ra từ ngày 12 - 19 tháng 2 năm 1974 tại liên ranh ba tỉnh Kiến Phong, Kiến  Tường, và Định Tường. Tham dự có trung đoàn 10 và 12 của sđ 7 bộ  binh, trung đoàn 14 và 1 tiểu đoàn của trung đoàn 16 thuộc sđ 9 bộ binh QLVNCH; và ba chi đoàn thiết vận xa M-113. 
Hôm này tôi đăng bài trận đánh đồn Ngã Sáu xảy ra ngày 11.3.75, nghĩa là xảy ra cách đây 49 năm và bảy ngày, có sự tham dự của một số đơn vị của sư đoàn 7 bộ binh VNCH (trong đó có TĐ 2/10 mà tôi phục vụ) chống lại ba trung đoàn quân chính quy CSBV. Đây là một trận đánh đầu tiên cấp sư đoàn của csbv tại quân khu 4, nhằm cầm chân sư đoàn 7 bộ binh VNCH sau khi Bắc quân tấn công Ban Mê Thuột ngày 10.3.75. Sau đó là một trận đánh lớn khác trên quốc lộ 4 vào tháng 4.1975 tại khu vực thuộc quận Bến Tranh tỉnh Định Tường và tỉnh Long An, trong đó có trung đoàn 12 của sđ 7 bộ binh tham dự. Tuần báo Pháp Paris-Match đã phỏng vấn đại tá Đặng Phương Thành, trung đoàn trưởng. Cũng vì chiến thắng vẻ vang của trung đoàn này, mà đại tá Đặng Phương Thành, sau khi bị bắt do trốn trại ở miền Bắc, đã bị đánh đập dã man tới chết. Sau đây là bài về trận Kinh Ngã Sáu.
======
TĐ 2/10 sư đoàn 7 BB QLVNCH, mà tôi phục vụ, đã gần như bị xóa sổ vào ngày 11/3/1975 khi đi tiếp cứu cho đồn Ngã Sáu (đồn này do tiểu đoàn 450 ĐPQ trú đóng với 2 khẩu 105 ly), có tên như trên vì là nơi 3 con kinh giao nhau gồm các Kinh Tổng đốc Lộc, Kinh số 5Kinh Hai Mươi Tám, xem bản đồ, bị quân CSBV tấn công cùng ngày.
Ngày hôm đó, sau khi nhận tiếp tế tại một địa điểm trên hương lộ 20, một con lộ chạy cặp theo Kinh số 7, đi từ QL-4 vào quận lỵ Hậu Mỹ -- quận lỵ này nằm ở giao điểm của Kinh số 7 và Kinh Tổng đốc Lộc, xem bản đồ. TĐ tôi đã đi bộ một khoảng trên TL này. Tôi còn nhớ đại úy Hồ Bé, TĐ trưởng, một người rất vui vẻ cởi mở, mới coi TĐ được vài tháng, nguyên trước đây là đại đội trưởng hay trưởng ban 3 của TĐ 11 BĐQ của thiếu tá Vương Mộng Long, đã nói với tôi: Hôm nay tụi mình đi picnic.
Sau khi vượt Kinh số 7, TĐ tiến về hướng tây để đến đồn Ngã Sáu. (Sau này, tôi được biết một số đv khác của sđ 7 cũng tham gia cuộc tiếp cứu này bằng đường bộ hay trực thăng vận theo các hướng khác nhau). Có lẽ đại úy Bé, do tin tức tình báo về lực lượng địch không đầy đủ hay do lịnh của trung đoàn bảo ông phải gấp rút tái chiếm đồn Ngã Sáu trước khi địch quân có thể dùng đại bác 105 ly của đồn để bắn phá các vị trí quân sự của VNCH trong khu vực, nên ông đã chủ quan khinh địch khi cho TĐ di chuyển theo ba mũi vào ban ngày trên một địa thế trống trải, với ruộng lúa đã gặt xong, nước lấp sấp với nhiều mương nước ngang dọc. Mủi ở giữa gồm ba đại đội trong đó có đại đội chỉ huy (CH), hai đại đội còn lại bảo vệ cánh phải và cánh trái của TĐ. Khi tiến gần đám vườn tược rậm rạp ở bờ Kinh Bằng Lăng, đại đội đi đầu bị chận đứng bằng cối 81 ly và sau đó địch đã dùng đại liên 12.8 ly. (Theo bản đồ do Nha Địa dư Quốc gia VNCH tỉ lệ 1/150.000 in năm 1971, mà tôi đặt mua gần đây từ VN, Kinh Bằng Lăng cũng là ranh giới giữa hai quận Giáo Đức và Cái Bè, và nơi chúng tôi bị chận đánh thuộc Xã Mỹ Thiện của Cái Bè -- một cái tên rất đẹp nhưng nay là chiến trường đẫm máu của đôi bên. Trận đánh diễn ra chỉ cách quận lỵ Hậu Mỹ khoảng 7.5 km về phía tây nam, nghĩa là trong tầm đại bác 105 ly của quận lỵ này. Nếu chúng tôi vượt qua kinh Bằng Lăng thì sẽ đi ngang xã Mỹ Đức Tây trước khi gặp Kinh Tổng đốc Lộc). 
Khi thấy địch dùng súng này, tôi biết địch chuẩn bị xung phong. Là sq ban 5, tuy ko chỉ huy lính, tôi ko nằm mẹp xuống đất để tránh đạn mà chồm đầu lên quan sát. Nhờ vậy tôi mới thấy địch quân xuất hiện dầy đặc, hàng hàng lớp lớp ở hông phải của TĐ: đại đội giữ mặt này, do địa thế trống trải (ruộng cạn nước, chỉ có một ít mương dẫn nước), đã từ từ bỏ vị trí và rút về phía trái, nghĩa là nhập vào đại đội chỉ huy. Đại đội này trở nên tuyến đầu với phần lớn là lính chuyên môn, nên buộc phải rút chạy về phía trái. Do địa thế trống trải, TĐ chỉ có thể dựa vào các mương nước và vườn tược có sẵn để chống trả. Không quân từ Cần Thơ đã gửi máy bay A-37 và F-5 và pháo binh đã yểm trợ đắc lực cũng như sự chống trả dũng cảm của mọi người trong TĐ, nên đã gây thương vong cho đối phương rất nhiều. Tôi còn nhớ, một số cán binh csbv, đi chân không để chạy nhanh, do bị thương nặng đã lết theo chúng tôi và lạy lục "xin các ông cứu chữa và cho chúng con con đi theo". Tôi chửi chúng "chúng tao lo lính chúng tao ko nổi, huống hồ lo cho bọn bây". TĐ đã cố gắng cầm cự, chờ đến khi trời tối mịt, chỉ để lại một trung đội tử thủ, bắn cầm chừng, còn bao nhiêu rút về quận lỵ Hậu Mỹ gần đó, sau khi vượt Kinh số 7. Ngày hôm sau, từ quận lỵ Hậu Mỹ, TĐ được trực thăng bốc về căn cứ Đồng Tâm
