Monday, January 31, 2022

 Tuổi Hợi có tuổi Tây là Bảo Bình (sanh từ 21/1 - 20/2). 

Những người tuổi Hợi này thành thật nhưng lập dị (eccentric), có thể tha thứ mọi thứ và mọi người, trừ sự khoe khoang (ostentation) dưới mọi hình thức. Bởi vì họ rất chân thật (honest) và cởi mở, người tuổi Hợi-Bảo Bình luôn luôn (invarriably) được nhiều người biết (popular). Tuy nhiên họ có một quan điểm đặc biệt về cuộc sống (singularly peculiar outlook on life) đến nỗi khiến họ khó khăn để thật sự gần gủi với bất cứ ai. Quan điểm ko giống ai (off-the-wall perspective) khiến họ có vẻ thông minh hơn một người tuổi Hợi bình thường, dù, trong thực tế, họ có thể ít tập trung hơn phần lớn những người tuổi Hợi. Một quan hệ tình yêu với người tuổi Hợi-Bảo Bình sẽ ko thể đoán trước được -- dù ít khi đáng tiếc -- vì những người này là những người vui vẻ và dẽ mến. Một nghề nghiệp luôn luôn thay đổi và có lẽ kỹ thuật là tốt nhứt.

===

Sanh vào giờ Hợi (9 - 11 giờ tối).

Nếu sanh giờ này, dứt khoát (decidedly) bạn sẽ là người dễ làm bạn và thích mở hầu bao và chia sẻ/phân phát (dispense) tiền của của bạn cho mọi người để họ có cuộc sống tốt đẹp (good time). Bạn cũng có sự chung thủy (loyalty), và bạn bè của bạn sẽ ko thất vọng khi họ gặp khó khăn. Điểm yếu lớn nhứt của những ai sanh giờ này là dễ sa đà (overindulge) trong những thú vui trần thế. (Câu này nghe hơi quen quen.-- Người dịch).  

Dịch từ: The Complete Book of Chinese Horoscope. của Chris Marshall.

Nhận xét: Theo tờ tử vi của tôi thì tôi sinh lúc 22 giờ, nghĩa là trong giờ Hợi.

Saturday, January 29, 2022

 LÊ ĐÌNH THÔNG - HỒ HỮU TƯỜNG

Hai Vì Sao Băng Trong Chòm Sao Bắc Đẩu Bị Cộng Sản Bất Tử: Vũ Hoàng Chương và Hồ Hữu Tường - VCCO (vccottawa.com)

. . . 

Nếu thi bá họ Vũ là ngôi sao bắc đẩu sáng chói trong văn học miền Bắc, văn hào họ Hồ là cây đại thụ rợp bóng văn học miền Nam.


2) Hồ Hữu Tường (1926-1980) : Họ Hồ quê quán quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Theo nhà phê bình văn học Thụy Khê, ‘‘Hồ Hữu Tường sinh ngày mùng 8 tháng 5 năm 1910 tại làng Thường Thạnh, huyện Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Cha là Hồ Văn Sây, mẹ là Võ Thị Nữ và ông nội là Hồ Văn Điểu. Dòng họ Hồ này khi xưa ở đất Nghệ An. Sau khi Hồ Quý Ly thất thế, đầu thế kỷ XV đã bị xua vào đất Qui Nhơn sinh sống. Đến thế kỷ XVIII, trong họ xuất hiện ba anh em Nhạc, Huệ, Lữ, nổi lên cầm đầu phong trào Tây Sơn. Khi nhà Tây Sơn bại liệt, tất cả những người họ Hồ, bà con xa gần với Tây Sơn đều phải lánh nạn. Tỉnh Qui Nhơn bị Nguyễn Ánh đổi tên thành Bình Định. Sự đổi tên này, đối với họ Hồ, có nghĩa là một sự trả thù, một sự đàn áp. Để tránh sự trả thù của nhà Nguyễn, một thanh niên tên là Hồ Văn Phi trốn vào Nam, lưu lạc đến rạch Cái Răng ở miệt Cần Thơ, lập nghiệp. Vợ chồng Hồ Văn Phi chưa có con trai, nuôi một đứa nhỏ tên là Điểu mà mẹ nó dường như là một người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn lánh nạn. Khi trao con lại cho Hồ Văn Phi, bà dặn dò rằng: Cha nó cũng họ Hồ, tôi cho nó cho ông là để nó giữ họ. Khi nó lớn lên, ông bà dặn nó nên nêu lên hai chữ Kế Thế mà thờ giữa hai chữ Hồ phủ, và truyền lại mãi mãi với con cháu nó nên làm như vậy. Chữ Kế Thế rút từ những chữ “Kế thế vi đức, dĩ hữu thiên hạ“, hàm súc cái mộng làm đế vương. Người con nuôi của Hồ Văn Phi có dòng dõi bí mật, đế vương ấy (dòng Quang Thiệu), chính là Hồ Văn Điểu và là ông nội của Hồ Hữu Tường. Đó là những điều mà Hồ Hữu Tường thuật lại về dòng dõi của mình trong cuốn tự truyện Thằng Thuộc, con nhà nông và tiểu thuyết dã sử Kế thế.’’

Cũng như Vũ Hoàng Chương học cử nhân Toán tại Đại Học Hà Nội,  Hồ Hữu Tường học cao học Toán tại Đại Học Lyon. Họ Vũ có thơ đăng trên các tờ báo. Họ Hồ xuất thân là nhà báo rồi nhà văn.

– Báo chí :

1930 : chủ nhiệm tờ Tiền Quân.


1932 : chủ nhiệm tờ Tháng Mười.


1936 : chủ nhiệm Thường Trực Cách Mạng, Le Militant, Thầy Thợ.


1967 : biên tập viên các báo : Ánh sáng, Tiếng Nói Dân Tộc, Quyết Tiến, Đuốc Nhà Nam, Tin Sáng, Saigon Mới, Điện Tín.


– Biên khảo :


Xã hội học nhập môn (Minh Đức, 1945).


Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (Tân Việt, 1945).


Tương lai kinh tế Việt-nam (Hàn Thuyên, 1945).


Tương lai văn hóa Việt-nam (Minh Đức,1946, Huệ Minh, 1965).


Phong kiến là gì? (Minh Đức,1946).


Vấn đề dân tộc (Minh Đức,1946).


Muốn tìm hiểu chánh trị (Minh Đức,1946).


Lịch sử văn chương Việt-nam (quyển 1) (Lê Lợi, 1950).


Phép nói và viết hỏi ngã (1950).


Em học tiếng mẹ (1950).


Những kỹ thuật căn bản của nghề làm báo (in tại Paris, 1951, Hòa Đồng, 1965).


Em tập đọc (1951).


Tương lai văn hóa Việt Nam (Minh Đức,1946, Huệ Minh, 1965).


Trầm tư của một tên tội tử hình (Lá Bối, 1965),


Luận lâm I (Huệ Minh, 1965),


Nói tại Phú Xuân (những bài tham luận đọc tại Đại học Huế) (Huệ Minh, 1965).


– Văn học :


Một thuở ngàn năm (truyện trào phúng chính trị) gồm có: Phi Lạc sang Tàu (Sống Chung, 1949), Phi Lạc náo Hoa Kỳ (Vannay, Paris, 1955), Tiểu Phi Lạc náo Sàigòn (Nam Cường, 1966), Diễm Hồng xuất giá (Nam Cường, 1966).


Hồn bướm mơ hoa (tiểu thuyết lịch sử xã hội, miền Hậu Giang) gồm 4 tập: Mai Thoại Dung, Tam nhơn đồng hành, Ông thầy Quảng, Bủa lưới người (Nam Cường, 1966).


Gái nước Nam làm gì? (tiểu thuyết tranh đấu chống Pháp) gồm Thu Hương và Chị Tập (Sống Chung, 1949).


Nỗi lòng thằng Hiệp (Lê Lợi, 1949).


Quả trứng thần (1952).


Kể chuyện (Huệ Minh, 1965),


Kế thế (tiểu thuyết dã sử) (Huệ Minh, 1964).


Thuốc trường sanh gồm 3 tập: Xây mộng, Phúc đức và Vẹn nguyền (Huệ Minh, 1964). Hoa dinh cẩm trận (tiếp theo Thuốc trường sanh).


Nợ tinh thần (Huệ Minh, 1965).


Thằng Thuộc con nhà nông (An Tiêm, 1966).


Người Mỹ ưu tư (tác giả xuất bản, Paris, 1968).


Un fétu de paille dans la tourmente (Paris, 1969, chưa in)


41 năm làm báo (Trí Đăng, Đông Nam Á tái bản tại Paris, 1984).


Họ Hổ, nhập thế thì làm báo, viết văn ; xuất thế thì ở tù. Giai thoại sau đây trên Wikipedia kể lại chuỗi ngày vào tù ra khám của một người lương thiện. ‘‘Khi bị giam ở phòng giam tập thể (trong nhà tù cộng sản), một người tù hỏi Hồ Hữu Tường: ‘‘Bác Tường ơi! Thời Tây, thời Ngô Đình Diệm và cả thời này nữa, thời nào bác cũng đi tù. Bác có hiểu tại sao bác cứ ở tù hoài vậy không ? Hồ Hữu Tường nhìn anh ta, vừa cười, vừa hỏi: ‘‘Mày trả lời giùm tao đi, tại sao ?’’ Anh ta nhanh nhẩu trả lời: ‘‘Dễ quá mà! Tên bác là ” Hữu Tường” nên bác phải “hưởng tù” dài dài!’’. Hồ Hữu Tường cười buồn: ‘‘Có thể thằng nầy nói đúng!’’.


Ta đã nghe thơ họ Vũ thì nay sẽ xem văn họ Hồ, để biết nhân sinh quan của ông.