Lúc đó vì binh sĩ của TĐ đã mất tinh thần nên khi máy bay đến, họ tranh nhau lên trực thăng, và tôi là kẻ lên sau cùng, ngồi bỏ chân ra ngoài. Trực thăng liền bốc nhanh lên cao để tránh đại liên 12.8 ly và hỏa tiển SA-7: gió mạnh đã bắt đầu hút tôi ra bên ngoài, nhưng may mắn thay, có kẻ nào đó ngồi sau tôi nắm dây ba chạc của tôi để giữ tôi lại; tôi nghĩ, lúc đó, chỉ cần một loạt 12.8 ly hay hỏa tiển SA-7 bắn lên là tôi rơi xuống ở độ cao mấy trăm mét vì các binh sĩ lúc đó sợ hãi và ko giữ giây ba chạc để cứu tôi -- và tôi sẽ ko còn trên cõi đời để viết bài này.
Mấy ngày sau, tại căn cứ Đồng Tâm, tôi nghe kể lại khi đại đội trinh sát 7 vào tìm xác thì thấy các sq đều bị bắn bể đầu; do trời nóng, lại có nước lấp xấp, nên các thương tích đều hóa giòi. Kết quả của trận đánh: nhiều sq đại đội trưởng và trung đội trưởng, mà nhiều người là bạn tôi, đã tử trận và bị thương; một số lớn hsq, bs tử trận, bị thương, hoặc mất tích. Trung sĩ Hùng, HSQ quân số của TĐ, bị thương nhẹ và bị CS nhốt dưới hầm, nên đã được đại đội trinh sát 7 cứu. Tại căn cứ Đồng Tâm, sau khi được tái trang bị và bổ sung quân số, TĐ đã tổ chức một số cuộc hành quân nhỏ cho tới ngày 30.4.75.
Theo hồi ký của các cựu chiến binh cũng như quân sử của sđ 8 csbv, đây là lần đầu tiên tại quân khu 4, họ đã mở một trận đánh cấp sư đoàn để tấn công đồn kinh Ngã Sáu để vừa công đồn vừa đả viện. Cũng qua lời khai của tù binh, họ đã bố trí ba trung đoàn thuộc sđ 8 bộ binh tân lập CSBV, chung quanh đồn Ngã Sáu để chặn đánh viện quân vì biết rằng QLVNCH sẽ phải cứu viện để lấy lại 2 khẩu 105 ly của đồn này. Họ cũng nhằm mục đích cầm chân và tiêu hao lực lượng của QK 4 để không thể tiếp cứu các QK khác sau khi Ban Mê Thuột bị tấn công và thất thủ. Nếu tôi ko lầm, trận đồn Ngã Sáu là trận lớn nhứt tại QK 4 ngay sau khi quân csbv nổ súng vào Ban mê Thuột. Trận đánh lớn kế tiếp là trận trung đoàn 12 của sđ 7 giải tỏa QL 4 ở Bến Tranh và Long An trong tháng 4.1975. Có nhiều báo chí quốc tế đặc biệt là Paris-Match đã làm phóng sự về trận đánh và phỏng vấn trung đoàn trưởng là đại tá Đặng phương Thành. Ông đã bị đánh chết trong tù vì CS cay cú bởi chiến công này của trung đoàn 12. Tôi là người đầu tiên ở hải ngoại dịch bài phóng sự của Paris-Match và đưa lên báo chí hải ngoại. 
Tôi viết bài nầy, để tưởng nhớ rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh trong trận đánh. Hơn nữa, để giúp cho thế hệ mai sau* biết được có một trận đánh lớn như vậy tại QK 4 mà báo chí Việt Nam ở hải ngoại chưa thấy ai thấy nhắc tới. Tôi biết nhà báo Vương Hồng Anh đã viết nhiều bài về sđ 7 nhưng chưa thấy ông đề cập đến trận đánh này. Tôi mong sẽ được nhiều ý kiến phản hồi hay đóng góp cho bài này.
* Một số quân nhân của TĐ 2/10 sống sót sau trận này, sau khi đi tù hay vượt biên, hiện ở Mỹ hay các nước khác, vì quá buồn hay mặc cảm nên đã ko viết về trận đánh này./.
CẬP NHỰT: Theo hồi ký của các cựu binh CSBV cũng như quân sử của các trung đoàn csbv tham chiến, trung đoàn 24 đã tấn công và chiếm đồn Ngã Sáu, do TĐ 450 ĐPQ trấn đóng lúc 18 g ngày 11.3.75. Cùng ngày, trung đoàn 320 cũng đụng độ mạnh với TĐ 2/10 tại xã Mỹ Thiện, mà tôi phục vụ. Ngày 13/3, TĐ 3/11 cũng của sđ 7 từ hướng đông bắc đã tái chiếm đồn Ngã Sáu nhưng bị trung đoàn 207 csbv đánh bật. 
Chiến sự ác liệt đã kéo dài trong các ngày 11, 12, 13, và 14/3/75, đã "gây thiệt hại nặng cho TĐ 450 bảo an (ĐPQ) tại đồn Ngã Sáu và TĐ 2 trung đoàn 10 sđ 7 bộ binh, gây tiêu hao cho TĐ 453 bảo an (ĐPQ) và TĐ 3 trung đoàn 11 sđ 7 bộ binh, tiêu diệt 285 địch, làm bị thương 313 tên, bắt sống 55 tên. Chúng ta có 128 đồng chí tử trận và bị thương..." Nguồn: Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng - Trang thông tin của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang (vannghetiengiang.vn)
NHẬN XÉT CỦA TÔI: Dù chỉ có hai TĐ ĐPQ và hai TĐ bộ binh của sđ 7 VNCH tham chiến, họ chiến đấu ác liệt chống lại ba trung đoàn của sđ 8 CSBV, đã chuẩn bị hầm hố kỹ lưỡng, chưa kể các đơn vị du kích địa phương, tổn thất trên đây của QLVNCH do quân CSBV đưa ra không phải là quá phóng đại, sai sự thực. 