– Nhận định của Hồ Hữu Tường về chủ nghĩa cộng sản :


“Tôi bước vào mê ly đồ của chủ nghĩa Mác-Lê đầu tháng 6 năm 1930. Tôi bước chân ra ngoài cái mê ly đồ ấy vào đầu tháng 6 năm 1939. […] Trong 9 năm này, những bài luận của tôi viết thảy đều lập trên nền tảng của duy vật luận biện chứng pháp. Từ tháng 6 năm 1939 đến tháng 6 năm 1945, ngoài những bức thơ ngắn cho gia đình, tôi không có viết gì khác. Đến Hà Nội vào đầu tháng 6 năm 1945, tôi đã sắp dàn bài cho quyển Xã hội học nhập môn mà tôi viết xong khi khởi đầu tháng 11. Từ hai mươi năm nay, tôi chưa trước tác được tài liệu nào vững chắc và khoa học để đả kích chủ nghĩa của Marx, hơn tập sách nhỏ này. Cả phương pháp biện chứng và duy vật sử quan đều bị “lật vích”, nền tảng triết lý và cơ sở xã hội học của Marx đều bị lật ngược, thế mà kiểm duyệt Việt Minh đọc không hiểu nên chẳng bôi chữ nào. Từ ấy, phương pháp biện luận của tôi không còn là biện chứng pháp nữa. Trong năm năm nằm ở Côn Đảo, trong những ngày tàn của chế độ thực dân, tôi đã suy tư tìm thấy và thường nói với Nguyễn An Ninh rằng duy vật luận của Marx hóa ra siêu hình, chánh là do Marx đội cho nó cái lốt của biện chứng pháp […]. Năm năm tù dưới chế độ thực dân đã giúp cho tôi “cai” biện chứng pháp, cũng như người nghiện cai thuốc phiện. Và, rời bỏ tư duy siêu hình của biện chứng pháp, tôi trở về với tư thái khoa học […] Khoa học, bao giờ cũng cho phép ngoại suy để mở rộng phạm vi hữu hiệu của mình. Nhưng bao giờ những cuộc ngoại suy nầy phải phê phán cho chặt chẽ, kẻo bị lầm. Nói theo một danh từ mới xuất hiện, mà đã tràn lan khắp nơi, là cần phải “xét lại”. Thế mà, biện chứng pháp, tin tưởng như là một giáo điều, không cho tín đồ của chủ nghĩa Marx “xét lại”.” (Luận lâm I , Huệ Minh xuất bản năm 1965, tại Sài Gòn).


– Nhận thức luận của Hồ Hữu Tường :


– ‘‘Tôi muốn cất tiếng mà kêu to. Kêu thật to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luận điệu đanh thép. Thực đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin,… để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, dân tộc Việt’’ (Tương lai Văn hóa Việt Nam, in lần thứ ba, Huệ Minh, Sài Gòn, 1965).


– ‘‘Văn, trong nghĩa cầu nguyên của nó, là đẹp đẽ, là hiền lành, trái với võ, là hung bạo. Hóa, trong nghĩa cầu nguyên của nó là thay đổi. Hai chữ đó mà ghép lại, thì tôi cho rằng đó là cái gì làm cho người ngày càng cao quý hơn, đẹp đẽ hơn, làm cho người (hạ tiện, xấu xa) hóa ra Người (cao quý, đẹp đẽ)’’.


– ‘‘Tôi vẫn muốn rèn, luyện, uốn, nắn, hun đúc tôi, cho tôi ngày nay đẹp đẽ hơn ngày hôm qua, cho tôi ngày mai càng đẹp hơn tôi ngày nay, để rồi bây giờ tôi là “người” dần dần theo đuổi Người’’ (sđd, trang 18)


– ‘‘Sứ mạng của bạn là sứ mạng sáng tác.’’ (trang48)


– ‘‘Lương tri sẽ là sản phẩm của người. Nó có nguồn gốc ở người. Nó là một vật nhân bản.’’ (trang 56)


– Phương pháp kể chuyện của Hồ Hữu Tường :


‘‘Đọc tiểu thuyết hay của các nước, tôi rất hiểu tiểu thuyết xây dựng thế nào, nhưng tôi không chịu viết tiểu thuyết, mà chỉ bám vào lối văn “kể chuyện”.


– ‘‘Tôi chỉ muốn “kể chuyện” cho hoang đường, cho hóm hỉnh, cho trào phúng, cho quê mùa, như những giáo sư văn chương của tôi mà thôi. Con nhà trâm anh thế phiệt, ông, bác, cha, anh, thảy đều khoa hoạn, thì viết văn điêu luyện như Nguyễn Du, việc ấy hợp lý, hợp tình. Con nhà nông như tôi, mà viết văn nông dân, việc ấy cũng hợp lý, hợp tình nữa.

Con vua thì đặng làm vua


Con sãi ở chùa thì quét lá đa


có cái văn tâm như thế, nên trong chín năm theo chủ nghĩa Mác-Lê, giáo điều của chủ nghĩa nầy dạy phải viết theo đường lối ‘‘tả chân xã hội’’ (réalisme socialiste), thà tôi nhịn viết văn, chớ tôi không chịu phản lại giai cấp tôi. […] Cái văn tâm như thế đem những văn tứ ‘‘cổ điển’’ lại, chuyện ‘‘ma’’, chuyện thần tiên, chuyện hoang đường, chuyện tiếu lâm châm biếm … ‘‘cổ điển’’ là cổ điển của thứ văn chương nông dân ta vào thế hệ của tôi.” (trích bài Tựa cuốn Kể chuyện, nxb Huệ Minh, Sài Gòn, 1965)


– Ngục tù : Văn hào Hồ Hữu Tường thọ 70 thì đã có đến 15 năm tù đầy : từ 1940-1944 : tù thực dân Pháp, từ 1955 đến 1964 : tù quốc gia vì tham gia Mặt Trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia, từ 1978 đến 1980 : tù cộng sản là khắc nghiệt nhất. Ngày 26/06/1980, chiếc xe chở ông từ nhà tù về đến trước cửa nhà thì ông tắt thở.




Thủ bút của Hồ Hữu Tường


Trong số các tác phẩm của Hồ Hữu Tường, Phi Lạc Sang Tầu cảnh báo về đại họa cộng sản bắc phương, qua nhân vật thằng mỏ làng Phù Ninh. Họ Hồ viết như sau : ‘‘Ba đời liên tiếp, s­ư tổ của tôi là Bạch Hạc, sư phụ là Hoàng Hạc và tôi, đã dày công nghiên cứu sấm ký, nhất là sấm của Khổng Minh Gia Cát Lượng. Nhờ vậy mà chúng tôi biết rằng chúng ta sắp đến một thời loạn to tát, chưa từng thấy trong lịch sử  Trung Hoa. Mà muốn cứu vãn tình thế, phải cần có Thánh Nhân, người xuất tại phương Nam, nghĩa là ở Việt Nam.’’


Còn trong truyện ‘‘Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp’’, Hồ Hữu Tường đã dùng con chuột nói lên cái Bi Trí Dũng, theo ý ông là chủ tể của luân lý : ‘‘Từ ấy, hỏi đứa trẻ nào, nó cũng biết “tí là con chuột”. Nhưng từ ấy nhẫn nay, loạn lạc vẫn kéo dài hoài; bởi loài người chưa giác ngộ, cứ lầm tưởng chuột ấy là thứ “chuột tham, sân, si” kia. Chừng nào, đứng đầu cho cuộc vận hành của vũ trụ là con Long Thử, con chuột học được, và hành được theo Bi, Trí, Dũng thì may ra, nguồn Thanh Bình mới khai được.’’


Nếu thơ của Vũ Hoàng Chương có gà và lợn, văn Hồ Hữu Tường có chuột và mèo. Ông viết như sau: ‘‘Có Bi mà không Trí, là vô bổ. Có Bi và Trí mà thiếu Dũng, là vô hiệu. Bi, Trí, Dũng là ba cái chân vạc, thiếu một chân ấy là vạc nghiêng đổ đi.’’


Đoạn văn này dường như là để nhắn nhủ Văn Tiến Dũng, tác giả cuốn ‘‘Đại Thắng Mùa Xuân’’. Trong sách Luận Ngữ (論語) viết rằng: ‘‘Trí giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ’’ (知者不惑, 仁者不憂, 勇者不懼 (Tử Hãn 子罕) : Người trí không mê hoặc, người nhân không lo, người dũng không sợ.


‘‘Người có dũng không sợ’’. Vậy cớ sao tên là Dũng mà ông lại sợ Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường vốn không có một tấc sắt trong tay, đầy ải họ đến chết ?


Lê Đình Thông

Nguồn:  http://lediemchihue.com/

 HỒ = 57 = 12 = 3 

HỮU = 566 = 17 = 8

TƯỜNG = 46753 = 25 = 7 

Cộng lại: 3 8 7 = 18. 

 

Hồ Hữu Tường, người chết u uẩnPDFPrintE-mail
Tác Giả: Đỗ Thái Nhiên   
Thứ Ba, 17 Tháng 2 Năm 2009 03:34

Thời gian chẳng bao giờ chờ đợi bất kỳ người nào, thời gian chỉ biết miệt mài vun vút lao tới Thế nên, một trong những tình cảm căn bản của con người là lòng nuối tiếc thời gian đã qua đi. Lòng nuối tiếc này khi gặp các điểm mốc của thời gian đã biến thành nỗi xao xuyến, bồi hồi. Thực vậy, trong không khí giao tiếp giữa đêm đen của năm cũ và sáng hồng của năm mới, có lẽ không ai trong chúng ta không bùi ngùi nghĩ đến quá khứ và không băn khoăn nhìn về tương lai. Bằng tất cả bùi ngùi và băn khoăn vừa kể, bài viết này đã chọn cái chết của Hồ Hữu Tường như một mảng quá khứ và chọn những toan tính của đảng CSVN chung quanh cái chết này như những tia sáng chiếu rọi vào thực chất điều được gọi là "đổi mới" của CSVN trong hiện tại và tương lai.

Lúc bấy giờ là mùa thu năm 1978, tôi được di chuyển từ phòng biệt giam qua phòng giam tập thể thuộc trại giam số 4 Phan Đăng Lưu Trại giam này, công an Cộng sản dành riêng để giam tù chính trị trong thời kỳ thẩm vấn. Tù chính trị đối với Cộng sản bao gồm: những người có tư tưởng chống cộng trước hoặc sau năm 1975, những người trước kia đã làm công tác an ninh tình báo dưới các chế độ của VNCH, và những người tham dự vào các tổ chức chống cộng tại Việt Nam sau năm 1975.

Khoảng 4 giờ chiều ngày hôm ấy, sau nhiều tháng nằm xà lim, tôi bước vào phòng giam tập thể bằng cảm giác ấm áp của một người được trở về với xã hội loài người, dầu là xã hội tù. Tôi lại càng cảm thấy ấm áp hơn khi chợt nhận ra cùng phòng với tôi có Hồ Hữu Tường. Do cách biệt về tuổi tác và khác biệt về nghề nghiệp, tôi không có dịp quen biết với Hồ Hữu Tường trước khi vào tù. Tuy nhiên, nhà Hồ Hữu Tường và nhà tôi ở cùng xóm. Vì vậy hình ảnh của Hồ Hữu Tường lập tức gợi cho tôi nhớ khu xóm cũ cùng với những bà con láng giềng của tôi. Gợi nhớ này chính là nguồn gốc của cảm giác ấm áp. Có lẽ Hồ Hữu Tường cũng nhận ra tôi là hàng xóm láng giềng ngày trước nên ngay phút đầu gặp tôi, Hồ Hữu Tường vừa giữ thế kẻ cả, vừa tỏ ra thân mến. Tôi hoàn toàn không cảm thấy bị xúc phạm trước cung cách kẻ cả của Hồ Hữu Tường. Ngược lại, kiến thức của Hồ Hữu Tường cộng với tuổi đời 70 của ông ta lúc bấy giờ, cộng với "chất Việt Nam" mà Hồ Hữu Tường đã thể hiện trong mỗi suy tư và hành động đã dễ dàng chinh phục tôi đến độ tôi không còn nhận biết Hồ Hữu Tường đã trở thành người "bạn tù" khả kính và thân thiết của tôi tự lúc nào. Tôi gọi Hồ Hữu Tường là bạn bởi vì có lần, sau một lúc hàn huyên, Hồ Hữu Tường đã nói với tôi: "Tao cho phép mày xem tao như bạn, tình bạn giữa tao và mày là tình bạn vong niên, tình bạn không phân biệt tuổi tác: tuổi tao gấp đôi tuổi mày". Vả lại, không riêng gì đối với cá nhân tôi, Hồ Hữu Tường bao giờ cũng giữ được mối liên hệ vui vẻ đối với mọi ngượi. Đặc biệt đối với những người tù trẻ tuổi, mỗi tối sau giờ cơm, Hồ Hữu Tường thường giúp họ giải khuây bằng cách kể cho họ nghe chuyện cổ tích, chuyện Tàu, chuyện ma Bình Thuận. Liên hệ giữa Hồ Hữu Tường và những người tù trẻ này thân mật và vui vẻ đến độ: Có một hôm, cả phòng tù đang nghỉ trưa, một anh tù người Việt gốc Hoa nằm ở đầu phòng bỗng ngồi nhỏm dậy nói lớn tiếng cho Hồ Hữu Tường nằm ở cuối phòng có thể nghe được:

-- Bác Tường ơi! Thời Tây, thời Ngô Đình Diệm và cả thời này nữa, thời nào Bác cũng ở tù Bác có hiểu tại sao Bác cứ ở tù hoài hoài vậy không?

Hồ Hữu Tường nhìn Lý Hùng (tên chú tù trẻ) vừa cười vừa hỏi dò chừng:

-- Mày trả lời giùm tao đi, tại sao?

Lý Hùng nhanh nhẩu trả lời:

-- Dễ quá mà! Tên Bác là "Hữu Tường" nên Bác phải "hưởng tù" dài dài thôi! Câu nói của Lý Hùng làm cả phòng cười rộ lên. Riêng Hồ Hữu Tường không cười, mắt nhìn xa xăm trông thật buồn, ông ta nói nhỏ giọng:

-- Có thể thằng này nói đúng!

Sau một vài tiểu tiết để bạn đọc thấy rõ hơn hình ảnh của Hồ Hữu Tường trong tù, đến đây bài viết xin quay trở về câu chuyện chính: Cộng Sản vốn xem Duy Vật biện chứng như chiếc đũa vạn năng. Vận dụng chiếc đũa vạn năng này vào khung cảnh nhà tù, Cộng sản chỉ cho tù ăn vừa đủ để không bị chết vì đói. Do đó bất kỳ người nào bước vào nhà tù Cộng sản đều thấy về mặt bao tử, tù được phân làm hai loại :

- Tù được thăm nuôi là loại tù đã chấm dứt giai đoạn thẩm vấn, có thân nhân và được công an cho phép gia đình tiếp tế lương thực hàng tháng

- Tù không được thăm nuôi là loại tù chưa kết thúc thủ tục thẩm vấn. Thủ tục này có thể kéo dài từ 3 tháng đến 3 năm hay hơn thế nữa. Có nhiều trường hợp một người tù đang được thăm nuôi lại có lệnh cấm thăm nuôi. Điều này có nghĩa là đương sự đã vi phạm kỷ luật nhà tù, hoặc đã bị nghi ngờ khai sai sự thật trong giai đoạn thẩm vấn.

Thông thường nếu không là bạn thân, tù nhân thường ăn cơm chung nhóm với nhau theo sự phân biệt có hay không có thăm nuôi. Tù không được thăm nuôi phải ăn cơm một mình, hoặc chỉ ăn cơm chung với những người cùng không được thăm nuôi. Mặt khác tù không thăm nuôi phải không hề nói hoặc làm bất kỳ điều gì nhằm xin hưởng lương thực của người khác. Đó là "luật tự trọng" trong những phòng giam tập thể. Vào lúc chuyển từ xà lim qua nhà giam tập thể, tôi là tù không được thăm nuôi. Vừa muốn giữ lòng tự trọng, vừa muốn làm cho những lần ăn cơm gạo mốc với nước muối bớt phần cô quạnh, tôi tìm cách làm quen và ăn cơm chung với hai người thuộc loại "con bà phước" (không được thăm nuôi): một người tên Phạm Văn Luyện, người kia tên Phạm Anh Phong là một cựu binh nhì nhảy dù, can tội rải >truyền đơn chống cộng, tuổi dưới 25, điệu bộ ngổ ngáo. Tôi tiến đến chiếu nằm của Phong, ngồi xuống, nheo mắt nhìn Phong cười, vào đề rất tự nhiên:

-- Ê bồ! Tôi vừa mới ở xà lim qua, đang rất mệt mõi, bồ cho tôi được ăn cơm chung với bồ được không?

Phong đưa hai tay nắm lấy vai tôi, nghiêng đầu, nhìn thẳng vào mặt tôi cười thành tiếng:

-- Ông thầy này ngộ ghê! Thầy ăn cơm chung với tôi hay ăn một mình thì thầy và tôi đều ăn cơm với nước muối, cần gì phải xin phép! Mà này, tôi đang ăn chung với một thằng Việt cộng, thầy có chịu ăn chung với nó không ?

-- Thằng Việt cộng đó tên gì? Phạm tội gì? Nó đã ở tù bao lâu rồi?

Phong trả lời thật rõ ràng:

-- Tên anh ta là Phạm Văn Luyện, phạm tội tổ chức đưa người vượt biên để kiếm tiền Luyện mới vào phòng này khoảng hai tuần, anh ta tự nhận là cán bộ tình báo của Hà Nội, kể chuyện tình báo rất hấp dẫn, tôi khoái nghe chuyện nên tôi ăn cơm chung với anh.

Từ đó Luyện, Phong và tôi ăn cơm chụng. Luyện khoảng 42 tuổi, người ốm, dong dỏng cao, da đen sạm, tóc quăn. Nghe Luyện nói chuyện, từ giọng nói đến cách dùng chữ, người ta nhận ra ngay là Luyện đã hấp thụ trọn vẹn chế độ giáo dục của Cộng sản Miền Bắc. Phòng giam của tôi gồm toàn những người chống cộng gay gắt, thế nhưng tôi không hề nhận ra bất kỳ người nào có vẻ có ác cảm với Luyện. Phải chăng vì Luyện có dáng dấp phong trần, có lối nói dễ hiểu, có nhiều chuyện hấp dẫn?

Phải chăng vì Luyện không giống những tên Việt cộng mà người ta thường gặp: Luyện không hề có vẻ thủ thế mỗi khi nói chuyện với người khác, nhất là nói về những nhân vật cao cấp của Cộng sản Hà Nội? Phải chăng vì Luyện không bao giờ có ý dòm ngó, không làm điềm chỉ viên, và nhất là vì Luyện không bao giờ bỏ qua cơ hội có thể giúp đỡ người khác, dĩ nhiên toàn là những người chống cộng? Thiện cảm mà phòng tù của tôi dành cho Luyện có nguyên nhân là tổng số của những cái "phải chăng" kể trên.

Đối diện và cách nhà giam của tôi khoảng ba thước là một dãy xà lịm. Mọi liên lạc (nói chuyện hoặc tiếp tế thức ăn) giữa xà lim và nhà giam tập thể đều bị nghiêm nhặt cấm chỉ. Người tù nào vi phạm luật cấm này sẽ bị lính canh hoặc còng tay vào song cửa của phòng giam (trong trường hợp này, người tù đương sự bị buộc phải đứng chứ không thể ngồi, kể cả giờ ngủ ban đêm), hoặc bị đánh đòn ngay trước cửa phòng giam. Chiều hôm ấy, khoảng 6 giờ, thủ tục điểm danh đã xong và cơm chiều đã qua, đang khi mọi người chuyện trò to nhỏ với nhau, Luyện lén ném vào cửa gió (bằng hai bàn tay) của xà lim đối diện một ít thuốc lá và diêm quẹt. Ngay lúc đó, Luyện bị lính canh bắt gặp quả tạng. Tên lính canh quát tháo ầm ĩ:

-- Mày mới ném thuốc lá vào xà lim, tao bắt gặp, tao sẽ cho mày chết! Mày tên gi ?

Luyện bình thản trả lời:

-- Tôi tên là Phạm Văn Luyện

Người lính canh chạy lên phòng giám thị một lúc rồi quay trở lại. Tôi không thấy người lính canh cầm theo chìa khoá hay còng tay. Nét mặt của người lính canh cũng không còn hung hăng như cách đó vài phút. Anh ta gọi Luyện đến gần cửa song sắt, nói giọng ôn tồn:

-- Đây là lần thứ nhất anh vi phạm kỷ luật Vì vậy phòng quản giáo tha cho anh. Nếu tái phạm anh sẽ bị nghiêm trị.

Nói xong, người lính canh bỏ đị. Cả phòng nhìn Luyện kinh ngạc. Theo tập quán trong tù: mỗi lần phạm kỷ luật (nhất là liên lạc với tù bị giam trong xà lim) là mỗi lần bị phạt, công an không cần biết lần đầu hay lần cuối.

Trước đó nhiều ngày, Luyện thường nói cho Phong biết trước ngày giờ mà Luyện sẽ được công an gọi đi thẩm vấn. Sự thể này là điều rất khác lạ, bởi vì, công an Cộng sản không bao giờ báo cho tù nhân biết trước ngày giờ của các cuộc thẩm vấn.