Viết xong tại San Jose ngày 20.12.10 lúc 10:49pm, và sửa lại chút đỉnh ngày 18 tháng 3 năm 2024, để kỷ niệm 49 năm ngày diễn ra trận đánh này. 


TRẬN KINH NGÃ SÁU NGÀY 11.3.1975 , THEO LỜI KỂ CỦA MỘT SQ CỘNG SẢN THAM DỰ TRẬN ĐÁNH .

(ngày đăng October 5, 2011)

Thưa các bạn ,

        Trong 1 vài viết cách đây khá lâu với tựa đề "  để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong trận đánh gần kinh Ngã Sáu tháng 3/1975" (xin vào link :
wwwtrananhtu19.blogspot.com/.../ban-o-tinh-inh-t... ) , tôi đã kể về việc ngày 10 hay 11.3.1975 ,  tiểu đoàn 2 trung đoàn 10 sđ 7 bộ binh QLVNCH đã bị phục kích (giửa ban ngày)  khi đi tiếp viện cho đồn kinh Ngã Sáu - bị đối phương đánh chiếm trước đó . Trong trận này , tđ đã bị thiệt hại nặng nề vì di chuyển ban ngày giửa đồng trống . Lẻ ra tôi đã hy sinh trong trận này như nhiều sq đại đội trưởng và trung đội trưởng khác  , hình như gần 20 người  ; đã lâu quá nên ko còn nhớ .
       Đã lâu , tôi tìm kiếm thông tin về trận đánh này nhưng ko thấy . Như đã nói trong bài viết của tôi , trận này là trận lớn nhứt tại quân khu 4 - ngay sau khi Ban mê Thuột bị tấn công ; các cấp chỉ huy cs đã phát động trận đánh này nhằm cầm chân các đơn vị chủ lực của qk 4 , ko cho tiếp viện lẫn nhau . Sau trận này , tđ tôi về căn cứ Đồng Tâm để bổ sung quân số ; sau đó tham dự 1 số các cuộc hq nhỏ cho tới ngày miền nam sụp đổ .
       May mắn thay , cách đây  hai ba ngày , trong khi tìm kiếm thông tin về trận đánh này , tôi đả vào được vài link , do các cựu bộ đội - trước đây thuộc trung đoàn 24  sư đoàn 8 quân CSBV - thực hiện . Hóa ra , trung đoàn này đã có nhiệm vụ đánh đồn kinh Ngã Sáu , hai trung đoàn 207 và 320 của sđ này thì phục kích hai tiểu đoàn của trung đoàn 10 , sđ 7 bộ binh VNCH đi tiếp viện , trong đó có tđ tôi .
       Sau đây , là nguyên văn bài viết về trận tấn công đồn Ngã Sáu . Mặc dầu , với văn phong của một sĩ quan cộng sản , tác giả đã khá trung thực khi kể lại sự chiến đấu quyết liệt của cả hai phía củng như thiệt hại của cả hai phía . Nếu có bạn nào khó chịu vì một vài lời lẽ trong bài viết dưới đây , xin thông cảm : với quan niệm của 1 người viết sử , tôi cố gắng vô tư và trình bày cái nhìn từ cả hai phía . Bây giờ thì ai củng già , ai cũng sắp chết hết rồi : tôi đã 64 và tác giả bài viết cũng cở tuổi như tôi . Chúng ta nên cùng nhau đốt nén hương lòng cho những người lính đã nắm xuống ở cả hai phía  . Dù cho là lính của bên nào củng vậy ,  họ đều có tình cảm như nhau , họ ko muốn phải xa gia đình và vợ con thân yêu để đi chiến đấu  ở một chiến trường xa xôi ; họ phải tuân lịnh thượng cấp và khi đụng trận họ phải giết đối phương nếu ko muốn bị giết !

 v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v b v 


Ngày 11/3/1975, phối hợp cùng toàn quân đồng loạt mở Chiến Dịch Hồ Chí Minh; trong trận then chốt mở màn,Trung Đoàn 24, Quân khu 8 đã "Anh dũng tiến công - Vượt sông quyết thắng", san bằng căn cứ Ngã Sáu (Nay thuộc xã Mỹ Thiện - Cái Bè- Tiền Giang), góp phần cùng quân và dân ta dựng nên "TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG NGÃ SÁU BẰNG LĂNG" hôm nay...

Dưới đây là trích đoạn trong cuốn


"TRUNG ĐOÀN 24 -1966-1979"


NXB.QĐND phát hành năm 2000. (Từ trang 310 đến 319)



                     CHIẾN THẮNG NGÃ SÁU - BẰNG LĂNG

  ...Cuối tháng 2 năm 1975, ở Khu 8, Khu ủy, Quân khu ủy và Bộ tư lệnh quân khu đã kiểm điểm đánh giá kết quả đợt 1, đã phân tích những nguyên nhân hạn chế và đề ra quyết tâm nhiệm vụ đợt 2 một cách sát hợp hơn, được Quân ủy và Bộ tư lệnh Miền nhất trí thông qua.

   Đồng chí Thiếu tướng Lê Quốc Sản sau thời gian trị bệnh ở miền Bắc đã trở lại quân khu làm Tư lệnh thay đồng chí Đồng Văn Cống về làm Phó tư lệnh Miền. Đồng chí Trần Văn Nghiêm - Phó tư lệnh - tham mưu trưởng quân khu về làm Tham mưu trưởng Miền. Đồng chí Lê Minh Đào làm Tham mưu trưởng Quân khu 8.

   Phương án tiến công đợt  cũng đã được quân khu thông qua. Ngày "N" của đợt 2 thống nhất với ngày "tết" của chiến dịch Tây Nguyên. Ngày 1 tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 8 triệu tập các trung đoàn trưởng, chính ủy lên Sở chỉ huy quân khu nhận nhiệm vụ.  Sau khi nghe Bộ tư lệnh quân khu thông báo tình hình chung, nói rõ nhiệm vụ của quân khu trong đợt 2, đã nhấn mạnh nhiệm vụ Trung đoàn 24 trong trận then chốt mở màn. Đây là một trận đánh khó khăn và phức tạp nhất, mục tiêu lớn, công sự kiên cố, sông ngòi bao bọc, Sư đoàn 7 đang đứng trong khu vực. Dứt điểm được Ngã Sáu lại tiêu diệt được 1 - 2 tiểu đoàn chủ lực địch thì ý nghĩa thắng lợi sẽ vô cùng to lớn. Trung đoàn 24 là trung đoàn đánh công sự vững chắc, quân khu rất tin tưởng nên giao cho các đồng chí trọng trách này.

   Các trung đoàn của Sư đoàn 320 phải diệt được quân viện không cho chúng vào giải tỏa bảo đảm cho Trung đoàn 24 yên tâm hoàn thành nhiệm vụ Đây là trận đánh cấp Sư đoàn của Quân khu diệt cả địch trong công sự và ngoài công sự ở một địa hình sông nước, yêu cầu phát huy hết khả năng để hoàn thành tốt trận then chốt.

   Sư đoàn cho biết: Trung đoàn 24 được tăng cường 1 khẩu cối 120 ly, 3 dàn tên lửa H12, 2 bệ phóng bom tự tạo . . . cộng với hỏa lực của trung đoàn.  Tối 1 tháng 3 năm 1975, đội hình trung đoàn đã di chuyển về tuyến kênh 28 đóng ách căn cứ Ngã Sáu khoảng 2km về phía đông nam. Đây là vùng mới giải phóng chỉ còn lại số ít dân trông nom vườn tược, đại đa số đã tạm cư trú ở ven thị trấn . . .

   Thường vụ Đảng ủy trung đoàn đã nghiên cứu quán triệt nhiệm vụ trên giao, xác đỉnh Sư bộ phương án tác chiến để cán bộ đi chuẩn bị chiến trường và chuẩn bị tư tưởng, vật chất kỹ thuật cho bộ đội. Đồng chí trung đoàn trưởng cùng các tiểu đoàn trưởng, tham mưu trưởng và cấp phó đêm 2 tháng 3 đã vào điều nghiên căn cứ Ngã Sáu, nắm được vị trí của địch nằm ở góc hẹp phía đông Ngã Sáu, phía tây bắc giáp kênh Cái, phía đông nam giáp kênh 28 theo hình chữ nhật lệnh giống hình thang, diện tích khoảng 2.000 mét vuông.

   Địch xây dựng căn cứ ở vị trí này là rất hiểm hóc, ba mặt là sông nước, kênh rạch, còn phía đông là đầm lầy bỏ hoang, quân cơ động có thể từ hướng này phản kích lại. Lực lượng địch khoảng 300 tên do tiểu đoàn bảo an 453 và 1 trung đội pháo 105 ly 2 khẩu đóng giữ từ khi Mỹ vào miền Nam. Đây là căn cứ do công binh Mỹ xây dựng (theo địa phương cho biết).  Điểm mạnh của địch là quân đông, hỏa lực mạnh, công sự vật cản kiên cố, địa hình xung quanh bất lợi cho đối phương tiến công. Ngoài ra địch còn được 6 trận địa pháo, cùng không quân và lực lượng Sư đoàn 7 đứng cách vài ki-lô-mét về phía bắc chi viện. Từ đó địch có phần chủ quan cho đây là căn cứ bất khả xâm phạm vì từ trước đến nay chưa bị tấn công lần nào.  Hàng ngày địch tung lực lượng ra phục kích, trinh sát thăm dò, cấm dân buôn bán, gia đình binh sĩ đến gần đồn, đặc biệt không ai được vào trong đồn, do đó lực lượng ta (địa phương) tổ chức vào không được. 
Sau khi điều nghiên, tìm hướng đột phá chủ yếu, thứ yếu, xác định cách đánh, trung đoàn giao nhiệm vụ cho các tiểu đoàn, bộ phận hỏa lực. Mọi kế hoạch hiệp đồng bảo đảm được thảo luận kỹ trên sa bàn. Công binh bắc 3 dây cáp cho bộ đội tập, kỹ thuật cắt rào, giá bộc phá, động tác xung phong đánh chiếm đầu cầu, . . . đã được bộ đội chuẩn bị tốt, tư tưởng quyết tâm của cán bộ chiến sĩ rất cao, xác định quán triệt sâu sắc ý nghĩa trận đánh - trận then chốt mở màn đối với toàn quân khu.

   Về chỉ huy: đồng chí Trung đoàn phó Út Thu đi trực tiếp với Tiểu đoàn 5, đồng chí Phó chính ủy Bùi Văn thương đi trực tiếp với Tiểu đoàn 4, Sở chỉ huy trung đoàn đóng gần Tiểu đoàn 4.

   Quyết tâm chiến đấu của trung đoàn được Quân khu hoàn toàn nhất trí.  Đồng chí Tám Vỵ - Sư đoàn phó cùng cơ quan luôn xuống trung đoàn kiểm tra xem xét có gì cần thì giải quyết liền. Đồng chí Ba Trọng - Chính trị viên Huyện đội Cái Bè, thương binh phải chăng nạng cũng đến thăm và động viên trung đoàn, đồng chí nói: "Các anh mà dứt điểm Ngã Sáu này thì huyện Cái Bè coi như được giải phóng 80 - 90% - Ngã Sáu mà đi đứt thì số đồn bốt kìm kẹp còn lại vắt chân lên cổ mà chạy".

   Đồng chí Ba Bá - Tỉnh đội phó Mỹ Tho cũng đến động viên trung đoàn và nói rõ kế hoạch hợp đồng tiến công gỡ đồn của tỉnh với đánh căn cứ Ngã Sáu của Trung đoàn 24.

   Tối 10 tháng 3 năm 1975, toàn trung đoàn chia thành nhiều hướng mũi tiến về căn cứ Ngã Sáu, trời sáng sao lờ mờ, không gian hoàn toàn yên tĩnh. Tất cả mọi người ai cũng chờ đợi và hy vọng. Suốt đêm 10 tháng 3 địch không bắn một phát súng, một quả pháo sáng nào. Liên lạc giữa trung đoàn với các tiểu đoàn 4, 5, 6, trận địa hỏa lực đều thông suốt, bộ đội bí mật thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật một cách thận trọng chính xác . . . Trung đoàn trưởng yêu cầu kiểm tra lại giá đặt bộc phá, hỏa lực kiểm tra lại các phần tử bắn chờ 4 giờ (sáng 11 tháng 3) sẽ có lệnh.  Đồng chí Phan Lương Trực - Tham mưu phó Quân khu đi với Sở chỉ huy trung đoàn đã báo cáo tình hình trên với Bộ tư lệnh quân khu ở Sở chỉ huy tiền phương (có đồng chí Ba Thắng - Chính ủy, Trần Văn Nghiêm - Phó tư lệnh, Huỳnh Văn Mến - Phó tư lệnh, Mười Thi - Chính ủy Sư đoàn 8 cùng đồng chí Tám Vy - Phó tư lệnh Sư đoàn 8 trực chiếm theo dõi chặt trung đoàn) .

   Đúng 4 giờ 11 tháng 3 năm 1975, trung đoàn ra lệnh phát hỏa, lập tức 2 qua bộc phá nổ tung rung chuyển cả khu vực, các loại hỏa lực dồn dập nã vào căn cứ Ngã Sáu.

   Sau 3 phút Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 đều báo cáo đã chiếm được đầu cầu rồi đang nhanh chóng phát triển, 2 lô cốt bị phá hủy tan tành, mỗi nơi chết gần chục tên.

   Tiểu đoàn 4 báo cáo đã vượt sông an toàn tuyệt đội. Cối 120, 81 ly, 12,8 ly đại liên, ĐKZ tiếp tục bắn phá những mục tiêu cản trở bộ binh ở trung tâm. Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 đều báo cáo trong đồn, địch bố trí dây kẽm ngăn cách từng khu nhỏ một, địch toàn ở nhà nửa chìm nửa nổi, nối với các giao thông hào ra tường hộp và lô cốt không thể đánh phát triển nhanh như Tam Bình, Sa Mát được. . .

   Các tiểu đoàn yêu cầu tăng cường bộc phá và đạn hỏa lực vào, ĐKZ 75 của Tiểu đoàn 5 đã được điều vào trong đồn. Đồng chí Út Thu và đồng chí Thương - Phó chính ủy và các tiểu đoàn trưởng đều đang ở trong đồn. Địch phản kích từ hướng tây bắc đã bị B41 và ĐKZ 75 tiêu diệt, chúng co lại. . . Tiểu đoàn 4 và 5 đều trông thấy nhau trong giao thông hào, bộ đội đã dùng xẻng đào đất vòng qua rào kẽm nhét lựu đạn thủ pháo vào hầm địch . . . địch đã ném lựu đạn ra, ta ném trả làm chúng sợ không dám ném nữa.

   Đến 8 giờ 30 ta chiếm được trận địa pháo 2 khẩu nguyên vẹn, pháo thủ địch bỏ chạy hết nên không hạ nòng bắn được. Khu trung tâm ta làm chủ, địch dồn hết về khu chỉ huy phản kích lại. Tiểu đoàn 4 đánh chiếm được bờ tường thành phía nam, Tiểu đoàn 5 chiếm được bờ tường thành phía bắc đang hướng về sở chỉ huy địch ở hướng nam - tây nam.  Số thương vong của chúng đã lên tới trên 100 tên, nhiều hầm, hào đầy xác chết. Tiểu đoàn 453 yêu cầu chi viện gấp ngay từ lúc 6 giờ sáng.

   Đến 12 giờ trưa ta làm chủ một phần hai đồn, địch dựa vào các hầm hào được lệnh tử thủ. Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 phải chấn chỉnh lại đội hình, điều động hỏa lực, tổ chức hiệp đồng từng tiểu đoàn để chuẩn bị đánh dứt điểm.