Bài viết ghi lại hai chi tiết nhỏ kể trên với chủ ý ghi nhận Luyện như một "người tù đặc biệt". "Người tù đặc biệt" này nói chuyện dễ dàng với tất cả các bạn tù, nhưng nhất thiết không nhờ vả bạn tù nào, đặc biệt là về mặt lương thực. Điều đáng chú ý là Luyện giao thiệp với mọi người trong phòng giam, ngoại trừ Hồ Hữu Tường.

Mãi sau hai tháng có mặt bên cạnh Hồ Hữu Tường, một tối cơm nước xong, lần đầu tiên tôi thấy Luyện bước đến chiếu nằm của Hồ Hữu Tường. Hai người to nhỏ với nhau khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Ngồi ở một góc phòng, quan sát đôi mắt, hoặc chú ý, hoặc trầm tư của Hồ Hữu Tường, tôi biết Hồ Hữu Tường rất quan tâm đến những điều Luyện nói. Câu chuyện giữa hai người chỉ chấm dứt sau tiếng kẽng báo ngủ của trại tù. Câu chuyện giữa Phạm Văn Luyện và Hồ Hữu Tường có lẽ đã làm cho vị học giả này suy nghĩ lung lắm. Thế nên sáng hôm sau, Hồ Hữu Tường nói chuyện với tôi ngay:

-- Mày có biết tối qua thằng Luyện nói chuyện gì với tao không?

-- Chuyện gì vậy Bác? Tôi làm sao đoán được!

-- Câu chuyện ngộ lắm! Thằng Luyện cho tao biết nó là tù giả. Hồ sơ phạm tội tổ chức vượt biên của nó chỉ là hồ sơ giả. Nó bảo nó là người của Lê Đức Thọ Nó được gài vào nằm chung phòng giam với tao trong hai tháng qua chỉ để quan sát xem "Bác Tường ngày nay có còn là Bác Tường của các năm 1945 nữa hay không"? Ngay các lời nói đầu của nó, tao đã cảm thấy sự việc sẽ không đơn giản. Do đó, thay vì đi thẳng vào câu chuyện do Luyện mở đề, tao đã lái câu chuyện đi hướng khác để thăm dò về cá nhân nó. Nó bảo với tao : "Đầu thập niên 1960, Võ Nguyên Giáp hợp tác với Ung Văn Khiêm âm mưu lật đổ Hồ Chí Minh, công việc bại lộ, Võ Nguyên Giáp bị thất sũng. Buồn vì "tình đời đen bạc", hằng ngày Võ Nguyên Giáp đi học nhạc cổ điển Tây Phương "để giải sầu". Thằng Luyện lúc bấy giờ được tình báo Hà Nội bố trí làm người hầu cận cho Giáp, nên hằng ngày phải ôm nhạc cụ đi theo Giáp. Nghe Luyện nói tới đây, tao làm bộ hỏi nó vài vấn đề căn bản về nhạc cổ điển Tây Phương. Những câu trả lời của thằng Luyện quả tình làm tao vô cùng kinh ngạc: nó thực sự có những hiểu biết căn bản về nhạc cổ điển. Sau câu chuyện nhạc cổ điển, thằng Luyện còn cho tao biết: do công vụ, nó đã rất nhiều lần đóng vai hầu cận Tôn Đức Thắng và Lê Duẫn. Tao vội vồ lấy cơ hội này để hỏi dò Luyện vài câu về cá tính và về sức khoẻ của Thắng và Duẫn. Lần thứ hai Luyện làm tao ngạc nhiên: Luyện nói về cá tính và bệnh tật riêng của hai người này đúng như tao đã biết. Thời Pháp, tao ở tù chung nhiều năm với Lê Duẫn Đối với Tôn Đức Thắng, gia đình vợ tao rất thân thiết với gia đình vợ Thắng. Tối hôm qua, thằng Luyện nói chuyện với tao rất nhiều, nhưng nội dung chủ yếu là bấy nhiêu. Mày có ý kiến gì không?

Tôi nhìn thẳng vào mắt của Hồ Hữu Tường, đôi mắt còn giữ nguyên vẻ mệt mỏi của một đêm thao thức. Tôi trả lời Hồ Hữu Tường, giọng cố làm ra vui vẻ để khoả lấp những ưu tư trên trán của Hồ Hữu Tường:

-- Câu chuyện có vẻ ly kỳ và hấp dẫn, phải không Bác? Tôi tin là Bác đã ghi nhận những điểm cần ghi nhận. Tuy nhiên xin nói thêm các chú ý của tôi về Luyện. Thứ nhất: Luyện liên lạc với xà lim nhưng không bị phạt. Thứ hai: Luyện biết trước ngày giờ công an thẩm vấn nó. Thứ ba: Luyện sống trong tù rất bình thản, không giống bất kỳ tên Việt cộng tham ô nào. Thứ tư: trắc nghiệm bất ngờ của Bác đối với Luyện về nhạc cổ điển Tây Phương, về Duẩn và về Thắng. Thứ năm: những lúc nói chuyện với tôi, Luyện thường nhắc tới các sinh viên Saigon theo cộng sản thời Mậu Thân: Nguyễn Hữu Thái, Trần Triệu Luật, Huỳnh Tấn Mẫm, Đỗ Hữu Cảnh, Trịnh Đình Ban, v.v... Luyện cho rằng những người này hoặc làm việc trung thành với Mỹ, hoặc đi hàng hai. Luyện nói chính xác về tính tình của mỗi người trong nhóm sinh viên vừa kể.Tôi bảo là "chính xác" bởi lẽ tôi cũng đã hiểu biết rành rẽ về nhóm sinh viên này vào thời kỳ tôi sinh hoạt với Tổng Hội Sinh Viên Saigòn từ 1963 đến 1970. Điều đáng chú ý là Luyện đã được đào tạo tại Miền Bắc, nhưng lại có tin tức chi tiết về sinh viên Saigon trước năm 1975. Dĩ nhiên Phạm Văn Luyện sẽ còn tìm tới nói chuyện với Bác nhiều lần nữa, và câu chuyện sẽ phải có kết luận. Tôi nói với Bác các chú ý của tôi về Luyện để đề nghị Bác không nên xem Luyện như một thằng tù bất bình thường, bịa chuyện ra để giải trí.

Hồ Hữu Tường vỗ vai tôi, trở về với điệu bộ xuề xoà của các bậc lão niên Miền Nam :

-- Mày nói tao đồng ý. Tao phải thận trọng trong giao dịch với thằng Luyện Giao dịch này sẽ rất phức tạp. Nếu quả thật Luyện là người của Lê Đức Thọ, thì Thọ muốn gì?

Ba ngày liên tiếp sau đó, mỗi ngày từ 6 giờ chiều (sau giờ cơm) đến 9 giờ tối, Luyện đều tìm đến nói chuyện với Hồ Hữu Tường. Câu chuyện được trần thuật tổng hợp như sau:

Tôi hỏi Hồ Hữu Tường:

-- Bác nghĩ gì về chương trình này?

Hồ Hữu Tường vừa nhâm nhi miếng gừng tươi trong miệng, vừa trả lời tôi:

-- Ngày nay, sau 52 năm lăn lộn trên chính trường, Cộng Sản đối với tao chỉ là sự ngu dốt cộng với tính xảo trá bất tận. Lịch sử phát triển của đảng CSVN chính là lịch sử của những cuộc "thay đào đổi kép" nhưng không đổi tuồng. Thay đổi đào kép chỉ nhằm mục đích dối gạt dư luận, là tuồng đã đội Chính phủ Liên Hiệp do thằng Luyện trình bày là thí dụ điển hình của kỹ thuật dối gạt theo kiểu "tuồng cũ, đào kép mới". Tuồng cũ là tuồng chuyên chính vô sản. Vở tuồng này ngay từ đầu đã đi ngược lòng dân, đã xa rời thực tại. Tao không chấp nhận tuồng cũ thì làm sao tao có thể chấp nhận đóng vai đào kép mới?

Hồ Hữu Tường nói tới đây, tôi nóng nảy đặt câu hỏi:

-- Như vậy Bác đã dứt khoát từ chối mọi đề nghị của thằng Luyện chưa ?

-- Chưa, tao bảo với nó : "Hãy để tao suy nghĩ vài ngày".

Vài ngày sau đó, liên hệ giữa Hồ Hữu Tường và Luyện vẫn bình thường, vẫn Bác Bác Cháu Cháu. Thế rồi một buổi sáng đầu tuần, nhân viên công an thuộc Sở Công an Thành phố gọi Hồ Hữu Tường lên phòng thẩm vấn. Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, Hồ Hữu Tường trở lại phòng giạm. Chờ cho nhân viên giám thị khoá cửa phòng và đi khuất mắt, Hồ Hữu Tường tiến đến cạnh tôi, nói vừa đủ cho tôi nghe:

-- Sáng nay thằng công an chấp pháp yêu cầu tao trả lời bằng viết mươi câu hỏi ghi sẵn của Sở Công an Thành phố về hồ sơ cá nhân của tạo. Trước khi trả lời mười câu hỏi vừa kể, tao yêu cầu thằng chấp pháp cho tao được nói chuyện riêng của tao. Nó đồng ý. Tao liền kể cho thằng công an này nghe toàn bộ chi tiết câu chuyện giữa thằng Luyện và tao. Tao càng nói, nét mặt của thằng công an chấp pháp càng lộ vẻ kinh ngạc và bối rối. Nói xong, tao hỏi nó nên đối xử như thế nào đối với thằng Luyện. Nó chỉ hỏi tao thêm một số chi tiết về Luyện và tuyệt nhiên không đưa ra bất kỳ đề nghị nào. Sau đó tên công an thẩm vấn bảo tao trả lại nó giấy bút và mười câu hỏi. Nó không còn quan tâm đến mười câu hỏi nữa. Nó ra về.

Quả thực câu chuyện vừa kể đã làm tôi bàng hoàng Tôi nói cho Hồ Hữu Tường nghe về những lo lắng của tôi:

-- Thằng Luyện đã rất nhiều lần dặn Bác tuyệt đối giữ kín những gì nó nói với Bác Nếu bất kỳ tên công an cộng sản nào, không thuộc nhóm Lê Đức Thọ, biết được công tác của Luyện thì tức thời nhóm Thọ sẽ một mặt phủ nhận Luyện, lúc đó Luyện từ tù giả thành tù thật, mặt khác thủ tiêu Hồ Hữu Tường để trả đũa và để nhận chìm câu chuyện. Sáng nay, Bác phản ứng như vậy nhằm mục đích gì?