   Lúc 6 giờ sáng, hướng Tiểu đoàn 6, đồng chí Hoàn - Tiểu đoàn trưởng báo cáo cách 700 mét ở hướng đông bắc có khoảng 1 đại đội địch đang bò vào.Các loại súng đại liên, cối 82 ly đang sẵn sàng nhả đạn. Đây là đại đội do trực thăng địch đổ xuống lúc 5 giờ 30 phút sáng.  Tiểu đoàn 6 đã nổ súng diệt nhiều tên buộc chúng phải lùi lại hàng trăm mét, khẩu cối 82 ly của đồng chí Phan Khắc Long bắn rất trúng, làm đại đội địch vừa chạy lùi vừa kêu pháo chi viện.

   Phi pháo đã giội bom bắn - phá dữ dội từ lúc 5 giờ sáng quanh căn cứ Ngã Sáu. Khẩu cối 82 của đồng chí Long đã bị bom nổ gần, làm đồng chí Long - Trung đội phó bị thương, khẩu đội đã  di chuyển sang chỗ khác.

   Đến 8 giờ, Trung đoàn 320 đã chạm súng ở cánh đồng Bằng Lăng với 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 7.  ở Ngã Sáu, địch dựa vào công sự, dây kẽm, hầm hào phản kích rất quyết liệt chúng tập trung hết hỏa lực để đối phó cố chịu đựng đến để rút. Ta phải diệt từng ổ đề kháng cho từng tổ đánh chiếm, không thể xung phong vào được vì vật cản nên tốc độ chậm.

   Đến 15 giờ ta đánh chiếm được gần hết tường thành phía tây. Hỏa lực 2 tiểu đoàn dập vào khu cố thủ ở góc phía tây nam. Đến 16 giờ 30 phút ta làm chủ hoàn toàn căn cứ Ngã Sáu.  Địch đã chạy thoát một số bằng xuồng khoảng vài chục tên (xuồng này chúng đã ém sẵn ở bờ tây sông để hàng ngày đi lại), ta dùng đại liên bắn chặn, ĐKZ chế áp không kết quả.

   Hàng loạt đạn pháo chụp bắn vào đồn nhưng bộ đội đều vô sự nhờ có công sự của địch khá vững chắc. Trận này bộ đội ta chiến đấu rất dũng cảm, nhiều đồng chí diệt nhiều địch như đồng chí Phương, Tấn, Hòa, Dũng, Bình, Vinh . . .

   Kết quả trong 1 ngày chiến đấu ta đã diệt và bắt 280 tên, chạy thoát khoảng 20 - 30 tên, diệt gọn tiểu đoàn bảo an 453, 1 trung đội pháo binh, 1 trung đội thám báo, diệt 30 tên của Sư đoàn 7 phản kích. Thu 250 súng các loại có 2 pháo 105 ly, 2 cối 81, 4 đại liên, 2 khẩu 12,7 ly, 6 khẩu ĐKZ 57, 10 khẩu M79 còn lại M16, 1 kho đạn pháo, cối ĐKZ. . . (số vũ khí trên bị phá hở hủy một phần hai, cùng các kho lương thực quân trang quân dụng hư hại gần hết).

   Thương vong của ta 35 đồng chí (hy sinh 32, có đồng chí Hào - Chính trị viên phó Tiểu đoàn, 4 cán bộ đại đội bị thương).  Theo lệnh quân khu: Trung đoàn 24 để lại 1 đại đội chốt giữ, lực lượng Trung đoàn 207 vào thay thế trung đoàn rút ra vị trí quy định.
 
   Về đánh viện: Trung đoàn 320 đã diệt 1 tiểu đoàn của trung đoàn 10 Sư 7 lúc 15 giờ ngày 11 tháng 3. Sư đoàn 7 đưa 1 tiểu đoàn thứ nhất của trung đoàn 10 đi tăng viện tiếp lại đúng vào hướng Trung đoàn 207 đã bố trí, tiểu đoàn này bị đánh thiệt hại nặng phải quay trở lại. 

   Ngày 11 tháng 3 ở hướng chủ yếu của đợt 2, Sư đoàn 8 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diệt được căn cứ Ngã Sáu, 1 tiểu đoàn chủ lực và đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn khác của Sư đoàn 7. Nhưng rạng sáng ngày 12 tháng 3 lực lượng Sư đoàn 7 vào định chiếm lại căn cứ Ngã Sáu kết hợp giải quyết hậu quả đã bị Trung đoàn 207 đánh bật.

   Ta làm chủ khu vực Ngã Sáu làm cho nhiều đồn bốt còn lại ở khu vực Cái Bè chưa đánh đã chạy. Lực lượng địa phương giải phóng hàng loạt ấp xã.  Mục tiêu của quân khu lúc này cụ thể là Sư đoàn 8 bao vây tiến công thẳng vào các chi khu, căn cứ cấp Sư đoàn, trung đoàn địch nhằm tiêu diệt quân chủ lực ngụy, còn các tỉnh đẩy mạnh tiến công với huyện. Hàng loạt đồn bốt khắp nơi bị ta đánh chiếm.
Sư đoàn 7 vào giải tỏa Cai Lậy nhưng chúng hành quân ngoài phương án tác chiến của Trung đoàn 24 nên không bị diệt. Chủ lực và bảo an có về phòng thủ các mục tiêu quan trọng không dám giải tỏa. Lực lượng các tỉnh đã tiến công và nổi dậy khá mạnh. Địch đã bị đánh bật khỏi vùng 4 Kiến Tường, tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường cơ bản đã không còn địch trừ thị xã và một số thị trấn của Các huyện của tỉnh Mỹ Tho ta cũng kiểm soát tới 85%, trong đó có huyện Chợ Gạo là chủ yếu của Mỹ Tho, địch chỉ còn ở chi khu và mấy đồn ven lộ.
... ./.


                                                                            

TRẦN ANH TÚ ,
SAN JOSE , CALIFORNIA , NGÀY 5.10.2011 LÚC 0903 AM .
BẢN ĐỒ TỈNH ĐỊNH TƯỜNG TRƯỚC 1975 .

Đây là một tỉnh - mà tiểu đoàn 2/10 sư đoàn 7 bộ binh VNCH , mà tôi phục vụ  - đã hành quân nhiều nơi trong tỉnh này . Và ngày 10/03/1975 , tiểu đoàn cũa tôi , đã tan hàng khi lọt vào ổ phục kích , giửa ban ngày , trên đường tiếp cứu cho đồn Ngã Sáu , đã thất thủ đêm trước .



Trên bản đồ , bạn thấy tỉnh lộ đi từ quốc lộ 4 , ngang qua làng Cái Nứa và dẩn tới quận lỵ Hậu Mỹ . Trước đây , nơi này là khu trù mật (agroville) Hậu M, thành lập từ thời cố TT Ngô đình Diệm để định cư những ng công giáo di cư 1954 . Người CS đã nhiều lần tấn công khu này và sau này , lúc chúng tôi đi qua chỉ còn  trơ trọi khung sườn thép (có lẽ là phần còn lại cũa nhà lồng chợ hay ngôi giáo đường ?) . Chúng tôi đã đi lại trên tỉnh lộ này nhiều lần và lần chót là để giải cứu cho đồn Ngã Sáu . Ngày hôm đó , chúng tôi được đoàn xe quân vận đổ xuống gần làng Cái Nứa ; chúng tôi đi bộ một quảng và sau đó vượt qua con kinh , nằm bên trái cũa TL này . TĐ chia làm ba mũi , tiến về hướng tây ; địa thế rất trống trải , lúa đã được gặt , ruộng chỉ xâm xấp nước . Và TĐ tôi đã lọt vào ổ phục kích của mấy trung đoàn CS và gần như bị tan hàng . Sau đó , TĐ vĐồng tâm "hấp lại" và hành quân lai rai cho tới ngày 30/4/75 . Tôi đã có vài bài nói về trận này trên blog này  , trong đó có bài của một SQ cũa CS tham gia trận đánh đồn Ngã Sáu .

Saturday, September 12, 2015

Bịnh mất ngủ : Phương pháp dân gian "đánh bật" căn bệnh này không dùng thuốc

Thái Phong (T.H) | 10/07/2015 11:41


Phương pháp dân gian "đánh bật" căn bệnh mất ngủ không dùng thuốc
Ngày nay, rất nhiều người mắc chứng bệnh mất ngủ nhưng không muốn dùng thuốc an thần vì lo ngại những tác dụng phụ của thuốc.Giấc ngủ có một chức năng sinh học quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh lý của bạn. Mất ngủ khiến cho giấc ngủ thiếu hụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.Ngày nay, không chỉ người già mà rất nhiều người trẻ cũng rơi vào tình trạng mất ngủ. Để sức khỏe không bị bào mòn dần bởi chứng bệnh này, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ và khắc phục chúng.1. Những nguyên nhân thường gặp dẫn tới chứng bệnh mất ngủ
- Căng thẳng:
Trong thời hiện đại, với áp lực công việc và cuộc sống, nhiều người cảm thấy căng thẳng thường xuyên. Sự căng thẳng này dẫn đến mất ngủ, thậm chí, ngay cả khi sự căng thẳng qua đi, bạn vẫn tiếp tục bị mất ngủ.
- Vấn đề tâm thần:
Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng mật thiết đến giấc ngủ. Nếu như bạn gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn tâm trạng do trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, thường xuyên cảm thấy sợ hãi, căng thẳng... bạn rất dễ mắc chứng mất ngủ.
- Vấn đề sức khỏe:
Bạn có thể gặp chứng mất ngủ nếu cơ thể có vấn đề sức khỏe như mắc bệnh tim, phổi tăc nghẽn, hen suyễn, parkinson, alzheimer, bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đêm, hoặc bệnh khớp...
2. Những hiểm họa khi bị mất ngủ
Mất ngủ trong một thời gian dài không những bào mòn sức khỏe khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt mà còn gây ra những căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng. Theo các nhà nghiên cứu, khi mắc bệnh mất ngủ kéo dài bạn có thể đối mặt với những căn bệnh sau:
- Tai biến mạch máu não:
Chuyên gia Megan Ruiter đến từ Đại học Alabama tại Birmingham đã công bố nghiên cứu của mình cho thấy người ngủ dưới 6h/đêm có nhiều khả năng đột quỵ hơn so với người nghỉ ngơi đầy đủ.
Nguy cơ này cũng gặp ở những người thừa cân, tiểu đường, tăng huyết áp do những người mang bệnh này cũng gặp vấn đề liên quan đến sức ngủ
- Béo phì và tiểu đường:
Bệnh mất ngủ có thể làm gia tăng lượng đường trong máu và làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, đó chính là nguyên nhân gây nên bệnh béo phì và tiểu đường.
- Trầm cảm:
Hình ảnh chụp não cho thấy thiếu ngủ có thể làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não đặc biệt là trong số những người hay lo âu. Chính điều này đã dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm.
- Ung thư:
Các cuộc nghiên cứu đều cho thấy người ngủ ít hơn 6h một đêm có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư ruột kết.
Nguyên nhân là do thiếu ngủ đã dẫn đến tăng mức độ viêm sưng trong cơ thể và tác động vào các phản ứng miễn dịch, cả hai đều liên quan đến bệnh ung thư.
- Bệnh tim mạch:
Một cuộc nghiên cứu vào năm 2011 đăng tải trên tờ Tim mạch châu Âu đã khám phá ra rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm thì có đến 48% là phát triển bệnh tim mạch hoặc qua đời vì bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mức độ viêm sưng trong cơ thể, chứng tăng huyết áp và cholesterol ở những người thiếu ngủ.
3. Chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc
Ngày nay, rất nhiều người mắc chứng bệnh mất ngủ nhưng không muốn dùng thuốc an thần vì lo ngại những tác dụng phụ của thuốc. Thông thường, người ta thường "cầu viện" đến các giải pháp chữa mất ngủ của y học cổ truyền.
Trong Đông y, có rất nhiều cách chữa mất ngủ như sử dụng những món ăn - bài thuốc có tác dụng an thần. Có thể kết hợp giữa các bài thuốc an thần và việc xoa bóp một số vị trí trên cơ thể là cách chữa mất ngủ hiệu quả nhất.
Báo Sức khỏe và Đời sống dẫn lời bác sĩ Nguyễn Thị Hoa hướng dẫn cách xoa bóp đơn giản để chữa bệnh mất ngủ như sau:
Xoa xát vùng mặt:
Xoa 2 tay vào nhau cho nóng rồi dùng 2 tay xoa xát quanh mặt 10 - 20 vòng.
Dùng hai ngón tay giữa luân phiên day nhẹ huyệt ấn đường (ở giữa hai đường lông mi) 20 lần.
Huyệt ấn đường
Huyệt ấn đường
Từ huyệt ấn đường vuốt nhẹ theo hai hàng mi tới huyệt thái dương, mỗi bên 30 lần cho đến khi huyệt có cảm giác hơi căng thì dừng lại.
Vuốt vùng tai:
Dùng 2 ngón tay cái đặt phía sau tai, 2 ngón tay trỏ đặt phía trước tai, vuốt từ đỉnh tai đến dái tai mỗi bên 20 lần. Khi cảm thấy tai nóng lên là được.
Vuốt vùng cổ:
Dùng 2 ngón tay trỏ bấm huyệt an miên (nằm chỗ lõm bên cạnh chỗ xương lồi lên ở phía sau tai) mỗi bên 5 lần.
Dùng mặt trong của các ngón tay xoa xát từ trên xuống dưới cổ 20 lần (xoa nhẹ và chậm), khi cảm thấy nóng cổ lên thì dừng lại.
Xoa vùng bụng (làm trước khi đi ngủ):
Nằm ngửa, 2 lòng bàn tay xoa xát vào nhau cho thật nóng. Đặt tay lên bụng xoa theo chiều kim đồng hồ 20 vòng rồi lại xoa ngược lại 20 vòng.
Day huyệt dũng tuyền:
Buổi tối trước khi đi ngủ ngâm chân vào nước ấm. Khi da chân hơi đỏ, lấy ngón tay cái day huyệt dũng tuyền (nằm giữa chỗ lõm ở 1/3 phía trên gan bàn chân) mỗi bên 30 lần.
Huyệt dũng tuyền (H2)
Huyệt dũng tuyền (H2)
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, khi tiến hành xoa bóp trị mất ngủ cần tập trung tinh thần và kiên trì thực hiện sẽ có hiệu quả rất nhanh.