Hồ Hữu Tường thản nhiên trả lời:

-- Dĩ nhiên là tao nhằm mục đích phá vỡ kế hoạch của Lê Đức Thọ, nếu quả thật thằng Luyện là nguòi của Thọ Phe Thọ trách cứ tao ư? Tao sẽ trả lời rằng, tao là tù, tao phải tôn trọng nội qui phòng tù. Im lặng về vụ Luyện tức là tao vi phạm kỷ luật trại giam. Lê Đức Thọ có tin tao thực tâm tôn trọng kỷ luật hay không, tao chẳng cần biết. Còn tánh mạng của tao ư? Bọn Hà Nội chắc hẳn không ưa gì tao, nhưng đối với chúng nó thì tao là "con gà đẻ trứng vàng". Bộ óc của tao sản sinh ra trứng vàng. Hà Nội đang vô cùng bối rối trước hiện tình quốc nội và quốc tế, ngày nào đó Hà Nội sẽ cần đến ý kiến của tao, giết con gà, Hà Nội sẽ mất trứng vàng Tao chưa thể chết đâu, mày đừng lo!

-- Tại sao Bác lại tin rằng Hà Nội xem ý kiến của Bác là ý kiến vàng?

-- Câu hỏi của mày phải được trả lời rất dài dòng. Tao chỉ nói với mày một cách khái quát rằng: Hiện nay Hà Nội xem tao là một trong vài người hữu hiệu nhất trong vai trò làm gạch nối giữa đám Hà Nội ngu dốt và Thế Giới Tự Dọ Tao còn nhớ, những ngày còn ở tù chung với Lê Duẩn thời Pháp thuộc, có lần tao đã nói với Lê Duẩn rằng: "Trên địa bàn sinh hoạt chính trị của thế giới, anh đừng bao giờ quên rằng mình là người da vàng, và cũng đừng bao giờ quên rằng người da trắng lúc nào cũng canh cánh bên lòng mối ưu tư mà họ gọi là "hoạ da vàng". Á Châu ổn định là một trong các yếu tố trội yếu của thế giới ổn định Á Châu chỉ ổn định chừng nào Á Châu có được thế chân vạc tạo bởi ba khối: Khối Trung Hoa, Khối Ấn Độ và Khối Đông Nam Á. Tôi tin là một lúc nào đó, bằng cách nào đó, Trung Hoa chỉ còn là Hoa Bắc Cộng với Hoa Trụng Hoa Nam sẽ kết hợp với các nước Đông Nam Á tạo thành Liên Bang Đông Nam Á. Trong trường hợp này, Trung Hoa (hiểu theo nghĩa Hoa Bắc + Hoa Trung), Liên Bang Đông Nam Á và Ấn Độ, mỗi khối sẽ có dân số trung bình khoảng 500 triệu, thế chân vạc sẽ ổn cố về kinh tế cũng như về chính trị, quân sự". Lê Duẩn rất chú ý tới ý kiến vừa kể. Hẳn nhiên Lê Duẩn sẽ tìm cách khai thác ý kiến này theo tính toán của người Cộng sạn Phần tao, tao vẫn đi con đường trung lập chế. Nghệ thuật và kỹ thuật cao cấp của chính trị chính là khả năng biến ý đồ của địch thành kế hoạch của ta. Trong tình huống căng thẳng ngoại giao giữa Hoa và iệt như hiện nay, chắc hẳn Lê Duẩn sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn về Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nạm Cuối con đường suy nghĩ này, Lê Duẩn sẽ gặp tao

-- Tôi đồng ý với Bác là có thể Lê Duẩn rất quan tâm đến thế chân vạc của Á Chậu. Tuy nhiên như Bác đã biết, đảng CSVN hiện nay rất phân hoá Lê Duẩn cũng chỉ là một phe bên cạnh nhiều phe khác. Thế nên khi phá vỡ tính chất bí mật của kế hoạch khai sanh ra chính phủ Liên Hiệp, Bác có thể gặp một trong hai trường hợp kể sau:

a/ Phe Lê Đức Thọ sẽ thủ tiêu Bác để bít đầu mối, và để trả đũa Bác đã làm vỡ kế hoạch của họ
b/ Phe chống Lê Đức Thọ sẽ thủ tiêu Bác để phá Lê Đức Thọ. Bác nghĩ như thế nào về sự lo ngại của tôi?

Hồ Hữu Tường im lặng một lúc rồi chậm rãi trả lời:

-- Ý kiến của mày không phải không có căn cứ.Tuy nhiên, ở vào hoàn cảnh của tao, tao không còn cách chọn lựa nào khác hơn là phá vỡ kế hoạch của Thọ, phá vỡ âm mưu "tuồng cũ, đào kép mới".

Nói chuyện với tôi xong, Hồ Hữu Tường trở về chiếu nằm của ông ta. Tôi thấy Hồ Hữu Tường và Phạm Văn Luyện nhỏ to với nhau trong chốc lát. Luyện vốn là người rất thâm trầm, khó mà nhìn thấy cảm nghĩ của Luyện xuất hiện trên nét mặt. Thế nhưng hôm ấy, lần đầu tiên tôi thấy Luyện biến sắc mặt. Những ngày sau đó, Luyện không còn nói chuyện với Hồ Hữu Tường nữa. Luyện mất hẳn vẻ hoạt bát thường lệ. Luyện chỉ nói cho Phong (anh binh nhì nhảy dù) biết là 7 ngày sau anh ta sẽ rời phòng. Cuối cùng Luyện từ giã chúng tôi đúng như lời anh ta đã báo trước. Lúc bấy giờ là trung tuần tháng 12 năm 1978. Cuối tháng 6 năm 1979, công an ra lệnh cho Hồ Hữu Tường ôm vật dụng cá nhân rời khỏi trại Phan Đăng Lưu.

Tháng 8 năm 1979, tại khám Chí Hoà, tôi nghe tù nhân bàn tán với nhau về chuyến xe chở Hồ Hữu Tường từ khám Chí Hoà đi trại lao động đã bị phục kích, một số tù chết, số khác bị thuơng Hồ Hữu Tường bị thương và được mang trở lại bệnh xá của khám Chí Hoà. Những tháng đầu tiên tại khám Chí Hoà, tôi ở cùng phòng với Cao Dao Nguyễn Trần Huyên, người tự nhận là một trong các sáng lập viên của báo Nhân Dân Hà Nội.

Vào dịp Giáng Sinh năm 1979, ông Cao Dao đã được phép gặp Uỷ Ban Ân Xá Quốc Tế cùng với người

con trai của ông ta có mặt trong Uỷ Ban nạy Nhân lần gặp gỡ này, ông Cao Dao có nói lại với bạn tù cùng phòng rằng: Uỷ Ban Ân Xá Quốc Tế đã nhiều lần yêu cầu được gặp Hồ Hữu Tường nhưng công an cứ từ chối, viện cớ Hồ Hữu Tường đang bị bệnh. Đó là tin tức cuối cùng tại khám Chí Hoà về Hồ Hữu Tường.

Đầu năm 1981, vài nguòi tù trong khám Chí Hoà nhận được tin từ những người đi thăm nuôi: Hồ Hữu Tường hấp hối tại trại tù Hàm Tân, đuọc công an cho phép mang về nhà và từ trần tại tư gia.

Tin Hồ Hữu Tường qua đời làm cho tôi vô cùng thắc mắc. Nếu cần chọn một ông già thất tuần khoẻ mạnh nhất, tôi không ngần ngại chọn Hồ Hữu Tường. Hồ Hữu Tường là người có thừa hiểu biết và kinh nghiệm về các phương cách giúp cho người tù bảo vệ sức khoẻ trong điều kiện của lao tù. Vì vậy hơn một năm ở chung phòng với Hồ Hữu Tường, tôi không hề một lần thấy Hồ Hữu Tường bị bệnh, dầu chỉ là hắt hơi hay sổ mũi. Gần như trọn ngày, Hồ Hữu Tường bao giờ cũng ở trần, cũng ngậm gừng tươi trong miệng Trong khoảng từ 1 đến 4 giờ sáng, nếu người nào thức giấc nửa đêm đều thấy Hồ Hữu Tường đầu đội mũ ni che tai, mình mặc bà ba nâu, ngồi đánh cờ tướng một mình: tay phải đánh với tay trái, đêm nào cũng như đêm nào. Mặc dầu ngủ ít theo tuổi già, ban ngày kể cả giờ ngủ trưa rất ít khi người ta thấy Hồ Hữu Tường nằm nghĩ. Người đàn ông có sức khoẻ bền bĩ đó chỉ hai năm sau đã phải từ trần vì lý do "suy nhược toàn diện". Hẳn nhiên, chẳng còn cái chết nào đáng hoài nghi hơn.

Do lòng tôn kính khả năng suy luận của bạn đọc, thay vì đưa ra một kết luận dứt khoát về trường hợp từ trần của Hồ Hữu Tường, bài viết chỉ xin trân trọng trình với bạn đọc một số ghi chú cần thiết như sau:

- Ghi chú một: mọi quan điểm kinh tế, chính trị được bài viết ghi lại đều là quan điểm do Hồ Hữu Tường phát biểu trong bối cảnh quốc nội và quốc tế năm 1978, trước khi xảy ra chiến tranh giữa Hoa Cộng và Việt Cộng

- Ghi chú hai: vào lúc câu chuyện Phạm Văn Luyện xảy ra, bên cạnh Hồ Hữu Tường còn có ông Trương Đình Chư, nguyên chỉ huy trưởng Cảnh sát Đặc biệt Đà Nẵng, hiện có mặt tại Orange County, California, Hoa Kỳ. Vị sĩ quan này đã trực tiếp thấy và nghe tất cả dữ kiện bên trong và chung quanh hoạt động của Phạm Văn Luyện. Đề cập đến nhân chứng sĩ quan cảnh sát như vừa kể, bài viết có hàm ý biểu lộ thái độ triệt để nghiêm túc và tôn kính đối với bạn đọc trong mục tiêu trình bày sự thật

- Ghi chú ba: bình luận để lượng giá toàn bộ cuộc đời hoạt động chính trị của Hồ Hữu Tường không là chủ đích của bài viết này. Bài viết chỉ nhằm diễn tả thật rõ và thật trung thực thái độ phản kháng của Hồ Hữu Tường đối với thủ đoạn "tuồng cũ, đào kép mới" của Cộng sản Việt Nam. Thái độ phản kháng này ngày nay đã trở thành một loại chúc ngôn có tác dụng lưu ý hậu thế. Lưu ý rằng: Mặc dầu Hoa Cộng và Việt Cộng chẳng thể nào trở lại thời kỳ nồng ấm của hình ảnh "núi liền núi, sông liền sông môi hở răng lạnh" nữa. Thế nhưng trước thảm cảnh tan vỡ của Cộng sản Thế giới, hai đảng Cộng sản Á Châu này buộc lòng phải liên kết với nhau để tồn tại. Không còn nghi ngờ gì nữa: chủ nghĩa Marx ngày càng để lộ tính thô thiển và bất lực, thay vì theo chân các nước cộng sản Đông Âu, CSVN lại biến hình thành một loại băng đảng hình sự: họ không ngần ngại đặt lợi lộc của băng đảng lên trên quyền lợi của dân tộc. Để thực hiện âm mưu vừa kể, một mặt CSVN tiếp tục đưa đẩy "tuồng cũ, đào kép mới" để mê hoặc những người nhẹ dạ. Mặt khác CSVN sẵn sàng áp dụng biện pháp Thiên An Môn trong trường hợp quyền thống trị bị lâm nguy. Rất có thể chính CSVN sẽ xử dụng những tay chân của họ trong việc tạo ra "trường hợp quyền thống trị bị lâm nguy" để có cơ hội biểu dương một Thiên An Môn Việt Nam nhằm khủng bố nhân dân trước khi nhân dân có điều kiện nổi dậy.