Thursday, September 10, 2015

SUSAN WOJCICKI , TIẾP THEO .
Trong 1 bài trước đây tôi viết : theo Lý Thuyết Số , nhân tài của châu Atlantide * đã tái sinh hay nhập cư vào nước Mỹ . Có thể họ học tại một ĐH hay một trường TH nào ở bang khác , nhưng họ lại khởi nghiệp ở bang Cali , đặc biệt tại Thung lủng Điện tử (Silicon Valley) ** . Ví dụ như Mark Zuckerberg , (sáng lập Facebook) , sinh ở New York , học TH ở New Hampshire và Harvard , sau về Palo Alto , bắc Cali khởi nghiệp .
Hôm nay tôi xin nói về bà Susan Wojcicki , CEO của chi nhánh Youtube của Google , được báo TIME gọi là "người đàn bà QUYỀN LỰC NHỨT của internet" . http://www.tranthanhhien.com/…/susan-wojcicki-nguoi-ba-quye… .





Bà ra đời tại quận Santa Clara (trong đó San Jose) , bắc Cali ngày 5/7/1968 , có bằng cử nhân về nghệ thuật tại Harvard , Cao học về Khoa học tai UC Santa Cruz và CH về quản trị kinh doanh tại UCLA . Cha là nhà giáo Do Thái gốc Nga , mẹ là giáo sư vật lý Mỹ gốc Ba lan .(theo wiki) .
* Theo Lý Thuyết Số và triết gia Platon thời cổ Hy Lạp , châu này , nằm giửa Âu châu và Mỹ châu , người dân có trình độ KHKT rất cao , chế tạo nhiều máy móc , vì làm nhiều điều xằng bậy nên bị Thượng Đế trừng phạt , nên cách đây khoảng 10.000 năm , đã bị động đất và núi lửa nhận chìm xuống biển , biến thành biển Đại Tây Dương (Atlantic Ocean) . Những người sống sót sau trận đại hồng thủy này đã đi tới Ai Cập và Trung Mỹ , xây các kim tự tháp - với kỷ thuật vẫn đầy những điều ko giải thích được với KHKT bây giờ .
** "Sergey Brin , gốc Nga , sang Mỹ lúc 6 t , có B.A. tại ĐH Maryland , sau đó lấy bằng PhD về khoa học máy tính tại ĐH Stanford , bắc Cali . Tại đây làm bạn với Page . Từ phòng ngủ với máy tính rẻ tiền , hai ng đã xây dựng công cụ tìm kiếm trên mạng . CT này quá phổ thông ở Stanford khiến họ khởi nghiệp cty Google từ một garage thuê .
Ông nói "kiến thức luôn luôn tốt , và chắc chắn là luôn luôn hơn sự dốt nát" , một triết lý được hảng này tóm gọn trong câu "Sắp xếp thông tin của TG và làm cho thông tin này dễ dàng truy cập và hửu ích cho mọi ng" .
Ông lấy em gái của bà Susan Wojcicki . Dịch từ wiki .
ĐIỀU MÀ ĐÀN ÔNG VÀ ĐÀN BÀ CẦN LÀ KHUYẾN KHÍCH/ĐỘNG VIÊN . THAY VÌ LUÔN NÓI LẢI NHẢI (HARP) VỀ LỖI LẦM CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG , HẢY NÓI VỀ NHỮNG TÍNH TỐT CỦA Y . HẢY CỐ GẮNG KÉO Y KHỎI VẾT LÚN (RUT) CỦA THÓI QUEN XẤU .-- ELANOR PORTER , TIỂU THUYẾT GIA MỸ , 1868 - 1920 .


Wednesday, September 9, 2015

BÉ GÁI TQ 9 TUỔI ĐI XA 2.000 KM ĐỂ GẶP CHA MẸ .

Ảnh minh họa
Bắt đầu từ 2010 , cha mẹ của bé Xi 9 t chuyển tới tp Putian , tỉnh Phúc Kiến để làm việc . Bé Xi bị bỏ lại tại tp Nanchong , tỉnh Tứ Xuyên . Vì nhớ cha mẹ , vào ngày CN 30/8/2015 , cháu lấy 1.000 NDT và giấy phép đi lại (resident permit) , di chuyển hơn 2.000 km , và lúc 11:30 pm ngày thứ Hai 31/8/15 , đã tới ký túc xá của cha mẹ . Cha của bé ko thể tin rằng con gái mình có thể đi một mình bằng xe lửa tới Phúc Kiến . Mẹ của bé viết trên mạng xã hội : "Con đã cho mẹ và cha một bài học quan trọng nhứt . Cha mẹ đã ko chăm lo đầy đũ cho con . Xin tha thứ cha mẹ." Vài ngày trước , họ đã định (set about) chuyển bé tới một trường địa phương . Sau sự kiện này , họ ko còn ý định để bé ở lại để đi học mà mang bé tới Putian để sống với họ và đi học .
Vì phát triển kỷ nghệ ở tỉnh Quý Châu (Guizhu) tương đối lạc hậu , cơ hội tìm việc rất ít và một số lớn gđ đã đi nơi khác để tìm việc . Kết quả là một số lớn trẻ em bị bỏ lại tại làng quê bởi cha mẹ . Thống kê cho thấy : Tại tỉnh này năm 2013 có 2.4 triệu trẻ em vùng quê bị bỏ lại .
Trong những năm gần đây , tại tp Bijie , tỉnh Quý Châu và những nơi khác , đã liên tục xảy ra các sự kiện liên quan đến trẻ em bị bỏ lại ở vùng quê . Vấn đề này của tỉnh đã từng thu hút sự chú ý của cả nước : Vào buổi sáng ngày 16/11/2012 tại tp Bijie  , một bà cụ chuyên lượm rác đã thấy 5 trẻ chết trên đường kế một công trường xây dựng đã bị phá hủy . Theo tiết lộ của các viên chức của Bijie , 5 bé trai tuổi từ 9-13 t là con cháu (offspring) của ba anh em . Kết quả pháp y (autopsy) của CS kết luận : để sưởi ấm , các em đã trốn trong hệ thống đốt rác để sưởi ấm , và chết vì ngộ độc carbon monoxide .
Vào tháng 12/2013 , 5 trẻ em của Bijie trốn học (let out of school) và bị một xe công nông đụng chết trên đường . Tháng 4/2014 , 12 hs của Bijie bị hiếp dâm bởi 1 thày giáo địa phương , đứa trẻ nhứt chỉ 8 t . Ngày 9/6 năm nay , 4 em của Bijie đã uống thuốc trừ sâu và chết vì ngộ độc . Người ta nghi rằng chúng đã tự tử . Những trẻ này đều đã bị "bỏ lại" để cha mẹ chúng kiếm việc nơi xa .
Cha mẹ chúng phải tới các tp để kiếm sống , và chịu sự đối xử kỳ thị (discrimnatory) vì ở tận cùng xã hội . Và vì chế độ hộ khẩu , con của họ ko thể theo họ tới tp và ko hợp lệ để được đi học và chăm sóc y tế . 
Theo "Nghiên cứu về Tình trạng Di dân của Trẻ em từ Nông thôn ra Thành thị và những Trẻ bị Bỏ lại tại vùng Quê" của Liên đoàn Phụ nữ TQ thì có hơn 60 triệu trẻ nông thôn bị bỏ lại khắp TQ . Nhiều đứa chỉ thấy cha mẹ 1 lần 1 năm .
Dịch từ :http://en.boxun.com/2015/09/08/left-behindnine-year-old-girl-travels-long-distance-to-see-her-parents/

Tuesday, September 8, 2015

Susan Wojcicki : người đàn bà quyền lực nhất trên internet
Trong 3 tỉ người vào internet , có hơn 1 tỉ xem Youtube .
Theo một thăm dò năm 2014 , 66/100 trẻ em vào Youtube mỗi ngày , bao gồm 72/100 có tuổi từ 6-8 .
Được biết : lợi tức năm ngoái khoảng 1 tỉ .
Google mua lại Youtube của bà 1,85 tỉ cách đây 9 năm , khởi nghiệp từ garage của bà ; em gái là Anne Wojcicki , lấy Sergey Brin , đồng sáng lập của Google . 
CHỤP Ở VP TẠI  SAN BRUNO CALI .
HÌNH 1 : MICHELLE PHAN : ĐÃ CÓ 7.9 TRIỆU FAN XEM CÁC MẸO VẶT VỀ ĐIỂM TRANG TỪ VẺ LÔNG MÀY TỚI ĐI DỰ DẠ HỘI . CÔ QUẢNG CÁO CHO L'ORÉAL . HÌNH 2 : CẶP ĐÔI HÀI  NÀY ĐÃ LÀM NHỮNG VIDEO NGẮN KHÔI HÀI TỪ 2005 . 21 TRIỆU NGƯỜI ĐĂNG KÝ .


MỘT CUỘC HỌP VÀO LÚC GOOGLE ĐANG PHẤT (FLEDGE) VỚI CEO ERIC SMITH , ĐỒNG SÁNG LẬP LARRY PAGE SERGEY BRIN , WOJCICKI MARISSA MAYER , BÂY GIỜ LÀ CEO CỦA YAHOO .
Nguồn : TIME 7-14/9/2015 trang 70 - 75 . 
MỸ : CÁC BÁC SĨ BỊ STRESS , KIỆT SỨC (BURNED OUT) , TRẦM CẢM , VÀ KHI HỌ BỊ BỊNH NHƯ VẬY THÌ BN BỊ ẢNH HƯỞNG . DỊCH TỪ TIME 7-14/9/2015 .

"45 % BÁC SĨ CÓ TRIỆU CHỨNG KIỆT SỨC (BURNOUT) " .
"46% CÁC NỘI TRÚ ĐÃ ĐẠT TIÊU CHÍ (CRITERIA) VỀ TRẦM CẢM VÀO LÚC NÀO ĐÓ TRONG NĂM ĐẦU CỦA HỌ" . 
"CHÚNG TÔI ĐÃ XEM LẠI VÀ THẤY ĐIỀU ĐÓ LÀ ĐIÊN RỒ (INSANE) , KHI ĐÒI HỎI CÁC BS PHẢI LÀM VIỆC TRONG KHI HỌ THIẾU NGỦ ." -- BS MOCKEY TROCKEL .
"SAU KHI RỜI TRƯỜNG YK , BẠN NỢ 200.000 ĐÔ , VÀ ĐỘT NHIÊN BẠN BẮT ĐẦU LÀM VIỆC 90 GIỜ/TUẦN " , BS DOUGLAS MATA . "THẬT LÀ SỐC LỚN ."
"KHOẢNG 400 BS , BẰNG SỐ BS TỐT NGHIỆP TỪ 2-3 TRƯỜNG Y , ĐÃ TỰ TỬ MỖI NĂM  THEO SÁNG HỘI MỸ NGĂN NGỪA TỰ TỬ ."
"TỚI NĂM 2025 , MỸ SẼ THIẾU 90 NGÀN BS . CÓ NGHĨA LÀ THÊM VIỆC CHO CÁC BS ĐANG LÀM VIỆC QUÁ TẢI " .

BS ARGHAVAN SALLES , 35 T , LÀ BS GIẢI PHẨU THƯỜNG TRÚ Ở STANFORD HEALTH CARE .
HÌNH TRÊN VÀ DƯỚI  . 4:45 AM : TẠI NHÀ Ở MENLO PARK , BẮC CALI , SALLES CHẢI TÓC VÀ SẲN SÀNG LÀM VIỆC . 6:35 AM : TẠI TRUNG TÂM Y KHOA THUNG LỦNG SANTA CLARA TẠI SAN JOSE , CALI , SALLES THĂM BN ĐANG PHỤC HỒI SAU CA MỔ  .  2:44 PM : TOÁN MỔ CHUẨN BỊ MỘT BN TẠI PHÒNG MỔ CHO GIẢI PHẨU NỘI SOI (LAPAROSCOPIC SURGERY) . 5:54 PM : HỌ TÌM THẤY MỘT KHỐI U LỚN HƠN DỰ ĐOÁN VÀ CHUYỂN QUA MỔ VỚI VẾT CẮT HỞ VÀ DÀI HƠN (LONGER OPEN SURGERY) .
HÌNH TRÊN VÀ DƯỚI : 7:35 PM : SALLES GỌI MẸ ĐỂ HỦY DỰ ĐỊNH ĂN TỐI . CA MỔ , DỰ TRÙ BỐN GIỜ , KÉO DÀI BẢY GIỜ . SALLE VỀ NHÀ , ĐÁNH RĂNG VÀ ĐỌC MỘT TẠP CHÍ Y KHOA . CÔ TRỰC (ON CALL) CHO MỌI CA KHẨN CẤP QUA ĐÊM .
HÌNH TRÊN VÀ DƯỚI : 7:29 AM : TOÁN MỔ THƯ GIẢN TRƯỚC KHI GẶP BN . 12:34 PM : BS SALLES ĐỢI BÊN NGOÀI PHÒNG BN TRONG KHI MỘT YT CHUẨN BỊ BN ĐỂ MỔ . 3:22 PM : TOÁN MỔ CHỜ ẢNH X-QUANG TỪ 1 BN BỊ TAI NẠN XE . 5:19 PM : BS SALLES VÀ CÁC BS KHÁC ĂN TRƯA TRỂ Ở PHÒNG LÀM VIỆC . "ĐÂY KHÔNG LÀ PHÒNG GIẢI LAO (BREAK ROOM) , " BS SALLES NÓI , "KHÔNG CÓ GIẢI LAO." .
HÌNH TRÊN VÀ DƯỚI  . 8:58 AM : CÁC BS TIẾN HÀNH CA MỔ VỚI VẾT CẮT NHỎ (MINIMALLY INVASIVE SURGERY) ĐỂ LẤY TÚI MẬT (GALLBLADDER) . 9:36 PM : SAU KHI MỔ PHẢI LÀM BÁO CÁO . SALLES KIỂM TRA NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM (CHECKLIST) VỚI BN . 10:17 PM : CUỐI NGÀY LÀM VIỆC , SALLES ĐI BỘ RA XE ĐỂ VỀ NHÀ .

DỊCH TỪ : TIME 7-14/9/15 .