Chính phủ liên hiệp là gì? Hoà hợp hoà giải là gì? Dân chủ hoá là gì? cởi trói văn nghệ là gì? Kinh tế thị trường tự do là gì ? Nếu người chết có thể nói, Hồ Hữu Tường 

Friday, January 28, 2022

 Tiêu diệt chốt cầu 20 trên tỉnh lộ 8B

- 03 tháng 11, 2021 - 21:43

Từ trận đánh đồn Đạo Trung 31-1-1974…


http://cuuchienbinh.vn/tieu-diet-chot-cau-20-tren-tinh-lo-8b/


Từ sau khi quân ta tiến công và giải phóng Bù Bông ngày 4-11-1973, đoạn quốc lộ 14 từ Đắk Song đến Kiến Đức ta làm chủ hoàn toàn; do vậy việc đi lại từ Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk về thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Quảng Đức, địch chỉ dựa vào tỉnh lộ 8B. Đường 8B trở thành huyết mạch sống còn của địch. Và đồn Đạo Trung, trấn giữa đoạn đường từ Đắk Song về Gia Nghĩa, là “cái gai” đầu tiên ta phải nhổ.


Đồn Đạo Trung nay thuộc xã Nam BRang, huyện Đắk Song, là một chốt nằm cạnh cua hình chữ U sát tỉnh lộ 8B về phía đông, gần thị trấn Đức An tính từ Đắk Song đi Gia Nghĩa, cách ngã ba Thuận Hạnh nơi tiếp giáp giữa hai tỉnh lộ 8B gặp quốc 14 chừng 8km, cách cầu 20 khoảng 4km.


Đồn Đạo Trung cao gần như nhất khu vực, về hướng tây có thể nhìn tới tận Bù Bông, còn hướng đông có thể khống chế các hoạt động trên dãy núi Nam Nung - nơi đặt các cơ quan giải phóng tỉnh Quảng Đức. Do chốt đặt ở khúc đường cua nên phía bắc địch nhìn thấy rất rõ mọi hoạt động của ta. Còn về hướng nam cũng dễ dàng phát hiện mọi thứ trong tầm mắt, địa hình phức tạp dễ thủ, khó công vì ba mặt dốc đường, hướng đông nam hơi thoai thoải, nhưng muốn đánh được thì quân ta phải vượt qua tỉnh lộ 8B, với đội hình đông người rất khó triển khai.


Bố trí của địch ở đây là Tiểu đoàn bảo an số 259 gồm 83 quân, chốt rải rác ở các quả đồi lân cận. Đồn Đạo Trung có một trung đội pháo binh trang bị hai khẩu 105 ly, một khẩu ĐK57, một khẩu cối 81. Bao bọc quanh đồn có 3 hàng rào đơn, 1 hàng rào mái nhà hẹp; giao thông hào chạy quanh chốt... Từ năm 1969, địch đã học được cách chống đặc công của ta nên chúng làm nhiều lô cốt giả, cần ăng-ten giả. Vào ban đêm, chúng bí mật kéo thêm một hàng rào đơn cắt ngang quả đồi giữa lô cốt giả và lô cốt thật, nếu điều nghiên không kỹ, khi ta đã cắt hết các hàng rào bên ngoài mà tấn công vào sẽ bất ngờ gặp hàng rào ban đêm chúng mới kéo ra; khi đó bộ đội sẽ bị kẹt ở giữa.


Muốn cô lập được thị xã Gia Nghĩa, Đắk Song, Đức Lập, quân ta phải tiêu diệt được Đạo Trung. Diệt được Đạo Trung sẽ hạn chế được rất nhiều việc địch bắn phá và đưa quân càn quét vùng giải phóng, nhất là khu vực núi Nam  Nung …


Đầu tháng 1-1974, Trung đoàn đặc công 429 cùng trinh sát Trung đoàn 271 ba lần đi trinh sát điều nghiên thực địa, vào chốt  kiểm tra kỹ cách bố phòng của địch; sau đó đắp sa bàn hướng dẫn các mũi tiềm nhập tấn công; ban ngày trinh sát đặc công đặt đài theo dõi các hoạt động của địch bên trong chốt.


Đêm 31-1, rạng sáng ngày 1-2-1974, Tiểu đoàn 14 Trung đoàn 429 đặc công và Tiểu đòn 4 Trung đoàn 271 bộ binh phối hợp tiến công đồn Đạo Trung, nhưng do bị lộ ngay trên đường tiềm nhập, các mũi tiến công không phát triển theo kế hoạch. Mặc dù các chiến sĩ của 2 tiểu đoàn chiến đấu rất kiên cường, dũng cảm xung phong, nhưng trận đánh không thành công. 39 cán bộ, chiến sĩ của hai đơn vị đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trận.


…Đến chiến thắng chốt cầu 20 ngày 18-9-1974


Cuối tháng 6-1974, các đơn vị của Trung đoàn 271 thay nhau chốt các cao điểm để bảo vệ hành lang đường 14 đoạn Đắk Song - Kiến Đức. Riêng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 271  được điều về phía đông Bù Bông để huấn luyện và làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu của Trung đoàn.


Đầu tháng 8-1974, Trung đoàn 271 giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 2 đi điều nghiên các vị trí địch trên tỉnh lộ 8B (đoạn từ Đạo Trung đi Gia Nghĩa), để tổ chức một số trận địa phục kích nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.


Từ Bù Bông cắt về đường 8B khá xa. Rừng núi điệp trùng, bộ đội phải đi một ngày mới tới. Tiểu đoàn 2 cũng không dự kiến đánh đồn Đạo Trung, vì biết rằng sau bị tập kích ngày 31-1-1974 địch đã tăng cường bố phòng và cảnh giác cao độ.Tiểu đoàn cử nhiều đoàn cán bộ, trinh sát, điều nghiên bám nắm địch và tổ chức đặt đài quan sát để theo dõi địch trên tỉnh lộ 8B cả ngày lẫn đêm, nắm cho được quy luật hoạt động của địch. Tuy vậy chỉ phát hiện được từng tốp lính khi đi bộ, khi có xe chở đi tuần tiễu. Thỉnh thoảng mới có một xe quân sự chở hàng. Nói chung địch hoạt động không có quy luật.


Địa hình phức tạp nên tổ chức trận địa mai phục cũng gặp nhiều khó khăn Trong khi ta đang tìm chỗ phục, thì bất ngờ từ đài quan sát, anh em phát hiện một đại đội địch được mấy chiếc xe GMC chở đến. Sau đó, chúng hành quân lên một quả đồi trọc sát mép đường, đào hầm, xây dựng trận địa chốt để bảo vệ cầu 20 trên tỉnh lộ 8B. Tiểu đoàn 2 quyết định chọn chốt này làm mục tiêu tiến công.



Chốt cầu 20 nằm ở phía nam đồn Đạo Trung, nằm sát cầu 20, phía tây tỉnh lộ 8B, cách đồn Đạo Trung khoảng 3km theo đường chim bay, khoảng 4km theo đường 8B. Chốt do một đại đội quân ngụy Sài Gòn hành quân dã chiến chiếm giữ. Chốt được rào bằng gỗ và có một hàng rào dây thép gai phía trong. Địch đã xây dựng hầm hào công sự, nhưng chưa xây dựng kiên cố. Địch còn ở trong nhà che bằng ni lông.


Chốt cầu 20 từ khi địch đóng quân đã được Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 271 giám sát hằng ngày và tổ chức trinh sát nhiều lần, sau đó lên sơ đồ tác chiến thông qua chỉ huy Trung đoàn. Lực lượng tác chiến của ta chủ yếu là Tiểu đoàn 2 được tăng cường 2 đại đội phối thuộc là Đại đội cối 16, Đại đội công binh 19 và 2 khẩu đội ĐKZ 82 của Đại đội 17. Tiểu đoàn phân công như sau: Đại đội 3 làm chủ công, trực tiếp sử dụng 2 khẩu đội ĐKZ 82 phối thuộc, đánh từ trên đỉnh đồi xuống, Đại đội 1 đánh hướng bên trái, từ sườn đồi vào, Đại đội 2 để 2 trung đội làm dự bị cho Tiểu đoàn, cho 1 trung đội chốt chặn, phục kích đánh địch từ hướng đồn Đạo Trung xuống chi viện cho chốt cầu 20. Đại đội 19 của Trung đoàn tăng cường chốt chặn, phục kích sẵn sàng đánh địch từ hướng Gia Nghĩa lên. Không sử dụng pháo cối chi viện cho đơn vị đánh chốt cầu 20, mà Tiểu đoàn dùng cả 2 đại đội hỏa lực là Đại đội 4 của tiểu đoàn và Đại đội cối 16 của Trung đoàn tăng cường để tập kích và kiềm chế pháo từ đồn Đạo Trung. Pháo mặt trận sẽ kiềm chế pháo từ trận địa địch ở núi Lửa.


Đêm 17-9-1974, Tiểu đoàn 2 vào chiếm lĩnh trận địa. Trong quá trình tiềm nhập, hướng Đại đội 3 có đồng chí Lê Thanh Hải, trinh sát Đại đội 21 dẫn đường đạp phải mìn, hy sinh, nhưng đơn vị tiếp tục chiếm lĩnh trận địa. Ban đầu, địch có nghi ngờ nhưng có lẽ nghĩ là thú rừng đạp mìn và không dám đi kiểm tra, nên quân ta vẫn giữ được bí mật.


Khoảng 5 giờ sáng ngày 18-9-1974, Tiểu đoàn 2 nổ súng tấn công. Mặc dù quân địch chống trả điên cuồng, chúng tập trung bắn trả cả vào 2 hướng cửa mở của quân ta; mìn ĐH.10 không quét được hàng rào gỗ, nhưng các chiến sĩ ta vẫn dũng mãnh xông lên đột kích từ 2 hướng như đã phân công. Bộ đội kiên trì hạ từng hỏa điểm địch bằng B.40, B.41 hoặc lựu đạn, thủ pháo. Lần lượt chiếm từng đoạn công sự… Ở mũi Đại đôi 3, khẩu đội ĐKZ của Đại đội 17 phối thuộc do đồng chí Nguyễn Hoàng Phương - sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội làm Khẩu đội trưởng đã phát huy uy lực, bắn liên tiếp gần chục viên đạn, xóa sổ nhiều ổ đề kháng của địch. Sau trận này Phương được đơn vị đề nghị khen thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.


Sau 20 phút chiến đấu, Tiểu đoàn 2 làm chủ trận địa. Toàn bộ đại đội địch 91 tên, một số bị tiêu diệt, số bị thương, 6 tên bị bắt sống, không một tên nào chạy thoát. Lính địch bị thương được quân ta băng bó rồi phóng thích tại trận địa.


Chốt bảo an cấp tiểu đội của địch ở ngay đầu cầu bị Đại đội 2 diệt ngay khi Tiểu đoàn 2 nổ súng tấn công Chốt Cầu 20.


Cùng lúc Tiểu đoàn 2 nổ súng tiến công chốt cầu 20. Đạn cối của Đại đội 4, Tiểu đoàn 2 và Đại đội 16 phối thuộc đồng loạt bắn chế áp pháo địch ở đồn Đạo Trung. Sau này ta được biết, tên sĩ quan chỉ huy pháo binh đồn Đạo Trung bị chết ngay từ loạt đạn đầu và do cối ta bắn cấp tập, chính xác nên pháo cối của đồn Đạo Trung hầu như không chi viện được gì cho bọn địch ở chốt cầu 20.


Một lực lượng bộ binh địch từ đồn Đạo Trung cơ động lên định chi viện cho chốt cầu 20 đã bị Đại đội 19 phục kích đánh phải tháo chạy.


Sau khi quân ta rút khỏi chốt cầu 20, Đại đội 2 triển khai bố trí đội hình dọc bìa rừng chân chốt. Mất chốt, địch dùng pháo các loại bắn dữ dội nhiều đợt vào gần khu vức chốt của Đại đội 2. Địch cho 2 xe tăng và đổ quân đến để giải vây, nhưng xe tăng địch không dám vượt cầu, vì sợ ta gài mìn. Chập choạng tối, địch cho quân cắt bìa rừng đánh tập kích vào khu vực chốt của Đại đội 2, nhưng bị nổ súng đánh trả quyêt liệt, địch không lên được phải rút lui. Ngay đêm đó vì trận địa chốt bị lộ, để bảo toàn lực lượng, Đại đội 2 được lệnh rút về tuyến sau để củng cố.


Bên ta, 10 đồng chí hy sinh trong trận đánh chốt cầu 20, gồm 5 đồng chí Đại đội 2 hy sinh trong trận đánh (Trần Văn Thắng, Nguyễn Huy Mão, Lê Sĩ Mão, Trần Văn Chuyên, Nguyễn Hữu Tư), 1 đồng chí hy sinh khi đi trinh sát (Nguyễn Thế Cải hy sinh ngày 3-9). Bốn đồng chí nữa của các đơn vị khác trong Trung đoàn hy sinh ở khu vực Đạo Trung là: Trịnh Xuân Lâm (Đại đội 19), Lê Thanh Hải (Đại đội 21), Phan Văn Thành (Đại đội 16) và Nguyễn Đình Vận (Đại đội 17).


Như thế, ngày 18-9-1974, Tiểu đoàn 2 tiến công chốt cầu 20 và chiến thắng giòn giã; đồng thời dùng cối tập kích đồn Đạo Trung, gây cho địch nhiều tổn thất, không dám cho quân ứng cứu chốt cầu 20.


Xuân Tảo, Hà Nội, ngày 19-8-2021


Chu Đức Tính - CCB Trung đoàn 271

Tuesday, January 25, 2022

 Tháng Ba Định Mệnh - Võ Đức Nhuận (hoiquanphidung.com)

 Jack Ma Yun[a

JACK = 1132 = 7

MA = 41 = 4

YUN = 165 = 12 = 3

 An Lao Valley Incident

by

Duane Vincent

145th Avn Plt CE

Date of Incident: Saturday, January 29, 1966

Binh Dinh Province, South Vietnam

Early stages of Operation “Masher”

The 145th Airlift Platoon had been working for several days out of Bong Son Special Forces (SF) Camp in support of Project Delta which was conducting Recon missions in the An Lao Valley.  I was the Crew Chief of a troop carrying “slick”, tail number 62045, call sign “Mardi Gras 6”.  The gunner was a Californian named Russell Issacs.  Nine of the ten helicopters in the Platoon were on the mission, six slicks, two gunships, and a “Hog,” while our tenth helicopter was back at our home base in Nha Trang undergoing maintenance.  Our mission, as I understood it, was to quietly insert the Delta teams into the valley, provide air cover with our gunships, and pick them up on demand.  Delta was to locate a large VC/NVA force in the valley then a Brigade of the 1st Cavalry Division, which was operating nearby in the Bong Son plain, would come in immediately, and destroy them.


The Delta teams in the valley were compromised almost from the start and I got an Air Medal for Valor for a ladder drop and covering fire during a five-man pickup on the side of a ridge on January 28th.  On the morning of January 29th, most of the Platoon was out flying Direct Support or Combat Assault missions in or around the An Lao valley.  Major Kevin Murphy, the Platoon Commander had gone off to the SF Camp to meet with Major Charlie Beckwith and other Delta operations staff.  045 was parked nearby in an adjacent graveyard where we had bivouacked the last few nights and Issacs and I were doing routine maintenance on the ship and our weapons.  All of a sudden, Major Murphy came running out and told us to “saddle up.”  One of the Recon teams was in contact and needed immediate pickup.  Major Beckwith arrived with three other Delta people (a First Sergeant, a radioman, and another Officer, I believe).  We immediately started the engine and Major Murphy got into radio contact with the rest of the Platoon.  They had either just landed or were on their way back to refuel and rearm at the camp airstrip and could not join up with us right away.  A quick decision was made for 045 to leave immediately in advance of the rest of the Platoon and to quickly locate the team.  We would then act as the Command & Control aircraft while the others made the pickup and delivered any required aerial gun support.  We took off with a crew of four (Aircraft Commander was Major Murphy, Co-pilot was CWO Southwell, Issacs and myself) and the four Delta members.


The weather was awful.  At that point it was cold, there was low cloud cover with a ceiling below 1,000 feet, and rain was falling.  I think that the best description of weather of that kind was in a Boston Publishing Co. book called “The Vietnam Experience/A Contagion of War.”  It noted “that a season of “crachin,” which is French for “spit” was prevalent in the area.  It described “crachin” as “A constant drizzle that could lighten to a mist or fall more heavily, crachin drifted down from slate gray clouds seldom higher than 3,000 feet.  Visibility usually extended no more than three miles.  In the early morning hours, low stratus clouds dropped below a 1,000 foot ceiling, and the fog that resulted lifted slowly, dissipating by middle-to-late morning.  Frequently, the fog persisted in the valleys, obscuring mountain ridges and peaks and creating perilous flying conditions.”


Since the ceiling was so low, we flew at an altitude of approximately 300 to 400 feet over the area just outside the SF camp and then over some farms, picking up speed as we flew.  Sitting in the open cargo door (pilot’s side), I was wearing my field jacket under my flak jacket and chicken plate and I had the visor down on my helmet in an attempt to stay warm and shield myself from the rain.  Each drop of rain that hit you hurt.  Even with this protection, the rain was still impacting on my hands and chin while water ran down my helmet visor, my neck, and inside my jacket.  The visibility was not good, but I could see fairly well along the ground from that altitude.  Few people were in view, but those I could see looked like farmers on their way somewhere.  Not far from the Bong Son airfield and before we had gotten to the narrow part of the valley, we suddenly broke into the open over some rice paddies.  Our altitude was still only a few hundred feet and in front of us and slightly to the left was a paddy dike lined with tall palm trees with another dike off to the far left.  I saw no people.


Almost immediately, I heard the sharp, sub-sonic cracking of small arms and automatic weapons and I realized that we were taking fire from the tree line along the paddy dike that we were flying towards at about a 30-degree angle (my side of the helicopter).  I started to deliver some suppressive fire from my M-60 into the tree line, working from the right to the left.  Major Beckwith, who was sitting next to me, began firing his M-16 over my right shoulder and the First Sergeant, who was sitting on the floor in front of me, also began firing.  I was leaning forward in my seat, holding the 60 with both hands, my right elbow resting on my right knee and my left hand under the weapon to steady it as I fired.  I only got off about 20 or 30 rounds when WHAM!  I had my right hand literally blown off the M-60's pistol grip and felt an almost equal impact on my right thigh.  The world seemed full of red dots while the pain was beyond my powers of description.  At that moment, time seemed to slip into slow motion.


I looked down at my hand and I could see smoke coming out of the hole in the top.  I glanced at Beckwith and I could immediately tell that he had a gut wound and was hurt much worse than I was.  I then looked up at the First Sergeant and the look of absolute total surprise on his face; combined with the red spots all over his face and head made me start laughing, more in pain than in mirth.  I held out my arm to him because I wanted him to stop the bleeding.  I’m sure that he had no idea why I was doing this, but eventually he clamped down on my arm and slowed the blood loss.


It then began to get confusing for me.  There was a lot of smoke and confusion in the helicopter and a very active radio net assessing the situation.  I thought that Southwell got hit in the butt with shrapnel when something came up through the floor, but I'm not exactly sure what happened after I was hit.  The helicopter was shaking furiously as we continued on, banking somewhat to the right. I could hear Isaac’s M-60 working and the pain in my hand and the fear of getting hit again or worse yet crashing, made me decide to keep at it.  I took my weapon in my left hand and starting firing again, one-handed, toward the base of the treeline, which was now very close to us.  As we banked over the tree line along the paddy dike, I could see people in uniform tracking us with their weapons.  All of us were firing furiously, aiming at anything that moved.  Beckwith was half lying on the seat and in a lot more pain than I was, and I could hear his staff telling him to hold on.  The SF Officer told him, “Hold on Boss, you’re hit pretty bad.  We’re going to have to get you back.”   He then got on the radio and he and Major Murphy decided to abort and go directly back to the SF compound.


The fight seemed to last a very long time but I’m sure that it was only seconds.  We flew back to Bong Son and landed just outside the perimeter wire of the SF camp.  They unloaded Beckwith, and Issacs came over to my side of the helicopter and held me up, putting my left arm over his shoulders.  He carried me over to the narrow path leading through the wire where we encountered a journalist who was blocking the way.  Russell starting yelling at him to get out of the way, but the guy was just standing there with his mouth open, fumbling at his camera equipment, trying to get it out and take a picture, I guess.  When we got to him, Russell shoved him over the roll of barbed wire, where he landed on his back on top of more wire and fell to the ground.  I don’t think that he ever said a word to us.


Issacs then took me into the aid station and stayed with me for a bit while a medic gave me some morphine.  Things began to get hazy for me and I remember that they were working furiously on Beckwith.  After a while I heard Major Murphy start yelling.  It sounded like he was getting really angry because they were not working on me, and the Dustoff chopper was not there yet.  I also remember someone trying to calm him down.  Eventually, a medivac chopper picked me up and took me to the Hospital in Qui Nhon.


When I woke up from my surgery, Col. McKean, the Commander of 5th SF, was sitting on the bed next to mine while members of his staff circled in the background.  I was pretty groggy but what I remember of the conversation was that the 145th had done a good job and recovered the survivors of the team that we were after.  Overall casualties among the teams inserted into the valley were heavy but that they had found a large number of VC and that McKean had requested that a B-52 strike take place before the enemy had time to flee.  When I asked him where the backup we were promised was, he told me that the 1st Cavalry was unable to carry out their end of the mission because they were bogged down in a fight elsewhere.  I also remember asking him about certain Delta members and expressing a great deal of anger over taking these kinds of casualties to find an enemy who was then allowed to get away.


Later on, I decided that I really appreciated his visit.  He made me feel like I had contributed to an important mission and that I had the respect of people that I thought of as among the bravest people that I had ever met.  It was also the only time in that war that anyone ever took the time to give me an explanation of how our efforts fit into the larger campaign picture and why it was worth it.


To this day, I still do not know what I was hit with!  In the hospital, Russell Issacs told me that it was a .30 caliber armor piercing round and that it had been given to Beckwith.  Since Beckwith was sitting right behind me, firing over my shoulder and the round went through my hand and then nicked my right leg, it had to have been the same round that hit him in the stomach.  We were both hit at exactly the same time and in his book, Charlie said that he was hit with a .51 caliber round.  The round made an M-16 size hole in the back of my hand and larger exit wound in my wrist.  If it was a .51 caliber, then it seems like I should have lost my entire hand.


Even though it has been a while since this incident, I still think about it often.  I spent a year at Madigan Army Hospital in Tacoma, Washington getting my hand repaired.  I then went back to college, graduated, went to work, got married and had kids.  Life has been good for me, but every day I remember the men I served with in the 145th Airlift Platoon.


Reconstructed from 35 year-old memories

By former PFC Duane D. Vincent

November 19, 2000

Friday, January 21, 2022

Remembering The 'Nam

DSCN0495


HÃY NHỚ VIỆT NAM.

"Ngày lễ Giáng Sinh 1969 tại trại LLĐB Bu Prang bị bao vây tại cao nguyên trung phần của Nam Việt Nam. Lợi dụng lúc Cộng quân ngưng pháo kích, một đại tá và nữ nhân viên của Hội Hồng Thập Mỹ (Doughnut dollies of the Red Cross) đến thăm binh sĩ. Những người lính của pháo đội TĐ 2/17 Pháo binh, thuộc lực lượng 1 Dã chiến Mỹ đã thấy trẻ em Thượng bị thương trong trại và chỉ huy của họ, đại úy Coleman chết. Đại úy đã thăm họ một ngày trước đó và mang tiền lương của họ (dù ko phải việc của ông) đã bị trúng đạn và trung sĩ của họ đã bị mất chân vì pháo. Trước khi trực thăng tới, đại úy Coleman đã chết trong tay của hiệu thính viên pháo đội. Hơn 1.400 viên đã rớt bên trong hàng rào phòng thủ của trại.Trong thời gian bị bao vây, các pháo thủ vẫn ra khỏi các hầm trú ẩn hay bunker để bắn đại bác vào các đồi chung quanh. Họ ko bao giờ bị tràn ngập.

Ảnh giữa: Pháo đội C và các nữ nhân viên Hồng Thập Tự.

Ảnh cuối: Các pháo thủ ở trại Bu Prang, đã uống rượu sau khi ăn gà tây Giáng Sinh. Họ đã hãnh diện,"Chúng tôi bắn như điên,"nhưng ko vui về việc được truyền thông khen ngợi hay không. Vì lúc đó, báo chí Mỹ quan tâm về Thảm sát Mỹ Lai, hơn là cả trăm câu chuyện về dũng cảm và danh dự của lính Mỹ. (Tôi đã đăng chuyện này cho tờ Saigon Post*, vì các chủ báo ko quan tâm). Pháo đội C cũng nói với tôi rằng các người lính LLĐB Mỹ, dù ở trong hầm suốt thời gian Bắc quân pháo kích, nhưng đều được giấy khen cho từng người, trong khi họ phải ra ngoài để điều khiển đại bác, lại chỉ được giấy khen tập thể. Và tôi đã biết chắc chắn rằng, người CS đang thắng Cuộc Chiến Truyền Thông và người Mỹ đang thua. Nhưng phải chờ sáu năm sau đó, khi Sài Gòn Sụp Đổ, trong lúc làm tin cho hãng CBS News sau khi các nhân viên của hãng đã bỏ chạy do sợ tắm máu như đồn đải, tôi đã cái nhìn sâu sắc ko thể quên của luật chơi này. Và Walter Cronkite, "phát thanh viên truyền hình được tin tưởng nhứt nước mỹ,"đã ko bao giờ làm chuyện đó. 

* Đây là tờ báo Anh ngữ phát hành tại SG vào lúc đó. 

Ảnh và bài của phóng viên chiến trường Dan Cameron Rodill.

https://gringoman.typepad.com/usa/2009/05/remembering-the-nam.html 

==========================

(fotos copyright dan cameron rodill)

Christmas Day, 1969 at beseiged Special Forces Camp Bu Prang in the central highlands of South Vietnam(the 'Nam, as the 'grunts' of US Infantry called it,) With a lull in a month of intense Communist shelling, a Colonel and two Doughnut Dollies from the Red Cross arrived by helicopter to greet the soldiers. These  'Redlegs' of  Charley Battery, 2/17th Artillery, First Field Forces  had seen Montagnard children wounded in camp and their own XO (Executive Officer). Captain Coleman killed.  The Captain had visited them  one day with their pay (although he didn't have to)  was hit and his Sergent's leg blown off. Before he could be medevaced,  Captain Coleman died in the arms of Charley Battery's radio man. Over 1400 shells had landed inside  Camp Bu Prang's barbed wire perimeter. During that period the young Redlegs never failed to come out of their bunkers, man the big guns and pour fire back into those surrounding hills. They were never overrun.

MIDDLE FOTO   Charley Battery and the Donut Dollies

BOTTOM FOTO. Gunners at Camp Bu Prang, enjoying some liquid refreshment after their Christmas turkey dinner etc. They were proud, "We shell like hell," but not happy about the recognition they would or would not get. It was not just that the US media at this time was far more interested in a story of American disgrace, the My Lai Massacre, than in a hundred stories of American valor and honor (I covered this story for the Saigon Post, as US editors were not interested.) Charley Battery also claimed to me that the Army would pin individual citations on the Special Forces who remained inside their bunkers during the heavy North Vietnamese bombardments, while giving the 'Redlegs' who came out and manned the guns only a group citation. What I knew for sure, despite leaning to liberal politics at the time, was that the Communists were winning the Media War and Americans were losing it. But it wasn't until almost six years later, during the Fall of Saigon, covering for CBS News after its entire staff fled in the panic of a rumored bloodbath, that I got unforgettable insight into the rules of the game. And Walter Cronkite, "America's most trusted broadcaster," was never going to broadcast it.



DSCN0454

DSCN0456

Sunday, January 16, 2022

 1/ Nguyễn Mai Anh Tùng sanh 22 tháng 12 năm 1995 là con trai lớn của con đó Chú..

NGUYỄN = 7

MAI = 411 = 6

ANH = 155 = 11 = giữ nguyên

TÙNG = 4653 = 18 = 9

Cộng lại: 7 6 11 9 = 33 = rất may mắn. Sau đây là ý nghĩa.

"Số này không có ý nghĩa riêng của nó, nhưng ngoài việc mang đến sự tác động/ảnh huởng của số 24 (một số rất may mắn.-- người dịch) – còn có ma lực (magic) của tình yêu, mức độ/kích cở (extent) của sự độc đáo và sáng tạo, và những hứa hẹn của thành công sau cùng (eventual) về tài chính thì sâu rộng hơn (deepened and increased) số 24. Do có số 3 kép, nguời có tên bằng 33 thì may mắn hơn trong mọi mặt (every way) khi dính dáng tới việc hùn hạp hay làm ăn hài hòa ở dạng nào đó với nguời khác phái, điều này áp dụng trong nghề nghiệp cũng như những quan hệ lãng mạn và hôn nhân. Đây là số huởng NGHIỆP QUẢ TỐT TỪ KIẾP TRƯỚC. Nguời mang số 33 đuợc khuyên không nên lạm dụng sự may mắn gây kinh ngạc (astounding luck) này sẽ đến với họ vào một lúc nào đó (sometime) trong cuộc đời khi họ để sự may mắn này làm cho họ luời biếng, tin tuởng quá mức, và cảm giác tự tôn (superiority). Khi tinh thần hài huớc và khiêm tốn (humility) thật sự đi cùng với tác động của số 33, thì số này sẽ là số may mắn một cách kỳ lạ (wonderfully)"./.

Dịch từ trang 206 của sách Linda Goodman's Star Signs.

2/ NGUYỄN MAI ANH TÚ sanh ngày 15/12/2004.

NGUYỄN = 7

MAI = 6

ANH = 11 = giữ nguyên

TÚ = 46 = 10 = 1

Cộng lại: 7 6 11 1 = 25. Sau đây là ý nghĩa của số này.


Enter

Mai